Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Điều tra bệnh hại giống lạc l14 và biện pháp phòng trừ bệnh vụ xuân năm 2012 tại huyện thường tín, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.78 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------

HOÀNG TĂNG THẾ

ðIỀU TRA BỆNH HẠI GIỐNG LẠC L14
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH VỤ XUÂN
NĂM 2012 TẠI HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60.62.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN VIÊN

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng công trình này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng
ñược sử dụng cho một báo cáo luận văn nào và chưa ñược sử dụng bảo vệ học
vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho tôi thực hiện luận văn này
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn


Hoàng Tăng Thế

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i


LỜI CẢM ƠN
ðể thực hiện và hoàn thành tốt luận văn này trước hết tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Văn Viên ñã hướng dẫn, giúp ñỡ, dìu
dắt tận tình trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn các thày cô giáo, các cán bộ Viện ñào tạo Sau ñại học
và Bộ môn Bệnh cây – Nông dược, Khoa Nông học trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội ñã quan tâm và tạo ñiều kiện cho tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn tới sự giúp ñỡ của gia ñình, bạn bè và người thân luôn
bên cạnh ñộng viên giúp ñỡ tôi hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2012
Tác giả luận văn

Hoàng Tăng Thế

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan......................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................ii

Mục lục............................................................................................................iii
Danh mục bảng................................................................................................vi
Danh mục hình...............................................................................................viii
Danh mục viết tắt.............................................................................................ix
1.

MỞ ðẦU .......................................................................................... 1

1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI ..................................................... 1

1.2.

MỤC ðÍCH VÀ YÊU CẦU .............................................................. 3

1.2.1.

Mục ñích ........................................................................................... 3

1.2.2.

Yêu cầu ............................................................................................. 3

2.

TỔNG QUAN CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU............................... 4

2.1.


TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC ................................... 4

2.2.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC ................................ 22

3.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 33

3.1.

ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ......................................................... 33

3.2.

VẬT LIÊU ...................................................................................... 33

3.2.1.

Giống lạc ......................................................................................... 33

3.2.2.

Chế phẩm nấm ñối kháng ................................................................ 33

3.2.3.

Thuốc trừ nấm bệnh......................................................................... 33


3.2.4.

Nguyên liệu hóa chất ....................................................................... 34

3.2.5.

Môi trường nuôi cấy nấm ................................................................ 34

3.2.6.

Dụng cụ thí nghiệm ......................................................................... 34

3.3.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................ 35

3.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................... 35

3.4.1.

Phương pháp xác ñịnh thành phần nấm gây hại trên hạt giống lạc L14.......35

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii


3.4.2.


Phương pháp xác ñịnh thành phần nấm gây bệnh trên cây lạc
L14 vụ xuân 2012 tại huyện Thường Tín, Hà Nội............................ 36

3.4.3.

Phương pháp ñiều tra diễn biến bệnh nấm hại lạc trên ñồng
ruộng tại huyện Thường Tín, Hà Nội vụ xuân 2012......................... 36

3.4.4.

Nghiên cứu phòng trừ bệnh hại lạc bằng một số thuốc hóa học
và chế phẩm sinh học tại Thường Tín, Hà Nội vụ xuân 2012........... 37

3.5.

CÔNG THỨC TÍNH TOÁN ........................................................... 42

3.5.1.

Công thức tính tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh ............................................. 42

3.5.2.

Công thức tính hiệu lực phòng trừ bệnh (theo công thức Abbott): ......... 43

3.5.3.

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................... 44


3.6.

THỜI GIAN VÀ ðỊA ðIỂM NGHIÊN CỨU.................................. 44

4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 45

4.1.

KẾT QUẢ XÁC ðỊNH THÀNH PHẦN NẤM GÂY HẠI TRÊN
HẠT GIỐNG VÀ THÀNH PHẦN BỆNH TRÊN CÂY LẠC
GIỐNG L14 TẠI THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI VỤ XUÂN NĂM 2012 .......45

4.1.1.

Kết quả xác ñịnh thành phần nấm gây hại trên hạt giống lạc L14
tại thường Tín, Hà Nội..................................................................... 45

4.1.2.

Thành phần và mức ñộ nhiễm nấm hại lạc L14 trồng trong vụ
xuân năm 2012 tại Thường Tín, Hà Nội .......................................... 47

4.2.

KẾT QUẢ ðIỀU TRA DIỄN BIẾN NẤM HẠI LẠC TRÊN
ðỒNG RUỘNG TẠI HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI VỤ
XUÂN 2012 .................................................................................... 49


4.2.1.

Kết quả ñiều tra diễn biến bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kuhn)...... 49

4.2.2.

Kết quả ñiều tra diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc ñen (Aspergillus niger) .......51

4.2.3.

Kết quả ñiều tra diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng
(Sclerotium rolfsii Sacc) .................................................................. 52

4.2.4.

Kết quả ñiều tra diễn biến bệnh ñốm nâu (Cercospora
archidicola Hori), ñốm ñen (Phaeosariopsis personata) và bệnh
gỉ sắt (Puccinia arachidis Speg) hại cây lạc..................................... 55

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv


4.3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ðỘ
LUÂN CANH ðẾN MỘT SỐ BỆNH NẤM HẠI LẠC................... 58

4.3.1.


Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế ñộ luân canh ñến bệnh
lở cổ rễ hại lạc L14 tại Thường Tín, Hà Nội vụ xuân năm 2012 ...... 58

4.3.2.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế ñộ luân canh ñến bệnh héo rũ
gốc mốc ñen hại lạc L14 tại Thường Tín, Hà Nội vụ xuân năm 2012.........59

4.3.3

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế ñộ luân canh ñến bệnh
héo rũ gốc mốc trắng hại lạc L14 tại Thường Tín, Hà Nội vụ
xuân năm 2012 ................................................................................ 60

4.4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI HẠT
GIỐNG LẠC L14 BẰNG MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC VÀ CHẾ
PHẨM SINH HỌC............................................................................ 61

4.4.1.

Kết quả nghiên cứu phòng trừ bệnh nấm hại hạt giống lạc L14
bằng một số thuốc hóa học .............................................................. 61

4.4.2.

Kết quả nghiên cứu phòng trừ bệnh nấm hại lạc trên ñồng ruộng
bằng một số thuốc hóa học .............................................................. 63


4.4.3.

Nghiên cứu số lần phun thuốc Oxyclorua ñồng 30BTN và thuốc
Carbenzim 50WP ñến khả năng trừ bệnh ñốm nâu, ñốm ñen và
bệnh gỉ sắt hại lạc L14 vụ xuân 2012 tại Thường Tín, Hà Nội ......... 72

4.4.4.

