Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 109 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------   ------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa
bàn huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

Tên sinh viên

: Trần Thu Thủy

Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp
Lớp

: KT 51C

Niên khoá

: 2006 - 2010

Giảng viên hướng dẫn

: ThS Tô Thế Nguyên

HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực


và chưa hề được sử dụng để bảo vệ học vị nào.
Tôi xin cam đoan trong luận văn tôi có sử dụng các thông tin từ nhiều
nguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin trích dẫn được sử dụng để được tôi ghi
rõ nguồn gốc xuất xứ.

Sinh viên

Trần Thu Thủy

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ long biết ơn sâu
sắc đến thầy giáo Th.s Tô Thế Nguyên, bộ môn phân tích định lượng, khoa
kinh tế và phát triển nông thôn đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm
khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo khoa kinh tế và phát triển nông thôn trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
đã dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô, các chú, các anh, các chị cán bộ
phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hà Trung, phòng Thống
kê, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hà Trung, các phòng ban khác
trong UBND huyện Hà Trung, các xã, các chủ trang trại đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình thực tập.
Tôi xin cảm ơn cha mẹ, anh chị em, các bạn bè tôi đã giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình thực tập tốt nghiệp này.
Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn nên khóa luận của tôi không
tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được sự giúp ssowx, đóng góp ý
kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để kháo luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên

Trần Thu Thủy

ii


TÓM TẮT BÁO CÁO
Sản xuất hàng hóa ra đời là một trong những bước tiến quan trọng đánh
dấu sự phát triển của loài người. Sự ra đời và phát triển của kinh tế trang trại
góp phần đưa nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lẻ, mang tính tự cấp tự túc lên nền
sản xuất hàng hóa lớn. Đối với huyện Hà Trung – Thanh Hóa kinh tế trang trại
hiện nay đang là một mô hình kinh tế mang lại hiệu quả. Qua từng năm kinh tế
trang trại trên đại bàn huyện không ngừng được tăng lên, đã mang lại rất nhiều
lợi ích cho người dân và xã hội như: Lợi ích kinh tế - xã hội – môi trường.
Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế trang trại ở huyện Hà
Trung đã và đang gặp những vấn đề khó khăn nhất định, trong đề tài này tôi
tiến hành tìm hiểu tình hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện từ đó nhằm
đưa ra một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế trang trại của huyện
trong những năm tới.
Nội dung chủ yếu của vấn đề nghiên cứu:
* Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Nêu lên các khái niệm về trang trại, kinh tế trang trại, các đặc trưng,
loại hình, tiêu chí nhận dạng trang trại.
- Tình hình phát triển kinh tế trang trại của một số nước trine thế giới,
tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam, bài học và kinh nghiệm.
* Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
- Nêu lên các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hôi của huyện Hà Trung.
Nhìn chung điều kiện tự nhiên của huyện Hà Trung rất thuận lợi có sự phát

triển của các giống cây trồng vật nuôi. Về kinh tế thì tốc độ tăng trưởng kinh
tế của huyện lien tục tăng qua các năm và ổn định, xã hội được trật tự. Đó là
điều kiện thuận lợi đê kinh tế trang trại phát triể.
- Phương pháp nghiên cứu: Tôi cso sử dụng một số phương pháp sau đây.
+ Phương pháp điều tra thu thập số liệu
+ Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
+ Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
+ Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả kinh tế của trang trại
* Kết quả nghiên cứu và thảo luận

iii


- Tình hình kinh tế trang trại ở huyện Hà Trung
+ Quy mô, số lượng các trang trại lien tục tăng qua các năm. Năm 2003
số lượng trang trại trên địa bàn huyện là 93 trang trại, đến năm 2008 tăng lên
236 trang trại và đến năm 2009 thì số trang trại của huyện cso là 358 trang
trại. Trong số đso có 137 trang trại được cấp giấy chứng nhận, có 46 trang trại
thuộc loại hình trang trại tổng hợp chiếm tỷ lệ cao nhất, thấp nhất là trang trại
chăn nuôi + trồng cây ăn quả có 23 trang trại.
+ Về quy mô các yếu tố sản xuất: Đề tài tiến hành nghiên cứu các yếu tố
sản xuất trong các trang trại là vốn, đất đai, lao động, thị trường.
- Về kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh cảu trang trại
+ Nhìn chung các trang trại khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều mang
lại kết quả nhất định. Trong đó trang trại nuôi trồng thủy sản mang lại thu
nhập cao nhất trung bình đạt 50,29 triệu đồng/ 1 trang trại. Thấp nhất là trang
trại chăn nuôi + trồng cây ăn quả trung bình đạt 42,73 triệu đồng/ 1 trang trại.
So với mặt bằng thu nhập chung của các trang trại trên cả nước thì thu nhập
của các trang trại ở Hà Trung vẫn còn quá thấp, chưa tương xứng với tiềm
năng của huyện. Nhưng nó đã bước đầu chứng minh được kinh tế trang trại

