Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

những câu chuyện hay có ý nghĩa giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.7 KB, 43 trang )

Người cha
Khi ông Trời bắt đầu tạo ra nguời cha đầu tiên trên thế gian, ngài chuẩn bị sẵn một
cái khung thật cao. Một nữ thần đi ngang qua ghé mắt coi và thắc mắc: "Thưa ngài,
tại sao nguời cha lại cao đến như vậy? Nếu ông ta đi chơi bi với trẻ con thì phải quỳ
gối, nếu ông ấy muốn hôn những đứa con mình lại phải cúi nguời. Thật bất tiện!".
Trời trầm ngâm một chút rồi gật gù: "Ngươi nói có lý. Thế nhưng nếu ta để cho nguời
cha chỉ cao bằng những đứa con, thì lũ trẻ sẽ biết lấy ai làm tầm cao mà vươn tới?".
Thấy Trời nặn đôi bàn tay nguời cha to và thô ráp, vị nữ thần lại lắc đầu buồn rầu:
"Ngài có biết đang làm gì không? Những bàn tay to lớn thường vụng về. Với đôi bàn
tay ấy, nguời cha chật vật lắm mới có thể găm kim băng đóng tã, cài nút áo cho con
trai, thắt chiếc nơ hồng cho con gái. Bàn tay ấy không đủ khéo léo để lấy những
mảnh dằm nằm sâu trong da thịt mềm mại của trẻ". Ông Trời mỉm cuời đáp: "Nhưng
đôi bàn tay to lớn vững chãi đó sẽ dìu dắt bọn trẻ qua mọi sóng gió, cho tới lúc
chúng trưởng thành".
Vị nữ thần đứng bên cạnh nhìn Trời nặn nguời cha với một đôi vai rộng, lực luỡng.
"Tại sao ngài phí thế?", nữ thần thắc mắc. "Thế người cha sẽ đặt con ngồi đâu khi
phải đưa nó đi xa? Lấy chỗ đâu cho đứa con ngủ gật gối đầu, khi đi xem xiếc về
khuya? Quan trọng hơn, đôi vai đó sẽ gánh vác cả gia đình", ông Trời đáp.
Ông Trời thức trắng đêm để nặn cho xong nguời cha đầu tiên. Ngài cho tạo vật mới ít
nói, nhưng mỗi lời phát ra là một lời quyết đoán. Tuy đôi mắt của nguời cha nhìn
thấu mọi việc trên đời, nhưng lại bình tĩnh và bao dung. Cuối cùng khi đã gần như
hoàn tất công việc, Trời thêm vào khóe mắt nguời cha vài giọt nuớc mắt. Nhưng sau
một thoáng tư lự, Ngài lại chùi chúng đi. Thành ra người đời sau không mấy khi thấy
được những giọt lệ hiếm hoi của nguời cha, mà chỉ có thể cảm và đoán được rằng
ông ta đang khóc. Xong việc, ông Trời quay lại nói với nữ thần: "Ngươi thấy đó,
người cha cũng đáng yêu như nguời mẹ mà ta đã dồn bao công sức để tạo ra".

Phật ở đâu?
Thuở xưa, có anh chàng đọc kinh nghe nói về Phật, thích lắm, quyết định đi tìm gặp
Ngài bằng được. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ
man nào là núi sông, thành phố, hầm hố gian nguy hiểm trở... Chàng vẫn chưa gặp


được Phật giống như hình dạng trong Kinh đã diễn tả.
"Thân Phật sắc vàng, cao một trượng sáu, đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi
vẻ đẹp, hào quang chói sáng. "
Một hôm tại một sườn non, chàng trai tình cờ gặp một cụ già râu tóc bạc phơ, cốt
cách siêu phàm, mừng quá, chàng khẩn khoản:
- Thưa cụ, cụ có biết Phật đang ngụ ở đâu không... Xin chỉ dùm cho con với.
Ông lão mĩm cười:
- Ồ! Chỗ nào mà không có Phật... Trên quãng đường vừa qua, chả lẽ con không gặp
được Ngài ư...
- Thưa cụ, trên đường đi con đã từng gặp vô số người, nhưng đều là hạng phàm phu