Kết quả nghiên cứu phòng trừ một số bệnh chính hại lạc bằng
chế phẩm sinh học TRICÔ – ðHCT ................................................ 80

5.

KẾT LUẬN VÀ ðÊ NGHỊ............................................................ 83

5.1.

KẾT LUẬN ..................................................................................... 83

5.2.

ðỀ NGHỊ ........................................................................................ 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 87

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thành phần nấm gây hại trên hạt giống và thành phần bệnh trên
cây lạc giống L14 tại Thường Tín, Hà Nội vụ xuân 2012............... 45
Bảng 2: Thành phần và mức ñộ phổ biến bệnh nấm hại lạc trồng trong
vụ xuân 2012 tại Thường Tín, Hà Nội............................................ 48
Bảng 3: Diễn biến bệnh lở cổ rễ trên giống lạc L14 trồng vụ xuân 2012
tại Thường Tín, Hà Nội.................................................................. 49
Bảng 4: Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc ñen trên giống lạc L14 trồng vụ
xuân 2012 tại Thường Tín, Hà Nội................................................. 51
Bảng 5: Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên giống lạc L14 trồng
vụ xuân 2012 tại Thường Tín, Hà Nội............................................ 53
Bảng 6: Diễn biến bệnh ñốm nâu, ñốm ñen và bệnh gỉ sắt trên giống lạc
L14 trồng vụ xuân 2012 tại Thường Tín, Hà Nội ........................... 56
Bảng 7: Ảnh hưởng của chế ñộ luân canh ñến bệnh lở cổ rễ hại lạc L14
tại Thường Tín, Hà Nội.................................................................. 58
Bảng 8: Ảnh hưởng của chế ñộ luân canh ñến héo rũ gốc mốc ñen lạc
L14 tại Thường Tín, Hà Nội........................................................... 59
Bảng 9: Ảnh hưởng của chế ñộ luân canh ñến bệnh héo rũ gốc mốc trắng
hại lạc L14 tại Thường Tín, Hà Nội ............................................... 60
Bảng 10: Ảnh hưởng của một số thuốc trừ nấm xử lý hạt giống ở liều
lượng 300mg thuốc/ 100g hạt lạc ñến tỷ lệ hạt nhiễm nấm và tỷ
lệ nảy mầm của hạt lạc giống L14.................................................. 62
Bảng 11: Hiệu lực của một số loại thuốc trừ nấm phòng trừ bệnh ñốm
nâu hại giống lạc L14 vụ xuân 2012 tại Thường Tín, Hà Nội......... 64
Bảng 12: Hiệu lực của một số loại thuốc trừ nấm phòng trừ bệnh ñốm
ñen hại giống lạc L14 vụ xuân 2012 tại Thường Tín, Hà Nội........ 67

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vi


Bảng 13. Hiệu lực của một số loại thuốc trừ nấm phòng trừ bệnh gỉ sắt
hại giống lạc L14 vụ xuân 2012 tại Thường Tín, Hà Nội ............... 69
Bảng 14. Ảnh hưởng của các loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh ñến các
yếu tố cấu thành năng suất ............................................................. 71
Bảng 15: Hiệu lực số lần phun thuốc Oxyclorua ñồng 30BTN,
Carbenzim 50WP ñến khả năng phòng trừ bệnh ñốm nâu hại
giống lạc L14 ................................................................................. 73
Bảng 16: Hiệu lực số lần phun thuốc Oxyclorua ñồng 30BTN,
Carbenzim 50WP ñến khả năng phòng trừ bệnh ñốm ñen hại
giống lạc L14 ................................................................................. 76
Bảng 17: Hiệu lực số lần phun thuốc Oxyclorua ñồng 30BTN,
Carbenzim 50WP ñến khả năng phòng trừ bệnh gỉ sắt hại giống
lạc L14 ........................................................................................... 79
Bảng 18: Hiệu lực của chế phẩm nấm TRICO-ðHCT ở các lượng khác
nhau ñến khả năng phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại lạc ... 81

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Thành phần nấm gây hại trên hạt giống lạc L14 tại Thường Tín,
Hà Nội vụ xuân 2012....................................................................... 46
Hình 2: Diễn biến bệnh lở cổ rễ trên giống lạc L14 trồng vụ xuân 2012
tại Thường Tín, Hà Nội ................................................................... 50
Hình 3: Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc ñen trên giống lạc L14 trồng vụ

xuân 2012 tại Thường Tín, Hà Nội .................................................. 52
Hình 4: Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên giống lạc L14 trồng vụ
xuân 2012 tại Thường Tín, Hà Nội .................................................. 53
Hình 5: Diễn biến bệnh ñốm nâu, ñốm ñen và bệnh gỉ sắt trên giống lạc
L14 trồng vụ xuân 2012 tại Thường Tín, Hà Nội............................. 55
Hình 6: Hiệu lực của một số loại thuốc trừ nấm phòng trừ bệnh ñốm nâu
hại giống lạc L14 vụ xuân 2012 tại Thường Tín, Hà Nội ................. 65
Hình 7: Hiệu lực của một số loại thuốc trừ nấm phòng trừ bệnh ñốm ñen
hại giống lạc L14 vụ xuân 2012 tại Thường Tín, Hà Nội ................. 66
Hình 8: Hiệu lực của một số loại thuốc trừ nấm phòng trừ bệnh gỉ sắt hại
giống lạc L14 vụ xuân 2012 tại Thường Tín, Hà Nội....................... 68
Hình 9: Hiệu lực số lần phun thuốc Oxyclorua ñồng 30BTN, Carbenzim
50WP ñến khả năng phòng trừ bệnh ñốm nâu hại giống lạc L14 ..... 74
Hình 10: Hiệu lực số lần phun thuốc Oxyclorua ñồng 30BTN, Carbenzim
50WP ñến khả năng phòng trừ bệnh ñốm ñen hại giống lạc L14 ..... 75
Hình 11: Hiệu lực số lần phun thuốc Oxyclorua ñồng 30BTN, Carbenzim
50WP ñến khả năng phòng trừ bệnh gỉ sắt hại giống lạc L14........... 77
Hình 12: Hiệu lực của chế phẩm nấm TRICO-ðHCT ở các lượng khác
nhau ñến khả năng phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại lạc ..... 80

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CSB

:


Chỉ số bệnh

CTV

:

Cộng tác viên

ðð

:

ðốm ñen

ðN

:

ðốm nâu

GS

:

Gỉ sắt

HL

:


Hiệu lực (phòng trừ)

