Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (chung) trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định năm 2013-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.57 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG

NAM ĐỊNH

THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG
NĂM HỌC 2013-2014

ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn: NGỮ VĂN (chung)
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1: (2,0 điểm)
Từ “mặt trời” trong các ví dụ sau được sử dụng theo biện pháp tu từ nào? Phân tích
hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?
a) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
(Trích “Khúc hát ru những em bé lớn trên
lưng mẹ”- Nguyễn Khoa Điềm)
b) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Trích “Viếng lăng Bác”- Viễn Phương)
Câu 2: (1,0 điểm)
Khi trò chuyện với bác họa sĩ, nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của
Nguyễn Thành Long có nói:
“- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy,
hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt
trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái
máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một


chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà
ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.
Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến
bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ
hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu!
Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn” (Theo sgk Ngữ
văn 9- Tập 1- tr 185- NXBGD- 2006)
- Qua những lời tâm sự trên, theo em, lí do nào khiến anh thanh niên cảm thấy hạnh
phúc?
- Nêu ngắn gọn những cảm nhận của em về nhân vật qua đoạn văn?
Câu 3: (2,0 điểm)
Từ niềm hạnh phúc của nhân vật anh thanh niên thể hiện qua lời tâm sự trên, hãy viết
một đoạn văn khoảng 15- 20 câu (có đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn) nêu lên
suy nghĩ và quan niệm của em về hạnh phúc?


Câu 4: (5,0 điểm)
“Thơ là tiếng lòng” (Tố Hữu). Hãy lắng nghe tiếng lòng của Thanh Hải qua đoạn thơ
sau trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Mùa xuân - ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
(Theo sgk Ngữ văn 9 – Tập 2- Tr 56- NXBGD- 2012)
___________ HẾT ___________
Họ và tên thí sinh: ……………………

Giám thị số 1: ……………………

Số báo danh: …………………………

Giám thị số 2: ……………………


SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM THI
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: NGỮ VĂN (chung)

Câu
1

Ý

Nội dung

Tiếng Việt
a


Hình ảnh “mặt trời” trong các ví dụ trên được dùng theo biện pháp tu từ:
- Câu a) biện pháp điệp từ “mặt trời” ở cả hai câu thơ; ẩn dụ “mặt trời” ở câu

Điểm
2,0
điểm
1,0
điểm

thơ thứ hai.
- Câu b) biện pháp điệp từ “mặt trời” ở cả hai câu thơ, ẩn dụ “mặt trời” ở câu
thứ hai.
b

Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong các câu:
- Câu a: Nghệ thuật điệp từ “mặt trời” tạo sự liên kết chặt chẽ về nội dung, hình

1,0
điểm

thức ở hai câu thơ. Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời của mẹ” để chỉ đứa con và sự quý
giá của con đối với mẹ, nhấn mạnh vào tình yêu con, tình mẫu tử cao cả, thiêng
liêng.
- Câu b: Nghệ thuật điệp từ “mặt trời” tạo sự liên kết chặt chẽ về nội dung, hình
thức ở hai câu thơ. Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” ở câu thứ hai để chỉ Bác Hồ kính
yêu và sự lớn lao, vĩ đại của Người; thể hiện lòng tôn kính, ngưỡng mộ của
nhân dân, của nhà thơ đối với Bác.
- Tác dụng chung của các biện pháp tu từ: Đều nhấn mạnh vào nội dung cần thể
hiện, làm cho các câu thơ trở nên vừa cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh, vừa đa

nghĩa, có sức gợi.
2

Văn học

1,0
điểm

a

Anh thanh niên cảm thấy hạnh phúc vì:
- Anh lập được thành tích, góp phần phát hiện một đám mây khô giúp không

0,5
điểm

quân ta hạ được máy bay phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Với anh, hạnh phúc
là niềm vui được cống hiến, làm việc có ích cho đất nước.
- Anh tự hào vì có ông bố “tuyệt lắm”, hai bố con cùng thi đua lập chiến công
góp phần của mình cho đất nước. Niềm hạnh phúc của anh thanh niên còn là
được sống, làm việc cùng những người thân yêu nhất vì mục đích xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
b

Cảm nhận về nhân vật qua đoạn văn:

0,5


- Anh thanh niên đóng góp tích cực cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước


điểm

nhưng là người rất khiêm tốn, vô tư, đáng yêu.
- Anh có lí tưởng sống đẹp, là người yêu gia đình, nhiệt tình cống hiến cho đất
nước.
3

Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ, quan niệm về hạnh phúc
Về kĩ năng: Học sinh biết viết đoạn nghị luận đúng về hình thức, dung lượng (15- 20

0,25

câu, có đánh số thứ tự các câu), biết vận dụng một số thao tác lập luận để bày tỏ suy

