Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Giải pháp nâng cao kết quả hoạt động du lịch khu di tích lịch sử thanh niên xung phong ngã ba đồng lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.66 MB, 128 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học nông nghiệp hà nội
-------------***-------------

trần đình ớc

giải pháp nâng cao kết quả HOT NG du lịch
khu di tích lịch sử thanh niên xung phong ng
ba đồng lộc

luận văn thạc sĩ kinh tế

Chuyờn ngnh : kinh tế nông nghiệp
Mó s

: 60.31.10

Ngi hng dn khoa hc : pgs.ts. nguyễn văn song

hà nội - 2012


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tác giả luận văn

Trần ðình Ước

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..


i


LỜI CẢM ƠN
ðể thực hiện và hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi ñã nhận ñược sự quan tâm, giúp ñỡ tận tình, sự ñóng góp quý báu
của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới quý Thầy Cô giáo Khoa
Kinh tế & Phát triển nông thôn và Bộ môn Kinh tế tài nguyên & Môi trường,
Viện ðào tạo sau ðại học, trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tạo mọi
ñiều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
ðặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc ñến PGS.TS. Nguyễn Văn
Song ñã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian tôi
thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Sở Văn hóa TT&DL Hà Tĩnh; Ban
quản lý Khu di tích Ngã ba ðồng Lộc; Phòng Văn hóa, Phòng Thống kê
huyện Can Lộc ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan
giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, ñồng nghiệp và người
thân ñã ñộng viên, tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện ñề tài
nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Trần ðình Ước

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN ...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................ viii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ix
1. MỞ ðẦU............................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài............................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 3
1.2.1 Mục tiêu chung...................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 3
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 4
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu ............................................................................ 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .......................................................5
2.1 Cơ sở lý luận của ñề tài ............................................................................ 5
2.1.1 Những khái niệm cơ bản........................................................................ 5
2.1.1.1 Khái niệm du lịch ............................................................................... 5
2.1.1.2 Tài nguyên du lịch .............................................................................. 8
2.1.1.3 Khách du lịch ................................................................................... 10
2.1.1.4 Dịch vụ du lịch ................................................................................. 11
2.1.1.5 Sản phẩm du lịch ............................................................................. 12
2.1.2 Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch................................................. 12
2.1.2.1 ðiểm du lịch ..................................................................................... 13
2.1.2.2 Tuyến du lịch.................................................................................... 13
2.1.2.3 Khu du lịch....................................................................................... 14
2.1.2.4 Cụm du lịch ...................................................................................... 14
2.1.2.5 Trung tâm du lịch (ñịa phương) ........................................................ 14
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..


iii


2.1.3 Tác ñộng của hoạt ñộng du lịch ñến KT - XH và môi trường .............. 15
2.1.3.1 Tác ñộng ñến kinh tế - xã hội............................................................ 15
2.1.3.2 Tác ñộng ñến môi trường sinh thái ................................................... 16
2.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch .............................. 16
2.1.4.1 ðiều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội .................................... 16
2.1.4.2 Sự phát triển kinh tế.......................................................................... 17
2.1.4.3 Chính sách phát triển du lịch ............................................................ 17
2.1.4.4 Tài nguyên du lịch ............................................................................ 18
2.1.4.5 Thời gian nhàn rỗi ............................................................................ 19
2.1.4.6 Khả năng tài chính của con người.................................................... 20
2.1.4.7 Trình ñộ dân trí................................................................................ 20
2.1.5 Hiệu quả hoạt ñộng du lịch .................................................................. 21
2.1.6 Kết quả hoạt ñộng du lịch.................................................................... 22
2.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch ....................................................... 23
2.2.1 Phát triển du lịch trên thế giới.............................................................. 23
2.2.1.1 Tình hình phát triển du lịch thế giới.................................................. 23
2.2.1.2 Bài học kinh nghiệm về du lịch trên thế giới..................................... 28
2.2.2 Phát triển du lịch ở Việt Nam .............................................................. 29
2.2.2.1 Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam ........................................... 29
2.2.2.2 Bài học kinh nghiệm từ quá trình thực hiện Chiến lược phát triển du
lịch Việt nam giai ñoạn 2001 - 2010............................................................. 33
2.2.3 ðánh giá chung thực trạng phát triển du lịch Hà Tĩnh.......................... 36
2.2.3.1 Những thành tựu ñạt ñược ................................................................ 36
2.2.3.2 Những hạn, yếu kém......................................................................... 39
2.2.4 Quan ñiểm của ðảng, Nhà nước về phát triển Du lịch trong giai ñoạn
hiện nay........................................................................................................ 40
3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................43

3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu................................................................. 43
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

iv


3.1.1 ðiều kiện tự nhiên ............................................................................... 43
3.1.1.1 Vị trí ñịa lý ....................................................................................... 43
3.1.1.2 ðịa hình........................................................................................... 44
3.1.1.3 Khí hậu, thời tiết............................................................................... 44
3.1.1.4 Hệ thống thuỷ văn ............................................................................ 45
3.1.1.5 ðất ñai .............................................................................................. 45
3.1.2 ðiều kiện kinh tế - Xã hội.................................................................... 46
3.1.2.1 Dân số, lao ñộng............................................................................... 46
3.1.2.2 Tình hình kinh tế .............................................................................. 47
3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng.................................................................................... 50
3.1.2.4 Tình hình an ninh, trật tự xã hội........................................................ 50
3.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 51
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu............................................................... 51
3.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................... 51
3.2.2.1 Phương pháp thống kê kinh tế .......................................................... 51
3.2.2.2 Phương pháp so sánh ........................................................................ 51
3.2.2.3 Phương pháp chuyên gia................................................................... 51
3.2.2.4 Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (PRA) ............................... 52
3.2.3 Một số chỉ tiêu phân tích và ñánh giá thực trạng kết quả hoạt ñộng du lịch....... 52
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................................53
4.1 Tài nguyên du lịch Khu di tích lịch sử TNXP Ngã ba ðồng Lộc ............ 53
4.1.1 Vị trí ñịa lý .......................................................................................... 53
4.1.2 ðịa hình............................................................................................... 54
4.1.3 ðất ñai................................................................................................. 54