HRGMð

:

Héo rũ gốc mốc ñen

HRGMT

:

Héo rũ gốc mốc trắng

LCR

:

Lở cổ rễ

TLB

:

Tỷ lệ bệnh

T.V

:


Trichoderma viride

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ix


1. MỞ ðẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
Cây họ ñậu (Fabaceae) là một họ có vị trí rất quan trọng trong nền nông
nghiệp của Việt Nam. Phân họ ñậu (Faboideae) là phân họ lớn và tiến hóa
nhất. Có khoảng 500 chi và gần 12000 loài trong phân họ ñậu, chúng phân bố
rộng rãi cả ở vùng nhiệt ñới, cận nhiệt ñới và ôn ñới. Ở Việt Nam tìm thấy
khoảng 90 chi và hơn 450 loài. ðây cũng là phân họ có rất nhiều công dụng
thực tế: ña số là những cây thực phẩn có giá trị cao và hạt chứa nhiều chất
dinh dưỡng, cây làm thuốc, làm thức ăn gia súc, ép lấy dầu trong công nghiệp
làm dầu bôi trơn, dung môi,… làm phân xanh cho ñất vì nhiều cây rễ có nốt
sần trong có loại vi khuẩn cố ñịnh nitơ cộng sinh. Các ñại diện tiêu biểu của
họ ñậu gồm có lạc (Arachis hypogea L.), ñậu tương (Glycine max (L.) Merr.),
ñậu xanh (Vigna radiata (L.) N. Wilezek), ñậu Hà Lan (Pisum sativum L.).
Do giá trị như vậy nên hiện nay các loại cây họ ñậu ñã trở thành cây
công nghiệp ngắn ngày ñược trồng phổ biến trên khắp thế giới và cả ở Việt
Nam. Hàng năm diện tích và sản lượng của cây thực phẩm thuộc họ ñậu
không ngừng gia tăng. Ở nước ta, các cây họ ñậu ñã ñược trồng từ lâu ñời và
ngày càng ñược nhân rộng trong sản xuất, Việt Nam có ñiều kiện sinh thái tự
nhiên khá thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây họ ñậu. Tuy thực
tế sản xuất cũng cho thấy các khó khăn không nhỏ hiện ñang ảnh hưởng ñến
sản xuất nông nghiệp cây họ ñậu trong ñiều kiên khí hậu nóng ẩm nhiệt ñới
gió mùa. Sự thay ñổi bất thường của thời tiết cộng với ñới ẩm thường xuyên
duy trì ở mức cao song ñây cũng là ñiều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh

mạnh. Bệnh hại cây họ ñậu thường dẫn tới tình trạng năng suất giảm sút,
không ổn ñịnh, ñôi khi dẫn ñến thất thu.
Một trong các tác nhân sinh học rất phổ biến của hệ sinh vật ñất là các
loài nấm ñối kháng Trichoderma spp. ðây là các loài nấm có tác dụng ức chế
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1


nấm gây bệnh hại vùng rễ cây họ ñậu. Nấm Trichoderma spp ký sinh, kìm
hãm sự phát sinh, gây hại của nấm gây bệnh bằng cách xâm thực và ký sinh
sợi nấm, cạnh tranh dinh dưỡng mạnh hơn nấm gây bệnh. Chúng có nhiều
chủng khác nhau ñể chống lại nhiều loài nấm ñất hại vùng rễ cây họ ñậu như
Pythium, Rhizoctonia solani, Fusarium, Sclerotinia rolfsii…. Trong những
năm gần ñây, có nhiều ñề tài nghiên cứu về nấm Trichoderma viride ñã ñược
nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và tiếp tục ñược triển khai với
nhiệm vụ sản xuất và ứng dụng các loại chế phẩm từ loại nấm này trong
phòng chống bệnh hại cây họ ñậu.
Lạc là một trong những cây trồng quan trọng ñem lại hiệu quả kinh tế
ñáng kể của huyện Thường Tín, Hà Nội. Từ việc sản xuất 1 vụ lạc/năm (vụ
xuân), nông dân ñã triển khai thêm vụ lạc hè thu thành 2 vụ/năm. Vụ lạc hè
thu chủ yếu là sản xuất lạc giống cho vụ xuân năm sau. Vì thế, tổng diện tích
lạc hàng năm của huyện ñã ñạt mức 200ha/năm. ðể phát triển cây lạc trên ñịa
bàn huyện, nhiều năm qua huyện Thường Tín ñã ñưa nhiều giống lạc mới vào
trồng như lạc L14, L18, L23, lạc sen … cùng các tiến bộ kỹ thuật mới như
phủ nilon, IPM … ñể tăng năng suất. Tuy nhiên năng suất lạc xuân bình quân
mới ñạt từ 29 – 32 tạ/ha.
Diễn biến bệnh trên cây lạc gồm nhóm bệnh héo rũ xuất hiện trong suốt
quá trình sinh trưởng. Trong ñó, bệnh héo rũ gốc mốc ñen xuất hiện từ khi cây
con và ñạt cao ñiểm giai ñoạn phân cành. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng xuất

hiện từ giai ñoạn cây ra nụ hoa và gây hại tới khi cây lạc có củ vào chắc. Xuất
phát từ thực tiễn nêu trên, ñược sự phân công của Bộ môn Bệnh cây, khoa
Nông học, trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, chúng tôi thực hiện ñề tài:
“ðiều tra bệnh hại giống lạc L14 và biện pháp phòng trừ bệnh vụ xuân
năm 2012 tại huyện Thường Tín, Hà Nội”.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2


1.2. MỤC ðÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục ñích
Xác ñịnh thành phần và mức ñộ nhiễm bệnh nấm gây hại trên hạt giống
lạc và trên cây lạc L14 tại huyện Thường Tín, Hà Nội vụ xuân năm 2012.
ðiều tra tình hình phát sinh, phát triển của một số bệnh chính do nấm
hại lạc vụ xuân 2012 tại huyện Thường Tín, Hà Nội và khảo sát các biện pháp
phòng trừ bệnh.
1.2.2. Yêu cầu
- Giám ñịnh thành phần nấm gây bệnh hại trên hạt giống lạc L14 tại
huyện Thường Tín, Hà Nội.
- ðiều tra xác ñịnh thành phần bệnh hại lạc vụ xuân 2012 tại huyện
Thường Tín, Hà Nội.
- ðiều tra diễn biến một số bệnh nấm hại lạc vụ xuân 2012 tại huyện
Thường Tín, Hà Nội.
- Nghiên cứu phòng trừ bệnh nấm hại lạc bằng một số thuốc hóa học và
chế phẩm TRICO – ðHCT.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


