Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Văn hóa nước Đức-quản trị đa văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.86 KB, 26 trang )

TRUỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
=======  ======

BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU VĂN HÓA NƯỚC ĐỨC

GIẢNG VIÊN

:

Trương Quang Minh

LỚP HỌC PHẦN

:

1576ITOM1811

NHÓM

:

12

Hà Nội – 2015

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN


Nhóm 12 – Môn Quản trị Đa văn hóa



ĐÁNH
GIÁ

STT

HỌ VÀ TÊN

MSV

ĐIỂM

GHI CHÚ

1

Nguyễn Thị Thùy Trang

13D210119

Nhóm
trưởng

2

Hoàng Thị Trang

13D210257

Thư ký


3

Hoàng Thị Huyền Trang

13D210048

4

Phạm Minh Trang

13D210258

5

Trần Thị Trang

13D210473

6

Phạm Thị Trinh

13D210474

7

Đỗ Sơn Tùng

13D210051


8

Nguyễn Thị Vân

13D210261

9

Phạm Thị Vân

13D210336

10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN

Độ lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------*----------

--------*------2


Hà nội, ngày 22 tháng 09 năm 2015


BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Nhóm 12 – Môn Quản trị Đa văn hóa

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THÀNH PHẦN THAM DỰ
1.

Thời gian bắt đầu

:

17h00 ngày 22/09/2015

2.

Địa điểm họp

:

Sân nhà G trường đại học Thương Mại

3.

Số lượng tham gia

:

9/9 thành viên

4.


Nhóm trưởng

:

Nguyễn Thị Thùy Trang

II. NỘI DUNG CUỘC TẬP
-

Tìm hiểu đề tài : Tìm hiểu văn hóa nước Đức
Lấy ý kiến thành viên trong nhóm, lên dàn ý cho bài thảo luận.
III. TỔNG KẾT

-

Tất cả thành viên đồng ý với nội dung thảo luân trên.
Buổi họp kết thúc : 18h00 ngày 22/09/2015

Thư ký

Nhóm trưởng

Hoàng Thị Trang

Nguyễn Thị Thùy Trang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN

Độ lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------*----------

--------*------Hà nội, ngày 29 tháng 09 năm 2015

BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Nhóm 12 – Môn Quản trị Đa văn hóa
3


I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THÀNH PHẦN THAM DỰ
1.

Thời gian bắt đầu

:

17h00 ngày 29/09/2015

2.

Địa điểm họp

:

Sân nhà G trường đại học Thương Mại


3.

Số lượng tham gia

:

9/9 thành viên

4.

Nhóm trưởng

:

Nguyễn Thị Thùy Trang

II. NỘI DUNG CUỘC TẬP
-

Tìm hiểu đề tài: Tìm hiểu văn hóa nước Đức
Phân công việc cho các thành viên nhóm.
Chốt thời gian nộp bài thảo luận.
III. TỔNG KẾT

-

Tất cả thành viên đồng ý với nội dung thảo luân trên.
Buổi họp kết thúc : 18h00 ngày 29/09/2015

Thư ký


Nhóm trưởng

Hoàng Thị Trang

Nguyễn Thị Thùy Trang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN

Độ lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------*----------

--------*------Hà nội, ngày 06 tháng 10 năm 2015

BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Nhóm 12 – Môn Quản trị Đa văn hóa

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THÀNH PHẦN THAM DỰ
1.

Thời gian bắt đầu

:

17h00 ngày 06/10/2015


2.

Địa điểm họp

:

Sân nhà G trường đại học Thương Mại
4


3.

Số lượng tham gia

:

9/9 thành viên

4.

Nhóm trưởng

:

Nguyễn Thị Thùy Trang

II. NỘI DUNG CUỘC TẬP
-


Tìm hiểu đề tài: Tìm hiểu văn hóa nước Đức
Tổng hợp, sắp xếp các ý kiến thành bài hoàn chỉnh.

III. TỔNG KẾT
-

Tất cả thành viên đồng ý với nội dung thảo luận trên.
Buổi họp kết thúc : 18h00 ngày 06/10/2015

Thư ký

Nhóm trưởng

Hoàng Thị Trang

Nguyễn Thị Thùy Trang

MỤC LỤC

5


LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa đang ngày càng phát triển mạnh mẽ,quan hệ giao thương giữa các nước
ngày càng mở rộng .Với sự ra đời của tổ chức kinh tế như WTO, Liên hợp quốc,… các
quốc gia trên thế giới trên đà hội nhập toàn diện và việc giao thao văn hóa giữa các
quốc gia không thể trách khỏi đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Các quốc gia mở rộng giao
thương, làm ăn lâu dài với nước bạn để cùng hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, quá
trình hội nhập, liên kết luôn chịu ảnh hưởng, chi phối bởi nhiều yếu tố; Trong đó,Văn
hóa là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa các quốc gia. Văn hóa mang

bản sắc riêng của từng nước tác động rất lớn đến hoạt dộng của tổ chức, doanh nghiệp
trong hoạt dộng ở nước ngoài, nó có thể là rào cản lớn trong hợp tác hay cũng có khả
năg trở thành tiềm lực thúc đẩy sự hợp tác tùy theo cách thích ứng, ứng xử, thể hiện sự
tôn trọng trong quá trình khởi đầu và phát triển mối quan hệ. Bởi vậy, việc tìm hiểu văn
hóa ứng xử,văn hóa kinh doanh của các quốc gia là nhiệm vụ hàng đầu của các doanh
nghiệp.
Vì vậy, nghiên cứu văn hóa của các quốc gia trên thế giới trở thành việc vô cùng quan
trọng đối với các doanh nghiệp nhằm phát triển thị trường cũng như quy mô của doanh
nghiệp, nhằm phát triển thị trường ra nước ngoài và các khu vực khác và trong các hoạt
động quản trị của doanh nghiệp.
Hiểu được sự quan trọng của điều này, Nhóm 12 xin nghiên cứu về văn hóa nước
Đức- một đất nước nổi tiếng với nền kinh tế phát triển trên thế giới với phong cách làm
việc chuyên nghiệp. Từ đó, cho mọi ngưởi hiểu thêm về văn hóa nước Đức để có thể
học hỏi những điều tốt và phục vụ cho công việc sau này.

6


NỘI DUNG
1. SƠ LƯỢC VỀ NƯỚC ĐỨC:
1.1.

Quá trình phát triển.