4.1.4 Lịch sử hình thành khu di tích Ngã ba ðồng Lộc................................. 54
4.1.5 Những câu chuyện huyền thoại về các anh hùng tại Ngã ba ðồng Lộc 56
4.1.6 Các hạng mục công trình trong khu di tích .......................................... 60
4.1.7 Vị thế của khu di tích trong hoạt ñộng du lịch ở Hà Tĩnh .................... 66
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

v


4.2. Thực trạng hoạt ñộng du lịch khu di tích Ngã ba ðồng lộc.................... 67
4.2.1 Khách du lịch ...................................................................................... 67
4.2.2 Thực trạng một số loại hình kinh doanh du lịch chủ yếu...................... 70
4.2.3 Doanh thu du lịch và ñóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của
ñịa phương ................................................................................................... 74
4.2.4 Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch.................................. 75
4.2.5 Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch ........................................... 76
4.2.6 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch .......................................................... 82
4.2.6.1 Nguồn nhân lực thuộc bộ máy quản lý của khu di tích...................... 82
4.2.6.2 Nguồn nhân lực phát triển các dịch vụ du lịch .................................. 84
4.2.7 Công tác phục vụ, ñón tiếp hướng dẫn khách tham quan ..................... 84
4.2.8 Hệ thống các tuyến, ñiểm, tour du lịch kết nối với Khu di tích ............ 86
4.2.9 Công tác giới thiệu, quảng bá .............................................................. 87
4.3 Tổng hợp ñiều tra ñánh giá của khách du lịch......................................... 89
4.3.1 ðánh giá về chất lượng phục vụ của một số dịch vụ du lịch ................ 89
4.3.2 Tìm hiểu nhu cầu của du khách về một số dịch vụ du lịch chủ yếu ...... 91
4.3.3 Một số vấn ñề ảnh hưởng ñến mỹ quan, môi trường, nét ñẹp văn hóa.. 92
4.4 Kết quả ñạt ñược và những yếu tố ảnh hưởng ñến kết quả hoạt ñộng du
lịch Ngã ba ðồng Lộc trong thời gian qua.................................................... 94
4.4.1 Những kết quả ñạt ñược....................................................................... 94
4.4.2 Những yếu tố ảnh hưởng ñến kết quả hoạt ñộng .................................. 95

4.5 Một số giải nâng cao kết quả hoạt ñộng du lịch Ngã ba ðồng Lộc ........ 97
4.5.1 Công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch .......................... 97
4.5.2 ðẩy mạnh công tác tổ chức quản lý ñối với hoạt ñộng du lịch ............. 97
4.5.3 Tăng cường công tác giới thiệu, quảng bá du lịch Ngã ba ðồng Lộc ... 98
4.5.4 Huy ñộng nguồn lực ñầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục
vụ chuyên môn, phát triển hệ thống dịch vụ ................................................. 99
4.5.5 ðào tạo và phát triển nguồn nhân lực ................................................ 100
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

vi


4.5.6 Nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân, làm tốt công tác an ninh
trật tự, vệ sinh môi trường .......................................................................... 100
4.5.7 Xây dựng các tour, tuyến du lịch kết nối với Ngã ba ðồng Lộc......... 101
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................103
5.1. Kết luận............................................................................................... 103
5.2. Kiến nghị............................................................................................. 107
5.2.1 ðối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương ................................ 107
5.2.2 ðối với Chính quyền ñịa phương và BQL khu di tích........................ 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................109
PHỤ LỤC HINH ẢNH......................................................................................111
PHỤ LỤC MẪU PHIẾU ðIỀU TRA ...............................................................115

