BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------------------
PHAN SỸ VIỆT
ỨNG DỤNG TƯ LIỆU VIỄN THÁM VÀ HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ
ĐỂ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2010
HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN TỶ LỆ 1: 25 000
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số
: 60.62.16
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. PHẠM VỌNG THÀNH
HÀ NỘI - 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
- Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc là
đúng sự thật.
Hà nội, ngày
tháng năm 2012
Tác giả luận văn
Phan Sỹ Việt
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
i
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình đào tạo Cao học tại trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội, gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất, tôi thực hiện Luận văn
“Ứng dụng tư liệu viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để thành lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An tỷ
lệ 1:25 000”
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Vọng Thành –
Trưởng bộ môn Đo ảnh và Viễn thám, khoa Trắc địa, trường Đại học Mỏ địa
chất - người đã hướng dẫn, giúp đỡ rất tận tình trong thời gian học tập và làm
luận văn tốt nghiệp cao học.
Để hoàn thành được bản luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, tạo
điều kiện của Trung tâm viễn thám Quốc gia, Trung tâm công nghệ thông tinSở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, phịng Tài ngun và Mơi trường
huyện Hưng Ngun, tỉnh Nghệ An, các thầy cô giáo Viện sau đại học, bộ môn
Trắc địa bản đồ và Hệ thống thông tin địa lý, khoa Tài nguyên và Môi trường,
đã tạo điều kiện cho tôi học tập và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề
tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tác giả luận văn
Phan Sỹ Việt
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan
i
Lời cảm ơn
ii
Mục lục
iii
Danh mục các chữ viết tắt
v
Danh mục bảng
vi
Danh mục hình
vi
1
MỞ ĐẦU
1
1.1
Tính cấp thiết của đề tài:
1
1.2
Mục đích, yêu cầu.
2
2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3
2.1
Những vấn đề chung về viễn thám
3
2.2
Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
2.3
Tình hình nghiên cứu ứng dụng tư liệu viễn thám và GIS trên thế
19
giới và ở nước ta.
24
2.4
Khái quát chung về bản đồ hiện trạng sử dụng đất
32
3
ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
41
3.1
Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
41
3.1.1
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
41
3.1.2
Địa điểm nghiên cứu
41
3.2
Nội dung nghiên cứu
41
3.3
Phương pháp nghiên cứu
41
4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
44
4.1
Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội
44
4.1.1
Điều kiện tự nhiên
44
4.1.2
Điều kiện kinh tế - xã hội.
47
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
iii
4.1.3
Thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất của huyện Hưng
Nguyên
4.2
50
Trình tự, nội dung xử lý ảnh viễn thám để thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất
54
4.2.1
Thu thập tư liệu
54
4.2.2
Nhập ảnh
54
4.2.3
Nắn chỉnh tư liệu ảnh
56
4.2.4
Tăng cường chất lượng ảnh
56
4.2.5
Xác định các loại đất
56
4.2.6
Xây dựng tệp mẫu
57
4.2.8
Phân loại ảnh
61
4.2.9
Đánh giá độ chính xác của kết quả phân loại ảnh
66
4.2.10 Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
67
4.3
Đánh giá độ chính xác kết quả thử nghiệm
69
4.4
Thảo luận về kết quả thực nghiệm
69
5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
72
5.1
Kết luận
72
5.2
Kiến nghị
73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
74
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. HTSDĐ – Hiện trạng sử dụng đất
2. GIS; HTTĐL – Hệ thông tin địa lý
3. NDVI – Chỉ số thực vật
4. KTNN – Khí tượng nông nghiệp
5. GCNQSDĐ – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
6. NTTS – Nuôi trồng thuỷ sản
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
v
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
Bảng 1 Đặc trưng chính của quỹ đạo vệ tinh Landsat
5
Bảng 2 Đặc trưng chính của bộ cảm và độ phân giải không gian của tư
liệu vệ tinh Landsat
Bảng 3 Đặc trưng chính của quỹ đạo vệ tinh SPOT
6
7
Bảng 4 Đặc trưng chính của bộ cảm và độ phân giải không gian tư liệu
vệ tinh SPOT
7
Bảng 5 Đặc trưng chính của bộ cảm và độ phân giải không gian của tư
liệu vệ tinh MOS
8
Bảng 6 Đặc trưng chính của quỹ đạo vệ tinh MOS
8
Bảng 7 Đặc trưng chính và độ phân giải khơng gian của tư liệu vệ tinh IRS
9
Bảng 8 Đặc trưng chính của quỹ đạo vệ tinh IRS
9
Bảng 9 Đặc trưng chính của tư liệu vệ tinh IKONOS
10
Bảng 10 :Hiện trạng sử dụng đất của huyện Hưng Ngun 2010
53
Bảng 11: Mơ tả các loại hình sử dụng đất
57
Bảng 12: Mẫu phân loại sử dụng đất
59
Bảng 13: Giá trị khác biệt phổ giữa các mẫu phân loại ảnh
60
Bảng 14: Ma trận sai số phân loại ảnh
61
Bảng 15. Độ chính xác phân loại tệp mẫu
62
Bảng 16: Kết quả kiểm tra thực địa đã lấy mẫu
66
Bảng 17: Thống kê diện tích theo bản đồ giải đốn
67
Bảng 18: Chênh lệch diện tích giải đốn và diện tích kiểm kê
69
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
vi
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Hình.1. Ngun lý thu nhận dữ liệu viễn thám
Trang
3
Hình 2:Các bước tiến hành đốnđọc ảnh bằng mắt
12
Hình 3: Tổng hợp các lớp thông tin khác nhau thành bản đồ
20
Hình 4: Các thành phần của hệ GIS
21
Hình 5 Trạm thu ảnh vệ tinh &Trung tâm quản lý dữ liệu quốc gia.
