Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường châu phi của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHAN THÀNH
MSSV: 4117275

CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO
SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC
THỰC PHẨM VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 52340120
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.S NGUYỄN XUÂN VINH

08-2014


LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành được bài luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng
viên hướng dẫn Th.s Nguyễn Xuân Vinh đã hết sức tận tình giúp đỡ tôi trong
quá trình làm bài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể giảng viên khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh đã giảng dạy cho tôi nhiều kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tại
trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Công ty Cổ phần Lương thực thực phẩm Vĩnh
Long đã nhận tôi vào thực tập và đã hỗ trợ, giúp tôi học hỏi được nhiều kinh
nghiệm thực tế hơn.


Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả thầy cô khoa Kinh tế và Quản trị
kinh doanh và cô chú, anh chị trong Công ty thực tập đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình hoàn thành luận văn của mình.
Cần Thơ, ngày 17 tháng 12 năm 2014
Người thực hiện
Phan Thành

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 17 tháng 12 năm 2014
Người thực hiện
Phan Thành

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
-----------.--------..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Cần Thơ, ngày …. tháng…..năm 2014
Giáo viên hướng dẫn

Th.s NGUYỄN XUÂN VINH

iii


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi về không gian ............................................................................. 2
1.3.2 Phạm vi về thời gian ................................................................................. 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3
CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 4
2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................ 4
2.1.1 Những vấn đề chung về xuất khẩu............................................................ 4
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu ........................................................ 7
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu ................................................. 9
2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 10
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 10
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 10
CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 12
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC
PHẨM VĨNH LONG ....................................................................................... 12
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................ 12
3.2 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 14
3.3 Ngành nghề kinh doanh ............................................................................. 16
3.4 Tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng
đầu năm 2014 ................................................................................................... 17
3.4.1 Kết quả kinh doanh giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 17
3.4.2 Kết quả kinh doanh từng bộ phận ........................................................... 21
3.5 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển........................................... 23
3.5.1 Thuận lợi ................................................................................................. 23
3.5.2 Khó khăn ................................................................................................. 24
3.5.3 Định hướng phát triển ............................................................................. 25
iv


CHƯƠNG 4 ..................................................................................................... 26
THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO SANG
CHÂU PHI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM

VĨNH LONG ................................................................................................... 26
4.1 Tình hình thị trường lúa gạo thế giới và Việt Nam .................................. 26
4.1.1 Tình hình gạo thế giới ............................................................................. 26
4.1.2 Tình hình sản xuất lúa, gạo của Việt Nam.............................................. 27
4.1.3 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam .................................................. 28
4.2 Thị trường Châu Phi .................................................................................. 33
4.2.1 Tổng quan thị trường Châu Phi .............................................................. 33
4.2.2 Quan hệ kinh tế Việt Nam – Châu Phi ................................................... 33
4.2.3 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Châu Phi .......................... 36
4.2.4 Nhu cầu nhập khẩu gạo của châu Phi ..................................................... 39
4.3 Thực trạng xuất khẩu gạo của công ty sang Châu Phi ............................... 40
4.3.1 Tình hình xuất khẩu gạo của công ty ...................................................... 40
4.3.2 Phân tích tình hình xuất khẩu gạo sang Châu Phi của Công ty .............. 45
4.3.3 Một số khách hàng lớn............................................................................ 52
CHƯƠNG 5 ..................................................................................................... 54
CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY SANG
THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI ............................................................................. 54
5.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty sang Châu Phi
.......................................................................................................................... 54
5.1.1 Phân tích các nhân tố bên ngoài ............................................................. 54
5.1.2 Phân tích các nhân tố bên trong .............................................................. 59
5.2 Cơ hội, thách thức và điểm mạnh, điểm yếu của công ty .......................... 62
5.2.1 Cơ hội...................................................................................................... 62
5.2.2 Thách thức .............................................................................................. 63
5.2.3 Điểm mạnh của công ty .......................................................................... 63
5.2.4 Điểm yếu của công ty ............................................................................. 64
5.3 Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ..................................................... 66
5.3.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường ............................................................ 66
5.3.2 Phát triển vùng nguyên liệu trồng lúa chất lượng cao và ổn định giá .... 67
5.3.3 Củng cố quan hệ đối ngoại với khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới

.......................................................................................................................... 68
5.3.4 Hạn chế xuất khẩu qua trung gian .......................................................... 69
5.3.5 Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống máy móc thiết bị chế biến, bảo quản và
dự trữ gạo xuất khẩu ........................................................................................ 69
v


5.3.6 Xây dựng thương hiệu gạo của công ty đối với thị trường Châu Phi ..... 70
5.3.7 Tập trung vào các thị trường trọng điểm và tiềm năng .......................... 72
5.3.8 Các giải pháp hạn chế rủi ro ................................................................... 72
5.2.9 Giải pháp về khắc phục khó khăn về địa lí ............................................. 73
CHƯƠNG 6 ..................................................................................................... 74
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ......................................................................... 74
6.1 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 74
6.2 KẾT LUẬN................................................................................................ 74