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQL

Ban quản lý

CNV

Công nhân viên

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

LLTNXP

Lực lượng thanh niên xung phong

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TNXP

Thanh niên xung phong

UBND

Ủy ban nhân dân

VH,TT&DL


Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

viii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tốc ñộ tăng trưởng khách du lịch giai ñoạn 2006 - 2011 ..................30
Bảng 2.2: Thu nhập du lịch giai ñoạn 2005 – 2011............................................31
Bảng 2.3: Tổng số cơ sở lưu trú tính ñến năm 2011...........................................32
Bảng 2.4: Lượng khách du lịch ñến Hà Tĩnh, 2006 – 2011 ................................36
Bảng 2.5: Thu nhập từ hoạt ñộng du lịch Hà Tĩnh, 2006 – 2011 ........................37
Bảng 2.6: Cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Hà Tĩnh năm 2011 .....................................38
Bảng 3.7: Tình hình sử dụng ñất ñai của huyện Can Lộc, 2009 – 2011..............46
Bảng 3.8: Tình hình dân số và lao ñộng huyện Can Lộc, 2009 - 2011 ...............48
Bảng 3.9: Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Can Lộc, 2009 2011......................................................................................................................49
Bảng 4.10: Danh sách 10 Nữ liệt sỹ TNXP Ngã ba ðồng Lộc ...........................57
Bảng 4.11: Danh sách các anh hùng tại Ngã ba ðồng Lộc .................................58
Bảng 4.12: Danh sách một số công trình kiến trúc văn hóa - tâm linh................60
Bảng 4.13: Lượng khách du lịch ñến Ngã ba ðồng Lộc .....................................68
Bảng 4.14: Lượng khách ñến Khu di tích Ngã ba ðồng Lộc theo tháng ............70
Bảng 4.15: Các công ty Lữ hành - Du lịch tại Hà Tĩnh.......................................73
Bảng 4.16: Quy hoạch sử dụng ñất Khu di tích Ngã ba ðồng Lộc .....................80
Bảng 4.17: Hiện trạng chất lượng lao ñộng du lịch năm 2011............................83
Bảng 4.18: Mức ñộ hài lòng của du khách ñối với công tác ñón tiếp .................86
Bảng 4.19: ðánh giá công tác phục vụ, chất lượng một số dịch vụ ....................90
Bảng 4.20: Nhu cầu của du khách về một số dịch vụ du lịch..............................91
Bảng 4.21: Phản ảnh của khách du lịch về một vài vấn ñề bất cập .....................93


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

ix


1. MỞ ðẦU
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Du lịch là ngành kinh tế xuất hiện từ rất sớm trên thế giới, du lịch
không chỉ giúp con người phục hồi sức khỏe sau những ngày làm việc căng
thẳng hoặc khám phá và tìm hiểu thiên nhiên, văn hoá mà du lịch còn là một
ngành kinh tế quan trọng. Cho ñến nay, du lịch ñược xem là một “ngành công
nghiệp không khói”, tạo ra giá trị tích lũy ban ñầu cho nền kinh tế, là phương
tiện quan trọng ñể thực hiện chính sách mở cửa, là cầu nối giữa thế giới bên
ngoài và trong nước, thúc ñẩy sự tiến bộ xã hội, tình hữu nghị hoà bình và
hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc.
Nước ta kể từ khi thực hiện chính sách ñổi mới của ðảng và Nhà nước,
ñặc biệt là chính sách ñối ngoại, ngành du lịch Việt Nam ñang trên ñường
phát triển và ñã thu ñược những kết quả ñáng kể về mặt KT-XH. Theo báo
cáo của Tổng cục Du lịch Việt nam về kết quả hoạt ñộng du lịch cho thấy:
Nếu như năm 2001, Việt Nam ñón ñược 2,3 triệu lượt khách quốc tế thì ñến
năm 2011 ñã ñạt hơn 6 triệu lượt khách; thu nhập ngành du lịch ñã tăng từ
20,5 ngàn tỷ ñồng năm 2001 lên 130 ngàn tỷ ñồng vào năm 2011(1); phát triển
du lịch ñã góp phần tích cực thúc ñẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế
liên quan, ñặc biệt là ngành hàng không, xây dựng, sản xuất thủ công mỹ
nghệ gắn với làng nghề,… góp phần thay ñổi diện mạo hệ thống ñô thị và
nông thôn Việt Nam; phát triển du lịch ngày càng tạo nhiều cơ hội cho hàng
triệu ñồng bào cả nước ñược tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên ñất nước, các giá
trị văn hoá dân tộc, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần của
nhân dân; ngành du lịch ñã tạo ra khoảng 430 ngàn lao ñộng trực tiếp và trên


(1) Nguồn: Bộ VH, TT&DL, Báo cáo kết quả hoạt ñộng du lịch, 2011
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

1


1 triệu lao ñộng gián tiếp cho xã hội, qua ñó góp phần tích cực vào nỗ lực xoá
ñói giảm nghèo.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai ñoạn 2010-2020 và tầm
nhìn ñến 2030 xác ñịnh: “Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, tăng nguồn
thu ngoại tệ cho ñất nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều
việc làm trong xã hội. Trong giai ñoạn 2010-2020, ngành Du lịch phấn ñấu
ñạt tốc ñộ tăng trưởng khách du lịch quốc tế hàng năm từ 10-15%/năm”.(2)
Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, du lịch Hà Tĩnh ñược
Chính phủ khẳng ñịnh là một trọng ñiểm trong hệ thống du lịch quốc gia. Với
vị trí ñịa lý ñặc biệt quan trọng, là cầu nối hai miền Nam - Bắc với Lào, Thái
Lan và các nước ASEAN, nằm giữa trung tâm của nhiều mối liên kết giao
thông trên hành lang kinh tế ðông - Tây, có cữa khẩu quốc tế Cầu Treo thông
thương với nước bạn Lào. Với 137 km bờ biển, ngoài khai thác, nuôi trồng và
chế biến hải sản xuất khẩu, hiện nay ñã hình thành và xây dựng các khu nghỉ
dưỡng như Thiên Cầm, Xuân Thành, Thạch Hải, ðèo Con; Về cảng biển có
cảng Xuân Hải và cảng biển nước sâu Vũng Áng, quốc lộ 12A nối Cảng và
Khu công nghiệp Vũng Áng với cửa khẩu quốc tế Cha - Lo sang Lào và Thái
Lan ñang ñược xây dựng.
Hà Tĩnh có các ñiểm du lịch ñặc sắc về sinh thái, lịch sử - văn hoá nổi
tiếng với 288 di tích ñược xếp hạng, trong ñó 72 di tích ñã ñược xếp hạng cấp
quốc gia, 216 di tích xếp hạng cấp tỉnh.(3) Các di tích gắn với nghĩa quân Phan
ðình Phùng, ðại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Hải Thượng Lãn
Ông Lê Hữu Trác, Tổng Bí thư ðảng CSVN Trần Phú, Hà Huy Tập.v.v.