3


2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
Theo ước tính của FAO – Tổ chức lương thực thực phẩm thế giới, hàng
năm thiệt hại do sâu bệnh và cỏ dại gây ra là rất lớn chiếm tới 34,9%. Trong ñó
sâu hại chiếm 12,4%; bệnh hại chiếm 11,6% còn lại là cỏ dại chiếm 10,9%.
ðể hạn chế những thiệt hại do bệnh cây gây ra ñối với cây trồng, trên
thế giới con người ñã biết sử dụng nhiều biện pháp như: chọn tạo giống chống
chịu, sử dụng biện pháp hóa học hay sinh học, biện pháp vật lý cơ giới, canh
tác… trong ñó ñược sử dụng nhiều nhất là biện pháp hóa học.
Trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển, cây lạc chịu nhiều tác
ñộng do sâu bệnh hại gây ra. Ngay từ khi gieo hạt lạc ñã có nguy cơ bị các
nấm tồn tại trong ñất xâm nhiễm và gây hại ñặc biệt bộ rễ lạc bởi rễ là bộ
phận chính làm nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng. ðối với các nấm gây
bệnh có nguồn gốc trong ñất việc sử dụng biện pháp hóa học ñể phòng trừ
bệnh là rất khó khăn và thường không ñem lại hiệu quả như mong muốn,
không những thế còn gây ô nhiễm môi trường.
Bênh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kuhn).
ðây là loại bệnh hại phổ biến và nghiêm trọng ñối với các vùng sản
xuất lạc, bênh xuất hiện trước và sau khi hạt nảy mầm, có thể gây hại cả rễ,
thân, lá. Bệnh này ñã ñược các vùng trồng cây họ ñậu trên thế giới ghi nhận.
Giai ñoạn trước và sau nảy mầm, bệnh xuất hiện và khi bệnh gây hại nặng
làm gây thiệt hại tới 50% diện tích, giảm năng suất tới 40%. Ở Brazil và Mỹ
bệnh gây hại nặng làm giảm năng suất tới 42 – 48%.
Nấm bệnh gây hại có phổ ký chủ rộng, có thể gây hại trên nhiều loại
cây trồng như: Rau, cây ăn quả, cây cảnh…

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


4


Bệnh xuất hiện sau khi hạt nảy mầm ñược vài ngày, triệu chứng bệnh
có thể xuất hiện ngay trên thân sau khi mầm nhú lên khỏi mặt ñất, làm chết
cây con, giảm mật ñộ trồng, nấm gây bệnh còn có thể phát triển trên các vết
nứt gây hiện tượng thối thân ở cây con, vết bệnh có màu nâu ñen hoặc ñỏ
nhạt, vết bệnh phát triển bao quanh thân và làm cho cây bị chết, sự phát triển
của bệnh phụ thuộc vào ñiều kiện ñất ñai và sự phá hủy của ñộc tố nấm vào
mô cây, nấm bệnh còn gây ra hiện tượng làm cho bó mạch trong thân bị tắc
hoặc chỗ vết bệnh trên thân bị lở loét, cuối cùng làm cho cây ñổ và chết. Nấm
Rhizoctonia solani gây hại ở tất cả các vụ trong năm, những cây bị nhiễm
bệnh mà còn sống sót trên ñồng ruộng cũng cho năng suất rất thấp.
Nấm Rhizoctonia solani gây hại từ khi cây con mới mọc, ở những vùng
ñất ẩm ướt có thể gây hại kéo dài ñến khi cây ra hoa, kết quả, nhiều khi các
mẫu nấm gây hại ở rễ mà nuôi cấy trên môi trường lại không gây hại ở lá,
nấm này ñược phân ra làm 13 nhóm phụ kéo dài từ GA1 ñến GA9, thường thì
gây hại nặng ở nhóm GA4, trong ñó có một số mẫu phân lập không ký sinh
gây hại trên ñậu tương như GA1;GA3;GA5. Nấm Rhizoctonia solani phát
triển trên môi trường PDA có nhiệt ñộ 250C – 300C và cũng có thể phát triển
trên các môi trường khác nhau, sợi nấm có màu trong suốt khi còn non, về già
nó biến ñổi từ màu trắng sang màu nâu nhạt, kích thước 4 - 12µm, sợi nấm ña
bào, nhánh của sợi nấm khi non có ñiểm thắt lại nối với nhánh mẹ tạo thành
một góc 45 – 900, hạch nấm có màu nâu ñến nâu ñen tùy thuộc vào tuổi cây,
hạch nấm thường không hình thành ở các mẫu phân lập.
Nấm Rhizoctonia solani là một loại nấm hoại sinh ñiển hình, có thể tồn
tại trong 3 tháng, thậm chí ñến 9 tháng khi không có cây ký chủ, nấm tồn tại
trong ñất và bảo tồn trong những hợp chất hữu cơ, sự phát triển của nấm phụ
thuộc vào nhiệt ñộ, PH và sự cạnh tranh vi sinh vật trong ñất. Quần thể nấm

thường tồn tại và sinh trưởng trong ñộ sâu 10cm, bảo tồn dưới dạng hạch nấm
và sợi nấm khi gặp ñiều kiện thuận lợi chúng phát sinh và gây hại, nấm gây
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5


bệnh có khả năng phân giải mô tế bào bởi các enzyme, sự phát triển của nấm
còn liên quan tới tiềm năng lây nhiễm.
Theo Rajeev Plant; Mukhopadhyay. A.N (1999) [79]. Nấm Rhizoctonia
solani ñã ñược phân lập từ hạt và cây con ñậu tương ở Ấn ðộ và ñược nhận
dạng. Nấm Rhizoctonia solani là nguyên nhân ngăn cản sự nảy mầm và gây
bệnh ở cây con (Uma Singh và cộng sự, (1999) [84]). Sợi nấm ký sinh có màu
vàng và chuyển dần sang màu nâu theo tuổi, sợi nấm mảnh 4 - 12µm, tỷ số
chiều dài trên chiều rộng là 5/1. Sợi nấm phân nhánh góc bên phải và có ngăn
ở cuối cùng, hạch nấm dạng hạt dẻ màu nâu ñến ñen (Denis C. McGee (1999)
[55]). Bệnh xuất hiện ở nhiều vùng trồng ñậu tương trên thế giới và ñây là
bệnh hại chính. Nấm Rhizoctonia solani (Kuhn) là một trong những loại nấm
có nguồn gốc trong ñất ñiển hình. Nấm này ñược mô tả ñầu tiên bởi Kuhn vào
năm 1858.
Nấm Rhizoctonia solani Kuhn thuộc: Bộ nấm trơ: Mycelia sterilia,
nhóm nấm bất toàn: Fungi imperfecti.
Về ñặc ñiểm hình thái của nấm này theo Roger. L. (1953) [78].
Barrnett. H.L và cộng tác viên (1998) [44] sợi nấm có màu sẫm, tế bào sợi
nấm dài có vách ngăn gần chỗ phân nhánh, sợi phân nhánh gần vuông góc.
Nấm này ký sinh ở phần gốc rễ của cây, hạch nấm có màu nâu ñen, dẹt. Nấm
thường tồn tại ở dạng sợi và dạng hạch nấm trên nhiều loại ñất khác nhau.
Triệu chứng gây bệnh thường thấy của nấm: Sau khi cây con mọc, nấm bắt
ñầu xâm nhiễm và gây hại. Tại gốc cây sát mặt ñất chỗ bị bệnh có vết màu thâm
ñen hoặc nâu nhạt bao quanh làm cho mô tế bào cây bị hủy hoại mềm nhũn. Giai

