Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Thực trạng và giải pháp chủ yếu để phát triern sản xuất rau theo hướng hàng hóa tại bình mỹ bình lục hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.72 KB, 89 trang )

TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG NGHIệP Hà NộI
Khoa kinh tế và phát triển nông thôn

----------

KHO LUN TT NGHIP

THC TRNG V GII PHP CH YU
PHT TRIN SN XUT RAU THEO HNG HNG
HểA
X CNH THY, HUYN YấN DNG, TNH BC GIANG

Tờn sinh viờn

: Nguyn Th Trang

Chuyờn ngnh o to : Kinh t nụng nghip
Lp

: KT 51C

Niờn khoỏ

: 2006 - 2010

Ging viờn hng dn

: ThS, Nguyn Hu Nhun

yên ngành đào t



¹o:

Kinh tÕ vHµ Néi - 2010

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đều đã
được cảm ơn và mọi thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực tập tốt nghiệp, để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp
này ngoài sự cố gắng hết mình của bản thân tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các
thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội, cùng với sự động viên, khích lệ của toàn thể gia đình và bạn bè trong
suốt quá trình tôi học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, cùng toàn thể các thầy, cô
giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội đã trang bị cho tôi những kiến thức cũng như những điều kiện để tôi hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Thạc

sỹ Nguyễn Hữu Nhuần đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn chú Phạm Trọng Hải - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân
dân xã Cảnh Thuỵ, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, cùng toàn thể các cô, các chú
trong Đảng ủy, UBND và các hộ gia đình cùng các cơ quan đoàn thể trên địa bàn xã
Cảnh Thuỵ đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình đi thực
tế để nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này tại thị trấn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng tới gia đình, bạn bè và người
thân đã hết lòng tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ và luôn ở bên tôi trong suốt quá
trình học tập và rèn luyện.
Do trình độ, thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy, tôi mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn
để đề tài được hoàn thiện hơn và có ý nghĩa trong thực tiễn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Trang

ii


TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Sản xuất rau là một ngành có vai trò quan trọng trong đời sống hàng
ngày. Rau cung cấp các chất dinh dưỡng như vitamin, axit amin, các chất
đạm, chất khoáng,… là những chất dinh dưỡng cần thiết và không thể thay
thế được. Ngày nay, khi trình độ phát triển về dân trí và xã hội ảnh hưởng trực
tiếp đến sự thay đổi cơ cấu bữa ăn, người dân có xu hướng giảm tiêu dùng các
loại thức ăn nhiều chất béo mà tăng tiêu dùng các loại rau, quả, rượu, bia và
nước giải khát. Nhu cầu tiêu dùng rau sạch có chất lượng cao ngày càng tăng
do đời sống của nhân dân các nước không ngừng được cải thiện.

Là một xã của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang có truyền thống sản
xuất rau lâu đời, Cảnh Thuỵ có nhiều điều kiện thuận lợi thời tiết, khí hậu, có
thị trường tiêu thụ lớn, người dân có kinh nghiệm trong sản xuất rau. Tuy
nhiên, trong sản xuất vẫn còn nhiều khó khăn như giá cả nguyên liệu đầu vào
bấp bênh, sản xuất vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng rau chưa được đảm
bảo,… Tình hình tiêu thụ rau ở xã vẫn mang tính chất truyền thống tức là tự
người sản xuất thu hoạch rồi mang ra chợ trong vùng bán và mang tính cá
nhân, chưa có sự liên kết, hợp tác với nhau để tìm nhà, công ty tiêu thụ sản
phẩm. Vậy thực trạng sản xuất rau ở xã hiện nay ra sao? Có những thuận lợi
và khó khăn gì? Các biện pháp để phát triển sản xuất rau theo hướng sản xuất
hàng hóa ở địa phương như thế nào? Để trả lời câu hỏi đó, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp:
Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu, phương pháp tổng hợp và
phân tích số liệu, phương pháp sánh, phương pháp SWOT,…
Qua nghiên cứu thực tế thực trạng sản xuất rau trên địa bàn xã, chúng
tôi rút ra được một số kết luận sau: Nhìn chung, diện tích, năng suất của các
hộ điều tra năm 2009 có xu huớng tăng so với năm 2008, kèm theo đó sản
luợng các loại rau cũng tăng. Trong các loại rau thì cà chua có chi phí cao

iii


nhất là 1904,22 nghìn đồng/sào, cải bắp là 1806,69 nghìn đồng/ sào, súp lơ là
1707,48 nghìn đồng/ sào, su hào là 1557,47 nghìn đồng/ sào. Chi phí này cao
hơn chủ yếu là do chi phí công lao động cao hơn vì cà chua cần nhiều công
chăm sóc, dễ sâu bệnh, nhưng hiệu quả kinh tế lại không bằng các cây khác.
Việc sản xuất còn manh mún, quá trình tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, trình độ
hiểu biết về kĩ thuật của các hộ sản xuất rau còn thấp.
Cũng qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy rằng có nhiều nhân tố

