Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Các chuyên đề luyện thi chuyên Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.24 KB, 15 trang )

BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HOÁ HỌC
Câu 1: Khi hoà tan 21g một kim loại hoá trị II trong dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 8,4
lít hiđro (đktc) và dung dịch A. Khi cho kết tinh muối trong dung dịch A thì thu được 104,25g tinh thể
hiđrat hoá.
a)
Cho biết tên kim loại.
b)
Xác định CTHH của tinh thể muối hiđrat hoá đó.
ĐS: a) Fe ; b) FeSO4.7H2O
Câu 2: Cho 4,48g oxit của 1 kim loại hoá trị II tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch H2SO4 0,8M rồi
cô cạn dung dịch thì nhận được 13,76g tinh thể muối ngậm nước. Tìm công thức muối ngậm H2O này.
ĐS: CaSO4.2H2O
Câu 3: Một hỗn hợp kim loại X gồm 2 kim loại Y, Z có tỉ số khối lượng 1 : 1. Trong 44,8g hỗn hợp X,
số hiệu mol của Y và Z là 0,05 mol. Mặt khác nguyên tử khối Y > Z là 8. Xác định kim loại Y và Z.
ĐS: Y = 64 (Cu) và Z = 56 (Fe)
Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp gồm 1 kim loại hoá trị II và 1 kim loại hoá trị III cần dùng
hết 170 ml HCl 2M.
a)
Cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khô.
b) Tính thoát ra ở đktc.
c)
Nêu biết kim loại hoá trị III là Al và số mol bằng 5 lần số mol kim loại hoá trị II thì kim loại hoá
trị II là nguyên tố nào?
ĐS: a) ; b) ; c) Kim loại hoá trị II là
Câu 5: Oxit cao nhất của một nguyên tố có công thức R2Ox phân tử khối của oxit là 102 đvC, biết
thành phần khối lượng của oxi là 47,06%. Xác định R.
ĐS: R là nhôm (Al)
Câu 6: Nguyên tố X có thể tạo thành với Fe hợp chất dạng FeaXb, phân tử này gồm 4 nguyên tử có
khối lượng mol là 162,5 gam. Hỏi nguyên tố X là gì?
ĐS: X là clo (Cl)
Câu 7: Cho 100 gam hỗn hợp 2 muối clorua của cùng 1 kim loại M (có hoá trị II và III) tác dụng hết


với NaOH dư. Kết tủa hiđroxit hoá trị 2 bằng 19,8 gam còn khối lượng clorua kim loại M hoá trị II
bằng 0,5 khối lượng mol của M. Tìm công thức 2 clorua và % hỗn hợp.
ĐS: Hai muối là FeCl2 và FeCl3 ; %FeCl2 = 27,94% và %FeCl3 = 72,06%
Câu 8: Hoà tan 18,4 gam hỗn hợp 2 kim loại hoá trị II và III bằng axit HCl thu được dung dịch A + khí
B. Chia đôi B.
a)
Phần B1 đem đốt cháy thu được 4,5 gam H2O. Hỏi cô cạn dd A thu được bao nhiêu gam muối
khan.
b)
Phần B2 tác dụng hết clo và cho sản phẩm hấp thụ vào 200 ml dung dịch NaOH 20% (d = 1,2).
Tìm C% các chất trong dung dịch tạo ra.
c) Tìm 2 kim loại, nếu biết tỉ số mol 2 muối khan = 1 : 1 và khối lượng mol của kim loại này gấp
2,4 lần khối lượng mol của kim loại kia.
ĐS: a) ; b) C% (NaOH) = 10,84% và C% (NaCl) = 11,37%
c) Kim loại hoá trị II là Zn và kim loại hoá trị III là Al
Câu 9: Kim loại X tạo ra 2 muối XBr2 và XSO4. Nếu số mol XSO4 gấp 3 lần số mol XBr2 thì lượng
XSO4 bằng 104,85 gam, còn lượng XBr2 chỉ bằng 44,55 gam. Hỏi X là nguyên tố nào?
ĐS: X = 137 là Ba
Câu 10: Hỗn hợp khí gồm NO, NO2 và 1 oxit NxOy có thành phần 45% ; 15% và 40%. Trong hỗn hợp
có 23,6% lượng NO còn trong NxOy có 69,6% lượng oxi. Hãy xác định oxit
NxOy.
ĐS: Oxit là N2O4
Câu 11: Có 1 oxit sắt chưa biết.
- Hoà tan m gam oxit cần 150 ml HCl 3M.
- Khử toàn bộ m gam oxit bằng CO nóng, dư thu được 8,4 gam sắt. Tìm công thức oxit.
ĐS: Fe2O3

1



Câu 12: Khử 1 lượng oxit sắt chưa biết bằng H2 nóng dư. Sản phẩm hơi tạo ra hấp thụ bằng 100 gam
axit H2SO4 98% thì nồng độ axit giảm đi 3,405%. Chất rắn thu được sau phản ứng khử được hoà tan
bằng axit H2SO4 loãng thoát ra 3,36 lít H2 (đktc). Tìm công thức oxit sắt bị khử.
ĐS: Fe3O4
Câu 13: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B có tỉ lệ khối lượng 1 : 1 và khối lượng mol nguyên tử của A
nặng hơn B là 8 gam. Trong 53,6 gam X có số mol A khác B là 0,0375 mol. Hỏi A, B là những kim
loại nào?
ĐS: B là Fe và A là Cu
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất A cần dùng hết 5,824 dm3 O2 (đktc). Sản phẩm có CO2 và H2O
được chia đôi. Phần 1 cho đi qua P2O5 thấy lượng P2O5 tăng 1,8 gam. Phần 2 cho đi qua CaO thấy
lượng CaO tăng 5,32 gam. Tìm m và công thức đơn giản A. Tìm công thức phân tử A và biết A ở thể
khí (đk thường) có số C 4.
ĐS: A là C4H10
Câu 15: Hoà tan 18,4g hỗn hợp 2 kim loại hoá trị II và III bằng axit HCl thu được dung dịch A + khí B.
Chia đôi B
a)
Phần B1 đem đốt cháy thu được 4,5g H2O. Hỏi cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối
khan.
b)
Phần B2 tác dụng hết clo và cho sản phẩm hấp thụ vào 200 ml dung dịch NaOH 20% (d = 1,2).
Tìm % các chất trong dung dịch tạo ra.
c) Tìm 2 kim loại, nếu biết tỉ số mol 2 muối khan = 1 : 1 và khối lượng mol kim loại này gấp 2,4 lần
khối lượng mol của kim loại kia.
ĐS: a) Lượng muối khan = 26,95g
b) %NaOH = 10,84% và %NaCl = 11,73%
c) KL hoá trị II là Zn và KL hoá trị III là Al
Câu 16: Hai nguyên tố X và Y đều ở thể rắn trong điều kiện thường 8,4 gam X có số mol nhiều hơn
6,4 gam Y là 0,15 mol. Biết khối lượng mol nguyên tử của X nhỏ hơn khối lượng mol nguyên tử của Y
là 8. Hãy cho biết tên của X, Y và số mol mỗi nguyên tố nói trên.
ĐS: – X (Mg), Y (S)

