Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh trong chạy 100m cho học sinh nữ khối 11 trường THPT cao bá quát gia lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.86 KB, 53 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Phạm Thị Ngọc Hà, sinh viên lớp k32 khoa GDTC trường
Đại học sư phạm Hà Nội 2.
Xin cam đoan như sau:
1. Đề tài nghiên cứu khoa học này của tôi là đề tài đầu tiên đề cập, bàn
luận và nghiên cứu về vấn đề: "Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh trong
chạy 100m cho học sinh nữ khối 11 trường THPT Cao Bá Quát- Gia Lâm".
2. Các số liệu đưa ra trong đề tài này là những số liệu hoàn toàn đúng
với thực tế và đã được xử lý bằng phương pháp toán học thống kê.

Hà Nội, ngày... tháng... năm 2010
Sinh viên

PHẠM THỊ NGỌC HÀ


2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. GDTC

:

Giáo dục thể chất

2. TDTT

:



Thể dục thể thao

3. THPT

:

Trung học phổ thông

4. TĐC

:

Tốc độ cao

5. XPT

:

Xuất phát thấp

6. MĐ

:

Mục đích

7. YC

:


Yêu cầu

8. (S)

:

Giây

9. TTN

:

Trước thực nghiệm

10. STN

:

Sau thực nghiệm


3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 3.1: Bảng so sánh các Test đánh giá năng lực sức nhanh .......................26
Bảng 3.2: Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh cho
học sinh nữ khối 11 trường THPT Cao Bá Quát -Gia Lâm (n = 20)..34

Bảng 3.3: Nội dung bài tập phát triển sức nhanh...............................................35
Bảng 3.4: Tiến trình giảng dạy chạy 100m cho học sinh nữ khối 11 trường
THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm...........................................................38
Bảng 3.5: So sánh thành tích trung bình các Test trước thực nghiệm................39
Bảng 3.6: So sánh thành tích trung bình các Test sau thực nghiệm...................40
Biểu đồ 1:Biểu diễn đối tượng phỏng vấn..........................................................33
Biểu đồ 2: Biểu đồ biểu diễn Test chạy 30m TĐC............................................41
Biểu đồ 3: Biểu đồ biểu diễn Test chạy 30m XPT............................................42
Biểu đồ 4: Biểu đồ biểu diễn Test chạy 100m XPT..........................................42


4

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chƣơng 1: TổNG QUAN CáC VấN Đề NGHIÊN CứU

4

1.1 .Cơ sở lý luận

4

1.2. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh nữ khối 11 trường THPT

8


1.3. Tầm quan trọng của tố chất sức nhanh với việc phát triển thành tích 11
chạy 100m
1.4. Cơ sở sinh lý của tố chất sức nhanh

15

1.5. Phương pháp rèn luyện sức nhanh

16

Chƣơng 2: NHIệM Vụ, PHƢƠNG PHáP Và Tổ CHứC NGHIÊN 19
CứU
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

19

2.2. Phương pháp nghiên cứu

22

2.3. Tổ chức nghiên cứu

23

Chƣơng 3: KếT QUả NGHIÊN CứU

24

3.1. Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh cho học sinh nữ khối 11 24

trường THPT Cao Bá Quát -Gia Lâm.
3.2. ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức nhanh trong 36
chạy 100m cho học sinh nữ trường THPT Cao Bá Quát-Gia Lâm.
KếT LUậN Và KIếN NGHị

44

Kết luận

44

Kiến nghị

44

TàI LIệU THAM KHảO

46


5

ĐặT VấN Đề
Giáo dục thể chất (GDTC) là một quá trình sư phạm, tác động trực tiếp
nên con người một cách có mục đích, có kế hoạch bằng các phương pháp và
phương tiện nhằm phát triển năng lực của con người, để đáp ứng yêu cầu của
xã hội.
GDTC là một lĩnh vực của văn hoá, có thể nói GDTC có ý nghĩa hàng
đầu như một nhân tố chuyên môn để tác động có mục đích đến sự phát triển
các phẩm chất thể lực, các chức năng vận động của con người và các thuộc

tính tự nhiên có liên quan trực tiếp đến năng lực của cơ thể.
Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận quan trọng của giáo dục nói
chung nằm trong kho tàng văn hoá chung của nhân loại. TDTT là một hiện
tượng đời sống văn hoá, xuất hiện cùng với xã hội và loài người phát triển
tuân theo sự phát triển của xã hội loài người. Sức khoẻ là vốn quý và luyện
tập TDTT chính là chìa khoá để giữ gìn và phát triển vốn quý đó. Chính vì
vậy lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu rất quan tâm đến TDTT,
trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục Bác viết : “Giữ gìn dân chủ xây dựng
nhà nước, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công.
Mỗi một người dân yếu ớt, làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một
người dân khoẻ mạnh tức là làm cho cả nước khoẻ mạnh… Dân cường thì
nước thịnh, tôi mong đồng bào ta, ai cũng gắng tập thể dục, tự tôi ngày
nào cũng tập”.[10]
Theo tinh thần nghị quyết trung ương II về giáo dục - đào tạo, Chỉ thị
36/CP/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, chính quyền, các ngành các tổ
chức xã hội các cấp theo trách nhiệm được giao, cũng như hệ thống TDTT
Việt Nam là hoàn thiện về mặt thể chất cho mọi thành viên trong xã hội. Hiến
pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đào tạo người lao