ảnh huởng đến quá trình sản xuất và tiêu thụ rau ở xã như các điều kiện tự
nhiên, thời vụ, việc sử dụng các yếu tố đầu vào, thị truờng và giá cả đầu ra…
Từ thực trạng đó chúng tôi đưa ra các định huớng và các giải pháp về tổ chức
sản xuất, kĩ thuật, thị truờng tiêu thụ nhằm nâng cao kĩ thuật sản xuất cho
nguời sản xuất, phát huy vai trò của công tác khuyến nông và góp phần đưa
nền sản xuất hàng hóa của địa phương ngày càng phát triển.

iv


MỤC LỤC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ii
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN....................................................................................................iii
MỤC LỤC..............................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.......................................................................................................vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................................viii
PHẦN I...................................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................1
PHẦN II.................................................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.............................................................................4
PHẦN III..............................................................................................................................23
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................23
Cùng với đất đai, lao động là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản
xuất. Vai trò này càng được thể hiện rõ hơn trong sản xuất nông nghiệp, khi mà trình độ cơ
giới hoá còn chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế sản xuất. Dân số và lao động của xã Cảnh
Thụy cũng có nhiều điểm chung với các xã khác của huyện Yên Dũng. Tình hình dân số và
lao động của xã từ năm 2007-2009 được thể hiện qua bảng 3.2..........................................27

PHẦN IV..............................................................................................................................39
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................................................39
PHẦN V...............................................................................................................................71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................73
PHỤ LỤC.............................................................................................................................75

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai ở xã Cảnh Thụy qua các năm 2007-2009..................26
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Cảnh Thụy qua các năm 2007-2009.........28
Bảng 3.3: Cơ sở hạ tầng của xã Cảnh Thụy qua 3 năm 2007 - 2009...................................31
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm 2007-2009................................33
Bảng 4.1 : Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng các loại rau trồng năm 2009.............41
Bảng 4.2: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra...................................................................42
Bảng 4.3: Diện tích, sản lượng rau của các hộ điều tra........................................................45
Nhìn vào bảng thấy các loại cây trồng khác nhau, các hộ khác nhau thì đạt được sản lượng
là khác nhau. Trong đó cây cải bắp luôn là cây có sản lượng cao nhất so với các cây su
hào, sup lơ, cà chua; cây su hào là cây có sản lượng thấp nhất. Năm 2009 cũng là năm các
cây trồng có sản lượng cao hơn.Cụ thể: năm 2009 sản lượng cải bắp là 1756,74kg tăng
188,35kg, cây su hào là 1019,87 kg tăng 46,8 kg, cây sup lơ là 1187,5 kg tăng 167,08kg,
cây cà chua là 1288kg tăng 75,5 kg so với năm 2008. Có sự khác biệt đó là do năm 2009
thời tiết, khí hậu thuận lợi hơn năm 2008, cây trồng sinh truởng, phát triển thuận lợi, ít sâu
bệnh......................................................................................................................................45
Bảng 4.4 : Tổng hợp chi phí sản xuất các loại rau ở các hộ điều tra năm 2009...................47
Bảng 4.5: Kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra (tính trung bình trên 1 sào)
..............................................................................................................................................54
Bảng 4.6: So sánh hiệu quả sản xuất của các loại rau qua 2 năm........................................56

Bảng 4.7: Tình hình tiêu thụ các loại rau của các hộ điều tra..............................................58
(tính trung bình trên 1 sào)...................................................................................................58
Bảng 4.8: So sánh chi phí sản xuất các loại rau ở các nhóm hộ điều tra qua 2 năm 2008 2009 (tính bình quân trên 1 sào)...........................................................................................64

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam từ năm 2004 - 2009....................19
Biểu đồ 2.2: Thị trường tiêu thụ rau quả của Việt Nam.......................................................20

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQ
BVTV
CC
CNH - HĐH
CN - TTCN
DV - TM
ĐVDT
ĐVT
EU
FAO
GO
GTSX
LC

MI

NN
THCS
THPT
TSCĐ
Trđ
UBND
XHCN
XK

: Bình quân
: Bảo vệ thực vật
: Cơ cấu
: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
: Công nghiệp – thương mại dịch vụ
: Dịch vụ - Thương mại
: Đơn vị diện tích
: Đơn vị tính
: Liên minh Châu Âu
: Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc
: Giá trị sản xuất
: Giá trị sản xuất
: Ngày công lao động
: Lao động
: Thu nhập hỗn hợp
: Nông nghiệp
: Trung học cơ sở
: Trung học phổ thông
: Tài sản cố định
: Triệu đồng
: Uỷ ban nhân dân

: Xã hội chủ nghĩa
: Xuất khẩu

viii


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước có nền sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao
trong nền kinh tế quốc dân với khoảng 70% dân số sống ở nông thôn, là một
trong những quốcgia đứng đầu về xuất khẩu nông sản đặc biệt là gạo, cà phê
và hồ tiêu trong suốt hơn một thập kỷ qua. Nhưng đời sống nhân dân thấp,
điều đó chứng tỏ việc sản xuất nông nghiệp mặc dù đem lại kết quả cao
nhưng không làm tăng thu nhập cho người dân, nâng cao được mức sống của
họ. Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã chủ trương phát triển và đa dạng hóa cây
trồng trong đó có sản xuất rau quả để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu đồng thời đem lại giá trị kinh tế cao. Sản xuất rau là một ngành
cung cấp thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của con
người. Cùng với các loại thức ăn từ động vật, rau cung cấp các chất dinh
dưỡng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Rau cung cấp các
chất dinh dưỡng như vitamin, axit amin, các chất đạm, chất khoáng,… là
những chất dinh dưỡng cần thiết và không thể thay thế được. Đặc biệt khi
lượng lương thực và các chất thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo yêu cầu về
số lượng và chất lượng thì nhu cầu về rau lại càng tăng, như một nhân tố tích
cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ của con người. Về mặt
kinh tế rau có vai trò đáng kể, một số loại rau được coi là cây lương thực và
có thể bổ sung vào nguồn lương thực khi cần thiết. Bên cạnh đó rau xanh còn
là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao, là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Do đặc thù của cây rau có tính chất của một cây ngắn ngày có thể trồng