vẫn là hướng đi đúng đối với ngành nông nghiệp của huyện Hà Trung.
+ Kinh tế trang trại đã mang lại hiệu quả rõ rệt về mặt kinh tế (sử dụng
hiệu quả nguồn vốn, đất đai, lao động). Bên cạnh đó kinh tế trang trại còn làm
thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho
người dân lao động, đảm bảo an ninh trật tự, góp phần thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn của huyện, từng
bước cải thiện môi trường sống của hộ trang trại và của cộng đồng dân cư.
* Đinh hướng, mục tiêu và giải pháp chủ yêu nhằm phát triển kinh tế
trang trại ở huyện Hà Trung
- Trong phần này chủ yếu đưa ra một số giải pháp chủ yếu cso tác động
làm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thông qua tìm hiểu thực tế
và các định hướng, mục tiêu của huyện.
- Các giải pháp

iv


+ Giải pháp về đất đai: Tiến hành giao đất ổn định, lâu dài và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại và hộ nông dân; Tiến
hành rà soát bổ sung quy hoạch.
+ Giải pháp về vốn: Nhà nước và chính quyền địa phương cần phối hợp
với hệ thống ngân hang tạo môi trường thông thoáng nhanh gọn cho các chủ
trang trại được tiếp cận với nguồn vốn một cách nhanh nhất, các ngan hang
cần gia hạn thêm thời gian vay vốn để các trang trại có đủ thời gian quay
vòng vốn. Bên cạnh đó các trang trại cần biết khai thác sử dụng hợp lý nguồn
vốn tự có cũng như vốn vay của mình.
+ Giải pháp về thị trường: Các chủ trang trại tăng cường công tác tìm
kiếm thị trường, các cấp chính quyền địa phương cần giúp trang trại tiếp xúc
được với các nhà đầu tư và các xí nghiệp doanh nghiệp tiêu thụ nông sản.
+ Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực: Mở các lớn tập huấn liến thức,

kỹ năng sản xuất kinh doanh cho các chủ trang trại, đồng thời nâng cao tay
nghề khả năng sản xuất cho các lao động làm việc trong trang trại .
+ Giải pháp về khoa học công nghệ: Các trang trại cần được hỗ trợ để
ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất tăng năng suất và
chất lượng nông sản.
+ Giải pháp về cở sở hạ tầng: Các cơ quan Nhà nước, chính quyền điạ
phương cùng với các chủ trang trại cần phối hợp với nhau để từng bước hoàn
thiện nâng cao tính hiệu quả của các hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao
thông, hệ thống điện, hệ thống thủy lợi nội đồng…
+ Giải pháp phát triển cho từng trang trại
Đối với trang trại tổng hợp: Để phát triển hơn nữa loại hình trang trại
này thì trước hết các chủ trang trại cần chú trọng hơn nữa trong việc xác định
hướng sản xuất kinh doanh chuyên môn hóa, xác định một vài ngành chuyên
môn hóa mũi nhọn của trang trại mình.
Đối với trang trại chăn nuôi + trồng cây ăn quả:
Nếu trang trại tiếp tục sản xuất theo hướng chính là trồng cây ăn quả thì
biện pháp cần làm đó là: Đầu tư tích tụ thêm ruộng đất, cải thiện giống cây ăn
quả mang lại hiệu quả kinh tế cao, huy động vốn để chủ động hơn trong việc

v


sản xuất và bảo quản dự trữ sản phẩm vào vụ thu hoạch tránh hiện tượng phải
bán để thu hồi vốn với giá thấp.
Nếu trang trại chuyển hướng sản xuất kinh doanh chính sang chăn nuôi
thì có một số biện pháp cho trang trại chăn nuôi như sau: Khuyến khích các
hộ chăn nuôi với quy mô đủ lớn để phát triển thành các trang trại chăn nuôi đa
dạng. Cần phải thúc đẩy chăn nuôi theo hướng thâm canh, có quy mô tập trung
và chuyển dần theo cách nuôi bán công nghiệp và thực hiện đồng bộ các biện
pháp; Mở rộng công nghệ chuồng trại, quản lý tốt nguồn giống từ bên ngoài, làm