6

động có ngành nghề năng động sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức,
có ý trí vươn lên góp phần đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc” .[7]
Vì vậy GDTC là một mặt của giáo dục toàn diện, không thể thiếu được
trong các trường phổ thông. GDTC không những là biện pháp tích cực để
tăng cường sức khoẻ cho học sinh, mà còn là một trong những phương tiện có
hiệu quả để giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa
cho học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng đưa đất nước ta

tiến lên con đường công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Bởi vì trong hành trang
của những chủ nhân tương lai của thế kỷ XXI không thể thiếu được một trong
bốn phẩm chất con người toàn diện đó là: Đức dục, Trí dục, Thể dục, Mỹ dục.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
cùng với sự lớn mạnh của các ngành kinh tế, chính trị, văn hoá, du lịch…
Ngành TDTT ngày càng phát triển rộng khắp không chỉ về cơ sở vật chất, số
người tham gia tập luyện mà ngày càng thu hút đông đảo các tầng lớp khác
tham gia tập luyện cũng như các nhà khoa học trong lĩnh vực này. Chạy cự ly
100m là môn thể thao có bề dày lịch sử và phát triển rất mạnh trên thế giới.
Chạy 100m đã được đưa vào hệ thống thi đấu của Olimpic cũng như các giải
quốc tế và khu vực.
Tập luyện điền kinh là tiền đề cho sự phát triển các môn thể thao khác.
Bởi lẽ trong điền kinh luôn có sự phát triển các tố chất thể lực như sức nhanh,
sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, mềm dẻo, rèn luyện phản ứng nhanh, linh
hoạt trong các hoạt động.
Thực tiễn đã chứng minh rằng thành tích cao trong chạy 100m phụ
thuộc vào nhiều nhân tố như tố chất, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tư tưởng,
trạng thái. Trong đó tố chất sức nhanh là một yếu tố quan trọng. Qua quan sát
các buổi tập chạy cự ly 100m của học sinh nữ trường THPT Cao Bá Quát –


7

Gia Lâm, chúng tôi nhận thấy trong quá trình thực hiện bài tập 100m phần
lớn các em không có tốc độ dẫn đến thành tích không cao, điều này chứng tỏ
cần thiết phải phát triển sức nhanh nâng cao thành tích cho học sinh.
Cần phải có hệ thống các bài tập một cách khoa học nhằm phát triển
sức nhanh cho sinh nữ trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm, xuất phát từ
thực trạng trên tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn bài tập phát triển sức
nhanh trong chạy 100m cho học sinh nữ khối 11 trường THPT Cao Bá

Quát – Gia Lâm”
* MụC ĐíCH: Nghiên cứu lựa chọn bài tập một cách khoa học, hợp lý
để phát triển sức nhanh nhằm đạt hiệu quả cao trong chạy 100m từ đó, giúp
chúng tôi xác định được chuẩn mực hệ thống các bài tập phát triển sức nhanh
trong chạy 100m cho học nữ trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm.


8

CHƢƠNG 1
TổNG QUAN CáC VấN Đề NGHIÊN CứU
1.1. CƠ Sở Lý LUậN.
1.1.1. Những quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về GDTC trong
trƣờng phổ thông.
Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại điều
41 quy định: Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển thể dục thể
thao, quy định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học, khuyến
khích và giúp đỡ phát triển các hình thức thể dục tự nguyện của nhân dân, tạo
điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động thể dục thể thao
chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao.[8]
Chỉ thị 36/CT/TW ngày 24-3-1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
(Khoá VII) giao trách nhiệm cho Bộ Giáo dục –Đào tạo và Tổng cục Thể dục
thể thao thường xuyên phối hợp chỉ đạo tổng kết công tác giáo dục thể chất,
cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đào tạo giáo
viên thể dục thể thao cho trường học các cấp, tạo những điều kiện cần thiết về
cơ sở vật chất để thực hiện chế độ giáo dục thể chất bắt buộc ở tất cả các
trường học, làm cho việc tập luyện thể dục thể thao trở thành nếp sống hàng
ngày của hầu hết học sinh, sinh viên, qua đó phát hiện và tuyển chọn được
nhiều tài năng thể thao cho quốc gia.
Luật giáo dục được quốc hội khoá IX Nước Cộng hoà Xã hội Chủ

nghĩa Việt Nam thông qua ngày 2/12/1998 và pháp lệnh thể dục thể thao được
Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua tháng 9/2000 quy định:'' Nhà nước coi
trọng thể dục thể thao trường học nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho
tầng lớp thanh thiếu niên ,nhi đồng. Giáo dục thể chất là nội dung giáo dục
bắt buộc đối với học sinh, sinh viên được thực hiện trong hệ thống giáo dục


