Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Tình hình sản xuất và tiêu thụ đồ gỗ mỹ nghệ của các hộ tại xã liên hà huyện đông anh thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 100 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
__________________

__________________
***

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ ĐỒ GỖ
MỸ NGHỆ CỦA CÁC HỘ TẠI XÃ LIÊN HÀ
HUYỆN ĐÔNG ANH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Tên sinh viên

: Nguyễn Thị Luyến

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: KTNNC – K53

Niên khoá

: 2008 - 2012

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đỗ Thị Thanh Huyền



HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một hoc vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Luyến

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này, tôi
đã nhận được sự quan tâm nhiệt tình của các thầy, cô giáo trường Đại học
Nông Nghiệp Hà Nội nói chung và thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế và phát
triển nông thôn nói riêng.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths Đỗ Thị Thanh Huyền,
người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận
Tôi xin chân thành cám ơn bộ môn phát triển nông thôn, khoa kinh tế
và phát triển nông thôn, UBND xã Liên Hà đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
thu thập tài liệu để nghiên cứu

Cảm ơn tập thể lớp kinh tế nông nghiệp C – k53 – khoa kinh tế và phát
triển nông thôn – trường đại học nông nghiệp Hà Nội đã cũng chia sẻ với tôi
trong suốt quá trình học tập.
Và cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới những người thân và bạn bè
đã cùng chia sẻ những khó khăn, động viên và tạo điều kiện cho tôi nghiên
cứu để hoàn thành khóa luận

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Luyến

ii


Tóm tắt khóa luận
Hiện nay đồ gỗ là một trong những mặt hàng rất có thế mạnh của Việt
Nam: đạt tổng kim ngạch xuất khẩu đứng thứ năm sau dầu thô, dệt may, giày
dép và thủy sản. Sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt trêm 120 quốc gia
và vùng lãnh thổ. Sự gia tăng dân số thế giới và sự tăng trưởng kinh tế ở các
quốc gia sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng mặt hàng gỗ và theo dự liệu thì sản
phẩm đồ gỗ mỹ nghệ Việt Nam vẫn sẽ giữ được mức tăng trưởng cao trong
những năm tiếp theo.
Xã Liên Hà là một xã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành
sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ: có vị trí địa lý thuận lợi, có lực lượng lao động dồi
dào, giàu kinh nghiệm, giá nhân công rẻ…
Tuy nhiên ngành sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ của xã Liên Hà cũng đang
phải đối mặt với thách thức không nhỏ: thiếu mặt bằng sản xuất, các hộ sản
xuất thiếu sự liên kết, chất lượng săn phẩm chưa cao, mẫu mã kém phong
phú, công nghệ sản xuất lạc hậu; năng suất lao động thấp…Những lý do trên
khiến cho ngành sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ oqr Liên Hà chưa phát triển tương

xứng với tiềm năng vốn có của xã.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “ Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ của các hộ dân
xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội”
Đề tài góp phần khái quát, tổng hợp lại và bổ sung thêm vào hệ thống
lý luận về sản xuất, tiêu thụ, khái niệm và phân loại sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ.
Ngoài ra đề tài cũng góp phần khái quát một số yếu tố ảnh hưởng đến sản
xuất tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ như: sự ruit ro trong sản xuất kinh
doanh, yếu tố trượt giá – lạm phát, yếu tố thị trường, khách hàng, năng lực
cạnh tranh, giá cả sản phẩm…

iii


Đề tài nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ mỹ
nghệ của một số nước trên thế giới và thực trạng phát triển ngành sản xuất đồ
gỗ mỹ nghệ của nước ta làm nền tảng cho việc tiếp cận và phân tích tình hình
sản xuất tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ tại xã Liên Hà.
Toàn xã xó 497 hộ sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ nên tôi tiến hành điều tra 50
hộ, trong đó có 20 hộ sản xuất quy mô nhỏ, 20 hộ sản xuất quy mô trung bình
và 10 hộ sản xuất quy mô lớn. Trong quá trình điều tra tôi sử dụng các
phương pháp: phương pháp chọn điểm và đối tượng nghiên cứu, phương pháp
thu thập thông tin, phương pháp xử lý thông tin, phương pháp phân tích
thông tin (thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp dự báo,
phương páp chuyên gia chuyên khảo)
Qua phân tích số liệu điều tra cho thấy: các hộ sản xuất ở xã Liên Hà đa
phần là sản xuất quy mô nhỏ thể hiện qua quy mô lao động, quy mô
vốn,…trình độ lao động thấp,trang thiết bị cũ cần đầu tư thêm….
Nhìn chung các hộ sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ tại xã Liên Hà
dù không có hộ nào bị thua lỗ nhưng kết quả và hiệu quả sản xuất chưa cao.