tục tử cả. Con chưa từng thấy người nào có được vài tướng tốt như trong kinh đã mô
tả về Phật cả.
Ông cụ cười ha hả:
- Cháu ngốc nghếch thật, cháu không biết rằng cái thân đầy đủ ba mươi hai tướng
tốt và tám mươi vẻ đẹp đó người Ấn Độ đã đốt thành tro và chia nhau xây tháp thờ
cúng cả rồi ư...
- Thưa, thế thì Phật chết rồi sao...
- Hiện giờ Đức Phật đang phân thân ở khắp mọi nơi. Ngài cũng mang thân tốt và xấu
như chúng sinh vậy. Con có còn muốn gặp Ngài nữa không...
- Thưa, dù bất cứ với hình dáng nào, nếu đích thật là Ngài thì con vẫn vô cùng khát
ngưỡng.
- Vậy thì, để ta mách nước cho con nhé... Con hãy quay về, trên đường về nếu con
gặp người nào mang guốc trái ở chân phải, guốc phải ở chân trái thì người đó chính
là một hóa thân của Phật. Hãy thừa sự và cúng dường vị Phật ấy như trong kinh đã
dạy.
Chàng trai hối hả quay về. Suốt quãng đường dài, chàng không gặp Đức Phật nào
mà hình dạng như cụ già diễn tả. Chán nản, chàng đi luôn về nhà. Trời đã khuya, bà
mẹ còn chong đèn ngồi đợi con. Nghe tiếng gọi cửa bà mừng quá, quờ quạng tìm đôi

guốc rồi chống gậy tất tả ra mở cửa.
Chàng trai thấy mẹ tiều tụy, nước mắt chảy dài trên đôi má nhăn nheo, mang lộn
chiếc guốc trái qua chân phải, guốc phải sang chân trái. Chàng

Cái chậu nứt
Một người có hai cái chậu lớn để khuân nước. Một trong hai cái chậu có vết nứt, vì
vậy khuân nước từ giếng về, nước trong chậu chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn
nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì
không thể hoàn thành nhiệm vụ.
Một ngày nọ chiếc chậu nứt nói với người chủ: "Tôi thật xấu hổ về mình. Tôi muốn
xin lỗi ông!".
- "Ngươi xấu hổ về chuyện gì?"
- "Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công
sức của ông!"
- "Không đâu, khi đi về ngươi hãy chú ý đến những luống hoa bên vệ đường".
Quả thật, dọc bên vệ đường là những luống hoa rực rỡ. Cái chậu nứt cảm thấy vui vẻ
một lúc, nhưng rồi về đến nhà nó vẫn còn chỉ phân nửa nước.
- "Tôi xin lỗi ông!"


- "Ngươi không chú ý rằng hoa chỉ mọc bên này đường, phía của ngươi thôi sao? Ta
đã biết được vết nứt của ngươi và đã tận dụng nó. Ta gieo những hạt giống hoa bên
vệ đường phía bên ngươi và trong những năm qua, ngươi đã vui tưới cho chúng. Ta
hái những cánh hoa đó để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi nhà ta sẽ không
ấm cúng và duyên dáng như thế này đâu".
Mỗi con người chúng ta đều như cái chậu nứt - hãy tận dụng vết nứt của mình.

Câu chuyện con lừa

Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa

kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng
ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi
gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc
đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm
thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn
xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho
đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn.
Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy
ra ngoài.

Cuộc sống sẽ đổ rất nhiều thứ khó chịu lên người bạn. Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp


phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn. Chúng ta có thể thoát khỏi cái giếng
sâu nhất chỉ đơn giản bằng cách đừng bao giờ đầu hàng.

