Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu trung sơn hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.76 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------

------------------

NGUYỄN ðĂNG HÙNG

ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ðỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU
TRUNG SƠN HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------

------------------

NGUYỄN ðĂNG HÙNG

ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ðỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU


TRUNG SƠN HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành
Mã số

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
: 60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN DUNG

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất
kỳ luận văn nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2013
Tác giả

Nguyễn ðăng Hùng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


i


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn thạc sỹ tôi xin trân
trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Dung, Khoa tài nguyên và Môi trường,
Viện ñào tạo sau ñại học – Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội ñã hướng
dẫn, giúp tôi hoàn thành chương trình học và bản luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn TS. Trịnh Quang Huy và Tập thể cán bộ Phòng
Thí nghiệm Công nghệ môi trường, khoa Tài nguyên Môi trường, ðại học
Nông nghiệp Hà Nội ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn chân thành nhất tới
gia ñình, bạn bè, và Ông Nguyễn An Hưng - Giám ñốc công ty Cổ phần Thực
phẩm Xuất khẩu Trung sơn Hưng Yên ñã tạo ñiều kiện, giúp ñỡ ñể tôi hoàn
thành Luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp ñỡ quý báu ñó.

Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2013
Tác giả

Nguyễn ðăng Hùng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN.....................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................v
DANH MỤC BẢNG ..............................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ..............................................................................................vii
1. MỞ ðẦU.............................................................................................................1
1.1. ðặt vấn ñề ........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và ý nghĩa khoa học của ñề tài ...........................................................2
1.2.1. Mục tiêu của ñề tài.........................................................................................2
1.2.2. Ý nghĩa Khoa học của ñề tài ..........................................................................2
2. TỔNG QUAN .....................................................................................................3
2.1. Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến thủy sản..........................................3
2.1.1. Tiềm năng và vai trò của ngành thủy sản .......................................................3
2.1.2. Các vấn ñề môi trường trong chế biến thủy sản..............................................5
2.1.3. Các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường trong chế biến thủy sản ..........13
2.2. Tổng quan về sản xuất sạch hơn .....................................................................16
2.2.1. ðịnh nghĩa sản xuất sạch hơn (SXSH) .........................................................16
2.2.2. Ý nghĩa SXSH .............................................................................................18
2.2.3. Các bước thức hiện áp dụng sản xuất sạch hơn ............................................19
2.2.4. Thực trạng và thách thức áp dụng sản xuất sạch hơn tại Việt nam................21
2.2.5. Các cơ hội sản xuất sạch hơn trong chế biến thủy sản [11]...........................23
2.2.6. Hiệu quả áp dụng sản xuất sạch hơn tại một số doanh nghiệp ......................26
3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................28
3.1. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................28
3.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................28
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................28
3.3.1. Phương pháp ñiều tra khảo sát .....................................................................28

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iii


3.3.2. Phương pháp ñánh giá công nghệ (TA)........................................................28
3.3.3. Phương pháp lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường nước,
không khí ..............................................................................................................29
3.3.4. Phương pháp ñánh giá vòng ñời (LCA)........................................................33
3.3.5. Một số phương pháp khác............................................................................34
3.3.6. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. ...........................................................34
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................35
4.1. Sơ lược về công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Trung sơn Hưng Yên ......35
4.2. Quy trình công nghệ sản xuất tại nhà máy.......................................................37
4.2.1. Quy trình sản xuất........................................................................................37
4.2.2. Cân bằng vật chất và năng lượng .................................................................39
4.3. Thực trạng sử dụng nguyên liệu, bao bì và hóa chất........................................42
4.4. Hiện trạng môi trường và sử dụng năng lượng ................................................43
4.4.1. Hiện trạng môi trường..................................................................................43
4.4.2. Hiện trạng sử dụng năng lượng và nước sạch...............................................55
4.5. ðánh giá thực trạng và ñề xuất các giải pháp SXSH .......................................58
4.5.1. Thực trạng sử dụng năng lượng và ñề xuất các giải pháp SXSH ..................58
4.5.2. Thực trạng sử dụng bao bì, hóa chất và ñề xuất............................................68
4.5.3. Thực trạng quản lý chất thải và ñề xuất........................................................72
4.5.4. Lựa chọn và ñánh giá các giải pháp SXSH...................................................79
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................85
5.1. Kết luận ..........................................................................................................85
5.2. Kiến nghị........................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................87
PHỤ LỤC..............................................................................................................90

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD5

:

Nhu cầu oxy sinh hóa trong 5 ngày

COD

:

Nhu cầu oxy hóa học

TSS

:

Tổng chất rắn lơ lửng

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam

SXSH


:

Sản xuất sạch hơn

TKNL

:

Tiết kiệm năng lượng

BTNMT

:

Bộ Tài nguyên môi trường

PE

:

Polyetylen

TP

:

Thành phẩm

BTP


:

Bán thánh phẩm

TPC

:

Tổng tạp khuẩn

QTSX

:

Quy trình sản xuất

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Tỉ lệ % trọng lượng của một số loài thủy sản [27]....................................6