điểm

nghĩ, quan niệm của bản thân. Diễn đạt trong sáng.
Về kiến thức: Cần đảm bảo một số ý:
- Giải thích: Hạnh phúc là niềm vui, sự sung sướng khi được thỏa mãn nhu cầu nào đó

0,5

về vật chất, về tinh thần. Có những niềm hạnh phúc lớn lao, cao cả, cũng có những

điểm

niềm hạnh phúc bình dị, đơn sơ. (Dẫn chứng)
- Quan niệm về hạnh phúc: Từ niềm hạnh phúc của nhân vật anh thanh niên học sinh 0,75
có thể nêu quan niệm của bản thân về hạnh phúc. Chấp nhận những quan niệm khác điểm

nhau về hạnh phúc, miễn là có cách lí giải phù hợp và đặt quan niệm đó trong hoàn
cảnh hiện tại, đối với lứa tuổi học sinh. Ví dụ: Hạnh phúc là được học tập, được theo
đuổi những khát vọng chân chính; được thực hiện những ước mơ đem lại cuộc sống tốt
đẹp cho bản thân, góp phần đem lại lợi ích chung cho xã hội; hạnh phúc là được sống
trong một gia đình êm ấm, thương yêu…
- Bàn luận:
+ Phê phán những người không biết trân trọng hạnh phúc mà mình đang có, không có 0,25
ý thức vun đắp cho hạnh phúc, chỉ biết tận hưởng hạnh phúc một cách ích kỉ.
điểm
+ Hạnh phúc không tự đến. Con người cần phải biết tự mình tạo nên hạnh phúc, phấn
đấu hết mình cho hạnh phúc của bản thân, gia đình và góp vào phần chung cho cộng
đồng, xã hội. Khi gặp phải những bất hạnh, khổ đau trong cuộc đời không nên bi quan,
chán nản mà cố gắng vượt qua, xem đó như cái giá của hạnh phúc, càng thấy hạnh
phúc đáng quý hơn. (Dẫn chứng)
- Rút ra bài học nhận thức và hành động: Biết trân trọng hạnh phúc, biết tạo nên hạnh 0,25
phúc chân chính bằng những cố gắng của bản thân.

điểm

Lưu ý: Học sinh viết không đúng hình thức là đoạn văn hoặc số câu không đúng quy
định trừ 0,25 điểm.
4

Thơ là tiếng lòng…

5,0
điểm

Yêu cầu chung:
Về kĩ năng: Biết viết bài văn có bố cục rõ ràng, biết vận dụng linh hoạt các thao tác

lập luận, các phương thức biểu đạt. Diễn đạt trong sáng.
Về kiến thức: Hiểu được ý nghĩa nhận xét của Tố Hữu. Cảm nhận và phân tích tiếng


lòng của tác giả Thanh Hải, nghệ thuật thể hiện tiếng lòng ấy qua đoạn thơ.
Yêu cầu cụ thể: Cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:
- Giới thiệu vấn đề: Thơ là tiếng nói tình cảm, là “tiếng lòng” của người làm thơ. “Mùa

0,25

xuân nho nhỏ” là tiếng lòng của Thanh Hải gửi lại cuộc đời trước lúc đi xa. Bài thơ

điểm

được viết vào tháng 11- 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Đó là tiếng nói
bộc lộ tình cảm mến yêu, gắn bó thiết tha với cuộc đời, với quê hương, đất nước. Đoạn
thơ là ước nguyện chân thành, là lời tâm niệm thể hiện tiếng lòng ấy của tác giả.
- Giải thích ý kiến của Tố Hữu: Tiếng lòng ở đây được hiểu là tiếng nói của tâm hồn,
là cảm xúc. Tố Hữu đã đề cập tới đặc trưng quan trọng nhất của thơ ca: là tiếng nói của
tình cảm.
- “Tiếng lòng” của Thanh Hải qua đoạn thơ:
+ Đó là tiếng lòng khát khao hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân, đất nước; đem cái

0,5
điểm

riêng của mình hòa vào với cái chung: Nhà thơ muốn làm con chim, nhành hoa, nốt
trầm xao xuyến đem đến những âm thanh, những màu sắc, hương thơm cho cuộc đời.
(Học sinh phân tích khổ “Ta làm con chim hót…”)
+ Tiếng lòng khát khao hòa nhập ấy được đẩy lên cao trở thành một lẽ sống cao đẹp, lẽ