chặt chẽ công tác kiểm dịch gia súc, hạn chế tối đa dịch bệnh bên ngoài, đảm
bảo chất lượng con giống. Tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, tìm kiếm giống tốt,
kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, công tác thú ý…cho các chủ trang trại.
Tóm lại, với các trang trại chăn nuôi nên chú trọng vào phát triển các vật
nuôi có thể mang lại giá trị kinh tế cao như các giống lợn siêu nạc, lợn nái đẻ, bò
thịt, bò lai sin, gà, vịt. Nhưng cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề dịch bệnh.
Đối với trang trại trồng trọt + nuôi trồng thủy sản: Các trang trại cần
thâm canh tăng vụ sản xuất. Áp dụng các giống lúa cho năng suất cao. Thực
hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác khoa học nhằm nâng cao năng suất đất
đai, lao động. Các chủ trang trại cần tham gia tích cực các hoạt động khuyến
nông, chương trình quản lý dịch hại nhằm tiếp cận và áp dụng kịp thời có hiệu
qủa các biện pháp kỹ thuật hiện đại vào thực tiễn sản xuất.
Đối với trang trại nuôi trồng thủy sản: Đối với loại hình trang trại này
cần nuôi kết hợp đa dạng các loại cá để tận dụng các tầng nước. Tuy nhiên,
cần chú ý các loại cá này cạnh tranh nhau để phát triển, đảm bảo cho chúng
cùng phát triển và không tiêu diệt lẫn nhau. Khi thả các chú ý mật độ cá.
Sau một thời gian phải thay nước cho cá, cần thiết nhất là trước khi thả
cá phải phơi đáy hồ đáy ao đồng thời rắc vôi bột trong vài ngày đảm bảo ao
cá không bị chua.
Loại hình trang trại này cần đầu tư để phát triển kèm theo chăn nuôi lợn lấy
thức ăn cho cá từ sản phẩm phụ của chăn nuôi tiết kiệm chi phí thức ăn cho cá.
* Kết luận và kiến nghị
Nêu lên một số kết luận trong quá trình nghiên cứu và đưa ra một số kiến
nghị đối với Nhà nước, Tỉnh, Huyện, đại phương và các chủ trang trại.

vi


MỤC LỤC


vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

viii


DANH MỤC ĐỒ THỊ

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN: Chăn nuôi
ĐVT: Đơn vị tính
LĐ: Lao động
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
TT: Thứ tự
SL: Số lượng
UBND: Ủy ban nhân dân

x


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sản xuất hàng hóa ra đời là một trong những bước tiến quan trọng đánh
dấu sự phát triển của loài người. Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương
chuyển nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản

lý của Nhà nước, theo đó phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng
hóa, đặc biệt thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, có quyền bình
đẳng trước pháp luật với cá thành phần kinh tế khác. Việc mở rộng quy mô
sản xuất của từng hộ gia đình cũng ngày được phát triển, tính chất và mục
đích sản xuất cũng đã thay đổi từ sản xuất tự túc, tự cấp đến nay nhiều hộ đã
sản xuất ra với số lượng hàng hóa lớn để bán ra thị trường trong và ngoài
nước. Mô hình kinh tế hộ như vậy dần dần đã chuyển thành một mô hình sản
xuất mới đó là mô hình kinh tế trang trại. Sự ra đời và phát triển của kinh tế
trang trại góp phần đưa nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lẻ, mang tính tự cấp tự
túc lên nền sản xuất hàng hóa lớn.
Nhận thức được vai trò quan trọng của kinh tế trang trại, trên quan điểm
đổi mới Nhà nước đã có nhiều chính sách tạo điều kiện cho kinh tế trang trại
phát triển. Nhưng trong quá trình triển khai còn nhiều bất cập, trang trại ở
khắp các vùng trên cả nước tồn tại nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn trong
phát triển.
Sự hình thành và phát triển các trang trại trên cả nước nói chung và trên
địa bàn huyện Hà Trung nói riêng đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Bên cạnh đó nó còn
góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nông thôn và cải
thiện môi trường sinh thái.
Đối với Hà Trung mặc dù số lượng trang trại liên tục tăng nhưng trong 3
năm gần đây nó tăng với mức độ giảm dần, một số trang trại vẫn còn gặp
nhiều khó khăn và các trang trại vẫn chưa yên tâm bỏ vốn đầu tư. Thực tế này