- và
Câu 17: Nguyên tố R tạo thành hợp chất RH4, trong đó hiđro chiếm 25% khối lượng và nguyên tố R’
tạo thành hợp chất R’O2 trong đó oxi chiếm 69,57% khối lượng.
a) Hỏi R và R’ là các nguyên tố gì?
b) Hỏi 1 lít khí R’O2 nặng hơn 1 lít khí RH4 bao nhiêu lần (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).
c) Nếu ở đktc, V1 lít RH4 nặng bằng V2 lít R’O2 thì tỉ lệ V1/V2 bằng bao nhiêu lần?
ĐS: a) R (C), R’(N) ; b) NO2 nặng hơn CH4 = 2,875 lần ; c) V1/V2 = 2,875 lần
Câu 18: Hợp chất với oxi của nguyên tố X có dạng XaOb gồm 7 nguyên tử trong phân tử. Đồng thời tỉ
lệ khối lượng giữa X và oxi là 1 : 1,29. Xác định X và công thức oxit.
ĐS: X là P oxit của X là P2O5
Câu 19: Hoà tan hoàn toàn 12,1 gam hỗn hợp bột gồm CuO và một oxit của kim loại hoá trị II khác
cần 100 ml dung dịch HCl 3M. Biết tỉ lệ mol của 2 oxit là 1 : 2.
a)
Xác định công thức của oxit còn lại.
b) Tính % theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
ĐS: a) ZnO ; b) %CuO = 33,06% và %ZnO = 66,94%
Câu 20: Cho A gam kim loại M có hoá trị không đổi vào 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và
AgNO3 đều có nồng độ 0,8 mol/l. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta lọc được (a + 27,2) gam chất
rắn gồm ba kim loại và được một dung dịch chỉ chứa một muối tan. Xác định M và khối lượng muối
tạo ra trong dung dịch.
ĐS: M là Mg và Mg(NO3)2 = 44,4g
Câu 21: Nung 25,28 gam hỗn hợp FeCO3 và FexOy dư tới phản ứng hoàn toàn, thu được khí A và 22,4
gam Fe2O3 duy nhất. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M thu được
7,88g kết tủa.

2


a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tìm công thức phân tử của FexOy.

ĐS: b) Fe2O3
Câu 22: Hai thanh kim loại giống nhau (đều cùng nguyên tố R hoá trị II) và có cùng khối lượng. Cho
thanh thứ nhất vào vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh thứ hai vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời
gian, khi số mol 2 muối bằng nhau, lấy hai thanh kim loại đó ra khỏi dung dịch thấy khối lượng thanh
thứ nhất giảm đi 0,2% còn khối lượng thanh thứ hai tăng 28,4%. Xác định nguyên tố R.
ĐS: R (Zn)
Câu 23: Hỗn hợp M gồm oxit của một kim loại hoá trị II và một cacbonat của kim loại đó được hoà tan
hết bằng axit H2SO4 loãng vừa đủ tạo ra khí N và dung dịch L. Đem cô cạn dung dịch L thu được một
lượng muối khan bằng 168% khối lượng M. Xác định kim loại hoá trị II, biết khí N bằng 44% khối
lượng của M.
ĐS: Mg
Câu 24: Cho Cho 3,06g axit MxOy của kim loại M có hoá trị không đổi (hoá trị từ I đến III) tan trong
HNO3 dư thu được 5,22g muối. Hãy xác định công thức phân tử của oxit MxOy.
ĐS: BaO
Câu 25: Cho 15,25 gam hỗn hợp một kim loại hoá trị II có lẫn Fe tan hết trong axit HCl dư thoát ra
4,48 dm3 H2 (đktc) và thu được dung dịch X. Thêm NaOH dư vào X, lọc kết tủa tách ra rồi nung trong
không khí đến lượng không đổi cân nặng 12 gam. Tìm kim loại hoá trị II, biết nó không tạo kết tủa với
hiđroxit.
ĐS: Ba
Câu 26: Cho 2 gam hỗn hợp Fe và kim loại hoá trị II vào dung dịch HCl có dư thì thu được 1,12 lít H2
(đktc). Mặt khác, nếu hoà tan 4,8g kim loại hoá trị II đó cần chưa đến 500 ml dung dịch HCl. Xác định
kim loại hoá trị II.
ĐS: Mg
Câu 27: Khử hoàn toàn 4,06g một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ
khí sinh ra vào bình đựng Ca(OH)2 dư, thấy tạo thành 7g kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hoà
tan hết vào dung dịch HCl dư thì thu được 1,176 lít khí H2 (đktc).
a)
Xác định công thức phân tử oxit kim loại.
b)
Cho 4,06g oxit kim loại trên tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu

được dung dịch X và khí SO2 bay ra. Hãy xác định nồng độ mol/l của muối trong dung dịch X (coi thể
tích dung dịch không thay đổi trong quá trình phản
ứng)
ĐS: a)
Fe3O4 ; b)
Câu 28: Hoà tan hoà toàn m gam kim loại M bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít H2 (đktc). Mặt
khác hoà tan hoàn toàn m gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được muối nitrat của M,
H2O và cũng V lít khí NO duy nhất (đktc).
a)
So sánh hoá trị của M trong muối clorua và trong muối nitrat.
b)
Hỏi M là kim loại nào? Biết rằng khối lượng muối nitrat tạo thành gấp 1,905 lần khối lượng
muối clorua.
ĐS: a) ; b) Fe
Câu 29: Hoà tan hoàn toàn 14,2g hỗn hợp C gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R vào dung
dịch HCl 7,3% vừa đủ, thu được dung dịch D và 3,36 lít khí CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong dung
dịch D bằng 6,028%.
a)
Xác định kim loại R và thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong C.
b)
Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch D, lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khi phản
ứng hoàn toàn. Tính số gam chất rắn còn lại sau khi nung.
ĐS: a) R (Fe) và %MgCO3 = 59,15% , %FeCO3 = 40,85% ; b) và
Câu 30: Hoà tan hoàn toàn a gam kim loại M có hoá trị không đổi vào b gam dung dịch HCl được
dung dịch D. Thêm 240 gam dung dịch NaHCO3 7% vào D thì vừa đủ tác dụng hết với lượng HCl còn
dư, thu được dung dịch E trong đó nồng độ phần trăm của NaCl và muối clorua km loại M tương ứng

3



là 2,5% và 8,12%. Thêm tiếp lượng dư dung dịch NaOH vào E, sau đó lọc lấy kết tủa, rồi nung đến
khối lượng không đổi thì thu được 16 gam chất rắn. Viết các phương trình phản ứng.
Xác định kim loại và nồng độ phần trăm của dung dịch đã dùng.
ĐS: M (Mg) và %HCl = 16%