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Cơ cấu lao động từ năm 2011 đến năm 2013 của Công ty ............ 16
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011-2013 của Công ty
.......................................................................................................................... 18
Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 của Công ty ................ 20
Bảng 3.4: Tình hình kinh doanh gạo của Công ty giai đoạn 2011-2013 ......... 21
Bảng 3.5: Tình hình kinh doanh thức ăn thủy sản của Công ty giai đoạn 20122013 ................................................................................................................. 22
Bảng 3.6: Tình hình kinh doanh bao bì của Công ty giai đoạn 2012-2013 ..... 23
Bảng 4.1: Thị trường gạo thế giới 2011-2013 ................................................. 26
Bảng 4.2: Tình hình sản xuất lúa, gạo của Việt Nam từ năm 2011-2013 ....... 27

Bảng 4.3: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước giai đoạn năm
2011-2013 ........................................................................................................ 28
Bảng 4.4: Sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam phân theo khu vực giai đoạn
năm 2011-2013 ................................................................................................ 29
Bảng 4.5: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam phân theo khu vực giai
đoạn năm 2011-2013 ....................................................................................... 30
Bảng 4.6: Sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường lớn giai
đoạn năm 2011-2013 ....................................................................................... 31
Bảng 4.7: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường lớn giai
đoạn năm 2011-2013 ....................................................................................... 32
Bảng 4.8: Kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam sang châu Phi giai đoạn
năm 2011-2013 ................................................................................................ 34
Bảng 4.9: 10 thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam sang Châu
Phi năm 2013 ................................................................................................... 35
Bảng 4.10: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Châu Phi giai đoạn
2011-2013 ........................................................................................................ 36
Bảng 4.11: Sản lượng xuất khẩu gạo của một số thị trường lớn của Việt Nam
tại Châu Phi 2011-2013 ................................................................................... 37
Bảng 4.12: Kim ngạch xuất khẩu gạo của một số thị trường lớn của Việt Nam
tại Châu Phi giai đoạn 2011-2013 ................................................................... 38
Bảng 4.13: Nhập khẩu gạo của một số nước châu Phi năm 2013 ................... 39
Bảng 4.14: Sản xuất gạo và nhu cầu xuất nhập khẩu gạo của châu Phi đến năm
2022 ................................................................................................................. 40
Bảng 4.15: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty giai đoạn
2011-2013 ........................................................................................................ 41
Bảng 4.16: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty giai đoạn 6
tháng năm 2014 ................................................................................................ 42
vii



Bảng 4.17: Sản lượng xuất khẩu gạo của công ty theo hình thức xuất khẩu giai
đoạn năm 2011-2013 ....................................................................................... 42
Bảng 4.18: Sản lượng xuất khẩu gạo của công ty theo hình thức xuất khẩu 6
tháng đầu năm 2014 ......................................................................................... 43
Bảng 4.19: Kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty theo hình thức xuất khẩu
giai đoạn năm 2011-2013 ................................................................................ 44
Bảng 4.20: Kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty theo hình thức xuất khẩu
trong 6 tháng đầu năm 2014 ............................................................................ 45
Bảng 4.21: Sản lượng xuất khẩu gạo của Công ty qua các thị trường giai đoạn
2011-2013 ........................................................................................................ 46
Bảng 4.22: Sản lượng xuất khẩu gạo qua các thị trường của Công ty 6 tháng
năm 2014.......................................................................................................... 46
Bảng 4.23: Kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang các thị trường giai đoạn
2011-2013 ........................................................................................................ 47
Bảng 4.24 Đơn giá bình quân xuất khẩu sang thị trường Châu Á và Châu Phi
của Công ty giai đoạn năm 2011-2013 ............................................................ 48
Bảng 4.25 Đơn giá bình quân xuất khẩu sang thị trường Châu Á và Châu Phi
của Công ty trong 6 tháng đầu năm 2014 ........................................................ 48
Bảng 4.26: Kim ngạch xuất khẩu qua các thị trường của Công ty 6 tháng năm
2014 ................................................................................................................. 49
Bảng 4.27: Sản lượng xuất khẩu sang các thị trường Châu Phi của Công ty giai
đoạn 2011-2013 ............................................................................................... 49
Bảng 4.28: Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu ở Châu Phi của Công ty giai
đoạn 2011-2013 ............................................................................................... 51
Bảng 4.29: Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường Châu Phi của Công ty
giai đoạn 2011-2013 ........................................................................................ 51
Bảng 4.30: Một số khách hàng lớn của công ty năm 2013 ............................. 53
Bảng 5.1: Tỷ giá USD/VND của Việt NAm từ 2011đến tháng 10 năm 2014 54
Bảng 5.2: Sản lượng các quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới (2011-6T/2014)
.......................................................................................................................... 57

Bảng 5.3: Giá gạo thế giới ngày 25/10/2014 ................................................... 58
Bảng 5.4: Sản lượng mua vào quy gạo của công ty (2011-2013) ................... 59

viii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ mô hình quản trị của Công ty ................................................ 14
Hình 4.1 Cơ cấu sản lượng xuất khẩu gạo của Công ty theo hình thức xuất
khẩu giai đoạn năm 2011-6T/2014 ................................................................. 44

