Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Cho vay tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

NGUYỄN THÀNH LONG

CHO VAY TÍN DỤNG XUẤT KHẨU
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Hà Nội - Năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THÀNH LONG

CHO VAY TÍN DỤNG XUẤT KHẨU
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ANH TUẤN

Hà Nội – 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng 9 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Long


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài Luận văn, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và
ngoài nhà trường.
Trước hết tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa và các thầy cô
giáo Khoa Tài chính – Ngân hàng - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tạo
điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu các nội dung trong chương trình đào
tạo Thạc sĩ ngành Tài chính – Ngân hàng.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của Thầy giáo TS.
Nguyễn Anh Tuấn, là người trực tiếp hướng dẫn khoa học cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và viết luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các cán bộ tín dụng thực hiện
nghiệp vụ cho vay xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi
nhánh Quảng Ninh, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu đã cung

cấp thông tin, tài liệu và hợp tác với tôi trong quá trình thực hiện Luận văn.
Ngoài ra, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, sự động viên và tạo mọi
điều kiện về vật chất và tinh thần của của gia đình, bạn bè, người thân.Với tấm lòng
chân thành, tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Do thời gian nghiên cứu có hạn, Luận văn của tôi chắc hẳn không thể tránh
khỏi những sơ suất, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô
giáo cùng toàn thể bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADB

: Ngân hàng phát triển Châu Á

BĐTV

: Bảo đảm tiền vay

DNV&N

: Doanh nghiệp vừa và nhỏ

DNTN

: Doanh ngiệp tư nhân

GDP


: Tổng sản phẩn quốc dân

HĐTD

: Hợp đồng tín dụng

HĐXK

: Hợp đồng xuất khẩu

HTPT

: Hỗ trợ Phát triển

HTSĐT

: Hỗ trợ sau đầu tư

JPY

: Đồng Yên Nhật

KNXK

: Kim ngạch xuất khẩu

L/C

: Tín dụng chứng từ


NHPT

: Ngân hàng Phát triển

NHPTVN : Ngân hàng Phát triển Việt Nam
NHTM

: Ngân hàng thương mại

ODA

: Viện trợ phát triển chính thức

OECD

: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

SMC

: Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TDĐT

: Tín dụng dầu tư

TDXK


: Tín dụng xuất khẩu

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TGĐ

: Tổng Giám đốc

USD

: Đô la Mỹ

VDB

: Ngân hàng Phát triển Việt Nam

WB

: Ngân hàng thế giới

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới

XNK

: Xuất nhập khẩu


XK

: Xuất khẩu
i


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1 Danh mục mặt hàng cho vay xuất khẩu ................................................43
Bảng 3.1: Kế t quả huy đô ̣ng vố n 2010 - 2014 .......................................................44
Bảng 3.2: Kế t quả hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng 2010-6/2015 .............................................45
Bảng 3.3 Doanh số cho vay xuất khẩu 2010-2012 ................................................49
Bảng 3.4 Chỉ tiêu thu nợ gốc, lãi 2010-2012..........................................................50
Bảng 3.5 Doanh số cho vay phân theo mặt hàng 2010 - 2012 .............................51
Bảng 3.6: Kim nga ̣ch xuấ t khẩ u theo mă ̣t hàng của tin
̉ h ....................................53
Bảng 3.7 Doanh số cho vay theo thi trƣơ
̣
̀ ng xuấ t khẩ u ........................................53
Bảng 3.8 Doanh số cho vay xuất khẩu phân theo loại hình doanh nghiệp ........55
Bảng 3.9 Kết quả cho vay, thu nợ Tín dụng xuất khẩu .......................................56
Bảng 3.10: Hiệu quả doanh thu và số lao động theo ngành hàng .......................61
Bảng 3.11: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - Công ty cổ phần ..........................62
xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh năm 2010 - 2012 .....................................62
Bảng 3.12: Tăng trƣởng GDP toàn tỉnh ................................................................63
Bảng 3.13: Tỷ trọng GDP toàn tỉnh theo nhóm ngành ........................................63
Bảng 3.14: Tăng trƣờng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh ....................................64
Bảng 3.15: Số lao động bình quân theo ngành .....................................................64
Sơ đồ 3.1: Bô ̣ máy tổ chức Chi nhánh NHPT Quảng Ninh ................................. 37
Sơ đồ 3.2: mô tả quy trình nghiệp vụ cho nhà xuất khẩu vay ............................ 47

Biều đồ: 3.1 Doanh số cho vay xuất khẩu 2010 - 2012 .........................................49
Biều đồ: 3.2 Doanh số cho vay và thu nợ 2010 - 2012 ..........................................50
Biểu đồ: 3.3 Doanh số cho vay xuất khẩu theo mặt hàng 2010 – 2012 ...............51
Biểu đồ: 3.4 Doanh số cho vay theo thị trƣờng xuất khẩu 2010 – 2012 .............54
Biểu đồ: 3.5 Doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp 2010 – 2012 ..........55
Biểu đồ: 3.6 Nợ quá hạn và lãi treo từ năm 2013 – Thg6/2015 ...........................58
Biể u đồ 3.7: Quan hê ̣ giƣ̃a doanh số cho vay và KNXK của tỉnh 2013-6/2015..59
Biểu đồ 3.8: Tỉ lệ lao động các DN vay TDXK trong tổng số LĐ cùng ngành
tỉnh Quảng Ninh 2010-2012....................................................................................65
ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ ............................................... ii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VỀ CHO VAY XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN ........4
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................4
1.2. Một số vấn đề lý luận về một số vấn đề cho vay xuất khẩu tại NHPT ..........6
1.2.1. Khái niệm và vai trò của NHPT ......................................................................6
1.2.2. Cho vay xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển ........................7
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay xuất khẩu............................................... 11
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng xuất khẩu của NHPT .....15
1.3.1. Các quy tắc quốc tế phải tuân thủ trong hoạt động cho vay xuất khẩu ......15
1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TDXK thuộc về NHPT .........................18
1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TDXK từ bên ngoài NHPT ..................18
1.4. Kinh nghiệm cho vay xuất khẩu tại một số nƣớc Châu Á............................19