28
Hình 6: Quy trình ứng dụng tư liệu viễn thám và GIS thành lập bản đồ
HTSDĐ
Hình 7: Địa giới hành chính huyện Hưng Ngun
43
44
Hình 8: Ảnh Spot huyện Hưng nguyên năm 2010 đã cắt theo ranh giới
huyện
55
Hình 9 . Vị trí các điểm GPS lấy mẫu
58
Hình 10. Ảnh sau phân loại huyện Hưng Nguyên năm 2010
65
Hình 11. Bản đồ HTSDĐ thu nhỏ thành lập trên Mapinfo
68
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
vii
1. MỞ ĐẦU
1.1 .Tính cấp thiết của đề tài:
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (HTSDĐ) là một trong những nguồn tài
liệu quan trọng giúp các nhà quy hoạch, các nhà hoạch định chính sách có
cái nhìn tổng quan về hiện trạng lớp phủ mặt đất qua từng thời kỳ. Do tính
chất liên tục thay đổi của bề mặt đất trong q trình phát triển kinh tế, xã
hội và đơ thị hoá của từng địa phương nên việc xây dựng bản đồ HTSDĐ
là một việc làm cần thiết.
Hiện nay, đa số các địa phương trong cả nước vẫn sử dụng các phương
pháp thành lập bản đồ HTSDĐ theo phương pháp truyền thống, q trình cập
nhật chỉnh lý số liệu khơng liên tục và tốn nhiều thời gian, sử dụng nhiều nhân
lực mà bản đồ có độ chính xác khơng cao và không thống nhất (do dữ liệu đầu
vào không đồng bộ). Những hạn chế này ảnh hưởng lớn tới công tác quản lý
tài nguyên đất đai trong giai đoạn hiện nay.
Trong vịng nửa thế kỷ trở lại đây, cơng nghệ viễn thám và hệ thông tin
địa lý (GIS) được ứng dụng rộng rãi trong việc nghiên cứu bề mặt vỏ trái đất
cũng như công tác thành lập bản đồ HTSDĐ. Việc áp dụng phương pháp
thành lập bản đồ HTSDĐ bằng tư liệu ảnh viễn thám và GIS cho phép
chúng ta xác định nhanh chóng về vị trí khơng gian và tính chất của đối
tượng. Đồng thời dựa trên các độ phân giải phổ, độ phân giải không gian và
độ phân giải thời gian của tư liệu viễn thám cho phép chúng ta xác định
được thông tin của đối tượng một cách chính xác và nhanh nhất, thậm chí ở
những vùng sâu, vùng xa. Nhờ đó tư liệu viễn thám và GIS đã đem lại khả
năng mới cho công tác quản lý đất đai.
Với những ưu điểm của tư liệu viễn thám như khả năng cập nhật thơng
tin, tính chất đa thời kỳ của tư liệu, tính chất phong phú của thơng tin đa
phổ, tính đa dạng của tư liệu: băng từ, phim, ảnh, đĩa từ… nếu kết hợp với
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
1
hệ thống thông tin địa lý (GIS) sẽ cho ta khả năng thành lập bản đồ HTSDĐ
của nhiều khu vực mà phương pháp truyền thống không thể thực hiện được.
Xuất phát từ thực tiễn công tác thành lập bản đồ HTSDĐ ở tỉnh Nghệ
An, với mong muốn ứng dụng có hiệu quả phương pháp mới trong công tác
thành lập bản đồ HTSDĐ ở địa phương mình, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Ứng dụng tư liệu viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để thành lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ
An tỷ lệ 1:25 000.”
1.2
Mục đích, yêu cầu.
1.2.1 Mục đích.
+ Nghiên cứu khả năng tích hợp tư liệu viễn thám và hệ thông tin địa lý
(GIS) để thành lập bản đồ HTSDĐ; đưa ra quy trình cơng nghệ áp dụng cho
việc thành lập bản đồ HTSDĐ ở địa phương;
+ Tạo ra được bản đồ HTSDĐ làm tài liệu phục vụ cho công tác quản lý
và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.
1.2.2 Yêu cầu.
+ Nắm được các phương pháp giải đoán ảnh viễn thám, các ứng dụng của
tư liệu viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ HTSDĐ;
+ Đạt được độ chính xác cao phù hợp với tỷ lệ, mục đích của bản đồ cần
thành lập;
+ Cần nắm được tình hình quản lý sử dụng đất, có được các thơng tin quan sát
thực tế nhằm bổ trợ cho q trình giải đốn ảnh;
+ Các số liệu điều tra, thu thập phục vụ nghiên cứu phải đầy đủ, chính xác,
phản ánh trung thực và khách quan.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
2
2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1
Những vấn đề chung về viễn thám
2.1.1 Khái niệm về viễn thám
a. Định nghĩa
Viễn thám được định nghĩa như một khoa học nghiên cứu các phương
pháp thu nhận, đo lường và phân tích thơng tin của đối tượng mà khơng có
những tiếp xúc trực tiếp với chúng [6].
b. Nguyên lý cơ bản của viễn thám
Sóng điện từ được phản xạ hoặc bức xạ từ vật thể là nguồn cung cấp thông
tin chủ yếu về đặc tính của đối tượng. Ảnh viễn thám cung cấp thông tin về các vật
thể tương ứng với năng lượng bức xạ ứng với từng bước sóng đã xác định. Đo
lường và phân tích năng lượng phản xạ phổ ghi nhận bởi ảnh viễn thám, cho phép
tách thông tin hữu ích về từng lớp phủ mặt đất khác nhau do sự tương tác giữa bức
xạ điện từ và vật thể.