1


là do việc tích tụ đất đang gặp nhiều khó khăn, việc giao quyền sử dụng đất
chưa được giải quyết thỏa đáng. Câu hỏi đặt ra là cần phải có những giải pháp
gì để thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại nói chung kinh tế trang trại trên

địa bàn huyện Hà Trung nói riêng.
Với tính cấp thiết đó có rất nhiều nhà kinh tế đã nghiên cứu vấn đề này,
có những nhà kinh tế đưa ra những giải pháp trên quy mô cả nước, cũng có
những nhà kinh tế đưa ra những giải pháp cho từng vùng, từng miền cụ thể.
Trên địa bàn Hà Trung, trong thời gian qua đã có một số nghiên cứu đưa ra
những giải pháp cho việc phát triển kinh tế trang trại ở huyện nhưng nhìn
chung vẫn chưa đạt hiệu quả. Từ thực tế trên, với thời gian có hạn tôi đã chọn
đề tài: “Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên đại bàn
huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu những giải pháp để phát triển kinh tế trang trại trên đại bàn
huyện Hà Trung nhằm nâng thu nhập của người làm trang trại nói riêng và
nâng cao mức sống của người dân nói chung.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1/ Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại.
2/ Đánh giá thực trạng kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hà Trung.
Chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế trang trại.
3/ Đề ra những giải pháp để đấy mạnh phát triển kinh tế trang trại trên
địa bàn huyện.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện (trang trại tổng hợp,
trang trại chăn nuôi + trồng cây lâu năm, trang trại chăn nuôi + trồng cây hàng
năm, trang trại nuôi trồng thuỷ sản)

2


1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Đánh giá hiệu quả của các mô hình kinh tế trang trại. Tìm
hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả và sự phát triển của mô hình kinh
tế trang trại.
- Địa điểm: Các trang trại trên địa bàn huyện Hà Trung – Thanh Hóa.
- Thời gian: Từ ngày 12/01/2010 đến ngày 26/05/2010.

3


Phần II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm, vị trí, vai trò của kinh tế trang trại
2.1.1.1 Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại
a. Khái niệm trang trại
Để hiểu rõ khái niệm về trang trại trước hết cần phân biệt thuật ngữ trang
trại và kinh tế trang trại là những khái niệm khác nhau không đồng nhất.
Có nhiều học giả trên thế giới đã đưa ra những quan điểm khác nhau về
trang trại.
Theo Các Mác, trong sản xuất nông nghiệp vai trò hết sức quan trong
của trang trại là mang lại hiệu quả kinh tế cao “Ngay ở nước anh với nền công
nghiệp phát triển, hình thức sản xuất có lợi nhất không phải là các xí nghiệp
nông nghiệp quy mô lớn mà là các trang trại dùng lao động làm thuê”.
Lê Nin đưa ra quan điểm về trang trại “Ấp trại nhỏ tuy vẫn là nhỏ về
diện tích nhưng là ấp trại lớn nếu xét theo quy mô sản xuất”. Những năm gần
đây nước ta có nhiều cơ quan, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu về trang
trại, nội dung được đề cập nhiều nhất là khái niệm về trang trại.
“Trang trại là một doanh nghiệp sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa,
đứng đầu là một người chủ trang trại, họ làm chủ đất đai, các tư liệu sản xuất
khác phục vụ sản xuất và đời sống. Họ huy động lao động gia đình và thuê
mướn nhân công nếu cần, tự chủ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thưcj hiện

hạch toán kinh doanh”.
Theo tác giả Trần Đức ông cho rằng: “Trang trại là chủ lực của tổ chức
làm nông nghiệp ở các nước tư bản cũng như các nước phát triển và theo các
nhà khoa học khẳng định đó là tổ chức sản xuất kinh doanh của nhiều nước
trên thế giới trong thế kỷ 21”.