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CPLTTP

: Cổ phần lương thực thực phẩm

CNH – HĐH : Công nghiệp hóa hiện đại hóa
PGS.TS

: Phó giáo sư, tiến sĩ

ĐBSCL

: Đồng bằng sông cửu long

KH&CN


: khoa học và công nghệ

CB&CNV

: cán bộ và công nhân viên

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

ĐHCĐ

: Đại hội cổ đông

XDCB

: Xây dựng cơ bản

MMTB

: Máy móc thiết bị

SXKD

:Sản xuất kinh doanh

VFA

: Hiệp hội lương thực Việt Nam


CIF

: tiền hàng, bảo hiểm, cước phi

FOB

: Free on board (Giao lên tàu)

USDA

: bộ nông nghiệp Hoa Kì

VLF

: công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long

WB

: Ngân hàng thế giới

IMF

: Quỹ tiền tệ quốc tế

FAO

: Tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc

ITC


: Trung tâm Thương mại quốc tế

MOU

: Bản ghi nhớ

TTR
: Telegraphic Transfer Reimbursement ( phương thức thanh toán
chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn)
L/C

: Letter of credict ( phương thức thanh toán tín dụng chứng từ)

x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển và mở rộng hợp tác
với các nước trên thế giới. Đó là cơ hội thuận lợi để nước ta phát triển các tiềm
năng kinh tế về xuất nhập khẩu. Song song đó cũng tồn tại không ít khó khăn
khi nước ta gia nhập các thị trường trên thế giới. Nước ta có có nhiều lợi thế
về xuất khẩu các loại hàng hóa như dầu thô, khoáng sản, thủy sản và nông sản.
Trong đó nông sản được xem như mặt hàng chủ lực của nước ta trong nhiều
năm qua, đặc biệt là mặt hàng gạo.
Tình hình kinh tế nước ta năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế
giới hồi phục chậm và không đồng đều giữa các nền kinh tế sau suy thoái toàn
cầu. Ngoài ra, tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là khu vực

Châu Âu dẫn đến kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp cũng
như xuất khẩu của khu vực đồng Euro bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp
trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô
diễn biến theo hướng tích cực. Tuy nhiên, tổng cầu của nền kinh tế tăng chậm,
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn khó khăn, tồn kho
hàng hóa vẫn ở mức cao. Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu. Tình hình
biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng phần nào đến động thái
phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân cư cả nước và hoạt động xuất khẩu
gạo sang Trung Quốc. Nước ta là một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới
với diện tích đất nông nghiệp rộng lớn và truyền thống trồng lúa lâu đời kết
hợp các các biện pháp kĩ thuật tiên tiến nên sản lượng lúa gạo ở nước ta ngày
càng được nâng cao. Mặt hàng gạo của nước ta được xuất khẩu đến nhiều
nước trên thế giới và ngày càng được nhiều quốc gia biết đến. Theo báo cáo
của cục xúc tiến thương mại Việt Nam thì mùa vụ 2011-2012, nước ta xuất
khẩu 7,72 triệu tấn gạo trong tổng sản lượng 27,15 triệu tấn, tiếp tục giữ vị trí
thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Tuy nhiên đến năm 2013, cả nước chỉ
xuất khẩu gần 6,6 triệu tấn gạo, giảm 17,76% so với năm 2012, kim ngạch đạt
gần 2,93 tỷ USD, giảm 20,36%, đây là mức xuất khẩu thấp nhất trong 3 năm
qua. Với kết quả này, Việt Nam đã giảm xuống xếp thứ 3 sau Ấn Độ và Thái
Lan. Xuất khẩu gạo Việt Nam sụt giảm là do áp lực cạnh tranh cao và sụt giảm
nhu cầu của các thị trường truyền thống như Malaysia, Philippines và
Indonesia”. Do đó việc tìm kiếm một thị trường mới để mở rộng xuất khẩu là
điều rất cần thiết. Có thể thấy với dân số thuộc diện đông nhất trên thế giới thì
Châu Phi đang là một thị trường lớn với tiềm năng nhập khẩu gạo cao. Tuy
nhiên trong những năm qua xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực này
1


chưa nhiều và chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức dẫn đến các
nước thuộc khu vực này chủ yếu nhập khẩu gạo từ Ấn Độ. Vấn đề đặt ra cho

các doanh nghiệp là cần phải xây dựng chiến lược bền vững để mở rộng xuất
khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh với đối thủ sang thị trường này. Song
song đó, cũng cần chú trọng hơn nữa giá trị hạt gạo để đáp ứng các yêu cầu
xuất khẩu.
Theo tình hình chung về xuất khẩu gạo của cả nước cùng với nhu cầu mở
rộng thị trường xuất khẩu, tôi xin được phép đưa ra những phân tích về thị
trường tiềm năng Châu Phi dựa trên tình hình thực tế của công ty Cổ phần
Lương thực thực phẩm Vĩnh Long với đề tài: “Các giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu gạo sang thị trường Châu Phi của Công ty Cổ phần Lương thực
thực phẩm Vĩnh Long”. Đề tài sẽ dựa trên tình hình hoạt động của công ty
kết hợp với các số liệu của phòng xuất khẩu để đánh giá tình hình xuất khẩu
sang thị trường Châu Phi và đề xuất một số giải pháp xuất khẩu sang thị
trường này.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của công ty Cổ phần lương thực thực
phẩm Vĩnh Long sang thị trường Châu Phi trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6
tháng đầu năm 2014, tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong trong xuất
khẩu gạo của Công ty. Từ đó đề ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo cho
Công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Đánh giá tổng quan tình hình xuất khẩu gạo của cả nước.
Mục tiêu 2: Thực trạng và đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo sang Châu
Phi của Công ty.
Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của
Công ty sang Châu Phi.
Mục tiêu 4: Đưa ra những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong thời
gian tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian

Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh
Long, phòng xuất nhập khẩu.
1.3.2 Phạm vi về thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài: 11/08/2014 - 17/11/2014.
2


- Số liệu thứ cấp của để tài được thu thập từ báo cáo thường niên, báo
cáo tài chính, các tài liệu về xuất khẩu của công ty từ năm 2011 đến 6 tháng
đầu năm 2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động kinh doanh và xuất khẩu mặt hàng gạo của Công ty cổ phần
Lương thực thực phẩm Vĩnh Long.

3


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Những vấn đề chung về xuất khẩu
2.1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật (Luật Thương mại, 2005).
2.1.1.2 Vai trò, ý nghĩa và nhiệm vụ của xuất khẩu
- Vai trò: Góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Đóng góp
hoạt động xuất khẩu vào nâng cao chất lượng sản phẩm và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế sang nền kinh tế thương mại. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho
nhập khẩu, góp phần công nghiệp hóa đất nước, thúc đẩy sản xuất phát triển,

kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất, nâng cao mức sống
của nhân dân vì sản xuất hàng hóa xuất khẩu là nơi thu hút của hàng triệu lao
động tham gia vào làm việc có thu nhập ổn định. Ngoài ra, xuất khẩu là cơ sở
để mở rộng thúc đẩy và tăng cường hợp tác quốc tế giữa các nước.
-Ý nghĩa: Xuất khẩu là chìa khóa mở ra các giao dịch quốc tế cho một số
quốc gia bằng cách sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương
đối của đất nước, thu về ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng phong phú của người dân. Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của
doanh nghiệp trong nước sẽ tham gia cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá
cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức lại
sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất để luôn thích nghi với thị trường thế giới.
Kết quả là các doanh nghiệp sẽ rút ra được kinh nghiệm cho bản thân để làm
tăng lợi nhuận, nền kinh tế của quốc gia được phát triển, quan hệ kinh tế đối
ngoại được mở rộng.
- Nhiệm vụ: Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của xuất khẩu đó là thu về
ngoại tệ cho công tác nhập khẩu. Ngoài ra xuất khẩu còn góp phần tăng tích
lũy vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế từ những ngoại tệ
thu được, từ đó đời sống nhân dân từng bước được cải thiện do có công ăn
việc làm, tăng nguồn thu nhập. Bên cạnh, thông qua xuất khẩu giúp cho doanh
nghiệp nói riêng và cả nước nói chung mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả
các nước trên thế giới, khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của
đất nước từ đó kích thích các ngành kinh tế phát triển.

4


2.1.1.3 Hình thức xuất khẩu
- Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức công ty xuất khẩu và bán sản phẩm
trực tiếp cho khách hàng ở nước khác thông qua bộ phận bán hàng trong nước
hay đại diện bán hàng và nhà phân phối ở nước mà công ty xuất khẩu. Ưu

điểm của hình thức xuất khẩu này là giảm bớt được các chi phí trung gian từ
đó tăng thu nhập cho doanh nghiệp; bên cạnh đó sẽ giúp cho doanh nghiệp
biết được nhu cầu của khách hàng từ đó đưa ra các phương án kinh doanh phù
hợp. Tuy nhiên nhược điểm là chi phí để giao dịch trực tiếp cao, rủi ro trong
kinh doanh lớn vì đòi hỏi những doanh nghiệp phải có trình độ và quy mô sản
xuất lớn, có kinh nghiệm, uy tín trên thương trường và thương hiệu hàng hóa
được biết đến trên thị trường thế giới.
- Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức xuất khẩu mà nhà xuất khẩu và nhà
nhập khẩu phải thông qua một người thứ ba làm trung gian bao gồm môi giới
xuất khẩu, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lí. Ưu điểm của hình thức này là
giảm bớt được chi phí nghiên cứu tìm kiếm bạn hàng, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc kinh doanh như mở rộng kênh phân phối, mạng lưới kinh doanh, am
hiểu thị trường giảm được rủi ro, giảm các chi phí trong quá trình giao dịch.
Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này sẽ làm cho doanh nghiệp bị thụ
động vì phải phụ thuộc nhiều vào người trung gian, đặc biệt là không kiểm
soát được người trung gian. Như vậy, xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối
với những cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực
tiếp, chưa am hiểu thị trường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ
kinh doanh xuất nhập khẩu. (TS. Quan Minh Nhựt, 2013, trang 32-41)
+ Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương
nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp
đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi
giới (Luật thương mai, 2005).
+ Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận
uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những
điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác (Luật
thương mại, 2005).
2.1.1.4 Những lưu ý trong chiến lược xuất khẩu
- Xuất khẩu Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trước hàng loạt hiệp