9

quốc dân từ mầm non đến đại học. Thể dục thể thao trường học bao gồm việc
tiến hành chương trình giáo dục thể chất bắt buộc và tổ chức thể dục thể thao
ngoại khoá cho người học. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho học
sinh được tập luyện thể dục thể thao phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và điều
kiện từng nơi. Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng để thực hiện mục
tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa''.[9]
1.1.2.Mục tiêu của GDTC trong trƣờng học
GDTC trong trường phổ thông mục tiêu chính đó là nắm vững các kiến
thức cơ sở, kỹ năng cơ bản, nâng cao ý thức và năng lực TDTT của học sinh
hình thành phẩm chất đạo đức tốt, góp phần phát triển hài hoà thể chất và
hình thành con người mới phát triển toàn diện “đức, trí, thể, mỹ”. Hơn thế
GDTC trong trường học giúp tăng cường hiệu quả học tập, lao động và sẵn
sàng bảo vệ tổ quốc, góp phần xây dựng nền văn hoá mới hạn chế các tệ nạn
xã hội và bồi dưỡng tài năng thể dục thể thao cho đất nước.
1.1.3. Vai trò của GDTC trong trƣờng học.
GDTC trong trường học giữ một vị trí hết sức quan trọng, đây là một
bộ phận không thể thiếu và đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc phát triển
con người toàn diện.
GDTC trường học cùng với tất cả các lĩnh vực giáo dục phải hướng tới

phát triển học sinh toàn diện về các mặt “đức, trí, thể, mỹ” để họ trở thành
những con người mới XHCN.
* GDTC trường học là cơ sở nền tảng của nền TDTT quốc dân.
Đó là chiến lược quan trọng và có tác dụng lâu dài, toàn vẹn và cơ bản
đối với việc phát triển TDTT nước nhà. Phong trào TDTT học sinh phát triển
ở các cấp học trong nhà trường đã tạo nền tảng cho thể thao nước nhà phát


10

triển tài năng, năng khiếu thể thao để đưa vào đội tuyển huấn luyện thể thao
thành tích cao.
* GDTC là yếu tố tích cực trong đời sống văn hoá tinh thần.
Trong quá trình con người chinh phục tự nhiên, họ không chỉ tạo ra
những giá trị sử dụng trực tiếp mà còn để lại các kinh nghiệm có ý nghĩa như
những di sản đánh giá trình độ văn minh của mỗi giai đoạn lịch sử xã hội loài
người.
Quá trình phát sinh và phát triển lâu dài của TDTT đều gắn liền với
điều kiện lịch sử cụ thể, từ đó mà tạo nên nét truyền thống độc đáo riêng.
Chính vì vậy mà thể thao không những có giá trị vật chất mà còn có giá trị
tinh thần.
TDTT đóng vai trò to lớn trong công cuộc xây dựng nền văn hoá mới
và con người mới XHCN, đó là một phần của văn hoá và là biện pháp quan
trọng để xây dựng, giáo dục những phẩm chất cao quý của con người.
* GDTC trong trường học làm phong phú đời sống xã hội hiện đại.
TDTT là cơ sở nền tảng vững chắc cho thói quen vận động trong suốt
cuộc đời, làm cho sinh họat của con người càng thêm văn minh hạnh phúc và
khoẻ mạnh. Chính vì vậy mà trong xã hội hiện đại TDTT không thể tách rời
sinh hoạt hàng ngày.
* GDTC trường học là yếu tố cơ bản để chuẩn bị cho lao động và sẵn

sàng bảo vệ tổ quốc.
Kết quả của hoạt động giáo dục thể chất là trình độ thể lực tốt, nó là cơ
sở cho việc tiếp thu có kết quả các thao tác lao động, giúp giải quyết các
nhiệm vụ thực tiễn đòi hỏi có kỹ năng, kỹ xảo vận động hoàn thiện, có khả
năng làm việc cao. Giáo dục thể chất rèn luyện cho các em các phẩm chất, ý
chí cần thiết như: Tính chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, ý chí dũng


11

cảm kiên cường…Đó là những đức tính cần thiết trong học tập, trong lao
động sản xuất và chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
1.1.4. Nội dung của công tác GDTC trong trƣờng học.
* Thực hiện giờ học TDTT nội khóa tốt thiểu 2 tiết/tuần theo chương
trình quy định.
* Tổ chức tập luyện và kiểm tra theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo
lứa tuổi mỗi năm một lần.
* Tổ chức tập luyện ngoại khoá theo câu lạc bộ thể thao tự chọn trong
trường học.
* ổn định hệ thống thi đấu thể thao của học sinh, sinh viên theo chu kỳ
năm và nhiều năm. Như 4 năm một lần có cuộc thi TDTT toàn quốc là: Hội
khoẻ phù đổng, hội thi văn hóa thể thao các trường phổ thông dân tộc nội
trú...
1.1.5. Nhiệm vụ của GDTC trong trƣờng học.
* Để đạt được mục tiêu của GDTC trong trường học phải thực hiện các
nhiệm vụ sau:
* Phát triển cân đối hình thái và chức năng cơ thể học sinh theo lứa
tuổi, phát triển toàn diện năng lực thể chất, tăng cường sức khoẻ và khả năng
chống đỡ những tác động có hại của môi trường cho các em.
* Hình thành và hoàn thiện cho học sinh những kỹ năng, kỹ xảo vận

động trong cuộc sống kể cả kỹ năng, kỹ xảo thực dụng vào thể thao, đồng thời
trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về việc sử dụng phương tiện,
phương pháp TDTT.
* Hình thành cho học sinh những thói quen giữ gìn vệ sinh rèn luyện
thân thể thường xuyên, giáo dục phẩm chất đạo đức ý chí, rèn luyện tính tập


12

thể, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin, khát vọng có cuộc sống lành
mạnh trong mỗi học sinh.