Vùng đất Germania nơi nhiều man tộc German sinh sống đã được biết đến và có
trong các tài liệu cổ từ trước năm 100. Họ được tôn vinh vì khát vọng độc lập dân tộc
cao cả, dù gần sát Đế quốc La Mã hùng cường. Bắt đầu từ thế kỷ 10, lãnh thổ của Đức
là phần giữa của Đế quốc La Mã Thần thánh cho đến năm 1806. Thế kỷ 16, miền Bắc
Đức trở thành trung tâm của cuộc cải cách Kháng Cách, với cuộc cải cách tôn giáo của
Thánh Martin Luther. Vào thế kỷ 18, một Vương quốc Kháng Cách là Phổ, dưới triều

đại của vị anh quân, đánh thắng được người Áo đứng đầu Đế quốc, để rồi vươn lên
thành một trong những liệt cường Âu châu, mang lại niềm vinh quang cho dân tộc Đức.
Vị Thủ tướng kiệt xuất Otto von Bismarck đã tiến thành công cuộc thống nhất nước
Đức với chiến thắng trong các cuộc chiến tranh chống Đan Mạch và Áo, để rồi nước
Đức lần đầu tiên được thống nhất vào giữa cuộc chiến tranh Pháp-Phổ vào năm 1871
trở thành một quốc gia dân tộc lớn mạnh vào thời kỳ cận - hiện đại. Sau Chiến tranh thế
giới lần hai, năm 1949, nước Đức bị chia cắt thành hai quốc gia, Cộng hòa Dân chủ
Đức (Đông Đức) và Cộng hòa Liên bang Đức cũ (Tây Đức). Vào năm 1990, với sự sụp
đổ của bức tường Berlin, nước Đức thống nhất. Tây Đức là thành viên sáng lập của Các
cộng đồng châu Âu (EC) vào năm 1957, trở thành Liên minh châu Âu năm 1993. Đức
thuộc khu vực Schengen và dùng đồng Euro năm 1999.
1.2. Điều kiện tự nhiên, địa lí.
-

Vị trí địa lí:

Nước Đức nằm trong Trung Âu, giữa 47°16′15″ và 55°03′33″ vĩ độ bắc và 5°52′01″
và 15°02′37″ kinh độ đông. Về phía bắc Đức có ranh giới với Đan Mạch (có chiều dài
67 km), về phía đông-bắc là Ba Lan (442 km), về phía đông là Séc 811 km), về phía
đông nam là Áo (815 km không kể ranh giới trên hồ Bodensee), về phía nam là Thụy Sĩ
(316 km, với biên giới của lãnh thổ bên ngoài (tiếng Anh: exclave) Büsingen nhưng
không kể ranh giới trên hồ Bodensee), về phía tây nam là Pháp (448 km), về phía tây là
Luxembourg (135 km) và Bỉ (156 km) và về phía tây bắc là Hà Lan (567 km). Chiều
dài ranh giới tổng cộng là 3.757 km. Trong khi ở phía Tây-Bắc bờ biển của biển Bắc và
7


ở phía Đông-Bắc là biển Baltic tạo thành biên giới quốc gia tự nhiên thì về phía Nam
nước Đức là một phần của dãy núi Alpen. Lãnh thổ bên ngoài duy nhất của Đức là
Büsingen nằm trong vùng thượng lưu sông Rhein thuộc về huyện Konstanz của bang

Baden-Württemberg. Büsingen có diện tích là 7,62 km² và được bao bọc hoàn toàn bởi
3 bang là Schaffhausen, Thurgau và Zürich. Ngoài ra còn có Kleinwalsertal thuộc Áo
và nếu bằng đường bộ hay bằng đường thủy thì chỉ xuyên qua lãnh thổ quốc gia Đức
mới có thể đến được.
-

Địa hình:

Địa hình thay đổi đặc biệt là theo hướng từ Bắc vào Nam vì địa thế có chiều hướng
cao hơn và dốc hơn về phía Nam. Phần miền Bắc của nước Đức, vùng đồng bằng Bắc
Đức, là một vùng đồng bằng mà phần lớn được tạo thành từ thời kỳ Băng hà, kế tiếp về
phía nam là vùng đồi núi có rừng ở trung tâm và các phần đất miền Nam của Đức. Đặc
biệt là tại bang Bayern nhưng cũng ở tại bang Baden-Württemberg địa hình này chuyển
tiếp đến vùng Alpenvorland Bắc tương đối cao, vùng mà sau đấy lại chuyển tiếp đến
vùng núi cao của dãy núi Alpen.
-

Địa chất:

Nước Đức đa dạng về địa chất. Trong khi các địa hình mang dấu ấu của thời kỳ Băng
hà, các vùng đất thấp và các lưu vực sông chỉ thành hình từ niên đại Phân đại đệ Tam
thì vùng đồi núi trung bình có niên đại lâu đời hơn rất nhiều. Đức 4 Các vùng đồi núi đã
bị xói mòn, ví dụ như vùng Rừng Đen (Schwarzwald), đã hình thành từ thời Đại Cổ
sinh và được cấu thành chủ yếu từ loại đá xâm nhập Tại ranh giới về phía Bắc của vùng
này còn có các thành hệ từ kỷ Than đá, trong đó vùng Ruhr có các mỏ than đá có trữ
lượng lớn. Địa mạo miền Nam nước Đức phần lớn do những phát triển trong Đại Trung
Sinh. Các vùng được nhắc đến đầu tiên có sa thạch, các vùng sau có đá vôi là những
thành hệ địa chất chiếm ưu thế. Hoạt động núi lửa không được quan sát thấy tại Đức.
Tuy vậy, trong một số vùng vẫn có đá núi lửa xuất phát từ hoạt động núi lửa trước đây,
đặc biệt là trong Vulkaneifel và trên Vogelsberg trong bang Hessen. Nước Đức nằm

hoàn toàn trên mảng Á-Âu vì vậy không có những trận Động đất gây hậu quả nặng nề.

8


-

Khí hậu:

Nước Đức thuộc về vùng khí hậu ôn hòa Trung Âu, trong khu vực của vùng gió Tây
và nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa khí hậu biển trong Tây Âu và khí hậu lục địa
trong Đông Âu. Ngoài những yếu tố khác, khí hậu chịu ảnh hưởng của dòng hải lưu
Golfstream tạo nên những trị khí hậu ấm áp khác thường so với vị trí vĩ độ này.
1.3.

Điều kiện xã hội.
-

Dân số.

Nước Đức là một nước tương đối "đông đúc" với tổng số dân khoảng 81,8 triệu dân
tính đến tháng 1 năm 2010. Gần 9 % dân số không phải là gốc Đức. Đa số dân tập trung
ở các khu đô thị và có những khác biệt đáng kể về sự phân bố giữa các bang. Mật độ
dân số trung bình 229,4 người trên 1 km2 vuông. Ước lượng tuổi thọ khi sinh của Đức
là 79,9 năm. Tỷ suất sinh là 1,4 trẻ trên 1 bà mẹ, hay trung bình 7,9 trẻ sinh ra trên 1000
dân năm 2009, là một trong những nước có tỷ suất sinh thấp nhất trên thế giới.
-

Kinh tế.


