Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc việt nam, chương trình lớp 10, THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.21 KB, 50 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2
______________________

ĐỖ THỊ NGỌC MAI

ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
THEO HƢỚNG TÍCH CỰC VÀ ỨNG DỤNG
CƠNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO BÀI
GIẢNG “TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC
GIỮ NƢỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM”,
CHƢƠNG TRÌNH LỚP 10, THPT
KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng

Hà Nội - 2010


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2
______________________

ĐỖ THỊ NGỌC MAI

ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
THEO HƢỚNG TÍCH CỰC VÀ ỨNG DỤNG
CƠNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO BÀI
GIẢNG “TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC
GIỮ NƢỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM”,
CHƢƠNG TRÌNH LỚP 10, THPT
KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ĐẠI TÁ: LÊ VĂN NGHỆ
THƢỢNG TÁ: TRẦN QUANG HÙNG

Hà Nội – 2010

1


LỜI CẢM ƠN
Đề tài có thể hồn thành là nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo
trong Trung tâm GDQP - AN Hà Nội 2, đặc biệt là Đại tá Lê Văn Nghệ và
Thượng tá Trần Quang Hùng đã trực tiếp hướng dẫn em, các thầy đã dành
nhiều thời gian để đọc bản thảo bổ sung những kinh nghiệm q báu của
mình để đề tài được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Đại tá Lê Văn Nghệ và Thượng tá Trần
Quang Hùng đã giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình nghiên
cứu
Em xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy, cơ giáo trong Trung tâm GDQP
-AN Hà Nội 2, các thầy, cô giáo, các em học sinh lớp 10, Trường THPT Xuân
Hòa, Trường THPT Phúc Yên, Trường THPT Bến Tre và các bạn sinh viên
cùng lớp K32, TDTT - GDQP.
Nhân dịp này em xin cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm GDQP - AN Hà
Hội 2. Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hồn
thành đề tài khóa luận.
Trong q trình nghiên cứu đề tài mới, mặc dù đã có nhiều cố gắng
nhưng với khả năng có hạn, chưa có kinh nghiệm nên khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong được sự góp ý và đóng góp tận tình của các thầy, cơ giáo,

bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Đỗ Thị Ngọc Mai

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, căn cứ, kết quả nghiên cứu trong đề tài này hoàn toàn trung thực và
không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác. Nếu có gì khơng trung
thực em xin hồn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, Ngày 15 tháng 05 năm 2010
Sinh viên

Đỗ Thị Ngọc Mai

3


CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
- BGD - ĐT:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

- CNH, HĐH:

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa


- CNTT :

Công nghệ thông tin

- GDQP - AN:

Giáo dục quốc phòng- an ninh

- GDQP :

Giáo dục quốc phòng

- HS, SV:

Học sinh, sinh viên

- KHCN:

Khoa học công nghệ

- SGK:

Sách giáo khoa

- TCDN:

Trung cấp dạy nghề

- THPT :


Trung học phổ thông

- XHCN :

Xã hội chủ nghĩa

4


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Kết quả học tập theo phương pháp truyền thống

16

Bảng 2: Kết quả học tập theo phương pháp tình huống

33

Bảng 3: Kết quả học tập khi sử dụng phần mềm tin học powerpoint

39

Biểu đồ 1: So sánh kết quả học tập theo phương pháp truyền thống,

39

phương pháp tình huống, phương pháp giảng dạy khi sử
dụng phần mềm powerpoint dạy bài "Truyền thống đánh

giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam " cho học sinh lớp
10 trường THPT Xuân Hòa.
Biểu đồ 2: So sánh kết quả học tập theo phương pháp truyền thống,

40

phương pháp tình huống, phương pháp giảng dạy khi sử
dụng phần mềm powerpoint dạy bài "Truyền thống đánh
giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam " cho học sinh lớp
10 trường THPT Phúc Yên .
Biểu đồ 3: So sánh kết quả học tập theo phương pháp truyền thống,
phương pháp tình huống, phương pháp giảng dạy khi sử
dụng phần mềm powerpoint dạy bài "Truyền thống đánh
giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam " cho học sinh lớp
10 trường THPT Bến Tre .

5

40


MỤC LỤC
Trang

Phần mở đầu

1

1. Lý do chọn đề tài


1

2. Mục đích nghiên cứu

3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

4

Chƣơng 1: Tổng quan về lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lí luận của việc đổi mới phương pháp dạy học và ứng

5
5

dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo.
1.1.1. Cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp dạy học

5

1.1.2. Cơ sở lí luận về ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong

10

GDQP-AN

1.2. Cơ sở thực tiễn về phương pháp dạy học GDQP –AN hiện nay ở

13

nhà trường phổ thông
1.3. Cơ sở thực tiễn về ứng dụng CNTT trong GDQP ở các trường

16

THPt hiện nay.
1.4. Tính tất yếu về đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng

17

CNTT trong GDQP-AN

Chƣơng 2: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu

18

2.1. Đối tượng nghiên cứu

18

2.2. Phương pháp nghiên cứu

18

Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Phương pháp trực quan trong GDQP-AN


