Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đáp án đề thi thử địa lý 12 Đề số 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.73 KB, 3 trang )

Hướng dẫn chấm thi
Câu 1: (3 điểm)
1.
(2 điểm) Những nét chính về địa hình của hai đồng bằng châu thổ: Đồng
bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long nước ta
* Đồng bằng sông Hồng: (1 điểm)
- Được bồi đắp phù sa bởi hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình, đã
được con người khai phá từ lâu và làm biến đổi mạnh
- Diện tích :15000km2 ,địa hình cao ở rìa phía Tây, Tây Bắc thấp dần ra biển và
bị chia cắt thành nhiều ô. Do có đê ven song ngăn lũ nên vùng trong đê không
được bồi tụ phù sa hang năm, tạo thành các ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập
nước, vùng ngoài đê được bồi phù sa hang năm.
* Đồng bằng sông Cửu Long : (1 điểm)
- Là đồng bằng được bồi tụ phù sa hang năm của hệ thống sông MêKông
- Diện tích: khoảng 40.000km2 .Đia hình thấp và phẳng hơn.Đồng bằng không
có đê nhưng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên về mùa lũ, nước ngập trên diện
rộng; về mùa cạn, thủy triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.
Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mừơi và Tứ giác Long Xuyên
2. (1 điểm)
Nhận xét sự biến đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi năm 1990 và
năm 2005
- Cơ cấu dân số nước ta đang có sự biến đổi từ nước có kết cấu dân số trẻ sang
nước có kết cấu dân số già.(0,25 điểm)
- Tỷ trọng từ 0- 14 tuổi giảm ; Tỷ trọng từ 15- 59 và trên 60 tuổi đang tăng (0,5
điểm)
-Dẫn chứng số liệu (0,25 điểm)
Câu 2:(2 điểm)
a) Vẽ biểu đồ: (1 điểm)
Vẽ hai biểu đồ hình tròn. Mỗi năm một biểu đồ
Yêu cầu:
- Vẽ hai vòng tròn có bàn kính bằng nhau hoặc năm sau lớn hơn năm trước.


- Chia tỷ lệ chính xác, đẹp
- Có tên biểu đồ, giá trị % của mỗi hợp phần, có chú giải.
- Thiếu mỗi chi tiết trừ 0,25 điểm
b) Nhận xét và giải thích (1 điểm)
- Từ năm 2000 đến năm 2005, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo
thành phần kinh tế nước ta có sự thay đổi:
+ Tỷ trọng khu vực nhà nước giảm 9,1%
+ Tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 6,7%


+ Tỷ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,4%
- Nguyên nhân sự thay đổi là do chính sách đa dạng hóa và đa phương hóa các
thành phần kinh tế
Câu 3: (3 điểm)
1. (2 điểm)
a) Tên và nơi phân bố của các cây công nghiệp . (Mỗi cây 0,25 điểm)
- Cà phê: Đắk lắk, Đăk Nông, Kon Tum, Gia Lai
- Cao su: Đăk Lăk, Đăc Nông, Gia Lai, Kon Tum
- Hồ tiêu: Đắk Lắk, Gia Lai
- Chè: Lâm Đồng, Gia Lai
b) (1 điểm)
Những thuận lợi về tự nhiên để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh
cây công nghiệp lớn
- Đất badan có tầng phân hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung
trên những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên
canh quy mô lớn (0,5 điểm)
- Khí hậu cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài gây khó
khăn cho việc tưới tiêu nhưng thuận lợi cho việc phơi sấy và bảo quản sản
phẩm. Do các cao nguyên xếp tầng với các độ cao khác nhau vì vậy khí hậu
có sự phân hóa theo độ cao nên Tây Nguyên có thể trồng cả cây công nghiệp

nhiệt đới và cận nhiệt . (0,5 điểm)
2. (1 điểm) Mỗi ý 0,25 điểm
Những thuận lợi về tự nhiên của Duyên hải Nam Trung bộ :
- Có tiềm năng to lớn về đành bắt và nuôi trồng thủy hải sản, du lịch biển đảo,
giao thông vận tải biển
- Khoáng sản: vật liệu xây dựng, cát, vàng ở Bồng Miêu, dầu khí ở thềm lục
địa
- Rừng có nhiều gỗ, chim và thú quý
- Một số đồng bằng nhỏ như Tuy Hòa, các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn
nuôi bò, dê, cừu
PHẦN RIÊNG : (2 Điểm)
Câu IV a.
Thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực:
- Than: Than Antraxit ( Quảng Ninh) trữ lượng hơn 3 tỷ tấn. Ngoài ra còn có
than bùn, than nâu (0,5 điểm)
- Dầu khí: Tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa với trữ
lượng vài tỷ tấn dầu và hàng trăm tỷ m3 khí (0,5 điểm)
- Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể
Cửu Long và bể Nam Côn Sơn (0,5 điểm)


Nguồn thủy năng: Dồi dào, trữ năng thủy điện có thể đạt 30triệu KW . Tiềm
năng thủy điện tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai
(0,5 điểm)
Câu IV.b
-

-

Quốc lộ 1:Chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị - Hà Nội - Huế - TP HCM - Năm

Căn

-

Ý nghĩa: Là tuyến huyết mạch nối 6/7 vùng kinh tế, gắn kết các vùng giàu
tài nguyên, các trung tâm kinh tế lớn, các vùng nông nghiệp trù phú, có ý
nghĩa đặc biệt về kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước (0,5 điểm)

-

Quốc lộ 6: Chạy từ Hà Nội – Tuần Giáo (Lai Châu)

-

Ý nghĩa: nối Hà Nội với các tình Tây Bắc . Là trục kinh tế duy nhất của
vùng Tây Bắc, tạo điều kiện khai thác các tiềm năng và phát triển kinh tế- xã
hội của vùng Tây Bắc.(0,5 điểm)

-

Đường Hồ Chí Minh- quốc lộ 14: Từ Hà Nội chạy dọc sườn Đông Trường
Sơn Bắc, qua Tây Nguyên – Đông Nam bộ

-

Ý nghĩa:thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, củng cố an ninh quốc phòng
vùng núi phía Tây đất nước (0,5 điểm)

-


Quốc lộ 51: Nối TP HCM- Vũng Tàu

-

Ý nghĩa:Là tuyến huyết mạch nối tam giác kinh tế Biên Hòa- Vũng Tàu- TP
HCM, thúc đẩy ngành dầu khí và du lịch ở Đông Nam Bộ. Là tuyến đầu mút
của hành lang kinh tế Đông Tây phía Nam (0,5 điểm)
----------------Hết--------------



×