1.2. ĐặC ĐIểM TÂM SINH Lý CủA HọC SINH Nữ KHốI 11 TRƢờNG
THPT CAO Bá QUáT - GIA LÂM.
1.2.1. Đặc điểm tâm lý
Lứa tuổi này tâm lý của các em có nhiều điểm độc đáo, các em thích
chứng tỏ mình là người lớn, muốn được mọi người tôn trọng đã có trình độ
hiểu biết nhất định, có khả năng phân tích tổng hợp, ham hiểu biết và có nhiều
hoài bão, tuy nhiên còn có những nhược điểm là thiếu kinh nghiệm trong
cuộc sống.
Đây là tuổi hình thành thế giới quan, hình thành nhân cách, đó cũng là
lứa tuổi lãng mạn, nhiều mơ ước, độc đáo và mong muốn cuộc sống tốt đẹp
hơn và là tuổi này nảy nở những tình cảm mới. Thế giới quan không phải là
một niềm tin lạnh nhạt mà nó có sự say mê ước vọng nhiệt tình, các em có
thái độ tự giác tích cực trong học tập, xuất phát từ động cơ học tập đúng đắn
và hướng tới việc lựa chọn nghề nghiệp sau này.
ở lứa tuổi này hứng thú được xác định rõ rệt mang tính bền vững sâu
sắc và phong phú hơn. Hứng thú của các em rất năng động, các em sẵn sàng
đi vào lĩnh vực tri thức mà mình ưa tích. Do vậy việc giảng dạy TDTT cũng
như các môn học khác đóng vai trò chủ yếu trong vấn đề này, từ đó các giáo

viên phải xây dựng cho các em động cơ tập luyện đúng đắn, các em cảm thấy
thích thú, yêu mến việc tập luyện và giúp các em hiểu được ý nghĩa tầm quan
trọng của TDTT đối với cá nhân và xã hội qua đó cần tạo điều kiện tốt để các


13

em có những cảm xúc tốt, tránh để các em bị kích động xấu dẫn đến kém tự
chủ.
Các phẩm chất ý chí ở các em đã phát triển song việc tự ý thức và tự
nhận thức không bao giờ các em hiểu được hết, những phẩm chất ý chí như
dũng cảm, can đảm, quả cảm là những phẩm chất đối với các em rất quan
trọng. Các em rất sợ mang tiếng là yếu đuối. Vì vậy khi giảng dạy nên đặc
biệt chú ý giáo dục, khuyến khích động viên, chỉ bảo tận tình, định hướng và
động viên các em hoàn thành tốt nhiệm vụ, có hình thức động viên khen
thưởng đúng lúc, kịp thời. Trong quá trình huấn luỵên dần dần từng bước
động viên những em tiếp thu chậm. Từ đó, các em tỏ ra không chán nản, có
định hướng đúng và hiệu quả của bài tập được tăng lên.
1.2.2. Đặc điểm sinh lý
Đặc điểm nổi bật của lứa tuổi này là sự biến đổi đáng kể của cơ thể
được biểu hiện thông qua việc phát triển nhanh, mạnh qua hệ vận động,
những thay đổi trong hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ hô hấp, sự phát triển của
hệ sinh dục và hàng loạt các quá trình sinh học khác.
- Hệ xương: xương của các em được lớn lên một cách nhanh chóng cả
về chiều dài và chiều rộng. Các tổ chức sụn được phát triển chiều dài cột sống
tăng lên và dễ bị cong vẹo.
- Hệ cơ: trong giai đọan này hệ cơ phát triển với tốc độ nhanh, khối
lượng cơ tăng nhanh, đàn tính của cơ tăng nhưng không đều và chủ yếu là
các cơ nhỏ và dài. Đo đó khi cơ hoạt động chóng dẫn đến mệt mỏi, vì vậy
giáo viên phải chú ý phát triển cơ bắp cho các em một cách toàn diện.

- Hệ tuần hoàn: Đang trên đà phát triển đáp ứng đầy đủ lượng ôxy cho
cơ thể, huyết áp ở lứa tuổi này tăng lên nhiều, mạch máu không ổn định nếu
hoạt động trong thời gian dài sẽ dẫn tới mệt mỏi. Vì vậy trong giảng dạy phải


14

tuân thủ theo nguyên tắc tăng dần khả năng thích nghi của cơ thể với khối
lượng vận động tăng cao.
- Hệ hô hấp: Phổi của các em phát triển mạnh để phù hợp với hệ tuần
hoàn trong hoạt động thể dục thể thao, hoạt động của hệ hô hấp diễn ra mạnh
hơn so với các hoạt động khác vì vậy trong tập luyện cần thở sâu và tập trung
thở bằng ngực, các bài tập bơi, chạy cự ly trung bình, việt dã có tác dụng tốt
đến sự phát triển hệ hô hấp.
- Trao đổi chất và năng lượng: ở giai đọan này, nhu cầu về các chất
đường, đạm, mỡ và muối khoáng rất lớn, quá trình chuyển hoá xảy ra rất
nhanh, lượng tế bào tăng, một mặt chuyển hoá cho quá trình trưởng thành cơ
thể, mặt khác để cung cấp cho quá trình vận động thể lực.
- Hệ thần kinh: Tiếp tục phát triển đi đến hoàn thiện, khả năng phân
tích, tổng hợp và trừu tượng hoá được phát triển thuận lợi cho việc hình thành
các phản xạ có điều kiện, giúp các em tiếp thu và hoàn thiện kĩ thuật động tác.
Tuy nhiên, đối với một số bài tập đơn điệu, không hấp dẫn thì làm cho các em
nhanh chóng mệt mỏi. Do đó trong quá trình giảng dạy GDTC giáo viên cần
biết cách thay đổi hình thức tập luyện để đem lại kết quả tốt hơn. Ngoài ra
hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên làm cho tính hưng
phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế, vì vậy giáo viên cũng cần sử dụng các
bài tập để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Như vậy, tất cả các bộ phận, cơ quan trong cơ thể ở lứa tuổi này đang
phát triển và đi đến hoàn thiện. Do đó, việc giảng dạy, huấn luyện phải hết
sức lưu ý để làm sao tạo điều kiện tốt nhất cho các em tiếp tục phát triển cân

đối và hoàn thiện. Vì vậy cần đa dạng các hình thức tập luyện như trò chơi,
thi đấu, và ứng dụng tốt các bài tập đã lựa chọn.