19
19

3.1.1. Trực quan bằng sơ đồ, bản đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê

20

3.1.2. Màn ảnh

22

3.1.3. Sử dụng máy tính trong giảng dạy GDQP-AN

22

6


3.1.4. Mơ hình dụng cụ học tập

23

3.1.5. Thăm quan thực tế

24

3.2. Phương pháp dạy học bằng tình huống bài “Truyền thống đánh

25


giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam”
3.2.1. Xây dựng được tình huống thực tế

27

3.2.2. Tổ chức lớp trong giảng tình huống GDQP-AN

30

3.2.3. Hướng dẫn học sinh viết bài phân tích tình huống

32

3.2.4. Điều kiện áp dụng phương pháp tình huống

32

3.3. Ứng dụng CNTT (phần mềm powerpoint) vào bài giảng “Truyền

33

thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam”
3.3.1. Soạn bài giảng “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân

33

tộc Việt Nam” trên chương trình powerpoint – slede.
3.2.2. Thực hành dạy học bài “Truyền thống đánh giặc giữ nước


38

của dân tộc Việt Nam” trên chương trình powerpoint.
3.2.3. Kết quả học tập khi sử dụng phần mềm tin học powerpoint.

39

Kết luận và kiến nghị

41

Tài liệu tham khảo

42

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới đất nước, giáo dục và đào tạo được coi là nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu, nhằm đào tạo ra con người phát triển tồn diện, phục
vụ cho cơng cuộc đổi mới của đất nước. Hiện nay, nền giáo dục và đào tạo của
chúng ta đã và đang có những chuyển biến tích cực theo sự phát triển chung của
xã hội. Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục quốc phòng - an ninh
(GDQP - AN) là một trong những môn học được Đảng và Nhà nước quan tâm
đặc biệt. Nhiều văn bản nghị quyết, nghị định ban hành được quán triệt, triển
khai đồng bộ, xác định rõ môn học GDQP - AN là một trong những nội dung
của nền giáo dục quốc dân, là mơn học chính khóa trong các nhà trường phổ
thơng, cao đẳng, đại học. Mơn học góp phần giáo dục nhân cách, đạo đức cách

mạng, trang bị kiến thức, tri thức cần thiết về quốc phòng, an ninh cho thế hệ trẻ,
đáp ứng và thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Tuy nhiên, chất lượng môn học GDQP - AN chưa đạt được kết quả như
mong muốn, đặc biệt về phương pháp giảng dạy chưa theo kịp xu thế đổi mới
của xã hội, của ngành giáo dục đào tạo; chưa xứng đáng với vị trí chiến lược
trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Trong bài viết “Phương pháp dạy và học tập” (Nhà xuất bản Giáo dục 1999 - trang 19, 20) cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cố vấn BCHTW Đảng đã
viết “ Thời gian gần đây, tơi có đến dự lớp ở một số trường, cốt yếu là để
nghe giảng của thầy. Phải nói rằng tơi ngạc nhiên cao độ lúc chỉ nghe thầy
nói, trị chép trong gần một tiếng đồng hồ, không nghe thầy giảng, cũng
không nghe đối thoại giữa thầy và trị. Tơi được biết ở một số trường khác,
phương pháp giảng dạy cũng có tình hình tương tự. Tìm hiểu thêm một số

8


trường tôi rất vui được biết cách giảng và học ở đây có tiến bộ hơn, hiện đại
hơn: Thầy gợi ý để trị suy nghĩ, thầy nêu tình huống có vấn đề để thảo luận,
tranh luận, tìm cách xử lý tốt nhất; thầy giới thiệu các loại sách mà trò phải
đọc … Người ta cịn cho tơi biết phương pháp này có xu thế dần dần phổ
biến. Tuy nhiên tình hình chưa phải đáng yên tâm, bởi lẽ cách giảng dạy phần
lớn thuộc về người thầy có tâm huyết, có trình độ sư phạm và có kiến thức
nghề nghiệp cả lý thuyết và thực hành. Tục ngữ có câu “Khơng thầy đố mày
làm nên” và cũng có câu “Học một, biết mười”. Điều đó có ý nghĩa là chúng
ta biết qúy trọng người thầy, nhưng đồng thời cũng biết vị trí quan trọng của
người học, có thể nói cực kỳ quan trọng của người học”.
Thực tế trong dạy học GDQP - AN hiện nay, các nhà trường phổ thông
vẫn chủ yếu dạy học theo phương pháp truyền thống (phương pháp thuyết
trình, độc thoại một chiều), khơng phát huy được tính tích cực, khả năng tự

học của học sinh nên chất lượng môn học chưa cao. Chúng ta đều biết, dạy và
học là hoạt động chủ yếu của thầy và trò, trong đó hoạt động dạy, dẫn dắt,
định hướng của giảng viên có tính quyết định chất lượng đào tạo. Việc định
hướng, dẫn dắt, mở ra chiều hướng hoạt động mới cho học sinh là nội dung
quan trọng của giảng viên, cần xây dựng bài giảng bằng hình thức mở để học
sinh tiếp cận từng nội dung học phần luôn được tự tin, chủ động. Dù bài giảng
thuộc phần lý thuyết hay kỹ năng thực hành, giáo viên cần đưa ra được những
tình huống (đặt và giải quyết vấn đề) để học sinh xử lý, tìm được nội hàm
vấn đề đó, đó là phương pháp đổi mới trong dạy và học.
Ứng dụng phần mềm tin học, sử dụng thiết bị dạy học hiện đại là yêu
cầu, đòi hỏi cao đối với mỗi giáo viên nhằm nâng cao chất lượng môn học
GDQP - AN. Nhưng ứng dụng phần mềm tin học và sử dụng thiết bị dạy học
hiện đại phải đa dạng, phù hợp, mang tính khoa học cao mới có chất lượng,
sản phẩm tốt hơn được. Mỗi bài giảng khi ứng dụng công nghệ thông tin đã
được khai thác đầy đủ, có chiều sâu về tính năng, tác dụng, đặc điểm và lột tả