Bảng 2.2. Tải lượng ô nhiễm một số chỉ tiêu trong nước thải thủy sản [ 23 ] ...........9
Bảng 2.3. Chi phí cho xử lý nước thải trong chế biến thủy sản [ 23 ] .....................10
Bảng 2.4. Công suất tiêu thụ ñiện của các thiết bị cấp ñông [11] ...........................12
Bảng 2.5. Nguồn và thành phần khí thải trong chế biến thủy sản [27]....................13
Bảng 2.6. Mục tiêu và hiện trạng triển khai SXSH ở Việt Nam .............................21
Bảng 2.7. Hiệu quả của áp dụng SXSH tại một số doanh nghiệp ...........................26
Bảng 3.1. ðặc ñiểm, vị trí lấy mẫu ñánh giá hiện trạng môi trường .......................31
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích ..................................................33
Bảng 4.1. ðịnh mức nguyên liệu và phế thải cho 1 tấn sản phẩm...........................40
Bảng 4.2. Chi phí hóa chất và nguyên liệu ñầu vào cho 1 tấn sản phẩm .................41
Bảng 4.3. Nguyên liệu, bao bì, hóa chất sử dụng 6 tháng ñầu năm 2012 ................42
Bảng 4.4. Kết quả ño ñạc, phân tích chất lượng không khí....................................43
Bảng 4.5. Kết quả phân tích chất lượng nước trước và sau hệ thống xử lý .............50
Bảng 4.6. Chi phí ñể xử lý 1m3 nước thải tại nhà máy ...........................................53
Bảng 4.7. Thành phần chất thải rắn thông thường trung bình/tháng .......................55
Bảng 4.8. Thống kê chất thải Nguy hại tại Công ty................................................55
Bảng 4.9. Thống kê sử dụng nước 6 tháng ñầu năm 2012 ......................................57
Bảng 4.10. Phân tích chi phí thay thế bóng ñèn .....................................................60
Bảng 4.11. Phân tích hiệu quả giải pháp SXSH ñối với Nồi hơi.............................64
Bảng 4.12. Thành phần của rác sau khi ñược phân loại..........................................72
Bảng 4.13. Chi phí xử lý cho 1m3 nước thải sau cải tiến ........................................77
Bảng 4.14. Tổng kết tính khả thi của các giải pháp SXSH .....................................80

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi


DANH MỤC HÌNH
STT


Tên hình

Trang

Hình 2.1. Nhu cầu sử dụng nước trong chế biến thủy sản [ 27 ] ...............................8
Hình 2.2. Phát sinh nước thải từ các công ñoạn trong chế biến Thủy sản [27]..........8
Hình 2.3. Nhu cầu sử dụng ñiện trong nhà máy thủy sản [27] ................................11
Hình 2.4. Lợi ích kinh tế giữa sản xuất sạch và xử lý cuối ñường ống ...................17
Hình 2.5. Sơ ñồ quy trình DESIRE ñánh giá sản xuất sạch hơn [12]......................20
Hình 3.1. Vị trí lấy mẫu chất lượng môi trường khí và môi trường nước................32
Hình 4.1. Sơ ñồ tổ chức công ty.............................................................................35
Hình 4.2. Tổng quát quy trình chế biến cá hồi .......................................................37
Hình 4.3. Cân bằng vật chất và năng lượng cho 1 tấn sản phẩm.............................39
Hình 4.4. Chất lượng môi trường không khí – bụi PM10 .......................................45
Hình 4.5. Chất lượng môi trường không khí – Tiếng ồn.........................................45
Hình 4.6. Chất lượng môi trường không khí – Nồng ñộ CO..................................46
Hình 4.7. Chất lượng môi trường không khí – Nồng ñộ NOx ...............................46
Hình 4.8. Chất lượng môi trường không khí – Nồng ñộ SO2 ................................47
Hình 4.9. Quy trình xử lý nước thải .......................................................................48
Hình 4.10. Chất lượng nước – Chỉ tiêu BOD5, COD..............................................51
Hình 4.11. Chất lượng nước – Chỉ tiêu TSS, NH4+ ................................................51
Hình 4.12. Hiệu suất của các công ñoạn xử lý nước thải........................................52
Hình 4.13. Hoạt ñộng quản lý rác thải tại Công ty .................................................54
Hình 4.14. Tỷ lệ sử dụng ñiện của các thiết bị trong tháng.....................................56
Hình 4.15. Kiểm tra ñộ sáng trong phòng sản xuất ................................................59
Hình 4.16. Sử dụng băng chuyền và tủ ñông tiếp xúc trong cấp ñông SP...............59
Hình 4.17. Kiểm tra ñộ sáng khi thực hiện tắt các thiết bị ñiện ..............................61
Hình 4.18. Nguyên liệu than trước và sau khi thay thế...........................................63
Hình 4.19. Hệ thống tuần hoàn nước nồi hơi trước và sau áp dụng SXSH ............63

Hình 4.20. Nhu cầu sử dụng nước trong ngày........................................................65
Hình 4.21. Sơ ñồ cung cấp nước và nguồn phát sinh nước thải tại công ty.............66
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii


Hình 4.22. Thay thế két cho thùng tạm ñóng BTP .................................................69
Hình 4.23. SXSH trong sử dụng PE.......................................................................71
Hình 4.24. Quá trình phân loại chất thải rắn..........................................................73
Hình 4.25. Quy trình công nghệ xử lý nước thải ñề nghị cải tiến ...........................78

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii


1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Trong những thập kỷ qua, quá trình công nghiệp hóa và ñô thị hóa ngày càng
gia tăng nhanh, ñặc biệt ở các nước ñang phát triển. ðiều này ñã làm tăng nhu cầu
khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, dẫn ñến nảy sinh các vần ñề môi
trường không chỉ mang tính khu vực mà còn tác ñộng ñến môi trường toàn cầu.
Phát sinh chất thải là một vấn ñề không thể tránh khỏi trong bất kỳ quá trình
sản xuất công nghiệp nào. Mức ñộ phát thải về lượng cũng như mức ñộ gây ô nhiễm
môi trường của mỗi quá trình sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình ñộ
khoa học kỹ thuật, lĩnh vực sản xuất, nguyên liệu thô, trình ñộ quản lý, thiết bị và
khả năng tái sử dụng chất thải. Lịch sử phát triển trong những năm qua cho thấy các
cách tiếp cận ứng phó với các vấn ñề ô nhiễm môi trường ñược hình thành qua các
giai ñoạn khác nhau, từ pha loãng vào những thập kỷ 60 – 70, xử lý cuối ñường ống

