Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Khu phố đi bộ Đà Lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.2 KB, 14 trang )

Tiểu luận: Khu phố đi bộ Đà Lạt
KHU PHỐ ĐI BỘ ĐÀ LẠT
I.Tổng quát
1.Khái niệm
Xuất phát từ nhu cầu mua sắm của khách du lịch và thói quen đi bộ mua sắm
của cư dân đô thị, các khu phố đi bộ được đề xuất như là một địa chỉ tập trung của
nhiều điểm shoping, nhiều điểm dịch vụ để đáp ứng rất thuận lợi cho khách hàng
và nhờ thế mà thu hút họ.
Suy cho cùng, trong trường hợp này, phố đi bộ có thể xem là một hình thức
“chợ” được xử lý dưới “lớp áo văn hoá” của mô hình phố đi bộ. Phố đi bộ là mô
hình không gian giao tiếp công cộng, được coi là một địa điểm đặc trưng của đô
thị, đòi hỏi những đầu tư công phu và những chính sách quyết đoán của các địa
phương muốn tiếp cận với việc xây dựng phố đi bộ.
Phố đi bộ (Walking town) là một mô hình quy hoạch đô thị rất đặc biệt được
biết đến ở nhiều nước trên thế giới. Phố đi bộ là một vấn đề rất điển hình của văn
hoá đô thị, phản ánh trong nó không chỉ đơn thuần là vấn đế quy hoạch và kiến
trúc đô thị, mà còn là những vấn đề khác liên quan đến xã hội học đô thị, đến văn
hoá đô thị, đến vấn đề phát triển thương mại và du lịch ở đô thị. (Phạm Thị Thúy
Nguyệt – “Từ góc nhìn văn hóa đô thị”).
2. Phân loại phố đi bộ: có 4 loại phố đi bộ với nét đặc trưng riêng
- Mô hình phố đi bộ thư giãn.
- Mô hình phố đi bộ thư giãn kết hợp thưởng thức văn hóa.
- Mô hình phố đi bộ mua sắm.
- Mô hình phố đi bộ tổng hợp.
3. Các tiêu chuẩn của khu phố đi bộ
Phố đi bộ phải thực hiện được một số tiêu chuẩn gồm các tiêu chuẩn quy
hoạch kiến trúc. Đường phố có không gian thoáng đãng, ngoài chức năng giao
thông, thương mại còn có giá trị thưởng ngoạn, ngắm cảnh, tập trung nhiều di sản
kiến trúc, tạo dấu ấn về đặc trưng lịch sử văn hóa, có sự kế thừa và chuyển hóa
không gian. Các tuyến phố đi bộ nếu là "đường cổ đô thị" cũng sẽ là một di sản đô
thị hay là "gạch nối di sản" giữa các khu vực lịch sử. Sau đây là những tiêu chuẩn


đã được công nhận từ thực tế của các khu phố đi bộ thành công trên thế giới.
3.1. Các tiêu chuẩn kinh tế-kỹ thuật của phố đi bộ
Một khu phố đi bộ đúng nghĩa phải là khu phố có đủ 10 tiêu chuẩn kinh tếkỹ thuật sau:
1. Mặt đường được lót đá;
2. Có những mảng xanh trên đường phố;
3. Có ghế ngồi nghỉ chân;
4. Có không gian cô đọng, bố trí hài hoà, cảnh quan đẹp;

Lớp DLK33-Trường Đại học Đà Lạt

1


Tiểu luận: Khu phố đi bộ Đà Lạt
5. Có các quảng trường cổ, nơi tập trung nhiều di tích và các công trình
kiến trúc có giá trị lịch sử, văn hoá, là nơi có truyền thống giao lưu
văn hoá;
6. Có nhiều cửa hiệu, quầy dịch vụ và trung tâm mua sắm lớn;
7. Có nhà vệ sinh công cộng;
8. Có mạng lưới vận tải công cộng hoàn chỉnh;
9. Có thể kết nối được với những tuyến đường, những cụm công trình
khác;
10. Có hệ thống bãi đậu xe.
Các tiêu chuẩn 1, 2, 3 , 4 là những tiêu chuẩn liên quan đến thiết kế quy
hoạch, tôn tạo và trang trí khu phố đi bộ sao cho nó có dáng riêng trong lòng đô
thị. Chính điều này sẽ tạo ra yếu tố thu hút người đến nhờ mỹ quan.
Tiêu chuẩn 5 là tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá của người
tìm đến với khu phố đi bộ.
Tiêu chuẩn 6 là tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách du lịch và
lối sống “đi dạo mua sắm” của chính người dân địa phương.