Cac hộ sản xuất chưa có sự liên kết trong sản xuất và tiệu thụ sản phẩm. Kết
quả sản xuất biểu hiện qua giá trị sản xuất ngành công nghiêp – tiểu thủ công
nghiệp – xây dựng năm 2011 đạt 157 tỷ đồng.
Các hộ sản xuất các mặt hàng chủ yếu là bàn ghế, giường, tủ thờ, sập,
bà ghế ăn, tủ quần áo, tủ góc. Các mặt hàng khác nhau kết quả sản xuất và
tiêu thụ hác nhau độ chênh lệch khác nhau. Nhìn chung hoạt động đầu tư cho
sản xuất đồ gỗ ở Liên Hà chưa phát huy được hiệu quả như mong đợi, từ đó
đặt ra yêu cầu bức thiết phải có những giải pháp cụ thể, hữu hiệu để nâng cao
hiệu quả sản xuất thúc đẩy sự phát triển nghề mộc ở Liên Hà.
Trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ mỹ
nghệ, kết hợp với việc đánh giá những điều kiện thuận lợi và khó khăn về tự
nhiên, kinh tế - xã hội, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng…Tôi đã đưa ra những

iv


giải pháp và kiến nghị nhằm tận dụng tốt nhất những lợi thế và hạn chế những
khó khăn để sử dụng tốt các yếu tố đầu vào phát triển sản xuất, nâng cao hiệu
quả đầu tư cho sản xuất sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ.
Để nâng cao hiệu quả đầu tư cho sản xuất sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ ở
Liên Hà trong thời gian tới, tôi cho rằng cần thực hiện đồng bộ nhiều nhóm
giải pháp, trong đó có nhóm giải pháp về nguyên liệu, nhóm giải pháp về vốn,
về nguồn nhân lực, nhóm giải pháp về sắp xếp đổi mới công nghệ, nhóm giải
pháp về tổ chức sản xuất, nhóm giải pháp về tiêu thụ…đặc biệt cần chú trọng
đến hai nhóm giải pháp là vốn và tiêu thụ

v


MỤC LỤC


Lời cam đoan .................................................................................................. i
Lời cảm ơn .....................................................................................................ii
Tóm tắt khóa luận..........................................................................................iii
Mục lục ......................................................................................................... vi
Danh mục các bảng ....................................................................................... ix
Danh mục cac sơ đồ ....................................................................................... x
Danh mục hình ............................................................................................... x
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................... 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................... 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu...................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu......................................................................... 2
1.3.2.1 Phạm vi nội dung.......................................................................... 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 4
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
đồ gỗ mỹ nghệ ................................................................................... 4
2.1.2 Đặc điểm sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ và sản xuất kinh doanh gỗ
mỹ nghệ ............................................................................................. 8
2.1.3 Khái niệm và vai trò của làng nghề.................................................. 9
2.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ.................. 14
2.2 Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 19

vi



2.2.1 Tình hình phát triển nghề thủ công trên thế giới ............................ 19
2.2.2 Tình hình phát triển ngành nghề thủ công ở Việt Nam .................. 23
2.2.3 Tình hình phát triển ngành nghề thủ công nghiệp ở Liên Hà ........ 25
PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................. 27
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................. 27
3.1.1 Đặc điểm về tự nhiên của xã Liên Hà huyện Đông Anh ................ 27
3.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội.......................................................... 32
3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội cho sự phát triển kinh tế nói chung và sản xuất đồ gỗ mỹ
nghệ nói riêng .................................................................................. 35
3.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 37
3.2.1 Phương pháp chọn điểm và đối tượng nghiên cứu ......................... 37
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin..................................................... 37
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin ......................................................... 38
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin .................................................. 38
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu................................................... 39
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 42
4.1 Tình hình sản xuất sản phẩm gỗ mỹ nghệ tại xã Liên Hà, huyện
Đông Anh ............................................................................................. 42
4.1.1 Các loại hình sản xuất sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ tại xã Liên Hà,
huyện Đông Anh.............................................................................. 42
4.1.2 Thực trạng sử dụng một số nguồn lực trong sản xuất sản phẩm
đồ gỗ mỹ nghệ tại xã Liên Hà .......................................................... 45
4.1.3 Thực trạng nguồn nguyên liệu trong sản xuất sản phẩm đồ gỗ
mỹ nghệ ........................................................................................... 53
4.1.4 Giá thành sản xuất các sản phẩm gỗ mỹ nghệ chủ yếu theo các
loại nguyên liệu gỗ chính................................................................. 55