vào những năm 70 – 80 và tiếp theo là ngăn ngừa, giảm thiểu từ những năm 1988
trở lại ñây.
Các công nghệ kiểm soát ô nhiễm ñược triển khai ở các nhà máy thực tế làm
tăng chi phí sản xuất và các doanh nghiệp coi như ñó là một khoản ñầu tư không
sinh lời, không có thời gian hoàn vốn. Hơn nữa các giải pháp trong xử lý chất thải là
hình thức chuyển trạng thái ô nhiễm từ dạng này sang dạng khác sao cho giảm về
lượng cũng như mức ñộ ô nhiễm và ñộc hại tại khu vực của dự án mà chưa mang lại
hiệu quả về mặt môi trường nói chung. Do vậy, chi phí quản lý chất thải ngày càng
tăng nhưng ô nhiễm ngày càng nặng. Các ngành công nghiệp phải chịu hậu quả
nặng nề về mặt kinh tế và mất uy tín trên thị trường. ðể thoát khỏi sự bế tắc này,
cộng ñồng công nghiệp càng ngày càng trở nên nghiêm túc hơn trong việc xem xét
cách tiếp cận Sản xuất sạch hơn.
Việc áp dụng Sản xuất sạch hơn (SXSH) không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho
doanh nghiệp thông qua việc giảm thiểu sự tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu hoặc
phòng ngừa và giảm thiểu rác thải, giảm chi phí cho công tác xử lý cuối ñường ống mà
còn là một chiến lược trong công tác bảo vệ môi trường mang tính toàn cầu hiện nay.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1


Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Trung sơn Hưng Yên là một trong 35
Doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu xuất khẩu các mặt hàng thủy sản lớn nhất cả
nước trong thời gian qua. Chính vì các lợi ích mà SXSH mang lại nên việc nghiên
cứu áp dụng SXSH vào một doanh nghiệp có tích chất ñặc thù về chế biến thủy sản
tại Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Trung sơn Hưng Yên là hết sức cần thiết.
Do ñó, tác giả ñã tiến hành nghiên cứu ñề tài: “ðánh giá thực trạng và ñề xuất các
giải pháp sản xuất sạch hơn tại Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Trung
Sơn Hưng Yên”.

1.2. Mục tiêu và ý nghĩa khoa học của ñề tài
1.2.1. Mục tiêu của ñề tài
ðánh giá hiện trạng quy trình, công nghệ sản xuất và phát sinh chất thải, ñề
xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả
kinh tế và chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Trung
sơn Hưng Yên.
1.2.2. Ý nghĩa Khoa học của ñề tài
ðề tài bổ sung cơ sở khoa học và kết quả nghiên cứu ñể Công ty Cổ phần
Thực phẩm Xuất khẩu Trung sơn Hưng Yên thực hiện việc áp dụng các giải pháp
sản xuất sạch hơn trong chế biến thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả ñầu tư, hạn chế ô
nhiễm môi trường.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2


2. TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến thủy sản
2.1.1. Tiềm năng và vai trò của ngành thủy sản
2.1.1.1. Tiềm năng và vai trò của ngành thủy sản trên Thế giới
Công nghiệp chế biến thủy sản có vai trò hết sức quan trọng ñối với kinh tế,
xã hội của mỗi quốc gia. Con người sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thủy sản
như là một nguồn thực phẩm chính cung cấp protein cho quá trình tồn tại và phát
triển. Theo báo cáo UNEP, trong những thập niên gần ñây cho thấy nhu cầu thủy
sản bình quân theo ñầu người trong năm ñã tăng từ 11,5 kg vào năm 1970 ñến 14,8
kg vào 1990 và ñạt 17,4 kg vào năm 2007. Tại Trung quốc, năm 1970 nhu cầu các
sản phẩm thủy sản hàng năm thấp hơn 5kg mỗi người và ñã tăng lên 26 kg vào năm
2007 với tổng số dân gần 1.3 tỷ người. Các sản phẩm thủy sản ñóng góp 54 % tổng
lượng Protein ñầu vào của mỗi người tại các quốc gia châu á [27].

Nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng nâng cao do tốc ñộ gia tăng
dân số không ngừng ñã và ñang là gánh nặng ñối với việc cung ứng lương thực,
thực phẩm trong ñó có ngành chế biến thủy sản. Theo dự báo, dân số thế giới sẽ
tăng lên 36% trong giai ñoạn 2000 ñến 2030, từ 6,1 triệu người lên 8,3 triệu người.
Theo ñó thì ước tính tổng nhu cầu các sản phẩm thủy sản sẽ phải ñạt 183 triệu tấn
vào năm 2030 ñể ñáp ứng ñầy ñủ nhu cầu của con người, tuy nhiên sản lượng thực
tế có thể ñạt ñược chỉ là 150 ñến 160 triệu tấn, trong ñó sản lượng ñánh bắt ñạt 80 –
100 triệu tấn mỗi năm và ít có khả năng tăng lên do nhu cầu phát triển bền vững
hiện nay. ðiều này ñang làm xuất hiện lỗ hổng lớn giữa thị trường cung và cầu
trong ngành công nghiệp thủy sản.[27]
Khoảng cách về tổng lượng thủy sản xuất khẩu của nhóm các quốc gia phát
triển và ñang phát triển ngày càng thu hẹp dần. Nhóm các quốc gia ñang phát triển
ñã nâng tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu từ 2,55 triệu tấn năm 1976 lên 13,31
triệu tấn năm 2000 và liên tiếp tăng trong những năm gần ñây.
Nhu cầu lương thực tăng cao trong khi ñó nguồn cung cấp trong nước thì
không ñáp ứng ñầy ñủ buộc các quốc gia phải nhập khẩu các sản phẩm thủy sản từ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3