4


BÀI TOÁN NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH
Câu 1: Tính khối lượng AgNO3 bị tách ra khỏi 75 gam dung dịch bão hoà AgNO3 ở 50oC, khi dung
dịch được hạ nhiệt độ đến 20oC. Biết ; .
Câu 2: Có 2 dung dịchHCl nồng độ 0,5M và 3M. Tính thể tích dung dịch cần phải lấy để pha được
100ml dung dịch HCl nồng độ 2,5M.
Câu 3: Khi hoà tan m (g) muối FeSO4.7H2O vào 168,1 (g) nước, thu được dung dịch FeSO4 có nồng độ
2,6%. Tính m?
Câu 4: Lấy 12,42 (g) Na2CO3.10H2O được hoà tan trong 50,1ml nước cất (D = 1g/ml). Tính nồng độ
phần trăm của dung dịch thu được.
Câu 5: Lấy 8,4 (g) MgCO3 hoà tan vào 146 (g) dung dịch HCl thì vừa đủ.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch HCl đầu?
c) Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng?
Câu 6: Hoà tan 10 (g) CaCO3 vào 114,1 (g) dung dịch HCl 8%.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính nồng độ phần trăm các chất thu được sau phản ứng?
Câu 7: Hoà tan hoà toàn 16,25g một kim loại hoá trị (II) bằng dung dịch HCl 18,25% (D = 1,2g/ml),
thu được dung dịch muối và 5,6l khí hiđro (đktc).
a)
Xác định kim loại?
b)
Xác định khối lượng ddHCl 18,25% đã dùng?

Tính CM của dung dịch HCl trên?
c) Tìm nồng độ phần trăm của dung dịch muối sau phản ứng?
Câu 8: Cho a (g) Fe tác dụng vừa đủ 150ml dung dịch HCl (D = 1,2 g/ml) thu được dung dịch và 6,72
lít khí (đktc). Cho toàn bộ lượng dung dịch trên tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được b (g) kết
tủa.
a) Viết các phương trình phản ứng.
b) Tìm giá trị a, b?
c) Tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol/l dung dịch HCl?
Câu 9: Một hỗn hợp gồm Na2SO4 và K2SO4 trộn theo tỉ lệ 1 : 2 về số mol. Hoà tan hỗn hợp vào 102 (g)
nước, thu được dung dịch A. Cho 1664 (g) dung dịch BaCl2 10% vào dung dịch A, xuất hiện kết tủa.
Lọc bỏ kết tủa, thêm H2SO4 dư vào nước lọc thấy tạo ra 46,6 (g) kết tủa.
Xác định nồng độ phần trăm của Na2SO4 và K2SO4 trong dung dịch A ban đầu?
Câu 10: Cho 39,09 (g) hỗn hợp X gồm 3 muối: K2CO3, KCl, KHCO3 tác dụng với Vml dung dịch HCl
dư 10,52% (D = 1,05g/ml), thu được dung dịch Y và 6,72 lít khí CO2 (đktc).
Chia Y thành 2 phần bằng nhau.
- Phần 1: Để trung hoà dung dịch cần 250ml dung dịch NaOH 0,4M.
- Phần 2: Cho tác dụng với AgNO3 dư thu được 51,66 (g) kết tủa.
a) Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu?
b) Tìm Vml?
Câu 11: Cho 46,1 (g) hỗn hợp Mg, Fe, Zn phản ứng với dung dịch HCl thì thu được 17,92 lít H2 (đktc).
Tính thành phần phần trăm về khối lượng các kim loại trong hỗn hợp. Biết rằng thể tích khí H2 do sắt
tạo ra gấp đôi thể tích H2 do Mg tạo ra.
Câu 11: Để hoà tan hoàn toàn 4 (g) hỗn hợp gồm một kim loại hoá trị (II) và một kim loại hoá trị (III)
phải dùng 170ml dung dịch HCl 2M.
a)
Cô cạn dung dịch sau phản ứng sẽ thu được bao nhiêu gam hỗn hợp muối khan.
b) Tính thể tích khí H2 (ở đktc) thu được sau phản ứng.
c)
Nếu biết kim loại hoá trị (III) ở trên là Al và nó có số mol gấp 5 lần số mol kim loại hoá trị (II).
Hãy xác định tên kim loại hoá trị (II).

Câu 12: Có một oxit sắt chưa công thức. Chia lượng oxit này làm 2 phần bằng nhau.
a)
Để hoà tan hết phần 1 phải dùng 150ml dung dịch HCl 3M.

5


b)
Cho một luồng khí CO dư đi qua phần 2 nung nóng, phản ứng xong thu được 8,4 (g) sắt.
Tìm công thức oxit sắt trên.
Câu 13: A là một hỗn hợp bột gồm Ba, Mg, Al.
Lấy m gam A cho vào nước tới khi hết phản ứng thấy thoát ra 6,94 lít H2 (đktc).
Lấy m gam A cho vào dung dịch xút dư tới hết phản ứng thấy thoát ra 6,72 lít H2 (đktc).
Lấy m gam A hoà tan bằng một lượng vừa đủ dung dịch axit HCl được một dung dịch và 9,184 lít
H2 (đktc).
Hãy tính m và % khối lượng các kim loại trong A.
Câu 14: X là hỗn hợp hai kim loại Mg và Zn. Y là dung dịch H2SO4 chưa rõ nồng độ.
Thí nghiệm 1: Cho 24,3 gam X vào 2 lít Y, sinh ra 8,96 lít khí H2.
Thí nghiệm 2: Cho 24,3 gam X vào 3 lít Y, sinh ra 11,2 lít khí H2.
(Các thể tích khí đều đo ở đktc)
a)
Chứng tỏ rằng trong thí nghiệm 1 thì X chưa tan hết, trong thí nghiệm 2 thì X tan hết.
b) Tính nồng độ mol của dung dịch Y và khối lượng mỗi kim loại trong X.
Câu 15: Tính nồng độ ban đầu của dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH biết rằng:
Nếu đổ 3 lít dung dịch NaOH vào 2 lít dung dịch H2SO4 thì sau khi phản ứng dung dịch có tính
kiềm với nồng độ 0,1 M.
Nếu đổ 2 lít dung dịch NaOH vào 3 lít dung dịch H2SO4 thì sau phản ứng dung dịch có tính axit
với nồng độ 0,2M.
Câu 16: Hoà tan hoàn toàn a gam kim loại M có hoá trị không đổi vào b gam dung dịch HCl được
dung dịch D. Thêm 240 gam dung dịch NaHCO3 7% vào D thì vừa đủ tác dụng hết với lượng HCl còn