ñoạn cây con từ 2 lá mầm và 1 – 2 lá thật, cây thường bị gẫy gục và chết.
Nấm Rhizoctonia solani thuộc lớp nấm ñảm song rất ít khi tạo ra bào tử
ở giai ñoạn hữu tính. Chúng thường gây ra các triệu chứng bệnh hại cây trồng
như: lở cổ rễ, chết rạp cây con gây thối rễ, thối gốc thân hoặc thối lá (khô
vằn). Hầu hết ở các vùng sản xuất nông nghiệp trên thế giới ñều có mặt của
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6


bệnh này. Phạm vi ký chủ của nấm này rất rộng, hại trên 500 loài cây ký chủ
khác nhau như: các cây họ cà, họ ñậu ñỗ, họ bầu bí, họ hoa thập tự…
Nhiều nhà khoa học trên thế giới rất quan tâm chú ý ñến các bệnh hại
gây ra bởi nấm Rhizoctonia solani. Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên
cứu và Phát triển nông nghiệp miền Nam Australia cho biết nấm Rhizoctonia
solani là loại nấm có nguồn gốc trong ñất, chúng có phổ ký chủ rộng, sự ña
dạng của nấm ñược chia thành 12 nhóm phân biệt ñược gọi là các nhóm liên
hợp (AG).
Theo một số nghiên cứu của khoa công nghệ sinh học và khoa học của
Trường ðại học Murdoch WA 6150 nấm Rhizoctonia solani là một loại nấm
trong ñất có ảnh hưởng lớn tới bộ rễ của nhiều loại cây trồng khác nhau và
làm cho mô rễ bị chết. Ở Australia nấm Rhizoctonia solani thuộc nhóm AG8
gây ra triệu chứng bệnh ñốm lá và trụi lá cây ngũ cốc và quả ñậu. Các thuốc
trừ nấm và các biện pháp phòng trừ ñều ñược áp dụng với loài nấm này nhưng
không có hiệu quả.
Nhiều nghiên cứu cho thấy nấm Rhizoctonia solani có khả năng sinh
sản ra một lượng axit oxalic rất lớn. ðây là một ñộc tố có thể làm biến ñổi
màu ở trên hạt và gây ra những vết ñốm chết hoại ở trên lá ở giai ñoạn ñầu
bệnh phát triển.
Nấm Rhizoctonia solani có thể sản sinh ra nhiều hạch trong mô cây ký

chủ, hạch nấm ñược ñan kết lại từ những sợi nấm. Hạch nấm này tồn tại trong
ñất, trên tàn dư cây chủ và sẽ nảy mầm khi ñược kích thích bởi những dịch gỉ
ra từ cây ký chủ bị nhiễm bệnh hoặc từ việc bổ sung chất hữu cơ vào ñất
(Khetmalas M.B et al.,1984) [69].
Ngoài khả năng truyền bệnh qua ñất, qua tàn dư cây trồng nấm
Rhizoctonia solani còn có khả năng truyền bệnh qua hạt giống với tỷ lệ 10%,
còn ở Mỹ có năm lên tới 30% (Khetmalas M.B et al.,1984) [69]. ðặc biệt sợi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7


nấm Rhizoctonia solani còn có thể mọc như một loài nấm hoại sinh nếu ñất
chứa ñầy ñủ các chất hữu cơ (Khetmalas M.B et al.,1984) [69].
Theo Park và Barush Sneh (1973) [45] ở Srilanca ñã khảo sát sự tồn tại
của hạch nấm dưới các ñiều kiện khác nhau, ở nhiệt ñộ phòng trên ñất khô và
ñất ẩm. Hạch nấm sống ít nhất là 130 ngày trong ñất sâu khi ngâm ở ñộ sâu
3inso (1inso = 2,54cm). Trong nước máy hạch nấm sống ñược 224 ngày.
Sau khi gieo hạt ở giai ñoạn cây con mới hình thành nấm gây bệnh ở rễ,
gốc thân sát ñất tạo ra những vết bệnh màu nâu hoặc màu xám, gốc thân bị teo
thắt lại trở nên mềm yếu, cây ñổ gục xuống và chết. Bệnh hại nặng nhất ở giai
ñoạn cây con (ZK. Punju và A. Damiami (1996) [88]).
Nghiên cứu về phòng bệnh do nấm hại lạc gây ra, nhiều tác giả ñã ñưa ra
biện pháp bảo vệ cây trồng như chọn tạo giống chống chịu, áp dụng biện pháp
canh tác, dùng thuốc hóa học,… Trong biện pháp chọn tạo giống chống bệnh
người ta ñã sử dụng các phương pháp như lai tạo, phương pháp chọn lọc cá thể
ñể tạo ra các giống cây trồng có khả năng chống bệnh cao.
Bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii Sacc)
ðây là bệnh có xuất hiện trên cây họ ñậu, bệnh xuất hiện và gây hại khi

cây có 3 lá thật tới khi hình thành quả, bệnh ñược phát hiện ñầu tiên ở Mỹ
(năm 1924). Ngoài ra bệnh phổ biến ở các nước như: Argentina, Brazil,
Canada. Nấm bệnh gây hại trên 500 loại cây trồng và 100 họ thực vật khác
nhau, bệnh ñược phát hiện nhiều ở vùng có khí hậu ấm áp.
Nấm bệnh héo rũ gốc mốc trắng khi gặp ñiều kiện thuận lợi phát triển
và lây lan từ cây này sang cây khác, vết bệnh thường xuất hiện trên thân
chính, lúc ñầu vết bệnh có màu nâu nhạt ñến nâu ñen, sau ñó lan dần lên lá
làm cho cây bị héo dần, chuyển màu vàng và chết, ñôi khi có hiện tượng cây
chết khô và tạo thành vết ñốm, ở rìa mép lá có màu nâu ñến nâu ñen. Dấu hiệu
ñặc trưng của nấm là hình thành các sợi nấm màu trắng, ñâm tia ở gốc thân, thời

