Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Đặc điểm sinh học của bọ nhảy (phyllotreta striolata fabricius ) hại rau họ hoa thập tự và sử dụng chế phẩm metavina phòng trừ chúng vụ xuân, hè 2012 tại xã thọ lộc huyện phúc thọ, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.49 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------------------

KHUẤT HOÀNG HÙNG

ðẶC ðIỂM SINH HỌC CỦA BỌ NHẢY
(Phyllotreta striolata Fabricius.) HẠI RAU HỌ HOA THẬP TỰ
VÀ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM METAVINA PHÒNG TRỪ
CHÚNG VỤ XUÂN - HÈ 2012, TẠI XÃ THỌ LỘC,
HUYỆN PHÚC THỌ, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành

: BẢO VỆ THỰC VẬT

Mã số

: 60.62.10

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. NGƯT HÀ QUANG HÙNG
2. TS. TRỊNH VĂN HẠNH

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ðOAN
- Tôi xin cam ñoan rằng, ñây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi
trực tiếp thực hiện trong vụ Xuân - Hè năm 2012, dưới sự hướng dẫn của


GS.TS.NGƯT Hà Quang Hùng và TS Trịnh Văn Hạnh. Số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là trung thực chưa ñược sử dụng trong một
luận văn nào ở trong và ngoài nước.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñã ñược chỉ
rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

KHUẤT HOÀNG HÙNG

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS.NGƯT Hà
Quang Hùng và TS Trịnh Văn Hạnh, người ñã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo,
tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện ñề tài cũng như
trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Viện ñào tạo sau ðại học,
Khoa Nông học, ñặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Côn trùng trường ðại
học Nông Nghiệp Hà Nôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, ñồng nghiệp và người thân ñã
tạo ñiều kiện giúp ñỡ, ñộng viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn này.
Một lần nữa cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến tất cả các
thành viên với sự giúp ñỡ quý báu này.
Tác giả luận văn


KHUẤT HOÀNG HÙNG

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình


ix

I.

MỞ ðẦU

1

1.1. ðặt vấn ñề

1

1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài

3

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

4

2.

5

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của ñề tài

5


2.2. Những nghiên cứu về nấm Metarhizium anisopliae và chế phẩm
Metavina

6

2.3. Tình hình nghiên cứu sâu hại họ hoa thập tự trên thế giới

12

2.4

Tình hình nghiên cứu sâu hại họ hoa thập tự trong nước

23

3.

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

31

3.1. ðối tượng nghiên cứu

31

3.2

ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu


31

3.3

Vật liệu, dụng cụ nghiên cứu

31

3.4. Nội dung nghiên cứu

32

3.5. Phương pháp nghiên cứu

32

3.6. Phương pháp tính toán xử lý số liệu

41

4.

43

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thành phần sâu hại và thiên ñịch trên rau họ hoa thập tự tại xã Thọ
Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội vụ Xuân - Hè 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


43
iii


4.1.1. Thành phần sâu hại và mức ñộ phổ biến của chúng trên rau họ
hoa thập tự tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nộivụ Xuân - Hè
2012

43

4.1.2. Thành phần và mức ñộ phổ biến các loài thiên ñịch của sâu hại
rau họ hoa thập tự tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nộitại vụ
Xuân - Hè 2012

48

4.2. Thành phần cây ký chủ của bọ nhảy P.striolata tại xã Thọ Lộc,
huyện Phúc Thọ, Hà Nộivụ ñông năm 2011 và vụ Xuân - Hè năm
2012

54

4.3. Diễn biến mật ñộ bọ nhảy P.striolata trên một số cây kí chủ thuộc
họ hoa thập tự

58

4.4. Một số ñặc ñiểm hình thái học và sinh học của bọ nhảy P.
striolata


61

4.4.1. ðặc ñiểm hình thái của bọ nhảy P. striolata

61

4.4.2. ðặc ñiểm sinh học của bọ nhảy P. striolata

66

4.5. Sự phân bố của sâu non và nhộng bọ nhảy ở trong ñất trồng các
giống cải xanh, cải ngọt, cải củ.

71

4.5.1. Sự phân bố của sâu non và nhộng bọ nhảy trong ñất trồng cải
ngọt sau gieo trồng 35 ngày

71

4.5.2. Sự phân bố của sâu non và nhộng bọ nhảy trong ñất trồng cải
xanh sau gieo trồng 35 ngày.

73

4.5.3. Sự phân bố của sâu non và nhộng bọ nhảy trong ñất trồng cải củ
sau gieo trồng 35 ngày.

76


4.6. ðánh giá hiệu lực phòng trừ bọ nhảy sọc cong (P. striolata) của
các chế phẩm Metavina trong ñiều kiện phòng thí nghiệm

78

4.6.1. ðánh giá hiệu lực phòng trừ ñối với sâu non bọ nhảy sọc cong (P.
striolata) của các chế phẩm Metavina trong phòng thí nghiệm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

78

iv


4.6.2. ðánh giá hiệu lực phòng trừ ñối với nhộng bọ nhảy sọc cong (P.
striolata) của các chế phẩm Metavina trong phòng thí nghiệm

80

4.6.3. ðánh giá hiệu lực phòng trừ ñối với trưởng thành bọ nhảy sọc
cong (P. striolata) của các chế phẩm Metavina trong phòng thí
nghiệm

81

4.7. ðánh giá hiệu lực phòng trừ bọ nhảy sọc cong (P. striolata) của
chế phẩm Metavina 10DP và hai loại thuốc hóa học trong ñiều
kiện ngoài ñồng ruộng tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội
vụ Xuân - Hè 2012


83

4.7.1. ðánh giá hiệu quả phòng trừ sâu non bọ nhảy (P. striolata) ngoài
ñồng ruộng của chế phẩm Metavina 10LD và hai loại thuốc hóa
học tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội vụ Xuân - Hè 2012

83

4.7.2. ðánh giá hiệu quả phòng trừ nhộng bọ nhảy (P. striolata) ngoài
ñồng ruộng của chế phẩm Metavina 10LD và hai loại thuốc hóa
học tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội vụ Xuân - Hè 2012

85

4.7.3. ðánh giá hiệu quả phòng trừ trưởng thành bọ nhảy (P. striolata)
ngoài ñồng ruộng của chế phẩm Metavina 10LD và hai loại thuốc
hóa học tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội vụ Xuân - Hè
5.