9


được bản chất từng vấn đề, nội dung về quốc phòng, an ninh cũng như về kỹ
thuật, chiến thuật, nghệ thuật quân sự. Khi giới thiệu một số loại bom đạn,
học sinh thấy được uy lực, tác hại của nó, theo đó là cả một cảnh tượng bi
thảm, đau thương. Từ thực tế phần mềm tin học khi ứng dụng vào giảng dạy,
người học thấy hào hứng hơn, có tính khoa học hơn, từ đó có thái độ học tập
tốt hơn.
Từ vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp giảng
dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong GDQP - AN nhằm nâng cao chất
lượng môn học, nên tôi chọn đề tài “Đổi mới phƣơng pháp dạy học theo
hƣớng tích cực và ứng dụng cơng nghệ thông tin trong bài giảng “Truyền
thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam”, chương trình lớp 10,

THPT.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra phương pháp dạy học tích cực (phương pháp trực quan, tình
huống) được thể hiện theo các quy trình dạy và học, nâng cao chất lượng bài
giảng “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam”.
- Xây dựng giáo án điện tử bài giảng “Truyền thống đánh giặc giữ nước
của dân tộc Việt Nam” theo chương trình powerpoint
- Vận dụng phương pháp giảng dạy tình huống và ứng dụng phần mềm
tin học vào bài giảng “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt
Nam”.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về đổi mới phương pháp dạy
học nói chung và GDQP - AN.
- Nghiên cứu thực trạng dạy học môn GDQP - AN các trường THPT
- Đề ra các biện pháp cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học và ứng
dụng phần mềm tin học vào giảng dạy GDQP - AN.

10


- Tổ chức thực nghiệm dạy học theo phương pháp đổi mới tích cực,
ứng dụng cơng nghệ thơng tin.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng phần mềm tin học trong
GDQP - AN có ý nghĩa khoa học cao, có giá trị thực tiễn trong q trình thực
hiện mơn học.
Tích cực đổi mới cách dạy, cách học; thường xuyên ứng dụng phần
mềm tin học vào GDQP - AN cho học sinh.

11



Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học và ứng dụng
công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo
1.1.1. Cơ sở lí luận của việc đổi mới phương pháp dạy học
Ngày 28/4/1981 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị
107/CT/TW về "Tăng cường công tác giáo dục quốc phịng tồn dân, chuẩn
bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc”. Nghị quyết Trung
ương 3 (khóa VII) đã chỉ rõ “Phải tăng cường cơng tác giáo dục quốc phịng
tồn dân, trước hết đối với cán bộ các cấp, các ngành của Đảng và Nhà nước
và thế hệ trẻ học sinh, sinh viên”. Nghị định 02 - NĐ/TW ngày 30/7/1987 của
Bộ Chính trị đã quyết định đưa nội dung đường lối quân sự của Đảng và
nhiệm vụ quốc phịng vào chương trình học tập chính thức của các trường đào
tạo, bổ túc cán bộ của Đảng và Nhà nước; các trường trung học đến đại học
Chỉ thị 12/CT - TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về “Tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác giáo dục quốc phịng - an ninh trong
tình hình mới”. Chỉ thị 12/CT - TW khẳng định giáo dục quốc phòng, an ninh
là một bộ phận của của nền giáo dục quốc dân, việc phổ cập và tăng cường
giáo dục quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và toàn xã
hội, phải được chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ, thống nhất từ Trung ương
đến địa phương bằng các hình thức phù hợp với từng đối tượng, kết hợp giáo
dục thường xuyên với giáo dục tập trung có trọng tâm, trọng điểm. Giáo dục
quốc phòng, an ninh là một nội dung quan trọng của việc xây dựng nền quốc