nhiều vụ trong một năm và trồng xen kẽ với các loại cây trồng khác nên nó
góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo công ăn việc làm và nâng cao

1


thu nhập cho người sản xuất. Ngoài ra các sản phẩm phụ của ngành sản xuất
rau còn là nguồn thức ăn phong phú tạo điều kiện phát triển chăn nuôi.
Xã Cảnh Thụy huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang là xã có truyền thống
sản xuất rau lâu đời. Việc sản xuất rau ở đây có nhiều thuận lợi về thời tiết,
khí hậu, có thị trường tiêu thụ lớn, người dân có kinh nghiệm trong sản xuất
rau. Tuy nhiên, trong sản xuất vẫn còn nhiều khó khăn như giá cả nguyên liệu
đầu vào bấp bênh, sản xuất vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng rau chưa
được đảm bảo…Tình hình tiêu thụ rau ở xã vẫn mang tính chất truyền thống
tức là tự người sản xuất thu hoạch rồi mang ra chợ trong vùng bán và mang
tính cá nhân, chưa có sự liên kết, hợp tác với nhau để tìm nhà, công ty tiêu thụ
sản phẩm.Vậy thực trạng sản xuất rau ở xã hiện nay ra sao? Có những thuận
lợi và khó khăn gì? Các biện pháp để phát triển sản xuất rau theo hướng sản
xuất hàng hóa ở địa phương như thế nào?
Để trả lời cho các câu hỏi đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng và giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất rau theo hướng hàng
hóa ở xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng sản xuất rau ở địa phương, từ đó đưa ra các giải
pháp nhắm phát triển sản xuất rau ở địa phương theo hướng sản xuất hàng
hóa.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất rau hàng hóa.
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất rau ở địa phương.

- Đề xuất các giải pháp để phát triển sản xuất rau theo hướng hàng hóa
ở xã Cảnh Thụy huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang.

2


1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận nào làm rõ vấn đề phát triển sản xuất theo hướng hàng
hóa?
- Thực trạng sản xuất và tình hình tiêu thụ rau của các hộ trên địa bàn
xã Cảnh Thụy những năm qua như thế nào?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quá trình sản xuất rau ở xã Cảnh
Thụy?
- Định hướng giải pháp nào để phát triển sản xuất rau trên địa bàn xã
Cảnh Thụy?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ sản xuất rau tại xã Cảnh Thụy huyện
Yên Dũng tỉnh Bắc Giang.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng sản xuất rau ở xã từ
đó đưa ra các giải pháp để phát triển sản xuất rau ở địa phương.
Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại xã Cảnh Thụy, huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Phạm vi về thời gian: Đề tài thu thập số liệu trong vòng 3 năm (từ năm
2007- năm 2009). Đề tài được thực hiện từ tháng 1- tháng 5 năm 2010.

3



PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm liên quan
- Khái niệm phát triển
Trong kinh tế: Phát triển là một quá trình chuyển biến về mọi mặt của
nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về
quy mô, sản lượng sản phẩm, sự hoàn thiện về cơ cấu nền kinh tế và việc
nâng cao chất lượng mọi mặt của cuộc sống.
Phát triển sản xuất rau là sự tăng lên về:
+ Quy mô sản xuất: Diện tích, số lượng, chủng loại rau.
+ Chất lượng rau: Rau sản xuất ra phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Phát triển sản xuất rau phải đựơc thể hiện qua các chỉ tiêu hiệu quả
kinh tế (thu nhập/ ĐVDT, thu nhập/ lao động,…), chỉ tiêu xã hội (tạo việc làm
cho người lao động, tăng thu nhập cho người sản xuất rau từ đó nâng cao đời
sống cho họ,…), chỉ tiêu môi trường (không gây ô nhiễm môi trường đất,
nước, không khí xung quanh).
- Khái niệm về sản xuất
+ Theo kinh tế học: Sản xuất (tiếng Anh: production) hay sản xuất của
cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người.
Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong
thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất
cái gì?, sản xuất như thế nào? giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa
việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?
Tùy theo sản phẩm, sản xuất được phân thành ba khu vực:
- Khu vực một của nền kinh tế: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản

4



- Khu vực hai của nền kinh tế: Khai thác mỏ, Công nghiệp chế tạo
(công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng), Xây dựng
- Khu vực ba của nền kinh tế, hay Khu vực dịch vụ
+ Kinh tế học tân cổ điển, hay kinh tế học vi mô, bàn về sản xuất với
cách tiếp cận của chủ nghĩa cận biên (marginalism). Sản xuất là việc tạo ra
hàng hóa và dịch vụ có thể trao đổi được trên thị trường để đem lại cho người
sản xuất càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Cách tiếp cận này bàn luận nhiều hơn
về các chủ đề như: chi phí sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí
sản xuất, năng suất lao động cận biên, tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên,
+ Kinh tế chính trị Mác - Lênin bàn về sản xuất từ góc độ của kinh tế
chính trị và thể chế:
Có ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là sức lao động, đối tượng lao
động và tư liệu lao động:
- Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử
dụng trong quá trình lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động
còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong thực hiện.
- Đối tượng lao động: Là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của
con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng
lao động có hai loại. Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như các khoáng sản,
đất, đá, thủy sản,... Các đối tượng lao động loại này liên quan đến các ngành
công nghiệp khai thác. Loại thứ hai đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tác động
của lao động trước đó, ví dụ như thép phôi, sợi dệt, bông,... Loại này là đối
tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến.
- Tư liệu lao động: là một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự
tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao
động thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Tư liệu lao động lại
gồm bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động theo mục đích của con
người, tức là công cụ lao động, như các máy móc để sản xuất), và bộ phận


5


trực tiếp hay gián tiếp cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho, sân bay,
đường xá, phương tiện giao thông. Trong tư liệu lao động, công cụ lao động
giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Và hai mặt của nền sản xuất gồm: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
- Lực lượng sản xuất gồm người lao động và tư liệu sản xuất, trong đó
con người giữ vai trò quyết định.
- Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản
xuất. Quan hệ sản xuất gồm có:
Quan hệ về sở hữu các tư liệu sản xuất, còn gọi tắt là quan hệ sở hữu.
Quan hệ về tổ chức, quản lý sản xuất còn gọi là quan hệ quản lý. Quan hệ về
phân phối sản phẩm, còn gọi tắt là quan hệ phân phối.
+ Khái niệm sản xuất trong tài khoản quốc gia:
Liên hiệp quốc khi xây dựng phương pháp thống kê tài khoản quốc gia
đã đưa ra định nghĩa sau về sản xuất: Sản xuất là quá trình sử dụng lao động
và máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở
hữu tích sản, phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh
tế với những thực thể kinh tế khác) để chuyển những chi phí là vật chất và
dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả những hàng hóa và
dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng
có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu.
Tóm lại, dù tiếp cận khái niệm sản xuất từ góc độ nào thì sản xuất vẫn
mang ý nghĩa là quá trình sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, quá trình đó
đã sử dụng sức lao động và các công cụ lao động để tạo ra hàng hóa, dịch vụ
mua bán trên thị trường hoặc phục vụ cho một đơn vị nào đó.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của sản xuất rau
a) Một số đăc điểm sinh học, kỹ thuật cây rau
Rau là một loại cây trồng ngắn ngày trồng được nhiều vụ trong năm

như cải canh, cải ngọt,… chỉ khoảng 30-40 ngày từ gieo đến thu hoạch, cải

6


bắp từ 75-90 ngày, gia vị từ 15-20 ngày là thu hoạch được. Có loại rau ăn lá:
các loại rau cải, rau muống, rau dền, xà lách,… Có loại rau ăn trái: cà chua, cà
tím, dưa leo, dưa hấu, bầu, bí, mướp, đậu cô ve, đậu đũa,… Có rau ăn củ: cải
củ, cà rốt, khoai tây, hành, tỏi, su hào,… Có loại rau trồng một lần nhưng thu
hoạch nhiều lần như cá chua, dưa chuột,… Có rau phù hợp với nhiệt đọ mùa
hè, có rau phù hợp với thời tiết mát mẻ. Vì vậy, rau được trồng nhiều vụ trong
năm.
Rau là một loại cây dễ trồng, có thể trồng xen, gối, thuần được, tận
dụng được diện tích đất, công chăm sóc và chi phí. Đây là biện pháp kỹ thuật
thường được áp dụng trong việc trồng rau để tăng thu nhập do diện tích trồng
rau thường không lớn và chỉ canh tác trong thời gian ngắn thích hợp:
- Luân canh là thay đổi loại cây trồng giữa các mùa vụ trên một mảnh
đất. Mỗi loại cây trồng có những loại sâu bệnh thích hợp, thay cây trồng khác
trong một vài vụ sẽ ngăn chặn nguồn tồn tại lan truyền. Ngoài ra luân canh
cây trồng còn có tác dụng khôi phục sự cân bằng các chất dinh dưỡng trong
đất, góp phần bảo vệ độ phì nhiêu của đất. Trồng liên tục một loại cây trong
nhiều vụ sẽ làm sâu bệnh tích lũy gây hại nhiều. Thường luân canh các loại
cây trồng khác họ thực vật và không có cùng loài sâu bệnh quan trọng. Sau 12 năm nên luân canh với cây trồng nước như lúa, rau muống nước. Ở các
vùng đất chuyên canh rau nên luân canh các cây họ cải như bắp cải, su hào,
cải xanh với các cây họ cà như cà chua, khoai tây hoặc cây họ đậu như đậu cô
ve, đậu xanh… Tùy đặc điểm từng vùng đất và qua kinh nghiệm thực tế có
thể sắp xếp nhiều công thức luân canh tốt để có hiệu quả kinh tế cao.
- Xen canh là gieo trồng 2-3 loại cây cùng một thời gian trên cùng
mảnh đất. Các cây trồng xen không được ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng
của nhau và cho tổng thu nhập cao hơn trồng một loại cây. Có thể trồng xen

cây có thời gian thu hoach ngắn với cây có thời gian thu hoạch dài hoặc cây
có rễ ăn sâu với cây có rễ ăn cạn. Trong thực tế thường trồng xen cải xanh, cải