sống cống hiến và hi sinh: Nhà thơ nguyện làm một “mùa xuân nho nhỏ”, nguyện đem
phần nhỏ bé nhưng đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất cống hiến cho đất nước; nguyện sống với
tất cả sức sống tươi trẻ của mình để hiến dâng cho cuộc đời chung. Lẽ sống ấy rất giản
dị, đáng quý, đáng trân trọng. Nó càng đáng quý hơn vì nó bền bỉ qua thời gian, bất
chấp những thử thách, thăng trầm trong cuộc đời. “Dù là tuổi hai mươi” hay là “khi tóc
bạc” đều nguyện sống với tâm niệm của mình- “lặng lẽ dâng cho đời”. Những câu thơ
ngắn nhưng là cả một sự trải nghiệm của cuộc đời nhà thơ: tuổi trẻ đi theo cách mạng,
phục vụ đất nước. Cho đến thời điểm viết bài thơ, tác giả đang ở trên giường bệnh.
Vậy mà, ông vẫn tha thiết được góp phần của mình vào cái chung. Tiếng lòng ấy càng
khiến ta xúc động. (Học sinh phân tích khổ “Một mùa xuân nho nhỏ..”)
+ Tiếng lòng yêu quê hương, đất nước lắng vào câu ca xứ Huế: Tác giả xin cất lên câu
Nam ai, Nam bình của quê hương xứ Huế để hát về “nước non ngàn dặm”, hát lên khát
vọng và tình yêu. Lời thơ thể hiện ân tình sâu nặng, sự gắn bó với vẻ đẹp tâm hồn của
quê hương xứ sở, gắn bó với đất nước. Đồng thời tác giả cũng thể hiện niềm tin yêu
vào cuộc đời (đặt trong hoàn cảnh sáng tác bài thơ).(Học sinh phân tích khổ kết)
- Nghệ thuật thể hiện tiếng lòng:
+ Cấu tứ chặt chẽ theo kiểu đầu cuối tương ứng. Sự chuyển đổi cách xưng hô (ở đầu
bài thơ là “tôi”, ở đoạn thơ này là “ta”)
+ Nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ: Những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên cũng là những
hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng xuất hiện ở đầu tác phẩm và được lặp lại trong đoạn
thơ để thể hiến tiếng lòng của tác giả: con chim, nhành hoa, mùa xuân... Hoán dụ: tuổi

2,0
điểm


hai mươi, khi tóc bạc…
+ Nghệ thuật điệp (điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc…): Ta, ta làm, dù là, nước non

1,5

điểm

ngàn dặm…vừa tạo tính nhạc vừa nhấn mạnh vào những cảm xúc chân thành của nhà
thơ.
+ Từ ngữ biểu cảm: từ láy: “nho nhỏ”, “lặng lẽ”, số từ “một”, các từ “mình”, “tình”…;
giọng thơ nhỏ nhẹ, khiêm nhường, ngôn ngữ thơ giản dị có sức gợi…
- Đánh giá, mở rộng:
+ Với thể thơ năm chữ, hình ảnh thơ đẹp, giản dị; ngôn ngữ thơ trong sáng, giàu nhạc
điệu; kết hợp linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ, điệp…đoạn thơ thể
hiện xúc động tiếng lòng của tác giả. Đó là khát vọng cao đẹp, là lẽ sống cống hiến hi
sinh, là trái tim yêu tha thiết đất nước quê hương. Tiếng lòng của Thanh Hải cũng
chính là tiếng lòng của triệu triệu trái tim, con người Việt Nam.
+ Tiếng lòng của nhà thơ đã hòa cùng tiếng lòng của biết bao thế hệ. Ta từng bắt gặp
nhiệt tình cống hiến ấy ở những người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không
kính” của Phạm Tiến Duật, ở anh thanh niên và những con người làm việc âm thầm

0,5

cho đất nước trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long….Tố Hữu cũng từng tâm
sự: “Nếu là con chim, chiếc lá/ Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh/ Lẽ nào vay

điểm

mà không có trả/ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”…
- Kết thúc vấn đề: Khẳng định: Người làm thơ cũng phải có cái tài nhưng cái gốc của
thơ vẫn là tình cảm. Tiếng lòng của Thanh Hải đã khơi gợi trong ta những suy ngẫm 0,25
về lẽ sống: Được sống là một hạnh phúc. Vậy ta phải sống cho có ý nghĩa. Phải chăng điểm
đó là cách mà tác giả đã sống: sống bằng tất cả sức lực, nhiệt tình, trí tuệ của mình,
dâng hiến cho cuộc đời, cho quê hương, đất nước.
Lưu ý: - Học sinh có thể có những cách cảm nhận và phân tích khác nhau nhưng phải

theo định hướng và đảm bảo được các ý trên.
- Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi học sinh có sự cảm nhận, phân tích sâu sắc. Giám
khảo không đếm ý cho điểm
Lưu ý chung:
- Sau khi chấm điểm từng câu, giám khảo cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp
lí, đảm bảo đánh giá đúng trình độ học sinh. Khuyến khích những bài viết hiểu đề và
định hướng làm bài, có tính sáng tạo, suy nghĩ sâu sắc, văn viết có cảm xúc.
- Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm, không làm tròn.
- Phần thang điểm trên đây ghi điểm tối đa cho mỗi ý. Nếu học sinh chưa đáp ứng yêu
cầu về kĩ năng và kiến thức thì không đạt số điểm này.



×