Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Khảo nghiệm vắc xin phòng bệnh phù thũng ở lợn do escherichia coli

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.24 KB, 89 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học nông nghiệp hà nội
------------------

đặng thành tâm

KHO NGHIM VC XIN PHềNG BNH
PH THNG LN DO ESCHERICHIA COLI

luận văn thạc sĩ NÔNG NGHIệP

Hà Nội - 2012


Bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học nông nghiệp hà nội
------------------

đặng thành tâm

KHO NGHIM VC XIN PHềNG BNH
PH THNG LN DO ESCHERICHIA COLI

luận văn thạc sĩ NÔNG NGHIệP

Chuyên ngành

: Thú y

Mã số


: 60.62.50

Ngời hớng dẫn khoa học : ts. Hoàng văn hoan
TS. Nguyễn Bá Hiên

Hà Nội - 2012


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn
này là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn
gốc.
Tác giả luận văn

ðặng Thành Tâm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i


LỜI CẢM ƠN
ðể có ñược kết quả nghiên cứu này, ngoài sự nỗ lực và cố gắng của bản
thân, tôi ñã nhận ñược rất nhiều sự giúp ñỡ từ các ñơn vị và cá nhân. Tôi xin ghi
nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân ñã dành cho tôi sự giúp
ñỡ quý báu ñó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp ñỡ nhiệt tình của
thầy giáo TS. Hoàng Văn Hoan và TS. Nguyễn Bá Hiên, người ñã trực tiếp

hướng dẫn tôi thực hiện ñề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến ñóng góp quý báu của các thầy,
cô giáo trong khoa Thú y, các thầy, cô giáo trong khoa Sau ðại học..
Tôi xin chân thành cảm ơn các ñồng chí lãnh ñạo của Trung tâm nghiên
cứu ứng dụng và Chuyển giao công nghệ Thú y – Viên Thú y TW cùng các thầy
cô và các anh, chị trong bộ môn Vi trùng – Viện Thú y. Tôi xin bày tỏ lòng cảm
ơn các ñồng chí lãnh ñạo UBND huyện Tiên Lữ, các ñồng chí phòng NNPTNT, phòng thống kê và UBND các xã ñã tạo ñiều kiện về thời gian và cung
cấp số liệu giúp tôi thực hiện ñề tài này.
Cảm ơn sự cổ vũ, ñộng viên và giúp ñỡ của gia ñình, các anh, chị ñồng
nghiệp, bạn bè trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày …. Tháng ….năm
Tác giả luận văn

ðặng Thành Tâm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii
MỤC LỤC ........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG........................................................................................vii
DANH MỤC ðỒ THỊ....................................................................................... ix
MỞ ðẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài.................................................................................. 1
2. Mục ñích của ñề tài. ....................................................................................... 2

PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................... 3
1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BỆNH PHÙ ðẦU Ở LỢN DO E.COLI GÂY RA..... 3
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới............................................................. 3
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................. 5
1.2 ðặc tính sinh học của vi khuẩn Escherichia coli........................................... 7
1.2.1 ðặc tính hình thái vi khuẩn........................................................................ 7
1.2.3 ðặc tính sinh hóa....................................................................................... 8
1.2.4 Cấu trúc kháng nguyên ............................................................................ 10
1.2.5 Các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli ................................................. 12
1.3 Bệnh phù thũng ở lợn do vi khuẩn E.coli gây ra ......................................... 19
1.3.1 Nguyên nhân gây bệnh ............................................................................ 19
1.3.2 ðặc ñiểm dịch tễ của bệnh....................................................................... 21
1.3.3 Triệu chứng lâm sàng .............................................................................. 22
1.3.4 Bệnh tích ................................................................................................. 23
1.3.5 Phương pháp chẩn ñoán bệnh .................................................................. 24
1.3.6 Phòng và trị bệnh..................................................................................... 25
1.4 Miễn dịch chống bệnh của lợn.................................................................... 26
1.4.1 Miễn dịch không ñặc hiệu........................................................................ 26
1.4.2 Miễn dịch ñặc hiệu .................................................................................. 27
1.5. Một số hiểu biết ñại cương về vắc xin ....................................................... 27
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii


1.5.1. ðịnh nghĩa.............................................................................................. 27
1.5.2. ðặc tính cơ bản của một vắc xin............................................................. 28
1.5.3. Các loại vắc xin ...................................................................................... 28
1.5.4. Nguyên lý............................................................................................... 28
1.5.5. Một số ñiều cần chú ý khi sử dụng vắc xin ............................................. 28

PHẦN II. NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .31
2.1 Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 31
2.2 Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu............................................................ 31
2.2.1 Các loại môi trường, hóa chất sử dụng trong quá trình nghiên cứu .......... 31
2.2.2 Các máy móc sử dụng trong quá trình nghiên cứu ................................... 32
2.2.3 Các ñộng vật dùng trong nghiên cứu ....................................................... 32
2.2.4 Giống vi khuẩn ........................................................................................ 32
2.2.5 Vắc xin sử dụng trong thí nghiệm............................................................ 33
2.3. ðối tượng nghiên cứu................................................................................ 33
2.4 ðịa ñiểm nghiên cứu. ................................................................................. 33
2.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 33
2.5.1 Phương pháp xác ñịnh hiệu giá kháng thể F4 bằng phản ứng ngăn trở
ngưng kết hồng cầu gà...................................................................................... 33
2.5.2 Phương pháp lấy mẫu .............................................................................. 34
2.5.3 Phương pháp kiểm tra chỉ tiêu vô trùng ................................................... 34
2.5.4 Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu an toàn theo phương pháp phân lô, phân ñàn 34
2.5.5 Phương pháp kiểm tra hiệu lực. ............................................................... 35
2.5.6 Phương pháp kiểm tra ñộ dài bảo quản vắc xin........................................ 36
2.5.7 Phương pháp kiểm tra ñộ dài miễn dịch của lợn sau khi ñã tiêm phòng vắc xin.... 36
2.5.8 Phương pháp ñếm vi khuẩn. .................................................................... 36
2.5.9 phương pháp nuôi cấy vi sinh vật thường quy ......................................... 37
2.5.10 Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 38
PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 39
3.1 MÔ TẢ SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VẮC XIN PHÙ ðẦU BẰNG
CÔNG NGHỆ LÊN MEN SỤC KHÍ................................................................ 39
3.2. KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM VẮC XIN PHÙ ðẦU LỢN ......................... 42
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv



3.2.1 Mẫu ......................................................................................................... 42
3.2.2 Kết quả kiểm tra vô trùng 5 lô vắc xin..................................................... 42
3.2.3 Kết quả kiểm tra an toàn vắc xin ............................................................. 43
3.2.4 Kết quả kiểm tra hiệu lực vắc xin ............................................................ 45
3.3. KẾT QUẢ XÁC ðỊNH KHÁNG THỂ KHÁNG E.COLI GÂY BỆNH Ở LỢN . 48
3.3.1 Kết quả xác ñịnh kháng thể kháng E.coli gây bệnh phù thũng ở lợn sau khi
tiêm vắc xin phù ñầu 30 ngày. ......................................................................... 48
3.3.2 Phân bố hiệu giá kháng thể......................................................................... 49
3.4. XÁC ðỊNH THỜI GIAN BẢO QUẢN VẮC XIN.................................... 51
3.4.1 Kết quả kiểm tra vô trùng của 5 lô vắc xin phù ñầu sau các thời ñiểm 3, 6,
9, 10 tháng....................................................................................................... 52
3.4.2 Kiểm tra chỉ tiêu an toàn của vắc xin phù ñầu trong thời gian bảo quản 3,
6, 9, 10, 12 tháng.............................................................................................. 54
3.4.3 Kiểm tra chỉ tiêu hiệu lực của vắc xin phù ñầu trong thời gian bảo quản 3,
6, 9, 10 tháng.................................................................................................... 55
3.5. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG VẮC XIN PHÙ ðẦU TRÊN THỰC ðỊA ......... 61
3.5.1 Xác ñịnh an toàn của vắc xin phù ñầu trên lợn ứng dụng vào thực tế sản xuất
trên ñịa bàn huyện Tiên lữ - tỉnh Hưng Yên....................................................... 61
3.5.2 Kết quả kiểm tra hiệu lực của vắc xin phù ñầu bằng phương pháp thử
nghiệm lâm sàng tại huyện Tiên Lữ - Hưng yên............................................... 63
3.6 XÁC ðỊNH HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ HÌNH THÀNH Ở LỢN SAU KHI
TIÊM PHÒNG VẮC XIN PHÙ ðẦU.............................................................. 68
3.6.1 Xác ñịnh hiệu giá kháng thể. ................................................................... 68
3.6.2 Xác ñịnh thời gian miễn dịch bảo hộ ....................................................... 69
PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ ............................................................ 73
4.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 73
4.2 ðỀ NGHỊ ................................................................................................... 73
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NN-PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

UBND

Uỷ ban nhân dân.

TW

Trung ương.

ED

Edema disease( bệnh phù thũng).

EDP

Edema disease pathogenic(yếu tố gây bệnh phù ñầu).

Hly

Hemolysin(yếu tố gây dung huyết).


JICA

Japan International cooperation Agency(tổ chức hợp tác quốc tế
Nhật bản).

LT

Heat- Labile enterotoxin( ðộc tố không chịu nhiệt).

ST

Heat-Stable enterotoxin( ðộc tố chịu nhiệt).

ADN

Acid Deoxyribonucleotide

PCR

Polymerase Chain Reaction(phản ứng nhân gen)

ETEC

Enterotoxingenic Escherichia coli(ðộc tố ñường ruột vi khuẩn
E.coli)

VTEC

Verotoxigenic Escherichia coli


TCN

Tiêu chuẩn nghành

PRRS

Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome (Hội chứng rối
loạn hô hấp và sinh sản ở lợn).

BHI

Brain Heart Infusion.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Kết quả kiểm tra vô trùng 5 lô vắc xin phù ñầu.............................. 43
Bảng 3.2 Kết quả kiểm tra an toàn vắc xin trên ñộng vật thí nghiệm............. 44
Bảng 3.3 kết quả kiểm hiệu lực của vắc xin trên chuột bạch ......................... 46
Bảng 3.4 kết quả xác ñịnh khả năng bảo hộ của vắc xin phù ñầu phòng bệnh
phù thũng ở lợn............................................................................................. 47
Bảng 3.5 kết quả xác ñịnh kháng thể kháng E.coli sau khi tiêm vắc xin phù
ñầu 30 ngày................................................................................................... 49
Bảng 3.6 Phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh lợn sau 30 ngày tiêm vắc
xin phù ñầu .................................................................................................... 50
Bảng 3.7 Kết quả kiểm tra vô trùng vắc xin phù ñầu sau các thời ñiểm 3, 6, 9,
10 tháng ........................................................................................................ 53

Bảng 3.8 Kết quả kiểm tra vô trùng vắc xin phù ñầu sau 12 tháng ................ 54
Bảng 3.9 Kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn vắc xin phù ñầu sau 3, 6, 9, 10, 12
tháng bảo quản.............................................................................................. 55
Bảng 4.10 Kết quả kiểm tra hiệu lực vắc xin phù ñầu sau 3 tháng................. 56
Bảng 3.11 Kết quả kiểm tra hiệu lực vắc xin phù ñầu sau 6 tháng................. 57
Bảng 3.12 Kết quả kiểm tra hiệu lực vắc xin phù ñầu sau 9 tháng................. 58
Bảng 3.13 Kết quả kiểm tra hiệu lực vắc xin phù ñầu sau 10 tháng.............. 59
Bảng 3.14 Kết quả kiểm tra hiệu lực vắc xin phù ñầu sau 12 tháng............... 60
Bảng 3.15 Kết quả xác ñịnh an toàn vắc xin phù ñầu trên lợn ....................... 62
Bảng 3.16 ðánh giá khả năng bảo hộ lợn nuôi ñã tiêm phòng vắc xin phù ñầu
tại xã ðức Thắng – Tiên lữ ........................................................................... 63
Bảng 3.17 ðánh giá khả năng bảo hộ lợn nuôi ñã tiêm phòng vắc xin phù ñầu
tại xã Hải Triều – Tiên lữ ............................................................................. 65
Bảng 3.18 ðánh giá khả năng bảo hộ lợn nuôi ñã tiêm phòng vắc xin phù ñầu
tại xã Ngô Quyền – Tiên lữ.......................................................................... 66
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii


Bảng 3.19 Kết quả bảo hộ lợn sau khi tiêm phòng vắc xin phù ñầu tại huyện
Tiên Lữ - Hưng Yên...................................................................................... 67
Bảng 3.20 Kết quả xác ñịnh kháng thể hình thành sau khi tiêm phòng vắc xin
phù ñầu phòng bệnh phù thũng ở lợn ............................................................ 69
Bảng 3.21 Kết quả phân bố kháng thể kháng E.coli trong huyết thanh lợn sau
5 tháng tiêm phòng vắc xin phù ñầu.............................................................. 70

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii



DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Tóm tắt quy trình sản xuất vắc xin phù ñầu bằng công nghệ lên
men sục khí ............................................................................................... 41
Hình 3.2 Biểu ñồ phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh lợn trước và
sau tiêm phòng 30 ngày ............................................................................. 51
Hình 3.3 Biểu ñồ biểu diễn sự phân bố kháng thể kháng E.coli trong huyết
thanh lợn trong 5 tháng sau tiêm phòng vắc xin phù ñầu ........................... 72

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ix


MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Chăn nuôi lợn từ lâu ñã trở thành ngành có vị trí quan trọng trong cơ cấu
chăn nuôi của nước ta. Trong những năm gần ñây ngành chăn nuôi ñã có những
thay ñổi ñáng kể và ñóng góp không nhỏ trong quá trình phát triển ngành nông
nghiệp Việt Nam cũng như vào việc nâng cao mức sống cho người chăn nuôi.
ðể phát huy ñược các nguồn lực sẵn có ñồng thời chủ ñộng trong việc sản
xuất và cung ứng thực phẩm, nhà nước ñã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển chăn
nuôi, Thủ tướng chính phủ ñã ra quyết ñịnh số 10/2008/Qð-TTg ngày 16 tháng 01
năm 2008 phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi ñến năm 2020. Mục tiêu chung
của chiến lược ñến năm 2020, ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang phương thức
trang trại, công nghiệp, ñáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm và ñảm bảo chất
lượng cho người tiêu dùng và xuất khẩu. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp
ñến năm 2020 ñạt trên 42% trong ñó năm 2010 ñạt khoảng 32% và 38% vào
năm 2015. ðảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế

có hiệu quả dịch bệnh trong chăn nuôi [1].
ðối với chăn nuôi lợn quyết ñịnh cũng ñịnh hướng ñến năm 2020 phát triển
nhanh quy mô ñàn lợn ngoại theo hướng trang trại, duy trì quy mô nhất ñịnh ñối
với chăn nuôi lợn lai, lợn ñặc sản phù hợp với ñiều kiện chăn nuôi của nông hộ và
của một số vùng. Tăng tổng ñàn lợn bình quân 2% năm, ñạt 35 triệu con trong ñó
ñàn lợn ngoại nuôi trang trại công nghiệp chiếm 37% [1].
Tuy nhiên trong những năm gần ñây, ngành chăn nuôi lợn gặp không ít
khó khăn như: con giống, thức ăn….ñặc biệt là công tác phòng bệnh bằng vắc
xin cho vật nuôi chưa ñược tốt gây thiệt hại lớn về kinh tế. Việc bùng phát các ổ
dịch bệnh Lở mồm long móng, hội chứng PRRS, và các bệnh truyền nhiễm khá
gây thiệt hại lớn trên ñàn lợn là ñiều cảnh báo cho chúng ta về mối nguy hại của
dịch bệnh trong chăn nuôi lợn. Bên cạnh ñó hiện nay ở nước ta phương thức
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1


chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ lớn dẫn ñến dịch bệnh thường xuyên
xảy ra. ðể chăn nuôi ñược thành công thì người chăn nuôi phải có quy trình
chăm sóc và phòng chống bệnh cho ñàn lợn. Một trong những bệnh hay xảy ra
là bệnh phù thũng ở lợn, căn bệnh là do một loại vi khuẩn gây dung huyết, vi
khuẩn chủ yếu gây ra cho lợn con giai ñoạn sau khi bú mẹ và bướcc sang tập ăn,
bệnh làm cho vật nuôi chết rất nhanh.
Hiện nay, có rất nhiều loại vắc xin phòng bệnh phù thũng ở lợn ñược sản
xuất và lưu hành trên thị trường Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và
Chuyển giao công nghệ Thú y - Viện Thú y TW cũng ñã và ñang sản xuất vắc
xin phù ñầu cho lợn theo công nghệ ñược Bộ môn Vi trùng chuyển giao cho kết
quả phòng bệnh rất tốt và phù hợp với thực tế. Theo quy ñịnh của nhà nước bất
kỳ loại vắc xin nào trước khi xuất xưởng, lưu hành trên thị trường ñều phải ñạt
ñược các chỉ tiêu ñã ñược quy ñịnh.

Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Khảo nghiệm vắc xin
phòng bệnh phù thũng ở lợn do Escherichia coli ” làm cơ sở khoa học ñể sản
xuất vắc xin phòng bệnh phù thũng cho ñàn lợn nuôi ở Việt Nam.
2. Mục ñích của ñề tài.
Khảo nghiệm tính ổn ñịnh của vắc xin phù ñầu ñặc biệt là chất lượng của
vắc xin sau một thời gian dài ñưa vào sản xuất và bán trên thị trường.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2


PHẦN I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BỆNH PHÙ ðẦU Ở LỢN DO E.COLI GÂY RA
Bệnh phù thũng ở lợn (Edema Disease) ñược mô tả lần ñầu tiên vào năm
1938 bởi Shanks và cs (1963) [40] dựa trên quan sát căn bệnh qua nhiều năm ở
Ireland. Sau ñó, bệnh phù thũng ở lợn phát hiện ở nhiều nước, bệnh trở thành
phổ biến trong những năm sau khi ngành chăn nuôi lợn phát triển. Cái tên “bệnh
phù” (Edema Disease), “sưng phù ruột” ñầu tiên ñược phát hiện do các vết sưng
dưới lớp niêm mạc của dạ dầy và niêm mạc kết tràng thường là nét ñặc trưng nổi
bật của bệnh. Bởi vì một số lợn chết do không có tổn thương nào và hội chứng
ñầu tiên ñược phát hiện do chủng ngừa lợn với dịch truyền từ thành phần trong
ruột của những lợn ñã chết do bệnh. Phù thũng ở lợn là sự tích ñọng nhiều nước
dịch ở các tổ chức trong cơ thể tại nhiều các cơ quan bộ phận khác nhau nhưng
ở não là quan trọng nhất và gây ra triệu chứng lâm sàng. Bệnh phù thũng ở lợn
phát hiện ở nhiều nước trên thế giới và ñã có những nghiên cứu sâu về bệnh này.
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
Vi khuẩn E.coli cũng như một số loài vi khuẩn ñường ruột khác, trước kia

người ta coi là những vi khuẩn cộng sinh sống ở ñường ruột, nhưng ngày càng
thấy chúng là tác nhân gây ra nhiều bệnh ñường ruột, bệnh nhiễm trùng huyết
(Moon và cs, 1993)[30]. Nhiều công trình nghiên cứu ñã chỉ ra rằng trong quá
trình sống vi khẩn E.coli có khả năng sản sinh các yếu tố gây bệnh như yếu tố
gây dung huyết (Hly), yếu tố cạnh tranh, yếu tố bám dính (K88, K99), yếu tố ñộc
tố ñường ruột và yếu tố kháng kháng sinh. Các yếu tố này nằm trong AND ngoài
Chromosome gọi là Plasmid và ñược di truyền ngang bằng phương thức tiếp
hợp (Moon và cs. 1993)[30].
Vi khuẩn E.coli gây bệnh phù thũng ở lợn có khả năng bám dính vào vách
tế bào ruột, phá hủy tế bào niêm mạc ruột, tế bào nhung mao ruột non, sản sinh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3


ñộc tố ñường ruột gây tiêu chảy và nhiễm ñộc huyết, Smith (1963)[41], ñã thông
báo có 2 thành phần enterotoxin ñược thấy ở các vi khuẩn E.coli gây bệnh. Sự khác
biệt giữa chúng là khả năng chịu nhiệt bao gồm ñộc tố chịu nhiệt ST và ñộc tố
không chịu nhiệt LT. Các vi khuẩn E.coli gây bệnh ñường ruột có khả năng bám
dính vào vách tế bào thành ruột, yếu tố bám dính này nằm ở Pili. ðến nay ñã xác
ñịnh ñược các yếu tố bám dính là: F4, F5, F6, F18, F41. Trong các típ kháng nguyên
bám dính này chia thành các subtyp như F4ab, F4ac, F4ad, (Nagy và cs, 1992 [48]).
Kyriakis (1997)[29] cho rằng, bệnh phù thũng ở lợn xảy ra ở lợn từ 1-2
tuần sau cai sữa. Tỷ lệ chết có thể lên tới 80% hay nhiều hơn ñối với lợn cùng
lứa tuổi, trung bình tỷ lệ chết từ 30 – 40%. Triệu chứng lâm sàng của bệnh này
chủ yếu là lợn con ñi vòng tròn, có triệu chứng thần kinh, có thể xảy ra hiện
tượng tiêu chảy tuy nhiên ñó không phải là triệu chứng ñiển hình.
Chủng vi khuẩn E.coli gây bệnh phù thũng ở lợn sau cai sữa chủ yếu là
các nhóm kháng nguyên O139, O138, O141.
Parma (2000)[35], các chủng E.coli gây bệnh phù thũng ở lợn trên lợn

con sau cai sữa xếp vào nhóm VTEC, thuộc các subtyp kháng nguyên O138, O139,
O141. Những chủng E.coli sản sinh ñộc tố Vero VT2E làm hủy hoại tế bào Vero,
những chủng E.coli này có thể mang những gen quy ñịnh sản xuất ra các ñộc tố
ñường ruột, tiêm các ñộc tố Vero VT2E vào bắp thịt lợn sau cai sữa ñã gây ñược
bệnh phù thũng ở lợn có những triệu chứng, bệnh tích giống như lợn mắc bệnh
ngoài tự nhiên.
Bosworth (1998)[18] cho rằng, vi khuẩn E.coli gây dung huyết chính là
nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn con sơ sinh và bệnh phù thũng ở lợn con sau
cai sữa. Việc sử dụng vắc xin phòng bệnh phù thũng ở lợn là tạo ra kháng thể
ngăn cản sự bám dính của vi khuẩn trong ñường tiêu hóa. Verotoxin và
Enterotoxin là hai yếu tố ñộc lực quan trọng gây bệnh.
Trong các Serotyp gây bệnh có một số chủng mang ñộc tố như STa, STb,
LT, VT2E.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4


Garabal (1997)[19], cho rằng ở Tây Ban Nha Serotyp gây bệnh phù thũng
ở lợn là O8, O101, O138, O149, O157; Ở ðức là O149, O139, O141 và O147. Những chủng
vi khuẩn E.coli gây bệnh phù thũng ở lợn không có những ñặc tính sinh hóa riêng
biệt, nên không thể xác ñịnh ñược bằng các xét nghiệm sinh hóa thông thường.
Verdonck và cs (2003)[47], nghiên cứu ñặc tính của các chủng vi khuẩn
E.coli ở một số trại tại Bỉ cho rằng các yếu tố gây bệnh chủ yếu là F18+
Enterotoxin, Verotoxin.
Wilson và cs (1986)[52], các Serotyp E.coli ñề kháng với hầu hết các loại
kháng sinh thông dụng, ngoại trừ Gentamicin, Trimethroprin kết hợp với
Sulfamide.
Nghiên cứu về khả năng bám dính Clarence và cs (1986)[21] cho rằng ba
kháng nguyên gây bệnh phù thũng ở lợn là F4, F5, F6.

