Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

NGHIÊN cứu các BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG với BIẾN đổi KHÍ hậu của các hộ NÔNG dân VÙNG VEN BIỂN xã QUẢNG VINH QUẢNG XƯƠNG – THANH hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.78 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------   ------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN VÙNG VEN BIỂN XÃ
QUẢNG VINH - QUẢNG XƯƠNG – THANH HÓA

Tên sinh viên

: Nguyễn Văn Vượng

Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp
Lớp

: KT 51A

Niên khoá

: 2006 - 2010

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Mậu Dũng

HÀ NỘI - 201


Khóa luận tốt nghiệp – 2010



Phousith BAKHAM – KTNNB51

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một khóa luận nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, 2010
Tác giả

Phousith BAKHAM

2


Khóa luận tốt nghiệp – 2010

Phousith BAKHAM – KTNNB51

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học của mình ngoài sự nỗ lực của
bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều cá nhân và tổ chức.
Qua bài khóa luận của mình, cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu
sắc tới sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn đã dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt
quá trình học tập tại trường. Đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ tận tình chỉ bảo
của TS. Phạm Văn Hùng là người hướng dẫn chính trong suốt quá trình thực

hiện khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ và nhân dân xã Phụng Công đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để
hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và những
người thương yêu tôi, luôn bên tôi, giúp đỡ tôi về vật chất cũng như tinh thần
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Vì điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài khó tránh khỏi sự thiếu
sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và mọi người để
đề tài của tôi được hoàn thiện hơn và có ý nghĩa cả trong lý luận và thực tiễn.
Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2010
Sinh viên

Phousith BAKHAM

3


Khóa luận tốt nghiệp – 2010

Phousith BAKHAM – KTNNB51

MỤC LỤC
4.3.4.1 Hoàn thiện bố trí sản xuất cây công trình ...................................68
4.3.4.2 Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất 69
4.3.4.3 Xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ cây công
trình................................................................................................................70
4.3.4.4 Mở rộng thị trường và hoàn thiện kênh tiêu thụ sản phẩm .....71
4.3.4.5 Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho sản xuất cây
công trình.......................................................................................................71

4.3.4.6 Chính sách đầu tư và khuyến khích phát triển .........................72
5.1. Kết luận..................................................................................................73
5.2. Kiến nghị................................................................................................74
MỤC LỤC…………………………………………………….…………..iii
DANH MỤC BẢNG…………………………………………….………..vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………vii

4


Khóa luận tốt nghiệp – 2010

Phousith BAKHAM – KTNNB51

DANH MỤC BẢNG
4.3.4.1 Hoàn thiện bố trí sản xuất cây công trình ...................................68
4.3.4.2 Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất 69
4.3.4.3 Xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ cây công
trình................................................................................................................70
4.3.4.4 Mở rộng thị trường và hoàn thiện kênh tiêu thụ sản phẩm .....71
4.3.4.5 Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho sản xuất cây
công trình.......................................................................................................71
4.3.4.6 Chính sách đầu tư và khuyến khích phát triển .........................72
5.1. Kết luận..................................................................................................73
5.2. Kiến nghị................................................................................................74

5


Khóa luận tốt nghiệp – 2010


Phousith BAKHAM – KTNNB51

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQ

Bình quân

QM

Quy mô

BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐVT

Đơn vị tính

GTSX

Giá trị sản xuất

Ha

Hecta

HQKT


Hiệu quả kinh tế

HTX

Hợp tác xã

GO

Giá trị sản xuất

IC

Chi phí trung gian

L

Công lao động

VA

Giá trị gia tăng

MI

Thu nhập hỗn hợp

TSCĐ

Tài sản cố định


TM - DV

Thương mai – dịch vụ

6


Khóa luận tốt nghiệp – 2010

Phousith BAKHAM – KTNNB51

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số ở nông thôn
gắn với ngành nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp hàng hoá là một trong
những mục tiêu to lớn của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Chính vì thế mà
trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đưa ra chủ trương chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình phát triển ngành nông nghiệp nói
riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Trong xu thế phát triển chung của xã hội,
nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao ngày càng lớn. Nhu cầu ấy
cả về những mặt hàng mang lại giá trị tinh thần và giá trị thẩm mỹ. Nắm bắt
được thị hiếu đó, nông dân xã Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã
mạnh dạn tập trung sản xuất hoa, cây cảnh chất lượng cao. Trong các loại hoa,
cây cảnh đó cũng có loại cây công trình phát triển đáng kể.
Sự phát triển mạnh mẽ của các đô thị đang đặt ra yêu cầu đổi thay
mạnh mẽ cho các vùng nông thôn ven đô, theo hướng đi vào nông nghiệp đô
thị. Trong đó, phát triển trồng hoa, cây cảnh, đang được coi là một hướng đi
phù hợp với điều kiện ở nước ta hiện nay.
Phụng Công là một xã làm nghề trồng cây cảnh từ rất sớm. Với điều

kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và tập quán sản xuất của mình Phụng
Công có nhiều tiềm năng để phát triển ngành nghề một cách toàn diện.
Gần đây, kinh tế Phụng Công (Văn Giang, Hưng Yên) phát triển nhanh
và mạnh nhất tỉnh, chủ yếu nhờ nghề trồng cây cảnh. Không những tạo nhiều
việc làm, đòi hỏi vốn đầu tư ít, cho thu nhập cao, nghề này còn giúp Phụng
Công trở thành làng quê xanh, sạch đẹp.
Qua khảo sát thị trường cây công trình, nhu cầu về thị trường của cây
công trình rất lớn, nhiều chủ cửa hàng kinh doanh cây cảnh ở đây cho biết họ
vẫn phải nhập cây công trình từ nơi khác về địa bàn nhất là các loại cây công