2012

88

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

90

5.1. Kết luận


90

5.2. ðề nghị

91

TÀI LIỆU THAM KHẢO

92

PHỤ LỤC

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

103

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Từ viết tắt

1.

HHTT


Họ Hoa thập tự

2.

BVTV

Bảo vệ thực vật

3.

CTV

Cộng tác viên

4.

HTX

Hợp tác xã

5.

CT

Công thức

6.

ðC


ðối chứng

7.

PT

Phát triển

8.

NXB

Nhà xuất bản

9.

STT

Số thứ tự

10. FAO

Food and Agriculture Organization

11. IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp
(Intergrated Pest Management)

12. P. striolata


Phyllotreta striolata

13. M anisopliae

Metarhizium anisopliae

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

4.1. Thành phần sâu hại trên rau, họ hoa thập tự tại xã Thọ Lộc, huyện
Phúc Thọ, Hà Nội vụ Xuân - Hè 2012

45

4.2. Thành phần thiên ñịch trên rau họ hoa thập tự vụ Xuân - Hè 2012,
tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội

49

4.3. Thành phần cây ký chủ của bọ nhảy P. striolata tại xã Thọ Lộc,

huyện Phúc Thọ, Hà Nội vụ ðông 2011 và vụ Xuân - Hè năm 2012

55

4.4. Diễn biến mật ñộ của trưởng thành bọ nhảy P.striolata trên cải bắp,
cải xanh, cải ðông Dư năm 2012 tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ,
Hà Nội

59

4.5. Kích thước các pha phát dục của bọ nhảy P.striolata nuôi bằng cải
ngọt nhiệt ñộ 21,10C; ẩm ñộ 85,9%

63

4.6. Thời gian phát dục các pha của bọ nhảy P. striolata hại rau cải
xanh trong ñiều kiện phòng bán tự nhiên

66

4.7. Khả năng ñẻ trứng của bọ nhảy sọc cong P.striolata (tại Viện Sinh
thái và Bảo vệ công trình năm 2012)

69

4.8. Tỷ lệ trứng nở của loài bọ nhảy sọc cong (P. striolata) (tại Viện
Sinh thái và Bảo vệ công trình năm 2012)

70


4.9. Mật ñộ sâu non và nhộng bọ nhảy trong ñất trồng cải ngọt sau gieo
trồng 35 ngày vụ Xuân - Hè 2012, tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ,
Hà Nội

72

4.10. Mật ñộ sâu non và nhộng bọ nhảy (P. striolata) trong ñất trồng cải
xanh sau gieo trồng 35 ngày vụ Xuân - Hè 2012, tại xã Thọ Lộc,
huyện Phúc Thọ, Hà Nội

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

74

vii


4.11. Mật ñộ sâu non và nhộng bọ nhảy (P. striolata) trong ñất trồng cải
củ sau gieo trồng 35 ngày vụ Xuân - Hè 2012, tại xã Thọ Lộc,
huyện Phúc Thọ, Hà Nội

76

4.12. Hiệu lực phòng trừ sâu non bọ nhảy sọc cong (P. striolata) của các
chế phẩm Metavina trong phòng thí nghiệm tại Viện Sinh thái và
Bảo vệ công trình

78

4.13. Hiệu lực phòng trừ nhộng bọ nhảy sọc cong (P. striolata) của các

chế phẩm Metavina trong phòng thí nghiệm (tại Viện Sinh thái và
Bảo vệ công trình)

80

4.14. Hiệu lực phòng trừ trưởng thành bọ nhảy sọc cong (P. striolata) của
các chế phẩm Metavina trong phòng thí nghiệm (tại Viện Sinh thái
và Bảo vệ công trình)

82

4.15. Hiệu lực phòng trừ sâu non bọ nhảy sọc cong (P. striolata) ngoài
ñồng ruộng tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội vụ Xuân - Hè
2012

84

4.16. Hiệu lực phòng trừ nhộng bọ nhảy sọc cong (P. striolata) ngoài
ñồng ruộng tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội vụ Xuân - Hè
2012

85

4.17. Hiệu lực phòng trừ trưởng thành bọ nhảy sọc cong (P. striolata)
ngoài ñồng ruộng tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội vụ Xuân
- Hè 2012

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

88


viii


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

3.1

Thí nghiệm nuôi sinh học bọ nhảy P. striolata

35

3.2

Dụng cụ lấy ñất thu mẫu sâu non và nhộng bọ nhảy (P. striolata)

37

3.3. Ruộng thí nghiệm trên giống cải xanh tại xã Thọ Lộc, huyện
Phúc Thọ, Hà Nội vụ Xuân - Hè 2012

40

4.1a. Một số hình ảnh sâu hại rau họ hoa thập tự tại xã Thọ Lộc, huyện
Phúc Thọ, Hà Nội tại vụ Xuân - Hè 2012


46

4.1b. Một số hình ảnh sâu hại rau họ hoa thập tự tại xã Thọ Lộc, huyện
Phúc Thọ, Hà Nội tại vụ Xuân - Hè 2012

47

4.2a. Một số loài thiên ñịch sâu hại rau họ hoa thập tự tại xã Thọ Lộc,
huyện Phúc Thọ, Hà Nội tại vụ Xuân - Hè 2012

51

4.2b. Một số loài thiên ñịch sâu hại rau họ hoa thập tự tại xã Thọ Lộc,
huyện Phúc Thọ, Hà Nội tại vụ Xuân - Hè 2012