1.4.1. Ngân hàng xuấ t nhập khẩ u Hàn Quố c (KEXIM) ........................................20
1.4.2. Ngân hàng XNK Trung Quố c - ChinaEximbank .........................................22
1.4.3. Ngân hàng XNK Thái Lan - Eximbank Thai ...............................................25
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ..28
2.1. Thu thập dữ liệu ...............................................................................................28
2.1.1 Số liệu thứ cấp: ...............................................................................................28
2.1.2 Số liệu sơ cấp:..................................................................................................29
2.2. Phƣơng pháp phân tích ...................................................................................35
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ

THỰC TRẠNG CHO VAY

XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010 – 6/2015 ........................................................37
3.1. Khái quát về NHPT Việt Nam - Chi Nhánh Quảng Ninh ............................37
iii


3.1.1. Những nét chung ...........................................................................................37
3.1.2. Mô hình tổ chức và đặc điểm chính của Ngân hàng phát triển Việt Nam Chi nhánh Quảng Ninh ...........................................................................................37
3.1.3. Một số hoạt động chính của Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi
nhánh Quảng Ninh ...............................................................................................44
3.2. Đánh giá thực trạng cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt Nam
- Chi nhánh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 6/2015 ...............................................46
3.2.1. Cơ sở pháp lý thực hiê ̣n nghiê ̣p vụ tín dụng xuấ t khẩ u ...............................46
3.2.2. Thủ tục và quy trình cho vay .........................................................................46
ƣ
4.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển cho vay xuất khẩu của
Nhà nƣớc ..................................................................................................................76
4.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Việt Nam ........76

4.1.2. Quan điểm định hướng của Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng
Ninh. ..........................................................................................................................76
4.2. Một số giải pháp nhằm phát triển cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh .............................................................78
4.2.1. Các giải pháp chủ yếu ....................................................................................79
4.2.2. Đề xuất - Kiến nghị ........................................................................................84
KẾT LUẬN ..............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92
PHỤ LỤC

iv


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuấ t khẩ u là mô ̣t trong những nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự tăng trưởng và phát
triể n của mô ̣t nề n kinh tế . Phát triển xuất khẩu là một mục tiêu quan trọng nhằm thúc
đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế, góp phần tăng trưởng GDP, tạo nguồn thu ngoại tệ,
cải thiện cán cân thanh toán, tạo công ăn việc làm cho người lao động….Nhâ ̣n thức rõ
về tầ m quan tro ̣ng của hoa ̣t đô ̣ng xuấ t khẩ u, trong những năm qua Đảng và Nhà nước
ta đã có nhiề u chiń h sách khuyế n khić h xuấ t khẩ u nhằ m hỗ trơ ̣ các doanh nghiê ̣p xuấ t
khẩ u trong nước có khả năng ca ̣nh tranh trên trường quố c tế , mô ̣t trong những chính
sách đó phải kể đến chính sách tín dụng xuất khẩu mang tính ch ất ưu đãi đươ ̣c thực
hiê ̣n thông qua hê ̣ thố ng Ngân haǹ g Phát triể n Viê ̣t Nam (tiền thân là Quỹ Hỗ trợ phát
triển). Ngân hàng Phát triển Việt nam (NHPT) ra đời ngày 19/5/2006 là một trong
những bước đầu tiên khắc phục những hạn chế của Quỹ HTPT, đáp ứng yêu cầu thực
hiện các nguyên tắc và cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập.
Với tư cách là đơn vi ̣trực thuô ̣c Ngân hàng Phát triể n đóng trên điạ bàn tin
̉ h ,
Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh có chức năng nhiệm vụ

huy đô ̣ng , tiế p nhâ ̣n vố n của các tổ chức trong nước , nước ngoài để thực hiê ̣n các
chính sách Tín dụng đầu tư phát triển và Tín dụng xuất khẩu . Vì vậy, để quản lý sử
dụng có hiệu quả các nguồn vốn dành cho hoạt động Tín dụng c ủa Ngân hàng phát
triển Việt Nam nói chung và h oạt động Tín dụng xuất kh ẩu trên điạ bàn tin
̉ h Qu ảng
Ninh nói riêng thì vấ n đề đă ̣t ra đố i với Chi nhánh là cầ n phải hoàn thi

ện và phát

triển hoạt động cho vay xuấ t khẩ u mô ̣ t cách an toàn và hiê ̣u quả sao cho phù hợp
với thông lệ quốc tế nhưng vẫn đảm bảo được tính chất hỗ trợ cho các doanh nghiệp
xuất khẩu. Mặc dù chính sách tín dụng xuất trong thời gian qua đã đạt được một số
thành tựu đáng kể song không tránh khỏi bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy việc nghiên
cứu thực tế cho vay xuất khẩu trong từng giai đoạn chuyển đổi của NHPTVN để từ
đó đưa ra một số kiến nghị về phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển
hoạt động tín dụng xuất khẩu là rất cần thiết.
1


Là một cán bộ Tín dụng thực thi chính sách với mong muốn vận dụng các kiến
thức đã được tiếp thu, cùng với những trải nghiệm thực tế để tìm kiếm thêm các giải
pháp nhằm góp phần nhỏ bé của mình thực hiện tốt nhiệm vụ được đảm nhận, đóng
góp một phần vào sự nghiệp phát triển của ngành , phát triển kinh tế x ã hội của đất
nước và của tin̉ h Quảng Ninh. Đó là lý do tôi đã cho ̣n đề tài “Cho vay xuất khẩu tại
Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh” làm nội dung nghiên cứu
của luận văn.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về cho vay xuất khẩu của ngân
hàng phát triển Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng

phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh giai đoạn 2010-6/2015
- Đề xuất những định hướng và giải pháp để phát triển trong hoạt động cho
vay xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Trong đề tài này tác giả nghiên c ứu hoạt động cho
vay xuấ t khẩ u ta ̣i Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh giai đoa ̣n
2010-6/2015 và tìm một số giải pháp phát triển cho vay xuấ t khẩ u ta ̣i Ngân hàng
phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh thời gian tới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh
- Thời gian: giai đoạn: 2010 - 6/2015.
- Nội dung: Phân tích, đánh giá hoạt động cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng
phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh, các nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển cho vay xuất khẩu của Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng
Ninh và đề xuất những giải pháp nhằm phát triển cho vay xuất khẩu trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh.