Cánh cửa không bao giờ khoá

Cô gái mới có 18 tuổi, cô - như hầu hết các thanh niên ngày nay - chán sống chung trong
một gia đình nền nếp. Cô chán lối sống khuôn phép của gia đình. Cô muốn rời khỏi gia
đình:
- Con ko muốn tin ông trời của ba mẹ. Con mặc kệ, con đi đây!
Thế là cô quyết tâm bỏ nhà đi, quyết định lấy thế giới bao la làm nhà mình. Tuy nhiên,
chẳng bao lâu, cô bị ruồng bỏ bì ko tìm ra việc làm, cô phải làm gái đứng đường, đem
thân xác, hình hài mình ta làm thứ để mua bán, đổi chác. Năm tháng cứ thế trôi qua, cha
cô qua đời, mẹ cô già đi và cô con gái đó ngày càng sa đọa trong lối sống của mình.
Không còn chút liên lạc nào giữa hai mẹ con trong những năm tháng ấy. Bà mẹ nghe đồn
về lối sống của con gái mình, bà đã đi tìm con trong khắp thành phố. Bà đến tuèng nhóm
cứu trợ với lời thỉnh cầu đơn giản:
- Làm ơn cho tôi chưng tấm hình ở đây!

Đó là tấm hình một bà mẹ tóc muối tiêu, mỉm cười với hàng chữ: "Mẹ vẫn yêu con... Hãy
về nhà đi con!".


Vài tháng lại trôi qua, vẫn không có gì xảy ra. Rồi một ngày, cô gái đến toán cứu trợ nọ
để nhận một bữa ăn cứu đói. Cô chẳng buồn chú ý đến những lời giáo huấn, mắt lơ đễnh
nhìn những tấm hình và tự hỏi: "Có phải mẹ mình không nhỉ?".
Cô ko còn lòn dạ nào chờ cho hết buổi lễ. Cô đứng lên, ra xem kĩ bức ảnh. Đúng rồi,
đúng là mẹ cô và cả những điều bà viết nữa: "Mẹ vẫn yêu con... Hãy về nhà đi con!".
Đứng trước tấm hình, cô bật khóc.
Lúc đó trời đã tối nhưng bức hình đã làm cô gái xúc động đến mức cô quyết định phải đi
bộ về nhà. Về đến nhà trời đã sáng tỏ. Cô sợ hãi khép nép không biết sẽ phải nói ra sao.
Khẽ gõ cửa, cô thấy cửa không khoá. Cô nghĩ chắc có trộm vào nhà. Lo lắng cho sự an
toàn của mẹ mình, cô gái trẻ chạy vội lên buồn ngủ của bà và thấy bà vẫn đang ngủ yên.
Cô đánh thức mẹ mình dậy:
- Mẹ ơi, con đây! Con đây! Con đã về nhà rồi!
Không tin vào đôi mắt mình, bà mẹ lau nước mắt rồi hai mẹ con ôm chầm lấy nhau. Cô
gái nói với mẹ:
- Mẹ à, con lo quá. Thấy cửa không khoá, con cứ nghĩ nhà có trộm!
Bà mẹ nhìn con âu yếm:
- Không phải đâu con à! Từ khi con đi, cửa nhà mình chưa bao giờ khoá. Mẹ sợ lúc
nào đó con trở về mà mẹ không có ở đây để mở cửa cho con!
Và cô gái lại gục đầu vào lòng mẹ, bật khóc!

Câu chuyện bát mì


Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu
chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì"..Chuyện xảy ra cách đây năm mươi
năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng,

Nhật Bản.

oOo

Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến
ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên
đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn
một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.
Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt
tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh
cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. đứa
nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn
người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.
- Xin mời ngồi!
Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:
- Có thể... cho tôi một… bát mì được không?
Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.


- Đương nhiên… đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.
Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:
- Cho một bát mì.
Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe
khẽ với nhau. “Ngon quá” - thằng anh nói.
- Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.
Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen:
“Thật là ngon ! Cám ơn !” rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.
- Cám ơn các vị ! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.
Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày
chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm

nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè
nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo
khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.
- Có thể… cho tôi một… bát mì được không?
- Đương nhiên… đương nhiên, mời ngồi!
Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:
- Cho một bát mì.


Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:
- Vâng, một bát mì!
Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:
- Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?
- Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.
Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và
thầm nghĩ: “Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!”
Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì
vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.
- Thơm quá!
- Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá!
- Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!
Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.
- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!
Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.
Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông
chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9g30 tối, cả hai người đều
cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều


đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của

năm nay là “200đ/bát mì” và thay vào đó giá của năm ngoái “150đ/bát mì”. Trên bàn số
hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy “Đã đặt chỗ”. Đúng 10g30, ba mẹ con
xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần
áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa
đêu đã lớn rất nhiều.
- Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.
Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:
- Làm ơn nấu cho chúng tôi…hai bát mì được không?
- Được chứ, mời ngồi bên này!
Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy “Đã đặt chỗ” đi, sau đó quay vào
trong la to: "Hai bát mì”
- Vâng, hai bát mì. Có ngay.
Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi.
Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông
chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui
lây.
- Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!
- Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?
- Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương,


công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy
năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.
- Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.
Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.
- Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong
cả rồi!
- Hả, mẹ nói thật đấy chứ?
- Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi
chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương

đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.
- Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.
- Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên!
- Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!
- Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật
của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học.
Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần
đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của
Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.
- Có thật thế không? Sau đó ra sao?
- Thầy giáo ra đề bài: “Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?” Tiểu Thuần đã lấy đề


tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: “Ba bị tai
nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya
dậy sớm để làm việc”. Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài
nữa. Lại còn: “Vào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi
một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới
vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của
ba để lại nhẹ nhàng hơn”. Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở
một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng
của mình những câu như: “Cố gắng lên ! Chúc hạnh phúc ! Cám ơn !”
Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà
nước mắt lăn dài.
- Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em
lên phát biểu vài lời.
- Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?
- Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: “Cám ơn sự quan
tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu
cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vả về nhà, điều này

gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con
cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát
mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được… Anh em
con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các
thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con.”
Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm
mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba
mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:


- Cám ơn! Chúc mừng năm mới!
Lại một năm nữa trôi qua.
Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy “Đã đặt chỗ” nhưng ba mẹ
con vẫn không thấy xuất hiện.
Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy
trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được
thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.
“Việc này có ý nghĩa như thế nào ?” Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn
thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe.
Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba
vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai “cũ” trở thành
“cái bàn hạnh phúc”, mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này.
Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua.
Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt
người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên.
Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9g30 tối, trước
tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người
khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người.
Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm
tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống

rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn… Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện
trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo
thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.
Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn


ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở
phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã
hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai
thanh niên.
Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:
- Làm ơn… làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?
Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa
con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ
như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói:
- Các vị… các vị là…
Một trong hai thanh niên tiếp lời:
-Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát
mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lức để sống.
Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu
thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư
năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng
cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn
em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là
nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng
cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình
này.
Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi
gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói:



- Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để
có ngày gặp mặt này đó sao ? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên!
Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:
- Ồ phải… Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.
Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:
- Có ngay. Ba bát mì.

oOo

Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói
chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay,
con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm. Nhưng từ câu chuyện này,
tôi đi đến kết luận rằng : chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh,
chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh
phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều
ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một
chút ánh sáng yếu ớt ,nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho
mọi người.
Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả Nhật Bản. Có người nhận xét
rằng : "Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt." Đây chỉ là lời nhận xét
mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều
người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân
hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động.


Những câu chuyện nhỏ

Chuyện trời mưa


Tác giả: Zee - Duong Tung Lam

Khi đi ngoài đường, gặp trời mưa chúng ta sẽ làm gì để không bị ướt? Có người sẽ tìm
nơi ẩn náu, có người sẽ mặc áo mưa v.v... Nhưng suốt cuộc đời bạn, có bao giờ bạn bị
mưa làm ướt sũng chưa? Có bao giờ bạn dầm mưa chưa?

Câu trả lời chắc chắn là có, đúng không các bạn? Và thưa các bạn, nỗi buồn trong lòng
chúng ta cũng như thế. Dù bạn là ai, là người cao sang quyền thế hay tài giỏi xuất chúng
thì trong cuộc đời bạn, bạn vẫn không thể tránh khỏi được nỗi buồn. Như vậy thì nếu rơi
vào hoàn cảnh ấy, bạn cũng đừng quá u sầu và than trách cuộc đời mà hãy can đảm đối


diện nó, lúc đó bạn sẽ bãn lĩnh hơn, sáng suốt hơn và vượt qua những nỗi buồn, những
khó khăn dễ dàng hơn.