Với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hơn 2.271 tỷ Euro, Đức là nước có nền kinh tế
lớn nhất châu Âu và lớn thứ tư trên thế giới sau Mỹ, Nhật và Trung Quốc. Đức cũng là
nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu, hơn cả Mỹ và Trung Quốc. Các bạn hàng chính là
Pháp, Mỹ, Anh, Ý và Hà Lan. Ngoài ra, Đức còn là bạn hàng lớn nhất của hầu hết các
nước châu Âu. Với tư cách là một cường quốc hàng đầu trong Liên minh châu Âu,
nước Đức đang phấn đấu cho một sự thống nhất kinh tế chặt chẽ hơn của châu lục này.
Hơn một nửa năng lực công nghiệp của nước Đức đã bị phá huỷ sau chiến tranh thế
giới thứ hai. Ở Đông Đức, kinh tế phát triển rất chậm chạp. Còn Tây Đức đã trải qua
giai đoạn phát triển kinh tế thần kỳ trong những năm 1950. Kết quả là nền kinh tế Tây
Đức bước vào thời ổn định, nạn thất nghiệp được thanh toán vào năm 1959. Vào cuối
thập niên 1950, sản xuất công nghiệp tăng 130%. Có một số nhân tố góp phần vào sự
thành công này. Kế hoạch Marshall do Mỹ khởi xướng đã bơm một lượng viện trợ rất
cần thiết trong suốt thời kỳ tái thiết. Một cuộc cải cách tiền tệ mạnh dạn đã khôi phục
lại giá trị đồng tiền và chống được lạm phát. Chế độ kiểm soát giá cả và tiền lương bị
huỷ bỏ. Cơ sở hạ tầng được phục hồi và cuộc chiến Triều Tiên những năm 1950 đã làm
gia tăng nhu cầu đối với các hàng hóa của Đức. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thần kỳ của
9


Đức đã bị suy giảm trong những năm 1990, do ảnh hưởng của sự suy thoái toàn cầu và
do những chi phí rất lớn để sắp xếp lại dân cư và những ngành công nghiệp không hiệu
quả của Đông Đức cũ.
-

Chính trị.

Thủ đô và trụ sở chính phủ của Cộng hòa Liên bang Đức là Berlin. Theo điều 20 của
Hiến pháp Đức thì Cộng hòa Liên bang Đức là một quốc gia dân chủ, xã hội và có pháp
quyền. Nước Đức có tất cả 16 bang mà trong đó có 5 bang được chia thành 22 vùng
hành chính (Regierungsbezirk). Mỗi bang trong số 16 bang, tùy theo số dân, có 3,4

hoặc 6 đại biểu của mình trong Thượng viện hay còn gọi là Hội đồng liên bang.
Thượng viện (Bundesrat) gồm 68 thành viên được bổ nhiệm với nhiệm kỳ nhất định.
Hạ nghị viện (Nghị viện liên bang, tiếng Đức: Bundestag) gồm 656 thành viên có
nhiệm kỳ 4 năm, được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu theo nguyên tắc kết hợp
giữa chế độ cử tri duy nhất và cử tri theo tỷ lệ. Hiến pháp quy định trật tự quốc gia.
Nguyên thủ quốc gia là tổng thống liên bang với nhiệm vụ đại diện. Nhìn theo nghi
thức thì sau tổng thống là Chủ tịch Quốc hội Liên bang, thủ tướng và Chủ tịch Hội
đồng Liên bang mà căn cứ vào Hiến pháp là người đại diện cho tổng thống. Lãnh đạo
chính phủ là thủ tướng liên bang, người có thẩm quyền quyết định đường lối chính trị
của chính phủ liên bang. Thủ tướng do Nghị viện liên bang bầu ra. Tổng thống do Hội
đồng liên bang và số đại cử tri bằng nhau của các bang bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm. Nước
Đức là một liên bang, điều đó có nghĩa là hệ thống chính trị của Đức được chia ra làm
hai cấp: cấp liên bang, đại diện cho quốc gia về mặt đối ngoại, và cấp tiểu bang của
từng bang một. Mỗi cấp đều có cơ quan nhà nước riêng của hành pháp, lập pháp và tư
pháp. Quốc hội Liên bang và Hội đồng Liên bang cùng quyết định về luật lệ của liên
bang và có quyền sửa đổi Hiến pháp với đa số 2/3 trong cả hai cơ quan. Quốc hội tiểu
bang quyết định về luật lệ cho từng tiểu bang. Mặc dầu các nghị sĩ không phải tuân theo
chỉ thị nhưng những quyết định trước đó trong các đảng phái chiếm ưu thế trong việc
ban hành luật lệ. Hành pháp ở cấp liên bang được hình thành bởi chính phủ liên bang
do thủ tướng liên bang lãnh đạo. Thủ hiến tiểu bang (Ministerpräsident) lãnh đạo hành
pháp ở cấp tiểu bang. Các cơ quan hành chính ở cấp liên bang và tiểu bang được điều
hành bởi các bộ trưởng đứng đầu các cơ quan nhà nước. Tòa án Hiến pháp Liên bang
Đức tại Karlsruhe giám sát việc tuân thủ hiến pháp. Các tòa án tối cao của Đức là Tòa
10


án Liên bang (Bundesgerichtshof) với trụ sở chính tại Karlsruhe, Tòa án Hành chánh
Liên bang tại Leipzig, Tòa án Lao động Liên bang tại Erfurt, Tòa án Xã hội Liên bang
tại Kassel và Tòa án Tài chính Liên bang tại München. Phần lớn việc hành luật là trách
nhiệm của các tiểu bang. Các tòa án liên bang gần như luôn luôn là tòa án kháng cáo

thượng thẩm và xem xét các các quyết định của tòa án tiểu bang theo tính hợp pháp về
hình thức và nội dung.
2. VĂN HÓA NƯỚC ĐỨC.
2.1. Ngôn ngữ.

Tiếng Đức là ngôn ngữ được sử dụng trên khắp nước Đức và ở nhiều vùng trong các
nước láng giềng Luxembourg, Thụy Sĩ, Hà Lan và Áo. Ngôn ngữ phổ thông này là một
lực cố kết dân chúng đã từ rất lâu trước khi nước Đức trở thành một quốc gia, và ngày
nay nó vẫn còn là sợi dây ràng buộc chung giữa các bang và các vùng trong nước.
Ngôn ngữ này vẫn đang thay đổi, được bổ sung thêm ngày càng nhiều từ ngôn ngữ của
các nước phương Tây, nhất là tiếng Anh và tiếng Mỹ.
Cùng với tiếng Đức, tiếng Frisi được người dân sống ở vùng duyên hải Biển Bắc sử
dụng, tiếng Đan Mạch được sử dụng tại vùng biên giới với Đan Mạch ở hạt SchleswigHolstein, tiếng Slavonic Sorbia hay tiếng Wendish ở một số khu vực của vùng Lusatia,
Berllin là bờ đông sông Elbe. Nhiều người Đức thông thạo tiếng Anh, còn nhiều người
Đông Đức cũ có thể nói chuyện bằng tiếng Nga.
2.2. Tôn giáo và tín ngưỡng.