Thiết bị dùng để cảm nhận sóng điện từ phản xạ hay bức xạ từ vật thể
được gọi là bộ cảm biến. Bộ cảm biến có thể là các máy chụp ảnh hoặc máy
quét, bộ cảm biến được đặt trên vật mang như: máy bay, khinh khí cầu, tàu con
thoi hoặc vệ tinh….
Hình.1. Nguyên lý thu nhận dữ liệu viễn thám
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
3
Nguồn năng lượng chính thường sử dụng trong viễn thám là bức xạ mặt
trời, năng lượng của sóng điện từ do các vật thể phản xạ hay bức xạ được bộ
cảm biến đặt trên vật mang thu nhận.
Thông tin về năng lượng phản xạ của các vật thể được bộ cảm biến viễn
thám thu nhận và xử lý tự động trên máy hoặc giải đoán trực tiếp từ ảnh dựa
trên kinh nghiệm của chuyên gia. Các dữ liệu hoặc thông tin liên quan đến các
vật thể và hiện tượng khác nhau trên mặt đất sẽ được ứng dụng vào trong nhiều
lĩnh vực khác nhau như: Nông lâm nghiệp, địa chất, khí tượng, mơi trường,...
Năng lượng của sóng điện từ khi lan truyền qua mơi trường khí quyển sẽ
bị các phân tử khí hấp thụ dưới các hình thức khác nhau tuỳ thuộc vào từng
bước sóng cụ thể. Trong viễn thám, người ta thường quan tâm đến khả năng
truyền sóng điện từ trong khí quyển, vì các hiện tượng và cơ chế tương tác
giữa sóng điện từ với khí quyển sẽ có tác động mạnh đến thơng tin do bộ cảm
biến thu nhận được[6].
c.Vấn đề thu nhận và phân tích tư liệu viễn thám.
Bộ cảm giữ nhiệm vụ thu nhận các năng lượng bức xạ do vật thể phản xạ
từ nguồn cung cấp tự nhiên (mặt trời) hoặc nhân tạo do (do vệ tinh phát). Năng
lượng này được chuyển thành tín hiệu số tương ứng với năng lượng bức xạ ứng
với từng bước sóng do bộ cảm nhận được trong dải phổ đã được xác định.
Có 2 loại: bộ cảm chủ động và bộ cảm bị động.
Bộ cảm bị động thu nhận bức xạ do vật thể phản xạ hoặc phát xạ từ nguồn phát
tự nhiên là Mặt trời. Bộ cảm chủ động lại thu năng lượng do vật thể phản xạ từ
một nguồn cung cấp nhân tạo[6].
d. Vệ tinh viễn thám và một số tư liệu sử dụng trong Viễn thám
* Vệ tinh viễn thám:
- Vệ tinh Landsat: Vệ tinh Landsat là vệ tinh tài nguyên của Hoa Kỳ được
phóng lên quỹ đạo lần đầu tiên vào năm 1972, cho đến nay đã có 7 thế hệ vệ
tinh Landsat được phóng lên quỹ đạo. Độ cao bay 705 km, góc nghiêng mặt
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
4
phẳng quỹ đạo 980, quỹ đạo đồng bộ mặt trời, chu kỳ lặp 18 ngày, bề rộng tuyến
chụp 185km.
Hai bộ cảm của vệ tinh Landsat đều là máy quét quang cơ: MSS
(Multispectral scanner) và TM (Thematic mapper).
Đặc trưng chính của quỹ đạo vệ tinh Landsat gồm:
Bảng 1 Đặc trưng chính của quỹ đạo vệ tinh Landsat
Độ cao bay
Quỹ đạo
Chu kỳ lặp
915 km (Landsat -1-3)
705km (Landsat -4,5,7)
Đồng bộ mặt trời
18 ngày (Landsat -1-3)
16 ngày (Landsat -4,5,7)
Thời gian hoàn tất
Khoảng 103 phút (Landsat -1-3)
Chu kỳ quỹ đạo
khoảng 99 phút (Landsat -4,5,7)
1972 (Landsat -1) 1975 (Landsat -2)
Năm phóng vào quỹ đạo 1978 (Landsat -3) 1982 (Landsat -4)
1984 (Landsat -5) 1999 (Landasat -7)
- Vệ tinh SPOT: Vệ tinh SPOT-1 được cơ quan hàng không Pháp phóng
lên quỹ đạo năm 1986, các năm 1990, 1993, 1998 và 2002 lần lượt các vệ tinh
SPOT-2,3,4 và 5 được đưa vào hoạt động. Đây là loại vệ tinh đầu tiên sử dụng kỹ
thuật quét dọc tuyến chụp với hệ thống quét điện tử có khả năng cho ảnh lập thể
dựa trên nguyên lý quan sát nghiêng, có độ phân giải cao nên được ứng dụng khá
phổ biến trong nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất, phân tích biến động và
thành lập bản đồ tỷ lệ 1:10 000 và nhỏ hơn [6].