15

1.3. TầM QUAN TRọNG CủA Tố CHấT SứC NHANH VớI VIệC PHáT
TRIểN THàNH TíCH CHạY 100M.
Từ thực tế tập luyện và thi đấu cho thấy thành tích các môn thể thao nói
chung và chạy 100m nói riêng đều chịu sự chi phối bởi rất nhiều yếu tố như:
Tố chất thể lực,điều kiện cơ sở vật chất, trạng thái tâm lý. Trong đó các tố
chất thể lực đóng vai trò quan trọng đối với thành tích thể thao, trong chạy
100m thành tích phụ thuộc chủ yếu bởi 2 yếu tố là tần số bước và độ dài
bước, do đó cần phát triển các nhóm cơ có ảnh hưởng đến việc nâng cao độ
dài bước chạy. Mặt khác khi đã có độ dài bước chạy tốt cần rèn luyện để độ
dài bước chạy phải ổn định và nâng cao khả năng dùng sức hợp lý và đúng
thời điểm. Để đạt được yêu cầu, cần phát triển sức nhanh, vì sức nhanh còn
nắm vai trò quyết định trong giai đọan xuất phát và chạy lao sau xuất phát.
Hiện nay chạy 100m thành tích của học sinh THPT vẫn chưa cao, vì vậy giai
đoạn chạy giữa quãng và về đích, cần luyện nhiều để thích nghi với quá trình
phân giải và cung cấp ATP. Chính vì lẽ đó mà phải giáo dục sức nhanh để
nâng cao khả năng giải phóng năng lượng yếm khí và sự thích nghi của cơ
thể, đồng thời khi sức nhanh-mạnh tốt thì độ dài bước được nâng cao. Quá
trình thả lỏng cơ bắp dài tạo điều kiện cho việc tái tạo ATP tốt nhất, mặt khác
do sự thích nghi của vận động viên được nâng cao có tác dụng tốt khi vận


16

động viên về đích sẽ không xảy ra hiện tượng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt và

nhờ lượng ATP được phân giải nhanh chóng mà thành tích của vận động viên
cũng tốt hơn rất nhiều.
Từ những phân tích trên chúng ta có thể khẳng định tố chất sức nhanh
liên quan mật thiết với thành tích chạy 100m và là tố chất không thể thiếu
trong giảng dạy cự ly ngắn.
Xác định tầm quan trọng trên chúng tôi nhằm mục đích:
+ Phân tích mối quan hệ của các chỉ tiêu tố chất sức nhanh đối với
thành tích chạy 100m.
+ Đánh giá, phân tích các chỉ tiêu sức nhanh và xây dựng hệ thống bài
tập phát triển sức nhanh phù hợp với lứa tuổi 16-17.
1.3.1. Cơ sở lý luận tố chất sức nhanh
Sức nhanh là khả năng của con người thực hiện động tác trong thời
gian ngắn nhất. Khi đánh giá các biểu hiện của sức nhanh người ta phân biệt:
- Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động
- Tốc độ động tác đơn
- Tần số động tác
Thông qua những dấu hiệu của sức nhanh tương đối độc lập, đặc biệt là
những chỉ số về thời gian phản ứng vận động hầu như không liên quan với tốc
độ động tác, đây là hình thức thể lực tốc độ khác nhau. Trong các cự ly chạy
nói chung, tốc độ phụ thuộc vào độ dài bước chạy, trong các động tác rất
nhanh, và được thực hiện với tần số cao như trong chạy ngắn, cơ chỉ hoạt
động tích cực ở những điểm cuối của biên độ động tác.
Người ta nhận thấy rằng: Tần số động tác phụ thuộc vào tính linh hoạt
của quá trình thần kinh, nghĩa là phụ thuộc vào tốc độ chuyển trạng thái hưng
phấn và ức chế.


17

Theo quy luật sinh hoá, sức nhanh phụ thuộc vào hàm lượng ATP trong

cơ và độ phân giải ATP dưới ảnh hưởng xung động vì các bài tập diễn ra trong
thời gian ngắn nên quá trình tổng hợp ATP hầu như được thực hiện theo cơ chế
yếm khí.
Từ những phân tích trên chúng ta có thể khẳng định rằng để đạt được
thành tích cao trong chạy 100m sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các tính chất sức
nhanh. Do vậy chúng ta nên cho tập tốc độ khác nhau, kết hợp với các trò
chơi nhằm phát triển tốc độ khác nhau, tập phản ứng lặp lại theo tín hiệu đột
ngột, bên cạnh đó phải phát triển toàn diện những khả năng chức phận của cơ
thể đồng thời cần phải tập luyện sức mạnh bền cho cơ bắp nhằm hỗ trợ phát
triển tốc độ tốt hơn. Để phát triển tốc độ, có lợi nhất là các bài tập mang tính
chất toàn bộ kĩ thuật môn thể thao lựa chọn. Những bài tập chạy được thực
hiện lặp lại nhanh gần bằng tốc độ tới hạn.
Theo các nhà lý luận chuyên ngành điền kinh, qua những người huấn
luyện cho thấy thường sử dụng các bài tập phát triển tốc độ đặc trưng sau:
-

Cường độ sử dụng cao 90 – 100% cường độ tối đa.