2


4. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ biểu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia thành 4 chương:
- Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề lý luận về cho
vay xuất khẩu của NHPT
- Chương 2. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu luận văn
- Chương 3. Kết quả nghiên cứu về thực trạng cho vay xuất khẩu tại Ngân
hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh giai đoạn 2010-6/2015.
- Chương 4. Một số giải pháp nhằm phát triển cho vay xuất khẩu tại Ngân
hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh.


3


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ CHO VAY XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây các Ngân hàng đang tập trung phát triển cho vay
xuất khẩu. Nhận thấy đây là là kênh có doanh thu ổn định trong giai đoạn kinh tế
khủng hoảng như hiện nay và là một trong những thế mạnh của Ngân hàng vì Đảng
và Nhà nước đang tập trung đẩy mạnh xuất khẩu và có những chính sách ưu tiên
đặc biệt với lĩnh vực này cộng với việc cho vay xuất khẩu có thời gian vay ngắn thu
hồi vốn nhanh. Để có thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn, tác
giả đã tiến hành thu thập thông tin, tìm hiểu các luận văn thạc sỹ có nội dung tương
tự đã được công nhận để tiến hành nghiên cứu nhằm tìm ra nền tảng cho quá trình
hoàn thành luận văn. Một số luận văn cũng đã nghiên cứu tình hình cho vay xuất
khẩu của một số ngân hàng thương mại như “Giải pháp phát triển hoạt động cho
vay tài trợ xuất khẩu của ngân hàng công thương Đà Nẵng”(Lê Nhị Hà -2011),
luận văn này chỉ tập trung vào một khía cạnh để có thể phát triển cho vay xuất khẩu
đó là tăng chất lượng dịch vụ, trong đó có cả cải thiện chất lượng đội ngũ cán bộ
nhân viên, chưa thật sự đi sâu vào công tác thẩm định khách hàng vay vốn. Ngoài ra
có luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ TDXK của Nhà nước tại
NHPT VN – sở giao dịch II” (Nguyễn Thị Thu Hương – 2011) trong luận văn tác
giả chỉ đưa ra các nội dung cơ bản về TDXK của nhà nước và các tổ chức thực hiện
hoạt động TDXK của Nhà nước. Từ đó đưa ra được một số giải pháp để nâng cao,
hoàn thiện nghiệp vụ TDXK mà chưa chú trọng đến các nhân tố khác có tác động
và ảnh hưởng đến hoạt động TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng.
Ngoài ra có luận văn “Mở rộng tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp

vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Đại Dương” của tác giả Trần Xuân Thuận - 2012,
luận văn này chỉ tập trung phân tích thực trạng TDXK dành cho doanh nghiệp vừa
và nhỏ mà không tính đến các nhân tố ảnh hưởng ngoài ngân hàng để có thể phát
4


triển cho vay như: các chính sách của Nhà nước về xuất khẩu, các thị trường tiềm
năng, các nhân tố tác động đến các yếu tố đầu vào của Doanh nghiệp và uy tín của
khách hàng với các tổ chức Tín dụng. Luận văn “Mở rộng tín dụng xuất khẩu tại
Chi nhánh NHPT Ninh Bình” (Trần Thị Như Mai) đã đưa ra các vấn đề lý luận cơ
bản về tín dụng xuất khẩu, các tiêu chí mở rộng tín dụng xuất khẩu và các nhân tố
ảnh hưởng đến tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại một số nước Châu Á, từ đó rút
ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Luận văn “Hoàn thiện hoạt động tín dụng
xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt Nam” của tác giả Trần Thị Thu Hiền –
2013, trong luận văn về cơ bản tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về xuất
khẩu và hoạt động tín dụng xuất khẩu, đánh giá được thực trạng hoạt động cho vay
xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển. Tuy nhiên luận văn chưa nêu bật được các giải
pháp cụ thể để áp dụng vào thực tế trong công tác cho vay tại NHPT trong thời kỳ
hội nhập của nước ta hiện nay, các nội dung tác giả đưa ra cần hoàn thiện chưa đầy
đủ. Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Tiến Tính - 2011 là “Giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác cho vay tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Hà Tĩnh”, luận văn
đã nêu tổng quan chung về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, tổng quan
chung về hiệu quả công tác cho vay tín dụng đầu tư, thực trạng cho vay và giải pháp
nâng cao hiệu quả vốn tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Hà Tĩnh tuy nhiên luận
văn chưa đề cập đến tổng quan cơ sở lý luận về quản lý tín dụng đầu tư và quy trình
quản lý tín dụng đầu tư.
Tác giả Nguyễn Tiến Dũng, 2011 về “Nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín
dụng xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt Nam”. Luận văn thạc sỹ, trường Đại
học bách khoa Hà Nội đã đề cập được các vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và nội
dung công tác quản trị rủi ro tín dụng, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh thực

tế tại Ngân hàng, thực trạng rủi ro tín dụng, công tác quản lý rủi ro tín dụng xuất
khẩu từ đó đề ra giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại NHPT VN trong giai đoạn
2006-2011. Tuy nhiên, trong luận văn tác giải vẫn chưa phân tích các rủi ro tác
động đến hoạt động tín dụng xuất khẩu tại NHPTVN và các biện pháp cụ thể để hạn
chế đối với từng loại rủi ro. Ngoài ra, tác giả chỉ đề cập chính đến các vấn đề về
5