Các tiêu chuẩn 7, 8, 9, 10 là những yếu tố đảm bảo sự thuận tiện cho khách,
đặc biệt là đảm bảo sự thuận tiện về giao thông vào ra - một yếu tố rất quan trọng
ảnh hưởng đến tâm lý của khách.
Do vậy, muốn có phố đi bộ thực sự, không thể chủ quan áp đặt, chặn
đường, đập cái này, xây cái khác là có phố đi bộ. Phố đi bộ chỉ hình thành do
chính những người dân sống, làm việc và các cơ sở dịch vụ ở trên đường phố này
tự nguyện làm vì cảm thấy có nhu cầu, quyền lợi của họ theo quy luật tự nhiên.
Điều cơ bản là chính quyền địa phương nơi muốn tổ chức phố đi bộ cần có chính
sách ưu đãi phù hợp với lợi ích đó và cải tạo hệ thống kỹ thuật hạ tầng cho phù
hợp với nhu cầu.
3.2. Các tiêu chuẩn văn hoá-xã hội của phố đi bộ
Về văn hóa – xã hội, khu phố đi bộ phải là nơi vui chơi, giải trí gần gũi với
người dân khi mà giao thông đô thị vẫn còn có nhiều bất cập. Còn có một mối lợi
nữa của phố đi bộ khó nhìn thấy, đó là tác dụng giáo dục bảo vệ môi trường cho
giới trẻ, một kiểu giáo dục có cơ sở thực tiễn rõ ràng chứ không chỉ là hô khẩu
hiệu suông. Bởi khi bước vào phố đi bộ, người ta phải thực hiện một số hướng dẫn
nhằm bảo vệ môi trường như không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi.
Giới chuyên môn quan tâm đến khu phố đi bộ cũng đã nêu ra những tiêu
chuẩn văn hoá-xã hội sau đây cho một khu phố đi bộ đúng nghĩa:
1. Được dân địa phương đồng tình ủng hộ;

Lớp DLK33-Trường Đại học Đà Lạt

2


Tiểu luận: Khu phố đi bộ Đà Lạt
2. Tạo được động lực thu hút người dân sử dụng khu phố đi bộ;
3. Có chính sách vận động kèm với khuyến khích để thúc đẩy người dân tham
gia vào các hoạt động văn hoá nghệ thuật và kinh doanh của phố đi bộ;

4. Là khu vực kiểu mẫu về cảnh quan và vệ sinh môi trường, có tác dụng giáo
dục người dân;
5. Là khu vực được bố trí và trang trí giàu tính mỹ cảm, đặc sắc;
6. Nhiều màu sắc về ban đêm;
7. Là khu vực có thể thưởng thức nghệ thuật phong phú, độc đáo và thường
xuyên;
8. Có khu vực biểu diễn nghệ thuật ngoài trời;
9. Có khu vực văn hoá ẩm thực đặc sắc;
10. Có an ninh tốt.
Trong bộ tiêu chuẩn trên thì 3 tiêu chuẩn đầu (1, 2, 3) là những tiêu chuẩn
xã hội phản ánh mức độ tham gia của người dân địa phương - một yếu tố quyết
định giá trị bền vững của phố đi bộ. Phố đi bộ không thể là phố được tạo ra một
cách miễn cưỡng bằng các quyết định hành chính, mà phải là phố hội đủ các nhu
cầu văn hoá và kinh tế-xã hội từ phía người dân để có thể hoạt động một cách bền
vững. Chính quyền chỉ tác động đến trên khía cạnh quy hoạch, phát triển hạ tầng
phù hợp và hỗ trợ để phát triển nội dung cho phố đi bộ.
Tiêu chuẩn 3 đặt ra những yêu cầu về phương cách quản lý đô thị. Nếu
thiếu những chính sách khuyến khích và bù đắp quyền lợi này thì khu phố đi bộ
khó lòng có sinh khí hoạt động thật sự khi mà chính người dân trong khu phố
không tích cực tham gia các hoạt động thu hút khách.
Các tiêu chuẩn 4, 5, 6 là những tiêu chuẩn về mỹ quan có tác dụng thu hút
khách và tạo đặc trưng cho khu phố đi bộ. Các khu phố đi bộ đều phải đặt ra
những quy định về vệ sinh để không tạo ra những yếu tố phản cảm trong lòng khu
phố đi bộ. Việc trang trí khu phố và đặc biệt là việc tạo ra nhiều màu sắc vào ban
đêm để đem lại cho khu phố đi bộ một dáng vẻ riêng luôn là điểm mà các nhà thiết
kế và tổ chức khu phố đi bộ lưu tâm. Các khu phố đi bộ thành công trên thế giới
đều rất chú ý khía cạnh “màu sắc” vào ban đêm.
Các tiêu chuẩn 7, 8, 9 là những tiêu chuẩn đảm bảo yếu tố thưởng thức văn
hoá nghệ thuật cho người dân. Yếu tố thưởng thức nghệ thuật ở đây phải tiếp cận
với khía cạnh công chúng và bình dân nhiều hơn là khía cạnh hàn lâm, quý tộc.

Người ta thường nhìn thấy ở các khu phố đi bộ những hình thức biểu diễn giản dị
nhưng đông công chúng, và thường là miễn phí hoặc phí thấp. Các hoạt động biểu
diễn nghệ thuật ở đây cũng mang tính “mở”, không cầu kỳ quá về tiêu chuẩn nghệ
thuật. Ở nhiều nước, các nhóm biểu diễn ngoài trời tự do của các nhóm nhạc trẻ
sinh viên là thường thấy trong các phố đi bộ.
Lớp DLK33-Trường Đại học Đà Lạt