nhiều danh lam, thắng cảnh kì vĩ khác như Chùa Hương Tích, Quỳnh Viên Lê
Khôi .v.v. Hà Tĩnh cũng là nơi có nhiều trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống
ñặc sắc như lễ hội Chùa Hương Tích, lễ hội ñền Lê Khôi, lễ hội Cầu Ngư, các
(2) Nguồn: Bộ VH, TT&DL, Chiến lược phát triển du lịch 2010-2020, 2011
(3) Nguồn: Sở VH,TT&DL Hà Tĩnh, Báo cáo hoạt ñộng du lịch, 2011
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

2


di tích gắn với chiến công vẻ vang của dân tộc trong kháng chiến chống Mỹ
cứu nước, tiêu biểu như khu di tích lịch sử TNXP Ngã ba ðồng Lộc.
Với một tiềm năng dồi dào và phong phú, Hà Tĩnh có ñủ ñiều kiện ñể
phát triển ña dạng các loại hình du lịch như: Du lịch biển, du lịch sinh thái, du
lịch văn hóa lịch sử, du lịch tâm linh .v.v. Tuy nhiên, những kết quả ñạt ñược
của ngành du lịch Hà Tĩnh trong những năm qua còn quá khiêm tốn so với
tiềm năng vốn có.
ðể tìm hiểu thực trạng, ñề xuất một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt
ñộng du lịch khu di tích lịch sử Thanh niên xung phong Ngã ba ðồng Lộc
thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Giải pháp nâng cao kết quả hoạt ñộng du lịch
khu di tích lịch sử Thanh niên xung phong Ngã ba ðồng Lộc”.
Với nội dung nghiên cứu của ñề tài trên, chúng tôi tiến hành ñi tìm lời
giải cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt ñộng du lịch?
2. Thực trạng hoạt ñộng du lịch khu di tích lịch sử TNXP Ngã ba ðồng
Lộc trong thời gian qua?
3. Các giải pháp nâng cao kết quả hoạt ñộng du lịch khu di tích lịch sử
TNXP Ngã ba ðồng Lộc trong thời gian tới?
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở tìm hiểu, ñáng giá thực trạng hoạt ñộng du lịch khu di tích
lịch sử TNXP Ngã ba ðồng Lộc, từ ñó ñề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
kết quả hoạt ñộng du lịch trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt ñộng du lịch, kết quả
hoạt ñộng du lịch;

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

3


- ðánh giá thực trạng hoạt ñộng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến
kết quả hoạt ñộng du lịch khu di tích lịch sử TNXP Ngã ba ðồng Lộc trong
thời gian qua;
- ðề xuất các giải pháp nâng cao kết quả hoạt ñộng du lịch khu di tích
lịch sử TNXP Ngã ba ðồng Lộc trong thời gian tiếp theo.
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
Các hoạt ñộng du lịch và khách du lịch ñến tham quan, dâng hương
tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại khu di tích lịch sử TNXP Ngã ba
ðồng Lộc.
Các chính sách của Nhà nước, của tỉnh liên quan ñến hoạt ñộng du lịch.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung ñánh giá thực trạng và tìm giải pháp nâng cao
kết quả hoạt ñộng du lịch khu di tích lịch sử TNXP Ngã ba ðồng Lộc bền
vững.
- Về không gian: Nghiên cứu tại ñịa bàn khu di tích lịch sử TNXP Ngã
ba ðồng Lộc, các ñiểm du lịch liên quan trên ñịa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

- Về thời gian: ðề tài tổng hợp, ñánh giá các nội dung nghiên cứu trong
khoảng thời gian 6 năm (2006 -2011) ñề xuất các giải pháp ñến năm 2020 và
ñịnh hướng ñến 2030.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận của ñề tài
2.1.1 Những khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm du lịch
Du lịch là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp. Trong quá trình phát
triển, nội dung hoạt ñộng của nó không ngừng mở rộng và ngày càng phong
phú. Khái niệm về du lịch không mới, có thể nói du lịch hình thành từ thời kỳ
cổ ñại, vào thế kỷ VIII TCN - các cuộc hành hương của người Hy Lạp về ñỉnh
Olympus. Tuy nhiên với những cách tiếp cận khác nhau hay các cách hiểu
khác nhau về du lich ở các nước khác nhau cũng như tính chất ñặc thù của
hoạt ñộng du lịch mà cho tới nay trên thế giới chưa có sự thống nhất khái
niệm chung về du lịch.
Bước vào thế kỷ 21, du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ
biến, là ngành kinh tế mang lại thu nhập khá cao. Ngành du lịch không chỉ sôi
nổi ở các nước phát triển mà còn dẫy lên mạnh mẽ ở các nước ñang phát triển,
trong ñó có Việt Nam. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc ñộ nghiên cứu
khác nhau, các tác giả nghiên cứu mỗi người có một cách hiểu khác nhau về
du lịch cho nên có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch.
Dưới con mắt của Guer Freuler thì “Du lịch với ý nghĩa hiện ñại của từ
này là một hiện tượng của thời ñại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu
cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay ñổi của môi trường xung quanh, dựa vào

sự phát sinh, phát triển tình cảm ñối với vẻ ñẹp thiên nhiên”. Du lịch là vấn
ñề tất yếu sẽ xẩy ra trong cuộc sống hiện ñại. ðiều kiện cần và ñủ ñể nó xẩy
ra là con người có nhu cầu thay ñổi môi trường sống xung quanh, có sức khoẻ
và yêu cầu về sức khoẻ, có ñiều kiện về kinh tế ñể thực hiện về việc chi trả
những chi phí phát sinh trong cuộc du hành.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