công tác quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng chứ không đề cập đến lý luận về
công tác hạn chế rủi ro tín dụng.
Bài báo “Hoạt động tín dụng xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2011 và sự phát
triển kinh tế đất nước – nhìn lại một chặng đường và “Ngân hàng phát triển Việt
Nam – kênh tài trợ doanh nghiệp xuất khẩu hiệu quả” của tác giả Đỗ Thị Ngọc
Bích đã phản ánh được tình hình hoạt động của Ngân hang phát triển Việt Nam
trong thời gian qua, sự tác động của các chính sách, sự hỗ trợ trong và ngoài nước
đồng thời đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Tín dụng xuất khẩu
của Nhà nước trong thời gian tới.
Tuy nhiên, dưới góc độ cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Quảng Ninh hiện chưa có luận văn nghiên cứu. Do đó, tác giả
muốn nghiên cứu, phân tích và đánh giá sát hơn về hoạt động cho vay xuất khẩu
trong giai đoạn hiện nay khi mà lĩnh vực TDXK cùng với TDĐT là hoạt động chủ
yếu của NHPT. Từ thực trạng của NHPT tác giả sẽ đi sâu đánh giá về hoạt động
cho vay xuất khẩu từ đó đưa ra những giải pháp mới phù hợp để phát triển hoạt
động này không chỉ cho NHPT mà còn có thể cho một số NHTM trên địa bàn. Với
mục đích này, luận văn của tác giả có tính thực tiễn, khoa học và không trùng lặp
với các công trình nghiên cứu trước.

1.2. Một số vấn đề lý luận về một số vấn đề cho vay xuất khẩu tại NHPT
1.2.1. Khái niệm và vai trò của NHPT
* Khái niệm NHPT

Quá trình phát triển của các tổ chức tài chính gắn liền với quá trình phát triển
kinh tế. Các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng đóng vai trò
ngày càng quan trọng trong thu hút tiền tiết kiệm, tiền đầu tư của nền kinh tế và tài
trợ cho phát triển, hạn chế rủi ro và tăng khả năng sinh lời. Phần lớn các trung gian
tài chính hoạt động vì mục tiêu tối đa hoá lợi ích tài chính của chủ sở hữu. Song có
một số tổ chức hoạt động với các mục tiêu và đối tượng phục vụ đặc biệt, hướng tới
lợi ích kinh tế xã hội. Thể chế thực hiện là các tổ chức tài chính phát triển như: Quỹ
Hỗ trợ phát triển, Ngân hàng xuất nhập khẩu, Ngân hàng Phát triển và các định chế
6


tài chính khác với các loại hình nghiệp vụ, dịch vụ có tính chất ưu đãi của nhà nước.
Như vậy, Ngân hàng Phát triển (NHPT) thực chất là một tổ chức tín dụng mà
hoạt động chủ yếu là tài trợ có hiệu quả cho các chương trình phát triển kinh tế do
Chính phủ hoạch định, nói cách khác NHPT là một kênh hỗ trợ của nhà nước thông
qua chính sách tín dụng ưu đãi.
* Vai trò của NHPT.
Ngân hàng phát triển có vai trò là huy động vốn của các tổ chức trong và
ngoài nước để thực hiện chính sách Tín dụng đầu tư phát triển và Tín dụng xuất
khẩu của Nhà nước.
+ Tài trợ theo dự án đầu tư phát triển đã được chỉ định trước của chủ tài trợ
(cho vay theo chỉ định của Chính phủ, quản lý và cho vay lại các nguồn vốn ODA),
cho vay theo đối tượng ưu tiên, có thể tài trợ độc lập hoặc đồng tài trợ, bảo lãnh tín
dụng đầu tư....
+ Cho vay nhà xuất khẩu, bao gồm cho vay trước hoặc sau khi giao hàng.
Cho vay nhà nhập khẩu nước ngoài.
1.2.2. Cho vay xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển
* Khái niệm cho vay xuất khẩu:
Tín dụng xuất khẩu là khoản tín dụng mà Ngân hàng dành cho các nhà xuất
khẩ u/ nhâ ̣p khẩ u để thực hiê ̣n nghiã vu ̣ thanh toán phát sinh trong quá trin

̀ h sản xuấ t
kinh doanh và lưu thông hàng hoá , giúp các doanh nghiệp có khả năng hoàn thành
các hợp đồng ngoại thương đã ký. Tuy nhiên, mục tiêu của NHPT là nhằm tài trợ c ó
hiê ̣u quả cho hoa ̣t đô ̣ng xuấ t khẩ u theo đinh
̣ hướng của Chin
́ h phủ phù hơ ̣p với điề u
kiê ̣n kinh tế trong từng thời kỳ nên TDXK của NHPT là hình thức tài trơ ̣ cho nhà
xuất khẩu/nhà nhập khẩu nước ngoài có tin
́ h chấ t ưu đaĩ hơn so vớ i thi ̣trường.
* Đặc điểm:
- Đối tượng cho vay: nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu và nhà nhập khẩu
nước ngoài có hợp đồng nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng cho vay
TDXK được ban hành theo Nghị định 75/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày
30/8/2011.
7


- Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích:
Đây là nguyên tắc quan trọng vì chỉ khi khách hàng sử dụng đúng mục đích sản
xuất kinh doanh, đúng pháp luật như đã cam kết thì khoản tín dụng được cấp mới
đảm bảo an toàn, ít rủi ro và có khả năng sinh lợi. Do vậy, khi nhận hồ sơ của khách
hàng, cán bộ tín dụng phải kiểm tra, thẩm định chi tiết về mục đích kinh doanh,
thường xuyên theo dõi, giám sát quá trình sử dụng tiền vay.
- Tín dụng xuất khẩu không vì mục đích lợi nhuận: Đây là một tiêu chí hàng
đầu và quan trọng để phân biệt giữa tín dụng nhà nước và tín dụng thương mại vì
với mục tiêu tài trợ để thúc đẩy xuất khẩu, Chính phủ sử dụng công cụ tín dụng xuất
khẩu nhằm tài trợ cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp ngoài mục đích
khuyến khích xuất khẩu còn đặt vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm
nghìn lao động, tạo cuộc sống ổn định, an ninh xã hội được đảm bảo tạo tiền đề cho
một sự phát triển bền vững. Vì vậy, đối với khoản vay xuất khẩu lớn, chiến lược