nhiều nước khác nhau trên thế giới. Thống kê năm 2009 của FAO cho thấy nhóm
các quốc gia Châu Âu nhập khẩu thủy sản chiếm 31 % tổng lượng nhập khẩu của
toàn thế giới tiếp sau ñó là Nhật Bản 14%, Trung quốc 12%, …
Với ñặc trưng là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, tình hình ñánh bắt và nuôi
trồng thủy sản từ năm 2000 không có nhiều ñột biến nhưng có tốc ñộ phát triển khá
ổn ñịnh. Tổng sản lượng thủy hải sản trên thế giới bình quân tăng 1,4%/năm. Cơ
cấu nguồn cung dịch chuyển theo hướng tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng và giữ
ổn ñịnh nguồn khai thác tự nhiên. Nguyên nhân do thủy sản ñánh bắt ngày càng cạn

kiệt và sự cải tiến kỹ thuật cho phép gia tăng năng suất nuôi trồng. Năm 2009, mảng
nuôi trồng thủy sản ñóng góp 37% tổng sản lượng, tăng ñều từ mức 26% năm 2000.
Khu vực Châu Á chiếm ưu thế, cung cấp trên 60% lượng thủy sản hàng năm. Trong
ñó, Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, chiếm 35% sản
lượng thủy sản toàn cầu và 69% sản lượng nuôi trồng thế giới năm 2009. [27]
2.1.1.2. Tiềm năng và vai trò của ngành thủy sản ở Việt nam
Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm khu vực ðông Nam Á, với 3.260 km bờ
biển, 12 ñầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, lạch, hàng ngàn ñảo lớn nhỏ ven
biển. Trong nội ñịa hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và các hồ thủy lợi,
thủy ñiện, ñã tạo cho nước ta có tiềm năng lớn về mặt nước với khoảng 1.700.000
ha trong ñó có 811.700 ha mặt nước ngọt, 635.400 ha mặt nước lợ cửa sông ven
biển và 125.700 ha eo vịnh có khả năng phát triển, chưa kể mặt nước các sông và
khoảng 300.000 - 400.000 ha, eo, vịnh, ñầm phá ven biển có thể sử dụng vào nuôi
trồng thủy sản chưa ñược quy hoạch.
Theo những ñánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển
khoảng 4,2 triệu tấn, trong ñó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm,
bao gồm 850 nghìn cá ñáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi ñại
dương. Hàng năm có thể cho phép khai thác tối ña 1.670 triệu tấn; cùng với cá
biển, nguồn lợi tôm biển có trữ lượng 58 ngàn tấn, cho khả năng khai thác tối ña
29 ngàn tấn; với mực các loại, số tương ứng là 123 ngàn tấn và 50 ngàn tấn. ðặc
ñiểm cơ bản của nghề cá biển Việt Nam là nghề cá ña loài, phân tán, phù hợp với
nghề cá truyền thống.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4


Ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản ngày một phát triển cả về công suất và
công nghệ chế biến, tạo thế chủ ñộng hơn về thị trường, nâng cao hiệu quả chế biến

xuất khẩu thuỷ sản, ñến nay ñã có 153 ñơn vị xuất khẩu ñi EU, gần 300 ñơn vị áp
dụng HACCP ñủ ñiều kiện xuất khẩu Mỹ và các thị trường lớn khác. Chính thành
công ñó ñã tạo niềm tin ñể hình thành một sự ñổi mới lớn trong hầu hết các cơ sở
chế biến thuỷ sản. Một số ñơn vị ñược cơ quan kiểm tra chất lượng hải sản của Hoa
Kỳ cấp chứng chỉ HACCP, tạo ñiều kiện ñể sản phẩm của các ñơn vị này trực tiếp
ñi vào hệ thống các siêu thị, nhà hàng của các tập ñoàn lớn của Mỹ như Cotsco,
Sysco [7].
Tại Việt Nam, ngành thuỷ sản tạo việc làm ổn ñịnh cho hơn 3.4 triệu người,
trong ñó có 102.000 người làm việc trong chế biến thủy sản. Các nguyên liệu, sản
phẩm thủy sản chế biến chủ yếu là ñến từ các tỉnh phía Nam Việt Nam chiếm 70%
tổng giá trị xuất khẩu, khu vực phía bắc và miền trung 10% và 20% tương ứng.
Khoảng 60% nhà máy ñược ñặt tại các tỉnh phía nam, chủ yếu ở khu vực ven biển.
Trong ñó xuất khẩu thủy sản của Thành phố Hồ Chí Minh ñạt giá trị 239 triệu USD,
sau ñó là Cà Mau có giá trị xuất khẩu là hơn 300 triệu USD [ 21 ].
2.1.2. Các vấn ñề môi trường trong chế biến thủy sản
2.1.2.1. Vấn ñề phát sinh chất thải:
Theo thống kê chưa ñầy ñủ, năm 2008 nước ta có hơn 300 cơ sở chế biến
thuỷ sản, và khoảng 220 nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm ñông lạnh phục vụ
xuất khẩu có tổng công suất 200 tấn/ngày.
Theo báo cáo “ðánh giá tác ñộng môi trường trong lĩnh vực thuỷ sản năm
2002” thì tác ñộng gây hại cho môi trường ñược xác ñịnh, tổng lượng chất thải rắn
(ñầu, xương, da, vây, vẩy...) ước tính khoảng 200.000 tấn /năm, ñặc ñiểm của loại
chất thải này là dễ lên men thối rữa, vì phần lớn chúng ñược hợp thành từ các vật
thể sống nên phân huỷ rất nhanh dưới ñiều kiện thời tiết nóng ẩm (nhiệt ñộ thường
vào khoảng 27oC và ñộ ẩm khoảng 80%). Việc phân huỷ các chất thải này tuy
không ñộc nhưng cũng tạo ra sự thay ñổi lớn cho chất lượng môi trường sống của
những người lao ñộng tại các cơ sở chế biến thuỷ sản nông nghiệp cũng như dân cư
sống ở vùng phụ cận.[11]

