Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh (tham khảo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.2 KB, 8 trang )

PHÒNG GD&ĐT TÂN HIỆP
TRƯỜNG THCS TÂN AN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG
DANH HIỆU CHIẾN SỸ THI ĐUA CẤP TỈNH
Năm học 2010 – 2011
I/. Sơ yếu lý lịch:
- Họ và tên: Trần Hải Dương
- Năm sinh: 1958
- Quê quán: xã Trực Khang, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
- Chức vụ:
Hiệu trưởng
II/. Nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm qua
1/. Nêu tên đề tài sáng kiến:
Một số biện pháp xây dựng tập thể sư phạm trong trường THCS.
2/. Phân tích đề tài trong quá trình thực hiện:
2.1/ Quá trình thực hiện đề tài theo một số biện pháp sau:
Tìm hiểu năng lực từng cá nhân trong tập thể: Tìm hiểu, đánh giá đúng khả
năng của cán bộ giáo viên, xác định từng mặt mạnh yếu để phân công, sử dụng có
hiệu quả là một nghệ thuật quản lý quan trọng.
Tổ chức tốt Hội nghị công chức nhà trường, tạo sự đồng thuận cao trong thực
hiện nhiệm vụ chung. Hội nghị công chức quyết định các nhiệm vụ, mục tiêu phấn
đấu chung của tập thể. Từ hội nghị công chức, cần tạo ra được một ý chí, một
nguyện vọng chung để cả tập thể cùng tích cực phấn đấu.
Xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong trường: Đoàn kết nội bộ tạo ra sức
mạnh cần thiết để đảm bảo sự thành công đối với các mặt hoạt động. Một tập thể


đoàn kết sẽ tạo ra được một bầu không khí tập thể có lợi cho mọi hoạt động của nhà
trường. Như Bác Hồ đã nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành
công, đại thành công”.
Sắp xếp tổ chức và bồi dưỡng chuyên môn: Một tập thể vững mạnh cần có
một tổ chức hợp lý, cần có những cá nhân có trình độ, năng lực được phân công sử
dụng đúng chỗ để phát huy hiệu quả công tác cao nhất. Do đó, đây cũng là một giải
pháp quan trọng, sử dụng không đúng người, sẽ tạo ra những lực cản không có lợi
cho tổ chức.
Nâng cao chất lượng công tác của Ban giám hiệu: Bản thân các đồng chí
trong ban giám hiệu phải gương mẫu, tiêu biểu; phải thể hiện tính tiên phong, tích
cực. Trong một tập thể vững mạnh, không thể chấp nhận những cá nhân có khuynh
hướng đứng ngoài tổ chức, đi ngược các ý chí, nguyện vọng chung của tập thể. Các
thành viên của ban giám hiệu càng không được phép như thế.
Mỗi biện pháp trên đây đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Cần phải phối hợp
đồng thời, hỗ trợ nhau để đạt được kết quả cao nhất. Trong thực tế không có biện
pháp nào là vạn năng, là chiếm ưu thế tuyệt đối so với các biện pháp khác.


2.2/ Trong quá trình thực hiện đề tài tôi nhận thấy muốn “xây dựng tập thể sư
phạm trong trường THCS” đạt hiệu quả cao thì hiệu trưởng cần thực hiện tốt
nội dung sau :
Xây dựng tập thể sư phạm là yếu tố cơ bản quyết định trực tiếp đến chất
lượng giảng dạy và giáo dục mỗi trường. Đòi hỏi người hiệu trưởng phải nghiên
cứu kỹ và tìm hiểu cụ thể mỗi cá nhân trong tập thể về mọi mặt, toàn diện để có kế
hoạch theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, bồi dưỡng cho đội ngũ của mình quản lý.
Phát huy tinh thần đoàn kết có sự tôn trọng, thương yêu, giúp đỡ, gắn bó với
nhau trong công tác, trong công việc hàng ngày từ việc chung đến việc riêng, phát
huy tính dân chủ, tinh thần trách nhiệm. Nhất định cá nhân và tập thể đó sẽ phát
huy được mọi mặt và kéo theo chất lượng giảng dạy đạt hiệu quả cao.
Yếu tố tinh thần là quyết định nên cần phải coi trọng công tác bồi dưỡng tư