vii



4.1.5 Thực trạng cung cấp sản phẩm gỗ mỹ nghệ tại các hộ sản xuất
kinh doanh của xã Liên Hà .............................................................. 58
4.1.6 Tình hình ô nhiếm môi trường trong sản xuất sản phẩm gỗ mỹ nghệ.... 59
4.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm gỗ mỹ nghệ tại xã Liên Hà, huyện
Đông Anh ............................................................................................. 60
4.2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm gỗ mỹ nghệ theo chủng loại gỗ
chính................................................................................................ 60
4.2.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ theo thời gian tiêu thụ..... 68
4.2.4 Kênh tiêu thụ sản phẩm gỗ mỹ nghệ tại xã Liên Hà:...................... 70
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gỗ mỹ
nghệ của xã Liên Hà, huyện Đông Anh................................................. 71
4.3.1.1 Nhóm nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ
sản phẩm.......................................................................................... 71
4.4 Phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh tiêu
thụ sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ ở xã liên HÀ, HUYỆN ĐÔNG ANH ...... 75
4.4.1 Tình hình chung về việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ
mỹ nghệ ở xã Liên Hà, huyện Đông Anh......................................... 75
4.4.2 Một số giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ
mỹ nghệ tại xã Liên Hà huyện Đông Anh ........................................ 77
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................ 85
5.1 Kết luận............................................................................................... 85
5.2 Kiến nghị............................................................................................ 86
5.2.1 Đối với Nhà nước .......................................................................... 86
5.2.2 Đối với địa phương........................................................................ 86
5.2.3 Đối với hộ sản xuất kinh doanh ..................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Đặc điểm đất đai của xã Liên Hà (2009-2011) .............................. 29
Bảng 3.2 Đặc điểm dân số lao động của xã Liên Hà (2009-2011) ................ 31
Bảng 3.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của xã Liên Hà (2009 – 2011)....... 33
Bảng 4.1 Số lượng hộ sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ của xã Liên Hà theo quy
mô sản xuất ...................................................................................... 44
Bảng 4.2 Tình hình sử dụng vốn tại các hộ điều tra năm 2011 ( Tính bình
quân cho một hộ trên tổng số 50 hộ)................................................. 45
Bảng 4.3 Tình hình lao động tại các hộ điều tra năm 2011 ........................... 47
Bảng 4.4 Nhu cầu sử dụng các loại nguyên liệu gỗ chính tại các hộ điều
tra năm 2011..................................................................................... 54
Bảng 4.5 Giá các loại gỗ chính dùng trong sản xuất sản phẩm gỗ mỹ
nghệ năm 2011 ................................................................................. 54
Bảng 4.6 Giá thành một số loại sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ năm 2011 ............ 56
Bảng 4.7 Số lượng một số sản phẩm gỗ mỹ nghệ chủ yếu được sản xuất
tại các hộ điều tra năm 2011 ............................................................. 58
Bảng 4.8 Giá bán một số sản phẩm gỗ mỹ nghệ năm 2011........................... 61
Bảng 4.9. Giá bán sản phẩm theo chủng loại gỗ chính và thời gian .............. 63
Bảng 4.10 Số lượng sản phẩm gỗ mỹ nghệ chủ yếu được tiêu thụ và tồn
kho đến hết năm 2011....................................................................... 64
Bảng 4.11 Kết quả tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ theo chủng loại gỗ
chính năm 2011 ................................................................................ 65
Bảng 4.12 Tình hình chi phí và lợi nhuận tính cho sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ..... 67
Bảng 4.13 Số lượng sản phẩm gỗ mỹ nghệ chủ yếu được tiêu thụ theo
từng khoảng thời gian trong năm 2011 ............................................. 69

ix



DANH MỤC CAC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 4.1 Quy trình sản xuất sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ ................................ 43
Sơ đồ 4.2 Kênh phân phối ngắn.................................................................... 70
Sơ đồ 4.3 Kênh phân phối dài....................................................................... 70
Sơ đồ 4.4 Kênh tiêu thụ sản phẩm gỗ mỹ nghệ tại xã Liên Hà...................... 71