52

4.2c. Một số loài thiên ñịch sâu hại rau họ hoa thập tự tại xã Thọ Lộc,
huyện Phúc Thọ, Hà Nội tại vụ Xuân - Hè 2012

53

4.3. Triệu chứng hại của trưởng thành P.striolata trên cải ngọt và cải
xanh

57

4.4. Triệu chứng hại của sâu non và trưởng thành bọ nhảy P.striolata
trên rau cải ðông Dư


57

4.5. Triệu chứng gây hại của bọ nhảy ở các giai ñoạn phát triển của
rau cải thí nghiệm

58

4.6. Diễn biến mật ñộ trưởng thành bọ nhảy P. striolata trên 3 loại rau
họ thập tự tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội vụ Xuân - Hè
2012

60

4.7. Trứng bọ nhảy P. striolata ñẻ trên lá (trong ñiều kiện phòng thí
nghiệm)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

62
ix


4.8. Các pha phát dục của bọ nhảy P. striolata

67

4.9. Tỷ lệ trứng nở của loài bọ nhảy sọc cong (P. striolata)

70


4.10. Phân bố mật ñộ sâu non và nhộng bọ nhảy (P. striolata) trong ñất
trồng cải ngọt sau gieo trồng 35 ngày tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc
Thọ, Hà Nội vụ Xuân - Hè 2012

72

4.11. Phân bố mật ñộ sâu non và nhộng bọ nhảy (P. striolata) trong ñất
trồng cải xanh sau gieo trồng 35 ngày tại xã Thọ Lộc, huyện
Phúc Thọ, Hà Nội vụ Xuân - Hè 2012

74

4.12. Phân bố sau non bọ nhảy (P. striolata) trong ñất trồng cải củ sau
gieo trồng 35 ngày tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội vụ
Xuân - Hè 2012

77

4.13. Hiệu lực của M. anisopliae trừ sâu non bọ nhảy ở 4 nồng ñộ bào
tử tại nhiệt ñộ 27,80C và ẩm ñộ 85% (tại Viện Sinh thái và Bảo
vệ công trình)

79

4.14. Hiệu lực phòng trừ nhộng bọ nhảy sọc cong (P. striolata) của các
chế phẩm Metavina trong phòng thí nghiệm (tại Viện Sinh thái
và Bảo vệ công trình)

81


4.15. Hiệu lực phòng trừ trưởng thành bọ nhảy sọc cong (P. striolata)
của các chế phẩm Metavina trong phòng thí nghiệm (tại Viện
Sinh thái và Bảo vệ công trình)

82

4.16. Hiệu lực phòng trừ sâu non bọ nhảy sọc cong (P. striolata) ngoài
ñồng ruộng tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội vụ Xuân Hè 2012

84

4.17. Hiệu lực phòng trừ nhộng bọ nhảy sọc cong (P. striolata) ngoài
ñồng ruộng tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội vụ Xuân Hè 2012

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

87

x


4.18. Hiệu lực phòng trừ trưởng thành bọ nhảy sọc cong (P. striolata)
ngoài ñồng ruộng vụ Xuân - Hè 2012, tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc
Thọ, Hà Nội

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

89

xi



I. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Rau là loại cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, ñóng vai trò quan
trọng trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người dân Việt Nam cũng như trên
toàn thế giới.
Trong trồng trọt hiện nay, trồng rau là ngành mang lại lợi nhuận cao,
tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao ñộng, giá trị sản xuất 1ha rau gấp 13 lần 1ha lúa (Bộ môn Chẩn ñoán giám ñịnh và dịch hại, 2006) [3]; Nguyễn
Quý Hùng và cs, (1995) [17].
Với khí hậu nhiệt ñới gió mùa, Việt Nam có thể trồng rau quanh năm
với hầu hết các loại rau ñang trồng trên thế giới (87 loài thuộc 15 họ thực vật).
Những năm gần ñây, ngành trồng rau ñã có những bước tiến bộ ñáng kể, diện
tích, sản lượng ngày càng tăng, chủng loại rau ngày càng phong phú. Nó
không những cung cấp ñủ nhu cầu trong nước mà còn từng bước tiến xa ra thị
trường các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.
ðối với cây rau nói chung, rau họ Hoa thập tự (HHTT) nói riêng có vai
trò rất quan trọng trong ñời sống hàng ngày của con người. Chúng chiếm khối
lượng lớn, trong tổng số các loài cây làm thực phẩm thường ăn của chúng ta.
Rau cải họ hoa thập tự không những có ý nghĩa kinh tế cao mà còn có giá trị
về mặt dinh dưỡng, cung cấp các chất vitamin, chất khoáng, và các chất vi
lượng không thể thay thế. Các giống su hào, cải bắp, súp lơ, cải bẹ, cải cuốn,
cải xanh… ñược trồng hầu hết ở các nước phát triển trên thế giới và ñược tiêu
thụ với số lượng rất lớn Tạ Thu Cúc, (2002) [5].
Chính vì vậy, các loại rau họ hoa thập tự ñược rất nhiều người ưa thích,
và ñược trồng rộng rãi trên khắp cả nước. Tuy nhiên với sự phong phú về
chủng loại, sự gia tăng về diện tích, ña dạng về sinh thái cùng với sự hình
thành và mở rộng các vùng chuyên canh, thâm canh nhằm ñáp ứng nhu cầu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