7


Khóa luận tốt nghiệp – 2010

Phousith BAKHAM – KTNNB51

trình cao cấp như cây cau vua, lộc vừng, phi lao, đa,… Vậy chúng ta phải có
giải pháp nhằm nâng cao sản xuất cây công trình cho phù hợp.
Trên cơ sở đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp
phát triển sản xuất cây công trình tại xã Phụng Công, huyện Văn Giang,
tỉnh Hưng Yên ”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng sản xuất cây công trình trên địa bàn xã
Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể có
tính khả thi nhằm phát triển sản xuất cây công trình trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất cây
công trình.

- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây công trình tại xã Phụng
Công, Văn Giang, Hưng Yên.
- Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây công trình từ đó chỉ
ra cơ hội và thách thức trong chiến lược phát triển sản xuất cây công trình của
xã Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên.
- Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây công
trình của xã trong những năm tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu những yếu tố có liên quan đến phát triển sản xuất cây
công trình ở các hộ nông dân trong xã Phụng Công.
- Đối tượng cụ thể nghiên cứu là những hộ, cơ sở sản xuất cây công
trình ở xã Phụng Công.

8


Khóa luận tốt nghiệp – 2010

Phousith BAKHAM – KTNNB51

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian
- Nghiên cứu tại địa bàn xã Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
* Phạm vi thời gian
- Thời gian nghiên cứu tiến hành từ ngày 23/01-23/5/2010.
- Đề tài nghiên cứu thực trạng sản xuất và phát triển cây công trình của
các hộ nông dân trong xã từ năm 2007-2009.
* Phạm vi nội dung
- Nghiên cứu thực trạng sản xuất một số loại cây công trình hàng năm

chủ yếu của xã Phụng công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên như cây cau
vua, cây đa, cây lộc vừng.

9


Khóa luận tốt nghiệp – 2010

Phousith BAKHAM – KTNNB51

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cây công trình
2.1.1 Lý luận về phát triển sản xuất
2.1.1.1 Các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển
Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý thuyết về
phát triển kinh tế. Đây là một khái niệm tiền đề, là nền tảng của nhiều mối
quan hệ góp phần tạo nên các mối quan hệ đa chiều của xã hội. Các mối quan
hệ đó có thể bao gồm về mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội,
tăng trưởng kinh tế và văn hóa, tăng trưởng kinh tế và môi trường, tăng
trưởng kinh tế và tham nhũng…. Do đó, việc nắm rõ các khái niệm cũng như
các lý luận và lý thuyết về tăng trưởng sẽ góp phần nghiên cứu một cách có
hệ thống hơn về mối quan hệ của tăng trưởng với các khái niệm và phạm trù
khác, và để từ đó góp phần hài hòa khái niệm này với các khái niệm và phạm
trù khác. Mặt khác, việc hiểu rõ về khái niệm và các lý luận về nó cũng góp
phần vào việc định hướng xây dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội
đảm bảo các đặc trưng cơ bản của nền kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh quy mô tăng
lên hay giảm đi của nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hoặc của thời
kỳ này so với thời kỳ trước đó. Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng quy
mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia

tăng lên hay giảm đi nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý
nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm của nền
kinh tế giữa năm hay các thời kỳ. Để đo lường tăng trưởng kinh tế người ta
thường dùng hai chỉ tiêu chủ yếu: phần tăng, giảm quy mô của nền kinh tế
(tính theo GDP), hoặc tốc độ tăng trưởng kinh tế (tính theo GDP).
Ngày nay, tăng trưởng kinh tế được gắn với chất lượng tăng trưởng.
Mặt số lượng của tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở quy mô, tốc độ của tăng

10


Khóa luận tốt nghiệp – 2010

Phousith BAKHAM – KTNNB51

trưởng. Còn mặt chất lượng của tăng trưởng kinh tế là tính quy định vốn có của
nó, là sự thống nhất hữu cơ làm cho hiện tượng tăng trưởng kinh tế khác với các
hiện tượng khác. Chất lượng tăng trưởng được quy định bởi các yếu tố cấu thành
và phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành nên tăng trưởng kinh tế.
Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Theo quan điểm của Ngân hàng thế giới, Chương trình phát triển của Liên hợp
quốc và một số nhà kinh tế học nổi tiếng được giải thưởng Nobel gần đây như
G.Becker, R.Lucas, Amrtya Sen, J.Stiglitz, thì cùng với quá trình tăng trưởng,
chất lượng tăng trưởng biểu hiện tập trung ở các tiêu chuẩn chính sau đây:
- Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong dài hạn và tránh
được những biến động từ bên ngoài.
- Thứ hai, tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, được thể hiện ở sự đóng góp
của yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) cao và không ngừng gia tăng.
- Thứ ba, tăng trưởng phải đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng
cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

- Thứ tư, tăng trưởng đi kèm theo với phát triển môi trường bền vững.
- Thứ năm, tăng trưởng hỗ trợ cho thể chế dân chủ luôn đổi mới, đến
lượt nó thúc đẩy tăng trưởng ở tỷ lệ cao hơn.
- Thứ sáu, tăng trưởng phải đạt được mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội
và giảm được đói nghèo.
Như vậy, khi nghiên cứu quá trình tăng trưởng, cần phải xem xét một
cách đầy đủ hai mặt của hiện tượng tăng trưởng kinh tế là số lượng và chất
lượng của tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế với tốc độ và chất lượng cao là
mong muốn của mọi quốc gia và của cả nhân loại trên thế giới. Sau đây chúng
ta xem xét một số quan điểm về tăng trưởng kinh tế.