dư, thu được dung dịch E trong đó nồng độ phần trăm của NaCl và muối clorua km loại M tương ứng
là 2,5% và 8,12%. Thêm tiếp lượng dư dung dịch NaOH vào E, sau đó lọc lấy kết tủa, rồi nung đến
khối lượng không đổi thì thu được 16 gam chất rắn. Viết các phương trình phản ứng.
Xác định kim loại và nồng độ phần trăm của dung dịch đã dùng.
Câu 17: Hoà tan hoàn toàn m gam kim loại M bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít H2 (đktc). Mặt
khác hoàn tan hoàn toàn m gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được muối nitrat của M,
H2O và cũng V lít khí NO duy nhất (đktc).
a)
So sánh hoá trị của M trong muối clorua và trong muối nitrat.
b)
Hỏi M là kim loại nào? biết rằng khối lượng muối nitrat tạo thành gấp 1,095 lần khối lượng muối
clorua.
Câu 18: Hoà tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp C gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R vào axit
HCl 7,3% vừa đủ, thu được dung dịch D và 3,36 lít khí CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong dung dịch D
bằng 6,028%.
a)
Xác định kim loại R và thành phần phần % theo khối lượng của mỗi chất trong C.
b)
Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch D, lọc lấy kết tủa rồi nung ngoài không khí đến khi phản
ứng hoàn toàn. Tính số gam chất rắn còn lại sau khi nung.
Câu 19: Khi cho a gam Fe vào trong 400ml dung dịch HCl, sau khi phản ứng kết thúc đem cô cạn
dung dịch thu được 6,2 gam chất rắn X.
Nếu cho hỗn hợp gồm a gam Fe và b gam Mg vào trong 400ml dung dịch HCl thì sau khi phản ứng kết
thúc, thu được 896ml H2 (đktc) và cô cạn dung dịch thì thu được 6,68 gam chất rắn Y. Tính a, b, nồng
độ mol của dung dịch HCl và thành phần khối lượng các chất trong X, Y. (Giả sử Mg không phản ứng
với nước và khi phản ứng với axit Mg phản ứng trước hết Mg mới đến Fe. Cho biết các phản ứng xảy
ra hoàn toàn).
Câu 20: Dung dịch X là dung dịch H2SO4, dung dịch Y là dung dịch NaOH. Nếu trộn X và Y theo tỉ lệ
thể tích là VX : VY = 3 : 2 thì được dung dịch A có chứa X dư. Trung hoà 1 lít A cần 40 gam NaOH
20%. Nếu trộn X và Y theo tỉ lệ thể tích VX : VY = 2 : 3 thì được dung dịch B có chứa Y dư. Trung hoà

1 lít B cần 29,2 gam dung dịch HCl 25%. Tính nồng độ mol của X và Y.

6


BÀI TOÁN VỀ LƯỢNG CHẤT DƯ
Câu 1: Đun nóng 16,8 gam bột sắt và 6,4 gam bột lưu huỳnh (không có không khí) thu được chất rắn
A. Hoà tan A bằng HCl dư thoát ra khí B. Cho khí B đi chậm qua dung dịch Pb(NO3)2 tách ra kết tủa
D màu đen. Các phản ứng đều xảy ra 100%.
a) Viết phương trình phản ứng để cho biết A, B, D là gì?
b) Tính thể tích khí B (đktc) và khối lượng kết tủa D.
c)
Cần bao nhiêu thể tích O2 (đktc) để đốt hoàn toàn khí B.
Câu 2: Đun nóng hỗn hợp Fe, S (không có không khí) thu được chất rắn A. Hoà tan A bằng axit HCl
dư thoát ra 6,72 dm3 khí D (đktc) và còn nhận được dung dịch B cùng chất rắn E. Cho khí D đi chậm
qua dung dịch CuSO4 tách ra 19,2 gam kết tủa đen.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính lượng riêng phần Fe, S ban đầu biết lượng E bằng 3,2 gam.
Câu 3: Dẫn 4,48 dm3 CO (ở đktc) đi qua m gam CuO nung nóng nhận được chất rắn X và khí Y. Sục
khí Y vào dung dịch Ca(OH)2 dư tách ra 20 gam kết tủa trắng. Hoà tan chất rắn X bằng 200ml dung
dịch HCl 2M thì sau phản ứng phải trung hoà dung dịch thu được bằng 50 gam Ca(OH)2 7,4%. Viết
PTPƯ và tính m.
Câu 4: 6,8 gam hỗn hợp Fe và CuO tan trong 100 ml axit HCl dung dịch A + thoát ra 224 ml khí B
(đktc) và lọc được chất rắn D nặng 2,4 gam. Thêm tiếp HCl dư vào hỗn hợp A + D thì D tan 1 phần,
sau đó thêm tiếp NaOH đến dư và lọc kết tủa tách ra nung nống trong không khí đến lượng không đổi
cân nặng 6,4 gam. Tính thành phần khối lượng Fe và CuO trong hỗn hợp đầu.
Câu 5: Trộn 100 ml dung dịch Fe2(SO4)3 1,5M với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 2M thu được kết tủa A
và dung dịch B. Nung kết tủa A trong không khí đến lượng không đổi thu được chất rắn D. Thêm
BaCl2 dư vào dung dịch B thì tách ra kết tủa E.
a) Viết phưong trình phản ứng. Tính D và E.

b) Tính nồng độ mol chất tan trong dung dịch B (coi thể tích thay đổi không đáng kể khi xảy ra
phản ứng).
Câu 6: Cho13,6 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe được hoà tan trong 100 ml dung dịch CuSO4. Sau phản
ứng nhận được dung dịch A và 18,4 gam chất rắn B gồm 2 kim loại. Thêm NaOH dư vào A rồi lọc kết
tủa tách ra nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi nhận được chất rắn D gồm MgO và
Fe2O3 nặng 1,2 gam. Tính lượng Fe, Mg ban đầu.

7


BÀI TOÁN TĂNG, GIẢM KHỐI LƯỢNG
I - Nội dung
Dựa vào sự tăng giảm khối lượng khi chuyển từ chất này sang chất khác để xác định
khối lượng hỗn hợp hay một chất.
- Dựa vào phương trình hoá học tìm sự thay đổi về khối lượng của 1 mol chất trong
phản ứng (A và B) hoặc x mol A và y mol B. (với x, y tỉ lệ cân bằng phản ứng).
- Tính số mol các chất tham gia phản ứng và ngược lại.
VD: Phản ứng MCO3 + 2HCl => MCl2 + CO2 + H2O
Ta thấy rằng khi chuyển 1 mol MCO3 thành 1 mol MCl2 thì khối lượng tăng: [M +
(2x35,5) – (M + 60)] = 11 gam và có 1 mol khí CO2 bay ra. Như vậy, khi biết khối
lượng muối tăng ta co thể tính lượng CO2 bay ra.
Phản ứng sete hóa: CH3COOH + R’OH -> CH3COOR’ + H2O
Thì từ 1 mol R’OH chuyển thành 1 mol este, khối lượng tăng: (R’ + 59) – (R’ + 17) = 42
gam. Như vậy biết khối lượng của ancol và khối lượng este ta dễ dàng tính được số mol
ancol hoặc ngược lại.
Hoặc: RCOOR’ + NaOH => RCOONa + R’OH
Cứ 1 mol este RCOOR’ chuyển thành 1 mol muối, khối lượng tăng( hoặc giảm) gam và
tiêu tốn hết 1 mol NaOH, sinh ra 1 mol R’OH. Như vậy nếu biết khối lượng este phản
ứng và khối lượng muối tạo thành ta dễ dàng tính được số mol của NaOH và R’OH
hoặc ngược lại.