4


Theo ông Nguyễn Thế Nhã ông cho rằng: “Trang trại là một loại hình tổ
chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, thủy sản, có mục đích chính là sản xuất
hàng hóa, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một
chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản
xuất tiến bộ trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường”.
Tác giả Phạm Đức Minh lại cho rằng: “Trang trại là một loại hình sản
xuất nông nghiệp hàng hóa của hộ, do một người chủ có khả năng đón nhận
những cơ hội thuận lợi, từ đó huy động thêm vốn và lao động, trang bị tư liệu
sản xuất, lựa chọn công nghệ sản xuất thích hợp, tiến hành tổ chức sản xuất
và dịch vụ những sản phẩm theo yêu cầu của thị trường nhằm thu lợi nhuận
cao”.
Qua các quan điểm nêu trên chúng tôi thấy rằng, các quan điểm đó tựu
chung lại đều thể hiện những vấn đề sau:
Về mặt kinh tế, trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế trong nông,
lâm, ngư nghiệp được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính sản
xuất hàng hóa rõ rệt, có sự tập trung tịch tụ cao hơn về các yếu tố sản xuất, có
nhu cầu cao về thị trường, về khoa học công nghệ, có tỷ suất hàng hóa và thu
nhập cao hơn so với mức bình quân của các hộ gia đình trong vùng.
Về mặt xã hội, trang trại là một tổ chức cơ sở của xã hội, trong đó các
quan hệ xã hội đan xen nhau: Quan hện giữa các thành viên của hộ trang trại,
quan hệ giữa các chủ trang trại và lao động thuê ngoài, quan hệ gữa những

người làm thuê cho chủ trang trại vơi nhau...
Về mặt môi trường, trang trại là một không gian sinh thái, trong đó diễn
ra các quan hệ sinh thái đa dạng. Không gian sinh thái trang trại có quan hệ
chặt chẽ và ảnh hưởng qua lại trực tiếp với sinh thái của vùng.
Qua phân tích trên ta thấy khái niệm trang traij rộng hơn khái niệm kinh
tế trang trại. Tuy nhiên, trong các mặt kinh tế, xã hội, môi trường của trang
train thì mặt kinhh tế là mặt cơ bản, chứa đựng những nội dung cốt lõi của

5


trang trại. Vì vậy, trong nhiều trường hợp khi nói đến kinh tế trang trại tức nói
đến mặt kinh tế trang trại người ta thường nói tắt là trang trại.
b. Khái niệm kinh tế trang trại
Hiện nay đã có rất nhiều cuộc điều tra và thảo luận về kinh tế trang trại
những vẫn còn những quan điểm về kinh tế trang trại khác nhau. Do vậy, một
số khái niệm chung nhất để thống nhất quan điểm về kinh tế trang trại vẫn
chưa được hình thành.
Để góp phần làm rõ thêm khái niệm về kinh tế trang trại chúng tôi đề cập
một số khái niệm sau:
Theo PGS.TS Hoàng Việt ông cho rằng: “ Kinh tế trang trại là một hình
thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nước có mục đích chủ yếu là sản xuất sản
phẩm hàng hóa, tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc quyền sở hữu của một người
chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô diện tích ruộng đất và các
yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn, với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ
và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường”.
Theo Nguyễn Thế Nhã khi nghiên cứu kinhh tế trang trại đã đưa ra khái
niệm: “Kinh tế trang trại (Hay kinh tế nông trại, lâm trại, ngư trại...) là một
hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, bao gồm một số
người lao động nhất định, được chủ trang trại tổ chức trang bị những tư liệu

sản xuất nhất định để tiến hành sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu của
nền kinh kinh tế thị trường và được nhà nước bảo hộ”.
Theo khái niệm của PGS.TS Lê Trọng thì: “Kinh tế trang trại là một hình
thức tổ chức cơ sở, là doanh nghiệp tổ chức sản xuất trực tiếp ra nông sản
phẩm hàng hóa dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội, được
chủ trang trại đầu tư vốn, thuê mướn phần lớn hoặ hầu hết sức lao động và
trang bị tư liệu sản xuất để hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của thị trường
được nhà nước bảo hộ theo luật định”.

6


Theo GS.TS Nguyễn Đình Hương: “Kinh tế trang trại là một hình thức
tổ chức cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, mục đích chủ yếu là sản xuất hàng
hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu của một người chủ độc lập, sản xuất
được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung
đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt
động tự chủ và luôn gắn với thị trường”.
Từ các quan điểm trên và trên tinh thần của Nghị quyết 03 ngày
02/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất về nhận thức kinh tế
trang trại như sau: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa
trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng
quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản, trồng rừng gắn với sản xuất chế biến và tiêu thụ sản
phẩm nông, lâm, thủy sản”.
Tuy nhiên, ở mỗi nước trong từng giai đoạn cụ thể, do trình độ phát triển
cụ thể của nền kinh tế mà những đặc điểm trên có thể biểu hiện ở mức độ
khác nhau. Ở nước ta, nền nông nghiệp đang trên bước đầu chuyển từ nền
nông nghiệp nửa tự nhiên sang nền nông nghiệp hàng hóa. Do vậy, trong các
trang trại ở nước ta nhìn chung chưa thể hiện rõ nét như ở các nước có trình