11


Khóa luận tốt nghiệp – 2010

Phousith BAKHAM – KTNNB51

* Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng và phát triển kinh tế
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối,
tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong
một giai đoạn.
Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai
kỳ cần so sánh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa
quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô
kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Các chỉ tiêu đo lường mức tăng trưởng kinh tế được sử dụng làm thước
đo trình độ phát triển nền kinh tế một cách cụ thể, dễ hiểu và nó trở thành
mục tiêu phấn đấu của một chính phủ vì nó là tiêu chí để người dân đánh giá

hiệu quả điều hành đất nước của chính phủ.
2.1.1.2 Lý luận về sản xuất
a. Khái niệm về sản xuất hàng hoá
Đối với mỗi quốc gia thì sản xuất hàng hoá luôn luôn giữ vị trí quan
trọng, đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa quyết định đến sự phát
triển của quốc gia. Sản xuất hàng hoá thúc đẩy sự phát triển của phân công
lao động, phát triển chuyên môn hoá, tạo điều kiện phát huy lợi thế so sánh
của mỗi vùng, mỗi đơn vị sản xuất, tạo điều kiện cải tiến kỹ thuật, nâng cao
trình độ sản suất, mở rộng phạm vi sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Ngoài ra, sản xuất hàng hoá còn làm cho quá trình giao lưu kinh tế văn
hoá giữa các địa phương, các vùng, các nước ngày càng phát triển, đời sống
tinh thần được nâng cao, phong phú và đa dạng, tạo điều kiện cho sự phát
triển tự do độc lập của cá nhân. Trong sản xuất hàng hoá, có một quy luật rất
quan trọng đó là quy luật giá trị. Đây là quy luật cơ bản của sản xuất hàng
hoá. Theo quy luật này, sản xuất và trao đổi hàng hoá được thực hiện theo hao
phí lao động xã hội cần thiết. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ

12


Khóa luận tốt nghiệp – 2010

Phousith BAKHAM – KTNNB51

thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị giá cả thị trường lên xuống xoay
quanh giá trị hàng hoá và trở thành cơ chế tác động của quy luật giá trị. Cơ
chế này phát sinh tác dụng trên thị trường thông qua cạnh tranh, cung - cầu,
sức mua của đồng tiền. Điều này cắt nghĩa vì sao khi trình bày quy luật kinh
tế chi phối hoạt động của sản xuất và lưu thông hàng hoá người ta chỉ trình
bày quy luật giá trị, một quy luật bao quát cả bản chất và các nhân tố cấu

thành cơ chế tác động của nó. Sản xuất hàng hóa nông nghiệp là quá trình sản
xuất ra sản phẩm để buôn bán, trao đổi với người khác, với xã hội nhằm mục
tiêu lợi nhuận.
2.1.1.3 Lý luận về phát triển sản xuất
Sản xuất là quá trình kết hợp tư liệu sản xuất với sức lao động để tạo ra
sản phẩm. Như vậy phát triển sản xuất được coi là một quá trình tăng tiến về
quy mô (sản lượng) và hoàn thiện về cơ cấu.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp cũng như các tổ
chức kinh tế khi tiến hành phát triển sản xuất phải lựa chọn ba vấn đề kinh tế
cơ bản đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Những
vấn đề này liên quan đến việc xác định thị trường và phân phối sản phẩm
đúng đắn để kích thích sản xuất phát triển.
Phát triển sản xuất cũng được coi là một quá trình tái sản xuất mở rộng,
trong đó quy mô sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở thị
trường chấp nhận.
Như vậy các doanh nghiệp phải có các chiến lược kinh doanh phù hợp.
Trong đó các chiến lược về sản phẩm: Phải xác định được số lượng, cũng như
chất lượng của sản phẩm, xác định chu kỳ sống của sản phẩm. Phải có chiến
lược đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và lựa chọn công nghệ thích hợp.
Trong đó chú ý đến chiến lược đi tắt đón đầu trong việc đầu tư công nghệ
hiện đại.

13


Khóa luận tốt nghiệp – 2010

Phousith BAKHAM – KTNNB51

Trong quá trình phát triển như vậy nó sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất

về sản phẩm. Đồng thời làm thay đổi về quy mô sản xuất, về hình thức tổ
chức sản xuất, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hoàn thiện dần từng
bước về cơ cấu, để tạo ra một cơ cấu hoàn hảo.
Chú ý trong phát triển sản xuất phải đảm bảo tính bền vững, tức là sản
xuất tìm nguồn đầu vào, đầu ra sao cho bền vững nhất và không làm ảnh
hưởng đến
2.1.2 Phát triển sản xuất cây công trình
2.1.2.1 Ý nghĩa và vai trò phát triển nghề trồng cây công trình
Cây công trình là những cây xanh cung cấp cho các công trình với số
lượng lớn như: khu công viên, khu vui chơi giải trí, khu du lịch, biệt thự, khu
công nghiệp, resort, cây xanh đường phố.
Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới, hệ thực vật vô cùng phong
phú chính vì vậy biết dùng hệ thực vật đa dạng để trang trí cho từng không
gian sống của con người là thực sự hiệu quả.
Cây bóng mát, các cây trang trí khác ngoài bóng dáng cây chúng ta còn
có quyền lựa chọn các yếu tố độc đáo của hoa, quả hay màu lá, sắc lá. Khéo
hoặc lắng nghe tư vấn chúng ta sẽ có một không gian sống trên cả tuyệt vời
nơi phố thị.
Khí hậu nước ta cũng như một số nước trong khu vực có hệ thời tiết khí
hậu phong phú, nắng lớn, mưa nhiều. Sau những khoảng thời tiết mát mẻ, tiếp
là những đợt nắng lớn. Cây bóng mát đặc biệt quan trọng với mọi loài sinh
vật, vừa che phủ lấy bóng mát, vừa có ý nghĩa tích cực trong việc cân bằng
sinh thái. Cây bóng mát còn có tính trang trí cho các không gian kiến trúc.Tạo
môi trường lớn cho cảnh quan đô thị.
Cây bóng mát đặc biệt quan trọng với mọi loài sinh vật, vừa che phủ
lấy bóng mát, vừa có ý nghĩa tích cực trong việc cân bằng sinh thái

14



Khóa luận tốt nghiệp – 2010

Phousith BAKHAM – KTNNB51

2.1.2.2 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật nghề trồng cây công trình
a. Đặc điểm kinh tế của sản xuất cây công trình
Hiện nay nghề trồng cây công trình đã trở thành một nghề có thu nhập
chính của nhiều địa phương trong nước nói chung của Phụng công nói riêng.
Ở những vùng quê này, hầu như người dân nào cũng thạo nghề trồng cây
công trình, nhiều nghệ nhân có tay nghề cao, sản xuất nhiều sản phẩm có giá
trị được nhiều vùng biết đến. Tính riêng xã Phụng Công trong năm 2009 có
khoảng 24,47 ha trồng cây công trình. Nhiều hộ trồng cây cây công trình mỗi
năm cho họ thu nhập từ 50-150 triệu đồng/hộ. Tuy nhiên, trong những năm
qua nghề trồng cây công trình ở xã Phụng Công vẫn mang tính tự phát,
nguyên nhân các hộ nông dân vẫn chưa tận dụng hết tiềm năng để đầu tư sản
xuất kinh doanh sản phẩm cây công trình, do vậy hiệu quả kinh tế từ nghề này
chưa cao.
Nghề trồng cây công trình phát triển trở thành một động lực thúc đẩy
một số ngành nghề khác phát triển theo. Chẳng hạn như nghề gốm sứ, nghề
sản xuất giấy hợp kim…
Nghề trồng cây công trình đòi hỏi yêu cầu vốn đầu tư lớn, thời gian kéo
dài song nó mang lại hiệu quả cao, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
đời sống con người, đồng thời góp phần nâng cao thu nhập của các nông hộ.
Ở những địa phương có nghề trồng cây cảnh phát triển thì đóng góp
của nghề cho ngân sách Nhà nước hàng năm là khá lớn.
Nghề trồng cây công trình có những đặc điểm khác biệt đòi hỏi phải có
sự đầu tư khác nhau về lao động và chi phí vật chất. Xung quanh việc trồng
cây công trình có nhiều vấn đề như phát triển theo hướng nào? Nên trồng loại
cây nào? Theo các nhà chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp thì phát triển
theo ba hướng đó là mở rộng quy mô diện tích, nâng cao chất lượng sản

phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu.

15


Khóa luận tốt nghiệp – 2010

Phousith BAKHAM – KTNNB51

b. Đặc điểm kỹ thuật sản xuất cây công trình
- Đặc điểm kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
Yêu cầu về đất:
Đất đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước và chất dinh
dưỡng, các chất kích thích sinh trưởng,... cho cây trồng nói chung và cây công
trình nói riêng. Theo kinh nghiệm của người trồng cây công trình thì các loại
đất thích hợp để trồng cây công trình phải đạt được những tiêu chuẩn sau:
+ Đất không quá bí, quá rời rạc, đất phải có nhiều chất hữu cơ và mùn.
+ Đất có nhiều vi sinh vật sống và hoạt động.
+ Đất phải thoát được nước, đủ độ ẩm.
+ Đất không quá chua, độ pH = 6, 9 là phù hợp.
Yêu cầu về ánh sáng:
Các loại cây công trình khác nhau có yêu cầu về ánh sáng không giống
nhau về cường độ, về độ chiếu sáng, có cây chỉ ưa ánh sáng tán xạ. Do đó
người trồng cây công trình phải tạo điều kiện để cây được chiếu sáng theo yêu
cầu của nó như: Trồng cây với khoảng cách thích hợp.
Nhóm cây ngắn ngày yêu cầu độ chiếu sáng ngắn, thời gian tối đa từ
10- 14 h/ngày;
Nhóm cây dài ngày yêu cầu độ chiếu sáng dài, thời gian tối từ 8 –
10h/ngày;
Nhóm cây trung tính không phản ứng chặt chẽ với ánh sáng.