tưởng chính trị, đạo đức tác phong cho đội ngũ mình quản lý và thực hiện tốt quy
chế dân chủ trong trường học. Biết kết hợp chặt chẽ với các thành viên và tổ chức
trong và ngoài nhà trường để xây dựng tập thể sư phạm, chắc chắn đội ngũ sẽ ngày
càng hoàn thiện hơn.
3/. Hiệu quả khi thực hiện sáng kiến:
Với những biện pháp mà bản thân tôi đã áp dụng, tập thể sư phạm trường
THCS Tân An đã nhanh chóng có tiến bộ, từ một trường thuộc tốp trung bình của
huyện đã vươn lên trong tốp dẫn đầu, đạt nhiều thành tích quan trọng.
Đối với tập thể :
4 năm liền nhà trường đều đạt danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”
Duy trì danh hiệu : “Đơn vị văn hoá”
Công đoàn đạt danh hiệu : “Công đoàn vững mạnh xuất sắc”
Liên đội đạt : “Liên đội mạnh”
Đối với cán bộ, giáo viên :
Có 28/ 28 cán bộ, giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, 100% đạt lao động tiên
tiến. Có 6 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, trong đó có 2 người đã đạt chiến sĩ thi đua cấp
tỉnh; 12 cán bộ, giáo viên được các cấp khen thưởng.
Đối với học sinh :
Có 100% học sinh đạt hạnh kiểm trung bình trở lên. Không có học sinh cá
biệt. Có 44% học sinh đạt học lực khá, giỏi. Trong 4 năm có 13 học sinh giỏi cấp
huyện và cấp tỉnh, có học sinh đạt viết chữ đẹp cấp tỉnh; 3 học sinh đạt huy chương
Hội khoẻ Phù đổng cấp tỉnh.
4/. Phạm vi phổ biến đề tài sáng kiến:
Đề tài được thực hiện tại trường THCS Tân An thuộc xã Tân An, huyện Tân
Hiệp, tỉnh Kiên Giang vào thời điểm năm học 2010-2011.
Khách thể nghiên cứu là một số biện pháp xây dựng tập thể sư phạm trong
trường trung học cơ sở. Đối tượng nghiên cứu là đội ngũ cán bộ quản lý trường học
và đội ngũ nhà giáo của trường.
5/. Nêu cấp công nhận đề tài sáng kiến:
Hội đồng đánh giá sáng kiến kinh nghiệm huyện Tân Hiệp xếp loại A.



III/. Kết quả khen thưởng:
Năm học 2008 – 2009: đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở - Quyết định số
1383/QĐ.UBND ngày 25/6/2009 của Chủ tịch UBND huyện Tân Hiệp.
Năm học 2009 – 2010: đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở - Quyết định số
1032/QĐ.UBND ngày 29/7/2010 của Chủ tịch UBND huyện Tân Hiệp; bằng khen
- Quyết định số 3621 ngày 24/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Năm 2010-2011 đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, QĐ số ….. ngày …/…/
…… của Chủ tịch UBND huyện;
Ba năm liền đều được BCH Liên đoàn Lao động tỉnh Kiên Giang tặng bằng
khen với thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn.
Trên đây là kết quả thành tích, khen thưởng những năm qua của bản thân.
Đối chiếu với Luật Thi đua, Khen thưởng đề nghị Hội đồng thi đua các cấp xem xét
tặng thưởng: Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.
Tân Hiệp, ngày 22 tháng 5 năm 2011
Người viết thành tích

Thủ trưởng đơn vị
Xác nhận thành tích

Tân Hiệp, ngày 22 tháng 5 năm 2011
Phó trưởng ban thi đua

Thủ trưởng đơn vị cấp trên
Nhận xét và xác nhận

Trần Hải Dương



PHÒNG GD&ĐT TÂN HIỆP
TRƯỜNG THCS TÂN HIỆP A5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG
DANH HIỆU CHIẾN SỸ THI ĐUA CẤP TỈNH
Năm học 2010 – 2011
I/. Sơ yếu lý lịch:
- Họ và tên: Đinh Thị Thanh
- Năm sinh: 1960
- Quê quán: xã Song An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
- Chức vụ:
Hiệu trưởng
II/. Nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm qua
1/. Nêu tên đề tài sáng kiến:
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện xã hội hóa giáo dục.
2/. Phân tích đề tài trong quá trình thực hiện:
2.1/ Quá trình thực hiện đề tài theo một số biện pháp sau:
Đề tài này đã thực hiện nhiều biện pháp trọng tâm và hết sức cần thiết để
thực hiện đạt kết quả tốt hoạt động xã hội hóa giáo dục ở trường THCS Tân Hiệp
A5. Đó là những biện pháp sau:
Thực hiện nghiêm túc dân chủ hóa kế hoạch hoạt động của nhà trường: Qua
đó nhằm phát huy sức mạnh của tập thể, tranh thủ sự đồng tình của các lực lượng
trong và ngoài nhà trường đối với các kế hoạch phát triển nhà trường.
Tổ chức Bồi dưỡng phương pháp lập kế hoạch cho các thành viên trong Ban
đại diện CMHS: Cần chú trọng bồi dưỡng năng lực tuyên truyền vận động cũng