độ cao trong sản xuất nông nghiệp, xong đã có sự phân biệt rõ rệt so với hộ
nông dân tự cung tự cấp.
2.1.1.2 Vị trí và vai trò của kinh tế trang trại
Ở các nước phát triển, trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu
có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống kinh tế nông nghiệp, có vai trò to
lớn và quyết định trong sản xuất nông nghiệp, là lực lượng sản xuất ra phần
lớn sản phẩm nông nghiệp trong xã hội, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành
công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và thương nghiệp.

7


Trong điều kiện nước ta hiện nay, vai trò và hiệu quả phát triển của kinh
tế trang trại phải được đánh giá nhìn nhận trên 3 mặt: Hiệu quả kinh tế, hiệu
quả xã hội và hiệu quả về bảo vệ tài nguyên môi trường.
Vai trò này thể hiện rõ nét các vẫn đề chủ yếu sau đây:
* Về mặt kinh tế.
Các trang trại góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các
loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, khác phục dần tình trạng sản
xuất phân tán, manh mún, lạc hậu tạo nên những vùng chuyên môn hóa, tập
trung hàng hóa và thâm canh cao. Mặt khác qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trang trại, góp phần phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp
chế biến và dịch vụ sản xuất nông thôn.
Thực tế cho thấy việc phát triển kinh tế trang trại bao giờ cũng đi liền với
việ khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả trong nông nghiệp,
nông thôn so với kinh tế hộ. Do vậy, phát triển kinh tế trang trại góp phần tích
cực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nông nghiệp nông thôn và kinh tế
nông thôn.
* Về mặt xã hội.
Phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu

trong nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, an ninh trật tự xã hội. Điều này
giải quyết một trong những vấn đề bức xúc trong nông thôn nước ta. Mặt
khác, còn thúc đấy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn, không ngừng
nâng cao trình độ văn hóa – xa hội cho nhân dân.
* Về bảo về tài nguyên môi trường.
Bên cạnh lợi ích về kinh tế và xã hội, Nhà nước và cộng đồng còn thu
được lợi ích về tài nguyên và môi trường. Phát triển trang trại đã góp phần
khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nông nghiệp (đất, mặt nước, khí

8


hậu, thời tiết), đưa đất đai vào sử dụng đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra còn tận
dụng được mặt nước nuôi trồng thủy sản, bảo vệ môi trường, sinh thái...

9


2.1.2 Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại và tiêu chí nhận
dạng trang trại
2.1.2.1 Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại
Từ khái niệm kinh tế trang trại đã nêu ở trên để phân biệt trangg trại với
các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh cơ sở khác và với kinh tế hộ phải
dựa vào cá đặc trưng sau:
Sản xuất hàng hóa là mục đích hàng đầu của trang trại.
Do yêu cầu sản xuất hàng hóa, cá yếu tố vật chất của sản xuất được tập
trung với quy mô nhất định.
Tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người
chủ cụ thể.
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại do chủ trang trại tự

quyết hoàn toàn tự lựa chọn phương hướng sản xuất đến tiêu thụ sảm phẩm và
phân phối kết quả sản xuất kinh doanh.
Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý, có kiến
thức và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh nông nghiệp và thường là người
trực tiếp quản lý trang trại.
So với kinh tế hộ, tổ chức quản lý sản xuất của trang trại tiến bộ hơn
trang trại có nhu cầu cao hơn về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và thường xuyên
tiếp cận thị trường.
Để tiến hành sản xuất, hầu hết các trang trại đều có thuê người lao động.
Mức thu nhập khác ở trang trại cao hơn hẳn so với mức thu nhập bình quân
của nông hộ trong vùng.
2.1.2.2 Tiêu chí nhận dạng trang trại
Để nhận dạng hay nói cách khác là xác định một đơn vị sản xuất cơ sở
trong nông nghiệp có phải là một trang trại hay không cần phải có tiêu chí xác
định. Tiêu chí xác định trang trại dựa trên các đặc trưng cơ bản nhất của trang
trại, nhưng cần đơn giản dễ vận dụng.