7


trắng, rau dền vào luống trồng bắp cải, đậu đũa, đậu cô ve, dưa leo. Xen cải
xanh, cải trắng vào luống trồng cà chua, cà pháo vừa tận dụng đất tăng thu
nhập, vừa hạn chế sâu tơ hại cải.
- Gối vụ là gieo trồng tiếp một cây trồng khác trên đất đã có cây trồng
trước gần thu hoạch, mục đích để đảm bảo thời vụ cho cây trồng sau ( cây
trồng gối). Ở đây cả cây trồng trước và cây trồng sau đều là cây trồng chính.
Thí dụ ruộng trồng khoai tây cuối tháng 1 thu hoạch thì giữa hoặc cuối tháng
12 trồng gối đầu su hào để thu hoach vào tháng 2 ( nếu để thu hoach xong
khoai tây mới trồng su hào sẽ trễ thời).
Trồng rau là công việc cần rất nhiều công: làm đất, vun xới, chăm sóc,
làm cỏ,… Tuy nhiên nó có thể tận dụng được các công lao động phụ trong gia
đình như các em học sinh, những người làm việc ngoài lĩnh vực nông nghiệp.
Yêu cầu về vốn không lớn, chi phí bón phân và bảo vệ không lớn, không đòi
hỏi tập trung, được sử dụng theo yêu cầu của từng giai đoạn sinh trưởng, phát
triển của cây.
b) Một số đặc điểm sản xuất và tiêu thụ rau
Trong nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng, điều kiện tự
nhiên (như: Khí hậu, thời tiết, đất đai,...) có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất,
sản lượng và quá trình sinh trưởng, sự phát triển của cây trồng cho nên trong
quá trình sản xuất ta phải nắm được quy luật của tự nhiên và quy luật sinh học
của cây trồng, có như vậy thì mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, cây
trồng mang tính thời vụ bởi mỗi loại cây phù hợp với những điều kiệ nhất
định về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…nếu sống trong điều kiện ngoại cảnh xấu
cây sẽ sinh trưởng phát triên chậm, năng suất chất lượng kém hoặc chết.

Chính những yếu tố này là một trong những cơ sở quan trọng để ta bố trí cây
trồng sao cho hợp lý với những thời vụ, để tránh được những rủi ro trong sản
xuất.

8


Rau quả là một loại nông sản tương đối khó bảo quản vì lượng nước
trong rau quả cao (95%) là điều kiện tốt cho vi khuẩn hoạt động. Mặt khác
thành phần dinh dưỡng rau quả phong phú, có chứa nhiều loại đường, đạm,
muối khoáng, sinh tố,... kết cấu tổ chức tế bào của đa số loại rau quả lại lỏng
lẻo, mềm xốp, dễ bị xây xát, sứt mẻ, bẹp, nát nên vi sinh vật dễ bị xâm nhập.
Trong rau quả còn chứa nhiều loại men, sau khi thu hoạch trong quá trình bảo
quản nó vẫn tiếp tục tiến hành hàng loạt các quá trình sinh lý, sinh hoá, thuỷ
phân trong nội bộ làm tiền đề cho vi khuẩn phát triển. Thu hoạch rau phải bảo
đảm đúng lúc theo yêu cầu cần sử dụng, không sớm quá hoặc muộn quá. Thu
sớm quá sẽ làm giảm năng suất, thu muộn quá thì phẩm chất kém. Tuy vậy,
theo yêu cầu thị trường có thể thu hoạch sớm hay muộn một chút để tiêu thụ
được giá cao. Tùy loài cây, có thể thu hoạch một lần (hành, tỏi, dưa hấu,
khoai tây,…) hoặc thu hoạch nhiều lần (các cây có thời gian ra hoa kết trái
kéo dài như ớt, cà chua, dưa leo, đậu đũa,…) một số cây có thể nhổ cả cây
non thu hoạch một lần hoặc cắt phần thân lá để lại gốc cho nảy chồi mới thu
hoạch tiếp các lần sau như rau muống, mồng tơi, rau dền,…
Rau sau khi thu hoạch có thể bảo quản tồn trữ dưới dạng tươi một thời
gian. Sau khi thu hoach có thể để trong bao nilon hoặc phun nước thường
xuyên cho khỏi héo. Kho dự trữ rau cần có nhiệt độ tương đối thấp, tốt nhất là
dưới 100C. Khi vận chuyển cần có dụng cụ chứa chắc chắn và chú ý tránh
bầm dập.
Được chế biến thành nhiều loại, được tiêu thụ trong và ngoài nước. Vì
rau tươi chiếm tỉ lệ nước lớn nên rất dễ bị dập nát, hư hỏng. Vì vậy, cần chế

biến nó thành các sản phẩm gọn nhẹ, dễ vận chuyển, từ nơi sản phẩm dồi dào
đến nơi khan hiếm không sản xuất được; dễ tiêu thụ, dễ sử dụng (có thể được
sử dụng trong nhiều món và mang lại giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao).
2.1.3 Vai trò của sản xuất rau hiện nay
Rau là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của các gia