- Khối lượng thấp: Tổng quãng đường trong bài tập 0,2 – 0,3km
+ Cự ly chạy từ 60-200m
+ Số lần lặp lại phụ thuộc vào cự ly chạy và cường độ chạy:
- Quãng nghỉ hợp lý sao cho có thể hồi phục với cường độ chạy của lần
chạy tiếp theo. Như vậy giáo dục tốc độ một cách toàn diện thì cần phải dựa
vào nội dung bài tập phong phú đa dạng và đảm bảo tính khoa học. Trên cơ sở
lý luận, dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi và trình độ thể lực của học
sinh THPT để xây dựng và lựa chọn nội dung bài tập sao cho hợp lý, đúng
đắn nhất.
1.3.2. Sức nhanh và các hình thức biểu hiện của sức nhanh.



18

Sức nhanh là một tố chất thể lực giúp cho việc thực hiện động tác đạt
tốc độ và tần số cao. Sức nhanh được phát triển tốt sẽ ảnh hưởng đến tốc độ
phát triển những khả năng vận động và đạt thành tích tốt trong học tập.
Các hình thức biểu hiện của sức nhanh bao gồm:
+ Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động.
+ Tốc độ động tác đơn.
+ Tần số động tác.
+ Tốc độ ban đầu của động tác.
Các hình thức đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập với nhau.
Đặc biệt những chỉ số về thời gian phản ứng vận động hầu như không tương
quan với tốc độ động tác. Những hình thức kể trên là thể hiện các năng lực tốc
độ khác nhau. Trong thực tiễn sức nhanh thường được thể hiện tổng hợp. Ví
dụ thành tích chạy ngắn phụ thuộc vào thời gian phản ứng vận động, tốc độ
động tác đơn và tần số bước chạy. Trong động tác có sự phối hợp phức tạp thì
tốc độ không chỉ phụ thuộc vào sức nhanh mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân
tố khác nhau. Ví dụ, trong chạy thì tốc độ phụ thuộc vào độ dài bước chạy,
còn bước chạy lại phụ thuộc vào độ dài chi dưới lúc đạp sau. Vì vậy tốc độ
động tác hoàn chỉnh chỉ biểu hiện gián tiếp sức nhanh của con người. Cho nên
khi phân tích đánh giá sức nhanh của con người phải căn cứ vào mức độ phát
triển của từng hình thức đơn giản của nó.


19

1.4. CƠ Sở SINH Lý CủA Tố CHấT SứC NHANH.
Sức nhanh là khả năng thực hiện động tác trong một khoảng thời gian
ngắn nhất.
Sức nhanh là một tố chất thể lực có biểu hiện ở dạng đơn giản và ở

dạng phức tạp.
Dạng đơn giản của sức nhanh bao gồm:
- Thời gian phản ứng
- Thời gian của một động tác đơn lẻ
- Tần số của hoạt động cục bộ
Yếu tố quyết định tốc độ của tất cả các dạng sức nhanh nêu trên là độ
linh hoạt của các quá trình thần kinh và tốc độ co cơ. Độ linh hoạt của quá
trình thần kinh thể hiện ở khả năng biến đổi nhanh chóng giữa hưng phấn và
ức chế trong các trung tâm thần kinh.
Tốc độ co cơ phụ thuộc vào tỷ lệ sợi cơ nhanh và sợi cơ chậm trong bó
cơ, các cơ có tỷ lệ sợi cơ nhanh cao, đặc biệt là sợi cơ nhóm II-A có khả năng
tốc độ cao hơn. Tập luyện sức nhanh làm cho hàm lượng ATP và CP trong
các sợi cơ, nhất là sợi cơ nhanh II-A và II-B tăng lên.


20

Như vậy sức nhanh phụ thuộc chủ yếu vào tính linh hoạt của thần kinh
và tốc độ co cơ, mặc dù có biến đổi dưới tác động của tập luyện nhưng đều là
yếu tố quyết định. Do đó trong quá trình tập luyện, sức nhanh biến đổi chậm
và ít hơn sức mạnh và sức bền.

1.5. PHƢƠNG PHáP RèN LUYệN SứC NHANH.
1.5.1. Phƣơng pháp rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động đơn
giản.
Phản ứng vận động đơn giản là sự đáp lại tín hiệu biết trước nhưng xuất
hiện đột ngột bằng động tác định trước (thí dụ, phản ứng với tiếng súng lệnh
xuất phát). Sức nhanh phản ứng vận động có ý nghĩa thực dụng rất lớn. Sức
nhanh phản ứng vận động có khả năng “chuyển” rất cao: Những người có khả
năng phản ứng nhanh trong tình huống này thì cũng dễ có khả năng phản ứng

nhanh trong tình huống khác. Tập luyện tốc độ có tác dụng nâng cao sức
nhanh phản ứng đơn giản. Nhưng không có hiện tượng “chuyển” theo chiều
ngược lại. Các bài tập về phản ứng vận động không có giá trị nâng cao tốc độ
động tác.
Phương pháp phổ biến nhất trong rèn luyện sức nhanh phản ứng vận
động đơn giản là tập lặp lại phản ứng với các tín hiệu xuất hiện đột ngột. Thí
dụ, lặp lại nhiều lần tiếng súng lệnh, chạy đổi hướng theo tín hiệu. Đối với
những người mới tập, phương pháp lặp lại nhanh chóng đem lại kết quả tốt.
Sau đó, sức nhanh phản ứng ổn định và rất khó có thể phát triển thêm.