Hai tôn giáo chính ở Đức là Ki-tô giáo và Do thái giáo, Hồi giáo chỉ mới xuất hiện
và lan rộng ở Đức sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Phần lớn dân số Đức theo Ki-tô
giáo: 32,0% theo Tin Lành (ở Bắc và Đông Đức), 31,7% theo Công giáo La Mã (ở Tây
và Nam Đức), 1,14% theo Chính thồng giáo Đông phương. Khoảng 27% người Đức
không theo tôn giáo nào cả, phần lớn trong số họ sống ở miền Bắc, nhất là những vùng
thuộc về Đông Đức cũ. Số còn lại theo các đạo khác.
Khoảng 50% dân chúng Tây Đức cũ theo đạo Thiên chúa, một nửa theo Công giáo.
Đông Đức cũ cũng đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng. Khoảng 80% dân chúng theo đạo
Tin lành, còn lại là Công giáo. Nhưng Đông Đức cũ không giảng dạy tôn giáo trong
11


trường học, những nghi thức xã hội chủ nghĩa thay thế cho nghi thức tôn giáo trong

những sự kiện như chào đời, cưới hỏi hay qua đời.
Đạo Tin lành: Giáo dân Tin lành ở Đức đa số thuộc về 3 dòng theo tên gọi khác
nhau: Dòng Luther, Dòng Cải cách hay Dòng Calvin (còn gọi là Zwinglian) và Dòng
Hợp nhất (kết hợp giữa Calvin và Luther). Đạo Tin lành được phổ biến ở miền Bắc. 24
giáo hội hầu như hoàn toàn độc lập được tập hợp thành một khối liên kết gồm gọi là
Evangelische Kirche in Deutsschland, mà đứng đầu là một công đồng phụ trách các vấn
đề về luật lệ và một hội đồng dòng Luther được tập hợp vào Giáo hội Phúc âm Luther
Hợp nhất Đức quốc, viết tắt là VELKD.Ở Đức cũng có những giáo hội nhỏ không liên
kết. Cộng đồng phái Giám lý và phái Phúc âm đã hợp nhất với nhau để trở thành Giáo
hội Giám lý Phúc âm. Ở đây cồn có một số lượng không nhiều các tín đồ phái Quaker,
phái Mennonote (Tái tẩy) và Đội quân Cứu thế, được biết tiếng nhờ những hoạt động
xã hội của họ hơn là nhờ số tín đồ.
Do Thái giáo: Trước năm 1933, số dân Do Thái ở nước Đức khoảng 530.000 người.
Nhưng sự khủng bố của Nhóm Giải pháp Tối hậu thời Đức Quốc xã và việc di cư đã
làm cho dân số của cộng đồng này giảm đi, chỉ còn lại khoảng 40.000 người như ngày
nay. Nước Đức có 69 giáo đoàn Do Thái giáo, các giáo đoàn lớn nhất ở Berlin và
Frankfurt (trung tâm tài chính và ngân hàng này là do những người Do Thái hình thành
nên). Các nhà lãnh đạo Đức trước đây đã thực hiện những hành động bày tỏ sự ăn năn
hối lỗi tại Đài Tưởng niệm Chiến tranh ở Israel, chấp thuận việc đền bù và đã trả cho
Israel trong thập niên 1970. Việc đa số người Do Thái ngần ngại không muốn quay về
Đức đã làm mất đi rất nhiều những tài năng sáng tạo của đất nước này. Gần đây, phong
trào Bài Do Thái đã nổi lên ở một số vùng trong nước, khiến cho đa số người Đức phải
lo lắng.
Hồi giáo: Nhóm thiểu số đông đảo gốc Thổ Nhĩ Kỳ sống chủ yếu ở Berlin chiếm đa
số trong 1,8 triệu người Hồi giáo ở nước Đức. Quyền thờ phụng, giáo dục, giảng dạy
giáo lý… tất cả đều được luật pháp bảo đảm và thường xuyên được xem xét lại. Những
ông chủ người Đức thường dành riêng một phòng cho các nhân viên theo đạo Hồi để họ
cử hành các nghi lễ cầu nguyện hàng ngày. Các lễ hội Hồi giáo như lễ Ramanda và các
ngày lễ khác, cũng như việc thu xếp để đi hành hương về Mecca được thực hiện với sự
giúp đỡ của các chức sắc tôn giáo và các cơ quan chính phủ. Chính phủ Đức hợp tác

12


với chính phủ Thổ để đưa các giáo viên dạy giáo lý Hồi giáo đến Đức để dạy cho
những người gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Người Đức gốc Thổ đòi hỏi tự do phóng khoáng nhiều
hơn so với những tu sĩ giảng dạy giáo lý chính thống, vì vậy họ ít có vấn đề hơn khi hội
nhập vào xã hội Đức.
2.3. Giá trị và thái độ.

Tính tự giác của người Đức khá cao, bằng chứng là việc mua vé tàu. Ở Mỹ, bạn phải
có thẻ hoặc mua vé mới đi qua cửa để xuống Metro được, nhưng ở Đức thì khá thoải
mái. Bạn có thể nhảy lên tàu và tự do di chuyển, hên thì thoát, xui thì gặp người kiểm
tra và tất nhiên, họ sẽ phạt bạn 40 EUR cho dù vé đó nếu bạn mua chỉ chưa đầy 2 EUR.
Nói chung, tính tự giác của người Đức khá cao nên nhiều khi mua vé cả tháng để đi làm
nhưng có khi cả tuần mới thấy một người đi kiểm tra.
Người Đức phải làm việc đến 67 mới được về hưu, so với các nước khác trong khu
vực Châu Âu thì Đức khá chăm chỉ. Năm ngoái, thấy các bạn Pháp xuống đường biểu
tình vì họ mãi tận…62 mới được về hưu, không biết nói gì nữa luôn mặc dù tuổi thọ
của người Pháp theo thống kê năm 2011 cao hơn người Đức những tận mấy năm liền.
Tính đúng giờ của người Đức thì khỏi phải bàn nhưng người Đức cũng cực kì tiết
kiệm. Những gì có thể tiết kiệm được là họ tiết kiệm đến mức tối đa. Không sả nước
nhiều, không để điện hay để chế độ stand by. Đi ăn uống thì không đặt quá nhiều món,
thiếu thì đặt thêm chứ không để thừa. Ngoài ra ở Đức, nếu bạn mua nước hay các loại
đồ uống, bạn sẽ phải trả tiền vỏ chai nữa. Khi uống xong, bạn có thể đem vỏ chai đi trả
để lấy lại tiền, nếu bạn vứt, sẽ có người khác đi nhặt và gom lại đổi lấy tiền.
Có quan điểm cho rằng người Đức lạnh lùng lắm. Thực ra thì ở đâu cũng có người
này người kia, khó có một kết luận chung về tính cách người Đức được. Nhưng sống
trong gia đình người Đức hơn mười năm và đi học, đi làm với bạn bè Đức thì mình thấy
người Đức chỉ lạnh lùng ở cái vẻ bề ngoài khi họ chưa quen bạn thôi, nhưng khi tiếp
xúc nhiều thì mình thấy họ cũng dễ gần, thân thiện, tốt bụng, sống có kỉ luật. Người

Đức nổi tiếng là thẳng thắn và rõ ràng; họ sẵn sàng góp ý, đánh giá.