9


đình. Rau cung cấp cho con người nhiều loại vitamin, các chất khoáng,...
Trong các loại rau gia vị còn có chất kháng sinh, các axit hữu cơ, các chất
thơm,... Một số rau đậu có protein, nhưng những chất mà rau cung cấp chủ
yếu nhất vẫn là các vitamin mà các thực phẩm khác như thịt, cá, trứng, không
có hoặc có rất ít. Rau thực phẩm ở nước ta rất nhiều và rất đa dạng, có tới 50
chủng loại, dưới dạng rau ăn thân, củ, quả, hạt, hoa,... Trong đó có những loại
rau mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng như: súp lơ, cà rốt, cà chua, bắp cải,
khoai tây,... Việc tăng cường rau quả vào khẩu phần ăn sẽ giúp cải thiện tình
trạng sức khỏe như giảm huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể
và phòng bệnh tật. Các loại rau, củ, quả quen thuộc cũng chính là các vị thuốc
thần diệu. Chẳng hạn như khoai lang rất giàu vitamin A, giúp tăng cường hệ
miễn dịch, nấm giúp sản xuất bạch cầu, trà cung cấp chất giúp chống các gốc
tự do làm lão hóa tế bào, trung hòa tác hại của những thực phẩm giàu lipid có
nguồn gốc động vật; sữa chua giúp tiêu hóa dễ dàng nhờ tăng cường các
nhóm vi khuẩn cần thiết cho sự tiêu hóa. Rau quả còn chống stress và tăng sự
minh mẫn. Như vậy, dù có điều kiện kinh tế khá giả thì chúng ta cũng không
nên thường xuyên dùng chế độ ăn quá nhiều thịt, các món chiên xào, quá
nhiều mỡ động vật để không tăng nguy cơ mắc những bệnh như béo phì, cao
huyết áp, nhồi máu cơ tim, ung thư. Hạn chế dùng đường nhanh (saccharoz)
để khỏi cung cấp dư thừa calo. Dùng đường chậm (glucid từ gạo, khoai lang,
bánh mì...) sẽ cung cấp từ từ calo sau khi được biến đổi trong cơ thể. Hạn chế

dùng chất béo động vật, nên sử dụng dầu thực vật và chất béo từ hải sản. Nên
dùng nhiều trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc để cung cấp nhiều chất xơ giúp tiêu
hóa dễ dàng, phòng ngừa ung thư ruột già và giải độc các gốc tự do gây lão
hóa tế bào được tạo ra trong cơ thể. Cuộc sống càng văn minh, hiện đại thì rau
quả tươi càng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, giúp hạn
chế các sai lầm mất cân đối trong khẩu phần ăn hằng ngày.

10


Phát triển rau có ý nghĩa trong việc mở rộng quan hệ giữa các nước trên
thế giới. Những nước sản xuất rau phát triển dư thừa sẽ bán cho các nước sản
xuất rau không phát triển và khan hiếm, từ đó làm tăng ngoại tệ cho các nước
sản xuất rau. Góp phần trao đổi những tiến bộ kĩ thuật trên thế giới đặc biệt là
trong lĩnh vực chế biến sản phẩm. Sản xuất rau cung cấp nguyên liệu cho
ngành công nghiệp thực phẩm nhằm tăng lượng dự trữ, điều hòa cung trên thị
trường.
Tạo thêm việc làm, tận dụng được các lao động phụ, diện tích đất,
mang lại nguồn thu nhập cao cho người sản xuất.
Là nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
Tóm lại, sản xuất rau có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
cũng như cơ cấu ngành nông nghiệp.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới
Rau là nguồn dinh dưỡng quý giá và không thể thiếu đối với con người
ở mọi lứa tuổi để có thể duy trì cuộc sống khoẻ mạnh. Ngày nay, khi trình độ
phát triển về dân trí và xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi cơ cấu bữa
ăn, người dân có xu hướng giảm tiêu dùng các loại thức ăn nhiều chất béo mà
tăng tiêu dùng các loại rau, quả, rượu, bia và nước giải khát. Nhu cầu tiêu
dùng rau sạch có chất lượng cao ngày càng tăng do đời sống của nhân dân các

nước không ngừng được cải thiện.
Theo dự báo của Tổ chức Nông - Lương Liên hiệp quốc (FAO), trong
thời kỳ 2001 - 2010, nhu cầu tiêu thụ rau của thế giới tăng nhanh vì tốc độ tăng
dân số thế giới là 1,5%/năm, đến năm 2005 đạt 6,5 tỷ người, năm 2010 đạt 7 tỷ
người, tốc độ phát triển kinh tế thế giới tăng 3 - 4%/năm, tốc độ phát triển
thương mại tăng 6 - 7%/năm, nhu cầu tiêu thụ rau tăng 3,6%/năm.
Về dài hạn, nhu cầu nhập khẩu rau sẽ tăng mạnh tại các nước đang phát
triển, bao gồm Trung Quốc, Đông Nam Á, Nam Á, châu Mỹ La Tinh, Bắc Phi