Yêu cầu về độ ẩm:
Cây ưa độ ẩm cao trong đất và cả trong khí quyển độ ẩm 85 – 95%;
Cây ưa khô hạn yêu cầu về độ ẩm thấp 65 – 75%;
Có cây hoàn toàn sống trong nước, có cây sống trong điều kiện độ ẩm
bình thường (nhóm trung tính).
Yêu cầu về nhiệt độ:
Nhóm cây công trình đới ưa nhiệt độ từ 17-20oC;

16


Khóa luận tốt nghiệp – 2010

Phousith BAKHAM – KTNNB51

Nhóm cây công trình ưa nhiệt độ từ 23 – 30 oC (ban ngày) và ưa nhiệt
độ 18 – 22oC (ban đêm).
Thời vụ gieo trồng:
Nhu cầu về cây công trình mang tính chất thường xuyên song vào thời
điểm gần Tết Nguyên Đán hoặc lễ hội thì nhu cầu cây công trình tăng cao.
Người trồng cây công trình phải tuỳ thuộc vào từng loại cây mà tính toán thời
điểm chiết cành, ươm cây cho phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài
ra, người trồng cây công trình còn phải có chế độ chăm sóc, tưới nước, bón
phân, phun thuốc trừ sâu bệnh,... thích hợp, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng
và phát triển theo ý muốn của người trồng.
- Đặc điểm về vốn đầu tư
Cây công trình có nhiều loại khác nhau do đó việc đầu tư vốn cho sản
xuất cây công trình cũng khác nhau. Có những loại cây công trình ngắn ngày,
vốn đầu tư ít, chỉ cần một mảnh vườn và điều kiện phù hợp, có kinh nghiệm
có kỹ thuật là có thể trồng cây công trình được. Thậm chí trong vùng có hộ đi

trước trồng thử nghiệm thấy được nên những hộ xung quanh liền theo nhau
trồng loại cây công trình đó. Nhưng hiệu quả thu được của các hộ thì không
giống nhau vì cùng một loại cây công trình nhưng có những hộ trồng thì lãi
nhiều, có hộ trồng thì lãi ít vì những hộ có điều kiện về cơ sở vật chất: Giống,
phân bón, thuốc trừ sâu, kỹ thuật chăm sóc,... nên kết quả sản xuất cao, thu
được nhiều lợi nhuận hơn so với những hộ không có điều kiện kinh tế để đầu
tư nhiều cho mảnh vườn (ruộng) của mình.
Còn những loại cây công trình chủ yếu mang lại hiệu quả kinh tế cao
thì thời gian chăm sóc rất lâu, vốn đầu tư ban đầu lớn, kỹ thuật chăm sóc rất
cầu kỳ nên có rất nhiều hộ không có đủ điều kiện để trồng những loại cây
công trình đó mà chỉ một số hộ có điều kiện kinh tế khá trở lên mới có khả
năng trồng các loại cây công trình trên. Nói chung sản xuất cây công trình là
một nghề đòi hỏi có nhiều vốn cho nên không phải hộ nào cũng có thể sản

17


Khóa luận tốt nghiệp – 2010

Phousith BAKHAM – KTNNB51

xuất, kinh doanh cây công trình được vì vốn đầu tư cho mỗi sào cây công
trình thường gấp 4 – 5 lần so với lúa, gấp 3 – 4 lần so với trồng cây màu khác
như lạc hoặc đậu tương.
Tuy nhiên, để mở rộng quy mô sản xuất phải đi kèm với tăng chất
lượng, đa dạng hoá các sản phẩm để ngày càng đáp ứng nhu cầu thưởng thức
cái đẹp của người tiêu dùng. Để làm được điều này đòi hỏi các nhà khoa học
giúp đỡ những người nông dân bằng cách phổ biến những kiến thức sản xuất
mới cho người nông dân, bên cạnh đó người nông dân cũng phải tự tìm tòi,
học hỏi nâng cao tay nghề để đáp ứng được những tiến bộ trong sản xuất như

kỹ thuật nuôi cấy mô, chiết ghép, bảo quản, đóng gói và vận chuyển.
- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật một số loại cây công trình chủ yếu được trồng
tại xã: Cây cau vua, cây lộc vừng
+ Cau vua
Cau vua là cây thân gỗ có đốt, phân nhánh dưới gốc tạo thành bụi nhỏ.
Thân có nhiều đốt, thẳng, màu vàng ánh, dưới gốc thân có các chồi nách có
khả năng tạo thành nhánh chồi. Các bó mạch gỗ và mạch rây phân tán khắp
thân, gỗ thuộc loại gỗ mềm. Lá kép lông chim có bẹ lá ôm lấy thân, khi già thì
tách ra khỏi thân để lộ các đốt của thân.
Cây không to cao, từ gốc có nhiều nhánh mọc thành bụi, khóm. Các
nhánh tuy mọc ở gốc của thân, nhưng không thể tách ra nhân giống như đối
với các cây thực vật lớp 2 lá mầm được vì khả năng ra rễ kém, khi tách dễ bị
chết do lớp gốc bị hỏng. Cây lớn ra hoa vào tháng 5 – 6, có lá bắc to bao
ngoài như dừa, cau ăn quả… có khả năng đậu quả khá cao.
Cau vua có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới. Ở miền Nam nước ta cau
đuợc sưu tập để trồng làm cây cảnh. Cau cảnh yêu cầu điều kiện nóng ẩm, ưa
sáng để sinh trưởng và phát triển, vì vậy, các loại cau vua không được dùng
làm cây cảnh trong nhà, nội thất mà thường đặt ở ban công, sân hoặc vườn.
Tuy nhiên, chúng là loại cây khá chịu điều kiện khô hạn, song ra lá kém, thân