như khả năng thuyết phục đối với các vị đại diện cha mẹ học sinh và giáo viên chủ
nhiệm qua việc triển khai các kế hoạch hoạt động. Mỗi kế hoạch cần có sức thuyết
phục, tác động tích cực thì mới có khả năng thành công cao.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh: Tuyên
truyền nâng cao nhận thức là một biện pháp quan trọng. Là một trong những cơ sở
quan trọng dẫn đến thành công.
Chỉ đạo xây dựng duy trì nền nếp hoạt động: Nề nếp hoạt động của nhà
trường là điều kiện quan trọng và cần thiết để chuyển đổi từ một nhà trường trung
bình trở thành một nhà trường vững mạnh.
Nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giáo viên: Đội ngũ cán bộ giáo
viên cần phải được nhận thức và có tinh thần trách nhiệm cao trong cuộc vận động,
phải tích cực, gương mẫu đi đầu.
Xây dựng môi trường nhà trường: Các môi trường giáo dục của nhà trường
cần được thay đổi để tạo niềm, hình ảnh cần thiết giúp cho cuộc vận động thực hiện
thuận lợi.
Tăng cường nguồn đầu tư cho nhà trường: Tích cực vận động mọi nguồn
đầu tư có thể được, lựa chọn các đối tượng tiếp cận để vận động có hiệu quả.
Mỗi kế hoạch, biện pháp cần một nguồn lực và thời gian thực hiện riêng,
song tất cả đều hướng đến mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa giáo dục của


nhà trường. Các biện pháp cần phối hợp thực hiện hài hòa và đồng bộ để đạt được
những kết quả tốt nhất.
2.2/ Trong quá trình thực hiện đề tài tôi nhận thấy muốn “xây dựng kế hoạch
và tổ chức thực hiện xã hội hóa giáo dục” đạt hiệu quả cao thì hiệu trưởng cần
thực hiện tốt nội dung sau :
Cần tập trung nâng cao nhận thức, tư tưởng về công tác xã hội hóa giáo dục
đến toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân, giáo viên và học sinh của nhà trường.
Tranh thủ tốt sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, cấp trên và các tổ chức chính trị
xã hội ở địa phương, những người có uy tín, những Mạnh Thường Quân để có được

sự hậu thuẫn lớn về tinh thần và vật chất làm cơ sở để thực hiện cuộc vận động
thành công.
Về phía nhà trường, cần thực hiện các biện pháp tích cực nhằm nâng cao
năng lực sư phạm, tinh thần trách nhiệm, ứng xử văn hóa... của đội ngũ cán bộ giáo
viên. Mỗi người cần có ý thức cao trong việc thực hiện cuộc vận động, gương mẫu
và nỗ lực đóng góp thiết thực và hiệu quả vào thành tích chung. Luôn tham gia có
kết quả tốt trong các phong trào thi đua của nhà trường, luôn là tấm gương về đạo
đức, tự học và sáng tạo;
Tìm hiểu, tiếp nhận và xử lý thông tin, nhất là thông tin từ học sinh hoặc
PHHS để có dữ liệu khi tổ chức họp chi hội phụ huynh; đề cao mọi ý kiến của phụ
huynh đối với các hoạt động của trường, của lớp. Phát hiện những phụ huynh tích
cực, năng động, có uy tín giới thiệu để ban giám hiệu nhà trường trực tiếp liên hệ,
làm việc, giới thiệu vào các ban vận động, hoạt động.
Bản thân hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động phải phù hợp với
chỉ tiêu, nhiệm vụ chung của ngành giáo dục và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đạt hiệu
quả cao.
Quan tâm tới việc định hướng, bồi dưỡng cách xây dựng và triển khai kế
hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường và các Ban đại diện
cha mẹ học sinh ở các lớp.
Duy trì nền nếp, kỷ cương trong nhà trường, duy trì nền nếp tổ chức các hoạt
động chuyên môn và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường,
thực hiện dân chủ hóa các kế hoạch hoạt động cùng phụ huynh học sinh.
Tăng cường hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, duy trì mối quan hệ với
PHHS tạo môi trường giáo dục lành mạnh từ đó giáo dục cho học sinh biết quan
tâm tới người khác, nhằm hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
Tạo cho phụ huynh học sinh nền nếp chăm lo cho giáo dục, quan tâm tới con
em mình không những trong học tập mà cả trong hoạt động giáo dục nhất là giáo
dục vấn đề kỹ năng sống, ứng xử văn hóa, quan tâm tới tập thể...
3/. Hiệu quả khi thực hiện sáng kiến:
Sau ba năm vận động, thực hiện, nhà trường đã thành công cả về mặt cơ sở

vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, cả về mặt tinh thần, uy tín nhà trường được nâng
lên, các mặt hoạt động đều có những chuyển biến tích cực theo hướng có lợi, tập
thể sư phạm ngày càng vững mạnh, vai trò các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà
trường được tăng cường đáng kể.
Cụ thể nhà trường đã được công nhận các danh hiệu sau:
- Trường đạt : “Xanh – sạch – đẹp” vào năm 2008;