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


5


Số liệu ñiều tra năm 2002 cho thấy, cứ sản xuất 1 tấn tôm nõn ñông lạnh xuất
xưởng sẽ thải ra môi trường 0,75 tấn phế thải (ñầu, vỏ, nội tạng), cá filet ñông lạnh
0,6 tấn, nhuyễn thể chân ñầu 0,45 tấn, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ ñông lạnh >4 tấn,
riêng ñối với chế biến nước mắm bã chượp ước tính khoảng 0,3 tấn/1 tấn sản phẩm.
Tỷ lệ chất thải trung bình cho 1 tấn sản phẩm ở các nhà máy rất khác nhau, dao
ñộng từ 0,07 – 1,05 tấn cho sản phẩm vì nó phụ thuộc vào mặt hàng chính của mỗi
xí nghiệp. Lượng chất thải cũng phụ thuộc vào mùa vụ khai thác hải sản, chất lượng
nguyên liệu... kết hợp của 2 yếu tố này ñã gây hiện tượng lúc quá nhiều chất thải,
lúc lại rất ít và ñó cũng là khó khăn cho các nhà quản lý xí nghiệp khi muốn xây
dựng cho riêng mình một hệ thống xử lý chất thải có công suất phù hợp [ 19 ].
Bảng 2.1. Tỉ lệ % trọng lượng của một số loài thủy sản [27]

Loài

Tỷ lệ % của tổng trọng lượng
ðầu

Da và thịt

Xương

Vây

Nội tạng

tấn/m3


Cá trích ðại tây dương

12,5

62,2

6,5

1,5

15,0

0,91

Cá mòi

21,0

58,0

6,5

2,5

9,5

0,85

Cá thu ðại tây dương


22,5

52,0

8,0

1,0

19,5

0,96

Cá ngừ

18,0

64,0

8,0

2,0

8,0

-

Cá hồi

16,0


71,0

-

5,0

8,0

0,95

Lượng chất thải lỏng trong chế biến thuỷ sản ñược coi là quan trọng nhất, các
nhà máy chế biến ñông lạnh thường có lượng chất thải lớn hơn so với các cơ sở chế
biến hàng khô, nước mắm, ñồ hộp, bình quân khoảng 50.000 m3/ngày.
Mức ô nhiễm của nước thải từ các nhà máy chế biến tuỳ thuộc vào loại mặt
hàng chủ yếu mà nhà máy ñó sản xuất. Một số nhà máy chế biến surimi có các chỉ
số BOD5 lên tới 3.120mg/l, COD tới 4.890mg/l, nước thải từ chế biến Agar có chứa
các hoá chất như NaOH, H2SO4, Javen, Borax. Nếu loại nước thải này không ñược
xử lý mà trực tiếp thải ra môi trường có thể tác ñộng tiêu cực ñến chất lượng môi
trường và sức khỏe con người.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6


Nước thải từ các nhà máy chế biến thuỷ sản có các chỉ số ô nhiễm cao hơn
rất nhiều so với quy chuẩn nước thải công nghiệp loại B ñối với lĩnh vực chế biến
thủy sản (QCVN 11/2008/BTNMT như BOD5 vượt từ 10 –30 lần, COD từ 9-19 lần.
Nitơ tổng số từ xấp xỉ bằng quy chuẩn ñến cao hơn 9 lần). Mức ô nhiễm của nước

thải chế biến thuỷ sản về mặt vi sinh hiện vẫn chưa có số liệu thống kê, nhưng có
thể khẳng ñịnh là chỉ số vi sinh vật như Coliform sẽ vượt qua quy chuẩn cho phép
bởi vì các chất thải từ chế biến thuỷ sản phần lớn có hàm lượng protein, lipitd cao là
môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển ñặc biệt là trong ñiều kiện nóng ẩm như ở
Việt Nam.
Trong các nhà máy chế biến thuỷ sản ñông lạnh còn sử dụng hóa chất khử
trùng, chủ yếu là gốc clo dùng ñể làm vệ sinh nhà xưởng khi sử dụng sẽ sinh ra Cl2
tán phát vào không khí có thể gây hại về ñường hô hấp cho người lao ñộng, nước
thải có hàm lượng muối cao có thể hạn chế sự phát triển của một số loài sinh vật tại
vùng tiếp nhận.
ðối với các nhà máy chế biến nước mắm thì lượng khí phát tán vào khí
quyển chủ yếu là SO2, NO2, H2S. Ngoài những chất khí nêu ở trên, còn một số chất
gây mùi khó chịu, làm giảm chất lượng không khí cho môi sinh con người như các
loại chất phân huỷ từ chượp làm nước mắm cũng như từ các loại phế thải trong chế
biến thuỷ sản bị phân huỷ trong quá trình lưu giữ trong nhà máy như Amoniac,
Dimetylamin, Trimetylamin... với nồng ñộ khác nhau và cũng chủ yếu là từ các cơ
sở sản xuất nước mắm, nồng ñộ các chất này chưa ñược xác ñịnh [ 11 ].
2.1.2.2. Vấn ñề sử dụng nước và nước thải
ðặc trưng của ngành chế biến thủy sản là sử dụng một lượng nước rất lớn
trong các công ñoạn sản xuất. Nguồn nước có thể từ nước giếng bơm hoặc nguồn
nước máy từ mạng lưới nước cấp. Tùy theo yêu cầu sản phẩm, loại nguyên liệu, dây
chuyền công nghệ sản xuất, mức ñộ tự ñộng hóa, khả năng dễ làm vệ sinh của thiết
bị và kỹ năng của người vận hành,… mà lượng nước sử dụng sẽ khác nhau.
Mức tiêu thụ nước tại các nhà máy chế biến thủy sản dao ñộng trong khoảng
từ 4,3 – 93,8 m3/tấn nguyên liệu hoặc 25 – 267 m3/tấn thành phẩm, mức tiêu thụ tối
ưu trung bình khoảng 30m3/tấn thành phẩm [ 11 ]. Tuy nhiên, trên thực tế ít có

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7



doanh nghiệp nào ñạt ñến mức tiêu thụ tối ưu này, nguyên nhân do thiếu ý thức tiết
kiệm và chưa có sự kiểm soát cho các hoạt ñộng sử dụng nước trong nhà máy.