nhưng có nhiều rủi ro, song lại mang lại hiệu quả xã hội lớn thì tín dụng xuất khẩu
của Nhà nước tại NHPT là sự lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, do các nguồn lực của
nhà nước là có hạn và NHPT được thiết kế là một kênh cung cấp tín dụng có hiệu
quả (trên cơ sở thu hồi vốn cho vay) chứ không phải là một kênh cung cấp miễn phí
các khoản tín dụng.
- Đối tượng được chọn lọc và hạn chế: Mỗi quốc gia sẽ xác định những mặt
hàng xuất khẩu chiến lược trong từng thời kỳ phát triển kinh tế và sử dụng nhiều
biện pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy mặt hàng đó, tín dụng xuất khẩu của nhà nước
được thiết kế để thực hiện yêu cầu này. Do đó, đối tượng cho vay của Ngân hàng
phát triển hạn chế hơn các NHTM, các đối tượng có thể thay đổi trong từng thời kỳ
tuỳ thuộc vào chiến lược xuất khẩu. Đặc điểm này cho thấy hoạt động cho vay của
Ngân hàng phát triển mang tính chất tập trung vào mũi nhọn chứ không mang tính
rộng khắp như hoạt động tín dụng của các NHTM.
- Cơ chế cho vay ưu đãi hơn hình thức cho vay thông thường:
+ Ưu đãi về lãi suất: điều này chỉ Ngân hàng phát triển mới làm được vì Nhà
nước sẽ cấp bù chênh lệch lãi suất hoặc tự huy động được từ những nguồn có lãi
8


suất rẻ hơn lãi suất của thị trường (lãi suất của Ngân hàng thương mại). Chính nhờ
mức lãi suất thấp của tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, các doanh nghiệp có thể
thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên trên thị
trường quốc tế.
+ Ưu đãi về thời hạn cho vay: Các NHTM thường ngần ngại khi cho vay đối
với các dự án có thời hạn vay dài vì rủi ro cao và không tương thích với kỳ hạn huy
động thường có của họ trong khi tín dụng ưu đãi của nhà nước sẵn sàng chấp nhận
rủi ro ở mức nhất định và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn trả nợ theo đúng chu
kỳ sinh lợi của dự án, kỳ thu tiền của hợp đồng xuất khẩu nên sẽ thay NHTM hỗ trợ
cho vay đối với các đơn vị sản xuất, chế biến kinh doanh có nhu cầu vay vốn trong

thời gian dài.
+ Ưu đãi về đảm bảo tiền vay: khi vay vốn tại các ngân hàng thương mại các
đơn vị, đặc biệt là các doanh nghiệp mới, kinh doanh những mặt hàng có rủi ro cao
phải thế chấp tài sản và có khi mức thế chấp bằng hoặc cao hơn giá trị khoản vay;
tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng có đủ tài sản để thế chấp khi vay vốn
NHTM, vì vậy tín dụng ưu đãi của nhà nước có cơ chế riêng về đảm bảo tiền vay
với một mức tài sản bảo đảm tối thiểu hoặc thẩm chí không phải có tài sản bảo đảm
khi vay vốn.
* Phân loại:
- Cho vay nhà xuất khẩu: Về nguyên tắc, cho vay xuất khẩu có thể cung cấp
cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu, tuy nhiên do thời gian thanh toán ngắn nên
các cơ quan cung cấp tín dụng thường thực hiện cho vay với thời hạn ngắn đối với
nhà xuất khẩu.
+ Cho vay trước khi giao hàng: Là việc NHPT cho vay để thu mua nguyên
vật liệu và các yếu tố sản xuất, kinh doanh để thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Đối
với cho vay trước khi giao hàng, các ngân hàng rất cẩn thận khi xem xét hạn mức
cho vay vì nhà xuất khẩu bao giờ cũng muốn tối đa hoá giá trị khỏan vay, trong khi
khả năng thanh toán lại không chỉ phụ thuộc vào một chỉ tiêu là tình hình tài chính
9


của Khách hàng. Các nhà xuất khẩu rất cần tín dụng trước khi giao hàng để mua
nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác để có thể sản xuất và thu mua đủ hàng
theo đơn đặt hàng. Khoản tín dụng trước khi giao hàng để thanh toán các chi phí
liên quan trực tiếp đến hợp đồng xuất khẩu như mua nguyên vật liệu đầu vào để sẩn
xuất hàng xuất khẩu, đóng gói, chi phí kiểm định hàng hoá, chi phí vận tải và giao
nhận hàng, tiền đóng thuế xuất khẩu…
+ Cho vay sau khi giao hàng: Là khoản tín dụng cấp cho nhà xuất khẩu trong
khoảng thời gian kể từ sau khi giao hàng đến khi nhận được tiền thanh toán. Thời
gian của các khoản vay này thường từ một tuần đến vài năm tùy thuộc vào hình

thức thanh toán của hợp đồng/L/C xuất khẩu. Tùy thuộc vào tính chất của bộ chứng
từ, độ tín nhiệm của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu cũng như điều khoản thanh toán,
các tổ chức tín dụng sẽ quyết định tài trợ hay không tài trợ.
- Cho vay nhà nhập khẩu nước ngoài: Là khoản vay dành cho các nhà nhập
khẩu người nước ngoài để tài trợ xuất khẩu hoặc tài trợ dự án. Thường thì cho vay
nhà nhập khẩu phổ biến ở những nước có nền tài chính phát triển, có lượng vốn dồi
dào hoặc trong các trường hợp viện trợ phát triển chính thức của Chính phủ. Các
khoản vay cung cấp cho nhà nhập khẩu đặc biệt có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu khi
được cung cấp bởi tổ chức của Chính phủ nước xuất khẩu khi hàng hóa muốn xuất
khẩu là loại thuộc diện khuyến khích phát triển xuất khẩu, hàng hóa có giá trị cao và
quảng bá trên thị trường thế giới khi nước ngoài chưa biết đến danh tiếng của hàng
hóa, doanh nghiệp sản xuất loại hàng hóa đó và tạo được thị trường mới cho các tư
liệu sản xuất muốn xuất khẩu khi đầu tư cho dự án ở nước ngoài, đồng thời nhà xuất
khẩu yên tâm sản xuất vì không lo chịu rủi ro mất khả năng thanh toán từ nhà nhập
khẩu và các kế hoạch kinh doanh được thực hiện trôi chảy hơn, từ đó nâng cao khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm, thúc đẩy sản xuất trong nước phát
triển. Đi kèm với sản phẩm cho vay này thường là các khoản bảo lãnh thanh toán,
bảo hiểm của một tổ chức có uy tín hoặc chính phủ nước nhập khẩu đối với nghĩa
vụ thanh toán của nhà nhập khẩu. Khoản vay dành cho nhà nhập khẩu thường được
thực hiện sau khi nhà xuất khẩu đã thực hiện giao hàng và được thực hiện theo các
hình thức như: cho vay trực tiếp, tài trợ dự án (Project finance) và cho vay thông
10