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8


tiết nóng ẩm là ñiều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, một số chủng nấm hình
thành hạch nấm màu nâu dạng hình cầu, kích thước nấm có thể thay ñổi.
Nấm Sclerotium rolfsii, sợi nấm ña bào, trong suốt, giai ñoạn sinh sản
vô tính không hình thành, giai ñoạn sinh sản hữu tính ít khi phát triển trên môi
trường nhân tạo, trong ñiều kiện thiếu dinh dưỡng, nguồn nấm bảo tồn dưới
dạng hạch nấm màu trắng khi non và chuyển sang màu nâu ñen khi già, nấm
bệnh có thể sống trong ñất thời gian dài dưới dạng hạch cứng.
Nấm phát triển trong ñiều kiện nóng ẩm, nhiệt ñộ thích hợp 250C –
300C, sự thiệt hại do bệnh gây ra tùy thuộc vào nhiệt ñộ không khí và ñộ ẩm
ñất, nấm thường phát sinh và phá hại nặng ở ñất cát pha, tỷ lệ bệnh có thể
giảm nếu bón canxi (vôi bột), nguồn bảo tồn là hạch nấm, hạch nấm có thể lây
lan qua quá trình làm ñất và chăm sóc, hạch nấm cũng là nơi bảo tồn nguồn
bệnh, nấm bệnh sản sinh ra các men như: Enzim, axit oxalic, ñồng thời giết
chết mô tế bào.

Nấm Sclerotium rolfsii ñã ñược rolfsii phát hiện và nghiên cứu ñầu tiên
vào năm 1982 trên cà chua. Nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh héo rũ gốc mốc
trắng trên nhiều loại cây trồng thuộc nhiều họ thực vật ở khắp các vùng sinh
thái nông nghiệp trên thế giới. Ví dụ như cà chua, khoai tây, ñậu ñỗ, các loại
hoa, cây cảnh .… thường bị nấm Sclerotium rolfsii gây hại nặng.
Nấm Sclerotium rolfsii thuộc: Bộ Pezizales, lớp nấm túi: Ascomycetes
ðặc ñiểm hình thái của nấm Sclerotium rolfsii: Sợi nấm ña bào phân
nhánh rất mảnh và phát triển thành sợi nấm màu trắng phát triển mạnh trên
vết bệnh, từ sợi nấm hình thành hạch nấm, lúc ñầu hạch màu trắng, sau
chuyển thành màu nâu, hình cầu, ñường kính từ 1 – 2mm (Purseglove
J.W.1968) [77].
Triệu chứng gây hại: Giai ñoạn cây con, nấm thường xâm nhập vào bộ
phận cổ rễ, gốc thân sát mặt ñất tạo thành vết bệnh màu nâu ñen, trên vết bệnh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9


mọc ra lớp nấm trắng xốp như bông bao quanh gốc và lan ra mặt ñất xung quanh
làm mô cây thối mục, cây khô chết (Gulshan L. và cộng tác viên 1992) [64].
Giai ñoạn hữu tính của nấm Sclerotium rolfsii có tên là Ahirium rolfsii,
gây bệnh héo gốc mốc trắng trên nhiều loại cây trồng thuộc nhiều loại họ thực
vật khác nhau (Persley. D.M và cộng tác viên. 1994) [75]. Sợi nấm màu trắng,
ña bào, phát triển mạnh trên bề mặt vết bệnh. Từ sợi nấm hình thành các hạch
nấm màu trắng về sau chuyển thành màu nâu hoặc nâu ñậm, ñường kính hạch
nấm biến ñộng từ 1 – 2mm. Hạch nấm có thể tồn tại trong ñất từ năm này
sang năm khác ở tầng ñất mặt, ñất canh tác (Gulshan L và CTV, 1992) [64].
Hạch nấm và sợi nấm có thể tồn tại lâu dài trong ñất, trong tàn dư cây bệnh.
Nấm gây bệnh có thể sử dụng các chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng, nấm

sản sinh ra axit oxalic và mem phân hủy mô tế bào cây ký chủ. Theo Mc
Carter S.M [70] nấm Sclerotium rolfsii thuộc loại vi sinh vật hảo khí, thích
hợp phát triển trong ñiều kiện có nhiệt ñộ và ẩm ñộ cao.
Những thiệt hại do bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây ra hàng năm trên thế
giới là rất lớn. Tại trung tâm nghiên cứu và phát triển rau ở Thái Lan, Mai Thị
Phương Anh (1996) ñã khảo nghiệm trên tập ñoàn 50 dòng giống cà chua cho
thấy hầu hết các giống ñều bị nhiễm bệnh héo rũ gốc mốc trắng. Theo kết quả
khảo nghiệm của Rahe J.E (1992) [76] trên 17 dòng cà chua cho thấy các
dòng ñều bị nhiễm bênh này, nặng nhất là FMTT 33 với tỷ lệ bệnh là 23,75%
còn lại các dòng khác tỷ lệ bệnh từ 5 – 12%.
Theo Rowshan Alison tỷ lệ bệnh héo gốc mốc trắng trên giống cà chua
CLN339, BCIF22-6-0 ở Thái Lan là 13,02%. Theo Branch. W.L và
Brunnemen. T.B (1993) [48] ở vùng Georgia Mỹ thiệt hại do bệnh này gây
hàng năm ước tính lên tới 43 triệu USD.
Ở Nepan theo Jayaswal. M.L et al., (1998) [66] bệnh héo gốc mốc trắng
là bệnh hại rất nguy hiểm, nguồn nấm tồn tại trong ñất từ năm này sang năm
khác và gây thiệt hại nhiều cây trồng cạn ở vùng này.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10