Docic và cs (2003)[25], ñã nghiên cứu sử dụng vắc xin có chứa giải ñộc
tố VT2E tiêm cho lợn con, vắc xin ñã giảm tỷ lệ bệnh phù thũng ở lợn xuống
còn 6,9%. Việc sử dụng vắc xin có các yếu tố kháng nguyên F4, F18 với ETEC
và VTEC tiêm phòng cho lợn con ñã ñược nghiên cứu trên thế giới.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Bệnh phù thũng ở lợn do vi khuẩn E.coli gây ra ñã ñược nhiều nhà nghiên
cứu Thú y trong nước quan tâm. Tại Việt Nam, các tác giả ñã từng có những
nghiên cứu rất sâu về bệnh như TS. Nguyễn Ngọc Nhiên, TS Cù Hữu Phú, tác
giả Dương Thị Nội tại Viện Thú y, bên cạnh ñó bộ môn Vi trùng ñã có rất nhiều
công trình nghiên cứu chuyên sâu về bệnh này và ñã xây dựng thành công quy
trình sản xuất vắc xin phù ñầu vào năm 2003, ñã ñược kiểm nghiệm cho hiệu
quả phòng bệnh tốt và ổn ñịnh.
Bùi Xuân ðồng (2001)[3] cho rằng, bệnh phù thũng ở lợn có tỷ lệ chết từ
27 – 45,6%, vi khuẩn E.coli gây bệnh mang kháng nguyên K88 chiếm tới 88%,
K99(22,2%), kháng sinh ñiều trị bệnh có hiệu quả là Ampicilin, Streptomicin.
Nghiên cứu bệnh phù thũng ở lợn xảy ra trên ñàn lợn con ở ñồng bằng
sông Cửu Long, Nguyễn Khả Ngự (2000)[11], cho rằng tỷ lệ ốm ñối với lợn bị
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5


bệnh phù thũng ở lợn chiếm tới 58,78%, tỷ lệ tử vong là 53,54%. Các chủng
E.coli chủ yếu thuộc 2 Serotyp O26 và O119. Trong ñó các chủng có khả năng gây
dung huyết chiếm 38,14%, sản sinh ñộc tố chịu nhiệt ST 83,33%, ñộc tố không
chịu nhiệt LT 56,6%, cả hai loại ñộc tố chịu nhiệt và không chịu nhiệt 50%. Các
chủng mang kháng nguyên K88 là 90,48%. Khi dùng vắc xin ñược chế từ các
chủng phân lập tiêm cho lợn tại ñịa phương lúc 21- 45 ngày tuổi, liều 3ml/con
làm giảm 40% lợn ốm và 23,75% lợn chết.
Nguyễn Ngọc Hải và cs (2001)[4], ñã xác ñịnh ñược Serotyp kháng

nguyên gây bệnh phù thũng ở lợn bao gồm O138, O139, O141; K81, K82, K45ab, K88,
K87, ứng dụng kỹ thuật PCR ñã xác ñịnh ñược ñộc tố Verotoxin và chỉ thấy ñộc
tố ñường ruột ST, LT ở các chủng O141, ít gặp ở O138 và O139.
Khi nghiên cứu bệnh phù thũng ở lợn, Nguyễn Thị Kim Lan (2003)[8],
cho rằng tỷ lệ mắc bệnh trong ñàn là 45,77%, tỷ lệ chết 61,44%, lứa tuổi mắc
bệnh cao nhất là 45 – 60 ngày tuổi, những biểu hiện lâm sàng chủ yếu: Thân
nhiệt tăng cao tới 40 – 41,50C, phù mặt, tím tai, khó thở, khản tiếng, tiêu chảy,
liệt hai chân trước, có triệu chứng thần kinh…. Bệnh tích chủ yếu là thủy thũng.
Phạm Ngọc Thạch (2004)[13], ñã kiểm tra một số chỉ tiêu sinh hóa máu,
sắc tố mật của lợn bị bệnh phù mặt, mí mắt và gan sưng, phù thũng ở lợn, phổi
sưng, ruột non căng phồng chứa ñầy dịch lỏng và hơi, hạch màng treo ruột sưng,
tích nước xoang bụng xoang ngực thũng ở lợn cho biết Protein tổng số,
Globulin, hàm lượng ñường huyết, hàm lượng Bilirubin trong huyết thanh,
Urobilin trong nước tiểu và trong phân tăng. Kháng sinh ñiều trị có hiệu quả là
Enrofloxacin, Oxytetracilin, Colistin.
Nghiên cứu về dịch tễ học bệnh phù thũng ở lợn tại Sóc Sơn - Hà Nội, Lê
Thanh Nghị và cs (2005)[10], cho biết lợn thường mắc bệnh vào mùa hè
(24,2%), mùa ñông (19,27%). Nếu cai sữa cho lợn lúc 45 ngày tuổi tỷ lệ mắc
bệnh là 22,97%, cai sữa lúc 21 ngày tuổi tỷ lệ mắc chỉ là 12,65%. Tỷ lệ mắc
bệnh ở lợn ngoại là 29,97%, lợn nội là 19,27%. Phân lập vi khuẩn E.coli từ bệnh
phẩm ñạt tỷ lệ cao (72,76%), trong ñó 60% số chủng phân lập ñược gây dung
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6


huyết dạng Anpha và Beta. Sử dụng kháng sinh Enrofloxacin ñiệu trị mức ñộ
mẫn cảm ñối với vi khuẩn là 90,47%, Oxytetracylin 80,95%, Norfloxacin
71,42%. Dùng kháng sinh mẫn cảm cao ñể ñiều trị lợn bị phù thũng ở lợn ñạt
hiệu quả 51,2%.