18


Khóa luận tốt nghiệp – 2010

Phousith BAKHAM – KTNNB51

trở nên nhỏ và chuyển màu, ít đẻ nhánh. Với điều kiện thích hợp, trong một
năm, cau cảnh ra được 2 – 3 lá chồi, nhánh ở gốc sẽ phát sinh nhiều. Cau cảnh
không yêu cầu khắt khe về điều kiện đất đai, có thể trồng trên nhiều loại đất

khác nhau, miễn là đất đủ ẩm và không quá khô hạn.
Kỹ thuật nhân giống
Cau vua chỉ nhân giống được từ hạt của quả để tạo cây con. Ở miền
Nam nước ta có điều kiện thích hợp để cây cho hoa và quả nên phần lớn hạt
nhân giống được mua từ miền Nam. Để nhân giống, cần chọn các quả già
(quả 2 năm), khi vỏ quả đã có màu nâu vàng, hơi khô thì đem trồng; lấy hạt
khô từ các quả già ngâm trong nước 10 – 12 giờ ủ nơi ấm để khi gieo, hạt
mọc nhanh.
Đất gieo hạt nên làm tơi xốp, phía trên làm giàn che để giữ ẩm cũng
như tránh sương muối vì thời vụ gieo hạt thường vào cuối năm. Sau khi lên
luống, khoảng cách là 20 x 30cm (cây x hàng) với 2 hàng hoặc 3 – 4 hàng trên
1 luống. Dùng đất lấp hạt ở độ sâu 1 – 1,5cm, trên mặt phủ rơm rác mục để
giữ ẩm và khi tưới không làm trôi đất, đóng váng mặt. Tưới giữ ẩm thường
xuyên sau khi gieo mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều tối, đến khi hạt mọc thì
tưới mỗi ngày/lần.
Khi cây đã có 2 – 3 lá , có thể bỏ giàn che, tiến hành xới mặt luống, làm
cỏ và thúc bằng nước phân chuồng pha loãng. Sau 1 – 1,5 năm, cây cau con
có thể được chuyển trồng trong chậu hoặc xuất bán.
Kỹ thuật trồng: Đất trồng cau cảnh nên chọn đất thịt, giàu dinh dưỡng.
Mùn có khả năng giữ nước, thoát nước tốt. Không nên chọn đất nhiều rác, xác
thực vật mục để tránh giun và bệnh gây hại cây.
Trong điều kiện nước ta, cau vua là loại cây dễ sống, nên có thể trồng ở
các thời gian trong năm, song thích hợp nhất là trồng vào tháng 3 – 4 và tháng
8 – 10 hàng năm. Trồng tháng 3 – 4 khi cây bắt đầu sinh trưởng mạnh hoặc
khi cây ở thời kỳ sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng.

19


Khóa luận tốt nghiệp – 2010


Phousith BAKHAM – KTNNB51

Khi trồng trên đất hay trong chậu cần chú ý bón phân lót trước khi
trồng và trồng nông, lấp đất ở gốc không quá sâu để tránh cây bị “nghẹn” sinh
trưởng và ra nhánh kém, trồng xong cần tưới nước để giữ ẩm và làm chặt gốc
cho cây khỏi bị đổ. Sau khi trồng, tưới nước ngày/lần cho đất đủ ẩm, tránh
làm đất quá ẩm và sũng nước trong thời gian 10 – 15 ngày để cây bén vào đất.
Chăm sóc cây:
Cau vua cần được trồng hoặc đặt để ở những nơi đầy đủ ánh sáng.
Không đặt nơi ánh sáng yếu, trong nội thất vì bản lá sẽ mỏng, cây sinh trưởng
yếu, kéo dài sẽ làm lá chóng rụng và chết. Do yêu cầu nước khá cao để sinh
trưởng, ra nhánh nên cau cảnh yêu cầu tưới nước đều, không để đất quá khô,
định kỳ 2 tháng tưới cho cây bằng nước phân chuồng 1/15 – 1/20, thúc cho
cây và giữ cho bộ lá xanh tốt.
+ Lộc vừng
Một số vấn đề lưu ý khi trồng, chăm sóc
- Đôn đảo trước khi đánh chuyển 1-2 tuần
- Luôn giữ ẩm cho đất trồng
- Cây nhạy cảm với phân hóa học nên hết sức thận trọng khi sử dụng.
Tốt nhất nên dùng các sản phẩm có nguồn góc hữư cơ.
2.1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây công trình
a. Nhân tố con người
Nguồn nhân lực: Chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến
thức và kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất. Hầu hết các
yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay
mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu
tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể
phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có
sức khỏe và kỷ luật lao động tốt.