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
5
Bảng 2 Đặc trưng chính của bộ cảm và độ phân giải không gian
của tư liệu vệ tinh Landsat
Loại bộ cm
Kờnh
Bc
Loi
súng (àm)
phõn gii
khụng gian
Kờnh 1
0,45 ữ 0,52
Chm
30 m
Kờnh 2
0,52 ÷ 0,60
Lục đỏ
30 m
Kênh 3
0,63 ÷ 0,69
Đỏ
30 m
Kênh 4
0,76 ÷ 0,90
Cận hồng ngoại
30 m
Kênh 5
1.55 ÷ 1,75
Hồng ngoại trung
30 m
Kênh 6
10,4 ÷ 12,5
Hồng ngoại nhiệt
120 m
Kênh 7
2,08 ÷ 2,35
Hồng ngoại trung
30 m
MSS
Kênh 4
0,5 ÷ 0,6
Lục
80 m
Multi Spectral
Kênh 5
0,6 ÷ 0,7
Đỏ
80 m
Scanner
Kênh 6
0,7 ÷ 0,8
Cận hồng ngoại
80 m
(Landsat-1-5)
Kênh 7
0,8 ÷ 1,1
Cận hồng ngoại
80 m
Kênh 1
0,45 ÷ 0,52
Chàm
30 m
Kênh 2
0,53 ÷ 0,61
Lục đỏ
30 m
TM
Kênh 3
0,63 ÷ 0,69
Đỏ
30 m
Thematic
Kênh 4
0,75 ÷ 0,90
Cận hồng ngoại
30 m
Mapper
Kênh 5
1.55 ÷ 1,75
Hồng ngoại trung
30 m
(Landsat-1-5)
Kênh 6
10,4 ÷ 12,5
Hồng ngoại nhiệt
60 m
Kênh 7
2,09 ÷ 2,35
Hồng ngoại trung Lục
30 m
Kênh 8 (Pan)
0,52 ÷ 0,9
đến cận hồng ngoại
15 m
TM
Thematic
Mapper
(Landsat-1-5)
Đối với vệ tinh SPOT- 5, được trang bị một cặp đầu thu HRG (High
Resolution Geometric) là loại đầu thu ưu việt hơn so với các loại trước đó. Mỗi
một đầu thu HRG có thể thu được ảnh với độ phân giải 5m đen - trắng và 10m
mầu. Với kỹ thuật xử lý ảnh đặc biệt, có thể đạt được ảnh độ phân giải 2,5m,
trong khi đó dải chụp phủ mặt đất của ảnh vẫn đạt 60km đến 80km. Đây chính
là ưu điểm của ảnh SPOT-5, điều mà các loại ảnh vệ tinh cùng thời khác ở độ
phân giải này đều không đạt được.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
6
Bảng 3 Đặc trưng chính của quỹ đạo vệ tinh SPOT
Độ cao bay
822 km
Quỹ đạo
Đồng bộ mặt trời
Chu kỳ lặp
26 ngày
Thời gian hoàn tất quỹ đạo
Khoảng 101 phút
1986 (SPOT -1)
1990 (SPOT-2)
Năm phóng vào quỹ đạo
1993 (SPOT-3)
1998 (SPOT-4)
2002 (SPOT-5)
Bảng 4 Đặc trưng chính của bộ cảm và độ phân giải khơng gian tư liệu
vệ tinh SPOT
Tên bộ cảm
SPOT -1-3
Kênh
Bước sóng
(µm)
Loại
Độ phân giải
khơng gian
kênh 1
0,50 ÷ 0,59
Lục đến vàng
20 m
kênh 2
0,61 ÷ 0,68
Đỏ
20 m
kênh 3
0,79 ÷ 0,89
Cận hồng ngoại
20 m
P
0,51÷ 0,73
Lục đến đỏ
10m
SPOT-4
kênh 1
0,50 ÷ 0,59
Lục đến vàng
20 m
HRVIR-X
kênh 2
0,61 ÷ 0,68
Đỏ
20 m
Nhìn thấy độ phân giải cao
kênh 3
0,79 ÷ 0,89
Cận hồng ngoại
20 m
và hồng ngoại/đa phổ
kênh 4
1,58 ÷ 1,75
Hồng ngoại trung
20 m
P
0,61-0,68
Đỏ
10m
HRV-XS:
Vùng nhìn thấy độ phân
giải cao Đa phổ
HRV-P: Nhìn thấy, độ
phân giải cao, tồn sắc
HRVIR-M
Nhìn thấy độ phân giải cao
và hồng ngoại/đơn sắc
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
7
- Vệ tinh MOS: Vệ tinh MOS-1 là thế hệ đầu tiên được Nhật Bản phóng
vào quỹ đạo tháng 2 năm 1987 để quan sát đại dương và nghiên cứu mơi
trường biển, sau đó MOS-1b (tháng 2/1990) với 3 thiết bị đo phổ chính có
phạm vi vùng phổ tương tự như bộ cảm biến đa phổ của vệ tinh Landsat[6].