1%

9%
Chế biến, làm lạnh
Rửa dụng cụ

16%

Khử trùng, Vệ sinh

59%

Rã ñông

6%

Lấy nội tạng
9%

Nấu chín

Hình 2.1. Nhu cầu sử dụng nước trong chế biến thủy sản [ 27 ]
Trong dây chuyền sản xuất, việc tính toán và ñưa ra các phương án ñể sử
dụng nước hiệu quả trong các nhà máy chế biến thủy sản ñang ñược quan tâm.
Trong ñó việc giảm tổng lượng nước sử dụng trong các công ñoạn ñồng nghĩa với

việc giảm thiểu ñược các chi phí như: tiền mua nước sạch, chi phí xử lý nước thải,
thuế và phí môi trường ... Nước thải phát sinh từ các công ñoạn chế biến khác nhau
ñược thống kê thông qua hình sau:

21%
34%

Chế biến, làm lạnh
Rửa dụng cụ

2%

Khử trùng, Vệ sinh
Rã ñông
Lấy nội tạng
Nấu chín

26%

7%
10%

Hình 2.2. Phát sinh nước thải từ các công ñoạn trong chế biến Thủy sản [27]

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8


Bảng 2.2. Tải lượng ô nhiễm một số chỉ tiêu trong nước thải thủy sản [ 23 ]

Nguyên liệu

Nhu cầu sử dụng nước

BOD

TSS

Dầu mỡ

(m /tấn SP)

(kg/tấn SP)

(kg/tấn SP)

(kg/tấn SP)

9 – 19

18 - 29

1.2 - 23

0.2 - 7.4

Cá ñáy (dòng khô)

12,5-139


1.3 - 8

1- 22.5

-

Cá ñáy (dòng ướt)

38,4-154,2

15 - 20

7 - 34

-

5

22

21

-

Tôm

73,4

8


5

-

Cua

1,5 – 5

4 - 92.0

13 - 73

-

3

Cá hồi

Cá mòi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9


Bảng 2.3. Chi phí cho xử lý nước thải trong chế biến thủy sản [ 23 ]
Tên loài và công nghệ chế biến

Thời vụ
(ngày)


m3/ngày

Phương pháp

Chi phí hằng năm (1)
VNð

Sàng lọc
Cá tầng ñáy thông thường

200

Cá tầng ñáy ngoài khu vực Alaska

200

Chế biến Sò thủ công

200

Chế biến Cua truyền thống

160

Chế biến Cua cơ khí hóa

160

Tôm ñóng hộp


210

170 Tuyển nổi
Hiếu khí kéo dài
Hồ làm thoáng
Sàng lọc
Tuyển nổi
327
Hiếu khí kéo dài
Hồ làm thoáng
Sàng lọc
109 Tuyển nổi
Hiếu khí kéo dài
Sàng lọc
3 Tuyển nổi
Hiếu khí kéo dài
Sàng lọc
223 Tuyển nổi
Hiếu khí kéo dài
Sàng lọc
Tuyển nổi
984
Hiếu khí kéo dài
Hồ làm thoáng

VNð/m3

Kết quả sau xử lý mg/l
TSS Dầu mỡ ñộng vật

BOD5
(mg/l) (mg/l)
(mg/l)

84.000.000

243.799

417

214

48

378.000.000
714.000.000
504.000.000
105.000.000
504.000.000
861.000.000
651.000.000
84.000.000
315.000.000
588.000.000
42.000.000
147.000.000
231.000.000
84.000.000
378.000.000


1.086.015
2.050.131
1.446.174
177.308
853.298
1.457.255
1.141.424
382.321
1.440.633
2.692.875
8.244.854
28.856.992
45.900.791
238.258

209
60
80
1.346
336
60
80
360
252
60
4.907
2.454
368
612


21
60
200
807
81
60
200
283
85
60
1.137
113
60
315

5
5
5
283
28
14
14
18
5
5
377
36
6
151


1.058.311

306

32

15

756.000.000
189.000.000
819.000.000
1.512.000.000
1.050.000.000

2.122.163
88.654
393.403
731.398
509.762

60
1.123
786
118
157

60
920
276
60

200

5
260
40
60
20

Ghi chú:
- Cá ñáy: cá bơn, cá rô biển, cá tuyết chấm ñen, cá da trơn biển
- (1)Tổng chi phí hàng năm bao gồm chi phí vốn 8%, khấu hao 10%, bảo trì và năng lượng tiêu hao
- Chi phí ñược xác ñịnh theo từng phương pháp xử lý

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10


2.1.2.3. Tiêu thụ năng lượng
Ngành công nghiệp chế biến thủy sản tiêu thụ một lượng lớn năng lượng như
ñiện, than. Hầu hết năng lượng ñược sử dụng cho các thiết bị: máy nén làm lạnh,
kho lạnh, làm ñá, máy bơm nước, lò hơi vv. ..
ða phần môi trường nhiệt ñộ tại các phòng chế biến trong nhà máy chế biến
thủy sản thường là từ 16o C – 18o C nhằm kiểm soát ñược các vấn ñề vi sinh vật
phát triển, ñảm bảo chất lượng sản phẩm. Cường ñộ chiếu sáng trong phòng chế
biến ñạt 450 lux… do ñó nhu cầu sử dụng ñiện là rất cao [UNEP, 1999]. Các nhu
cầu năng lượng ñiện cho các thiết bị kiểm soát nước cấp, nước thải như Bơm, hệ
thống van cho hệ thống nước sạch và nước thải. Mức tiêu thụ năng lượng phụ thuộc
vào các yếu tố khác nhau như quy mô của nhà máy, mức ñộ tự ñộng hóa và ña dạng
của các sản phẩm (UNEP, 2000).