3


Tiểu luận: Khu phố đi bộ Đà Lạt
Tiêu chuẩn 10 là tiêu chuẩn về lòng tin đối với khách. Tiêu chuẩn an ninh
thường được phát biểu ở khu phố đi bộ là “không lo lắng”. Khách đi bộ sẽ không
phải đối phó với những tệ nạn đô thị như móc túi, cướp giật, tai nạn giao thông,
đánh nhau, v.v..
4. Những khu phố đi bộ lớn trên thế giới
4.1. Trung Quốc: Hấp dẫn phố đi bộ mua sắm
Những khu phố đi bộ, mua sắm nổi tiếng nhất hiện nay phải kể đến Vương
Phủ Tỉnh (Bắc Kinh), Nam Kinh Lộ, Thần Hoàng Miếu (Thượng Hải), Bắc Kinh
Lộ (Quảng Châu), Quan Tiền (Tô Châu),
Quảng trường Võ Lâm (Hàng Châu), Kim
Mã Bích Kê (Côn Minh),…

Quy hoạch khá tốt, thuận tiện cho việc
mua sắm của du khách
Quy mô và thu hút nhiều khách nhất phải kể đến Nam Kinh Lộ, Vương Phủ
Tỉnh, hai nơi tập trung nhiều hàng hoá, dịch vụ nhất. Riêng Nam Kinh Lộ sức hấp
dẫn còn có những chương trình diễn văn nghệ theo hình thức door show, windoor
show của các nghệ sĩ thổi kèn đứng trên các cửa sổ toà nhà dọc hai bên phố, hoặc
các nghệ sĩ trong các trang phục rối cao khều đi qua lại trên đường để khách chụp

hình lưu niệm… Trong khi đó tại cố đô Tây An hai khu phố song song là Lầu
Chuông – Lầu Trống là khu của người Hồi giáo, du khách như lạc vào không gian
văn hoá của những người theo đạo Hồi từ trang phục cho đến ẩm thực.
Đa phần các mặt hàng tại các khu phố đều để bảng giá.
Khu phố đi bộ Vương Phủ Tỉnh
Vương Phủ Tỉnh là con phố mua
sắm nổi tiếng nhất tại Bắc Kinh.
Con phố này chỉ dài tầm 1km
nhưng rất rộng rãi, sạch sẽ, các
shops hai bên đường đều hiện đại,
buổi tối thì ánh đèn rực rỡ.
Đường phố thông thoáng, sạch sẽ.
Trời mùa đông lạnh và hai bên
đường các shops bật đèn lung linh
gợi cảm giác rất ấm cúng. Đây có thể nói không ngoa là một thiên đường mua
sắm, từ những thương hiệu lớn nhất, nổi tiếng nhất trên khắp thế giới, đến nhứng
Lớp DLK33-Trường Đại học Đà Lạt

4


Tiểu luận: Khu phố đi bộ Đà Lạt
món hàng chợ đều có thể tìm thấy tại đây.
Đặc biệt hơn nữa, khi đến khu mua sắm
sầm uất này vào ban đêm, du khách còn có
thể thưởng thức mọi món ăn truyền thống
của Trung Hoa bày bán ở đây. Tuy nhiên
có một lưu ý là người bán hàng Trung
Quốc rất biết nói thách, khi mua một mặc
hàng nào các bạn nên lưu ý và trả giá để

khỏi bị hớ.
4 đi bộ giải trí cho trẻ em Zurich

Zurich cung cấp nhiều hoạt động dành cho trẻ
em ở mọi lứa tuổi. Có cửa hàng cho những người
đã chỉ mới bắt đầu cuộc hành trình cuộc sống của
mình với rất nhiều đồ chơi an toàn và thú vị và
trò chơi, cửa hàng quần áo độc quyền, và tất
nhiên, cửa hàng ngọt ngào với chocolate Thụy Sĩ
gốc. Thăm bảo tàng của thành phố, trẻ em sẽ được học về lịch sử và văn hóa của
Thụy Sĩ, và các nhà hát múa rối sẽ giải trí với màn trình diễn tuyệt vời. Đường
phố trải dài trên 2,3 km.
4.3 Thái Lan: Khu phố tình dục
Patpong
Khu “phố đèn đỏ” Patpong ở Bangkok
(Thái Lan) luôn nổi tiếng về “công nghệ
tình dục” với hàng trăm nhà thổ, sexy
show cuốn theo thân phận hàng ngàn cô
gái bán thân xác mua vui cho thiên hạ.
Một góc “phố đèn đỏ” Patpong –
Ảnh: Kevin Thom

II. Các khu phố đi bộ tại Việt Nam
1. Quảng Nam: Phố đi bộ - phố cổ Hội An
Thị xã Hội An là một đô thị cổ nằm bên Cửa Đại, nơi con sông Thu Bồn đổ ra
biển Đông. Thế kỷ XVI - XVII, thương cảng Hội An rất sầm uất bởi nó là trung
Lớp DLK33-Trường Đại học Đà Lạt

5



Tiểu luận: Khu phố đi bộ Đà Lạt
tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á. Do sự bồi lắng của cửa sông và bao
biến động của lịch sử sau nhiều thế kỷ, địa danh Hội An không còn là thương cảng
nhưng dấu ấn một thời vàng son
của nó vẫn để lại những giá trị văn
hóa vô giá. Chính vì lý do đó, tháng
12.1999, tổ chức UNESCO đã ghi
tên đô thị cổ Hội An vào danh mục
Di sản văn Hóa Thế giới. Với
những kiểu kiến trúc độc đáo bảo
tồn phong cách cổ của cư dân người
Việt, ảnh hưởng từ Nhật và người
Hoa. Ngòai ra con người còn bảo
tồn, lưu giữ những vốn cổ trong cuộc sống, hoạt động văn hóa, phong tục tập
quán, tín ngưỡng, nghi lễ, ẩm thực… Tất cả những yếu tố này tạo cho đô thị cổ
Hội An dáng vẻ riêng đậm nét xưa.
Nét riêng của phố:
Từ khi được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, phố cổ Hội An thu hút đông
đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch. Những mái ngói rêu
phong, những ngôi nhà cổ kính, những chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu, những hẻm
nhỏ sâu hun hút..., tất cả đã làm nên hình ảnh một Hội An hấp dẫn trong mắt du
khách. Giờ đây, mỗi lần đến Hội An, du khách lại thêm một lần bị “cuốn hút” bởi
những tuyến “phố đi bộ - phố không có tiếng động cơ”.