Bảng 5 Đặc trưng chính của bộ cảm và độ phân giải không gian
của tư liệu vệ tinh MOS
Tên của bộ cm
Kờnh
bin
Bc súng
Loi
phõn
àm
gii
Kờnh 1
0,51 ữ 0,59
Lc
50 m
MESSR:
Kờnh 2
0,61 ữ 0,69
50 m
Bức xạ kế tự quét
Kênh 3
0,72 ÷ 0,80
Hồng ngoại gần
50 m
Đa phổ
Kênh 4
0,80 ÷ 1,10
Hồng ngoại gần
50 m
23 ± 0,2 GHz
Vô tuyến cao tần
32 km
31,4 ± 0,25 GHz
Vô tuyến cao tần
23 km
MSR:
Bức xạ kế qt
Vơ tuyến tần cao
VTIR:
Kênh 1
0,5 ÷ 0,7
Nhìn thấy
900 km
Nhìn thấy và nhiệt
Kênh 2
6,0 ÷ 7,0
Hồng ngoại nhiệt
2700 km
Bức xạ kế hồng Kênh 3
10,5 ÷ 11,5
Hồng ngoại nhiệt
2700 km
ngoại
11,5 ÷ 12,5
Hồng ngoại nhiệt
2700 km
Kênh 4
Bảng 6 Đặc trưng chính của quỹ đạo vệ tinh MOS
Độ cao bay
Quỹ đạo
Chu kỳ lặp
909 km
Thời gian hoàn tất chu
Khoảng 103 phút
kỳ quỹ đạo
Đồng bộ
mặt trời
Năm phóng vào quỹ đạo
1987 (MOS -1) 1990
(MOS -1b)
17 ngày
- Vệ tinh IRS: Một loạt các vệ tinh viễn thám của Ấn Độ được phóng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
8
lên quỹ đạo để thực hiện việc nghiên cứu toàn bộ phần lục địa của bề mặt trái
đất, bao gồm vệ tinh IRS-1 phóng vào đầu năm 1988; vệ tinh thế hệ thứ ba
IRS-1C (12/1995) với ba bộ cảm biến chính PAN kênh đơn, độ phân giải cao,
LISS-3 độ phân giải trung bình, gồm bốn kênh phổ và WiFS (Wide Field
Sensor) ứng với hai kênh phổ có độ phân giải thấp. Vệ tinh IRS có thể tạo ảnh
lập thể ứng với kênh tồn sắc (PAN) giống ảnh SPOT nhưng góc quan sát
nghiêng của vệ tinh IRS là 260. Ảnh IRS có độ phân giải cao sử dụng rất tốt
trong việc thành lập bản đồ và quy hoạch thành phố, ảnh đa phổ do LISS-3
tương tự như LandsatTM, sử dụng tốt cho việc phân biệt thực vật, thành lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch tài nguyên thiên nhiên [6].
Bảng 7 Đặc trưng chính và độ phân giải khơng gian của tư liệu vệ tinh IRS
Bước
Loại bộ cảm
Kênh
sóng
Loại
(µm)
PAN
P
Bộ cảm tồn sắc
0,50 ÷0,75 Nhìn thấy (lục đến cận
hồng ngoại)
Độ phân
Độ phân
giải
giải
(IRS 1C)
(IRS 1D)
5,8 m
5,2 ÷ 5,8 m
LISS -3
Kênh2 0,52 ÷0,59 Nhìn thấy(lục đến vàng)
24 m
21 ÷ 23
Bộ cảm trợ qt
Kênh3 0,62 ÷0,68 Nhìn thấy (lục đến đỏ )
24 m
21 ÷ 23
ảnh tuyến tính
Kênh4 0,77 ÷0,86 Cận hồng ngoại
24 m
21
Kênh5 1,55 ÷1,70 Hồng ngoại trung
70 m
63 70
23
Bảng 8 Đặc trưng chính của quỹ đạo vệ tinh IRS
Độ cao bay
Quỹ đạo
Chu kỳ lặp
Thời gian hồn tất chu kỳ quỹ đạo
Năm phóng vệ tinh
IRS -1C
IRS -1D
817 km
780 km (trên xích đạo)
Đồng bộ mặt trời
Đồng bộ mặt trời
24 ngày
25 ngày
-
-
1995
1997
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
9
- Vệ tinh IKONOS: IKONOS là loại vệ tinh thương mại của Hoa Kỳ có
độ phân giải cao (1m) được đưa vào không gian tháng 9/1999. Bộ cảm biến
OSA (Optical sensor assembly) của vệ tinh IKONOS sử dụng nguyên lý quét
điện tử và có khả năng thu đồng thời ảnh tồn sắc và đa phổ. Ngồi khả năng
tạo ảnh có độ phân giải cao nhất vào thời điểm năm 2000, ảnh IKONOS cịn có
độ phân giải bức xạ rất cao để ghi nhận năng lượng phản xạ. Nhiều ứng dụng
cho việc quản lý đô thị và quy hoạch tại các thành phố lớn trên thế giới đã
chứng minh cho ưu thế của ảnh IKONOS độ phân giải cao, trong tương lai ảnh
độ phân giải cao sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc thành lập bản đồ và quan
sát thành phố.
Bảng 9 Đặc trưng chính của tư liệu vệ tinh IKONOS
Tờn ca cm bin
Kờnh
Bc súng (àm)
phõn gii
OSA:
P
0,45 ữ 0,90
1m
B cảm tồn sắc
Kênh 1
0,45 ÷ 0,52
Đa phổ
Kênh 2
0,52 ÷ 0,60
Kênh 3
0,63 ÷ 0,69
Kênh 4
0,76 ÷ 0,90
4m
Ảnh IKONOS được sử dụng không chỉ để thành lập và cập nhật bản đồ
địa hình tỷ lệ trung bình, giám sát phân tích biến động mà cịn có thể tạo ra
hình ảnh thực cho khu vực phục vụ dịch vụ kinh doanh và du lịch. Các loại ảnh
vệ tinh thương mại có độ phân giải cao khác có thể sử dụng hiện nay như:
Orbvieww-3, Quickbird, và EROS-A1.
- Vệ tinh Quickbird: Quickbird đánh dấu một bước quan trọng của dạng
tư liệu viễn thám phân giải cao được thương mại hố. Lần đầu tiên phóng vào
năm 2000 bị thất bại, lần thứ hai được phóng lên với độ phân giải cao (ảnh
PAN - 0,6m và ảnh đa phổ 2,4m) vào 18/10/2001. Vệ tinh được phóng lên quỹ
đạo đồng bộ mặt trời, độ cao 450km, độ nghiêng mặt phẳng quỹ đạo 980. Các
kênh phổ của vệ tinh là xanh chàm 450-520 mµ, xanh lục 520-600 mµ, đỏ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
10
630-690 mµ và hồng ngoại gần 760-900mµ [6].
- Vệ tinh WorldWiew-2: Được phóng lên quỹ đạo ngày 8 tháng 10 năm
2009 tại Vandenberg, California, Hoa Kỳ.