Hoặc với bài toán cho kim loại A đẩy kim loại B ra khỏi dung dịch muối dưới dạng tự
do:
Khối lượng KL tăng bằng: mB(bám) – mA(tan)
Khối lượng KL giảm bằng: mA(tan) – mB(bám)
Phương pháp này thường được áp dụng giải bài toán vô cơ và hữu cơ, tránh được việc
lập nhiều phương trình, từ đó sẽ không phải giải những hệ phương trình phức tạp.
Có thể nói 2 phương pháp “Bảo toàn khối lượng” và “tăng giảm khối lượng” là “hai anh
em sinh đôi”, vì một bài toán nếu giải được phương pháp này thì cũng có thể giải bằng
phương pháp kia. Tuy nhiên tùy từng bài tập mà phương pháp này hay phương pháp kia
là ưu việt hơn.
II – Bài tập minh hoạ
Bài 1: Đem 27,4g một kim loại A tác dụng hoàn toàn với dd HCl thu đc dung dịch B và
V lít khí thoát ra ( đktc) . Tác dụng hết với dung dịch B bằng dd H2SO4, ta thu đc 46,6g
muối. Tất cả phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định A và V lít khí thoát ra.
Bài 2: Có 1 lit dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1M và (NH4)2CO3 0,25M. Cho 43 gam hỗn
hợp BaCl2 và CaCl2 vào dung dịch đó. Sau khi các phản ứng kết thúc ta thu được
39,7gam kết tủa A và dung dịch B. Tính % khối lượng các chất trong A
A. %BaCO3 = 50%; %CaCO3 = 50%
B. %BaCO3 = 50,38%; %CaCO3 = 49,62%
C. %BaCO3 = 49,62%; %CaCO3 = 50,38%
D. Không xác định được
Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp một muối cacbonat của kim loại hóa trị I và
một muối cacbonat của kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 4,48 lit khí
CO2 ( đktc). Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì muối khan thu được là bao
nhiêu ?
8


A. 26g
B. 28g

C. 26,8g
D. 28,6g
Bài 4: Cho 3 gam một axit no đơn chức A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Cô cạn
dung dịch sau phản ứng thu được 4,1 gam muối khan. Công thức phân tử của A là:
A. HCOOH
B. C3H7COOH
C. CH3COOH
D. C2H5COOH
Bài 5: Cho dung dịch AgNO3 dư tác dụng với dung dịch hỗn hợp có hòa tan 6,25gam
hai muối KCl và KBr thu được 10,39g hỗn hợp AgCl và AgBr. Hãy xác định số mol
hỗn hợp đầu
A. 0,08 mol
B. 0,06 mol
C. 0,03 mol
D. 0,055mol
Bài 6: Nhúng một thanh graphit được phủ một lớp kim loại hóa trị II vào dung dịch
CuSO4 dư. Sau phản ứng khối lượng của thanh graphit giảm đi 0,24g. Cũng thanh
graphit đó nếu được nhúng vào dung dịch AgNO3 thì sau phản ứng xong thấy khối
lượng thanh graphit tăng lên 0,52g. Kim loại hóa trị II đó là:
A. Pb
B. Cd
C. Al
D. Sn
Bài 7: Hòa tan hoàn toàn 104,25 gam hỗn hợp X gồm NaCl và NaI vào nước được dung
dịch A. Sục khí Cl2 dư vào dung dịch A. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn dung dịch thu được
58,5gam muối khan. Khối lượng NaCl có trong hỗn hợp X là:
A. 29,25g
B. 58,5g
C. 17,55g
D. 23,4g

Bài 8: Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 15g trong 340g dung dịch AgNO3 6%. Sau
một thời gian lấy vật ra thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 25%. Khối lượng
của vật sau phản ứng là:
A. 3,24g
B. 2,28g
C. 17,28g
D. 24,12g
Bài 9: Nhúng một thanh kẽm và một thanh sắt vào cùng một dung dịch CuSO4. Sau một
thời gian lấy 2 thanh kim loại ra thấy trong dung dịch còn lại có nồng độ mol ZnSO4
bằng 2,5 lần nồng độ FeSO4. Mặt khác khối lượng dung dịch giảm 2,2 gam. Khối lượng
Cu bám lên kẽm và bám lên sắt lần lượt là:
A. 12,8g và 32g
B. 64g và 25,6g
C. 32g và 12,8g
D. 25,6g và 64g
Bài 10: Ngâm một đinh sắt sạch trong 200ml dung dịch CuSO4, sau khi phản ứng kết
thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, làm khô nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm
0,8gam.
a/ Viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion thu gọn
b/ Cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng
c/ Xác định nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4
Bài 11: Cho 6 gam một cây đính sắt vào 200ml dung dịch CuSO4 2M, sau một thời gian
lấy đinh sắt ra thấy khối lượng đinh sắt là 6,12g
a/ Tính khối lượng Cu bám vào đinh sắt
b/ Tính CM thu được sau phản ứng
Bài 12: Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10gam trong 250gam dung dịch
AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm đi 17%
Xác định khối lượng của vật sau phản ứng.
Bài 13: Ngâm một lá kẽm trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Viết phương trình
phản ứng dưới dạng phân tử và ion thu gọn, cho biết vai trò các chất tham gia phản

ứng. Phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam bạc và khối lượng lá kẽm tăng thêm
bao nhiêu.
Bài 14: Cho 2 thanh kim loại X có hóa trị II và có khối lượng bằng nhau. Thanh 1
nhúng vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh 2 nhúng vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời
9


gian thanh 1 giảm 0,2% và thanh 2 tăng 28,4% so với ban đầu. Số mol của 2 thanh tham
gia phản ứng giảm như nhau. Tìm X?
Bài 15: Nhúng thanh kim loại A hóa trị 2 vào dung dịch CuSO4 một thời gian thấy khối
lượng thanh giảm 0,05% , cũng nhúng thanh kim loại trên vào dd Pb(NO3)2 thì khối
lượng thanh tăng 7,1%. Xác định M biết số mol CuSO4và Pb(NO3)2 pu là như nhau.
Bài 16. Nung 100 gam hh Na2CO3 và NaHCO3 đén khối lượng không đổi dược 69 gam
chất rắn. Xác định % từng chất trong hỗn hợp.
Bài 17. Hòa tan 23,8 g muối M2CO3 và RCO3 vào HCl thấy thoát ra 0,2 mol khí. Cô cạn
dd thu được bao nhiêu g muối khan.
LÝ THUYẾT
1/ Cho kim loại tác dụng với dung dịch axit
Nếu biết khối lượng kim loại và số mol khí thì tính được khối lượng khí và số
mol axit đã tham gia phản ứng
Nếu biết khối lượng muối và số mol khí thì tính được khối lượng kim loại và số
mol axit
Nếu biết khối lượng kim loại và khối lượng muối thì tính được số mol khí và axit
Bài 18: Cho 14,5gam hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 6,72
lit H2
( đktc). Khối lượng(gam) muối sunfat thu được là:
A. 43,9g
B. 43,3g
C. 44,5g
D. 34,3g