Được thực hiện từ tháng 7-2004,
“phố không có tiếng động cơ” đầu
tiên được tổ chức thí điểm ở tuyến
đường Bạch Đằng (chạy dọc sông
Hoài), đoạn từ điểm giáp đường

Hoàng Văn Thụ đến cầu An Hội.
Cứ mỗi tối thứ hai, thứ ba, thứ
tư, thứ sáu, thứ bảy. Từ mốc thời gian 8 giờ-11giờ, 14giờ-16giờ30 và tất cả các
đêm trong tuần (từ 18giờ30-21giờ) tại khu phố cổ, trừ xe đạp, xe xích lô, các
phương tiện giao thông có động cơ đều không được phép lưu thông để dành không
gian cho khách du lịch trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài
nước. Như vậy, vào các ngày Thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ sáu và thứ bảy, trong khu
phố cổ sẽ không có các xe có máy nổ, xe chạy điện hoạt động.

Lớp DLK33-Trường Đại học Đà Lạt

6


Tiểu luận: Khu phố đi bộ Đà Lạt
Bắt đầu từ 01/10/2010, trên các tuyến đường thực hiện “Phố đi bộ” đã yên tĩnh
hơn, không còn việc xe máy chạy qua lại giữa các con hẽm gây ồn ào, xe máy
không được phép dẫn bộ vào nhà cũng như dựng trên lòng, lề đường … Các
phương tiện cơ giới được giữ trong các bãi đỗ xe trong những giờ “cấm xe máy
trong khu phố cổ”. Hoạt động “Khu Phố cổ chỉ dành cho người đi bộ và xe thô sơ”
đã được triển khai ở Khu phố cổ Hội An từ 5 năm trước và được du khách cũng
như người dân phố cổ hưởng ứng, trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn du
khách khi đến tham quan Phố cổ Hội An.
Ngày này, du khách dạo quanh phố cổ trong không khí tĩnh lặng để cảm nhận
sự yên bình khi mỗi chiều về tản bộ trên những tuyến đường, đêm đến dạo phố cổ
trong một không gian không ồn ào bởi tiếng động cơ, tận hưởng sự huyền ảo khi
kết hợp các hoạt động của chương trình “Phố đêm Hội An” vào 14 Âm lịch hàng
tháng.

Đã trở thành thương hiệu, “Phố đi bộ - phố không có tiếng động cơ” là động

lực để những người làm du lịch ở Hội An tiếp tục thực hiện những hình thức du
lịch mới, góp phần nâng cao hơn nữa sự đa dạng của các loại hình du lịch và làm
tăng số lượng du khách đến với Hội An.
1.2. Hà Nội: Phố đi bộ nơi Thủ đô
Hà Nội - trái tim đất Việt, trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị đứng đầu cả
nước. Đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích tự nhiên và đứng
thứ hai về diện tích đô thị sau thành phố Hồ Chí Minh. Với các công trình kiến
trúc cổ kính mang phong cách Pháp, các công trình kiến trúc hiện đại, các làng
nghề truyền thống, các trò chơi dân gian, ẩm thực, lễ hội và con người nơi đây rất
thân thiện,… tạo cho Hà Nội mang đậm nét xưa.

Lớp DLK33-Trường Đại học Đà Lạt

7


Tiểu luận: Khu phố đi bộ Đà Lạt
Nơi đây thu hút nhiều khách du lịch cả trong và ngoài nước, vì tất cả đã làm
nên một Hà Nội hấp dẫn du khách. Và giờ đây, mỗi lần đến Hà Nội, du khách lại
thêm một lần bị “cuốn hút” bởi những tuyến “phố đi bộ”.
Phố được hình thành từ 1/ 10/ 2005, thu hút rất đông người tham dự, cả du
khách nước ngoài mỗi khi tới đây.
Phố đi bộ Hà Nội bắt đầu từ 19giờ các tối thứ sáu, bảy và chủ nhật hàng tuần,
trải dài trên các phố Hàng Khay, Lê Thái Tổ, Hàng Trống, Hàng Ngang, Hàng
Đào, Chợ Đồng Xuân lâu nay đã trở thành thói quen, nếp sinh hoạt cuối tuần của
cư dân thủ đô. Phố đi bộ thu hút hàng ngàn người đổ về mỗi tối. Các phương tiện
giao thông có động cơ đều không được phép lưu thông để dành không gian cho
khách tản bộ thư giãn và hòa mình vào không gian phố đêm nơi “trái tim của Tổ
quốc”.
Phố thực hiện phân luồng giao thông cho các phương tiện trong khu vực, lập