định thương mại song phương, đa phương mà Việt Nam đang đàm phán ký
kết. Tuy nhiên, nếu không thay đổi quan điểm và cách làm hiện tại, doanh
nghiệp Việt Nam khó có thể tận dụng cơ hội. Một trong nhưng vấn đề phải
5


thay đổi đó là phải tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm xuất khẩu. Việt Nam
cần đổi mới trong chiến lược xuất khẩu, xuất khẩu những thứ thế giới cần chứ
không nên xuất khẩu những thứ chúng ta có. Nếu chúng ta biết cách xuất khẩu
có hiệu quả sẽ mang lại giá trị xuất khẩu cao. Chúng ta cần nắm bắt được nhu
cầu của các nước xuất khẩu và chế biến những sản phẩm của mình để nâng
cao giá trị hơn là việc phải xuất thô hàng hóa. Bên cạnh đó, đáp ứng yêu cầu
xuất khẩu ngày càng cao là việc hết sức quan trọng. Chúng ta nên đáp ứng các
thị hiếu của thị trường xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị hàng hóa và thu hút sự
chú ý của người tiêu dùng. Chẳng hạn chúng ta nên trồng các giống lúa thơm,
hạt dẻo tương tự như Thái Lan và có biện pháp trồng đồng loạt nhằm cải thiện
được giá bán và chất lượng đồng đều. Hơn nữa đây là loại gạo được nhiều
nước trên thế giới ưa chuộng nên giá xuất khẩu luôn cao hơn so với các loại
gạo khác. Việc cải thiện các loại hàng hóa có chất lượng cao là hết sức cần
thiết, chúng tạo ra sự khác biệt về sản phẩm và là nét đặc trưng mang lại
nguồn lợi nhuận cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, xét về mặt
tiêu dùng trong nước, tuy nước ta là một nước xuất khẩu gạo nhưng lại nhập
gạo thơm từ Thái Lan về tiêu dùng. Điều đó cho thấy chất lượng gạo của nước
ta chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng trong nước. Do đó, chúng
ta nên tạo ra sự khác biệt về loại gạo ngon đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất
khẩu và cần có một hệ thống tổ chức đồng loạt để mang lại hiệu quả cao nhất.
- Theo một nhận định của tiến sĩ Trần Du Lịch (2014, diễn đàn xuất
khẩu): “Với hàng loạt hiệp định thương mại tự do đang được đàm phán và dự
kiến kí vào năm nay và năm sau thì Việt Nam sẽ hội nhập một cách toàn diện
vào nền kinh tế thế giới và đây sẽ là cư hội rất lớn cho các doanh nghiệp xuất

khẩu Việt Nam”. Hạn chế lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam hiện nay chính là
một nền xuất khẩu còn phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nước ngoài, thiếu
các ngành công nghiệp hỗ trợ và chủ yếu xuất khẩu theo phương thức gia
công. Đặc biệt với nhóm hàng thế mạnh là nông sản, Việt Nam chỉ đang xuất
khẩu thô, chỉ bán sản phẩm mình có chứ không phải sản phẩm thế giới cần.
Việc xuất khẩu tập trung quá nhanh vào một số thị trường nhưng nghèo nàn về
chủng loại khiến rủi ro về rào cản thương mại với doanh nghiệp Việt Nam
càng lớn. Khi một sản phẩm chúng ta tập trung xuất khẩu quá nhiều và cạnh
tranh ở một thị trường thì sẽ dẫn đến tâm lí bảo hộ sản phẩm. Khi đó chúng ta
cần thay đổi mẫu mã, kiểu dáng và những thứ khác để thấy rằng hàng hóa của
chúng ta có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh để cạnh tranh ở một
phân khúc thị trường khác.
- PGS.TS Nguyễn Ngọc Đệ phát biểu rằng “Đây là những đòn đánh vào
chính sách mua rẻ, bán rẻ, chỉ chạy theo số lượng lớn mà không chú trọng chất
lượng của Việt Nam”. Lâu nay Việt Nam không thể bán gạo giá cao chính là
6


do khâu thu mua chế biến. Các công ty xuất khẩu không có mạng lưới thu mua
tận nơi nên phải thông qua đội ngũ thương lái. Vì thế, trong một lô gạo của
một công ty có tới hàng chục giống lúa lẫn lộn, chất lượng mùa này khác mùa
trước. Đó là chưa kể các thương lái, doanh nghiệp hám lợi, mua cả gạo phẩm
cấp thấp với giá rẻ để trộn vào. Để tận dụng cơ hội trong định hướng sắp tới,
các doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi nhận thức rằng Việt Nam không còn
biên giới thị trường nội địa hay xuất khẩu mà chỉ có thị trường cạnh tranh duy
nhất toàn cầu. Do đó các doanh nghiệp phải tự xác định lợi thế cạnh tranh của
mình. Về chính sách, bên cạnh các chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ
nguyên liệu, nhà nước cần có chính sách giảm các chi phí vận tải, cảng, chi
phí tài chính đẻ giúp doanh nghiệp giảm giá thành và nâng cao chất lượng tăng
tính cạnh tranh (2014, Diễn đàn xuất khẩu).