20


Khóa luận tốt nghiệp – 2010

Phousith BAKHAM – KTNNB51

b. Nhân tố tự nhiên
Cây công trình cũng là một loại cây trồng do đó chịu ảnh hưởng rất lớn
của điều kiện tự nhiên. Một sự thay đổi của tự nhiên như khí hậu, thời tiết độ
ẩm,… đều ảnh hưởng trực tiếp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây,
ảnh hưởng đến quá trình trồng cây công trình.
c. Nhân tố kỹ thuật:
Sản xuất cây công trình là nghề đòi hỏi có trình đọ kỹ thuật; tay nghề
khá cao. Một mặt họ phải nắm vững đặc tính sinh trưởng của cây, sử dụng
bàn tay tác động vào chúng để tạo thành những dáng, thế nhất định. Mặt khác,
việc lựa chọn giống cũng rất quan trọng bên cạnh đó cũng không thể thiếu các
công đoạn tỉa cạnh, khoanh gốc, gỏ cây…Do vậy yếu tố kỹ thuật có vai trò
quyết định đến sự thành bại của hộ nông dân. Khoa học ngày càng phát triển,
các kỹ thuật về lai, ghép, nhân giống phục vụ rất đắc lực cho quá trình sản
xuất giống của nông dân, việc nắm bắt và học tập các tiến bộ này kết hợp với
kinh nghiệm là yêu cầu khách quan đối với người sản xuất.
d. Nhân tố kinh tế
- Nhân tố vốn:
Vốn luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong quá trình
sản xuất cây công trình vì cây công trình cho thu hồi vốn chậm do chu kỳ sản
xuất nhiều khi khó xác định. Hơn nữa việc chăm sóc cây công trình cũng đòi
hỏi đầu tư khá lớn về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), thuốc
kích thích sinh trưởng,...vả lại yêu cầu của hoa cây cảnh đòi hỏi cần đáp ứng

đúng thời kỳ, nếu không đáp ứng quá trình đó thì sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng sản xuất. Vốn còn quyết định tới việc tái sản xuất giản đơn hay tái sản
xuất mở rộng do đó để phát triển sản xuất cây công trình đòi hỏi các hộ nông
dân cần có nguồn vốn để chủ động đối phó với các rủi ro: thời tiết, thị hiếu
thay đổi, giá trị đầu vào tăng cao,...

21


Khóa luận tốt nghiệp – 2010

Phousith BAKHAM – KTNNB51

- Nhân tố thị trường, giá cả
Sản xuất muốn phát triển ổn định đòi hỏi cần có thị trường và luôn tìm
cách đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Bất kỳ ngành sản xuất
nào cũng liên quan đến thị trường đầu vào và đầu ra. Sự biến động giá cả ở cả
hai thị trường đều tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và thu nhập của
nông hộ. Việc định giá cả đầu ra cũng như nguồn cung ứng các vật tư đầu
vào, tạo lập và mở rộng thị trường tiêu thụ sẽ mang lại tâm lý yên tâm sản
xuất cho nông hộ.
Sản xuất cây công trình cũng là ngành sản xuất hàng hoá trong điều
kiện phát triển của nền kinh tế hiện nay. Vì vậy, sự phát triển của ngành này
cũng gắn liền với những biến động của thị trường.
Trong những năm gần đây giá cả đầu vào của sản phẩm biến động nhiều,
do đó cũng gây ra những biến động lớn đối với sản xuất và tiêu thụ cây công trình.
Do vậy, các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp của các địa phương cần chú ý để có
những biện pháp đối phó khi mà các nhà cung cấp vật tư ép giá các nông hộ.
Giá đầu ra cũng là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng tới sản xuất cây
công trình. Trên thực tế đã cho thấy, nếu giá của một loại cây năm nay cao và

bán chạy thì cung về loại cây năm sau đó sẽ tăng cao. Điều đó làm cho giá
của loại cây năm đó năm sau sẽ giảm do cung vượt cầu.
Như vậy, qua cách phân tích ở trên cho thấy thị trường là yếu tố hết sức
quan trọng quyết định tới lượng cung ứng cây công trình của người sản xuất
cũng như thu nhập của họ.
- Nhân tố cơ sở hạ tầng
Để phát triển sản xuất thì đòi hỏi hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản
xuất cũng cần được nâng cấp, đó là công trình thuỷ lợi nhằm đảm bảo tưới
tiêu đáp ứng đầy đủ nhu cầu tưới tiêu đối với quá trình sinh trưởng và phát
triển của cây. Còn hệ thống giao thông liên quan đến quá trình vận chuyển
cây giống, cây thương phẩm, hoa và các loại vật tư .

22


Khóa luận tốt nghiệp – 2010

Phousith BAKHAM – KTNNB51

Trên thực tế cho thấy ở những địa phương có sự đầu tư hợp lý cho hệ
thống cơ sở hạ tầng thì tại đó nghề trồng cây công trình có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển sản xuất và tiêu thụ. Như vậy phát triển sản xuất cây
công trình và nâng cấp cơ sở hạ tầng có quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau
trong đó quy hoạch về cơ sở hạ tầng cần thực hiện trước một bước.
- Nhân tố chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước
Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước là nhân tố góp phần định
hướng cho các hoạt động sản xuất cây công trình trong thời gian dài do đó nó
có vai trò rất quan trọng. Hơn nữa hiện nay với các chính sách chuyển đổi cơ
cấu kinh tế nông thôn, chính sách dồn điền đổi thửa, chính sách khuyến khích
các thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất và xuất khẩu hoa cây cảnh cùng

hàng loạt chính sách hỗ trợ sản xuất khác, do đó người nông dân sẽ yên tâm
hơn khi gắn bó với nghề của mình. Từ đó đã làm cho ngành sản xuất nông
nghiệp nói chung và ngành trồng hoa, cây cảnh nói riêng phát triển mạnh mẽ.
Mặt khác các chính sách đầu tư, quy hoạch vùng sản xuất tạo thành các
vành đai xung quanh các đô thị lớn sẽ tạo điều kiện cho ngành sản xuất hoa,
cây cảnh phát triển một cách mạnh mẽ, tăng lượng cung cấp hàng hoá, thoả
mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Như vậy, các chính sách pháp luật của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn và
tạo hành lang pháp lý đến sản xuất cây công trình của cả nước nói chung và của
xã Phụng Công nói riêng có điều kiện phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu...
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Khái quát tình hình sản xuất cây công trình ở Việt Nam
Cây công trình Việt Nam có giá trị kinh tế lớn trên thị trường quốc tế bởi
giá trị thẩm mỹ cao, tính đa dạng phong phú. Trong đó cây cau vua là mặt
hàng chủ yếu.
+ Các loại cây công trình chính trồng ở Việt Nam.