- Trường đạt : “Xanh – sạch – đẹp ” mức độ cao vào năm 2009;
- Trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001 – 2010, thời điểm năm học
2009 – 2010.
- Tính tới hè năm 2009, đã hoàn thành tổng công trình với 18 phòng học xây
mới, trùng tu lại 3 phòng học, 560 m 2 sân chơi, hàng rào, nhà vệ sinh cho giáo
viên, học sinh với tổng giá trị là 4 tỷ 209 triệu đồng. Trong đó nhà nước đầu tư là 3
tỷ 390 triệu đồng; nhân dân và Mạnh Thường Quân đóng góp là 819 triệu đồng.
- Diện tích đất do Linh mục Vũ Khắc Nghiêm ủng hộ: 8500 m 2 (tương đương
với 450 triệu đồng).
So sánh kết quả cụ thể từ đầu cuộc vận động đến nay, đã thấy sự khác biệt rất
lớn:
Năm học
2007 – 2008

Năm học
2010 – 2011

10 (S=5x6)

10 (S=6x8)

Không có


4(S=6x8)

2

5

460 m2

1092 m2

Khu vườn chơi

Không có

1560 m2

Khu luyện tập thể dục - thể thao,

Không có

1400 m 2

Nhà để xe cho học sinh

Không có

252 m2

1 (HS)


1 (HS), 1(GV)

Không đạt

Xanh- sạch- đẹp
(mức độ cao)

Số phòng học văn hóa
Phòng học bộ môn
Phòng phục vụ giảng dạy
Sân bãi tập

Nhà vệ sinh
Cảnh quan sư phạm

Những kết quả đạt được không chỉ thể hiện ở sự thay đổi về cơ sở vật chất,
cảnh quan môi trường, phương tiện trang thiết bị được đầu tư mới có trị giá kinh tế
lớn mà quan trọng hơn là ở chỗ nhà trường đã tạo ra được những chuyển biến quan
trọng về nhân tâm, về nhận thức của các cấp, các ngành, về tâm lý của cán bộ, giáo
viên và nhân dân trong khu vực. Từ đó đã tạo ra được một sự đồng thuận cao trong
xã hội, trong tập thể nhà trường.
4/. Phạm vi phổ biến đề tài sáng kiến:
Đề tài này đã áp dụng thành công tại trường THCS Tân Hiệp A5 thuộc xã
Tân Hiệp A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.
Với xuất phát điểm khá thấp song nhà trường đã mạnh dạn trong việc thực
hiện xã hội hóa giáo dục, chủ yếu là dựa vào khả năng vận động, tạo niềm tin để có
được những thành công khá mỹ mãn.
5/. Nêu cấp công nhận đề tài sáng kiến:
Hội đồng đánh giá sáng kiến kinh nghiệm huyện Tân Hiệp xếp loại A.

III/. Kết quả khen thưởng:
Năm học 2008 – 2009: đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở - Quyết định số
1383/QĐ.UBND ngày 25/6/2009 của Chủ tịch UBND huyện Tân Hiệp.


Năm học 2009 – 2010: đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở - Quyết định số
1032/QĐ.UBND ngày 29/7/2010 của Chủ tịch UBND huyện Tân Hiệp; bằng khen
- Quyết định số 3621 ngày 24/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Năm 2010-2011 đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, QĐ số ….. ngày …/…/
…… của Chủ tịch UBND huyện;
Ba năm liền đều được BCH Liên đoàn Lao động tỉnh Kiên Giang tặng bằng
khen với thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn.
Trên đây là kết quả thành tích, khen thưởng những năm qua của bản thân.
Đối chiếu với Luật Thi đua, Khen thưởng đề nghị Hội đồng thi đua các cấp xem xét
tặng thưởng: Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.
Tân Hiệp, ngày 22 tháng 5 năm 2011
Người viết thành tích

Thủ trưởng đơn vị
Xác nhận thành tích

Tân Hiệp, ngày 22 tháng 5 năm 2011
Phó trưởng ban thi đua

Thủ trưởng đơn vị cấp trên
Nhận xét và xác nhận

Đinh Thị Thanh





×