Cũng như khi bị mắc mưa, nếu bạn không thể tìm được cách cho mình đừng bị ướt, có
phải là bạn đành chấp nhận dầm mưa về nhà không? Khi ấy có phải bạn có thấy sự bực
bội khi bị ướt sũng không còn nữa hay không? Đúng như thế, vì lúc ấy bạn đã tìm cách
giải quyết được vấn đề của mình rồi.

Cuộc sống có rất nhiều điều chờ đón bạn, có niềm vui thì sẽ có nỗi buồn, đó là quy luật
và cũng là sự thi vị của cuộc sống. Hãy mạnh mẽ và yêu đời lên, bạn nhé?

Chiếc hộp tình yêu

Chiếc hộp rỗng chứa đầy những nụ hôn của cô con gái chính là món quà vô cùng quý giá
mà người cha luôn giữ bên mình. Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta nhận được những
món quà quý giá như vậy nhưng lại vô tình bỏ qua.

Có một người cha nghèo đã quở phạt đứa con gái 3 tuổi của mình vì tội lãng phí cả một

cuộn giấy gói quà mầu vàng. Tiền bạc eo hẹp, người cha nổi giận khi đứa bé cắt cuộn
giấy quý ra thành từng mảnh nhỏ trang trí một cái hộp giấy. Sáng sớm hôm sau, đứa con
gái nhỏ vẫn mang hộp quà đến nói với cha: "Con tặng bố!". Người cha cảm thấy bối rối
vì cơn giận dữ của mình tối hôm trước nhưng rồi cơn giận dữ lại bùng lên khi ông mở ra,
thấy cái hộp trống rỗng.


Ông mắng con gái. Đứa con gái nhỏ ngước nhìn cha, nước mắt rưng rưng, thưa: "Bố ơi,
đó đâu phải là cái hộp rỗng, con đã thổi đầy những nụ hôn vào hộp để tặng bố mà!".

Người cha giật mình. Ông vòng tay ôm lấy đứa con gái nhỏ cầu xin con tha thứ.

Đứa con gái nhỏ, sau đấy không bao lâu, qua đời trong một tai nạn. Nhiều năm sau,
người cha vẫn khư khư giữ cái hộp giấy bên mình, mỗi khi gặp chuyện nản lòng, ông lấy
ra một nụ hôn tưởng tượng và nghĩ đến tình yêu mà đứa con gái bé bỏng của ông đã thổi
vào chiếc hộp.

Trong cuộc sống, chúng ta đã và sẽ nhận được những chiếc hộp quý giá chứa đầy tình
yêu và những nụ hôn vô tư từ con cái của chúng ta, từ bạn bè, gia đình. Trên đời này,
chúng ta không thể có được tài sản nào quý giá hơn những chiếc hộp chứa đầy tình yêu
vô tư như thế.

Người Bạn

Dan Clark

Người chủ tiệm treo tấm bảng "Bán Chó Con" lên cánh cửa. Những tấm biển kiểu như
vậy luôn hấp dẫn các khách hàng nhỏ tuổi. Ngay sau đo,ù có một cậu bé xuất hiện. "Chú