13


2.4. Phong tục và tập quán.
-

Phong tục đón Tết:

Xưa kia, Tết ở Đức trùng với lễ Phục sinh, từ năm 1310 trùng với Noel và từ năm
1691 mới chuyển sang ngày 1/1. Chiều ngày 31/12, nam giới tụ tập ở các quán, ăn uống
và vui chơi đến tận đêm. Lúc giao thừa, người ta bắn pháo mừng, đem nấu chì đổ vào
cốc nước rồi nhìn hình dạng miếng chì trong nước và đoán vận hạn năm tới của mình.
Nông dân thì cắm mảnh sành lên vỏ cây như một lời cám ơn những gì cây cối đã cho họ
trong năm qua. Lễ đón năm mới ở Đức kéo dài trong một tuần. 15 phút trước giao thừa
mọi người đều ngồi yên trên ghế, khi chuông đồng hồ điểm họ đều nhảy xuống khỏi
ghế và ném một vật nặng ra phía sau coi như vứt bỏ mọi khó khăn, hoạn nạn để bước
vào năm mới. Trẻ em tập hợp thành những nhóm nhạc với những chiếc kèn Harmonica
và phong cầm đem đến một bầu không khí náo nhiệt trên khắp các đường phố. Người
lớn thì cầm trong tay những lá cờ rực rỡ màu sắc theo sau ca hát đón chào năm mới. Ở
nông thôn Đức còn lưu giữ một phong tục cổ xưa, đó là "thi leo cây". Các chàng trai thi
nhau treo lên nhưng cái cây nhẵn bóng, người leo giỏi nhất được coi là "anh hùng năm
mới". Đêm giao thừa tại Đức, mỗi nhà thường bày lên trên bàn tiệc một chiếc đĩa có
đựng 12 củ hành. Các củ hành được khoét những lỗ nhỏ và rắc muối vào. Mỗi củ hành
được đặt tên cho mỗi tháng trong năm. Ở các vùng nông thôn Đông Đức cũ, người dân
còn có tục lệ đổ chì nóng lên một cái thìa rồi ném xuống nước, sau đó vớt chì lên, căn
cứ theo hình dáng màu chì người ta tiên đoán trong năm làm ăn phát đạt hay thất bại.
Người Đức có phong tục nhúng chì đã nấu chảy vào nước lạnh và dự đoán hình dáng
của viên chì trong nước để dự đoán tương lai sẽ ra sao. Nếu hình dáng viên trì có hình

trái tim thì sẽ có đám cưới, hình con tàu là chuyến đi du lịch… Khi đồng hồ điểm 0h
đêm giao thừa cũng là lúc mà người dân ở Đức ôm và trao nhau những nụ hôn nồng
thắm, chúc nhau năm mới an lành bằng câu nói "Gutes Nue Jahr" hoặc "Happy New
Year". Sau đó, mỗi gia đình quây quần bên nhau trong những bữa tiệc thịnh soạn với
đầy đủ món ăn và cùng nhau xem các chương trình truyền hình đặc biệt. Người Đức
quan niệm nếu ăn cà rốt và bắp cải sẽ mang đến sự ổn định về tài chính.

14


-

Các ngày lễ ở Đức:

Lễ giáng sinh ở Đức: Lễ Giáng sinh – là mùa trong năm được nhiều người quan tâm
nhất. Lễ Giáng sinh là lễ hội dành cho gia đình quan trọng nhất ở Đức. Bắt đầu từ tháng
12 không khí Giáng sinh đã tràn ngập các đường phố. Các chợ phiên Giáng sinh bắt
đầu mở cửa, các cây thông Giáng sinh được dựng lên và trang trí với các sắc màu.
Lễ Phục sinh ở Đức: Trứng phục sinh nhuộm màu và vẽ các họa tiết dễ thương là
một phong tục truyền thống gắn liền với Lễ Phục sinh. Những quả trứng sặc sỡ và có
thể ăn được là biểu tượng cho sự tái sinh khi xuân về. Những quả trứng dù bằng sô cô
la hoặc vỏ trứng nhuộm vẽ màu cũng sẽ có mặt một cách trang trọng trên bàn phục
sinh.
Lễ hội tháng 10 (Lễ hội Oktoberbest ở Munchen): Lễ hội tháng 10 (lễ hội
Oktoberfest ở München) là một truyền thuyết. Không chỉ ở München mà còn ở các
vùng khác thuộc bang Bayern và các bang khác ở Đức cũng có những lễ hội truyền
thống diễn ra vào mùa thu và tháng 10. Tuy nhiên về quy mô thì lễ hội Oktoberfest ở
München được biết đến là lễ hội lớn nhất và nổi tiếng nhất. Trong những năm gần đây,
lễ hội ’’Oktoberfest’’ cũng được tổ chức ở ngoài biên giới nước Đức. Các lễ hội này
cũng được gọi là lễ hội ’’Oktoberfest’’ và lễ hội phục vụ chủ yếu là bia Đức.

2.5. Thói quen và cách ứng xử.

Thói quen:
Người Đức có thói quen đọc sách để giết thời gian vì thế có thể tìm thấy những kệ
-

sách ngay trên xe bus hay các tủ sách đặt ở trung tâm để mọi người tới đọc ở các thành
phố lớn. Đi du lịch cũng là thói quen không thể thiếu của người đức.
- Ứng xử:
Một là,xưng hô: Những người có học hàm học vị từ tiến sỹ trở lên thường được gọi
cùng tên. Ví dụ: Tiến Sỹ Zimmermann, Giáo sư Schmidt. Những học hàm học vị thấp
hơn không được nhắc đến trong xưng hô. Người Đức có thói quen gọi đầy đủ tên ghép
của người đối thoại, các chức vụ chính thức hay tước vị như bộ trưởng, thị trưởng được
xưng: Thưa ngài bộ trưởng… đặc biệt với các tước hiệu quý tộc như bá tước, hầu tước,
bạn cần đặc biệt chú ý: Thưa bá tước, thưa Tiến sĩ bá tước, thưa giáo sư tiến sỹ bá
tước…
15


Hai là, Cách chào hỏi: Khi gặp nhau, người đến sau chào trước hoặc người trông thấy
người khác trước lên tiếng chào trước. Trong hợp tác kinh doanh thì cách chào theo thứ
bậc. Khi gặp nhau, những người đã quen biết nhau chào nhau trước. Sau đó, người cấp
bậc thấp hơn giới thiệu những người cùng đi, rồi người có cấp bậc cao hơn giới thiệu
thành phần đoàn của mình. Sau khi tất cả đã làm quen với nhau thì mới bắt tay, cái bắt
tay ngắn, nhẹ nhàng và khi bắt tay nhìn thẳng vào nhau.
Ba là, lời khen: Trong công việc cũng như trong cuộc sống thường nhật, càng tránh
được việc đề cập cụ thế về diện mạo, trang phục ...người đức thường khen ngợi
nhau,khen bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Bốn là, người dân Đức coi trọng phụ nữ. Ở Đức mối quan hệ làm ăn thì thông lệ là
cấp dưới nể vì cấp trên. Ngày nay, cả nam lẫn nữ đều có thể là người mở cửa cho người