2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
2.1.2.1 Các yếu tố môi trường bên trong
- Nguồn nhân lực: có vai trò hết sức quan trọng đến sự thành công và
thất bại của doanh nghiệp. Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi
hoạt động. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tố
con người bởi vì nó là chủ thể sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thành công của
doanh nghiệp. Với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, doanh nghiệp có thể tạo ra
các sản phẩm mới, chất lượng cao với giá cạnh tranh.
- Tài chính: có ảnh hưởng sâu rộng trong toàn doanh nghiệp. Vấn đề tài
chính và các mục tiêu, chiến lược tổng quát của doanh nghiệp gắn bó mật thiết
với nhau vì các kế hoạch và quyết định của doanh nghiệp đều phải được tính
toán sao cho phù hợp với nguồn tài chính đang có. Điều này dẫn đến mối
tương tác trực tiếp giữa bộ phận tài chính và các lĩnh vực hoạt động khác của
doanh nghiệp.
- Xúc tiến thương mại: là hoạt động marketing nhằm giúp doanh nghiệp
đưa hàng hóa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Marketing quốc tế đòi hỏi
doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường mới, kể cả chính trị, pháp luật, môi
trường văn hóa – xã hội để có kế hoạch marketing phù hợp.
- Văn hóa doanh nghiệp: là tổng hợp các giá trị, chuẩn mực doanh
nghiệp, cá nhân và môi trường làm việc của doanh nghiệp mà khi liên kết lại
với nhau tạo thành phương thức mà chúng ta hoàn thành công việc ở đó. Văn
hóa doanh nghiệp là cơ chế tương tác với môi trường. Mỗi doanh nghiệp đều
có một nề nếp tổ chức định hướng cho phần công việc trong nội bộ. Các doanh
nghiệp có văn hóa, nề nếp tích cực có nhiều cơ hội để thành công hơn.
7


2.1.2.2 Các yếu tố môi trường bên ngoài
a) Môi trường vĩ mô

- Các yếu tố kinh tế: Tỷ giá hối đoái và hệ thống ngân hàng đóng vai trò
quan trọng trong xuất khẩu. Khi tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ mất giá. Sự
biến động này có lợi cho hoạt động xuất khẩu vì giá xuất khẩu của hàng hóa
và dịch vụ của nước đó sẽ giảm đi tương đối trên thị trường nước ngoài, với
điều kiện giá cả hàng hóa và dịch vụ đó giữ ở mức ổn định trên thị trường nội
địa. Bên cạnh tỷ giá hối đoái thì hệ thống tài chính ngân hàng giúp cho việc
quản lý, cung cấp vốn, đảm trách việc thanh toán một cách thuận tiện, nhanh
chóng, chính xác và an toàn cho doanh nghiệp.
- Các yếu tố chính trị và pháp luật: Công cụ, chính sách vĩ mô của nhà
nước là nhân tố quam trọng mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
phải nắm rõ và tuân theo bởi nó thể hiện ý chí của Đảng và Nhà nước. Công
cụ, chính sách vĩ mô của nhà nước bảo vệ lợi ích chung của mọi tầng lớp trong
xã hội. Hoạt động xuất khẩu tiến hành giữa các chủ thể giữa các quốc gia khác
nhau. Bởi vậy nó chịu sự tác động của các chính sách, chế độ pháp luật ở quốc
gia mình và đồng thời cũng phải tuân theo những quy định của luật pháp quốc
tế chung.
- Các yếu tố văn hóa xã hội: giữa doanh nghiệp với môi trường văn hóa
– xã hội có những mối quan hệ chặt chẽ. Xã hội cung cấp những nguồn lực mà
doanh nghiệp cần để tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra.
Thị hiếu, tập quán, lối sống, tôn giáo của người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn
đến nhu cầu, quyết định loại sản phẩm mà các doanh nghiệp sẽ cung cấp.
- Các yếu tố tự nhiên: Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu,
đất đai, thời tiết...cũng tác động đến hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu
gạo.
- Các yếu tố công nghệ: ngày nay khoa học công nghệ trong xuất khẩu
mang lại nhiều lợi. Nhờ sự phát triển của bưu chính viễn thông, các doanh
nghiệp có thể đàm phán với các bạn hàng qua điện thoại, giảm bớt chi phí, rút
ngắn thời gian. Giúp các nhà kinh doanh nắm bắt các thông tin chính xác, kịp
thời. Bên cạnh đó, còn có thể tìm hiểu thông tin đối tác thông qua mạng
internet. Bên cạnh, Yếu tố công nghệ cũng tác động đến quá trình sản xuất,

chế biến hàng hóa xuất khẩu, vận tải hàng hóa xuất khẩu,…
b) Môi trường vi mô
- Các đối thủ cạnh tranh: Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa
quan trọng đối với các doanh nghiệp. Các đối thủ cạnh tranh quyết định tính
chất và mức độ cạnh tranh giành lợi thế trong ngành. Các doanh nghiệp cần
8