1


của thị trường, cây rau ñã chịu sự phá hại ngày càng tăng của nhiều loại sâu
bệnh Viện khoa học Nông nghiệp miền Nam, (1997) [45].
Trong số các loại dịch hại rau họ hoa thập tự thì bọ nhảy Phyllotreta
striolata Fabricius (Coleoptera: Chrysomelidae) là loài gây hại chủ yếu
thường gặp rất nhiều ở các vùng trồng rau trên thế giới và các vùng chuyên
canh rau ở Việt Nam. Việc phòng trừ ñối tượng này hiện ñang gặp rất nhiều
khó khăn, ñể bảo vệ năng suất rau chống lại các loài dịch hại, con người ñã
phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như biện pháp canh tác, biện pháp
vật lý, biện pháp hoá học. Trong ñó biện pháp hoá học lâu nay vẫn ñược coi là
biện pháp chủ lực và nông dân vẫn quen dùng như một biện pháp hữu hiệu
trong phòng trừ bọ nhảy và các loại sâu hại khác ñể bảo vệ cây rau.
Việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp nói chung và
sản xuất rau, ñậu rau nói riêng thường ñưa lại nhiều hậu quả không mong
muốn như gây tính chống thuốc của sâu hại, gây tái bùng phát sâu hại, gây
mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, gây ñộc hại cho người sản
xuất và người tiêu dùng. Năm 1980 con số ñó ñã tăng lên tới 428 loài côn
trùng hình thành tính kháng thuốc trừ sâu, ñến cuối 1989 tăng lên 481 loài
trong ñó có 238 loài gây hại nông nghiệp chiếm 58,8% và 198 loài gây hại
cho người và ñộng vật chiếm 41,2% Grorghino, et al, (1991) [64]. Thuốc
BVTV ảnh hưởng bất lợi ñến sức khoẻ con người và gây thiệt hại ñáng kể cho
môi trường sinh thái, ñặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV không có quy
trình bảo hộ lao ñộng. Hiện tượng ngộ ñộc do thuốc BVTV những năm gần
ñây cũng tăng cao. Theo con số thống kê hàng năm trên thế giới có khoảng 3
triệu vụ ngộ ñộc thuốc BVTV, trong ñó có khoảng 220.000 vụ tử vong. Theo
báo cáo của tổ chức sức khoẻ thế giới (WHO), thì hàng năm trên thế giới có
khoảng 500 ngàn người bị nhiễm ñộc do thuốc BVTV trong ñó có khoảng 14
ngàn người chết ðào Trọng Ánh, (2002) [1].

Hiện nay chúng ta ñang phát triển nền nông nghiệp bền vững, không
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2


những ñạt hiệu quả về kinh tế mà còn phải bảo vệ ñược môi trường sống. Cho
nên vấn ñề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý, an toàn không gây
ảnh hưởng ñến sức khỏe con người và môi trường ñang ñược xã hội và dư
luận quan tâm.
Nấm Metarhizium anisopliae và các chế phẩm sinh học ñang ñược
quan tâm nghiên cứu và sử dụng trong phòng chống sâu hại là ñịnh hướng
ñúng trong quản lý dịch hại tổng hợp. Viện phòng trừ mối và bảo vệ công
trình ñã sử dụng loài nấm này sản xuất các chế phẩm Metavina ñể phòng trừ
mối và một số loài sâu hại có kết quả tốt
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, ñể góp phần có thêm dẫn liệu khoa
học về ñặc ñiểm sinh vật học, sinh thái học và khả năng phòng chống bọ nhảy
sọc cong (Phyllotreta striolata Fabricius.), giúp bổ sung các giải pháp kỹ
thuật BVTV trong sản xuất rau an toàn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và
chất lượng sản phẩm RAT, xây dựng và bảo vệ nền nông nghiệp ñô thị sinh
thái bền vững, chúng tôi thực hiện ñề tài: "ðặc ñiểm sinh học của bọ nhảy
(Phyllotreta striolata Fabricius) hại rau họ hoa thập tự và sử dụng chế
phẩm Metavina phòng trừ chúng vụ Xuân - Hè 2012, tại xã Thọ Lộc, huyện
Phúc Thọ, Hà Nội”.
1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích:
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình diễn biến mật ñộ, tỷ lệ gây hại của bọ
nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius) hại rau họ hoa thập tự, ñề xuất khả năng
sử dụng chế phẩm Metavina phòng chống chúng ñạt hiệu quả kinh tế, môi
trường.

1.2.2. Yêu cầu:
- Xác ñịnh ñược thành phần sâu hại và thiên ñịch trên rau họ hoa thập
tự vụ Xuân - Hè 2012, tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
- ðiều tra diễn biến mật ñộ của bọ nhảy (P. striolata) trên rau họ hoa
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3


thập tự vụ Xuân - Hè 2012, tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
- Xác ñịnh ñược một số ñặc ñiểm sinh học của bọ nhảy (P. striolata)
- ðánh giá hiệu quả phòng trừ bọ nhảy (P. striolata) bằng chế phẩm
sinh học Metavina trong phòng thí nghiệm và ngoài ñồng ruộng.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung một số dẫn liệu về diễn biến mật ñộ của bọ nhảy (P. striolata)
hại rau họ hoa thập tự tại ñiểm nghiên cứu.
ðánh giá hiệu quả của chế phẩm sinh học Metavina trong phòng chống
bọ nhảy (P. striolata)
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nâng cao nhận thức cho người sản xuất rau về hiệu quả phòng trừ bọ
nhảy của các chế phẩm sinh học trên rau họ hoa thập tự, ñáp ứng nhu cầu hiện
tại và lâu dài của sản xuất rau họ hoa thập tự an toàn ở nước ta.
- Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của ñề tài là cơ sở ñề xuất biện pháp
phòng chống bọ nhảy theo hướng quản lý tổng hợp (IPM) một cách có hiệu
quả, giảm chi phí BVTV, góp phần vào việc sản xuất rau an toàn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4