11


và Trung Đông. Do tốc độ tăng thu nhập trên đầu người cao và nhu cầu tăng
nhanh khi thu nhập tăng nên các nước đang phát triển sẽ tiếp tục đóng vai trò
quan trọng đối với mức tăng trưởng chung về nhu cầu các sản phẩm nông
nghiệp. Trong khi đó, ở các nước phát triển mức tiêu dùng cao và bão hoà cùng
với tỷ lệ tăng dân số thấp sẽ làm cho tốc độ tăng cầu giảm xuống.
Mới đây, một dự báo của Tổ chức Nông - Lương Liên hiệp quốc (FAO)
cho biết nhu cầu nhập khẩu rau quả của các nước trong những năm tới sẽ cao
- hứa hẹn nhiều tiềm năng xuất khẩu cho ngành rau quả đặc biệt là ngành rau
của Việt Nam.
Bên cạnh đó, số lượng và tổng giá trị rau tươi xuất nhập khẩu trên thị
trường thế giới trong những năm gần đây không có biến động lớn, giao động
ở mức 1,6 triệu tấn/năm với trị giá khoảng 1 tỷ USD/năm. Trong những năm
qua, số lượng rau nhập khẩu của thế giới tăng bình quân 1,8%/năm. Theo dự
báo của Tổ chức Nông - Lương Liên hiệp quốc (FAO), với tốc độ này, đến
năm 2010 số lượng rau nhập khẩu của toàn thế giới sẽ đạt khoảng 1,7 triệu
tấn. Các nước nhập khẩu chủ yếu là Pháp, Đức, Canađa khoảng trên 155 ngàn
tấn mỗi nước, Anh, Mỹ, Bỉ, Hồng Kông, Xingapo khoảng trên 120 ngàn tấn
mỗi nước, Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất và Bêlarus khoảng 50 ngàn tấn

mỗi nước. Hiện nay, diện tích trồng rau của thế giới khoảng 15 triệu ha, năng
suất 35-40 tấn/ha, sản lượng đạt 590 triệu tấn, tiêu thụ bình quân đầu người là
85 kg rau/năm (riêng Châu Á đạt 90 kg rau/người/năm). Những loại rau được
trồng và tiêu thụ mạnh trên thế giới như cà chua, khoai tây, đậu tương, dưa
chuột, nấm,…đều có tiềm năng tăng trưởng cao, trong đó đáng kể nhất là cây
đậu tương. So với các loại rau khác thì cây đậu tương hơn hẳn về giá trị dinh
dưỡng và được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản,
Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Triều Tiên,… Tổng lượng nhập khẩu trên thị
trường thế giới khoảng 1,2 triệu tấn/năm với trị giá 848 triệu USD. Các nước
nhập khẩu dưa chuột chủ yếu là Đức 242 ngàn tấn, trị giá 333 triệu USD, Hoa

12


Kỳ 300 ngàn tấn, trị giá khoảng 141 triệu USD, Nhật Bản 50 ngàn tấn, trị giá
khoảng 60 triệu USD. Ngoài ra, dưa chuột còn được tiêu thụ nhiều ở các quốc
gia Châu Âu như Anh, Hà Lan, Cộng hoà Séc, Áo, Canađa, Pháp,... Giá nhập
khẩu dưa chuột bình quân trên thị trường thế giới khoảng 707 USD/tấn.
Tiêu biểu cho thực trạng trên là thị trường EU. Chúng ta biết rằng, hầu
hết các nước EU là những nước trồng nhiều rau quả. Tuy nhiên, điều kiện khí
hậu ở châu Âu đã gây cản trở rất nhiều đến việc trồng trọt của họ. Phương
thức trồng rau trong nhà kính chỉ phần nào bù đắp được lượng thiếu hụt.
Ngoài ra, việc sản xuất rau quả của EU còn bị hạn chế bởi tính mùa vụ và
điều đó tạo cơ hội cho các nhà cung ứng ở các nước khác tham gia vào thị
trường này vào thời điểm trái mùa, cho dù hiện nay hệ thống dự trữ và phân
phối đã rất hiện đại, giúp các nhà sản xuất giảm đáng kể những tác động tiêu
cực của tính mùa vụ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đối với người
Châu Âu, chủng loại rau quả và trái cây mà họ tiêu dùng rất phong phú, bao
gồm sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới. Nguồn cung của những sản phẩm này
chủ yếu là từ những người gieo trồng thường xuyên và một số là từ sản lượng

theo mùa vụ của những người Châu Âu trồng tại nhà. Những mặt hàng được
ưa chuộng nhất ở đây là khoai tây, cà chua, cà rốt, hành, dưa leo, táo, nho, lê.
Số liệu thống kê từ Eurostat cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, và Tây Ban
Nha là các nước sản xuất nhiều rau quả nhất tại EU. Sản lượng rau quả của ba
quốc gia này luôn đứng đầu EU trong nhiều năm qua.
Xuất khẩu rau quả tươi của các nước EU chủ yếu là trong nội bộ khối
EU. Thị trường xuất khẩu ngoài EU chỉ chiếm dưới 20% giá trị xuất khẩu mặt
hàng này của khối. Một số thị trường nhập khẩu tiêu biểu rau quả từ EU là
Thụy Sỹ, Mỹ, Nga và Na Uy. Với ưu thế là các nước sản xuất nhiều rau quả
nhất tại EU, Thổ nhĩ kỳ, Italia và Tây Ban Nha cũng là các nước đứng đầu về
xuất khẩu rau quả trong và ngoài khối. theo thống kê của Cơ quan Nông
nghiệp Nước ngoài (FAS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ, một số mặt hàng xuất