bãi đỗ xe tại đầu và cuối các tuyến phố đi bộ... các tuyến phố đi bộ sẽ phục vụ tốt
hơn khách du lịch khi thưởng ngoạn danh thắng Hồ Hoàn Kiếm và người dân đi
mua sắm tại khu vực trung tâm thương mại. Tuyến phố đi bộ hiện cũng là các phố
văn minh thương mại.
1.3. Huế: Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu
Huế - thành phố nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, nơi đây từng là kinh
đô của nuớc ta duới triều Nguyễn, nơi nổi tiếng với những đền đài, cung điện, lăng
tẩm vàng son gác tía của các vị vua nhà Nguyễn. Giờ đây, Huế không còn là kinh
đô, nơi có các vị vua nữa nhưng những dấu ấn thời gian đã để lại những giá trị văn
hóa vô giá. Kinh thành Huế, lăng mộ, nhã nhạc cung đình Huế…tất cả đã tạo cho
Huế những điều kiện để phát triển du lịch. Người ta không chỉ đến với Huế xưa
yêu thương mà còn hoà chung với nhịp sống ngày ngày hiện hữu trên đất cố đô.
Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu được hình thành từ Festival Huế 2000.
Tuyến phố đi bộ bao gồm đường Nguyễn Đình Chiểu ở bờ nam sông Hương, qua
lòng cầu Tràng Tiền, nối với đường đi qua Công viên 3/2. Đây là khu có cảnh
quan đẹp nhất thành phố, nằm dọc bờ sông, không có nhà dân, và có một vườn
tượng của trại điêu khắc quốc tế.
Trên tuyến phố đi bộ này, thành phố tổ chức các dịch vụ mua bán hàng lưu
niệm, hàng thủ công mỹ nghệ trên các xe đẩy, tổ chức các nhóm biểu diễn ca nhạc,
vẽ chân dung, biểu diễn thư pháp. Thành phố cũng sẽ tổ chức các dịch vụ ăn uống,
giải khát cao cấp.
Các tuyến đường thực hiện “Phố đi bộ” là những không gian yên tĩnh, không
còn xe máy chạy qua lại và xe phải được giữ tại bãi đỗ xe. Du khách sẽ được dạo
Lớp DLK33-Trường Đại học Đà Lạt

8


Tiểu luận: Khu phố đi bộ Đà Lạt
quanh phố trong không khí tĩnh lặng để cảm nhận sự yên bình mỗi khi chiều về

tản bộ trên những tuyến đường, đêm đến dạo mát trong một không gian không ồn
ào bởi tiếng động cơ, tận hưởng những nét đẹp của Huế về đêm.
Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu là những điểm sinh hoạt văn hóa văn nghệ, ẩm
thực, vui chơi giải trí mang bản sắc văn Huế với mục tiêu đáp ứng nhu cầu thư
giãn, thưởng ngoạn của người dân địa phương và du khách đến Huế.
Ngoài ra mới đây Nhà nước còn cho xây dựng, tôn tạo và đưa vào sử dụng phố
đi bộ và chợ đêm bến Ninh Kiều (Thành phố Cần Thơ), Phố đi bộ Nha Trang tọa
lạc tại phía Bắc Trung tâm Văn hóa 46 Trần Phú, …
III. Khu phố đi bộ ở Đà Lạt
1.Thực trạng:
Đà Lạt thành phố mờ ảo trong màn sương mù cùng ngàn hoa tươi thắm. Tới
Đà Lạt du khách sẽ được hòa mình cùng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời tại đây với
những điểm đến thu hút nhi ều du kh ách trong và ngoài nước.
Là thành phố đầu tiên ở Việt Nam xây dựng phố đi bộ. Tạo điêm nhấn cho du
lịch ở thành phố này. Giờ đây, mỗi lần đến Đà Lạt, du khách lại thêm một lần bị
“cuốn hút” bởi những tuyến “phố đi bộ - phố không có tiếng động cơ”.
Phố đi bộ này hình thành vào ngày 1-11-2003, Khu phố đi bộ Đà Lạt bao gồm
những tuyến đường: Tăng Bạt Hổ, Trương Công Định, đường Ba tháng hai tính từ
ngã 3 Ba tháng hai và đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến Khu Hòa Bình, tuyến
đường Nguyễn Thị Minh Khai và khu chợ đêm Đà Lạt.
Khu phố đi bộ hoạt động từ 19-22 giờ vào những ngày thứ bảy và chủ nhật
hàng tuần.

Đêm đến, khi Đà Lạt chìm
trong màn sương trắng xóa, nhìn
từ xa khu chợ đêm là những đốm
sáng bập bùng, le lói của những
ngọn đèn dầu và bếp than hồng,
Có lẽ khó có nơi đâu ta có thể
đi dạo thoải mái như ở Đà Lạt.

Không xe cộ ồn ào khói bụi, khí
trời lại dịu mát, có thể ngắm nhìn
cỏ cây hoa lá và đồi núi.