5


Kaspar cho rằng “Du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân
mà phải là tất cả những gì liên quan ñến sự di chuyển ñó”.
Theo quan ñiểm của Hienziker và Kraff thì “Du lịch là tổng hợp các
mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các hành trình và lưu trú tạm thời
của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường
xuyên của họ”. ðến năm 1963, tại Hội nghị Liên hợp quốc tế về Du lịch họp
ở Rô Ma, các chuyên gia khoa học du lịch ñã thừa nhận ñịnh nghĩa này. Và họ
ñúc kết lại, ñưa ra khái niệm cụ thể như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối
quan hệ, hiện tượng và các hoạt ñộng kinh tế bắt nguồn từ các hoạt ñộng của
cá nhân, tập thể bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hoặc ngoài nước với
mục ñích hoà bình. Nơi họ ñến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Tổ chức du lịch thế giới (World Tourist Organization) là một tổ chức
của Liên Hợp Quốc lại cho rằng “Du lịch là ñi ñến một nơi khác xa nơi
thường trú ñể giải trí, nghỉ dưỡng… trong thời gian nhàn rỗi”. Các du khách
chỉ tiến hành cuộc hành trình du hành nghỉ dưỡng của mình vào thời gian
rảnh rỗi. ðịa ñiểm ñến là một nơi xa nơi làm việc và nơi ở của họ. Họ ñi ñến
những nơi xa ấy ñể khám phá thiên nhiên, tìm hiểu di sản văn hoá, di tích lịch
sử, trải nghiệm cuộc ñời và hưởng lạc cuộc sống.
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội ñơn

thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt ñộng kinh tế. Cụ thể, nhà kinh tế học
Picara – Edmod ñưa ra ñịnh nghĩa: “Du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và
chức năng của nó, không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về
phương diện giá trị do khách chi ra và của những khách vãng lai mang ñến
với túi tiền ñầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ
nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí”.
Khác với quan ñiểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt
Nam ñã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo
các chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “Một dạng nghỉ dưỡng, sự
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

6


tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục ñích: Nghỉ ngơi,
giải trí, tham quan di tích lịch sử văn hoá, xem danh lam thắng cảnh…”.
Nghĩa thứ hai, các chuyên gia coi du lịch là “Một ngành kinh doanh tổng hợp
có hiệu quả cao về nhiều mặt, nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống
lịch sử và văn hoá dân tộc. Từ ñó góp phần làm tăng thêm tình yêu ñất nước,
ñối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế,
du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình
thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ”.
ðể tạo ñiều kiện cho ngành du lịch ñược khai thác và phát triển bền
vững thì Nhà nước ta ñã ra những pháp lệnh nhằm tăng cường sự quản lý Nhà
nước về du lịch. Cụ thể, theo pháp lệnh tháng 2 năm 1999 ghi rõ “Du lịch là
một ngành kinh tế tổng hợp, quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có
tính liên vùng và xã hội hoá cao”. Tại khoản 1 ñiều 4 Luật Du lịch ñược Chủ
tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh công bố vào ngày 27
tháng 6 năm 2005 quy ñịnh “Du lịch là các hoạt ñộng có liên quan ñến
chuyến ñi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm ñáp

ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian
nhất ñịnh”.
Như vậy, ñể hiểu một cách ñầy ñủ, chính xác về du lịch thì chúng ta có
thể tách du lịch thành hai thành phần ñể ñịnh nghĩa về nó:
- Thứ nhất, Du lịch ñược hiểu là sự di chuyển và lưu trú qua ñêm tạm
thời trong khoảng thời gian rảnh rỗi nhất ñịnh của cá nhân hay tập thể ngoài
nơi cư trú nhằm mục ñích phục hồi sức khỏe, thư giãn, nghỉ ngơi, giải trí,
nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh, về di sản văn hoá lịch sử,
có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá
và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng.
- Thứ hai, Du lịch là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả
mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua ñêm tạm thời
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

7


trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục ñích
phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
2.1.1.2 Tài nguyên du lịch
Yếu tố có vai trò hàng ñầu, ñược xem như tiền ñề ñể phát triển du lịch
là tài nguyên du lịch. Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với du lịch
ñể chỉ những ñối tượng cụ thể, có giá trị kinh tế ñối với ngành công nghiệp du
lịch. Tài nguyên du lịch là dạng tài nguyên rất ñặc thù bởi các ñối tượng tự
nhiên và nhân văn ñã có biến ñổi ít nhiều ñể phù hợp với mục ñích du lịch. Có
thể thấy, tài nguyên du lịch phong phú sẽ hấp dẫn khách du lịch, tăng hiệu quả
khai thác và ñem lại nguồn lợi kinh tế lớn hơn.
Theo Nguyễn Minh Tuệ: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và
văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát
triển thể lực, trí lực của con người, khả năng lao ñộng và sức khỏe của họ.