12


phịng tồn dân, thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chỉ thị 12/CT - TW nhấn mạnh “Chú trọng giáo
dục lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, lịch sử, truyền thống của
Đảng và dân tộc, lòng tự tôn dân tộc, ý thức sống và làm việc theo pháp luật”.
Cần tập trung giáo dục ý thức, tri thức và kỹ năng, kết hợp giáo dục lý thuyết
với thực hành.
Nghị định 116/2007/NĐ - CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ quy định
về đối tượng, chương trình, nội dung cơ bản về Giáo dục quốc phòng - an
ninh cho học sinh, sinh viên các trường THPT đến đại học; học viên các học
viện, trường chính trị, hành chính, đồn thể các cấp và các lớp đào tạo tại
chức do các Bộ, ngành địa phương tổ chức. Nghị định 116/2007/NĐ-CP xác
định vị trí, tính chất của giáo dục quốc phịng - an ninh. Giáo dục quốc phòng
- an ninh cho học sinh, sinh viên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến
lược đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. Giáo dục quốc phịng - an ninh
là mơn học chính khóa trong các trường, lớp đào tạo bậc đại học, cao đẳng,
THCN, dạy nghề, THPT thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu Giáo
dục quốc phòng - an ninh nhằm góp phần đào tạo con người phát triển tồn
diện, có đạo đức, sức khỏe, kiến thức quốc phịng, an ninh, kỹ năng quân sự
để sẵn sang tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn
dân, nền an ninh nhân dân. Nghị định đề cập nguyên lý Giáo dục quốc phòng
- an ninh với nguyên lý giáo dục của Đảng và Nhà nước; Giáo dục quốc
phịng - an ninh phải có tính nhân dân, tính truyền thống dân tộc, tính khoa
học kỹ thuật quân sự hiện đại, giáo dục lý thuyết đi đôi với thực hành. Đối
tượng, thời gian, nội dung, phương pháp Giáo dục quốc phòng - an ninh được
căn cứ trong các điều 24, 30, 36, 41 của Luật Giáo dục số 11/1998/QH10 và
Chính phủ quy định cụ thể cho học sinh, sinh viên thuộc các loại hình đào tạo.
Nghị định 116/2007/NĐ-CP xác định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành trong
tổ chức thực hiện và bảo đảm cho giáo dục quốc phòng, an ninh. Nghị định

13



116/2007/NĐ-CP khẳng định yếu tố quan trọng hàng đầu có ý nghĩa quyết
định tới chất lượng giáo dục quốc phòng, an ninh là phải có hình thức tổ chức,
phương pháp giáo dục, đào tạo phù hợp, đó chính là cầu nối, con đường dẫn
dắt đến nhận thức, tiếp thu tri thức về giáo dục quốc phịng, an ninh. Vì vậy,
phải xây dựng được đội ngũ giáo viên, giảng viên có phẩm chất, năng lực, yêu
nghề, suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giáo dục và củng cố nền quốc phịng
tồn dân, nền an ninh nhân dân, có kiến thức cơ bản về quốc phịng, an ninh,
có kỹ năng sư phạm qn sự, có khả năng quản lý, chỉ đạo cơng tác quân sự,
an ninh địa phương, của nhà trường.
Như vậy, Giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên có
tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường. Tồn Đảng,
tồn dân, tồn qn và cả hệ thống chính trị cần có nhận thức sâu sắc về vị trí,
vai trị, tầm quan trọng của cơng tác giáo dục quốc phịng tồn dân và Giáo
dục quốc phịng - an ninh cho học sinh, sinh viên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình Giáo dục quốc phịng an ninh thống nhất trên toàn quốc theo Quyết định số 79, 80, 81/2007/QĐBGDĐT ngày 24/12/2007 cho học sinh các trường THPT, TCCN, DN, sinh
viên đại học và cao đẳng. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Ban hành
chương trình GDQP - AN theo Quyết định số 27/2007/QĐ - BLĐTBXH dùng
trong các trường trung cấp Nghề và cao đẳng Nghề.
Trên cơ sở pháp lý thì mơn học Giáo dục quốc phịng - an ninh có tính
pháp lý cao, đồng bộ. Nhưng để cho mơn học phát triển, ngày càng có chất
lượng như những môn học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân thì cần phải
có cách nhìn, đánh giá khách quan và phải mạnh dạn đầu tư, đổi mới cả hình
thức tổ chức, nội dung chương trình, phương pháp dạy học và tăng cường đội
ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị chuyên dùng dạy học.

14



Giáo dục quốc phịng - an ninh là mơn học có tính đặc thù vừa được thể
hiện bằng các kỹ năng, thao tác trình bày những vấn đề lớn về đường lối qn
sự, cơng tác quốc phịng trên lớp học giảng đường; vừa được thể hiện các ý đồ
tác chiến, chiến thuật với các loại vũ khí kỹ thuật hiện đại ngoài thao trường
bãi tập. Do vậy, việc nâng cao chất lượng dạy học trên cơ sở đổi mới phương
pháp, ứng dụng công nghệ thông tin bằng các phương tiện dạy học hiện đại là
yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Chúng ta đã biết, phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt
động của người dạy và người học. Nói cách khác, đó là sự thống nhất giữa
cách dạy và cách học của giáo viên và học sinh, sinh viên. Đổi mới phương
pháp giảng dạy Giáo dục quốc phòng – an ninh là đổi mới cách thức dạy phù
hợp với quá trình nhận thức của sinh viên, phù hợp với sự phát triển của khoa
học công nghệ và điều kiện thực tế của cơ sở đào tạo. Việc đổi mới phương
pháp dạy học Giáo dục quốc phòng – an ninh khơng có nghĩa là phủ nhận
hồn tồn phương pháp dạy học cũ, bằng phương pháp, cách dạy hoàn toàn
mới, mà là sự vận dụng linh hoạt những phương pháp dạy học truyền thống,
trong đó có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại, các phần mềm tin
học nhằm đạt mục đích đề ra với kết quả cao nhất.
Thực tế hiện nay, đội ngũ giảng viên Giáo dục quốc phịng – an ninh cơ
bản có chun mơn quân sự, đảm nhiệm giảng dạy hầu hết nội dung chương
trình giáo dục quốc phịng – an ninh quy định. Tuy nhiên, giáo viên giáo dục
quốc phòng – an ninh ở bậc THPT, TCCN phần nhiều chưa được đào tạo cơ
bản về phương pháp sư phạm, chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dẫn
đến chất lượng giáo dục chưa được như mong muốn. Khơng tránh khỏi số ít
giáo viên cịn ngại nghiên cứu, ngại tìm tịi đổi mới, ngại ứng dụng KHCN
tiên tiến, vẫn chỉ muốn sử dụng phương pháp truyền thống, phương pháp cũ
dưới hình thức độc thoại.