Bài 19: Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M( có hóa trị không đổi) trong
dung dịch HCl dư thì thu được 1,008 lit khí( đktc) và dung dịch chứa 4,575g muối khan.
Giá trị m là:
A. 1,38
B. 1,83g
C. 1,41g
D. 2,53g
Bài 20: Hòa tan hoàn toàn 5g hỗn hợp 2 kim loại bằng dung dịch HCl thu được dung
dịch A và khí B. Cô cạn dung dịch A thu được 5,71g muối khan. Thể tích (lit) khí B
thoát ra là:
A. 2,24
B. 0,224
C. 1,12
D. 0,112
2/ Từ hợp chất A chuyển thành hợp chất B
Kiểu bài cho số mol 2 muối:
Với kiểu bài này ta tính sự chênh lệch khối lượng 2 gốc axit để tìm số mol muối
Kiểu bài từ oxit chuyển thành muối:
Với kiểu bài này ta tính sự chênh lệch giữa khối lượng mol nguyên tử O và khối lượng
gốc axit.
Bài 21: Khi lấy 3,33g muối clorua của một kim loại chỉ có khối lượng II và một lượng
muối nitrat của kim loại đó có cùng số mol như muối clorua trên, thấy khác nhau 1,59g.
Kim loại trong 2 muối nói trên là:
A. Mg
B. Ba
C. Ca
D. Zn
Bài 22: Hòa tan 5,8g muối cacbonat MCO3 bằng dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ thu
được một chất khí và dung dịch G1. Cô cạn G1 được 7,6g muối sunfat trung hòa. Công
thức hóa học của muối cacbonat là:

A. MgCO3 B. FeCO3 C. BaCO3 D. CaCO3
Bài 23:(ĐH A 2007): Hòa tan hoàn toàn 2,81g hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong
500ml dung dịch H2SO4 0,1M( vừa đủ). Sau phản ứng hỗn hợp muối sunfat khan thu
được sau khi cô cạn có khối lượng là:
A. 3,81g
B. 4,81g
C. 5,81g
D. 6,81g
10


Bài 24: Nhiệt phân 9,4 gam Cu(NO3)2 một thời gian thu được 7,24 g chất rắn. Tính hiệu
suất của phản ứng nhiệt phân
ĐS: 20%
Bài 25: Nhiệt phân 16,2g AgNO3 một thời gian thu được hỗn hợp khí có tổng hkối
lượng 6,2gam. Tính khối lượng Ag tạo ra trong phản ứng trên
ĐS: 5,4g
Bài 26: Cho 10g sắt tác dụng với dung dịch CuSO4, một thời gian thu được chất rắn A
có khối lượng 10,04g. Cho chất rắn A tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thấy
tạo ra V lit khí NO duy nhấtở đktc. Tính giá trị V
Bài 27: Khi cho 11g hỗn hợp gồm Al, Fe vào một bình đựng dung dịch HCl dư, sau khi
kết thúc phản ứng khối lượng bình tăng thêm 10,2 g. Tính số mol mỗi kim loại trong
hỗn hợp
ĐS: Al: 0,2; Fe: 0,1
Bài 28: 3,78g Al phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCl3 tạo thành dung dịch Y. Khối
lượng chất tan trong Y giảm 4,06g so với dung dịch XCl3. Xác định công thức muối
XCl3?
ĐS: FeCl3
Bài 29: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình
đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng dung dịch nước vôi trong giảm

14,1g đồng thời tạo ra 30g kết tủa. Tính giá trị m?
ĐS: 3,9g

Câu 1: Hai thanh kim loại giống nhau (đều tạo bởi cùng nguyên tố R hoá trị II) và có cùng khối
lượng. Thả thanh thứ nhất vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh thú hai vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau
một thời gian, khi số mol 2 muối phản ứng bằng nhau lấy 2 thanh kim loại đó ra khỏi dung dịch thấy
khối lượng thanh thứ nhất giảm đi 0,2%, còn khối lượng thanh thứ hai tăng thêm 28,4%. Tìm
nguyên tố R.
Câu 2: Có 100 ml muối nitrat của kim loại hoá trị II (dung dịch A). Thả vào A một thanh Pb kim loại,
sau một thời gian khi lượng Pb không đổi thì lấy nó ra khỏi dung dịch thấy khối lượng của nó giảm đi
28,6 gam. Dung dịch còn lại được thả tiếp vào đó một thanh Fe nặng 100 gam. Khi lượng sắt không
đổi nữa thì lấy ra khỏi dung dịch, thấm khô cân nặng 130,2 gam. Hỏi công thức của muối ban đầu và
nồng độ mol của dung dịch A.
Câu 3: Cho một thanh Pb kim loại tác dụng vừa đủ với dung dịch muối nitrat của kim loại hoá trị II,
sau một thời gian khi khối lượng thanh Pb không đổi thì lấy ra khỏi dung dịch thấy khối lượng nó giảm
đi 14,3 gam. Cho thanh sắt có khối lượng 50 gam vào dung dịch sau phản ứng trên, khối lượng thanh
sắt không đổi nữa thì lấy ra khỏi dung dịch, rửa sạch, sấy khô cân nặng 65,1 gam. Tìm tên kim loại hoá
trị II.
Câu 4: Hoà tan muối nitrat của một kim loại hoá trị II vào nước được 200 ml dung dịch (A). Cho vào
dung dịch (A) 200 ml dung dịch K3PO4, phản ứng xảy ra vừa đủ, thu được kết tủa (B) và dung dịch
(C). Khối lượng kết tủa (B) và khối lượng muối nitrat trong dung dịch (A) khác nhau 3,64 gam.
a) Tìm nồng độ mol/l của dung dịch (A) và (C), giả thiết thể tích dung dịch thay đổi do pha trộn và
thể tích kết tủa không đáng kể.
b)
Cho dung dịch NaOH (lấy dư) vào 100 ml dung dịch (A) thu được kết tủa (D), lọc lấy kết tủa (D)
rồi đem nung đến khối lượng không đổi cân được 2,4 gam chất rắn. Xác định kim loại trong muối
nitrat.