Nhu cầu sử dụng ñiện tại nhà máy thủy sản

9%
4%

4%

32%

2%
6%

Thiết bị ñông lạnh
Thiết bị sản xuất ñá
Kho lạnh
Sản xuất nước lạnh
Bơm
ðiều hoà không khí

21%
22%

Chiếu sáng
Khác

Hình 2.3. Nhu cầu sử dụng ñiện trong nhà máy thủy sản [27]
Lượng ñiện tiêu thụ của ngành phụ thuộc vào các yếu tố: qui trình chế biến,
tuổi thọ của thiết bị, hoạt ñộng bảo trì, mức ñộ tự ñộng hóa, yêu cầu các loại sản
phẩm ñang ñược sản xuất và sự quản lý của mỗi nhà máy. Mức tiêu thụ ñiện trung

bình cho các hoạt ñộng sản xuất trong các nhà máy chế biến thuỷ sản dao ñộng từ
57 – 2.129 kwh/tấn nguyên liệu và 324 – 4.412 kwh/tấn sản phẩm [ 11 ].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11


Mức tiêu thụ ñiện trung bình tính riêng cho các thiết bị cấp ñông cụ thể như sau:
Bảng 2.4. Công suất tiêu thụ ñiện của các thiết bị cấp ñông [11]
Hạng mục

ðơn vị tính

Mức tiêu thụ trung bình

ðông tiếp xúc

Kwh/TSP

180 – 200

ðông gió

Kwh/TSP

220 – 250

ðông IQF


Kwh/TSP

300 – 350

ðá (ñá tấm, ñá vẩy, ñá cây)

Kwh/TSP

60 - 70

Các thiết bị cấp ñông ñược sử dụng ñể cấp ñông bán thành phẩm và thành
phẩm sau chế biến. Nhiệt ñộ sản phẩm và bán thành phẩm sau khi cấp ñông ñạt 16oC ñến -18oC trước khi ñưa vào kho lạnh bảo quản. Sản lượng cấp ñông bằng tủ
ñông tiếp xúc và ñông gió thấp hơn hệ thống băng chuyền IQF, tuy nhiên công suất
sử dụng ñiện của hệ thống ñông IQF lại lớn hơn. Do ñó trong quá trình bố trí sản
xuất, việc sử dụng IQF hay ñông tiếp xúc, ñông gió phụ thuộc vào loại sản phẩm và
công suất cấp ñông các sản phẩm ñể ñạt hiệu quả cao nhất về hệ số sử dụng ñiện.
2.1.2.4. Ô nhiễm không khí
Các nguồn ô nhiễm không khí trong ngành công nghiệp thủy sản chủ yếu là
từ các công ñoạn chế biến, bảo quản nguyên liệu, kho phế liệu và nguồn ñốt như lò
hơi và máy phát ñiện ñối với nguồn ñiện. Ngoài ra một phần khí thải cũng phát sinh
từ hệ thống có sử dụng gas như nướng, luộc, hấp…
Khí thải của lò hơi ñốt than chủ yếu mang theo bụi, CO2, CO, SO2 , SO3 và
NOx do thành phần các chất có trong than kết hợp với ôxy trong quá trình cháy tạo
nên. Lượng bụi trong khí thải có kích thước hạt và nồng ñộ dao ñộng trong khoảng
rộng và phụ thuộc nhiều vào thời ñiểm “chọc ghi” và thêm than vào lò. Hàm lượng
lưu huỳnh trong than khoảng 0,5% nên trong khí thải có SO2 với nồng ñộ khoảng
1.333 mg/m3. Lượng khí thải phụ thuộc vào mỗi loại than, với than An-tra-xít
Quảng Ninh lượng khí thải khi ñốt 1 kg than là:Vo20 ≈ 7,5 m3/kg.[17]

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


12


Bảng 2.5. Nguồn và thành phần khí thải trong chế biến thủy sản [27]
Nguồn phát thải
Nấu chín
Chiên, sấy khô
Hấp và thanh trùng

Loại khí thải
Hợp chất hơi hữu cơ (VOC)
VOC, bụi (PM10)
VOC,CO, NOx,SO2,CO2

ðông lạnh

NH3

Tẩy, rửa vệ sinh

CL2

2.1.3. Các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường trong chế biến thủy sản
2.1.3.1. Biện pháp kỹ thuật
Thải bỏ trực tiếp: là phương pháp cổ ñiển nhất mang tính thụ ñộng. Tuy
nhiên hiện nay giải pháp này vẫn còn tồn tại ở nhiều ñịa phương, làng nghề … hoặc
ñược các cơ sở doanh nghiệp lẫn trốn cơ quan chức năng ñể xả thải trực tiếp ñể
giảm chi phí cho công tác xử lý môi trường.
Xử lý cuối ñường ống: ñược tiến hành sau khi các chất ô nhiễm ñã ñược phát

sinh nên cũng mang tính thu ñộng và ñối phó. Các công nghệ kiểm soát cuối ñường
ống bao gồm việc sử dụng hàng loạt các kỹ thuật và các hoá chất ñể xử lý chất thải,
các nguồn phát thải khí thải và chất lỏng. Nhìn chung, các công nghệ này không
làm giảm lượng chất thải phát sinh mà chỉ làm giảm ñộ ñộc hại và thực tế là chỉ
trung chuyển ô nhiễm từ dạng này sang một dạng khác.
Tái sinh và tái sử dụng: mang tính chủ ñộng nhằm biến ñổi các chất thải ở
bên ngoài quá trình sản xuất thành các dạng vật chất hoặc năng lượng có thể ñưa trở
lại quá trình sản xuất hoặc sử dụng lại. Tuy nhiên giải pháp này ít có tính khả thi về
mặt kinh tế lẫn kỹ thuật do không có thị trường tiêu thụ chất thải tái sinh. Hoặc bản
thân quá trình tái sinh có thể ñe doạ ñến sức khoẻ của người lao ñộng hay tạo ra ô
nhiễm thứ cấp cho môi trường.
Sản xuất sạch hơn (SXSH): là biện pháp chủ ñộng, “biết trước và phòng
ngừa” nghĩa là các vấn ñề về môi trường phải ñược giải quyết trước khi chúng có