Lớp DLK33-Trường Đại học Đà Lạt

9


Tiểu luận: Khu phố đi bộ Đà Lạt
Sau một thời gian hoạt động, phố đi bộ bây giờ rất ít người đi và trở thành
“phố cấm xe” vào cuối mỗi tuần. Văn hóa đi bộ được hình thành song việc thổi
vào khu phố cho có hồn thì vẫn chưa làm được. Hệ thống đèn lồng màu được treo
trước các cơ sở kinh doanh, các nhà dân dọc hai bên đường, khu phố ngày khai
trương nay đã bị lấn áp bởi hệ thống đèn cao áp đường phố và đèn điện từ các cửa
hiệu. Du khách vào phố đi bộ chỉ có duy nhất một hình thức giải trí là ngồi quán
cà phê hoặc các quầy hàng lưu niệm để mua những món quà mà có thể mua ở bất
cứ cửa hàng lưu niệm nào ở các đô thị khác nhưng với những cái giá chẳng khiêm
nhường chút nào. Tuy nhiên chợ đêm ngày bình thường lại hoạt động sôi động hơn
vì khu chợ đêm thành phố quy hoạch dưới chợ lầu Đà Lạt không đủ cho tất cả đơn
vị kinh doanh, hơn nữa những người buôn bán trong chợ đêm đa số là các cá nhân
buôn bán tự phát từ mặt hàng quần áo, đến ăn uống và họ không bán tập trung
trong chợ như quy định. Ngày bình thường, họ có thể buôn bán được song những
ngày có phố đi bộ các người kinh doanh này bị đuổi không cho bán vì vừa làm
mất mỹ quan của thành phố, vừa làm mất lối đi của người đi bộ. Chính điều này
làm mất đi một phần hấp dẫn của khu phố đi bộ, vì đây là một điểm đặc sắc về
đêm của Đà Lạt, đó là hình ảnh những gánh bún riêu, mì Quảng, ông thợ vẽ tranh,
gánh hàng hoa, hay gánh ốc, gánh sữa nóng hổi… và khu phố đi bộ như trở thành
một sân chơi thể thao khi các thanh niên tập trung đá banh hay đá cầu, trượt pa –
tanh mà không có sự can thiệp của bất kì ai.

Khu phố đi bộ ngày càng vắng đến nỗi các hộ kinh doanh trong khu vực ngày
nay đóng cửa nghỉ sớm, cũng như tình trạng hàng chục hộ kinh doanh xin giảm
thuế vì mỗi tuần có hai buổi tối nghỉ bán hàng. Một điều đáng buồn hơn nữa là
một số thanh thiếu niên thường tập trung quậy phá, đánh lộn làm mất an ninh trật
tự. Riêng đội trật tự, giữ các lối vào khu phố đi bộ đa số là các thanh niên còn trẻ
tuổi, họ làm việc chưa thực sự nghiêm túc.
Có ý kiến nhiều người dân địa phương cho rằng sản phẩm du lịch cua khu
phố đi bộ quá nghèo nàn, không có gì đặc sắc cho du khách cũng như người dân
địa phương. Việc lập khu phố đi bộ không mang lại cho Đà Lạt thêm gì hấp dẫn
đặc sắc do việc mua sắm, đi bộ ngày bình thường đã có chợ đêm, không cần phố
đi bộ thì người dân địa phương hay du khách mới tham gia được. Về thời gian cấm
đường có thể là quá nhiều, 8 ngày/tháng, điều này không gây được sự háo hức
mong đợi cua du khách.
Sắp tới khu Hoà Bình và chợ Đà Lạt sẽ được quy hoạch thành trung tâm
thương mại – dịch vụ hiện đại, cao cấp và là khu phố đi bộ 24/24 g iờ, nhưng
không cấm đường, chặn xe.
2. Ưu, nhược điểm:
2.1. Ưu điểm
 Về giao thông và các công trình phục vụ:
- Có mạng lưới vận tải công cộng tương đối hoàn chỉnh: mặt đường được bê
tông hóa và không ngừng trùng tu, nâng cấp
- Công tác vệ sinh môi trường luôn được đảm bảo
Lớp DLK33-Trường Đại học Đà Lạt

10


Tiểu luận: Khu phố đi bộ Đà Lạt
- Có hệ thống biển báo phục vụ an toàn giao thông
- Có thể liên kết được giao thông trên nhiều tuyến đường khác nhau.

- Có nhà vệ sinh công cộng
 Về mỹ quan: Có mặt đường lót đá, ghế ngồi nghỉ chân, vỉa hè rộng, thông
thoáng và công viên hoa.

 Về nhu cầu thưởng thức văn hoá, vui chơi giải trí: Có rạp chiếu phim
3/2, có Trung tâm Thông tin triển lãm khu Hoà Bình
 Về nhu cầu mua sắm :
Có nhiều cửa hiệu bán quần áo, đồ lưu niệm, các loại đặc sản Đà Lạt, quầy
dịch vụ ATM, cho thuê xe máy, xe đạp đôi, và trung tâm mua sắm lớn là chợ Đà
Lạt, đặc biệt phố đi bộ Đà Lạt còn cuốn hút du khách bởi chợ đồ cũ, đồ “sôn”,
“chợ la”…
2.2 Nhược điểm:
 Về giao thông và các công trình phục vụ:
- Tuy đã có bãi gửi xe nhưng những bãi đỗ xe không mang tính tập trung, nhỏ
lẽ và mang tính tự phát của người dân, chưa có sự đầu tư cho việc xây dựng bãi
gửi xe tập trung.
Có thể đưa ra một ví dụ để chứng minh như sau: Những chiếc xe du lịch với trọng
tải lớn vận chuyển khách từ 30 - 45 khách, thường thì không được đổ trước các
cổng khách sạn hay nhà hàng. Bởi đường đã hẹp nay độ dốc lại cao, nhu cầu đi
lại nhiều hơn,...không phải khách sạn hay nhà hàng nào cũng có chổ để đậu đỗ
xe, thường thì xe phải chạy đến khu vực khác ngoài khách sạn để đỗ xe. Điều này
gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc di chuyển hoặc có thể sẽ gây cản trở giao
thông tại đó nếu mật độ lưu thông các phương tiện ở mức cao.
- Mặc dù đã có những nhà vệ sinh công cộng nhưng do không bảo đảm vệ sinh
nên hầu như những nhà vệ sinh này không có ai sử dụng.
 Về mỹ quan và con người
- Phố đi bộ chưa có sự quy hoạch tốt nhất để phục vụ cho du lịch: các quầy
hàng mọc lên tự phát ở khắp khu vực xung quanh chợ; nhiều quầy hàng còn lấn
chiếm vỉa hè, cầu thang chợ làm nơi buôn bán… Điều này làm phố đi bộ trở nên
lộn xộn và mất mỹ quan.