Những tài nguyên này ñược sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho
việc sản xuất dịch vụ du lịch”.
Luật du lịch Việt Nam (2005) quy ñịnh: “Tài nguyên du lịch là cảnh
quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao ñộng
sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm ñáp
ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản ñể hình thành các khu du lịch, ñiểm du
lịch, tuyến du lịch, ñô thị du lịch” (Khoản 4, ðiều 4, Chương I Luật Du lịch).
Phạm trù tài nguyên du lịch có thể mở rộng hoặc thu hẹp phụ thuộc vào
nhu cầu, sở thích của khách du lịch và các tiến bộ khoa học công nghệ, các
sáng kiến trong cách làm du lịch của nhiều ñịa phương…
Dựa vào ñặc tính và nguồn gốc của tài nguyên thì tài nguyên thường
ñược phân chia thành hai loại: tài nguyên tự nhiên (natural resources) gắn liền
với các yếu tố tự nhiên và tài nguyên nhân văn (human resources) gắn liền với
các yếu tố con người và xã hội.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

8


Tài nguyên du lịch tự nhiên: Trong cuốn “ðịa lý kinh tế - xã hội Việt
Nam”, Lê Thông và nhóm nghiên cứu cho rằng: “Tài nguyên du lịch tự nhiên
là tổng thể tự nhiên với các thành phần của nó có thể góp phần khôi phục và
phát triển thể lực, trí lực của con người, khả năng lao ñộng và sức khỏe của
họ và ñược lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du
lịch”
Luật du lịch Việt Nam (2005) quy ñịnh: “Tài nguyên du lịch tự nhiên
gồm các yếu tố ñịa chất, ñịa hình, ñịa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái,
cảnh quan tự nhiên ñang ñược khai thác hoặc có thể sử dụng phục vụ mục
ñích du lịch” (Khoản 1, ðiều 13, Chương II).

Như vậy, tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên, các
hiện tượng tự nhiên và mối quan hệ giữa chúng. Cần xem xét chúng trong mối
quan hệ tương hỗ ñể chỉ ra những ñiều kiện nào thuận lợi nhất, thích hợp nhất
cho hoạt ñộng du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn: Tài nguyên du lịch nhân văn là dạng tài
nguyên do con người tạo ra, tính nhân tạo là nguyên nhân dẫn ñến các ñặc
ñiểm rất khác biệt so với tài nguyên du lịch tự nhiên. Tuy nhiên, không phải
giá trị nào con người tạo ra cũng trở thành tài nguyên du lịch nhân văn, chỉ
những tài nguyên nhân văn nào dùng ñể phục vụ các mục ñích du lịch thì mới
ñược coi là tài nguyên du lịch nhân văn. Như vậy, có thể nói tài nguyên du
lịch nhân văn là những giá trị văn hóa ñặc sắc, tiêu biểu cho mỗi dân tộc, mỗi
quốc gia, mỗi ñịa phương, bởi lẽ phần lớn du khách sẽ chỉ hứng thú với
những gì tinh hoa, ñặc sắc của nơi ñến mà thôi.
Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): “Tài nguyên du lịch nhân văn bao
gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch
sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao ñộng sáng tạo của con
người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể ñược sử dụng
phục vụ cho mục ñích du lịch” (Khoản 1, ðiều 13, Chương II).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

9


ðặc trưng của tài nguyên du lịch nhân văn là có giá trị nhận thức nhiều
hơn giá trị giải trí, ít bị phụ thuộc vào các ñiều kiện tự nhiên, thường tập trung
ở các khu vực quần cư và thu hút du khách có mức thu nhập, có trình ñộ văn
hóa, cũng như yêu cầu nhận thức cao hơn.
Tài nguyên du lịch nhân văn ñược cấu thành từ hai bộ phận chính: nhân
văn phi vật thể và nhân văn vật thể.
Tài nguyên nhân văn phi vật thể: là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch

sử, văn hóa, khoa học ñược lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, ñược lưu truyền
bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác.
Bao gồm các lễ hội, nghề thủ công truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục
truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
Tài nguyên nhân văn vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di
vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
2.1.1.3 Khách du lịch
Nhà xã hội học Cohen cho rằng: “khách du lịch là một người ñi tự
nguyện, mang tính nhất thời, với mong muốn ñược giải trí từ những ñiều mới
lạ và thay ñổi thu nhận ñược trong một chuyến ñi tương ñối xa và không
thường xuyên”. Tuy nhiên, quan ñiểm này không ñược nhiều người nghiên
cứu du lịch thừa nhận, bởi lẽ có nhiều ñiểm trong khái niệm này không phù
hợp với thực tiễn phát triển du lịch hiện nay nữa.
Cũng trong Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch tại Roma (1963), các
nhà nghiên cứu cũng ñưa ra khái niệm về khách du lịch, khái niệm này sau ñó
ñã ñược Tổ chức Du lịch Thế giới chính thức thừa nhận. Theo ñó: “Khách du
lịch quốc tế (International Tourist) là một người lưu trú ít nhất một ñêm,
nhưng không quá một năm, tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú. Du
khách có thể ñến với nhiều lý do khác nhau nhưng không lĩnh lương tại nơi
ñến.”
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

10


“Khách du lịch nội ñịa (Domestic Tourist) là một người ñang sống
trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, ñến một nơi khác trong quốc gia
ñó (khác với nơi thường trú), trong một thời gian ít nhất 24 giờ và không quá
một năm với mục ñích không phải làm việc ñể hưởng lương.”