15



Việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng Giáo
dục quốc phòng – an ninh là yêu cầu cấp thiết, là xu hướng phát triển tất yếu
của môn học trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay. Đổi mới phương
pháp giảng dạy phải trên cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng sử
dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại, ứng dụng phần mềm tin học cho đội
ngũ giáo viên.
Xuất phát từ tình hình thực tế của đội ngũ giảng viên giáo dục quốc
phòng – an ninh hiện nay, việc trang bị lý luận dạy học sẽ giúp cho giáo viên
dần hoàn thiện phương pháp sư phạm, từ đó có sự vận dụng, đổi mới một
cách chắc chắn. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng sử dụng các
phương tiện giảng dạy hiện đại, phần mềm điện tử cho đội ngũ giảng viên là
nội dung cực kỳ quan trọng trong quá trình giáo dục đào tạo. Trước hết, phải
bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp, năng lực sư phạm, những kiến thức cơ bản
về lý luận dạy học, tâm lý học, giáo dục học và một số nội dung về lơgíc hình
thức nhằm giúp cho giáo viên có cách nhìn tổng quan về giáo dục học nói
chung và giáo dục cho học sinh THPT nói riêng.
Đổi mới phương pháp dạy học Giáo dục quốc phịng – an ninh phải đổi
mới tồn diện từ nhận thức, tổ chức giảng dạy, xây dựng kế hoạch, nội dung
chương trình. Giáo dục quốc phịng – an ninh thuộc lĩnh vực khoa học xã hội
nhân văn, nhưng lại được thể hiện cả lý thuyết và thực hành kỹ năng. Đối với
nội dung lý thuyết, trên cơ sở chương trình quy định, sẽ nghiên cứu kết cấu
từng phần học theo hướng tăng thời gian đọc sách, thảo luận của học sinh;
gắn lý thuyết với thực hành, đưa người học đến gần hơn với thực tiễn hoạt
động quốc phòng, an ninh. Cách tốt nhất để hình thành và phát triển năng lực
nhận thức, năng lực sáng tạo của người học về giáo dục quốc phòng – an ninh
là đặt họ vào vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức, thông qua tự lực, tự giác
của bản thân nhằm chiếm lĩnh tri thức, ở đây, người học chiếm vị trí trung
tâm trong quá trình dạy học. Quy trình của phương pháp giảng dạy tích cực:


16


Phát tài liệu cho học sinh đọc, nghiên cứu trước (nếu có điều kiện) - đến lớp,
giáo viên đưa ra vấn đề cần trao đổi và hướng dẫn thảo luận – chia học sinh
thành từng nhóm để cùng trao đổi – giáo viên tập trung lớp nghe đại diện
nhóm trình bày nhận thức, quan điểm, sau đó phân tích, tổng hợp, giảng giải
nội dung quan trọng - kết luận, kết thúc bài học. Phương pháp đó đã khuyến
khích, tạo điều kiện phát triển tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh, biến quá
trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Đổi mới phương pháp Giáo dục quốc
phòng – an ninh đối với các nội dung kỹ năng thực hành phải được thể hiện
đầy đủ các bước: nhanh, chậm (phân tích), tổng hợp, với quy trình: tự nghiên
cứu cử động, động tác – tập chậm – làm nhanh – làm tổng hợp.
1.1.2. Cơ sở lí luận về ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong Giáo dục
quốc phịng – an ninh.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo cũng như tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm
của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định: Đẩy mạnh hoạt
động khoa học công nghệ, đổi mới phương pháp dạy - học, ứng dụng công
nghệ thông tin, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Đứng trước sự phát triển công nghệ thông tin mạnh mẽ như hiện nay,
nếu các giảng viên không khám phá, sử dụng sự hỗ trợ của các phương tiện
dạy học hiện đại, phần mềm tin học thì cảm thấy lạc lõng, đơn điệu, dẫn đến
thiếu tự tin; người học lĩnh hội kiến thức một cách miễn cưỡng, không hiệu
quả. Trên thực tế, nếu chúng ta chỉ sử dụng phấn, bảng, tranh vẽ, sơ đồ để
minh hoạ sẽ mất nhiều thời gian cho minh chứng từng nội dung của bài giảng.
Những trích dẫn bằng biểu đồ, sơ đồ truyền thống sẽ khơng kích thích khả
năng khám phá, sáng tạo của người học. Nếu sử dụng máy chiếu hắt Ovehead
sẽ khắc phục được phần nào hạn chế trong phương pháp thao tác sử dụng
phấn bảng, sơ đồ, biểu đồ.