- Thu nhận ảnh có độ phân giải: 0,46 m (toàn sắc);1,8 m (đa phổ); 0,52m
(tồn sắc); 2,4 m (đa phổ) (tại góc chụp 20° )
- Chu kỳ: 1,1 ngày hoặc ít hơn và 3,7 ngày ở 200.
- Các kênh phổ: Toàn sắc; 8 kênh đa phổ (4 kênh màu chuẩn: đỏ, lục,
chàm, cận hồng ngoại-1 và 4 kênh màu mới: Đỏ đậm, chàm tím, vàng, cận
hồng ngoại-2);
- Diện tích thu nhận/1 ảnh: 16,4 km x 16,4 km [6]. .
* Một số tư liệu sử dụng trong viễn thám
- Ảnh tương tự: Ảnh tương tự là ảnh chụp trên cơ sở của lớp cảm quang
halogen bạc, ảnh tương tự thu được từ các bộ cảm tương tự dùng phim, không
sử dụng các hệ thống quang điện tử. Những tư liệu này có độ phân giải không
gian cao nhưng kém về độ phân giải phổ [5].
- Ảnh số: Ảnh số là dạng tư liệu ảnh không lưu trữ trên giấy ảnh hoặc
phim. Ảnh số được chia thành nhiều phần tử nhỏ gọi là pixel.
Ảnh số được đặc trưng bởi một số thông số cơ bản về hình học, bức xạ
như trường nhìn khơng đổi, góc nhìn tối đa, độ phân giải mặt đất [5] .
- Số liệu định vị mặt đất: Để thu thập số liệu định vị mặt đất hiện
nay chúng ta thường sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS. Những điểm
định vị mặt đất phục vụ quá trình hiệu chỉnh hình học ảnh vệ tinh thường
được bố trí tại những nơi mà vị trí của nó có thể thấy được dễ dàng trên
ảnh vệ tinh và bản đồ[5] .
- Bản đồ và số liệu địa hình: Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của
viễn thám ngoài những tư liệu trên cần phải có các tài liệu địa hình và chun
đề như bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề sử dụng đất, rừng, địa chất, bản đồ
kinh tế xã hội, mô hình số địa hình …[5] .
Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
11
2.1.2 Phương pháp xử lý thông tin Viễn thám
a. Khái niệm đoán đọc ảnh Viễn thám
Giải đoán ảnh vệ tinh được định nghĩa như là một q trình tách thơng
tin định tính cũng như định lượng từ ảnh viễn thám tạo ra bản đồ chuyên đề
dựa trên các tri thức chun mơn hoặc kinh nghiệm của người giải đốn [6].
Sơ đồ tổng quát cho việc đoán đọc được thể hiện như sau:
Chuẩn bị
Đọc thông tin dữ liệu
Đọc ảnh
Chuẩn bị dữ liệu ảnh (ảnh tương tự hoặc ảnh số)
Đọc các thông số hỗ trợ và định vị ảnh theo bản đồ
Tạo khố giải đốn (hình dạng, kích thước , màu sắc..)
Đo ảnh
Đo đạc các yếu tố định lượng (đo dài, độ cao,vị trí ...)
Phân tích ảnh
Tách gộp các yếu tố của đối tượng và gán thuộc tính
Thành lập bản đồ chuyên đề
Trình bày các kết quả giải đốn và thể hiện trên bản đồ
Hình 2:Các bước tiến hành đốnđọc ảnh bằng mắt
b. Đốn đọc ảnh bằng mắt.
Trong việc xử lý thơng tin viễn thám thì đốn đọc bằng mắt là cơng việc
đầu tiên, phổ biến nhất và có thể áp dụng trong mọi điều kiện trang thiết bị từ
đơn giản đến phức tạp và có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác
nhau như địa lý, địa chất, nông nghiệp, thủy văn, mơi trường…
Đốn đọc bằng mắt là sử dụng mắt thường có sự trợ giúp của các dụng
cụ quang học như kính lúp, kính lập thể, máy tổng hợp màu … Cơ sở để đoán
đọc là các chuẩn đoán đọc vẽ và mẫu đoán đọc.
Các chuẩn đoán đọc bao gồm:
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
12
Chuẩn kích thước: Kích thước của một đối tượng được xác định theo tỷ
lệ ảnh và kích thước đo được trên ảnh. Dựa vào thơng tin này cũng có thể phân
biệt được các đối tượng trên ảnh.
Chuẩn hình dạng: Hình dạng là những đặc trưng bên ngoài tiêu biểu cho
từng đối tượng vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng trong đốn đọc. Ví dụ hồ hình
móng ngựa là các khúc sông cụt, dạng chổi sáng màu là các cồn cát…
Chuẩn bóng: Bóng của vật thể có thể dễ dàng nhận thấy khi khi nguồn
sáng khơng nằm chính xác ở đỉnh đầu hoặc trường hợp chụp ảnh xiên. Dựa vào
bóng của vật thể có thể xác định được chiều cao của đối tượng.
Chuẩn độ đen: Độ đen là một chuẩn quan trọng để xác định tính chất
của đối tượng. Cát khô phản xạ rất mạnh ánh sáng nên bao giờ cũng có
màu trắng, trong khi đó cát ướt có màu tối hơn trên ảnh đen trắng. Trên
ảnh hồng ngoại đen trắng, cây lá nhọn phản xạ mạnh tia hồng ngoại nên có
màu trắng cịn nước lại hấp thụ hầu hết bức xạ trong dải sóng này nên bao
giờ cũng có màu đen.