Luật du lịch Việt Nam (2005) cũng ñưa ra các ñịnh nghĩa về khách du
lịch như sau: “Khách du lịch là người ñi du lịch hoặc kết hợp ñi du lịch, trừ
trường hợp ñi học, ñi làm việc hoặc hành nghề ñể nhận thu nhập ở nơi ñến.”
“Khách du lịch nội ñịa là công dân Việt Nam, người nước ngoài
thường trú tại Việt Nam ñi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.”
“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam ñịnh cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài
thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.”
2.1.1.4 Dịch vụ du lịch
Theo ñiều 4, chương I của Luật du lịch Việt Nam “Dịch vụ du lịch là
việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui
chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và các dịch vụ khác nhằm ñáp ứng nhu
cầu của khách du lịch”.
Các loại hình dịch vụ du lịch chủ yếu:
+ Dịch vụ vận chuyển: nhằm ñưa du khách từ nơi cư trú ñến các ñiểm du
lịch, từ các ñiểm du lịch này ñến ñiểm du lịch khác hoặc trong phạm vi một ñiểm
du lịch nào ñó, bằng phương tiện nhất ñịnh.
+ Dịch vụ lưu trú, ăn uống: bao gồm các dịch vụ phục vụ du khách nghỉ
ngơi, thư giãn và lấy lại sức khoẻ trong hành trình du lịch của mình thông qua hệ
thống các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng nơi khách dừng chân.
+ Dịch vụ vui chơi giải trí: ñây là một dịch vụ hết sức quan trọng, có thể
giúp du khách tiêu khiển trong thời gian rỗi, tăng tính hấp dẫn của ñiểm ñến
và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

11


+ Dịch vụ mua sắm: nhằm ñáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa vật

dụng, các mặt hàng lưu niệm mang tính ñặc trưng của nơi ñến du lịch, ñồng
thời góp phần tăng doanh thu và quảng bá hình ảnh của ñiểm du lịch ñến với
công chúng thông qua hàng hóa, ñồ lưu niệm ñược khách du lịch mua sắm.
2.1.1.5 Sản phẩm du lịch
Theo Michael M. Coltman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm
các thành phần không ñồng nhất hữu hình và vô hình.”
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các
dịch vụ cần thiết ñể thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến ñi du
lịch.” (Khoản 10, ðiều 4, Chương I).
Như vậy, các khái niệm trên ñều chỉ ra rằng cấu tạo nên sản phẩm du
lịch phải bao gồm một tập hợp hay tổng thể các yếu tố. Các yếu tố này có thể
là hữu hình hoặc vô hình nhưng ñều nhằm ñể thỏa mãn nhu cầu của du khách.
Hiểu một cách chung nhất: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và
phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch ñáp ứng nhu
cầu của khách du lịch.”
2.1.2 Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch
Tổ chức lãnh thổ du lịch là một hệ thống liên kết không gian của các
ñối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan, dựa trên việc sử dụng tối
ưu các nguồn tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm
ñạt hiệu quả (kinh tế - xã hội, môi trường) cao nhất.
Du lịch là một ngành kinh tế có tính không gian, lãnh thổ rõ nét. Trong
các vấn ñề quy hoạch phát triển du lịch thì quan trọng hàng ñầu là sự tổ chức
và phân bố không gian của các ñiểm, tuyến, cụm, khu du lịch…Tổ chức lãnh
thổ du lịch một cách hiệu quả là bước khởi ñầu quan trọng ñể khai thác tài
nguyên du lịch một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả và hướng ñến sự phát triển
bền vững.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

12



2.1.2.1 ðiểm du lịch
ðiểm du lịch là cấp phân vị thấp nhất trong 5 cấp phân vị lãnh thổ du
lịch (M.Bưchovarov), là kết quả ñầu ra trước tiên của hệ thống lãnh thổ du
lịch theo sơ ñồ của Ce-caspar. Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): “ðiểm du
lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của
khách du lịch” (Khoản 8, ðiều 4, Chương I).
ðiểm du lịch có quy mô nhỏ bé về mặt lãnh thổ, tuy nhiên có sự chênh
lệch về diện tích giữa các ñiểm du lịch, sự chệnh lệch này ñôi khi rất lớn.
ðiểm du lịch là nơi tập trung một hoặc nhiều loại tài nguyên du lịch kết hợp.
Có hai dạng ñiểm du lịch ñó là ñiểm du lịch ñã ñi vào khai thác, hoạt
ñộng và ñiểm du lịch còn ở dạng tiềm năng.
+ ðiểm du lịch ñang hoạt ñộng: là nơi ñã ñược tổ chức và khai thác ñể
phục vụ du lịch.
+ ðiểm du lịch tiềm năng: là nơi có một hay nhiều nguồn tài nguyên du
lịch có sức hấp dẫn du khách song vẫn chưa ñi vào khai thác.
2.1.2.2 Tuyến du lịch
Tuyến du lịch là cấp phân vị thứ hai trong hệ thống lãnh thổ du lịch.
Tuyến du lịch, theo Luật du lịch (2005) là: “Lộ trình liên kết các khu du lịch,
ñiểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông
ñường bộ, ñường sắt, ñường thủy, ñường hàng không” (Khoản 9, ðiều 4,
Chương I). Như vậy, cơ sở ñể xây dựng các tuyến du lịch chính là các tuyến
giao thông và các ñiểm du lịch. Do ñó, ñể phát triển các tuyến du lịch thì
trước hết phải hoàn thiện hệ thống giao thông và xây dựng các ñiểm nhấn là
các ñiểm du lịch có sức thu hút.
Tuyến du lịch về mặt không gian lãnh thổ có thể chia làm nhiều loại
như: tuyến du lịch quốc gia nối các ñiểm, các khu du lịch có ý nghĩa quốc gia,
thậm chí với các cửa khẩu quốc tế; tuyến du lịch nội vùng (á vùng, tiểu vùng),
tuyến du lịch liên vùng; các tuyến du lịch ñịa phương, nội tỉnh….