17


Ứng dụng công nghệ thông tin, Sử dụng các phương tiện dạy học hiện
đại (máy vi tính, máy chiếu đa năng Projector, mơ hình, học cụ hiện đại … )
với phần mềm tin học sẽ hạn chế được tối đa những nhược điểm của phương
pháp thuyết trình truyền thống, nó tạo ra môi trường học tập thân thiện của
học sinh cùng với năng lực thuyết trình của giảng viên, nó sẽ lơi cuốn người
học cùng khám phá, hồ vào nội dung của từng phần trong bài giảng. Từng
vấn đề được trình chiếu, từng trích dẫn phim, ảnh, đồ hoạ với những hình ảnh
sinh động, thơng qua nhận thức trực quan của người học sẽ mang lại hiệu quả
cao cho bài giảng. Chúng ta khơng tuyệt đối hố các phương tiện dạy học,
phương tiện càng hiện đại càng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cơng cụ hỗ trợ
dạy học có hiện đại bao nhiêu cũng không thay thế được những kỹ năng thao
tác, biểu hiện sắc thái, tình cảm của người thầy trên bục giảng. Nhưng chúng
ta không thể phủ nhận tính ưu việt của các giáo trình điện tử, các phần mềm
cho công tác quản lý đào tạo, xây dựng đề thi trắc nghiệm. Có thể khẳng định,
các bài giảng được thực hiện trên phương tiện hỗ trợ giảng dạy, máy chiếu
Projector đã có tác dụng rất tốt cho người học. Đơi khi phương pháp giảng
dạy truyền thống có những hạn chế trong việc truyền thụ kiến thức của giáo
viên, trong việc tiếp nhận thông tin đối với người học, bởi vì người học cũng
chỉ biết hiện tượng, thường phải cơng nhận những gì diễn ra xung quanh chứ
chưa hiểu rõ ngọn ngành bản chất của hiện tượng đó. Thay vì, khơng hình
ảnh, lý thuyết trừu tượng, chung chung thì việc ứng dụng phần mềm tin học
được thực hiện trên máy chiếu Projector với các hình ảnh xây dựng trên nhiều
hiệu ứng đã phá vỡ được tư tưởng thiếu tập trung, nhàm chán, mối nghi ngờ
của học sinh.
Mục đích của việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng
lực sư phạm, tạo điều kiện cho giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề.

Đồng thời, giúp cho giáo viên có cơ sở lý luận, thơng qua thực tiễn giảng dạy
tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, nâng cao hiệu quả đào tạo. Cần bồi

18


dưỡng kiến thức tin học cho giảng viên giáo dục quốc phòng – an ninh, coi
đây là nội dung bắt buộc cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Giaó viên
nghiên cứu để có thể tự biên soạn bài giảng bằng những cơng cụ lập trình đơn
giản như powerpoint với những slede trình duyệt đơn giản, tiến tới sử dụng
những cơng cụ lập trình tiện ích hơn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử
dụng các phương tiện dạy học hiện đại khơng phải chỉ là hình thức để đáp ứng
với xu thế phát triển hiện nay mà trên thực tế đã tạo hiệu quả cao cho bài
giảng của nhiều mơn học.
Khi dạy học Giáo dục quốc phịng – an ninh có hỗ trợ của phương tiện
dạy học hiện đại với các phần mềm tin học hợp lý sẽ làm cho sinh viên thấy
được cái cụ thể hơn, bản chất hơn của vấn đề. Ví dụ, giới thiệu nguyên lý bắn
súng bộ binh (lý thuyết bắn) hay một số loại binh khí kỹ thuật chiến đấu bộ
binh chưa ứng dụng CNTT thì người học khơng hình dung nổi, khơng tưởng
tượng ra nó là cái gì, nó ở đâu, chuyển động như thế nào. Khi chúng ta phân
tích các thời kỳ của hiện tượng bắn không không sử dụng phần mềm điện tử,
thời kỳ đầu, đầu đạn cần bao nhiêu áp lực khí thuốc để tách khỏi vỏ đạn, thực
hiện cắt rãnh và xốy được hồn tồn vào trong nịng súng là cả vấn đề hết
sức trừu tượng, khó hiểu. Bài giảng ấy nếu được thực hiện trên phương tiện
dạy học tiên tiến với phần mềm điện tử sẽ đưa người học có cách nhìn, cách
tiếp cận, có tư duy từ trừu tượng đến trực quan sinh động. Phần mềm tin học
và kỹ năng thao tác tiết bị dạy học của giáo viên, làm cho người học quan sát
rất rõ, rất cụ thể từng chuyển động các bộ phận của súng, từ khi khố nịng
lùi, đến khi búa từ từ giương lên đập vào kim hoả, đến từng giai đoạn vận
động của đầu đạn: Đầu đạn tách khỏi vỏ đạn, thực hiện cắt rãnh, xốy hồn

tồn trong nịng súng và tiếp tục vận động. Kết thúc nội dung học tập, sinh
viên thật sự thoải mái, hiểu bài, có ấn tượng với bài giảng, với môn học.
1.2. Cơ sở thực tiễn về phƣơng pháp dạy học GDQP-AN hiện nay ở nhà
trƣờng phổ thông