Nghiên cứu và xác ñịnh các yếu tố gây bệnh của E.coli trong bệnh tiêu
chảy và phù thũng ở lợn trong chăn nuôi tập trung thấy tỷ lệ mắc bệnh cao ñối
với lợn từ 22- 60 ngày tuổi (77%), Serotyp gây bệnh chủ yếu là O139, O138, O149.
Tỷ lệ các chủng E.coli gây dung huyết 55,4%, ST 57,6%, LT 42,4%, ST+ LT
39,1%, các yếu tố kháng nguyên bám dính F4 21,7%, F5 5,4%, F18 40,2%, F6
7,6%. Sử dụng vắc xin chế từ chủng phân lập tiêm cho lợn trước khi cai sữa, tỷ
lệ bị bệnh giảm từ 14,3% xuống 1,5%; tỷ lệ chết giảm từ 8,2% xuống 0,7%,
Trịnh Quang Tuyên (2006)[16].
Nhiều tác giả nghiên cứu về bệnh phù thũng ở lợn ở nước ta trong những
năm gần ñây, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc xác ñịnh ñặc
ñiểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích và các biện pháp phòng chống.
Tuy nhiên chưa có nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực vắc xin
phòng bệnh phù thũng ở lợn do vi khuẩn E.coli gây ra.
1.2 ðặc tính sinh học của vi khuẩn Escherichia coli.
1.2.1 ðặc tính hình thái vi khuẩn
Vi khuẩn E.coli là một trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thước từ 2-3 x 0,6
micromet. Trong cơ thể vi khuẩn có hình cầu trực khuẩn, ñứng riêng lẻ hoặc xếp
thành chuỗi ngắn. ðôi khi trong môi trường nuôi cấy trực khuẩn có ñộ dài ñạt 48 micromet, những vi khuẩn này hay gặp trong canh trùng già.
Phần lớn vi khuẩn E.coli có khả năng di ñộng do có lông bao quanh thân,
không sinh nha bào, có khả năng sinh giáp mô, bắt màu Gram (–), vi khuẩn bắt
màu ñều hoặc sẫm ở 2 ñầu, khoảng giữa nhạt hơn.
Nếu lấy vi khuẩn từ khuẩn lạc nhầy ñể nhuộm có thể quan sát thấy giáp
mô mà soi tươi không thấy ñược.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7


1.2.2 ðặc tính nuôi cấy nuôi cấy
Vi khuẩn E.coli dễ dàng phát triển trong các môi trường nuôi cấy thông

thường. Là loại trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện có thể sinh trưởng và
phát triển ở nhiệt ñộ từ 5 – 400C, tuy nhiên nhiệt ñộ thích hợp cho vi khuẩn phát
triển là 370C, pH thích hợp từ 7,2 -7,4. Sau khi nuôi cấy ñể trong tủ ấm
370C/24h trên các loại môi trường thấy các ñặc ñiểm sau:
- Môi trường thạch thường: Hình thành khuẩn lac dạng tròn, ướt, không
trong suốt màu tro, hơi lồi, ñường kính từ 2-3 mm. Nuôi lâu trong tủ ấm khuẩn
lạc có màu nâu nhạt và mọc rộng ra, có thể quan sát thấy cả những khuẩn lạc
dạng R (Rough) và dạng M (Mucous).
- Môi trường nước thịt BHI: Vi khuẩn phát triển rất nhanh, tốt môi trường
ñục ñều và có lắng cặn màu tro nhạt ở dưới ñáy, ñôi khi có màu xám nhạt, canh
trùng có mùi thối như mùi phân.
- Trong môi trường thạch MacConKey, khuẩn lạc có màu hồng cánh sen,
tròn nhỏ, hơi lồi, rìa gọn, không làm chuyển màu của môi trường.
- Trong môi trường thạch máu, khuẩn lạc to, ướt, lồi rìa không gọn, màu
xám nhạt, gây dung huyết (ñối với một số chủng gây dung huyết), hoặc không
gây dung huyết.
- Trong môi trường thạch Brilliant green, khuẩn lạc không màu trên nền
vàng chanh.
- Trong môi trường Simmon citrart, khuẩn lạc không màu trên nền xanh lục.
- Trong môi trường Endo: Khuẩn lạc màu ñỏ.
- Trong môi trường EMB: Khuẩn lạc có màu tím ñen.
- Trong môi trường SS: Khuẩn lạc có màu ñỏ.
1.2.3 ðặc tính sinh hóa
- Chuyển hóa ñường: Vi khuẩn E.coli lên men sinh hơi các loại ñường
Fructose, Glucose, Levulose, Galactose, Xylose, Ramnose, Malito, Mannit và
Lactose. Hầu hết vi khuẩn E.coli ñều lên men sinh ñường Lactose nhanh và sinh
hơi, ñây là ñặc ñiểm quan trọng ñể dựa vào ñó phân biệt E.coli và Samonella.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8



ðặc tính sinh hóa của vi khuẩn E.coli (Edwasrds và cs 1972)
Kiểm tra

Ký hiệu

(%)

Indol

+

98,6

Methyl red

+

99,9

Voges – Proskauer

-

0

Citreate

-


0,2

Urease

-

0

Phenylanin deaminase

-

0

Arginin dihydrolase

D

17,6

Lysin decarboxylase

D

80,6

Ornithin decarboxylase

D


64,2

Gelatin liquefraction (220C)