11



BÀI TẬP PHƯƠNG PHÁP TRUNG BÌNH
Posted on 03/04/2010 by BÀI TẬP HÓA HỌC
Câu 1: Cho hỗn hợp 3 muối ACO3, BCO3, XCO3 tan trong dung dịch HCl 1M vừa đủ tạo ra 0,2 mol
khí. Thể tích (ml) dung dịch HCl đã dùng là:
A. 200
B. 100
C. 150
D. 400
Câu 2: Hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong PNC nhóm II. Hòa tan hoàn toàn
3,6g hỗn hợp A trong HCl thu được khí B. Cho toàn bộ lượng khí B hấp thụ hết bởi 3 lit Ca(OH)2
0,015M thu được 4 gam kết tủa. 2 kim loại trong muối cacbonat là:
A. Mg,Ca
B. Ca,Ba
C. Be,Mg
D. A và C
Câu 3: Nung m gam hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat trung tính của 2 kim loại N và M đều có hóa trị
II. Sau một thời gian thu được 3,36 lit CO2(đktc) và còn lại hỗn hợp trắn Y. Cho Y tác dụng hết với
dung dịch HCl dư thu thêm được 3,36 lit CO2( đktc). Phần dung dịch đem cô cạn thu được 32,5gam
muối khan. Giá trị của m là:
A. 22,9g
B. 29,2g
C. 35,8g
D. Kết quả khác
Câu 4: Thực hiện phản ứng tách nước 14,7g hỗn hợp 2 ancol no,đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng
đẳng bằng H2SO4 đặc ở 170oC thu được hỗn hợp 2 olefin và 5,58g nước. Công thức 2 ancol là:
A. C2H5OH, C3H7OH
B. CH3OH, C2H5OH
C. C3H7OH, C4H9OH
D. C4H9OH, C5H11OH

Câu 5: Một hỗn hợp chứa 2 axit đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Để trung hòa dung dịch
này cần dùng 40ml dung dịch NaOH 1,25M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa thu được 3,68 g hỗn
hợp muối khan. Công thức 2 axit là:
A. CH3COOH, C3H7COOH
B. C2H5COOH, C3H7COOH
C. HCOOH; CH3COOH
D.Đáp án khác
Câu 6: Đun nóng 7,2 gam este A với dung dịch NaOH dư; phản ứng kết thúc thu được glixêrol và
7,9gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ hỗn hợp muối đó tác dụng với H2SO4 loãng thu được 3 axit hữu cơ
no đơn chức mạch hở D,E,F trong đó E,F là đồng phân của nhau; E là đồng đẳng kế tiếp của D. Công
thức phân tử của các axit là:
A. C2H4O2; C3H6O2
B. C2H4O2; C3H6O2
C. C3H6O2; C4H8O2
D. Kết quả khác
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 1 hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp nhau thu được 25,76lit
CO2 (đktc) và 27g H2O. Xác định công thức phân tử của 2 hiđrocacbon và tính thành phần % theo số
mol mỗi chất
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 ancol đồng đẳng liên tiếp của ancol metylic rồi cho sản
phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 và bình 2 đựng KOH rắn. Khối lượng bình 1 tăng 2,61 gam,
khối lượng bình 2 tăng 4,62 gam. Xác định CTPT của 2 ancol
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X gồm 2 axit no A1, A2 thu được 11,2 lit khí CO2(đktc).
Để trung hòa 0,3 mol X cần 500ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo phù hợp của 2 axit là:
A. CH3COOH và C2H5COOH
B. CH3COOH và HOOC-CH2-COOH
C. HCOOH và HOOC-COOH
D. HCOOH và C2H5COOH
Câu 10: Hiđro hóa 3 gam hỗn hợp X gồm 2 anđhit no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng
được 3,16 g hỗn hợp Y gồm 2 ancol và 2 anđhit dư, 2 anđhit đó là:
A. HCHO và CH3CHO

B. CH3CHO và C2H5CHO
C. C2H5CHO và C3H7CHO
D. C3H7CHO và C4H9CHO
Câu 11: 1,1 gam hỗn hợp A gồm 2 ancol đơn chức, đồng đẳng kế tiếp tác dụng với Na dư tạo ra 1,76 g
hỗn hợp ancolat. A là hỗn hợp:
A. C2H5OH; C3H7OH
B. C3H5OH; C4H7OH
C. CH3OH; C2H5OH
D. C3H7OH; C4H9OH
Câu 12: Cho axit oxalic tác dụng với hỗn hợp 2 ancol đơn chức, đồng đẳng liên tiếp thu được 5,28g
hỗn hợp 3 este trung tính. Thủy phân lượng este trên bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 5,36 g
muối. Hai ancol có công thức:
A. CH3OH; C2H5OH
B. C2H5OH; C3H7OH
C. C3H7OH; C4H9OH
D. C4H9OH; C5H11OH

12


Câu 13: Nitro hóa benzen được 14,1g hỗn hợp gồm hai chất nitro có khối lượng phân tử hơn kém
nhau 45 đvC. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 chất nitro này được 0,07mol N2. Hai chất nitro đó là:
A. C6H5NO2 và C6H4(NO2)2
B. C6H4(NO2)2 và C6H3(NO2)3
C. C6H3(NO2)3 và C6H2(NO2)4
D. C6H2(NO2)4 và C6H(NO2)5
Câu 14: Hỗn hợp X gồm 2 ancol no có số nguyên tử bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol X thu
được 11,2 lit CO2(đktc). Mặt khác 0,25 mol X đem tác dụng với Na dư thấy thoát ra 3,92 lit H2(đktc).
Các ancol của X là:
A. C3H7OH; C3H6(OH)2

B. C4H9OH; C4H8(OH)2
C. C2H5OH; C2H4(OH)2
D. C3H7OH; C3H5(OH)3
Câu 15: Một hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic no A, B không tham gia phản ứng tráng bạc có số
nguyên tử hơn kém nhau 1C. Nếu trung hòa 10,98g X bằng một lượng NaOH vừa đủ thu được 15,27g
hỗn hợp Y gồm 2 muối. Nếu làm bay hơi 10,98g X ở 273oC, 1atm thu được thể tích 6,72 lit. Công thức
cấu tạo 2 axit là:
A. CH3COOH và HOOC-CH2-COOH
B. CH3COOH và HOOC-COOH
C. CH3CH2COOH và HOOC-CH2-CH2-COOH
D. HCOOH và CH3COOH