bán mấy con chó này với giá bao nhiêu vậy?" cậu bé hỏi.
Ông chủ trả lời "Khoảng từ $30 cho tới $50."
Cậu bé móc trong túi ra một ít tiền lẻ. "Cháu có $2.37," cậu nói, "cháu có thể coi chúng
được không?"
Người chủ tiệm mỉm cười và huýt sáo. Từ trong cũi chạy ra chó mẹ Lady cùng với năm
cái nắm lông be bé xinh xinh chạy theo. Một con chó con chạy cà nhắc lết theo sau. Ngay
lập tức, cậu bé chỉ vào con chó nhỏ bị liệt chân đó "Con chó con này bị làm sao vậy?"
Người chủ giải thích rằng bác sĩ thú y đã coi và nói rằng con chó con bị tật ở phần hông.
Nó sẽ bị đi khập khiễng mãi mãi. Nó sẽ bị què mãi mãi. Đứa bé rất xúc động. "Cháu
muốn mua con chó con đó."
Người chủ nói rằng "Chắc là cháu không muốn mua con chó đó đâu, còn nếu cháu muốn
nó thì chú sẽ cho cháu luôn."
Cậu bé nổi giận. Cậu nhìn thẳng vào mắt của người chủ, và nói rằng "Cháu không muốn
chú cho cháu con chó con đó. Nó xứng đáng như bất kỳ con nào khác và cháu sẽ trả cho
chú đủ giá tiền cho nó. Thật ra, cháu sẽ đưa cho chú $2.37 bây giờ và 50cent mỗi tháng
cho đến khi cháu trả đủ số tiền."
Người chủ phản đối "Cháu đâu có muốn mua con chó đó. Nó sẽ chẳng bao giờ có thể
chạy được và chơi với cháu như những con chó con khác."
Nghe vậy, cậu bé cúi xuống và kéo ống quần lên để lộ ra một chân bị vặn vẹo, teo quắt và
phải có hệ thống thanh giằng chống đỡ. Cậu nhìn lên người chủ và nói rất khẽ "Vâng,
cháu cũng không có chạy được, và con chó nhỏ đó cần một người có thể hiểu được nó!"


Giấc Mơ
Ashley Hodgeson

Đó là một cuộc chạy đua tại địa phương - cuộc đua mà chúng tôi đã phải tập luyện gian
khổ để được tham dự. Vết thương mới nhất ở chân của tôi vẫn chưa kịp lành. Thật sự tôi
đã phải tự đấu tranh xem tôi có nên tham gia cuộc đua không. Nhưng cuối cùng thì tôi
cũng đang chuẩn bị tham dự vòng chạy 3,200m.

"Chuẩn bị... sẵn sàng..." Tiếng súng lệnh vang lên và chúng tôi xuất phát. Những đứa con
gái khác đều chạy trước tôi. Tôi nhận ra rằng tôi đang cà nhắc một cách đáng xấu hổ ở
đằng sau mọi người và tôi càng ngày càng xa ở sau.
Người chạy đầu tiên đã về đích trước tôi đến hai vòng chạy. "Hoan hô!" Đám đông hét
lớn. Đó là tiếng hoan hô lớn nhất mà tôi từng nghe ở một cuộc đua.
"Có lẽ mình nên bỏ cuộc," tôi thầm nghĩ khi tôi cà nhắc tiếp. "Những người kia không
muốn chờ để mình chạy tới đích." Nhưng cuối cùng thì tôi cũng quyết định chạy tiếp. Hai
vòng chạy cuối cùng tôi đã chạy trong đau đớn. Tôi quyết định không tham gia chạy vào
năm tới. Thật không đáng, dù cho chân của tôi có khỏi hay không. Tôi cũng không thể
thắng nổi cái cô bé đã thắng tôi đến hai lần.
Khi tới đích, tôi nghe tiếng hoan hô - cũng lớn như lần trước khi cô bé kia tới đích. "Có
gì vậy?" Tôi tự hỏi. Tôi quay lại nhìn và thấy bọn con trai đang chuẩn bị vào vòng chạy.
"Đúng rồi, họ đang hoan hô mấy đứa con trai."
Tôi đang chạy thẳng vào nhà tắm thì có một cô gái đâm sầm vào tôi. "Oa, bạn thiệt là có
lòng dũng cảm!" cô gái đó nói với tôi.
Tôi nghĩ thầm "Lòng dũng cảm? Cô này chắc nhầm mình với ai rồi. Tôi thua mà!"


"Nếu tôi thì đã không thể chạy nổi hai dặm như bạn vữa làm. Tôi chắc sẽ bỏ cuộc ngay từ
vòng đầu tiên. Chân bạn có sao không? Chúng tôi đã hoan hô cổ vũ bạn đó. Bạn có nghe
không?"
Tôi không thể tin nổi. Một người lạ hoắc lại hoan hô tôi - không phải vì cô ấy muốn tôi
thắng, mà vì cô ấy muốn tôi tiếp tục mà không bỏ cuộc. Tôi lại lấy lại được niềm hy
vọng. Tôi quyết định sẽ tham gia kỳ thi đấu năm tới. Một cô gái đã lấy lại cho tôi ước mơ
của mình.
Vào hôm đó tôi học được hai điều:
Thứ nhất, một chút thân ái và tin tưởng vào người khác có thể làm thay đổi người đó rất
nhiều.
Thứ hai, sức mạnh và dũng khí không phải luôn được đo bằng những huy chương và
những chiến thắng. Chúng được đo bằng những vật lộn mà chúng ta vượt qua được.