13


khẩu tiêu biểu của EU như sau:
- Thổ Nhĩ Kỳ là nước xuất khẩu nhiều cà chua nhất tại EU, chủ yếu
sang Nga và Đông Âu. Trong 5 tháng đầu năm 2009, Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất
khẩu 335.000 tấn cà chua, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
- Xuất khẩu khoai tây đông lạnh của EU giảm 10% trong niên vụ 20082009, xuống còn 440.000 tấn do nhu cầu giảm tại Ả rập Xê út, Nga và Bra
xin. Đây là ba thị trường tiêu thụ khoai tây đông lạnh lớn nhất của EU, với
mức tiêu thụ chiếm khoảng một nửa xuất khẩu của EU.
Mặc dù là một thị trường thống nhất, người dân tại các nước EU lại có
sở thích và thói quen tiêu dùng tương đối khác nhau. Tuy nhiên, người tiêu
dùng tại EU nói riêng và châu Âu nói chung có một số điểm chung sau: Đề
cao chất lượng, tính an toàn của thực phẩm đối với sức khỏe người tiêu dùng
và môi trường, đánh giá cao tính thuận tiện của sản phẩm (sản phẩm nhỏ gọn,
trái cây hoặc rau quả cắt lát, ghi nhãn rõ ràng,…), ưa thích các loại trái cây và
rau quả đặc sản của nước ngoài; không ăn nhiều với một món nữa mà ăn

nhiều món khác nhau; và chấp nhận sản phẩm giá cao miễn là chất lượng đi
đôi với giá. Hiện nay, người tiêu dùng EU đang có xu hướng quốc tế hóa về
khẩu vị và lối sống. Nhờ có thu nhập cao, giao thông thuận tiện, họ thường đi
du lịch nhiều nơi trên thế giới. Theo đó, nhu cầu đối với các sản phẩm rau quả
ngoại nhập cũng có xu hướng gia tăng.Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế
toàn cầu, người tiêu dùng châu Âu đã trở nên “dễ tính hơn” và sẽ chuyển sang
dùng các sản phẩm thiết yếu thay vì các sản phẩm đắt tiền. Trong lĩnh vực rau
quả, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm ngoại nhập đắt tiền sẽ giảm đáng kể.
Triển vọng thị trường rau quả thế giới đến năm 2015:
Thông thường, xuất khẩu các loại nông sản chế biến được coi là có lợi
hơn cho quốc gia so với nông sản chưa qua chế biến vì nó làm tăng giá trị gia
tăng của sản phẩm và lợi nhuận xuất khẩu. Tuy nhiên, về phương diện này, thị
trường rau qủa khá khác biệt so với nhiều loại nông sản khác.

14


Theo dự báo của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), do tác động của các
yếu tố như sự thay đổi cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư,…
tiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2000 - 2015, đặc biệt là
các loại rau ăn lá. Giá rau tươi các loại sẽ tiếp tục tăng cùng với tốc độ tăng
nhu cầu tiêu thụ nhưng giá rau chế biến sẽ chỉ tăng nhẹ.
Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng khoảng 2,1%/năm. Các nước
phát triển như Pháp, Đức, Canada,… vẫn là những nước nhập khẩu rau chủ
yếu. Các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan và các nước
Nam bán cầu vẫn đóng vai trò chính cung cấp các loại rau tươi trái vụ.
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam
Sản xuất rau có từ rất lâu ở Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam mới chỉ
xuất khẩu rau trong một vài thập kỷ gần đây. Trong thập kỷ 60, 70 và 80, Việt
Nam chủ yếu trao đổi buôn bán với Liên Xô và thành viên khối Đông Âu, đặc

biệt là khi Việt Nam chính thức gia nhập vào Cộng đồng Hỗ trợ Kinh tế
(COMECON) - một tổ chức hợp tác phát triển thương mại giữa Liên Xô với
các nước XHCN khác. Việt Nam và Cu Ba là hai nước nhiệt đới duy nhất
trong COMECON, do đó Việt Nam là nước cung cấp quả nhiệt đới chính cho
Liên Xô và các nước Đông Âu.
Giống như các sản phẩm xuất khẩu khác, rau cũng được xuất khẩu
thông qua các hiệp định song phương giữa hai quốc gia. Do giá cả chưa được
định theo cơ chế thị trường nên thương mại giữa các thành viên khối
COMECON chỉ dưới hình thức hàng đổi hàng. Do thương mại chủ yếu thông
qua các hợp đồng hàng đổi hàng song phương nên rất khó để có thể biết chính
xác giá trị xuất khẩu. Theo tính toán của FAO, xuất khẩu rau quả trong thập
kỷ 70 của Việt Nam đạt khoảng 8-15 triệu đô la/năm, tương đương với 200300 USD/tấn, cho thấy các nước này chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng giá trị
thấp.

15


×