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13


thể phát sinh. SXSH làm giảm mức ñộ ô nhiễm và rủi ro môi trường ñồng thời cón
mang lại lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp bằng cách sử dụng hiệu quả nguồn
nguyên vật liệu và tối ưu hoá quá trình sản xuất. SXSH có vai trò ñặc biệt quan
trọng tại các nước ñang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển ñổi vì tại các
nước này việc tiêu thụ nguyên vật liệu và năng lượng tại các xí nghiệp còn ở mức
tương ñối cao.
2.1.3.2. Các công cụ kinh tế
Thuế và phí môi trường: là các nguồn thu ngân sách do các cá nhân và tổ
chức sử dụng môi trường ñóng góp. Tuỳ vào ñối tượng ñánh thuế và phí có thể có
các loại như sau:
+ Lệ phí nước thải: ñược ban hành và triển khai trên cơ sở nghị ñịnh

67/2003Nð – CP do thủ tướng chính phủ ký ngày 13/6/2003 về thu phí bảo vệ môi
trường ñối với nước thải. Ngày 22 tháng 03 năm 2010 Thủ tướng chính phủ ñã ban
hành nghị ñịnh số 26/2010/Nð-CP về sửa ñổi bổ sung một số ñiều của nghị ñịnh số
67/2003 Nð-CP.
+ Thuế và phí khí thải: hiện nay chúng ta chưa có quy ñịnh nào dành riêng
cho lĩnh vực thu khí này. Tuy nhiên nước ta cũng ñã có nghị ñịnh 57/2002/Nð – CP
quy ñịnh thu phí bảo vệ môi trường ñối với xăng dầu, khí thải từ việc sử dụng than
ñá và các nhiên liệu ñốt và tiếng ồn sân bay và nghị ñịnh 78/2000/Nð – CP ban
hành ngày 16/12/2000 về phí xăng dầu. Nghị ñịnh thu phí ñối với khí thải ở Việt
Nam ñang trong quá trình dự thảo và chưa có hiệu lực.
+ Lệ phí hành chính: ñóng góp tài chính cho việc cấp giấy phép, giám sát và
quản lý hành chính ñối với môi trường.
+ Thuế tài nguyên: ngày 25/11/2009 tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII ñã
thông qua Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12. Luật thuế tài nguyên ra ñời ñánh
dấu bước chuyển biến tích cực trong hoạt ñộng sử dụng và bảo vệ môi trường. Luật
thuế tài nguyên quy ñịnh về ñối tượng chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế,
kê khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế tài nguyên. ðánh vào 09 nhóm ñối
tượng chịu thuế tài nguyên là khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim loại; dầu
thô; khí thiên nhiên, khí than; Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ ñộng vật; Hải sản tự

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14


nhiên, bao gồm ñộng vật và thực vật biển; Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và
nước dưới ñất; Yến xào thiên nhiên và Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc
hội quy ñịnh. Luật thuế tài nguyên quy ñịnh khá ñầy ñủ căn cứ tính thuế, thuế suất
và biểu thuế tài nguyên và quy trình kê khai, nộp thuế tài nguyên..
+ Chi phí dịch vụ môi trường khác: ñược hình thành trên cơ sở thoả thuận

của cơ chế thị trường cung và cầu về dịch vụ môi trường, những vấn ñề bức bách
cần phải giải quyết có tính chất cộng ñồng hay cục bộ ñịa phương, ví dụ: phí dịch
vụ tư vấn môi trường, xử lý chất thải theo hợp ñồng thoả thuận, thu mua phế thải có
khả năng tái chế, tái sử dụng.
Hạn ngạch phát thải có thể mua bán ñược: Trong ñiều kiện ñảm bảo tổng
nguồn chất thải trong khu vực không thay ñổi, các xí nghiệp có thể trao ñổi mua bán
hạn ngạch phát thải mà không làm gia tăng ô nhiễm. Nhờ vậy, chất lượng môi
trường ñược ñảm bảo nhưng chi phí xã hội của các nhà sản xuất ñược ñảm bảo.
Trợ cấp môi trường: bao gồm các dạng sau:
Trợ cấp không hoàn lại.
Các khoản cho vay ưu ñãi
Cho phép khấu hao nhanh
Ưu ñãi thuế
ðây là biện pháp tạm thời, nếu vận dụng không thích hợp hoặc kéo dài có thể
không hiệu quả kinh tế vì trợ cấp ñi ngược lại với nguyên tắc người gây ô nhiễm
phải trả tiền
Ký quỹ môi trường: các doanh nghiệp trước khi ñầu tư phải ñặt cọc tại ngân
hàng một khoảng tiền lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí ñể khắc phục môi trừng nếu
doanh nghiệp gây ô nhiễm. Loại công cụ này ñã có thông tư liên tịch số
126/1999/TTLT – BTC – BCN – BKHCNMT ngày 22/10/1999 về “hướng dẫn việc
ký quỹ ñể phụ hồi môi trường trong khai thác khoáng sản”.
Nhãn sinh thái: cấp cho các sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường trong
quá trình sản xuất và sử dụng. ðây là loại công cụ kinh tế rất có ý nghĩa cho người
tiêu dùng và hình ảnh doanh nghiệp. Có nhiều loại nhãn sinh thái như: nhãn xanh,
ecomark … do một cơ quan môi trường quốc gia cấp và thu hồi.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15



×