10


Trên lý thuyết tiêu chí xác định một trang trại gồm cả định tính và định
lượng, cần phải kết hợp cả hai mặt trên để vận dụng. Theo Thông tư liên tịch
số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 26/3/2000 hướng dẫn tiêu chí để xác
định trang trại như sau:
1/ Đối tượng là ngành sản xuất được xem xét xác định là kinh tế trang trại:
Hộ nông dân, công nhân viên chức Nhà nước, lực lượng vũ trang đã nghỉ
hưu các loại hộ thành thị và cá nhân chuyên sản xuất (bao gồm nông nghiệp,
lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản) hoặc sản xuất nông nghiệp là chính có kinh
nghiệm các hoạt động dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn.
2/ Tiêu chí định lượng: Đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền

Trung: Giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ phải đạt bình quân 40 triệu đồng/
năm trở lên.
Đối với các tỉnh phái Nam và Tây Nguyên: Giá trị sản lượng hàng hóa,
dịch vụ phải đạt bình quân 50 triệu đồng/ năm trở lên.
3/ Quy mô sản xuất:
* Đối với trang trại trồng trọt:
(1) Trang trại trồng cây hàng năm:
- Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung.
- Từ 3 ha trở lên đối với cá tỉnh phía Nam và tây Nguyên.
(2) Trang trại trồng cây lâu năm:
- Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung.
- Từ 5 ha trở lên đối với cá tỉnh phía Nam và tây Nguyên.
- trang traim trồng hồ tiêu từ 0,5 ha trở lên.
(3) Trang trại lâm nghiệp:
Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước.
* Đối với trang trại chăn nuôi:
(1) Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò
- Sinh sản lấy sữa: 10 con trở lên.

11


- Lấy thịt: 50 con trở lên.
(2) Chăn nuôi gia súc: lợn, dê...
- Lợn sinh sản 20 con, dê sinh sản 100 con trở lên.
- Lợn thịt 100 con, dê 200 con trở lên.
(3) Chăn nuôi gia cầm các loại từ 2000 con trở lên.
- Đối với trang trại nuôi trồng thủy sản: Có diện tích từ 2ha trở lên ( Đối
với nuôi tôm thịt theo công nghiệp từ 1ha trở lên).
Quy mô nên thiết lập thành bảng cho gọn và dễ đọc

* Đối với cá trang trại đặc thù như: Trồng hoa, cây cảnh đặc sản thì tiêu
chí xác định dựa vàogias trị sản xuất.
2.1.3 Các loại hình kinh tế trang trại
2.1.3.1 Phân loại theo hình thức tổ chức quản lý
Theo cách phân loại này có trang trại gia đình, trang trại liên doanh và
trang trại hợp doanh kiểu cổ phần:
Trang trại gia đình là loại hình có tính phổ biến nhất trong cả nước. Đó là
kiểu trang trại độc lập sản xuất kinh doanh do người chủ hộ hay một người
thay mặt gia đình đứng ra quản lý.
Thông thường mỗi trang trại là của một hộ gia đình, nhưng có những nơi
quan hệ huyết thống còn đậm nét thì có khi có mấy gia đình cùng tham gia
quản lý một cơ sở trang trại.
Trang trại liên doanh do 2 – 3 trang trại gia đình hợp thành một trang trại
lớn với năng lực sản xuất lớn hơn, đủ sức cạnh tranh với các trang trại lớn,
tuy nhiên mỗi trang trại thành viên vẫn có sức tự chủ điều hành sản xuất. Đối
tượng liên doanh đều là anh em, họ hàng hay bạn bè thân thiết, ở các nước
Châu Á do quy mô trang trại nhỏ nên loại trang trại liên doanh có rất ít, ở Mỹ
trang trại liên doanh có nhiều hơn nhưng chỉ chiếm 10% tổng số trang trại và
chiếm 16% tổng diện tích đất đai.

12


Trang trại hợp doanh tổ chức theo nguyên tắc một công ty cổ phần hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Loại trang trại này
thường có quy mô lớn, thực hiện chuyên môn nhóa sản xuất, sử dụng lao
động làm thuê là chủ yếu, ở Mỹ năm 1982 bình quân một hợp doanh nông
nghiệp có 1 triệu 52 ngàn USD giá trị đất đai và công trình, 144 ngàn USD
máy móc và thiết bị, 4 ô tô vận tải, 1,3 máy gặt đập liên hợp, 9 công nhân
thường xuyên và 18 công nhân thời vụ. Trong trang trại hợp doanh nông