2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
Rau là loại cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, ñóng vai trò quan
trọng trong bữa ăn hàng ngày của người dân Tạ Thu Cúc và cs, (2002) [5].
Trong các loại rau thì rau họ hoa thập tự (Brassiceae) là nhóm cây thực phẩm
quan trọng cho con người. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn nhất cho
việc trồng loại rau này là sự phá hoại nghiêm trọng của các loại sâu hại như sâu
tơ, bọ nhảy, sâu khoang... Mức ñộ tàn phá của chúng ñã ñặt ra không ít những
bài toán khó cho các nhà khoa học và nguời sản xuất Nguyễn Trần Oánh,
(1992) [27]. Loài bọ nhảy Phyllotreta striollata Fabricius (Coleoptera:
Chrysomelidae) là ñối tượng sâu hại nghiêm trọng trên rau họ hoa thập tự ở
Việt Nam hiện nay cũng như nhiều nước trên thế giới, loài này gây hại cho rau
ở cả hai pha phát dục sâu non và trưởng thành (Bộ môn Côn trùng, 2004) [2]
Trong các loại cây trồng thì rau là ñối tượng sử dụng thuốc hóa học
nhiều nhất. Không chỉ về số lần phun mà còn cả về chủng loại thuốc phun,
thậm chí người trồng rau còn trộn một số loại thuốc hóa học với nhau ñể
phun. Qua kết quả ñiều tra cụ thể của Cục bảo vệ thực vật cho thấy; có tới 7080% số hộ trồng rau phun từ 8-12 lần thuốc BVTV/1 vụ rau Phòng kiểm soát
Cục môi trường, (2010) [28]. Sau khi phun thuốc BVTV, 70% nông dân cảm
thấy rất mệt mỏi, 3% nông dân bị cay mắt, 19% bị nhức ñầu, 6% bị chóng
mặt, 4% buồn nôn, 8% ngạt thở, 17% dị ứng da và 28% bị các triệu chứng
khác Phòng kiểm soát Cục môi trường, (2010) [28]. Hàng loạt vụ ngộ ñộc xảy
ra hầu hết các ñịa phương với hàng ngàn người bị ngộ ñộc. Bên cạnh ñó số
người mắc bệnh ung thư ngày càng tăng trong những năm gần ñây, ước tính
khoảng 200.000 người mỗi năm và khoảng 2 triệu nông dân Việt Nam mắc
các chứng bệnh mãn tính Nguyễn Trần Oánh, (1992) [27].
Trần Văn Mão, (2002) [23] cho rằng, việc sử dụng các chế phẩm sinh học
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


5


như chế phẩm nấm Metavina, virus NPV, vi khuẩn BT… ñể phòng trừ một số sâu
hại ñã mở ra những triển vọng trong phòng trừ chúng. Sử dụng con ñường ñấu
tranh sinh học ñể tạo ra những hệ thống tổng hợp bảo vệ cây trồng và bảo vệ
môi trường ñã cho thấy hết ñược ý nghĩa to lớn của chúng trong lĩnh vực bảo
vệ thực vật
Nguyễn Văn ðĩnh, (2006) [8] chỉ rõ, hệ sinh thái nông nghiệp truyền
thống ña dạng và bền vững (ñược tự nhiên chọn lọc qua nhiều năm mang những
ñặc tính di truyền quí hiếm như chịu ñược ñiều kiện bất lợi của ngoại cảnh,
chống chịu tốt với sâu bệnh, … ) ñược thay thế dần thành hệ sinh thái mới có
năng suất cao nhưng khiếm khuyết, không bền vững, dễ phát sinh sâu bệnh . Do
ñó ñẩy mạnh sử dụng biện pháp sinh học phòng trừ sâu bệnh làm giảm nhẹ thiệt
hại do sâu bệnh gây ra, góp phần ñảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm cho xã
hội là ñiều cần thiết.
2.2. Những nghiên cứu về nấm Metarhizium anisopliae và chế phẩm
Metavina
Theo Hajek et al., (1994) [66]; Shah et al (2003) [89] nấm ký sinh trên
côn trùng là thiên ñịch phổ biến của các loài chân khớp trên khắp thế giới và
ñược xem như là các ñối tượng kiểm soát sinh học. Nhóm nấm này có sự
phân bố rộng, sự phân bố và tính ña dạng của các loài nấm ký sinh côn trùng
tùy thuộc vào ñiều kiện môi trường, tính ña dạng của các loài côn trùng và
tình trạng của ký chủ. Khu vực có khí hậu nhiệt ñới hay ôn ñới, ñặc biệt ở các
nước nhiệt ñới có ẩm ñộ không khí cao, có sự ña dạng và phong phú của các
loài côn trùng là ñiều kiện lý tưởng cho nấm ký sinh trên côn trùng phát triển.
Nhiều loài nấm ký sinh trên côn trùng ñã ñược ứng dụng rộng rãi trong
ñấu tranh sinh học kiểm soát dịch hại, trong ñó phổ biến là các loài
B.bassiana, M.anisopliae và N.rileyi. Theo McCoy (1990) [52], các tiêu chí
quan trọng ñể các loài nấm ký sinh trên côn trùng có thể ñược sử dụng làm

thuốc trừ sâu sinh học bao gồm (1) khả năng gây ñộc cho ký chủ cao; (2) có
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6


tác dụng nhanh; (3) có phổ ký chủ rộng; (4) có tính ổn ñịnh trong nuôi cấy và
bảo quản; (5) dễ dàng lên men chìm; (6) dễ kiểm soát và phân tích số lượng
và (7) an toàn cho con người. Theo Taborsky (1992) [92], ứng dụng ñầu tiên
sử dụng M.anisopliae cho ñấu tranh sinh học ñược thực hiện vào năm 1888
bởi Krassilstchik. Tại Việt Nam, Nguyễn Dương Khuê, (2005) [18] cho rằng,
nhiều nghiên cứu ñã thành công trong việc sử dụng nấm côn trùng phòng trị
các loại côn trùng và sâu hại cây trồng, ñiển hình như nấm M.anisopliae và
B.bassiana ñã ñược ứng dụng trong phòng trừ mối nhà, sâu khoang hại cải
xanh Võ Thị Thu Oanh và cs, (2005) [26] , sâu hại ñậu tương và ñậu xanh
Phạm Thị Thùy và cs, (2005) [33], rầy mềm và các loài sâu hại lúa (Trần Văn
Hai và cs, 2006) [10] ; Nguyễn Thị Lộc và cs, (2002) [22]
2.2.1. Một số ñặc ñiểm của nấm Metarzhium anisopliae
Metarhizium