khác hay giúp người khác mặc áo choàng, không ai được từ chối nhận cử chỉ đó.
Sáu là, khi đi xe: Trong làm ăn nếu được đối tác mời đi cùng trong xe - do đối tác lái thì tuyệt đối không được ngồi ở hàng ghế sau. Khi đi taxi, vị khách danh dự được dành
cho ngồi ở hàng ghế sau, phía tay phải. Người nào trả tiền taxi thì ngồi ở phía trước hay
ở sau người lái xe.
Bảy là, cách ứng xử qua điện thoại: Người gọi đến thường phải chào và xưng danh, tự
giới thiệu về mình. Người được gọi điện thoại thường ít nhất nên xưng tên, không khi
nào được sử dụng ngôi thứ ba để trả lời. Khi gọi điện thoại từ các máy điện thoại công
cộng không nên nói tên cụ thể, đề phòng bị nghe trộm.
Tám là, Tính chính xác, đúng giờ: Người Đức quan niệm rằng người lịch sự bao giờ
cũng đến đúng giờ. Cả các sếp cũng vậy. Nếu chủ ý đến muộn để thể hiện cấp bậc của
mình thì sẽ phản tác dụng.
Điều này thể hiện qua phong cách làm việc của người Đức: Đa số các doanh nghiệp
tại đức do có sự ảnh hưởng từ thói quen và cách ứng xử cho nên trong kinh doanh hay
trong các hoạt động marketing luôn tránh xa những yếu tố chính trị và chủng tộc. Họ
rất quý trọng thời gian nên khi gặp các đối tác kinh doanh ở Đức cũng cần chú ý đúng
giờ khi giao tiếp để đạt hiệu quả. Do đó khi xâm nhập vào thị trường kinh doanh Đức
cần lưu ý đến chiến lược về giá, phân phối cách thức chiêu thị sao cho tương đồng với
thói quen.đúng đối tượng trong một không gian và thời gian thích hợp.
16


2.6. Thẫm mỹ.
-

Công trình, kiến trúc:

Tòa nhà : “Cổng thành” ở Duseldorf hay nhà mỹ thuật ở Halle,lâu đài
Rheinsbeg tọa lạc ở phía Bắc đều là những công trình nổi tiếng và sáng giá



của nước Đức xinh đẹp.
Thời kỳ Banque mang đến những công trình điêu khắc tuyệt vời gồm tác
phẩm của kiến trúc sư Andreas Schluter ở Berlin như tượng vua Friedrich



William I trong sân cung điện lớn nhất Berlinan.
Trong khi đó thành phố Frankfurt cho thấy Đức chuyển mình với tòa nhà cao
tầng sang trọng thể hiện sự thanh lịch trong không gian rộng rãi và tràn đầy
ánh sáng trên quảng trường Potsdam, quảng trường bát giác Leipziger Platz –

-

tất cả đều giải kính ,bê tông crom hào nhoáng.
Âm nhạc :

Đức là trung tâm nhạc cổ điển với nhiều nhạc sĩ lừng danh như Beethoven ,Goeth.
-

Điện ảnh:

Khá phát triển với cơ quan phụ trách làm phim là DEFA. Các bộ phim của Frank
Beyer: “ Jacob kẻ nói dối” và ‘ Five Bullet Shells” –sự kháng chiến chống chủ nghĩa
phát xít là các bộ phim nổi tiếng.
-

Thứ tư, Văn chương :

Các nhà văn hiện thực nổi tiếng như Thomas Mann, Hermann Hese ,Heinrich
mann....

Thứ năm, Thể thao : môn thể thao phát triển mạnh mẽ tại Đức là bóng đá ,đội tuyển
Đức được mệnh danh là : “ cỗ xe tăng Đức” Der Mann Schaft đã vô địch bóng đá nam
thế giới và Châu Âu 3 lần. Sân Olympic tại Berlin là sân vận động đẹp và hiện đại nhất.
Chính những nét đẹp về thẩm mỹ này có ảnh hưởng sâu sắc tới quan niệm của các
nhà kinh doanh về đạo đức chuẩn mực hiện đaị có thể những ý tưởng kinh doanh xuất
phát từ những nhu cầu về thẩm mỹ,thẩm mỹ càng cao càng đòi hỏi đạo đức thái độ làm
việc càng nghiêm túc .Khi đó những quyết định trong kinh doanh sẽ mang tính thực
dụng trong cuộc sống. Ví dụ: Khách sạn đảo Propeller, Berlin. Đây là một trong những
khách sạn kỳ lạ nhất thế giới với nhiều phòng "độc". Ngoài phòng gương, giường ngủ
là chiếc quan tài hoặc được treo lên cao, khách sạn còn nổi tiếng phòng hai con hổ.
17


Trên sàn của căn phòng này đặt hai chiếc lồng mà theo khách sạn, những đứa trẻ rất
thích ngủ ở đây.Những ý tưởng trang trí độc đáo này đều xuất phát từ thẩm mỹ,nét đẹp
truyền thống.
2.7. Giáo dục .
-

Giáodục từ nhà trường :

Tại Đức mỗi tiểu bang đều có quyền quyết định riêng về hệ thống giáo dục ở bang
đó.Nhưng để tạo sự cân bằng trong hệ thống giáo dục toàn bang thì các tiểu bang tuân
theo đường lối chung về giáo dục do hội nghị liên bang định ra: Tất cả trẻ em đều có
nghĩa vụ học hết lớp 9 sau đó có thể lựa chọn học nghề ở trường nghề hoặc học hết phổ
thông lấy bằng Abitur sau đó có thể học đại học để nghiên cứu chuyên sâu. Điều đặc
biệt là ở Đức không phải mất phí học đại học và các trương đại học ở Đức được đánh
giá cao về chất lượng.
-


Giáo dục từ gia đình:

Từ lúc còn bé trẻ em đã được cha mẹ chúng dạy cách tự lập và kỷ luật. Khi cùng bố
mẹ ra bãi biển hầu hết cha mẹ đều sưởi nắng mặc bọn trẻ làm gì chơi gì, họ chỉ im lặng
theo dõi từ xa mà không hề ngăn cản,đe dọa khuyên bảo hay dỗ dành. Bọn trẻ nô đùa
có thể gây cãi vã ,đánh nhau nhưng chúng sẽ phải tự giải quyết việc đó và không có sự
can thiệp của người lớn.
Cách giáo dục của gia đình và nhà trường đã xây dựng lên tính cách kỷ luật thẳng
thắn và một chút lạnh lùng của con người Đức. Những nhà quản trị có sự quyết đoán
mạnh mẽ do môi trường nuôi tạo nên.. các nhân viên tuân thủ theo các nguyên tắc của
doanh nghiệp, họ luôn đúng giờ vì thế công việc cũng thực hiện được hiệu quả... không
hề xảy ra việc buôn bán , tán gẫu chuyện trong khi làm việc, người phụ nữ luôn được
coi trong.. các hoạt động có sự tập trung nhất định, có sự hợp tác phối hợp cao, không
phân biệt kì thị.
VD : tại khách sạn đảo Propeller, Berlin.
Nhân viên tại đây được giáo dục tốt..với sự nhiệt tình luôn tươi cười niềm nở với
khách, ăn mặc lích sự. Cách làm việc của họ rất nguyên tắc đậm chất truyền thống văn
hóa của người bản địa.
18


2.8. Khía cạnh vật chất.
-

Nói về sản phẩm của Đức ta phải kể đến:

Đồng hồ cúc cu” mang tính cổ điển, nhiều hình ảnh, chi tiết.Mỗi đồng hồ,
chi tiết khác nhau thì tiếng chim cúc cu phát ra là khác nhau.. Nó được sản



xuất tại khu Black Forest.
Nước hoa 4711 đây cũng là một đặc trưng của Đức không nơi nào sản xuất




được và được du nhập sang Pháp.
Rượu vang cũng là sản phẩm mang giá riêng của đất nước này.
Các thương hiệu thời trang nổi tiếng của Đức đã đến Việt Nam như Van

Laack.
- Gía trị văn hóa vật chất:

Đức có mạng lưới giao thông dày đặc,trình độ công nghệ cao... đời sống


người dân cao.
Tại Đức có các sự kiện thể thao lớn,những lễ hội đường phố và những chợ
Noel vui nhộn thu hút du khách. Lễ hội dân gian hội tháng 10 ở Munchen



hoặc hội Christoph ở Koln.
Năm 2006 tại Đức đăng cai tổ chức giải bóng đá thế giới có công trình sân



vận động Olypic hoành tráng nhất.
Đức là nước có nền kinh tế phát triển, thu nhập người dân cao, thường thích
đi du lịch.