19


1.2.1. Nhận thức, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đến đổi mới phương pháp
dạy học
Phương pháp giảng dạy học GDQP - AN là nội dung quan trọng trong
chuyển tải kiến thức quốc phòng, an ninh và kỹ năng quân sự cho học sinh.
Phương pháp giảng dạy GDQP - AN ảnh hưởng đến kết quả học tập, phản
ánh quá trình nghiên cứu, sáng tạo, năng lực, trình độ vận dụng của giáo viên
vào thực tiễn.
Phương pháp GDQP - AN giúp cho cán bộ giáo viên, học sinh hiểu rõ
những vấn đề cốt lõi trong từng nội dung cụ thể, từng quan điểm nguyên tắc,
các mối kết hợp và sự phát triển theo thứ tự nội dung. Trên thực tiễn sẽ đề cập
tới cách tổ chức giảng dạy huấn luyện theo mô hình mẫu được sắp xếp. Mỗi
phần học, bài học, nội dung, vấn đề giảng dạy hoặc mỗi hành động, cử động,
động tác đều được phán ánh, thể hiện đầy đủ theo đúng cách tổ chức, phương
pháp giảng dạy.
Tuy nhiên, các nhà trường phổ thơng hiện nay ít hoặc khơng chú ý tới
đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục quốc phịng - an ninh. Vì vậy,
chất lượng, hiệu quả mơn học chưa cao, chưa có nhiều tác dụng, chưa đáp
ứng yêu cầu xã hội, chưa xứng đáng với vị trí quan trọng của nó. Một số
ngun nhân dẫn đến chưa đổi mới phương pháp dạy học tích cực:
- Nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, giáo
viên trực tiếp thực hiện GDQP - AN chưa đầy đủ; chưa thấy rõ GDQP - AN
cho học sinh, sinh viên là nhiệm vụ chiến lược nhằm xây dựng nền quốc

phịng tồn dân, nền an ninh nhân dân, đáp ứng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
- Tổ chức chỉ đạo và thực hiện về GDQP - AN chưa thường xuyên, liên
tục; chưa có sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm. Bố trí, sắp xếp học tập
GDQP - AN thường tập trung đông, cùng thời điểm; thao trường, bãi tập,
phòng học trật hẹp, thiếu thốn.

20


- Đội ngũ giáo viên GDQP - AN chưa chuyên sâu, chưa có phương
pháp sư phạm, khơng có trình độ tin học.
- Cơ sở vật chất chuyên dùng cho giáo dục quốc phịng – an ninh ít,
thậm chí nhiều trường THPT được trang bị nhưng chưa biết sử dụng.
1.2.2. Phương pháp dạy học GDQP - AN phổ biến hiện nay của các
nhà trường phổ thông
Từ những đặc điểm, nguyên nhân và đặc biệt từ hạn chế của đội ngũ
giáo viên, cho nên GDQP - AN cho học sinh các trường THPT hiện nay chủ
yếu dùng phương pháp truyền thống (Thuyết trình độc thoại).
Thuyết trình là phương pháp dùng lời, đây là phương pháp cổ điển,
phương pháp truyền thống đã được sử dụng hàng nghìn năm ở nước ta và trên
thế giới. Hiện nay, phương pháp thuyết trình vẫn đang được sử dụng như là
một phương pháp “Chính”, “Khơng thể thiếu được” trong bất cứ cấp học nào,
bậc học nào. Phương pháp dạy học truyền thống thường được khái quát bởi
các đặc trưng phương pháp thuyết trình, độc thoại, truyền thụ một chiều do
người thầy thực hiện trên cơ sở bài giảng có sẵn. Bài giảng coi là yếu tố trọng
tâm mà giáo viên phải hoàn thành theo đúng chương mục và theo từng tiết
giảng. Người thầy được coi là một chuyên gia hiểu biết mọi vấn đề đưa ra
trong bài giảng. Số giờ giảng trên lớp của thầy thường chiếm trên 80% giờ kế
hoạch. Thời gian dành cho học sinh, sinh viên tự học, học theo nhóm, thảo

luận, tiếp cận thực tiễn quá ít. Người học chỉ nghe, ghi nhớ thụ động, ghi chép
đầy đủ, cẩn thận bài giảng của thầy trên lớp và cũng là tài liệu ôn tập để kiểm
tra, thi trả bài kết thúc học phần. Phương pháp thuyết trình có nhược điểm lớn
làm cho người học thiếu tính sáng tạo, kém năng động, rất thụ động, hạn chế
lịng tự tin, kém trong xử lý tình huống sư phạm bắt gặp trong thực tiễn.
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, hạn chế bớt nhược điểm
trong giảng dạy theo phương pháp thuyết trình, cần đổi mới việc chuẩn bị và
thuyết trình bài giảng của giáo viên. Trước hết cần cải tiến, đổi mới cấu trúc

21


bài giảng và việc chuẩn bị bài giảng. Mỗi bài giảng phải là kết quả nghiên cứu
khoa học cơ bản, khoa học giáo dục của giáo viên. Để chống lại kiểu dạy học
đọc - chép lại giáo trình như lâu nay, phương pháp thuyết trình của giáo viên
ở trên lớp cần được cải tiến căn bản về nội dung lẫn hình thức. Giáo viên chỉ
trình bày theo vấn đề tiên quyết, quan trọng, tập trung vào vấn đề mới, những
vấn đề khó, dần dần tiến tới khắc phục, khơng dạy học theo lối một chiều, áp
đặt. Xây dựng các tình huống vấn đề trong bài giảng để người học độc lập suy
nghĩ, tìm cách xử lý tình huống, vấn đề đó. Tăng cường sử dụng các phương
tiện dạy học, đặc biệt các phương tiện kỹ thuật để hỗ trợ tích cực cho phương
pháp thuyết trình của giáo viên.
1.2.3. Xây dựng bài giảng và dạy học bài “Truyền thống đánh giặc
giữ nước của dân tộc Việt Nam” theo phương pháp truyền thống
- Bài giảng được xây dựng theo thứ tự phần mục trong sách giáo khoa
- Cách dạy theo phương pháp thuyết trình, khơng có trực quan, minh
hoạ
- Bài giảng của giáo viên thể hiện rất sơ sài, cách trình bày đơn điệu.
Giáo viên chỉ ghi các mục chính trên bảng, sau đó phân tích một vài ý, kết
thúc bài.