Những người mạnh nhất không phải lúc nào cũng là những người thắng cuộc mà là
những người không bỏ cuộc khi họ đã thua.
Tôi chỉ có một ước mơ vào ngày đó - có lẽ là khi cuối cấp - tôi có thể thắng cuộc đua này
với tiếng hoan hô vang dội như khi tôi được hoan hô ngày hôm nay.

Bài học đáng giá
Petey Parker

Tôi vẫn thường bay tới Dallas để gặp một khách hàng của mình. Thời gian đối với tôi rất
quan trọng và kế hoạch của tôi là xuống máy bay, chạy tới gặp khách hàng, sau đó quay


về sân bay rồi bay về. Một chiếc taxi đón tôi. Người tài xế chạy vội mở cửa cho tôi và
chờ cho tôi ngồi thoải mái trong xe rồi mới đóng cửa lại. Khi anh ta vào chỗ ngồi, anh ta
nhắc tôi rằng có tờ Wall Street Journal bên cạnh tôi nếu tôi muốn đọc. Anh ta lại còn đưa
ra một loạt các băng nhạc khác nhau cho tôi chọn loại nhạc tôi thích. Trời ạ, tôi nhìn
quanh xem có phải tôi ở trên xe của trong chương trình Candid Camera không (chương
trình được quay lén để lừa người không biết). Tôi không thể tin nổi vào dịch vụ mà tôi
đang được phục vụ. "Chắc là anh tự hào về công việc của mình," tôi hỏi người lái xe.
"Anh chắc phải có một câu chuyện kể về mình."
"Tôi từng làm việc cho Corporate America," anh ta bắt đầu. "Nhưng tôi mệt mỏi khi nghĩ
rằng những sau cố gắng của mình, tôi vẫn chưa được coi là đủ tốt, đủ nhanh, và không
được đánh giá đúng mức. Tôi quyết định kiếm cho tôi một chỗ thích hợp để tôi có thể
cảm thấy tự hào vì những gì mình làm được. Tôi biết tôi không phải là nhà khoa học giỏi
hay gì gì ghê gớm, nhưng tôi thích lái xe, phục vụ người khác và cảm thấy mình đã làm
việc cả ngày bận rộn và đã làm tốt công việc của mình.
Sau khi xem xét khả năng của mình, anh ta quyết định trở thành tài xế taxi. "Không phải
chỉ trở thành người tài xế thuê mướn mà còn trở thành lái xe taxi chuyên nghiệp," anh ta
nói. "Một điều mà tôi biết chắc chắn là để có thể thành công trong công việc, tôi phải
vượt lên trên mọi sự chờ đợi của hành khách. Tôi muốn trở thành tuyệt vời chứ không

phải chỉ trung bình mà thôi."
Tôi tin chắc anh ta sẽ thành công.


VẾT THƯƠNG

Không rõ tác giả

Một cậu bé có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh
và nói với cậu bé rằng mỗi khi cậu nổi nóng thì hãy chạy ra đằng sau nhà đóng một cái
đinh lên hàng rào gỗ.
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần cậu bé đã tập
kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào mỗi ngày một ít đi.
Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình thì dễ hơn là phải đóng cây đinh lên
hàng rào.
Một ngày kia, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu nói với cha và ông
bảo cậu hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào mỗi một ngày mà cậu không hề nổi giận
với ai dù chỉ một lần.
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một bữa cậu bé tìm cha mình báo rằng đã không còn
một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu đã cùng cậu đến bên hàng rào. Ở đó ông nói
với cậu rằng "Con đã làm rất tốt, nhưng hãy nhìn những lỗ đinh trên hàng rào. Hàng rào
đã không thể giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói
đó cũng giống như những lỗ đinh này, để lại những vết sẹo trong lòng người khác. Dù
sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn ở lại. Vết thương
tinh thần cũng đau đớn như những vết thương thể xác vậy. Những người xung quanh ta,
bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con trong mọi chuyện. Họ nghe


con nói khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở rộng tấm lòng mình cho
con. Hãy nhớ lấy lời cha..."