- Đồng thời với việc các quầy hàng mọc lên tự phát là hiện tượng chèo kéo du
khách. Thiết nghĩ chỉ đi xuống cầu thang chợ không thôi số lượng người chèo kéo
du khách vào các hàng quán quanh đó cũng phải hơn 10 người. Điều này gây tâm
lý không hài lòng cho du khách.
- Nạn ăn xin trên phố đi bộ quá nhiều.
- Vẫn tồn tại những hiện tượng móc túi, trộm cắp làm du khách hoang mang.

Lớp DLK33-Trường Đại học Đà Lạt

11


Tiểu luận: Khu phố đi bộ Đà Lạt
 Về nhu cầu thưởng thức văn hóa, vui chơi giải trí:
Các sản phẩm du lịch phục vụ cho nhu cầu này được đánh giá là còn quá nghèo
nàn. Hầu như phố đi bộ không có chương trình văn hóa- nghệ thuật nào mang tính
chất thường xuyên để phục vụ du khách.
 Về nhu cầu mua sắm:
- Thiếu sự đa dạng hóa trong các loại hình sản phẩm hàng lưu niệm, không tạo
được dấu ấn riêng.
- Cung cách phục vụ của người kinh doanh chưa chuyên nghiệp ( “Chỉ cần
một lần chạm tay hay hỏi vào món hàng cần mua mà bỏ đi là có chuyện không
hay xảy ra”, nhẹ là những lời nói không hay cho lắm, nặng có thể xảy ra xích
mích..), sự chèo kéo cộng với thái độ khó chịu của họ gây khó chịu cho du
khách.
- Gía cả các sản phẩm đắt đỏ ( nếu vào các hàng ăn nếu khách không hỏi giá
trước thì sẽ bị chém đẹp bằng giá cao cắt cổ )
- Chất lượng của các sản phẩm ẩm thực ngày càng kém, không đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm, xuất hiện ngày càng nhiều các mặc hàng giả để lừa du
khách như các loại mứt, các loại nai khô hay như gần đây xuất hiện loại ổi lai

đào có độc có thể gây ung thư.
3. Sự tác động của khu phố đi bộ đến thành phố Đà Lạt
 Những lợi ích:
- Phố đi bộ không có khói
bụi do các phương tiện cơ giới
gây ra sẽ hạn chế sự ô nhiễm
môi trường, góp phần nâng
cao ý thức người dân và du
khách trong việc cải thiện và
gìn giữ một bầu không khí
trong sạch.
- Phố đi bộ làm tăng lượng
du khách đến với Đà Lạt và sẽ
làm tăng thu nhập của địa
phương.
- Khu phố nhiều sắc màu với một không gian trong sạch, không tiếng ồn động
cơ xe máy đã cải tạo cảnh quan sống của người dân khu vực đó.
- Phố là nơi lưu giữ và tôn vinh lại truyền thống văn hóa, những nét kiến trúc
đậm đà bản sắc dân tộc (kiến trúc của chợ trung tâm Đà Lạt theo dáng hình cây
thông).
 Những bất cập:
- Chưa giải quyết được những trăn trở của các tiểu thương trong khu phố đi bộ,
họ không thể kinh doanh trong những ngày có phố đi bộ.
- Chưa có sự đa dạng trong các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch, chất lượng
sản phẩm còn kém chất lượng.
Lớp DLK33-Trường Đại học Đà Lạt