Từ những giá trị vật chất về văn hóa thì các doanh nghiệp sẽ có nhiều hoạt động kinh
doanh dựa trên nhu cầu của khách hàng.. các hoạt động kinh doanh có thể hướng tới
những mặt hàng cá biệt hóa như nước hoa, rượu vang... từ giá trị văn hóa sẽ tạo ra
nhiều ý tưởng kinh doanh sáng tạo, vừa tạo cho doanh nghiệp vừa tăng thương hiệu của
mình vừa thu lợi nhuận ví dụ như hợp tác tổ chức các sự kiện... Ví dụ, hãng nước hoa
nổi escada của đức sở hữu cho mình những mùi hương dễ thương, trẻ trung luôn là sự
lựa chọn của nhiều bạn trẻ trong độ tuổi từ 22-25. Escada chọn cho mình một sắc thái
vui tươi với nhóm hương là hoa trái (Fruity-Floral) rất nữ tính, nhẹ nhàng và dễ thương.
Ngoài ra từ bao bì và thiết kế hình dáng chai nước hoa Escada cũng luôn đưa những
màu sắc tươi sáng và tạo sự lạ mắt nhằm nhấn mạnh luôn hướng về sự trẻ trung cho
giới trẻ. Đây là cách kinh doanh đặc biệt cá biệt hóa sản phẩm, vừa đáp ứng về chất
lượng lẫn mẫu mã, tạo ấn tượng đặc biệt.

19


3. NHẬN XÉT VĂN HÓA NƯỚC ĐỨC TRÊN CÁC KHÍA CẠNH VĂN HÓA
CỦA HOFSTEDE.
Bảng đánh giá các văn hóa của nước Đưc theo các khía cạnh của Hofstede theo quan
điểm của nhóm:

CÁC KHÍA
CẠNH VĂN
HÓA

ĐIỂM

NHẬN
XÉT


35

Tương đối
thấp

Được thể hiện suy nghĩ cá nhân : con cái được
phép hỏi bố mẹ những điều không hiểu từ bố mẹ.

76

Tương đối
cao

Né tránh bất
định

Người Đức khá là quyết đoán tuân thủ các quy
tắc quy định, thích sự rõ rang thẳng thắn, nghiêm
túc trong công việc

68

Trung
bình cao

Nam tính

1. Nam nữ là bình đẳng : Bố mẹ đều có trách


Khoảng cách
quyền lực

Chủ nghĩa cá
nhân

NƯỚC ĐỨC

Cũng giống như đa số các nước phương tây khác
giữa bố mẹ và con cái cũng có sự bình đẳng, tôn
trọng tương đối rõ nét. Bố mẹ khá tôn trọng và
lắng nghe ý kiến của con cái và hướng dẫn con
cái, không có tư tưởng áp đặt quan điểm và sở
thích của mình cho con cái một cách phi lý và
không giải thích. Trong gia đình người chồng và
người vợ đều có trách nhiệm với gia đình như
nhau.

Khi con cái trưởng thành đều ra sống tự lập
không ở chung với ông bà bố mẹ

nhiệm ngang nhau đối với gia đình con cái.
2. Nhiều phụ nữ tham gia vào bầu cử chính trị:
thủ tướng Đức hiện nay là bà Angela Merkel
người được tờ báo danh tiếng Mỹ Forbes bầu
chịn là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới.
3. Có quan niệm khá thoáng về tình yêu, hôn
nhân, quan hệ nam nữ….
4. Tuy nhiên, người Đức lại thương đề cao công
việc hơn là cuộc sống, gia đình


35

Trung
bình thấp

20


Hướng tới
tương lai

Sự tận hưởng

1. Cách giáo dục của người Đức luôn để con cái

tự tìm hiểu khám phá, học hỏi và sơm tự lập
nhằm hình thành cho con cái một tác phong tốt
cho tương lai.
2. Người Đức sống khá tiết kiệm, luôn ăn hết
thức ăn trên bàn, còn thừa sè bọc mang về nhà,
tiết kiệm tôi đa những gì có thể.
3. Các giá trị truyền thống có thể được điều chỉnh
để thích nghi với điều kiện thực tế : giá trị
truyền thống của ngươi Đức không quá hủ
thục, vẫn có thể tiếp thu những điều mới
mẻ…….
1.
2.


Tự do ngôn luận được coi trọng trong xã hội.
ĐứcNgười Đức tỷ lệ sinh con thấp

75

Tương đối
cao

56

Trung
bình

4. SO SÁNH VĂN HÓA MỘT VÀI NÉT CỦA VĂN HÓA NƯỚC ĐỨC VỚI
VIỆT NAM. NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ HỌC TẬP TỪ NƯỚC ĐỨC.

ST
T

1

2

CÁC
YẾU
TỐ SO
SANH

Chào
hỏi


VIỆT NAM

ĐỨC

khi gặp cô, dì, chú, bác, cụ già,
hay những người lớn tuổi hơn thì
chúng ta thường lên tiếng chào
hỏi trước để thể hiện sự lễ phép,
và theo truyền thống thì thường
hơi cúi người khi chào.

Trong cuộc sống thường ngày, khi
gặp nhau, người đến sau chào trước
hoặc người trông thấy người khác
trước lên tiếng chào trước. Trong hợp
tác kinh doanh thì cách chào theo thứ
bậc. Khi gặp nhau, những người đã
quen biết nhau chào nhau trước. Sau
đó, người cấp bậc thấp hơn giới thiệu
những người cùng đi, rồi người có
cấp bậc cao hơn giới thiệu thành phần
đoàn của mình. Sau khi tất cả đã làm
quen với nhau thì mới bắt tay, cái bắt
tay ngắn, nhẹ nhàng và khi bắt tay
nhìn thẳng vào nhau.

Cách đề cao sự khéo léo, mềm mỏng
thể hiện đôi khi còn vòng vo né và né


nổi tiếng là thẳng thắn và rõ ràng; họ
sẵn sàng góp ý, đánh giá, từ chối một
21


tránh vấn đề; đề cao trực giác,
nghĩa là chỉ chú trọng trực quan
cảm tính, bề ngoài mà ít nghiên
cứu sâu tới các chi tiết bên trong.
Trong ứng xử, người Việt thường
đề cao nhận thức kinh nghiệm,
ý kiến coi nhẹ vai trò của lý luận, tri
cá nhân thức khoa học. Lối tư duy này
bộc lộ hạn chế như sự cả tin, nể
nang, mất đi tính lý luận sáng
suốt trong đánh giá và đưa ra kết
luận một cách khoa học; coi
trọng đạo đức hơn tài năng, coi
trọng tình cảm hơn lý trí.