21

Bản chất của phương pháp là hoàn thiện sức nhanh phản ứng vận động
đơn giản thông qua việc hoàn thiện tri giác thời gian. Tập luyện sức nhanh
phản ứng vận động theo phương pháp cảm giác vận động được tiến hành theo
ba giai đoạn. Giai đoạn một, người tập thực hiện động tác trong điều kiện
phản ứng nhanh nhất đối với tín hiệu. Giai đoạn hai, phản ứng và các động tác
sau đó cũng được thực hiện với tốc độ lớn nhất. Trong giai đoạn ba, giáo viên
yêu cầu người tập thực hiện bài tập với tốc độ định trước.
1.5.2. Phƣơng pháp rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động phức
tạp.
Phản ứng vận động phức tạp thường gặp trong thể thao gồm hai loại:
Phản ứng đối với vật thể di động và phản ứng lựa chọn. Phản ứng đối với vật
thể di động thường gặp trong các môn bóng và các môn đối kháng cá nhân,
phản ứng đối với vật thể di động thường kéo dài từ 0,25-1 giây. Bài tập phản
ứng đối với vật thể di động yêu cầu tập luyện được gia tăng thông qua tăng
tốc độ vật thể, tăng tính bất ngờ và rút ngắn cự ly. Trò chơi vận động với
bóng có tác dụng rất tốt trong rèn luyện sức nhanh đối với vật thể di động.
Trong khi tiến hành giáo dục phản ứng vận động phức tạp cần phải đảm bảo

nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp và tiến hành theo cách tăng dần số lượng
biến đổi tình huống có thể xảy ra.
1.5.3. Phƣơng pháp rèn luyện sức nhanh tần số động tác
Mặc dù phụ thuộc vào nhiều nhân tố, nhưng tốc độ tối đa chủ yếu bị chi
phối bởi tính linh hoạt của các quá trình thần kinh. Suy rộng ra thì tốc độ chủ
yếu phụ thuộc vào tần số động tác. Như vậy, bản chất của rèn luyện tốc độ là
tác động nâng cao tần số tác động. Phương pháp rèn luyện sức nhanh tần số là
các bài tập. Các bài tập này phải thoả mãn ba yêu cầu:
+ Kỹ thuật bài tập cho phép thực hiện với tốc độ giới hạn.
+ Kỹ thuật bài tập đã được tiếp thu tới mức kĩ xảo.


22

+ Thời gian bài tập tương đối ngắn để tốc độ không bị giảm sút ở cuối
cự ly.
Về nguyên tắc, cần tạo điều kiện phát huy tần số động tác tối đa. Các
thành phần lượng vận động và quãng nghỉ trong các phương pháp rèn luyện
tốc độ đều phải hướng tới tần số tối đa.
Trong rèn luyện tốc độ, người ta chủ yếu sử dụng phương pháp lặp lại.
Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý một số đặc điểm sau: Cường độ phải
luôn duy trì ở mức độ tối đa trong mỗi lần thực hiện bài tập, thời gian bài tập
được xác định sao cho tốc độ không bị giảm sút ở cuối cự ly, số lần lặp lại
được quy định theo khả năng duy trì tốc độ tối đa, quãng nghỉ giữa các lần tập
phải đủ cho cơ thể hồi phục tương đối hoàn toàn.
Trạng thái hưng phấn hợp lý của hệ thần kinh trung ương là điều kiện
quan trọng để phát huy tốc độ. Phương pháp rèn luyện tốc độ chứa đựng mâu
thuẫn nội tại. Một mặt, để phát triển tốc độ cần phải lặp lại nhiều lần động tác
với tốc độ tối đa, mặt khác việc lặp lại nhiều lần đó sẽ tạo nên định hình động
lực vững chắc và dẫn tới ổn định hoá động tác. Hiện tượng tốc độ bị dừng lại,

không tiếp tục phát triển nữa được gọi là ''hàng rào tốc độ''.
Đối với người mới tập, cách phòng ngừa tốt nhất là không đi vội vào
chuyên môn hoá hẹp mà phải huấn luyện thể lực toàn diện trước. Trong
trường hợp thứ nhất, tập luyện chuyên môn hoá hẹp với lặp lại tốc độ tối đa
thường xuyên sẽ làm đặc tính của động tác trở nên ổn định dẫn tới ''hàng rào
tốc độ''. Trong trường hợp thứ hai, định hình động lực không có điều kiện
hình thành. Cách tổ chức quá trình này sẽ tạo ra tiềm năng để đạt thành tích
cao hơn.
Đối với các vận động viên cao cấp, để phòng ngừa ''hàng rào tốc độ''
người ta thường áp dụng biện pháp thay đổi tỉ lệ nội dung huấn luyện: khối