nhóm

nấm

sợi

thuộc


lớp

nấm

bất

toàn

(Deuteromycetes), có khả năng ký sinh gây chết cho hơn 200 loài côn trùng,
trong ñó M. anisopliae ñược xác ñịnh là loài có hiệu lực gây chết cao ñối với
một số loài mối thuộc Coptotermes và Nasutitermes. Nấm có màu xanh nên ở
nước ta gọi là nấm lục cương. Trên thế giới nhiều nước ñã sản xuất thành chế
phẩm với tên thương mại là Metaquino (Anh, Mỹ). ðến nay người ta thấy có
2 loài nấm chính gây bệnh trên côn trùng ñó là M.anisopliae kí sinh trên mối,
châu chấu, cào cào, bọ hại dừa, bọ xít, rầy nâu và nhiều sâu non thuộc họ ngài
ñêm thuộc bộ cánh vẩy. Metarhizium flavoviride kí sinh trên châu chấu, cào
cào, bọ cánh cứng và một số sâu non thuộc bộ cánh vẩy. ðộc tố của
M.anisopliae là Dextruxin A,B,C,D. Tập trung chủ yếu ở 2 loại là : Dex A,B
. Dextruxin A có công thức nguyên là : C29H47O7N5 có ñiểm sôi là : 188 0C.
Dextruxin B có công thức nguyên là : C30H51O7N5 có ñiểm sôi là 234 0C
Karnataka, (2007) [70]

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7


2.2.2. Một số ñặc ñiểm chế phẩm sinh học Metavina
Trịnh Văn Hạnh, (2007) [11] cho rằng từ năm 2007, Viện Phòng trừ
Mối và Bảo vệ công trình (Viện WIP) ñã nghiên cứu và sản xuất thành công

4 chế phẩm sinh học: Chế phẩm Metavina 10DP, Metavina 90DP, Metavina
80LS, Metament 90DP sử dụng trong lĩnh vực phòng chống mối cho các công
trình xây dựng ñê ñập và phòng trừ cho một số loài sâu hại nông nghiêp
Chế phẩm Metavina10DP, Metavina90DP, Metavina80LS, Metament
90DP là các sản phẩm sinh học, có hiệu lực cao, có hoạt chất là nấm M.
anisopliae, có khả năng kí sinh trên 200 loại côn trùng. Hoạt ñộng theo cơ
chế lây nhiễm và kí sinh.
Trịnh Văn Hạnh, (2007) [11] ñã chỉ rõ, một số sản phẩm chính hiện
ñã ñược ñăng ký trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật ñang có bán trên thị
trường ở Việt Nam
• Chế phẩm Metavina 90DP:
- Chế phẩm Metavina 90DP ñược sản xuất bằng công nghệ lên men
xốp tiên tiến.
- ðối tượng phòng trừ: mối và một số loài sâu hại.
- Tên hoạt chất: M. anisopliae var anisopliae M1 & M3 109- 1010 bt/gam
- Hàm lượng hoạt chất: 90% (w/w) bào tử nấm M. anisopliae, dạng
bột, có màu xanh ñặc trưng của nấm.
- Chế phẩm không ñộc cho người, gia súc, môi trường (ñất, nước và
không khí).
- Bảo quản chế phẩm nơi thoáng mát (từ 25- 300C) có thể sử dụng
trong thời hạn 12 tháng.
• Chế phẩm Metavina 10DP
- Chế phẩm Metavina 10DP ñược sản xuất bằng công nghệ lên men
xốp tiên tiến.
- ðối tượng phòng trừ: mối và 1 số loài sâu hại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8



- Tên hoạt chất: M.anisopliae var anisopliae M2 & M5 108- 109
bt/gam
- Hàm lượng hoạt chất: 10% (w/w) bào tử nấm M.anisopliae, dạng bột,
có màu xanh ñặc trưng của nấm.
- Chế phẩm không ñộc cho người, gia súc, môi trường (ñất, nước và
không khí).
- Bảo quản chế phẩm nơi thoáng mát (từ 25- 300C) có thể sử dụng
trong thời hạn 12 tháng.
• Chế phẩm Metavina 80LS:
- Chế phẩm Metavina 80LS ñược sản xuất bằng công nghệ lên men
dịch thể tiên tiến, chứa nhiều thành phần phức tạp: hệ sợi nấm dạng bó, dạng
sợi, cùng hơn 25 loại ñộc tố destruxin và các enzyme ngoại bào khác…
- ðối tượng phòng trừ: mối và 1 số loài sâu hại.
- Tên hoạt chất: M. anisopliae var anisopliae M1& M7 108- 109 bt/ml
- Hàm lượng hoạt chất:. hàm lượng sinh khối nấm M.anisopliae chiếm
80% (v/v). Chế phẩm dạng dịch thể, có màu vàng và mùi thơm.
- Chế phẩm không ñộc cho người, gia súc, môi trường (ñất, nước và
không khí).
- Bảo quản chế phẩm nơi thoáng mát (từ 25- 300C) có thể sử dụng
trong thời hạn 3 tháng.
Ngoài việc sử dụng ñể phòng trừ mối các sản phẩm Metavina ñã ñược
nghiên cứu, thử nghiệm hiệu lực phòng trừ 1 số loài sâu hại rau như: sâu tơ,
sâu xám, sâu xanh bướm trắng, sâu xanh da láng, sâu ñục quả...
2.2.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng nấm Metarhizium anisopliae trong nước
Theo Phạm Thị Thuỳ và cộng sự (1996,1998, 2005) [32], [33], [34]
Viện Bảo vệ thực vật ñã phân lập, nuôi cấy và thử nghiệm các chủng
Metarhizium thuộc hai loài Metarhizium anisopliae và Metarhizium
flavoviride ñể phòng trừ các loài sâu hại cây nông, lâm nghiệp bằng phương
pháp phun trực tiếp bào tử Metarhizium trên ñồng ruộng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