23


Khóa luận tốt nghiệp – 2010

Phousith BAKHAM – KTNNB51

Cau Champag, Hoàng Lan, Kè Bạc, Cau Trắng, Thốt Nốt, Cau Đuôi
Chồn, Vàng Anh, Lộc Vừng, Cọ Dầu, Móng Bò, Phượng Vĩ, Bằng Lăng Ổi,
Hoa Sữa, Hoàng Nam, Chiêu Liêu, Sọ Khỉ (Xà Cừ), Bằng Lăng Nước, Đa
Búp Đỏ, Chuông Vàng, Bàng Đài Loan, Lim Xẹt, Sao Đen3HFDY, Cây Viết,
Đủng Đỉnh, Liễu Rủ, Cau Bụng , Chuối Rẻ Quạt , Cau Vua…
2.2.2 Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất

cây công trình
2.2.2.1 Thuận lợi
- Diện tích trồng cây công trình phát triển nhanh ở nhiều nơi trong xã.
- Phát triển được nhiều mô hình, hộ nông dân sản xuất cây công trình sản
xuất giỏi, giá trị sản xuất đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm.
- Xây dựng được nhiều vùng chuyên canh trồng cây công trình với diện
tích trên 200 ha.
- Các lớp khuyến nông, huấn luyện về nghề trồng cây công trình đã tạo
được đội ngũ lao động có tay nghề góp phần giúp người nông dân tiếp cận các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giống mới từ nước ngoài và các tỉnh làm phong
phú mặt hàng và chủng loại cây công trình. Đã có mô hình chuyển giao kỹ
thuật cây cảnh cho nông dân có hiệu quả, thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo
tập huấn thu hút nhiều nghệ nhân, nông dân đến trao đổi học tập.
- Cùng với chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chương
trình phát triển sản xuất cây công trình đã khuyến khích người nông dân
chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao thay thế cho các cây trồng
có thu nhập kém phù hợp với tình hình nông nghiệp ngày càng thu hẹp, với
các chính sách ưu đãi tạo thuận lợi cho người nông dân yên tâm sản xuất.
-Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng cho người tiêu dùng, nhiều
doanh nghiệp, nhà vườn thường xuyên tham khảo thông tin, ra nước ngoài
học tập kinh nghiệm, mua giống mới để nhân và cung cấp cho thị trường
trong nước và hướng dần tới xuất khẩu.

24


Khóa luận tốt nghiệp – 2010

Phousith BAKHAM – KTNNB51


2.2.2.2 Khó khăn
Tuy có nhiều thuận lợi bên cạnh đó gặp không ít những khó khăn:
- Về quy mô và tổ chức sản xuất: Hầu hết những cơ sở trồng cây công trình
còn ở quy mô nông hộ nhỏ, tổ chức sản xuất đơn lẻ, với diện tích trung bình từ
4-7sào/hộ. Hộ trồng cây công trình lớn nhất cũng chỉ khoảng 1ha đến 2ha. Ở quy
mô sản xuất này không thể áp dụng những kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất. Từng
hộ nông dân sản xuất đơn lẻ, thiếu sự hợp tác là trở ngại lớn trong việc tạo nguồn
hàng hóa lớn và đa dạng với chất lượng cao, đồng nhất. Trên thực tế, đã có nhiều
hợp đồng xuất khẩu không thực hiện được do không thể tổ chức cung cấp sản
phẩm theo yêu cầu, trong khi tiềm năng sản xuất là rất lớn.
- Kỹ thuật trồng cây công trình ở nhiều nơi vẫn chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm và phương pháp nhân giống cổ truyền như gieo hạt, trồng từ củ, mầm,
nhánh. Các phương pháp này dễ trồng, giá thành cây giống thấp nhưng chất
lượng giống không cao, dễ bị thoái hóa, làm giảm chất lượng .
- Về ứng dụng công nghệ cao: đã được cải thiện đáng kể, như thay đổi cơ
cấu giống, nuôi cấy mô, kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật tiên tiến, áp
dụng công nghệ nhà lưới có mái che sáng…. Tuy nhiên, sự thay đổi nay diễn
ra không đồng đều giữa các vùng sản xuất vì nhiều lý do (khí hậu thời tiết,
trình độ thâm canh, khả năng đầu tư, khả năng tiếp cận kỹ thuật tiến bộ và thị
trường…).
- Trong những năm gần đây, diện tích cây công trình ở nước ta nói chung
của xã Phụng Công nói riêng đã có bước phát triển, trở thành một nhóm cây
trồng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của nhiều địa phương nhưng cây
công trình vẫn chưa có được sự phát triển bền vững vì giá thành cao nên khó
có thể cạnh tranh với thị trường nước ngoài như thị trường cây công trình của
Trung Quốc, thậm chí ngay tại nội địa khi so với sản phẩm của các liên
doanh.

25



×