Cây trồng khi bị nấm Sclerotium rolfsii xâm nhiễm thường tại chỗ gốc
thân sát mặt ñất thường bị teo thắt tạo vết bệnh màu nâu hoặc màu ñen. Trên
vết bệnh có mọc ra một lớp nấm trắng xốp như bông bao quanh gốc và lan ra
mặt ñất (Gulshan. L và CTV, 1992) [64]. Cây bị bệnh héo rũ nhanh từ lớp tản
nấm ở gốc và mặt ñất xung quanh gốc thường hình thành nhiều hạch nấm
(Purseglove J.W, 1968) [80], thậm chí ngay cả quả cà chua khi tiếp xúc với ñất
bị nhiễm bệnh cũng bị nấm lây nhiễm vào quả (OBien R.G và CTV, 1994) [74].
Qua giám ñịnh cho thấy tản nấm Sclerotium rolfsii màu trắng mịn mượt

mọc tỏa xòe ra xung quanh, ñầu sợi có dạng ñâm tia. Sợi nấm kết lại như bện,
mọc lan tỏa rất nhanh, bao phủ toàn bộ hạt nhiễm và lan sang các hạt khác.
Nấm có khả năng hình thành nhiều hạch, hạch còn non có màu trắng hơi
vàng, sau chuyển sang màu cánh dán rồi màu nâu tối như hạt cải.
Nấm Sclerotium rolfsii có khả năng sinh trưởng và hình thành hạch ở
hầu hết các loại ñất khác nhau và pH ñất khác nhau trên các nguồn dinh
dưỡng khác nhau. ðối với ñất nhiều mùn có ñộ PH 7,96 nấm sinh trưởng và
phát triển kém. PH môi trường có ảnh hưởng rất lớn ñến sự hình thành hạch
nấm hơn so với thành phần cơ giới ñất, nguồn dinh dưỡng có trong ñất.
Tác giả Khara, H.S., Hadwan, H.A., [68] cho rằng khi trồng luân canh
lạc với ñậu tương hoặc cà chua cho tỷ lệ bệnh héo gốc mốc trắng giảm rõ rệt
so với chỉ trồng ñộc canh một loại cây trồng. Theo Wokocha R.C (1986) [85]
cho biết biện pháp luân canh cây trồng có ảnh hưởng mạnh mẽ tới quá trình
bảo tồn của nấm Sclerotium rolfsii trong ñất. Số lượng hạch của nấm
Sclerotium rolfsii tồn tại trong ñất với tỷ lệ rất thấp khi tiến hành luân canh
lạc với ngô.
Biện pháp chọn tạo giống chống chịu với hai loài nấm trên cùng ñược
Branch, 1993, [48]; sử dụng. Ông ñã chọn ñược giống lạc và khoai lang
kháng bệnh héo gốc mốc trắng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11


Nấm Aspergillus flavus Link: có thể tồn tại trên hạt, gây hiện tượng
thối hạt trong quá trình bảo quản. Nếu ñiều kiện bảo quản không tốt bệnh dễ
phát sinh và lan sang các hạt khác làm giảm chất lượng hạt. ðặc biệt, nấm có
khả năng sinh ñộc tố gây bệnh ung thư cho người và ñộng vật. ðây là loài
nấm bán hoại sinh, phát triển rất nhanh và có thể phát hiện một cách dễ dàng

bằng phương pháp ñặt ñẩm.
Nấm Aspergillus flavus thường bảo tồn dưới dạng sợi nấm hoặc bào tử
phân sinh tồn tại trên vỏ hạt hoặc trong phôi hạt, ngoài ta chúng còn tồn tại rất
phổ biến trong ñất hoạc tàn dư cây lạc và dễ dàng lan truyền gây hại cho cây
vụ sau.
Hạt bị nhiễm nấm Aspergillus flavus bị bảo phủ bởi từng phần hoặc
toàn bộ hạt bởi lớp nấm màu vàng ñến nâu vàng ñược tạo thành từ các cành
bào tử phân sinh mọc thưa thớt hoặc từng cụm dày ñặc, xen lẫn là các ñốm
trắng ñó là những thể bình còn non. Bào tử dạng hình cầu ñến gần cầu, cành
bào tử phân sinh có cuống dài, nhẵn, trong suốt, mọc thành cụm, ñỉnh cành
phình to tròn mọc tỏa xòe. Cuống cấp 1, cuống cấp 2 nhỏ hình ống tiêm. Nấm
có khả năng sinh ñộc tố trên hạt như: Aflatoxin.
Nấm Aspergillus niger Van Tiegh: Trên hạt ñược ñặt ẩm tản nấm của
nấm Aspergillus niger phát triển mạnh có thể bao phủ toàn bộ hạt, màu nâu
sẫm ñến ñen. Thân cành bào tử phân sinh dài không màu ñến màu nâu nhạt.
ðầu cành hình cầu, vách dày, sinh sản toàn bộ bề mặt. Cuống cấp 1 có sự hiện
diện dài, hình ống tiêm, màu nâu nhạt. Bào tử phân sinh hình cầu ñến elip, gồ
ghề, màu nâu tối ñến ñen. Nấm sinh ra ñộc tố Malformin C,
Naphthoquinnone.
Biện pháp sinh học phòng trừ bệnh hại cây trồng
Nhiều nước trên thế giới ñã nghiên cứu ứng dụng nấm ñối kháng
Trichoderma sp trong công tác bảo vệ thực vật. Các nghiên cứu trong những
năm gần ñây cho thấy nấm ñối kháng Trichoderma là loài nấm hoại sinh tồn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12


tại trong ñất vùng rễ cây trồng, trong quá trình sinh sống nó sinh sản ra các
chất kháng sinh có tác dụng ức chế, kìm hãm và tiêu diệt một số nấm gây

bệnh có nguồn gốc trong ñất gây hại cây trồng.
Trong quá trình tác ñộng lên nấm gây bệnh, nấm Trichoderma thường
ký sinh lên nấm bệnh, cạnh tranh dinh dưỡng và không gian sống, sản sinh ra
các chất kháng sinh, enzyme ñể ngăn chặn sự xâm nhập và gây bệnh của nấm
gây bệnh hại cây, nấm Trichoderma còn biểu hiện tác ñộng kích thích ñối với
sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng (Seiketo, 1982) [83].
Tính ñối kháng của nấm Trichoderma ñối với nấm gây bệnh là thông
qua cơ chế kháng sinh và ký sinh. Tại những ñiểm nấm Trichoderma tiếp xúc
trực tiếp với nấm gây bệnh, nấm gây bệnh ñã teo lại và chết, ñó là hiện tượng
ký sinh của nấm Trichoderma (Dubey, 1995 [56]; Rousseau et al., 1996). Quá
trình nấm Trichoderma ký sinh là khi nấm tiết ra một enzyme làm tan vách tế
bào của các loài nấm bệnh, hay nấm ñối kháng quấn chặt nấm gây bệnh, sau
ñó công phá vào bên trong nấm gây bệnh ñể tiêu diệt nấm gây bệnh. Do vậy ở
các ñiểm không có sự tiếp xúc trực tiếp của nấm Trichoderma ở trên nấm gây
bệnh nhưng nấm gây bệnh vẫn chết.
Theo Seiketov (1982) [83], chất trao ñổi do nấm Trichoderma sinh ra
có tác ñộng rất khác nhau tới sự sinh trưởng phát triển của một số cây trồng.
Một số chủng Trichoderma có chất trao ñổi kích thích sự nảy mầm của các
hạt thí nghiệm (ngô, ñậu, lúa mì, …) (Chủng T-2C, 430, 266); Một số chủng
khác lại gây ức chế sự nảy mầm (chủng 240, 323); và một số chủng có chất
trao ñổi ức chế nảy mầm của hạt cây này nhưng lại kích thích sự nảy mầm của
hạt cây khác (chủng 225, 154).
ðộc tố ñược tạo ra từ nấm Trichoderma có tác ñộng tới các vi sinh vật
ñất và cả những thực vật bậc cao (Lii, Bnett, 1953; Bilai, Pidoplichko, 1968).
Theo Seiketov (1982), không phải tất cả các nấm Trichoderma ñều có khả
năng kích thích sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Trong tất cả các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13