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

13


2.1.2.3 Khu du lịch
“Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài
nguyên du lịch tự nhiên, ñược quy hoạch, ñầu tư phát triển nhằm ñáp ứng nhu
cầu ña dạng của khách du lịch, ñem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi
trường.” (Khoản 7, ðiều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam, 2005). Như
vậy, khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, ñặc biệt là các cảnh
quan thiên nhiên tươi ñẹp, ñộc ñáo có thể ñược quy hoạch và xây dựng ñể ñáp
ứng nhu cầu du khách. Hiện nay ở nước ta phổ biến là các khu du lịch ñược
xây dựng trên nền tảng các cảnh quan tự nhiên hấp dẫn, các di tích hoặc cụm
di tích văn hóa – lịch sử ở nơi có danh lam thắng cảnh… và bồi ñắp thêm các
công trình nhân tạo khác ñể tạo tính liên kết giữa các cảnh trí và sự vật, giúp
du khách thỏa trí tưởng tượng; ñồng thời xây dựng các công trình phục vụ
nhu cầu ăn, nghỉ và vui chơi khác của du khách.
2.1.2.4 Cụm du lịch
Cụm du lịch là sự tập trung gần gũi về mặt không gian của các ñiểm du
lịch, khu du lịch với mật ñộ tương ñối dày, trong cụm du lịch luôn xác ñịnh
ñược hạt nhân của cụm là nơi tập trung tài nguyên du lịch, các ñiểm, khu du
lịch ñặc trưng nhất cho toàn cụm. Tại các cụm du lịch phải có sự phát triển về
cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành tương ñối hoàn thiện.
2.1.2.5 Trung tâm du lịch (ñịa phương)
Trung tâm du lịch ñịa phương là nơi tập trung các tài nguyên du lịch,
các ñiểm du lịch tiêu biểu cũng như các tuyến du lịch chủ yếu của ñịa
phương. Trung tâm du lịch thường là nơi tập trung các ñầu mối giao thông, có
thể là nơi tập trung các hoạt ñộng kinh tế - xã hội của cả ñịa phương, trong ñó
du lịch là ngành có ñóng góp ñáng kể. Về phương diện lãnh thổ nội tỉnh,

trung tâm du lịch có thể bao gồm cả huyện, thậm chí nhiều huyện. ðây là hạt
nhân, trung tâm ñộng lực thúc ñẩy sự phát triển du lịch của cả tỉnh. Tuy nhiên,
không phải ñịa phương nào cũng xác ñịnh ñược trung tâm du lịch do phụ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

14


thuộc vào sự phân bố của các ñiểm du lịch trên lãnh thổ, mặt khác còn phụ
thuộc vào quy hoạch phát triển du lịch của mỗi ñịa phương.
2.1.3 Tác ñộng của hoạt ñộng du lịch ñến KT - XH và môi trường
Hoạt ñộng phát triển du lịch có tác ñộng ảnh hưởng ñến nhiều mặt của
kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trường.
2.1.3.1 Tác ñộng ñến kinh tế - xã hội
Du lịch mang lại lợi ích về nhiều mặt cho một quốc gia hay một lãnh
thổ du lịch, nó có ý nghĩa rất lớn ñối với sự phát triển kinh tế xã hội. Tác ñộng
của hoạt ñộng du lịch ñến kinh tế xã hội thể hiện ở các mặt chủ yếu:
- Góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ: ñẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu tại
chỗ, Du lịch quốc tế góp phần làm tăng dự trữ của một quốc gia.
- Góp phần tạo công ăn việc làm cho xã hội, nâng cao mức sống của
người dân nơi có du lịch phát triển.
- Góp phần thúc ñẩy phát triển cơ sở hạ tầng xã hội. Thúc ñẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ. Du lịch
tác ñộng ñến sự phát triển của các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, công
nghiệp, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ... góp phần khôi phục và phát triển các
làng nghề thủ công truyền thống. Ngoài ra, du lịch còn là ñộng lực phát triển
các lĩnh vực như y tế, văn hóa, ngân hàng...
- Góp phần phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, tăng cường giao lưu
quốc tế.
- Du lịch làm cho con người vui vẻ, thoải mái, thân thiện hơn, hạn chế

những bệnh tật, kéo dài tuổi thọ... Du lịch giáo dục, nâng cao nhận thức của
con người, làm cho con người hiểu biết nhiều hơn về thế giới xung quanh
mình.
Bên cạnh những tác ñộng tích cực, một số ảnh hưởng tiêu cực có thể
nảy sinh trong quá trình hoạt ñộng phát triển du lịch bao gồm:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

15


×