1.2.4. Kết quả dạy học bài “Truyền thống đánh giặc giữ nước của
dân tộc Việt Nam” theo phương pháp truyền thống ở một số trường THPT
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Qua điều tra, khảo sát thấy được kết quả cụ thể:
Bảng 1: Kết quả học tập theo phƣơng pháp truyền thống
TT Học sinh lớp 10

1

Trường THPT
Xn Hồ

Tổng
số
50

Giỏi

Khá

Trung
bình

Yếu

3

20

25


2

(6%)

(40%)

(50%)

(4%)

22

Ghi
chú


2

3

Trường THPT
Phúc Yên
Trường THPT
Bến Tre

45

45


2

15

25

3

(4,4%)

(33%)

(56%)

(6,6%)

2

13

27

3

(4,4%)

(29%)

(60%)


(6,6%)

1.3. Cơ sở thực tiễn về ứng dụng công nghệ thông tin trong GDQP ở các
trƣờng THPT hiện nay
Cơng nghệ thơng tin đã có tác dụng rất tích cực trong đời sống xã hội,
nó làm tăng năng suất lao động, giảm tối thiểu lực lượng sản xuất. Công nghệ
thông tin đã làm thay đổi căn bản nhận thức, tư duy cũ, cách làm cũ để có
hiệu quả cao hơn. Ngày nay, công nghệ thông tin càng có tác dụng trong
nhiều lĩnh vực như y tế, thăm dị địa chất, khống sản, qn sự, giáo dục đào
tạo, khoa học công nghệ...
Trong giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin đã và đang được ứng dụng
rộng rãi và ngày càng đi vào chiều sâu. Đồng bộ hố cơng tác quản lý giáo
dục đào tạo mang tính cấp thiết hiện nay, địi hỏi cơng nghệ thơng tin phải
đóng vai trò chủ đạo. Khoa học giáo dục, khoa học tự nhiên, khoa học thực
nghiệm... đang được ứng dụng công nghệ thông tin rất mạnh mẽ và đã tạo ra
những sản phẩm có giá trị cao. Các trường đại học, cao đẳng, kể cả các trường
THPT đã rất chú ý tới ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Qua điều tra khảo sát 3 trường THPT thuộc tỉnh Vĩnh phúc thì hầu hết
đã có ứng dụng các phần mềm vào trong quản lý và giảng dạy các môn học
văn, sử địa, tốn. Riêng GDQP - AN chưa có trường nào sử dụng phần mềm
tin học vào trong dạy học nên kết quả dạy học chưa cao.
1.4. Tính tất yếu về đổi mới phƣơng pháp dạy học và ứng dụng công
nghệ thơng tin trong GDQP - AN
Giáo dục quốc phịng – an ninh phải được coi trọng như các môn học
khác. Vì vậy, cần phải có nhận thức đầy đủ, khơng được xem nhẹ môn học
này. Đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong

23



GDQP - AN là tất yếu khách quan để nâng cao chất lượng, hiệu quả môn học.
Cán bộ lãnh đạo, đội ngũ giáo viên phải coi đổi mới phương pháp dạy học và
ứng dụng công nghệ thông tin trong GDQP - AN là một nhiệm vụ quan trọng,
cấp bách hiện nay, từ đó có cơng tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt hiệu quả
tốt hơn.

CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đội ngũ giảng viên GDQP-AN các trường THPT thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
- Học sinh các trường THPT Xuân Hòa, Bến Tre, Phúc Yên tỉnh Vĩnh
Phúc.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát
Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng công tác giảng dạy GDQP - AN ở
các trường THPT hiện nay, nhằm thu thập các thông tin nghiên cứu về đối
tượng nghiên về các đối tượng nghiên cứu, tùy theo lĩnh vực trong thời gian
thực tập sư phạm của bản thân.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi với mục đích nhằm tham khảo
các tài liệu khoa học, các văn kiện của Đảng, Nhà nước, Bộ GD và ĐT về
định hướng phát triển cơng tác GDQP- AN thơng qua đó giúp học sinh nắm
bắt được hiệu quả bài học. Từ phân tích, tiếp thu và sử dụng các thơng tin
khoa học liên quan cần thiết tổng hợp lại những vấn đề co bản có định hướng
cần thiết.
2.2.3. Phương pháp thực nghiệm
Các vấn đề nghiên cứu chỉ có thơng qua thực tiễn kiểm chứng bằng thực
nghiệm sư phạm mới đủ độ tin cậy để giải quyết xác định vấn đề có cơ sở

24



×