trường hợp, số lượng chủng nấm Trichoderma có tính kích thích chiến ưu thế
(44-61%). Chủng có tính chất ức chế chiếm 30- 38%, và chủng không có hoạt
tính chiếm 2 – 18%.
Ngoài hiệu quả trừ nấm gây bệnh, làm giảm tỷ lệ cây bị bệnh, chế
phẩm từ nấm Trichoderma còn có tác dụng tốt ñối với cây trồng. Dùng chế
phẩm nấm Trichoderma làm cho cây khỏe hơn, tăng sức ñề kháng với vi sinh
vật gây bệnh, tác dụng kích thích sinh trưởng với cây trồng (Buimistru, 1979;
Chet, 1990; Elad et al., 1982 [62]; Jarosik et al., 1996; Kohl et al., 1979;
Udaidullaev et al., 1979; Wu. 1983) [86]. Hiệu quả cuối cùng là tăng năng
suất cây trồng.
Theo Wokocha, R.C và CTV (1986) [85] ở Bắc Nigeria ñã khảo
nghiệm trong nhà kính cho thấy nấm ñối kháng Trichoderma viride làm giảm
hoàn toàn tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc trắng cà chua khi lây nhiễm ñồng thời
hoặc lây nhiễm nấm Trichoderma viride trước nấm Sclerotium rolfsii 3 ngày.
Quá trình tiến hành các thí nghiệm ngoài ñồng ruộng ở cả hai vụ mùa
khô và mùa mưa ñem lây nhiễm ñồng thời nấm Trichoderma viride và nấm
gây bệnh Sclerotium rolfsii ñã làm giảm tỷ lệ bệnh hại tới 88,7%.
Cơ chế ñối kháng của nấm Trichoderma viride với nấm gây bệnh hại
cây trồng (S. rolfsii và R. Solani) chủ yếu là cơ chế ký sinh, tiêu diệt sợi nấm
(I bar, 1996); Dubey, 1995) [56] hay cơ chế kháng sinh, cạnh tranh. Nấm
Trichoderma viride ñã sinh ra một số chất kháng sinh như: Gliotoxin, Viridin,
U – 21693, Trchoderlin và Dermalin… Các chất kháng sinh này ở dạng bay
hơi và không bay hơi khi ñược tiết ra ñều ức chế sự phát triển của sợi nấm
gây bệnh ở những mức ñộ khác nhau.
Theo Chet và CTV, (1982) [62]; nấm Trichoderma viride có thể sản
sinh ra các loại men làm biến ñổi quá trình hình thành sợi nấm của nấm gây
bệnh như: β- (1 – 3) glucoza và chitinaza.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


14


Ở Ấn ðộ nấm Trichoderma viride có thể ức chế tới 83,4% sự phát triển
của nấm R. solani gây bệnh thối củ khoai tây. ðối với nhóm nấm gây bệnh có
nguồn gốc trong ñất như R. solani và S. rolfsii việc bón chế phẩm nấm ñối
kháng Trichoderma viride vào ñất hoặc xử lý hạt giống ñều có hiệu lực phòng
trừ bệnh rất cao.
Theo Elad. Y (1999) [61], phun nấm ñối kháng Trichoderma viride lên lá
cà chua làm giảm ñược bệnh thối xám. Năm 1985 Elad, Y và Strashnov [60],
phun chế phẩm nấm ñối kháng vào ñất bị hiễm tự nhiên và lên những cây hoặc
quả bị nhiễm bệnh cho thấy tỷ lệ bệnh thối quả do nấm Rhizoctonia solani giảm
từ 43 – 85%. Trong khi ñó nếu sự dụng nấm ñối kháng mà trộn vào ñất ñã làm
giảm khả năng lây nhiễm của bệnh là 86%, giảm tỷ lệ thối quả từ 27 – 51%.
Ở Hy Lạp, Malathrakis, N.E và CTV (1992) [71] ñã sử dụng nấm ñối
kháng phun lên cây cà chua ñể phòng trừ bệnh thối xám và ñã ñược ñánh giá là
tác nhân sinh học phòng chống bệnh thối xám cà chua ñem lại hiệu quả cao.
Theo Jackson, C.R – 1962 bệnh héo gốc mốc trắng phát sinh gây hại ở
hầu hết các nước trồng lạc trên thế giới, mức ñộ tổn thất về năng suất do bệnh
gây ra khoảng 25 – 80%. Ở Ấn ðộ theo Dhamnikar. S.V và Peshney. N.L (1982)
[75] cho biết: Cây lạc là cây lấy dầu, quan trọng thường hay nhiễm bệnh héo gốc
mốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii Sacc. gây ra. Patil. M.B và Rane. M.S
(1982) [62] cho rằng: Trong những năm gần ñây bệnh do nấm Sclerotium rolfsii
Sacc. gây ra là một loại bệnh nghiêm trọng mức ñộ tổn thất của bệnh gây ra từ
10 – 50%.
Branch, W – D và Brennemen, T.B (1993) [48] cho biết thêm: ở vùng
Georgia của Mỹ thiệt hại do bệnh héo gốc mốc trắng gây ra hàng năm ước
tính khoảng 43 triệu USD.
Nấm gây hại trên cà chua, cây lạc và hàng trăm loại cây trồng khác

nhau (Obien, R.G và CTV – 1994) [74]; (Persley, D.M và CTV – 1994) [75].
Sợi nấm màu trắng phát triển mạnh trên vết bệnh, từ sợi nấm hình thành lên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15


×