12



Tiểu luận: Khu phố đi bộ Đà Lạt
- Chưa có bãi giữ xe đầu con phố đi bộ đủ sức phục vụ cho nhu cầu của khách
đi bộ thư giãn tại khu phố, …
4. Một số giải pháp để phát triển phố đi bộ Đà Lạt hấp dẫn hơn đối với
du khách:
 Về khía cạnh quy hoạch đô thị: Cần phát triển TP.Đà Lạt vì một đô thị
hài hòa; kiến trúc TP.Đà Lạt là kiến trúc xanh vì một đô thị xanh; kiến trúc
cao tầng là điểm nhấn cần thiết trong không gian cảnh quan của TP.Đà Lạt
(vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đô thị có nhiều chức năng mới,
vừa tạo điểm nhấn về mặt thị giác trong không gian cảnh quan đô thị và
vừa tiết kiệm được quỹ đất dự phòng phát triển cho thế hệ mai sau). Theo
đó, xây dựng lại khu Trung tâm Hòa Bình với nhiều mảng xanh, với không
gian công cộng và cộng đồng chiếm hơn 50% diện tích, khu trung tâm sẽ
dành “bầu trời, mặt đất và cây xanh cho người đi bộ” thay cho một không
gian thiếu màu xanh như hiện nay. Những cụm công viên trồng toàn thông
và biến mái nhà cao thấp theo địa hình của những công trình thành những
“mái nhà xanh” trồng cây và hoa sẽ tăng thêm nét đẹp cho khu vực này.
Những công trình tương lai cũng sẽ biến mặt tiền thành những “vườn treo”.
Vấn đề duy trì lưu thông an toàn, liên tục và bãi đậu xe các loại cho người
dân và du khách là ưu tiên hàng đầu, nên cần phải đầu tư xây dựng bãi đậu
xe phải nằm ngầm dưới mặt đất, vừa khắc phục được độ dóc đặc trưng của
thành
phố,
vừa
tạo
ra
mặt
thoáng
địa
hình.

Về môi trường: Chú trọng công tác vệ sinh môi trường, bố trí thêm
thùng rác có thiết kế ưa nhìn, tạo vẻ đẹp và là động lực giúp du khách bỏ
rác
đúng
nơi
quy
định.
 Về khía cạnh mỹ quan khu phố:
- Khôi phục việc treo đèn lồng ở phố đi bộ như ngày khai trương. Các lồng
đèn sẽ mô phỏng theo hình hoa mai anh đào hoặc hoa lan là những loài hoa
tiêu biểu nơi đây.
- Đà Lạt vốn nổi tiếng với vẻ đẹp của xứ sở ngàn hoa, đặc biệt hoa mai anh
đào, ta có thể trồng mai anh đào dọc theo hai ben phố đi bộ, vừa tạo được
dấu ấn riêng cho phố đi bộ Đà Lạt vừa làm cho khung cảnh thiên nhiên trở
nên thật lãng mạn khiến du khách tưởng mình lạc vào đất nước Nhật Bản.
-

Có sự quản lí đối với các quầy hàng bán trong khu vực phố đi bộ, hạn chế
nạn ăn xin, trộm cắp. Trong khu phố đi bộ, hàng loạt cơ sở kinh doanh,
kiosque và những tấm biển quảng cáo… làm giảm mỹ quan trên các tuyến
đường Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Chí Thanh hay xung quanh khu
Hòa Bình… đều được thành phố di dời, thay thế, trả lại cảnh quan cho khu
trung tâm. Bên cạnh đó, các hàng quán phục vụ cũng được quy hoạch lại,
toàn bộ các gánh hàng rong buôn bán dọc theo các tuyến đường làm phố đi
bộ được chuyển đến khu vực chợ đêm đường Nguyễn Thị Minh Khai.
 Về nhu cầu mua sắm:

Lớp DLK33-Trường Đại học Đà Lạt

13



Tiểu luận: Khu phố đi bộ Đà Lạt
Chuyển đổi hình thức kinh doanh cho các hộ dân nằm trong khu vực có phố đi bộ,
các tiểu thương buôn bán tại chợ, như:
- Tăng số lượng các shop quần áo, dày dép… các cửa hàng đồ len thủ công
đặc trưng cho xứ lạnh.
- Các phòng trưng bày, triển lãm, buôn bán tranh ảnh nghệ thuật.
- Các cửa hàng bán đồ lưu niệm,các mặt hàng mỹ nghệ, tấm thiệp
nghệ thuật mang đậm văn hóa dân tộc.
- Nhà sách đảm bảo nhu cầu đọc sách cho nhiều tầng lớp, đặc biệt là
sinh viên, học sinh.
- Các cửa hàng nữ trang.
- Ngoài ra, hỗ trợ các nhà hàng, quán ăn, nâng cấp hoặc chuyển sang
hướng bán các món ăn được xem là đặc trưng và là đặc sản của phố núi như: bánh
mì xíu mại cay ngon, phở bò nóng, bánh
tráng hành, Miến gà, Hoàng thánh mì…
Ngoài ra, đưa vào áp dụng hình
thức kinh doanh gánh hàng rong truyền
thống từ các nhà hàng, vừa góp phần
quảng bá thương hiệu nhà hàng, vừa tạo
mỹ quan cho khu phố.
Về nhu cầu thưởng thức văn hóa, nghệ thuật:
- Xây dựng những điểm vui chơi, giải trí tự động hai bên phố đi bộ
Ví dụ: phòng hát karaoke mini, máy phục vụ café tự động,…
- Hình thành các hoạt động nghệ thuật đường phố một cách có quy mô, có
quản lí.
Ví dụ : những gánh hát rong, các đội nhảy hiphop, các nghệ sĩ vẽ tranh nghệ
thuật…
- Mở rộng khu vực quảng trường chợ Đà Lạt hiện nay thành quảng trường lễ

hội, với không gian mở tự do, khu vực đi bộ, khu vui chơi trẻ em…

TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Thuý Nguyệt, Phố Đi Bộ - Từ Góc Nhìn Văn Hóa Đô Thị.
2. Báo Tuổi trẻ online, Website: />3. Website: />
Lớp DLK33-Trường Đại học Đà Lạt

14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×