9


Trịnh Văn Hạnh, (2007) [11] chỉ rõ năm 2004, Trung tâm Phòng trừ Mối
và Sinh vật có hại ñã tiến hành thực hiện dự án SXTN ”Hoàn thiện công nghệ
sản xuất chế phẩm Metarhizium có hoạt lực cao ñể phòng trừ mối ” và kết quả ñã
ñược Bộ NN và PTNT cho phép ñăng ký sử dụng các chế phẩm Metavina 90DP,
Metavina 10DP và Metavina 80LS ñể phòng trừ mối gây hại công trình ñê, ñập
và kiến trúc vào năm 2006, các chế phẩm này ñược nghiên cứu sản xuất và sử
dụng có hiệu quả rất cao trong phòng trừ mối. Các kết quả ñạt ñược ñều cho
tiềm năng lớn, ứng dụng M.anisopliae phòng trừ không chỉ trên mối và một
số ñối tượng sinh vật hại khác (sâu hại cây công nghiệp, cây rau màu)
Theo Trịnh Văn Hạnh và cs, (2008) [12] ñã tiến hành nghiên cứu hoàn
thiện qui trình sản xuất chế phẩm Metavina và nghiên cứu thử nghiệm sử
dụng chế phẩm Metavina phòng trừ một số loại côn trùng trong ñất gây hại
trong sản xuất rau an toàn, cây ăn quả an toàn tại các quận huyện như Hoàng
Mai, Long Biên, Gia Lâm (Hà Nội). Từ kết quả khảo nghiệm ngoài thực ñịa,
tác giả ñã ñưa ra 1 số qui trình sử dụng trên 1 số ñối tượng gây hại chính. Với
15 kg Metavina 90DP sử dụng cho 1ha trồng nhãn, vải diệt

bọ hung

(Adoretus sp). Sử dụng chế phẩm Metavina 10 DP phòng trừ bọ nhảy hại rau
cải xanh, với liều lượng 10kg chế phẩm cho 1 sào (360m2).
Trịnh Văn Hạnh, (2008) [12] chỉ rõ Viện phòng trừ mối và bảo vệ công
trình tiến hành thử nghiệm hiệu quả của chế phẩm Metavina trên sâu xanh, bọ
nhảy, sâu ñục quả… tại Thái Bình tại 1 số huyện như Hưng Hà, Vũ Thư,
thành phố Thái Bình…
Theo Trịnh Văn Hạnh, (2008) [12], chế phẩm Metavina ñạt hiệu quả

khá cao trong phòng trừ 1 số côn trùng hại trong sản xuất rau và cây ăn quả an
toàn, thích hợp sử dụng tại các vùng chuyên canh cây công nghiệp và lương
thực. Chế phẩm sinh học Metavina an toàn với con người, gia súc và thân
thiện với môi trường. Chế phẩm Metavina là 1 giải pháp hiệu quả trong bảo
vệ môi trường, giảm thiểu lượng thuốc trừ sâu hóa học sử dụng trong sản xuất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10


nông nghiệp. Kết hợp Metavina với các biện pháp khác theo chương trình
quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và hướng tới tiêu chuẩn GAP trong sản xuất
nông nghiệp sạch ñáp ứng thị trường Việt Nam và thế giới là rất tiềm năng
2.2.4. Tình hình nghiên cứu sử dụng nấm M. anisopliae và B. bassiana ở
nước ngoài
Theo Yasuhia (2004) [96], nấm côn trùng ñược phát hiện cách ñây hơn
150 năm và hiện nay có khoảng hơn 700 loài ñã ñược xác ñịnh và mô tả.
Tiềm năng của các loại nấm côn trùng là rất lớn, người ta ñã dùng ñể phòng
trừ dịch hại do côn trùng gây ra ñặc biệt là nhóm côn trùng thuộc bộ
Lepidoptera và Coleoptera.
Mc Coy, (1990) [52] cho rằng, các nước châu Mỹ la tinh cũng nghiên
cứu sử dụng vi nấm M.anisopliae trong phòng trừ sâu hại. Họ có xu hướng sử
dụng M.anisopliae ñể phòng trừ côn trùng sống trong ñất, cá thể trưởng thành
của sâu hại khoai lang (Cylas puncticollis). Loài nấm này cũng ñã ñược sử
dụng rộng rãi như là một tác nhân sinh học tại Brazil ñể phòng trừ loài rệp
Mahanarva posticata cho các cánh ñồng mía. Vào tháng 3 năm 1993, một
loại chế phẩm M.anisopliae ñã ñược cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ cho phép
ñăng ký ñể phòng trừ các loài sâu bọ gây hại và gián
Theo xu hướng ñó, những năm gần ñây, xuất hiện nhiều công trình
nghiên cứu khả năng gây chết của nhiều loài côn trùng của nấm M.anisopliae

trên nhiều loài côn trùng và kết quả là 11 chế phẩm nấm M.anisopliae diệt
côn trùng ñã ñược ñưa vào sử dụng: chế phẩm Green muscle của Nam Phi ñể
diệt châu chấu (Locusta), chế phẩm BioGreen của Úc diệt bọ ngô ñầu ñỏ
(Red-head cokchafer)…. Ngoài ra, còn có 1 số chế phẩm ñang trong quá trình
sản xuất thử nghiệm ñó là chế phẩm Biocane dạng hạt (nuôi cấy M.anisopliae
trên hạt gạo ẩm) dựa vào chủng M.anisopliae FI-1045 ñang ñược thử nghiệm
ở qui mô 9 tấn sản phẩm trên một vùng rộng lớn của Úc ñể phòng trừ ấu trùng
sâu xám Mc Coy, (1990) [52]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11