biết mục đích tương lai của các đối thủ cạnh tranh, nhận định về ưu, khuyết
điểm của chính họ và của các doanh nghiệp khác trong ngành, nhận biết tiềm
năng cũng như chiến lược kinh doanh của đối thủ.
- Các đối thủ tiềm ẩn: các đối thủ này chưa có kinh nghiệm trong việc
thâm nhập vào thị trường quốc tế song nó có tiềm năng lớn về vốn, công nghệ,
lao động và tận dụng được lợi thế của người đi sau, do đó dễ khắc phục được
những điểm yếu của các doanh nghiệp hiện tại để có khả năng chiếm lĩnh thị
trường. Chính vì vậy, một doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư vốn, trang bị
thêm máy móc thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản
phẩm, nhưng mặt khác phải tăng cường quảng cáo, giữ thị phần, đảm bảo lợi
nhuận dự kiến.
- Nhà cung ứng: Công ty cần phải quan hệ tốt với các tổ chức cung cấp
nguồn hàng khác nhau để đảm bảo nguồn cung ổn trong thời gian dài. Việc
lựa chọn người cung cấp dựa trên số liệu phân tích theo các yếu tố có ý nghĩa
quan trọng đối với một công ty.
- Khách hàng: Khách hàng là một bộ phận không thể tách rời trong môi
trường cạnh tranh. Sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất
của công ty, sự tín nhiệm đó đạt được do biết thoả mãn tốt hơn nhu cầu và thị
hiếu của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Một khi nhu cầu của khách
hàng thay đổi thì hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất
khẩu nói riêng cũng phải thay đổi theo sao cho phù hợp.
- Sản phẩm thay thế: Sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm

năng lợi nhuận của ngành, do mức giá cao nhất bị khống chế. Các doanh
nghiệp cần không ngừng tìm hiểu để nhận biết các sản phẩm thay thế tiềm ẩn.
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu
- Chỉ tiêu doanh thu
Doanh thu xuất khẩu = Giá hàng xuất khẩu x Số lượng hàng xuất khẩu
Chỉ tiêu này cho biết doanh thu đạt được từ hoạt động xuất khẩu của công ty.
- Chỉ tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận xuất khẩu = Tổng doanh thu xuất khẩu – Tổng chi phí xuất khẩu
Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu, là chỉ tiêu
phản ánh kết quả kinh doanh của công ty, phản ánh hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

9


Tỷ suất lợi nhuận tính theo doanh thu = (Lợi nhuận trước thuế) / (Doanh thu
trong kỳ).
Tỷ suất lợi nhuận tính theo doanh thu là tỷ lệ so sánh giữa tổng số lợi nhuận
trước thuế thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động
khác trong năm với tổng doanh thu của công ty, phản ánh một đồng doanh thu
tạo ra trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Chỉ tiêu thị phần
Thị phần của doanh nghiệp (%) = (Doanh thu hoặc lượng bán của doanh
nghiệp)/ (Tổng doanh thu hoặc lượng bán trên thị trường)
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình chiếm lĩnh và khả năng chi phối thị trường của
hàng hoá của công ty. Tuy nhiên chỉ tiêu này khó xác định vì khó biết chính
xác được hết tình hình kinh doanh của tất cả các đối thủ.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài thu thập số liệu thứ cấp thông qua các báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính và báo cáo xuất khẩu của
Công ty. Ngoài ra, số liệu còn được thu thập từ sách, báo, tạp chí kinh tế và
các website.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích
bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở hay còn gọi là chỉ tiêu
gốc. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ
tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.
∆Ү = Ү1 – Ү0
Trong đó:
∆Ү : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Ү0: chỉ tiêu kỳ cơ sở (kỳ gốc)
Ү1 : chỉ tiêu kỳ phân tích
Dùng cách tính số tương đối để tính tỷ lệ phần trăm kỳ phân tích so với chỉ
tiêu gốc như tỷ trọng các chỉ tiêu hoặc nói lên tốc độ tăng trưởng.
∆Ү = ((Ү1 – Ү0)/Y0)*100%
Trong đó:
Ү1 : chỉ tiêu kỳ phân tích
∆Ү : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
10


Ү0 : chỉ tiêu kỳ cơ sở (kỳ gốc)
- Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng để mô tả đặc tính của dữ liệu thu thập
được qua các cách thức khác nhau như thống kê tóm tắt mô tả dữ liệu, biểu
diễn dữ liệu thành các bảng tóm tắt hoặc thành các đồ thị giúp so sánh số liệu
được dễ dàng.
- Mô hình SWOT: Đề tài dựa vào các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức đối với công ty đưa vào mô hình SWOT để phân tích. Bằng việc kết hợp

những cặp đôi yếu tố trên sẽ đưa ra các giải pháp nhằm phát huy được những
điểm mạnh, tận dụng cơ hội và khắc phục những điểm yếu vượt qua những
thách thức.