-

0

Oxidase

-

0

- Acid

+

100

- Gas

+

91,1

Lactose

+


90,8

Sucrose

D

48,9

Dulcitol

D

49,5

Salicin

D

40

Sorbitol

+

93,4

Arabinose

+


99,4

Manitol

+

96,8

Glucerol

+

89,3

Rhamnose

D

82,3

Xylose

D

81,1

Maltose

+


89,9

Esculin

D

30,9

Glucose

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9


1.2.4 Cấu trúc kháng nguyên
Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001)[12], cấu trúc kháng nguyên của vi
khuẩn E.coli rất phức tạp, có ñủ các kháng nguyên O, H, K, F.
- Kháng nguyên O (kháng nguyên thân): Tính chất kháng nguyên giống
như kháng nguyên O của các vi khuẩn ñường ruột khác. Phần lớn vi khuẩn
E.coli kháng nguyên O bị kháng nguyên K bao phủ bên ngoài nên khi vi khuẩn
còn sống chúng ta không làm ñược phản ứng ngưng kết với kháng nguyên O
tương ứng.
Kháng nguyên O ñược coi là yếu tố ñộc lực nằm trong thành màng tế bào
vi khuẩn, trong trạng thái thuần khiết ñược cấu tạo ñặc trưng bởi
Lipopolysaccharide. Nhiều tác giả ñã nghiên cứu về cấu trúc hóa học và tính
chất miễn dịch hơn là mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng. Cấu trúc phân tử
Lipopolysaccharide của kháng nguyên O gồm 2 phần, phần Polysaccharide chứa
nhóm Hidro nằm ngoài có chức năng tạo ra ñặc trưng về Serotyp, nhóm

Polysaccharide không chứa Hidro nằm ở phía trong có chức năng phân biệt các
dạng khuẩn lạc.
Khi làm mất dần từng ñơn vị ñường của chuỗi Polysaccharide hoặc làm
thay ñổi vị trí sẽ làm thay ñổi ñộc lực của vi khuẩn. Phần Lipid có cấu tạo gồm 3
phần cơ bản: Axid béo, Phosphat, ñường Amino. Nghiên cứu mối liên kết này
có cơ sở giải thích cơ chế, tác dụng của kháng nguyên O và phản ứng của nó với
màng sinh học trong quá trình ñáp ứng miễn dịch Zinner và cs(1983)[54].
- Kháng nguyên H (kháng nguyên lông):
ðược cấu tạo bởi thành phần là lông của vi khuẩn, có bản chất là Protein
rất kém bền so với kháng nguyên O và rất dễ bị phân hủy bởi nhiệt ñộ cao cũng
như hóa chất cồn, axid yếu.
Kháng nguyên H không có vai trò bám dính ñồng thời rất có ý nghĩa trong
việc xác ñịnh Serotyp của vi khuẩn, ñồng thời giúp vi khuẩn khỏi bị tiêu diệt bởi ñại
thực bào giúp cho vi khuẩn có khả năng sống lâu và tồn tại trong ñại thực bào.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10


Kháng nguyên H không có tính ñộc và không ñáp ứng miễn dịch phòng
vệ, hầu hết chỉ có ý nghĩa trong việc xác ñịnh giống loài vi khuẩn, Orskov(
1978)[35].
- Kháng nguyên K (kháng nguyên bề mặt, vỏ bọc):
Evan và cs (1973)[26] cho rằng, kháng nguyên này có ý nghĩa về mặt ñộc
lực, nó tham gia tích cực vào việc bảo vệ vi khuẩn trước các yếu tố phòng vệ của
cơ thể vật chủ.
Kháng nguyên K hay còn gọi là kháng nguyên vỏ bọc (capsular), bao
quanh tế bào vi khuẩn, có bản chất là Polysaccharide, ngăn cản sự ngưng kết của
vi khuẩn trong huyết thanh O tương ứng.
Khi ñun nóng ở nhiệt ñộ 100-1200C, kháng nguyên mất tác dụng ngưng

kết. Kháng nguyên K hỗ trợ trong phản ứng ngưng kết của kháng nguyên O và
tạo thành hàng rào bảo vệ cho vi khuẩn chống lại tác ñộng ngoại cảnh và hiện
tượng thực bào.
Kháng nguyên K gồm 3 loại là A, B và L.
+ Kháng nguyên A: Ngăn hiện tượng ngưng kết kháng nguyên O, khi trộn
kháng huyết thanh A với vi khuẩn E.coli có kháng nguyên A gây hiện tượng
phình vỏ, bị phá hủy một phần khi ñun ở 1000C trong vòng 1 giờ.
+ Kháng nguyên B: gồm 5 nhóm: B1,2,3,4,5 kháng nguyên ngăn chặn không
cho ngưng kết kháng nguyên O của vi khuẩn sống xảy ra. ðun 1000C/1h phá
hủy hoàn toàn.
+ Kháng nguyên L: Ngăn không cho hiện tượng ngưng kết kháng nguyên
O của vi khuẩn sống xảy ra, bị phá hủy ở 1000C/1h.
- Kháng nguyên F (kháng nguyên bám dính):
Kháng nguyên F giúp vi khuẩn bám vào các thủ thể ñặc hiệu trên bề mặt
tế bào biểu mô ruột và trên màng lớp nhầy, chống lại khả năng ñào thải của vi
khuẩn bởi nhu ñộng ruột. Kháng nguyên bám dính của vi khuẩn E.coli nằm trên
cấu trúc của Pili (Fimbriae), thẳng ngắn, xuất phát từ một ñĩa gốc trong màng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11


nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn. Kháng nguyên bám dính có bản chất là
Protein, mọc trên bề mặt vi khuẩn có số lượng từ 10 - 400/vi khuẩn.
Carter (1995)[20] cho rằng, các chủng E.coli không gây bệnh thì không có
kháng nguyên F.
Hầu hết các chủng E.coli gây bệnh sản sinh ra một hoặc nhiều kháng
nguyên bám dính.
Kháng nguyên bám dính ñặc trưng cho vi khuẩn E.coli gây bệnh phù
thũng ở lợn là F18 và F4. Kháng nguyên bám dính ñược phân loại bởi phản ứng