Một câu chuyện cảm động
Tại Thế Vận Hội đặc biệt Seatte (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên
đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham
dự cuộc đua 100m.

Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị
vấp té liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc
độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại.

Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:

- Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn.

Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích.

Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều
phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm
động này.


Tận trong sâu thẳm, chúng ta luôn ý thức chiến thắng không phải là tất cả, mà ý nghĩa
thật sự của cuộc sống là ở chỗ ta giúp đỡ người khác cùng chiến thắng dù ta có phải chậm
một bước.

Bài học cho tình bạn
Ở ngôi làng kia có một chú bé tuổi độ mười sáu . Chú là một chú bé thông minh, tốt
bụng, có những suy nghĩ khá sâu sắc so với lứa tuổi của chú. Thế nhưng, chú lại thiếu
lòng tin và hay buồn rầu, chú luôn cảm thấy mình thiếu bạn...


Một ngày kia, như thường lệ, chú lại cảm thấy buồn chán và không có chuyện gì làm, chú
lang thang một mình dọc theo bờ biển, lẩm bẩm tự than với mình:

-Chán quá đi...Ta buồn chẳng hiểu vì sao ta buồn? Chẳng có ai hiểu ta! Chẳng có ai làm
bạn với ta và thật sự coi ta là bạn...!!!

Vô tình chú giẫm phải vật gì đó dưới chân. Cuối xuống xem, chú thấy đó là một con sò
nhỏ có lớp vỏ rất đẹp với nhiều màu sắc. Chú thờ ơ bỏ nó vào túi dự định đem về nhà
chơi và định đi tiếp. Thình lình, con sò bỗng cất tiếng nói:

-Bạn ơi...Hãy thả tôi về với biển...Hãy giúp tôi trở về với nơi sinh ra mình...Có thể tôi


không có gì để tặng lại bạn, nhưng tôi sẽ cho bạn một lời khuyên...!!!

Cậu bé vừa ngạc nhiên, vừa sợ hãi, lại vừa thích thú. Nhìn con sò, cậu nói:

-Được thôi, ta sẽ thả bạn về với biển, nhưng...hãy cho ta một lời khuyện trước đi...Ta
đang buồn chán vì không có bạn bè đây!

Con sò cất tiếng trả lời bằng một giọng nói chậm rãi, nhẹ nhàng:

-Bạn hãy nhìn những hạt cát dưới chân bạn và nắm một nắm cát đầy đi. Bạn biết không,
nắm cát trong lòng bàn tay của bạn cũng giống như bạn bè của bạn vậy. Những hạt cát
quá xa lòng bàn tay bạn sẽ theo kẻ hở giữa những ngón tay bạn mà rơi ra ngoài. Nếu bạn
càng siết chặt bàn tay thì chúng càng rơi ra nhiều hơn. Chỉ có những hạt cát nằm giữa
lòng bàn tay bạn, được giữ chặt trong đó mới còn lại mà thôi. Đó chính là những người
bạn thân thiết mà chúng ta thật sự cần, những người bạn này sẽ ở lại với ta dù bất cứ
chuyện gì xảy ra. Nhưng, bạn thấy đó, những hạt cát này rất ít và dễ dàng rơi ra nếu ta
không biết giữ gìn. Hãy đem chúng về và ngâm trong những vỉ màu đẹp nhất. Hãy giữ

gìn và nâng niu chúng bằng tình cảm của mình. Chúng sẽ ở bên cạnh bạn và không rời xa
đâu. Tôi chỉ có thể khuyên bạn như vậy thôi...

Chú bé im lặng, thả con sò về lại với lòng biển xanh bao la mà không nói lời nào...Chú
còn mải suy nghĩ về những điều con sò nhỏ nói..
Cuộc tranh luận vĩ đại


×