3

4

5

Phong
cách
sống


Giáo
dục

Quan
niệm về
thời
gian

Người Việt Nam trân trọng cái
Ta, con người phải luôn biết hòa
nhập với môi trường xung quanh
để tạo nên sự hài hòa. Người
Việt mình luôn sống có cộng
đồng, yêu thương và đùm bọc lẫn
nhau vì thế phong cách sống của
người Việt tình cảm hơn rất
nhiều so với ở phương Tây.

Trẻ em được bao bọc và che chở
bởi rất nhiều người thân trong
gia đình, được chiều chuộng và
yêu thương hết mực. Ở Việt
Nam, trẻ em thường được coi là
trung tâm thú vị của cả nhà và
các thành viên sẽ xoay quanh
“tâm điểm” này.

Chúng ta có thể xê dịch giờ hẹn
đôi chút và đôi khi điều đó
không trở thành vấn đề lớn. Vì

thế mà ở Việt Nam mới có danh
từ “giờ cao su”.

cuộc hẹn, lời mời hay yêu cầu được
giúp đỡ khi gặp khó khăn. Khi sang
một gia đình người Đức làm Aupair,
các bạn cũng đừng quá buồn hay tự ái
nếu nhận được những lời góp ý quá
thẳng thắn như vậy, nên tiếp nhận vì
đó là những lời góp ý tích cực, làm
cho bạn tốt lên mà thôi.

đề cao cái Tôi, năng lực cá nhân, cá
tính riêng… vì vậy phong cách sống
của họ thiên về lối sống tự lập, cá
nhân.

Người đức: Từ lúc còn bé trẻ em đã
được cha mẹ chúng dạy cách tự lập
và kỷ luật
Khi cùng bố mẹ ra bãi biển hầu hết
cha mẹ đều sưởi nắng mặc bọn trẻ
làm gì chơi gì,họ chỉ im lặng theo dõi
từ xa mà không hề ngăn cản,đe dọa
khuyên bảo hay dỗ dành.
Bọn trẻ nô đùa có thể gây cãi vã
,đánh nhau nhưng chúng sẽ phải tự
giải quyết việc và không có sự can
thiệp của người lớn
Người Đức quan niệm rằng người

lịch sự bao giờ cũng đến đúng giờ. Cả
các sếp cũng vậy. Nếu chủ ý đến
muộn để thể hiện cấp bậc của mình
thì sẽ phản tác dụng.
Cũng vì họ đặc biệt coi trọng giờ
giấc. Vì vậy để không bị coi là mất
lịch sự, bạn nên đến dự buổi tiệc đúng
giờ. Nếu bạn đến trễ, hãy gọi điện
22


thoại để thông báo và giải thích lý do.

6

7

Thực tế văn hóa xếp hàng đã dần
hình thành tại nước ta, đặc biệt
tại các thành phố lớn. Tuy vậy,
nhìn chung, nó vẫn chưa ăn sâu
vào nếp sống của người Việt ở
mọi lúc mọi nơi. Chúng ta thấy
là ở nhiều nơi mọi người vẫn
thường xếp hàng ngang, rất ồn
ào, và còn xô đẩy và chen lấn
nữa.

Chờ tính tiền ở siêu thị, vào rạp chiếu
phim, cơ quan hành chính, các văn

phòng của trường đại học, kể cả ra
chợ trời... chỗ nào họ cũng xếp hàng,
xếp hàng dài trên đường phố, xếp
hàng khi lấy thức ăn ... Chỉ hai người
cũng xếp hàng và không chen lấn, xô
đẩy.

Việt Nam thuộc các nước Đông
Phong
Á đi theo hệ thống phân cấp Nho
cách
giáo và những nhà lãnh đạo có
quản trị
nhu hướng nhân từ.

Những quản lý người Đức mong
muốn tạo ra một hệ thống hoàn hảo.
Mỗi phòng ban hoạt động theo hệ
thống phân cấp lệnh từ trên xuống,
mọi thông tin và hướng dẫn thực hiện
được thông báo từ cấp cao xuống cấp
thấp hơn. Giá trị cốt lõi vẫn là sự
đồng thuận.

Xếp
hàng

NHẬN XÉT:
Qua việc so sánh vài nét văn hóa cơ bản ta cũng thấy được văn hóa Đức và Việt Nam
khác nhau rất nhiều. Mỗi đất nước có nền văn hóa khác nhau nên sẽ có sự khác biệt

trong thói quen, phong tục tập quán, cách tư duy,vv... Một nền văn hóa có thể thích hợp
với nước này, nhưng không có gì đảm bảo rằng nó sẽ thích hợp với nước khác. Bản
thân mình nghĩ chúng ta nên gìn giữ những truyền thống tốt đẹp và đáng trân trọng từ
ngàn đời xưa của ông cha ta, của những thế hệ đi trước. Nhưng… những gì chưa tốt,
những gì cần thay đổi, thì chúng ta nên thay đổi chứ không nên bảo thủ. Và thay đổi ở
đây là thay đổi theo chiều hướng tích cực và có chọn lọc. Hơn nữa chúng ta đã và vẫn
đang hướng đến sự hội nhập với thế giới, nên cái sự cập nhật và thay đổi là điều hết sức
cần thiết. Vì vậy, qua việc tìm hiểu văn hóa của nước Đức, chúng ta cũng có thể học tập
những nét văn hóa độc đáo của họ như: tính chính xác về thời gian, sự tự giác. Hiện
nay nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập kinh tế ra toàn thế giới, việc phải làm
việc với các đối tác nước ngoài là điều hiển nhiên đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ
phương tây, họ rất coi trọng thời gian. Muốn làm việc được lâu dài với họ thì chúng ta
cũng nên hình thành dần cho mình thói quen đúng giờ trong mọi việc. Chúng ta cũng
23


nên học tập cả cách mà các gia đình ở Đức giáo dục con cái, nó dạy cho bọn trẻ biết
cách phải tự lập từ nhỏ và khi có khó khăn thì chúng cũng có thể tự giải quyết được…

24


KẾT LUẬN
Văn hóa là cái còn tồn tại khi tất cả đều mất theo thời gian, là nền tảng của tinh thần
gắn liền với đời sống, với hoạt động kinh tế của đất nước,của doanh ngiệp,của gia đình
và con người.Văn hóa luôn phát triển song hành cùng cuộc sống của con người, văn
hóa đặc biệt rõ nét hơn trong quá trình hội nhập giữa các quốc gia.Tìm hiểu văn hóa các
quốc gia nói chung và văn hóa Đức nói riêng tạo nền tảng,là đòn bẩy cho sự hội nhập,
hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp đa quốc gia. Tìm ra và hiểu nét đặc trưng, sự hấp
dẫn trong văn hóa là bước đầu trong mối quan hệ hợp tác lâu dài.

Nhóm 12 thực hiện đề tài:’’Tìm hiểu văn hóa nước Đức ‘’nhằm hiểu rõ hơn về cách
ứng xử,nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp,trong cuộc sống,mong rằng có thể áp dụng
trong thực tế và quá trình làm việc sau này.

25


×