huyết thanh học, thụ thể ñặc hiệu hoặc bằng phương pháp ngưng kết hồng cầu
với các loại hồng cầu hoặc phương pháp PCR.
Kháng nguyên Pili có bản chất là Protein, bao phủ lên toàn bộ bề mặt vi
khuẩn, dưới kính hiển vi ñiện tử có hình ảnh như chiếc áo lông mặc quanh vi
khuẩn.
1.2.5 Các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli
1.2.5.1 Khả năng xâm nhập của vi khuẩn E.coli
Yếu tố xâm nhập của vi khuẩn E.coli là khái niệm dùng ñể chỉ quá trình
mà ở ñó vi khuẩn qua ñược hàng rào bảo vệ của lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc
ñể xâm nhập vào tế bào biểu mô, sau ñó sinh sản và phát triển trong tế bào này.
Trong khi ñó, những vi khuẩn khác không thể xâm nhập hoặc không có khả
năng xâm nhập qua hàng rào bảo vệ của lớp nhầy hoặc sẽ bị các tế bào ñại thực
bào của tổ chức niêm mạc bắt nuốt.
1.2.5.2 Khả năng bám dính của vi khuẩn E.coli
Khả năng bám dính ñược thể hiện bằng sự bám dính của vi khuẩn E.coli
lên màng nhầy của ruột non. ðây là bước ñầu tiên quan trọng trong quá trình
gây bệnh của chủng ETEC. Yếu tố bám dính chung nhất của các chủng vi khuẩn
trên bao gồm F4, F6, F18, F41 (Holland, 1990)[28], ñôi khi người ta còn tìm thấy
F42, F165.
Những yếu tố bám dính có các ñặc trưng chung sau:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12


- Gồm những phần phụ lồi ra có Protein từ bên ngoài màng nhầy của tế
bào vi khuẩn.
- Trọng lượng phân tử của mỗi cấu trúc từ 16.5 – 29kDa, cấu trúc phân tử
chính và phụ ñược mã hóa bởi gen cấu trúc và gen phụ riêng một cách liên tục.
- Fimbriae tạo ra kháng nguyên bám dính ñược kiểm soát bởi gen nằm

trên nhiễm sắc thể của vi khuẩn (F41, F165) hay trên plasmid (F4, F5, F18…).
- Yếu tố bám dính ñược phát hiện khi nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí
nghiệm ở nhiệt ñộ 370C.
- Biểu hiện ở những pha bám dính có khác nhau, bị ảnh hưởng bởi nhiệt
ñộ và oxy.
- Yếu tố bám dính có liên quan ñến các Serotyp ñặc trưng O: H phân lập
từ các loài gia súc.
Quá trình bám dính ñược lựa chọn và xác ñịnh bởi sự có mặt của các
receptors trên các tế bào niêm mạc và có tính ñặc trưng của các loại kháng
nguyên bám dính trên bề mặt của tế bào vi khuẩn. Trong các yếu tố bám dính ñã
ñược phát hiện, F4 và F6 thường tìm thấy ở E.coli gây bệnh cho lợn (Parri, 1985
[36]).
Hầu hết các loại kháng nguyên bám dính có tính ñặc trưng cho những
ETEC. Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu cho rằng chúng có sẵn trong các
ñiều kiện tự nhiên. ETEC phân lập từ lợn bị tiêu chảy có những kháng nguyên
bám dính khác nhau. ETEC phân lập từ lợn bị bệnh phù thũng mang các kháng
nguyên bám dính chủ yếu F4, F18, F4 và F18 (Francis và cs, 1991)[32].
Hiện tượng bám dính của vi khuẩn lên bề mặt tế bào mang tính chất sinh
học vừa mang tính chất hóa học và lý học, nó ñược thực hiện theo các bước sau:
+ Vi khuẩn liên kết từng phần với bề mặt tế bào.
+ Quá trình hấp thụ xảy ra, quá trình này phụ thuộc vào ñặc tính bề mặt vi
khuẩn và tế bào vi khuẩn tham gia bám dính, thực hiện tlợn hướng thuận nghịch
dưới tác ñộng của những lực tương hỗ khác nhau.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13


+ Quá trình tác ñộng tương tác giữa các yếu tố bám dính của vi khuẩn với
các ñiểm tiếp nhận trên bề mặt tế bào vật chủ ñược xảy ra.

Khả năng bám dính của vi khuẩn lên tế bào biểu mô ruột là khâu quan
trọng giúp vi khuẩn xâm nhập vào vật chủ.
Hiện tượng bám dính của vi khuẩn lên bề mặt tế bào vừa mang tính chất
lý hóa học, vừa mang tính chất sinh học và ñược thực hiện theo 3 bước sau:
+ Bước 1: Vi khuẩn liên kết từng phần với bề mặt tế bào, ñể thực hiện
quá trình này ñòi hỏi vi khuẩn phải có khả năng di ñộng.
+ Bước 2: Là quá trình hấp thụ. Quá trình này phụ thuộc vào ñặc tính bề
mặt của vi khuẩn và tế bào mà vi khuẩn bám dính, thực hiện theo hướng thuận
nghịch dưới tác ñộng của những lực tương hỗ khác nhau.
+ Bước 3: Là quá trình tương tác giữa yếu tố bám dính của vi khuẩn với
các ñiểm tiếp nhận trên bề mặt tế bào vật chủ.
Những vi khuẩn có ñộc lực cao thường có khả năng bám dính tốt hơn so
với các vi khuẩn có ñộc lực yếu hoặc không ñộc. Căn cứ vào khả năng ngưng
kết hồng cầu và sự ngăn trở ngưng kết hồng cầu của chúng với ñường DMannose ta chia thành các yếu tố bám dính sau:
* Yếu tố bám dính F4:
Orskov và cs (1961)[44] là người ñầu tiên phát hiện ra F4 (K88). ðây là
kháng nguyên không chịu nhiệt, có bản chất là Polysaccharide. Khi kiểm tra
hình thái vi khuẩn có F4 bằng kính hiển vi ñiện tử cho thấy có các sợi fimbriae
bao quanh vi khuẩn, ñó là các sợi tơ mỏng hoạt ñộng linh hoạt. Do vậy F4 không
phải là kháng nguyên vỏ mà là kháng nguyên Pili( Fimbriae). Vi khuẩn E.coli
gây bệnh cho lợn, nó nằm trong nhóm vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy cho lợn trước
và sau cai sữa và gây bệnh phù thũng ở lợn sau cai sữa (Francis và cs,
1991)[26]. Có 3 loại F4 khác nhau ñã ñược xác ñịnh bao gồm F4ab, F4ac, F4ad.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14



×