nghiệp được chia làm 2 loại: Hợp doanh gia đình và hợp doanh phi gia đình.
2.1.3.2 Phân loại theo cơ cấu sản xuất
Cơ cấu này được xác định căn cứ vào điều kiện tự nhiên, trình độ sản
xuất và đặc điểm thị trường của từng vùng. Nhiều trang trại kinh doanh tổng
hợp kết hợp nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp như các nước Châu Á, kết
hợp nông nghiệp với lâm nghiệp như các nước Bắc Âu, kết hợp trồng trọt với
chăn nuôi ở nhiều nước khác.Ở những nước mà nông nghiệp phát triển như
Mỹ, Canada, Tây Âu thì cơ cấu sản xuất theo hướng chuyên môn hóa như
nuôi gà, vỗ béo lợn, nuôi bò thịt hoặc bò sữa, chuyên trồng cây ăn quả hay
trồng rau, trồng hoa và cây cảnh..., lại có những trang trại chuyên sản xuất
nông sản hay lâm sản làm nguyên liệu cho chế biến, có khi kết hợp sản xuất
với chế biến nông, lâm sản ở trình độ sơ chế hoặc tiến lên tinh chế.
2.1.3.3 Phân loại theo cơ cấu thu nhập
Phân loại theo cơ cấu thu nhập là hình thức phổ biến ở những nước nông
nghiệp kém phát triển, nguồn sống chính dựa vào nông nghiệp.cơ cấu thu
nhập của trang trại phần lớn là từ nông nghiệp. Người ta gọi đó là những
“trang trại thuần nông”. Theo đà phát triển của công nghiệp, số trang trại
thuần nông ngày một giảm (ở Đài Loan năm 1960 có 49,3% số trang trại là
thuần nông, đến năm 1980 tỷ lệ này còn 9%, ở Nhật Bản năm 1950 số trang
trại thuần nông chiếm 50%, đến 1985 tỷ lệ này giảm xuống còn 15%).

13


Ngược lại số trang trại có thu nhập chủ yếu ngoài nông nghiệp ngày càng
tăng. Những trang trại có thu nhập chính từ nông nghiệp thường là cơ sở sản
xuất nông nghiệp quy mô vừa và lớn, thu nhập từ nông nghiệp đủ sức trang
trải cho nhu cầu sinh hoạt và tái sản xuất. Các trang trại có thu nhập phần ít từ
nông nghiệp và ngoài nông nghiệp thường có quy mô nhỏ, thu nhập từ nông
nghiệp không đủ đáp ứng nhu cầu nên phải đi làm thêm ngoài trang trại trên

địa bàn nông thôn, có khi cả ở thành phố để tăng thêm thu nhập, không ít các
trang trại loại này bị lỗ nhưng không bị xóa sổ vì đã có thu nhập ngoài nông
nghiệp bù đắp.
2.1.3.4 Phân loại theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất
Trường hợp phổ biến là người chủ trang trại có sở hữu toàn bộ tư liệu
sản xuất từ đát đai, công cụ máy móc đến chuồng trại, kho bãi. Riêng về sở
hữu ruộng đất, ở nhiều nước 70-80% số chủ trang trại có ruộng đất riêng, ở
Mỹ năm 1982, số chủ trang trại có sở hữu hoàn toàn về đất đai chiếm 59%, sở
hữu một phần là 29,3% và thuê hoàn toàn ruộng đất là 11,7%.
Chủ trang trại chỉ có sở hữu một phần tư liệu sản xuất, còn một phàn
thuê người khác. Trường hợp không phải là cá biệt tuy trang trại có đất đai
nhưng phải thuê máy móc, chuồng trại, kho bãi.
Chủ trang trại hoàn toàn không có tư liệu sản xuất mà đi thuê toàn bộ cơ
sở của một trang trại hoặc của Nhà nước để sản xuất, không chỉ máy móc,
thiết bị, kho tàng, chuồng trại mà cả đất đai mặt nước rừng cây. Ở Mỹ năm
1988, giá thuê hàng năm toàn bộ một trang trại bằng 1-8,8% tổng giá trị tài
sản của trang trại ấy. Theo giá thị trường tùy từng vùng và từng trang trại.
Thực tế các nước phát triển cho thấy sở hữu tư liệu sản xuất không phải
là yếu tố quyết định thành bại của trang trại. Ở Mỹ không ít những chủ trang
trại đi thuê tư liệu sản xuất để kinh doanh có lợi nhuận cao không kém các
chủ trang trại có quyền sở hữu về tư liệu sản xuất.

14


×