qua ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu (Inter-bank export credit).
- Cho vay mua thức ăn chăn nuôi thủy sản phục vụ các doanh nghiệp thủy sản
xuất khẩu: các doanh nghiệp phải có hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng bán thủy
sản cho doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, có phương án nuôi thủy sản
phục vụ xuất khẩu có hiệu quả...
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay xuất khẩu:

Phát triển cho vay xuất khẩu là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn so với
khái niệm tăng trưởng cho vay xuất khẩu (mở rộng tín dụng xuất khẩu). Nếu như
tăng trưởng cho vay xuất khẩu về cơ bản chỉ là sự tăng trưởng thu ần tuý về doanh
số cho vay, quy mô cho vay và tỷ lê ̣ vố n vay trong tổ ng kim nga ̣ch xuấ t khẩ u … thì
Phát triển cho vay xuất khẩu của Nhà nước ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng
đó, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những biến đổi
về mặt chất của hoạt động cho vay xuất khẩu, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu
cho vay theo hướng chuyển dần các hình thức cho vay trực tiếp sang các hình thức
cho vay gián tiếp và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao chất lượng tín
dụng. Có thể kể đến một số tiêu chí quan trọng phản ánh hiệu quả kinh tế và sự phát
triển TDXK của NHPT như sau:
* Tiêu chí đánh giá sự phát triển cho vay xuất khẩu:
- Tăng trưởng kim ngạch xuấ t khẩu của các mặt hàng được vay vố n TDXK .
Tố c đô ̣ tăng
trưởng KNXK

=

KNXK năm sau

-

KNXK năm trước

KNXK năm trước

x

100%


+ Đây cũng chính là điểm khác biệt lớn với các NHTM vì NHTM l ấy tiêu
chí dư nợ là chỉ tiêu quan tro ̣ng nhấ t để đánh giá sự phát tri ển về tin
́ du ̣ng xuấ t khẩ u
(dư nơ ̣ càng cao thì ngân hàng càng thu đươ ̣c nhiề u lơ ̣i nhuâ ̣n đó chính là mu ̣c tiêu
hoạt động của các NHTM ). Sở dĩ NHPT lấy chỉ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
của các mặt hàng vay vốn là tiêu chí quan tro ̣ng nhấ t vì m ục tiêu của tín dụng xuất
khẩu của Nhà nước là thúc đẩy cho các mặt hàng xuất khẩu then chốt, chiến lược
của quốc gia.

11


+ Tố c đô ̣ tăng trưởng kim nga ̣ch của các mă ̣t hàng vay vố n phản ánh sự mở rô ̣ng cho
vay đố i với các mă ̣t hàng thuô ̣c đố i tươ ̣ng đươ ̣c vay vố n TDXK hay
ự tậps trung ưu đãi của
nhà nước đang hướng vào mặt hàng nào.Tuy nhiên để chính xác khi so sánh chỉ tiêu này cũng
cầ n xem xét đế n các chỉ tiêu tố c đô ̣ tăng trưởng doanh số cho vay với tố c đô ̣ tăng trưởng kim
ngạch của các mặt hàng thuộc đối tượng được hưởng
nh chí
sách tín du ̣ng xuấ t khẩ
. u
+ Nế u tố c đô ̣ tăng trưởng của doanh số cho vay lớn hơn tố c đô ̣ tăng trưởng
của kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng được hưởng tín dụng xuất khẩu thì khi
đó hoa ̣t đô ̣ng TDXK mới thực sự là phát tri ển còn nế u tố c đô ̣ tăng trưở ng của doanh
số cho vay nhỏ hơn hoă ̣c bằ ng tố c đô ̣ tăng trưởng kim nga ̣ch xuấ t khẩ u thì đó mới
chỉ đơn thuần tăng về giá trị do nhu cầu vốn lưu động tăng vì giá các đầu vào tăng
chứ chưa chắ c đã tăng về khố i lươ ̣ng hàng hoá xuấ t khẩ u đươ ̣c vay vố n .
- Doanh số cho vay và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay:
+ Doanh số cho vay: là tổng số tiền đã cho vay trong kỳ (thống kê theo năm).
Doanh số cho vay phản ánh dung lươ ̣ng hoa ̣t đô ̣ng cho vay trong kỳ .

Trong một phương án sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, cơ cấu nguồn vốn gồm:
Vốn tự có (tối thiểu 15%), vốn tín dụng xuất khẩu, vốn huy động khác. Mức vốn tín dụng xuất
khẩu tài trợ tối đa 85% tổng vốn tham gia phương án sản xuất hàng xuất khẩu..
Vốn vay tín dụng xuất khẩu =Tổng chi phí sản xuất -Vốn tự có - vốn khác.
Sự tăng trưởng doanh số cho vay thể hiện đồng vốn tín dụng xuất khẩu tham
gia nhiều hơn vào hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu và đóng góp vào sự tăng
trưởng xuất khẩu trên địa bàn
có thể tính toán bằng một trong hai công thức sau:
Doanh số cho vay
trong kỳ

Doanh số cho vay
trong kỳ

n
=


i=1

Khách hàng vay
vốn

Nhu cầu giải
x

hàng

n
=




ngân của Khách

Nhu
Khoản vay

i=1

x

giải

ngân của khoản
vay

12

cầu


+ Tố c độ tăng trưởng của doanh số cho vay
Để biế t đươ ̣c thực chấ t có tăng doanh số cho vay hay không phu ̣ thuô ̣c vào 2
yế u tố đó là tăng sản lươ ̣ng xuấ t khẩ u và tăng giá xuấ t khẩ u