BÀI TẬP VỀ MUỐI CACBONAT + AXIT
Bài tập 1 : Cho 35 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và K2CO3. Thêm từ từ , khuấy đều 0,8 lit HCl 0,5
M vào dung dịch X trên thấy có 2,24 lit khí CO2 thoát ra ở đktc và dung dịch Y. Thêm Ca(OH)2 vào
dung dịch Y được kết tủa A.
Tính khối lượng mỗi chất trong X và khối lượng kết tủa A ?
Hướng dẫn giải
Bài này nếu học sinh dùng phương trình phân tử để làm thì sẽ gặp khó khăn khi xét phản ứng của
Ca(OH)2 với dung dịch Y tạo ra kết.
Nên đối với bài này ta nên sử dụng phương trình ion.
Gọi số mol của Na2CO3 là a, K2CO3 là b.
Khi thêm từ từ dd HCl vào dd X lần lượt xảy ra phản ứng :
CO32- + H+ => HCO3a+b
a+b
a+b
Khi toàn thể CO biến thành HCO
HCO3- + H+ => CO2 + H2O
0,1
0,1

0,1
nCO = 2,24/ 22,4 = 0,1 mol.
Dung dịch sau phản ứng tác dụng Ca(OH)2 cho kết tủa. Vậy HCO dư, H+ hết.
HCO3- + Ca(OH)2 => CaCO3 + OH- + H2O
= a + b + 0,1 = 0,5 . 0,8 = 0,4
hay a + b = 0,3 (1)
và 106a + 138b = 35 (2). Giải hệ có a = 0,2 mol Na2CO3,
b = 0,1 mol K2CO3.
Do đó khối lượng 2 muối là :
mNa CO = 0,2 . 106 = 21,2 (g)
mK CO = 0,1 . 138 = 13,8 (g)
khối lượng kết tủa :
nCaCO3 = nHCO3- dư = a + b – 0,1 = 0,2 mol
mCaCO = 0,2 . 100 = 20 (g)
Bài tập 2 : Cho 10,5 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và K2CO3 tác dụng với HCl dư thì thu được 2,016
lit CO2 ở đktc.
a, Tính % khối lượng X ?
b, Lấy 21 gam hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 với thành phần % như trên tác dụng với dung dịch HCl vừa
đủ (không có khí CO2 bay ra). Tính thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng ?

13


c, Nếu thêm từ từ 0,12 lit dung dịch HCl 2M vào dung dịch chứa 21 gam hỗn hợp X trên. Tính thể tích
CO2 thoát ra ở đktc ?

Hướng dẫn giải
Bài tập có thể giải theo phương trình phân tử, nhưng đến phần b học sinh sẽ gặp khó khăn. Vì vậy bài
này ta sẽ giải theo phương trình ion với 2 trường hợp cho muối vào axit và cho axit vào muối.
a, Gọi số mol của Na2CO3 là a, K2CO3 là b, do HCl dư. Vậy CO biến thành CO2

CO32- + 2 H+ => CO2 + H2O
a+b
a+b
Ta có : a + b = 2,016/ 22,4 = 0,09 mol
106a + 138b = 10,5
giải hệ : a = 0,06 mol Na2CO3
b = 0,03 mol K2CO3
% Na2CO3 = = 60,57%
% K2CO3 = 100% – 60,57% = 39,43%
b, Khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch X : Na2CO3, K2CO3
(21 gam = 2 . 10,5 gam hỗn hợp trên).
CO32- + H+ => HCO30,18
0,18
0,18
Nếu không có khí CO2 thoát ra, tức là phản ứng dừng lại ở đây.
nHCl = nH+ = 0,18 mol => VHCl 2M = 0,18/2 = 0,09(l)
c, Nếu dùng 0,12 lit dung dịch HCl 2M hay 0,12.2 = 0,24 mol H+ > 0,18 mol. Nên sẽ có phương trình :
HCO3- + H+ => CO2 + H2O
0,06
0,06
VCO2 = 0,06.22,4 = 1,344 (l)

NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ
1. Nhận biết NH3
- Dung dịch phenolphtalein: Dung dịch phenolphtalein từ không màu màu tím hồng
- Quỳ tím: Làm xanh giấy quỳ tím
- Giấy tẩm dung dịch HCl: Có khói trắng xuất hiện
NH3 + HCl → NH4Cl (tinh thể muối)
- Dung dịch muối Fe2+: Tạo dung dịch có màu trắng xanh do NH3 bị dung dịch muối Fe2+ hấp thụ
2NH3 + Fe2+ + 2H2O → Fe(OH)2 (trắng xanh) + 2NH4+

2. Nhận biết SO3
- Dung dịch BaCl2: Tạo kết tủa trắng, bền, không phân hủy
3. Nhận biết H2S
- Giấy tẩm Pb(NO3)2: Làm đen giấy tẩm
H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + HNO3
4. Nhận biết O3, Cl2
- Dung dịch KI: Làm xanh giấy tẩm hồ tinh bột
O3 + 2KI + H2O → 2KOH + O2↑ + I2
Cl2 + 2KI → 2KCl + I2
I2 sau khi sinh ra thì làm xanh giấy tẩm hồ tinh bột
5. Nhận biết SO2
- Dung dịch Br2: Làm nhạt màu đỏ nâu của dung dịch Br2
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
- Dung dịch KMnO4: Làm nhạt màu dung dịch thuốc tím
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
- Dung dịch H2S: Tạo bột màu vàng

14


SO2 + 2H2S → 3S↓ + 2H2O
- Dung dịch I2: Nhạt màu vàng của dung dịch I2
SO2 + I2 + 2H2O → H2SO4 + 2HI
- Dung dịch Ca(OH)2 dư: Làm cho nước vôi trong bị vẩn đục
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O
6. Nhận biết CO2
- Dung dịch Ca(OH)2 dư: Làm cho nước vôi trong bị vẩn đục
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
7. Nhận biết CO
- Dung dịch PdCl2: Làm vẩn đục dung dịch PdCl2

CO + PdCl2 + H2O → Pd↓ + HCl
8. Nhận biết NO2
- H2O, O2, Cu: NO2 tan tốt trong nước với sự hiện diện của không khí, dung dịch sinh ra hòa tan Cu
nhanh chóng
4NO2 + 2H2O + O2 → 4HNO3
8HNO3 + 3Cu → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O
9. Nhận biết NO
- Khí O2: Hóa nâu khi gặp O2
2NO + O2 → 2NO2↑ (màu nâu)
- Dung dịch muối Fe2+: Bị hấp thụ bởi dung dịch muối Fe2+ tạo phức hợp màu đỏ sẫm
Fe2+ + NO → [Fe(NO)]2+
10. Nhận biết H2, CH4
- Bột CuO nung nóng và dư: – Cháy trong CuO nóng là cho CuO màu đen chuyển sang màu đỏ của Cu
H2 + CuO → Cu↓ (màu đỏ) + H2O
CH4 + CuO → Cu↓ (màu đỏ) + CO2↑ + H2O
Riêng CH4 có tạo ra khí CO2 làm đục nước vôi trong có dư
11. Nhận biết N2, O2
- Dùng tàn đóm que diêm:
N2 làm tắt nhanh tàn đóm que diêm
O2 làm bùng cháy tàn đóm que diêm

15



×