23

lượng các bài tập tốc độ chuyên môn giảm đi, tỉ trọng các bài tập sức mạnh
tốc độ các bài tập chuẩn bị chuyên môn, các bài tập chuẩn bị chung tăng lên.
Nếu xuất hiện ''hàng rào tốc độ'', cần phải áp dụng các biện pháp phá vỡ
hoặc dập tắt nó. Nguyên tắc chung để phá vỡ ''hàng rào tốc độ'' là tạo điều
kiện thuận lợi để nâng cao tốc độ tối đa. Để phá vỡ ''hàng rào tốc độ'' thường
sử dụng các biện pháp sau: Chạy xuống dốc, chạy theo người dẫn.
Nếu trong một số thời gian, bài tập chính không được tập luyện thì
''hàng rào tốc độ'' có thể mất đi, còn kỹ thuật động tác vẫn được bảo tồn.
Như vậy, để giáo dục phát triển sức nhanh một cách hoàn chỉnh thì cần
đưa vào các nội dung bài tập phong phú đa dạng và đảm bảo tính khoa học
toàn diện trên cơ sở lý luận, dựa trên đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.

CHƢƠNG 2
NHIệM Vụ, PHƢƠNG PHáP Và Tổ CHứC NGHIÊN CứU
2.1. NHIệM Vụ NGHIÊN CứU
Để giải quyết mục đích của đề tài chúng tôi đề ra 2 nhiệm vụ sau:

2.1.1. Nhiệm vụ 1
Đánh giá thực trạng việc tập luyện nội dung chạy 100m của học sinh nữ
trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm.
2.1.2. Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triển sức nhanh
trong chạy 100m cho học sinh nữ khối 11 trường THPT Cao Bá Quát – Gia
Lâm.
2.2. PHƢƠNG PHáP NGHIÊN CứU


24

Để giải quyết các nhiệm vụ nêu trên trong quá trình nghiên cứu đề tài
sử dụng các phương pháp sau:
2.2.1. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
Qua quá trình phân tích tổng hợp tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm
kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được, đồng thời tìm ra những quy
luật vận động và phát triển mới để rút ra cơ sở lý luận, tâm sinh lý và phát
triển sức nhanh nhằm đánh giá, nghiên cứu trên cơ sở đó lựa chọn một một số
bài tập và áp dụng vào thực tiễn để xác định mức độ trong việc phát triển sức
nhanh trong chạy 100m cho học sinh nữ trường THPT Cao Bá Quát – Gia
Lâm. Do đó việc phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan không thể thiếu
được đối với người làm công tác nghiên cứu khoa học.
2.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn toạ đàm.
Phương pháp phỏng vấn toạ đàm là phương pháp nghiên cứu khoa học
thu nhận thông tin qua câu hỏi – trả lời, giữa nhà nghiên cứu với đối tượng
nghiên cứu về vấn đề quan tâm.
ở đây, chúng tôi sử dụng dưới hình thức phiếu phỏng vấn nhằm điều tra
thực trạng và đánh giá khả năng phát triển sức nhanh của đối tượng nghiên
cứu.
2.2.3 Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm.

Quan sát sư phạm là phương pháp nhận thức đối tượng nghiên cứu
trong quá trình giáo dục – giáo dưỡng, mà không làm ảnh hưởng đến quá
trình đó. Chúng tôi đã tiến hành quan sát các buổi tập của học sinh nữ khối 11
ở nội dung chạy 100m để đánh giá sự tiếp thu trong vận động và khả năng
phối hợp vận động với đặc điểm của học sinh.
2.2.4. Phƣơng pháp kiểm tra sƣ phạm
Để tiến hành mục đích nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp
kiểm tra sư phạm nhằm xác định và đánh giá sự phát triển sức nhanh.


25

Phương pháp được tiến hành bằng các chỉ số test sau:
- Chạy 30m tốc độ cao
- Chạy 30m xuất phát thấp
- Chạy 100m xuất phát thấp
+ Dụng cụ: Đồng hồ bấm giờ, dây đích, cờ hiệu
+ Cách tính thời gian bắt đầu có lệnh xuất phát, bấm đồng hồ và khi
ngực hoặc vai chạm vào vạch giới hạn bấm dừng.
2.2.5. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu lĩnh vực giáo
dục thể chất và huấn luyện thể thao.
Bằng phương pháp này chúng tôi có cơ sở để đánh giá hiệu quả bài tập
đã lựa chọn, chúng tôi thực nghiệm với học sinh nữ trường THPT Cao Bá
Quát Gia Lâm.
Chúng tôi sử dụng đánh giá và tìm hiểu tính hiệu quả trong thực
nghiệm bài tập vào thực tế, sau khi đã lựa chọn và xác định các bài tập, chúng
tôi tiến hành phân nhóm thực nghiệm tổng số 30 em chia làm 2 nhóm mỗi
nhóm 15 em.
- Nhóm thực nghiệm 15 em: Tập luyện theo bài tập mới

- Nhóm đối chứng 15 em: Tập luyện theo kế hoạch đang thực hiện.
2.2.6. Phƣơng pháp toán học thống kê.
Toán học thống kê ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các ngành
khoa học kĩ thuật, trong đó có ngành TDTT. Sự xâm nhập của toán học thống
kê vào TDTT đã và đang đem lại hiệu quả hết sức to lớn.
Sau khi thu thập số liệu chúng tôi sử dụng phương pháp toán học thống
kê xử lý số liệu đã sử dụng các công thức sau:
- Công thức tính hệ số trung bình cộng ( x )


×