/đơn vi ̣hàng hoá xuấ t

khẩ u. Ta có công thức tí nh tố c đô ̣ tăng trưởng đươ ̣c xác đinh
̣ như sau:

Doanh số cho

Tố c đô ̣ tăng
trưởng doanh số
cho vay

=

-

vay kỳ sau

Doanh số cho vay
kỳ trước

x

100%

Doanh số cho vay kỳ trước

Doanh số cho vay tỷ lệ thuận với số lươ ̣ng khách hàng vay vố n, nhu cầu giải
ngân của Khách hàng, số khoản vay và giá trị khỏan vay. Số lượng Khách hàng vay
vốn tăng thể hiện có nhiề u khách hàng đáp ứng đủ điề u kiê ̣n để tiế p câ ̣n nguồ n vố n
TDXK của Nhà nước hơn; nhu cầu giải ngân tăng chứng tỏ phần tăng lên của nguồn
vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tham gia trong tổng cơ cấu nguồn vốn Khách
hàng hay do nhu cầu từ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng vay vốn.
Bên cạnh đó, số lượng các hình thức tín dụng xuất khẩu hay các loại hình nghiệp vụ
TDXK mà NHPT đang áp dụng phản ánh khả năng thực tế của NHPT trong đáp
ứng nhu cầu TDXK cũng như khả năng thu hút các doanh nghiệp thuộc đối tượng

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh s

ố cho vay phản ánh mức đô ̣ mở rô ̣ng

nhanh hay châ ̣m : Nế u tố c đô ̣ tăng trưởng doanh số cho vay phân theo m ặt hàng hay
thị trường < 0: Doanh số cho vay kỳ sau < doanh số cho vay kỳ trước tức là ngân
hàng đã thu hẹp cho vay đ ối với mặt hàng/thị trường xuất khẩu do không cần sự ưu
đãi của Nhà nước. Nế u tố c đô ̣ tăng trưởng doanh số cho vay theo m

ặt hàng/thị

trường >0: Doanh số cho vay kỳ sau > doanh số cho vay kỳ trước tức là mở rô ̣ng
cho vay hay Nhà nước đang ưu tiên tập trung cho mặt hàng/thị trường xuất khẩu đó.
Nhìn chung , nế u tố c đô ̣ tăng tr ưởng doanh số cho vay càng lớn thì khả năng mở
rô ̣ng càng nhanh.
Do vậy, khi phân tích hai chỉ tiêu trên cần phải phân loại theo mặt hàng, thị trường
đồng thời kết hợp nhiều chỉ tiêu như tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay, số lươ ̣ng
13


khách hàng, số lươ ̣ng khoản vay tăng thì những đánh giá nhận xét sẽ phản ánh chính
xác hơn sự phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy mô song có thể
nhận biết rõ đang tập trung ở mặt hàng/thị trường nào. Ngoài ra, những phân tích
đánh giá theo mặt hàng, thị trường là rất cần thiết bởi nó thể hiện sự thay đổi trong
chiến lược xuất khẩu cũng như trong chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
* Tiêu chí đánh giá chất lượng Tín dụng xuất khẩu:
- Tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ (%):
Mặc dù chỉ tiêu tỷ lệ nơ ̣ quá hạn trên dư nợ không trực tiế p phản ánh viê ̣c mở rô ̣ng
cho vay của NHPT nhưng là chỉ tiêu rấ t quan tro ̣ng để đánh giá chấ t lươ ̣ng mở rô ̣ng hoa ̣t
đô ̣ng tiń du ̣ng xuấ t khẩ u của NHPT

. Thông thường chỉ số này càng nhỏ thì phản ánh chất
lượng tín dụng tốt. Ngược lại nếu chỉ số này càng lớn thể hiện chất lượng tín dụng xuất khẩu
kém, rủi ro hoạt động tín dụng xuất khẩu phải đối mặt cao.
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = ---------------------- x 100
Tổng dư nợ
+ Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản
ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay xuất khẩu, đôn
đốc thu hồi nợ của Ngân hàng đối với các khoản vay TDXK.
+ Đây là các chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng TDXK cũng như rủi
tín dụng tại Ngân hàng.
+ Tỷ lệ nợ quá hạn và lãi phải thu chưa thu càng cao thể hiện chất lượng tín
dụng xuất khẩu của Ngân hàng càng kém và ngược lại.
Phân tích tình hình nợ quá hạn và lãi phải thu chưa thu để nhận biết chất
lượng tín dụng, khả năng rủi ro, hiệu quả kinh tế của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam, từ đó có biện pháp khắc phục trong tương lai.
- Hệ số thu nợ (%):

14


Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ ( % ) = ---------------------------------------------- x 100%
Doanh số cho vay
+ Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả TDXK trong việc thu nợ của ngân hàng.
+ Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì
Ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn.
+ tỷ lệ này càng cao càng tốt.
* Tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế của nguồn vốn TDXK:
- Lợi nhuận

Hệ số lợi nhuận = Lợi nhuận thu được/ Doanh thu x 100
Tỉ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Tổng chi phí sản xuất x 100
Tỉ suất doanh lợi = Lợi nhuận/Vốn sản xuất x 100
- Hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn cố định = Tổng thu nhập/Vốn cố định
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = Tổng thu nhập/Vốn lưu động
- Hiệu quả sử dụng lao động
Năng suất lao động = Giá trị thực tế tổng giá trị hàng hoá /Số lao động bình quân.
Hiệu quả sử dụng lao động = Tổng thu nhập/Số lao động bình quân
- Tăng trưởng GDP
GDP năm sau

Tố c đô ̣ tăng
trưởng GDP

=

- GDP năm trước

GDP năm trước

x 100%

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng xuất khẩu của NHPT
1.3.1. Các quy tắc quốc tế phải tuân thủ trong hoạt động cho vay xuất khẩu
Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong trao đổi
thương mại quốc tế, là một công cụ cơ bản của chính sách thương mại quốc gia,
nhưng nếu được cấp phát một cách thiếu điều tiết, thiếu hài hòa thì sẽ tạo ra những
tác động làm sai lệch cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, các Hiệp định quốc
tế ra đời nhằm khắc phục điểm hạn chế của TDXK của Nhà nước, tránh những xung