2.3. Tình hình nghiên cứu sâu hại họ hoa thập tự trên thế giới
2.3.1 Nghiên cứu về thành phần sâu hại trên rau họ hoa thập tự
Rau họ hoa thập tự là loại cây trồng quan trọng và ñược trồng phổ biến
ở nhiều nước theo Lim et al, (1984) [76]. Chúng thường xuyên bị nhiều loài
sâu hại tấn công và gây hại từ ñầu ñến cuối vụ. Số lượng những loài sâu hại
quan trọng ở mỗi nước rất khác nhau.
Theo Water house, (1992) [98]Ở vùng bán ñảo Thái Bình Dương sâu tơ
là loại gây hại phổ biến nhất, các loại khác như Crocidolomia binotalis,
Hellula undalis cũng khá phổ biến nhưng ít quan trọng hơn so với sâu tơ.
Alam, (1992) [46] cho rằng ở Jamaica có 17 loài sâu hại, trong ñó có 7 loài sâu
hại chính, riêng sâu tơ Plutella xylostella L. và sâu khoang Spodoptera litura
F gây hại 74 - 100% năng suất bắp cải. Avciu, (1994) [47] cho rằng, ở Thổ
Nhĩ Kì 1987 - 1990 ñã ghi nhận có 6 loài sâu gây hại chủ yếu trên bắp cải.
Nhật Bản có 5 loài Koshihara, (1985) [71], Trung Quốc có 7 loài Chang et al,
(1983) [53], Liu SS, (1995) [78]. Ở Malaysia có 7 loài (Lim et al, 1984) [76].
Tuy số loài gây hại chủ yếu có khác nhau nhưng sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy
ñều ñược coi là những ñối tượng gây hại quan trọng ở hầu hết các nước Bhala

et al., (1995) [49].
2.3.2 Nghiên cứu về thành phần thiên ñịch của sâu hại rau họ hoa thập tự
Từ lâu nhiều nhà khoa học ñã quan tâm nghiên cứu và ứng dụng về
thiên ñịch trong phòng chống sâu hại. Biện pháp này tuy không mang lại hiệu
quả tức thời như biện pháp hoá học, nhưng về lâu dài lại ổn ñịnh hơn và còn
bảo vệ ñược con người và môi trường sống.
Thành phần của thiên ñịch rất phong phú bao gồm các loại ong ký sinh,
côn trùng và nhện bắt mồi, nấm, vi khuẩn, virus. Việc xác ñịnh thành phần
thiên ñịch, ñánh giá vai trò của chúng là cơ sở khoa học trong việc sử dụng
chúng ñể phòng trừ dịch hại. Ở các vùng sinh thái khác nhau, số lượng các
loài thiên ñịch ñã phát hiện ñược cũng khác nhau. Bộ môn Côn trùng, (2004)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12


[2] cho rằng, trong số gần 900 loài côn trùng ñã biết thì sâu hại chỉ chiếm trên
10% còn lại phần lớn là kẻ thù tự nhiên của sâu hại
Tại Châu Âu , thành phần thiên ñịch của các loài sâu hại cũng ñược các
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Theo Fitton et al (1992) [62] ñã cho biết
thành phần thiên ñịch trên rau họ hoa thập tự ở Anh gồm 41 loài ong ký sinh,
6 loài nấm và 6 loài virus.
Ooi, (1985) [81] ñã chỉ rõ trong các loài thiên ñịch của sâu tơ thì ong kí
sinh Cotesia plutellae là ñối tượng phổ biến nhất. Nó có mặt ở hầu hết các nước
và hiệu quả kí sinh trên sâu non sâu tơ cũng khá cao, ở Malaysia 29,5% Ở Nhật
Bản cao nhất vào tháng 10 tới 50% Wakisaka et al., (1992) [97]. Ong kí sinh
Cotesia plutellae là thành phần chủ lực trong tập hợp các loài kí sinh tự nhiên ở
các vùng khí hậu nóng và các nước bình nguyên Chua et al., (1985) [78].
Theo Eddy (1983) [59] Braconid perilitus epitricis là loại côn trùng kí
sinh bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius trưởng thành nhưng số lượng loài

này không nhiều, Lix et al (1990) [79] ñã tiến hành một thử nghiệm phòng trừ
sâu non bọ nhảy ngoài ñồng và trong phòng. Trong thí nghiệm một số dòng
tuyến trùng như A24 của Steinernema, KG của S,glaseri, 8.701 của S.species
và 86H-1 của Heterohabditis sp ñã ñược phân lập từ ñất, ñược sử dụng ñể kí
sinh sâu non bọ nhảy trên rau cải củ. Kết quả thí nghiệm cho thấy dòng tuyến
trùng A24 ñã kí sinh 86,6% - 100% sâu non bọ nhảy trong ống nghiệm và
77% - 94,2% sâu non bọ nhảy ngoài ñồng. Huang et al (1992) [68] ñã thử
nghiệm ñộc tố của vi khuẩn Bacillus firmus ñể phòng trừ bọ nhảy Phyllotreta
striolata Fabricius ở Guangxi - Trung Quốc.
Theo Liu et al (1995) [77], có tới 19 loài ong kí sinh, 34 loài bắt mồi ăn
thịt là thiên ñịch của sâu xanh bướm trắng. Trong số các loài ong kí sinh có tới
5 loài ñóng vai trò quan trọng trong ñiều hoà số lượng quần thể của sâu xanh
bướm trắng là: Pteromalus sp, Apanteles glomerams, A.mbecula, và Phryxe
vulgaris. Loài P.puparum phát sinh mạnh trong tháng 5 và tháng 6, tỷ lệ nhộng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13


×