Chuẩn màu sắc: Màu sắc giúp cho người đoán đọc dễ dàng xác định
được các đối tượng trên ảnh là thực vật, nước, đất trống, đất đô thị, hoặc xác
định được ngay đó là kiểu lồi thực vật gì.
Chuẩn cấu trúc: Cấu trúc là tập hợp của nhiều đặc tính rất rõ ràng trên
ảnh, ví dụ một bãi cỏ khơng bị lẫn các lồi cây khác cho một cấu trúc mịn trên
ảnh, ngược lại rừng hỗn giao cho một cấu trúc sần sùi
Chuẩn phân bố: Là tập hợp của nhiều hình dạng nhỏ phân bố theo một
quy luật nhất định trên toàn cảnh và trong mối quan hệ tương hỗ với đối tượng
cần nghiên cứu. Hình ảnh của các dãy nhà, ruộng lúa nước, đồi chè tạo ra
những hình mẫu riêng đặc trưng cho các đối tượng.
Chuẩn mối quan hệ tương hỗ: Một tổng thể các chuẩn đoán đọc, môi
trường xung quanh hoặc mối liên quan của các đối tượng cung cấp thơng tin
đốn đọc quan trọng.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
13
Để trợ giúp cho cơng tác đốn đọc người ta thành lập các mẫu đoán đọc.
Tất cả các chuẩn đoán đọc cùng với các thông tin về thời gian chụp, mùa chụp,
tỷ lệ ảnh đều phải đưa vào mẫu đoán đọc. Một bộ mẫu đốn đọc khơng chỉ
gồm phần ảnh mà cịn mơ tả bằng lời.
c. Đốn đọc ảnh bằng công nghệ số.
Các tư liệu ảnh trong viễn thám phần lớn đều ở dạng số nên vấn đề đoán
đọc bằng xử lý số là vấn đề quan trọng.
Q trình đốn đọc bằng xử lý số gồm các giai đoạn: Nhập số liệu, khôi
phục và hiệu chỉnh ảnh, biến đổi ảnh, phân loại ảnh và xuất kết quả.
- Nhập số liệu: Có hai nguồn tư liệu chính là ảnh số và ảnh tương tự.
Ảnh tương tự được chuyển thành dạng số thông qua các máy quét.
- Khôi phục và hiệu chỉnh ảnh: Đây là giai đoạn mà các tín hiệu số được
hiệu chỉnh hệ thống nhằm tạo ra một tư liệu ảnh có thể sử dụng được. Nó bao
gồm các bước sau:
+ Hiệu chỉnh bức xạ: Tất cả các tư liệu số hầu như bao giờ cũng chịu
một mức độ nhiễu xạ nhất định. Nhằm loại trừ các nhiễu kiểu này cần phải
thực hiện một số phép tiền xử lý. Khi thu các bức xạ từ mặt đất trên các vật
mang trong vũ trụ, người ta thấy chúng có một số sự khác biệt so với
trường hợp quan sát cùng đối tượng đó ở khoảng cách gần. Điều này chứng
tỏ ở những khoảng cách xa như vậy tồn tại một lượng nhiễu nhất định gây
bởi ảnh hưởng của góc nghiêng và độ cao mặt trời, một số điều kiện quang
học khí quyển như sự hấp thụ, tán xạ, độ mù... Chính vì vậy, để bảo đảm
được sự tương đồng nhất định về mặt bức xạ cần thiết phải thực hiện việc
hiệu chỉnh bức xạ.
+ Hiệu chỉnh khí quyển: Bức xạ mặt trời trên đường truyền xuống mặt
đất bị hấp thụ, tán xạ một lượng nhất định trước khi tới được mặt đất và bức xạ
phản xạ từ vật thể cũng bị hấp thụ hoặc tán xạ trước khi tới được bộ cảm. Do
vậy, bức xạ mà bộ cảm thu được chứa đựng không phải chỉ riêng năng lượng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
14
hữu ích mà cịn nhiều thành phần nhiễu khác. Hiệu chỉnh khí quyển là một
cơng đoạn tiền xử lý nhằm loại trừ những thành phần bức xạ không mang
thông tin hữu ích.
+ Hiệu chỉnh hình học: Méo hình hình học được hiểu như sự sai lệch vị
trí giữa tọa độ ảnh thực tế đo được và tọa độ ảnh lý tưởng được tạo bởi một bộ
cảm có thiết kế hình học lý tưởng và trong các điều kiện thu nhận lý tưởng.
Bản chất của hiệu chỉnh hình học là xây dựng được mối tương quan giữa hệ
toạ độ ảnh đo và hệ toạ độ quy chiếu chuẩn. Hệ toạ độ quy chiếu chuẩn có thể
là hệ toạ độ mặt đất (hệ tọa độ vng góc hoặc hệ tọa độ địa lý) hoặc hệ toạ độ
ảnh khác.
- Biến đổi ảnh: Bao gồm các quá trình xử lý như tăng cường chất lượng
ảnh, biến đổi tuyến tính.
+ Tăng cường chất lượng ảnh và chiết tách đặc tính
Tăng cường chất lượng có thể được định nghĩa như một thao tác chuyển
đổi nhằm thể hiện ảnh với cường độ, độ tương phản phù hợp với thiết bị hiển thị
ảnh. Chiết tách đặc tính là một thao tác nhằm phân loại, sắp xếp các thông tin có
sẵn trong ảnh theo các yêu cầu hoặc chỉ tiêu đưa ra dưới dạng các hàm số.
Những phép tăng cường chất lượng cơ bản thường được sử dụng là biến
đổi cấp độ xám, biến đổi histogram, tổ hợp màu, chuyển đổi màu giữa hai hệ
RGB và HSI...