15


đột không cần thiết đồng thời thiết lập một sân chơi bình đẳng trong cạnh tranh.
Ngoài các nước thuộc liên minh Châu Âu, khuôn khổ pháp lý quốc tế áp dụng
cho tín dụng xuất khẩu chủ yếu bao gồm các Quy định của WTO nhấn mạnh đến khía
cạnh trợ cấp và các quy định của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD nhấn
mạnh đến mục tiêu đảm bảo cạnh tranh bình đẳng. Hai nhóm quy định của hai tổ
chức này là tương thích với nhau. Ngoài các quy định thuần tuý pháp lý nêu trên, còn
phải kể đến các quy định khác có giá trị pháp lý thấp hơn được xây dựng trong khuôn
khổ Liên minh Bern. Liên minh này có quy chế là một hiệp hội không có thẩm quyền
ban hành quy định, chủ yếu là nơi để các thành viên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi
kinh nghiệm và cam kết tuân thủ các nguyên tắc hoạt động chung.
* Hiệp định về tín dụng xuất khẩu của OECD
Hiệp định được áp dụng vào tháng 4/1978, đó là sự thoả thuận không chính
thức giữa những thành viên tham dự và đây không phải là luật chính thức của
OECD. Đây là Hiệp định đạt được giữa các quốc gia thuộc khối OECD với mục
tiêu tạo ra một khuôn khổ chung để đảm bảo cho việc thực hiện một cách có trật tự
các hoạt động tín dụng xuất khẩu chính thức, qua đó thúc đẩy một sân chơi bình
đẳng đối với hoạt động hỗ trợ chính thức giữa các thành viên tham gia. Khi tham
gia Hiệp định này, các quốc gia thành viên phải tuân thủ một số nguyên tắc tài
chính cơ bản sau: Về lãi suất cho vay: phải đảm bảo nguyên tắc lãi suất thị trường;
Về mức vốn cho vay: chỉ cho vay tố đa 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu; Về thời hạn
trả nợ: thời hạn trả nợ được xác định theo nhóm quốc gia hoặc nhóm mặt hàng.
* Hiệp định của WTO về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (ASCM)
- Định nghĩa về trợ cấp: Một trợ cấp được cho là có thật nếu có đóng góp về
mặt tài chính của Chính phủ hay bất cứ cơ quan Nhà nước nào (chuyển giao vốn
trực tiếp, chuyển giao vốn hoặc nghĩa vụ nợ trực tiếp có tiềm năng xảy ra, trợ cấp
qua thuế, cung cấp các hàng hoá hoặc dịch vụ,v.v…) hoặc bất kỳ hình thức trợ cấp
thu nhập hay trợ cấp giá nào theo tinh thần của Điều 16 của Hiệp định về GATT

năm 1994 (mục trợ cấp), dẫn đến việc xuất hiện các lợi ích được ban tặng từ hành
động đó. Như vậy, nếu việc trợ cấp không mang tính cụ thể (trợ cấp chung cho cả
nền kinh tế) thì hành động đó không chịu sự điều chỉnh của Hiệp định SCM.
16


- Ba loại trợ cấp:
+ Những trợ cấp bị cấm gồm: Trợ cấp xuất khẩu tuỳ thuộc vào (trên thực tế
hoặc hợp pháp) kết quả hoạt động xuất khẩu và trợ cấp trong nước: tuỳ thuộc vào
mức độ sử dụng hàng hoá trong nước so với hàng hoá nhập khẩu.
+ Những trợ cấp có thể bị kiện: là hình thức trợ cấp làm tổn thương ngành sản
xuất trong nước của một nước thành viên khác, làm mất hoặc làm tổn hại đến lợi ích,
làm thiệt hại nghiêm trọng lợi ích của một nước thành viên khác. Loại trợ cấp này có
thể dẫn đến hành động trả đủa của các bên chịu thiệt hại vì hành động trợ cấp.
+ Trợ cấp không bị kiện: Là những hình thức trợ cấp không cụ thể hoặc
những hình thức trợ cấp cụ thể liên quan đến: Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu ngành
và hoạt động triển khai trong giai đoạn tiền cạnh tranh; Hỗ trợ những vùng khó
khăn; Hỗ trợ việc cải thiện cơ sở vật chất hiện có để đáp ứng được những yêu cầu
mới về môi trường nêu trong các luật/các quy định.
- Một số ngoại lệ của Hiệp định SCM:
Nếu một thành viên của WTO tham gia một điều ước quốc tế về tín dụng
xuất khẩu chính thức, hoặc trên thực tế nếu một thành viên áp dụng các quy định về
lãi suất của điều ước quốc tế phù hợp, thì hoạt động cung cấp tín dụng xuất khẩu
phù hợp với quy định của điều ước quốc tế đó sẽ không được coi là một hình thức
trợ cấp bị cấm. Đây chính là cơ sở pháp lý cơ bản cho các hoạt động tín dụng xuất
khẩu của các nước OECD.
* Liên minh Berne (Liên minh quốc tế của các nhà bảo hiểm tín dụng và đầu tư).
Rất nhiều các tổ chức tín dụng xuất khẩu đã liên kết với nhau thông qua liên
minh này, liên minh Berne được thành lập từ năm 1934 với 90 thành viên. Một
trong những mục đích chính của Liên minh là đạt được sự chấp thuận của thế giới

về những quy tắc đúng đắn của bảo hiểm xuất khẩu và sự thiết lập, duy trì các quy
tắc trong tín dụng thương mại quốc tế. Điều này được thực hiện trong nhiều năm
thông qua sự đàm phán và thoả thuận liên quan tới các điều khoản hoàn trả, yêu cầu
về báo cáo và thông tin trao đổi. Các thoả thuận chung của liên minh gồm 7 lĩnh
vực về hàng hoá và dịch vụ, trong đó liên quan tới: Thời điểm nhận nợ; Thời hạn tín
17


×