11


CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC
THỰC PHẨM VĨNH LONG
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Tên công ty: Công ty Cổ Phần Lương Thực - Thực Phẩm Vĩnh Long.
Tên tiếng Anh: Vinh Long Cereal And Food Import Export Corporation.
Biểu tượng của công ty:

Vốn điều lệ: 119.599.820.000 VNĐ.
Tổng số lượng cổ phần: 11.959.982 cổ phần.
Vốn chủ sở hữu (31/12/2013) :143.110.929.559 đồng.
Trụ sở chính: Số 38, đường 2/9, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh
Long.
Văn phòng đại diện - phòng xuất nhập khẩu: số 31, đường Nguyễn Kim,
phường 12, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (070) 3822 512 – 3822 516 – 3822 712
Fax: (070) 3823 773
Website:
Email:
Mã cổ phiếu: VLF
Tiền thân của Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long là Doanh
nghiệp nhà nước Công ty Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long, đơn vị thành
viên của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam. Được cổ phần hóa và đi vào

hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01/01/2007 theo Quyết định
thành lập số 2204/QĐ/BNN-ĐMDN ngày 01/08/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn. Công ty có tên giao dịch quốc tế là VINH
LONG FOOD.
Những cột mốc quan trọng trong chặng đường phát triển của công ty:
Ngày 13/4/1993, theo Quyết định số 190/UBT của Ủy Ban Nhân Dân
tỉnh Vĩnh Long, Công ty Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long được hình thành

12


do sự sáp nhập của Công ty Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long và Công ty
Lương Thực thị xã Vĩnh Long.
Cuối năm 1995, theo Quyết định số 40/CP của Thủ tướng Chính Phủ,
Công ty được bàn giao về Tổng công ty Lương Thực Miền Nam hoạt động
cho đến nay. Hiện công ty là thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam,
Hội viên phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam và có chi nhánh đại diện
đặt tại số 31 Nguyễn Kim, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 01/08/2006, Công ty đã nhận được Quyết định số 2204/QĐ-BNNĐMDN của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc chuyển đổi
Công ty Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long thành Công ty cổ phần Lương
Thực Thực Phẩm Vĩnh Long với vốn đăng kí kinh doanh là 52.000.000.000
đồng.
Ngày 01/01/2007 theo Quyết định thành lập số 2204/QĐ-BNN-ĐMDN
của Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Công ty được cổ
phần hóa và đi vào hoạt động.
Ngày 03/03/2009, Đại Hội Đồng Cổ Đông thường niên thông qua việc
chia bằng cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 104 tỷ đồng và niêm yết toàn bộ
10.400.000 cổ phiếu của công ty tại Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh và ủy quyền cho Hội đồng quản trị quyết định thời gian và tiến hành
thực hiện các trình tự hồ sơ thủ tục niêm yết.

Ngày 22/09/2009, được sự chấp thuận của Đại Hội Đồng Cổ Đông và Ủy
ban Chứng Khoán Nhà nước, công ty đã phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ
đông với tỷ lệ 1:1. Như vậy, nguồn vốn đầu tư chủ sở hữu của công ty đã tăng
lên 104.000.000.000 đồng tương ứng với số lượng cổ phiếu tăng lên
10.400.000 cổ phiếu.
Ngày 25/10/2010, thống nhất chủ trương triển khai dự án nhà máy chế
biến lương thực xuất khẩu tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang tiến tới thành
lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Dự án được triển khai trên
diện tích 78.000 m2 với sức chứa lên đến 57.000 tấn.
Ngày 12/10/2010, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lương
thực Kiên Nông được thành lập với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, chủ sở hữu là
Công ty cổ phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long.
Ngày 21/12/2010, toàn bộ cổ phiếu của công ty chính thức được giao
dịch trên sàn Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với mã cổ phiếu
VLF, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của công ty.

13


Ngày 26/11/2011, khánh thành xí nghiệp Tam Bình tại ấp Mỹ Phú 5, xã
Tường Lộc, huyện Tam Bình với tổng diện tích trên 8.400 m2, sức chứa là
12.000 tấn gạo các loại; 2 dây chuyền lau bóng gạo năng suất 16 tấn/giờ, khả
năng chế biến gạo các loại trên 70.000 tấn/năm.
Ngày 07/08/2012, công ty hoàn thành việc tăng vốn từ 104 tỷ đồng lên
119.599.820.000 đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu để chia cổ tức cho
cổ đông với tỷ lệ thực hiện quyền là 20:3
Ngày 14/12/2012 tại phiên họp Hội đồng Quản trị lần thứ 5, Hội đồng
Quản trị đã thống nhất cho công ty mua nhà máy thức ăn thủy sản Domyfeed
với tổng trị giá 100 tỷ đồng.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Mô hình quản trị
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM
SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
XÍ NGHIỆP NÔNG SẢN
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC

XÍ NGHIỆP BAO BÌ

HỆ THỐNG CÁC XÍ
NGHIỆP

XÍ NGHIỆP BÌNH MINH
XÍ NGHIỆP PHÚ LỘC

PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC

PHÒNG TỔ CHỨC
HÀNH CHÁNH
PHÒNG TÀI CHÍNHKẾ TOÁN
PHÒNG KĨ THUẬT
XDCB
PHÒNG KẾ HOẠCH
CHIẾN LƯỢC
PHÒNG XUẤT NHẬP
KHẨU


XÍ NGHIỆP TAM BÌNH
XÍ NGHIỆP TÂN THẠNH
XÍ NGHIỆP MỸ THỚI
XÍ NGHIỆP AN BÌNH
CỬA HÀNG TIỆN LỢI
NHÀ MÁY DOMYFEED

Hình 3.1 Sơ đồ mô hình quản trị của Công ty
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính

14


×