Sau khi tăng cường chất lượng ảnh, một trong những ưu điểm của
phương pháp xử lý ảnh số là có thể chọn các tổ hợp màu tuỳ ý. Tổ hợp màu có
nghĩa là gán 3 màu cơ bản đỏ, lục, chàm cho ba kênh phổ nào đó.
Nếu ta gán màu chàm cho kênh 1 (kênh chàm), màu lục cho kênh 2
(kênh lục), màu đỏ cho kênh 3 (kênh đỏ) thì tổ hợp màu như vậy gọi là tổ hợp
màu thật.
Nếu ta gán màu đỏ cho kênh hồng ngoại, màu lục cho kênh đỏ, màu
chàm cho kênh lục thì tổ hợp màu như vậy gọi là tổ hợp màu giả. Trong tổ hợp
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
15
màu này, thực vật có màu đỏ, đất trống thường có cường độ rất cao nên có màu
trắng, nước có màu xanh là tổ hợp của hai màu chàm và màu lục.
- Phân loại ảnh:
Mục đích của q trình phân loại là tự động phân loại tất cả các pixel
trong ảnh thành các lớp phủ đối tượng. Có hai phương pháp phân loại cơ bản
là phân loại không kiểm định và phân loại có kiểm định.
+ Phân loại có kiểm định: Được dùng để phân loại các đối tượng theo
yêu cầu của người sử dụng. Trong phân loại có kiểm định người giải đốn
kiểm tra q trình phân loại pixel bằng việc quy định cụ thể theo thuật tốn
máy tính các mô tả bằng số các loại lớp phủ mặt đất gọi là dữ liệu mẫu. Để có
kết quả phân loại đúng dữ liệu mẫu cần phải vừa đặc trưng vừa đầy đủ. Việc
phân loại thường dùng ba thuật toán: thuật toán phân loại theo xác suất cực đại,
thuật toán phân loại theo khoảng cách ngắn nhất, thuật toán phân loại hình hộp.
+ Trong phân loại khơng kiểm định khơng sử dụng dữ liệu mẫu làm cơ
sở để phân loại mà dùng các thuật toán để xem xét các pixel chưa biết trên một
ảnh và kết hợp chúng thành một số loại dựa trên các nhóm tự nhiên hoặc các
loại tự nhiên có trên ảnh.
- Xuất kết quả: Sau khi hồn thành tất cả các q trình xử lý cần phải
xuất kết quả. Có thể lựa chọn khơng hạn chế các sản phẩm đầu ra, đó là sản
phẩm bản đồ đồ họa, các số liệu thống kê hay các file dữ liệu số [6]:
2.1.3 Một số ứng dụng của Viễn thám
- Nghiên cứu môi trường
Công nghệ viễn thám đã trở thành phương tiện chủ đạo cho công tác
giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở cấp độ từng nước, từng khu
vực và trong phạm vi toàn cầu nhờ các khả năng ưu việt của Viễn Thám, như:
+ Độ phủ trùm khơng gian lớn;
+ Có khả năng giám sát sự biến đổi của tài nguyên, môi trường trái đất
do chu kỳ quan trắc lặp và liên tục;
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
16
+ Sử dụng các dải phổ khác nhau để quan trắc các đối tượng [4].
Ứng dụng công nghệ Viễn Thám để nghiên cứu môi trường và sự biến
đổi môi trường bao gồm: Điều tra về sự biến đổi sử dụng đất và lớp phủ; vẽ
bản đồ thực vật; nghiên cứu các q trình sa mạc hố và phá rừng; giám sát
thiên tai (hạn hán, cháy rừng, bão, mưa đá...); nghiên cứu ơ nhiễm nước và
khơng khí; nghiên cứu mơi trường biển (đo nhiệt độ, màu nước biển, gió
sóng)... [3].
- Nghiên cứu thực vật rừng:
Viễn thám cung cấp ảnh có diện phủ toàn cầu nghiên cứu lớp phủ thực
vật theo ngày, mùa vụ, năm, tháng và theo giai đoạn; điều tra phân loại rừng,
diễn biến của rừng; nghiên cứu về côn trùng và sâu bệnh phá hoại rừng...
Tư liệu viễn thám được ghi nhận trên nhiều kênh phổ, điều đó giúp cho
cơng tác giải đốn các yếu tố nội dung của bản đồ một cách thuận lợi, đặc biệt
là khi giải đoán về các loại thực vật, thổ nhưỡng. Tuỳ thuộc vào bước sóng
điện từ phản xạ hay bức xạ từ các vật thể sẽ tạo ra các ảnh viễn thám có màu
sắc khác nhau.
Phản xạ phổ ứng với từng lớp phủ mặt đất cho thấy có sự khác nhau do
sự tương tác giữa các bức xạ điện từ và vật thể, điều này cho phép viễn thám
có thể xác định hoặc phân tích được đặc điểm của lớp phủ thơng qua việc đo
lường phản xạ phổ.
- Nghiên cứu thuỷ văn
Để phục vụ các mục đích quản lý và khai thác tài nguyên nước phải điều
tra và giám sát sự phân bố các đối tượng thủy văn và các nguồn nước ngầm,
khối lượng và chất lượng cũng như diễn biến theo mùa, theo thời gian của
chúng, các hiện tượng thuỷ văn có liên quan như lũ lụt, nhiễm mặn, biến động
lịng sơng, lịng hồ,…
Ngày nay, ảnh vệ tinh có thể đem lại nhiều thông tin trực tiếp và gián tiếp
về các nguồn nước mặt cũng như nước ngầm. Các thông tin về chất lượng
nước và về nước ngầm cũng được nghiên cứu áp dụng, khai thác từ ảnh vệ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..
17