DANH MỤC HÌNH

Hình ảnh 4.1 Cơ sở sản xuất đặt trên đất ở ................................................... 48
Hình ảnh 4.2 Giành phần tầng 1 nhà ở làm nơi để hàng ............................... 49
Hình ảnh 4.3 Thuê ruộng của nông dân để gỗ nguyên liệu ........................... 50
Hình ảnh 4.4 Máy bào .................................................................................. 51
Hình ảnh 4.5 Máy cưa dọc............................................................................ 52
Hình ảnh 4.6 Máy xẻ .................................................................................... 53

x


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ hàng trăm năm nay sản phẩm của các làng nghề xứ Bắc với sự phong
phú đa dạng về chủng loại chất lượng và giá trị sản phẩm đã nổi tiềng khắp trong
nước và ngoài nước. Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề đã góp phần quan
trọng vào sự phát triển và làm thay đổi bộ mặt nông thôn về đời sống kinh tế,
văn hóa – xã hội. Qua đó giá trị tổng sản lượng công nghiệp của các làng nghề

chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp địa phương. Hiện
nay đồ gỗ là một trong những mặt hàng rất có thế mạnh của Việt Nam: đạt tổng
kim ngạch xuất khẩu dứng thứ năm sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản.
Thị phần đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới có xu hướng ngày càng
tăng cao. Sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam hiện có mặt trên 120 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới tập trung ở 3 thị trường trọng điểm là Mỹ, EU,
Nhật Bản. Là một bộ phận của ngành gỗ thì đồ gỗ nội thất cũng góp phần không
nhỏ cho sự phát triển của ngành sản xuất đồ gỗ. Những sản phẩm đồ gỗ nội thất
như: bàn, ghế, giường, tủ và sập thờ….Trong những năm gần đây Việt Nam
đang đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nội thất này sang các thị trường Canada,
Nga và một số nước Đông Âu, Trung Đông
Liên Hà là một xã thuộc huyện Đông Anh Thành phố Hà Nội là một
huyện có nền kinh tế khá phát triển. Có điều kiện thuận lợi phát triển các làng
nghề truyền thống. Mặt khác Liên Hà là một trong những làng sản xuất đỗ gỗ
từ lâu, hầu hết các hộ gia đình đều tham gia sản xuất đồ gỗ. Nghề mộc những
năm qua đã đem lại thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân trong xã, giải quyết
được vấn đề việc làm cho một số lượng lớn lao động trong xã, ổn định cuộc
sống,phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

1


Tuy nhiên trong những năm qua việc sản xuất kinh doanh đồ gỗ của xã
Liên Hà tuy có những mặt thuận lợi nhưng bên cạnh đó còn gặp nhiều vấn đề
khó khăn và những thách thức không nhỏ.
Từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tình hình sản xuất và tiêu thụ đồ gỗ mỹ nghệ của các hộ tại xã
Liên Hà huyện Đông Anh thành phố Hà Nội”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

Tìm hiểu đánh giá tình hình sản xuất và kinh doanh của các hộ sản xuất
đồ gỗ mỹ nghệ ở Liên Hà, trên cơ sở đó đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất kinh
doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ.
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ đồ gỗ mỹ nghệ tại xã Liên Hà
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ đồ gỗ mỹ nghệ
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm đồ gỗ
mỹ nghệ từ đó phát triển làng nghề mộc mỹ nghệ tại xã Liên Hà trong những
năm tới
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính là các hộ sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ tại xã Liên Hà,
huyện Đông Anh
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi nội dung
Tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ đồ gỗ mỹ nghệ của
các hộ sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ trên địa bàn xã Liên Hà; các điều kiện thuận

2


lợi khó khăn từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
đồ gỗ mỹ nghệ
1.3.2.2 Phạm vi không gian
Nghiên cứu tại một số hộ sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ trên địa bàn xã Liên Hà
1.3.2.3 Phạm vi thời gian
Các số liệu thứ cấp thu thập trong 3 năm 2009, 2010, 2011


3


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ
mỹ nghệ
2.1.1.1 Sản xuất
* Sản xuất là sự kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm. Sản
xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất không có sẵn trong tự nhiên nhưng lại
cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Đầu vào là các yếu tố được sử dụng trong sản xuất như vốn, lao động
nguyên liệu… Đầu ra là kết quả của quá trình sản xuất, nó bao gồm sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ không sẵn có trong tự nhiên nhưng lại cần thiết cho hoạt
động sống của con người. Đầu vào và đầu ra có mối liên kết chặt chẽ với nhau
không tách rời nhau có mối quan hệ biện chứng thông qua hàm sản xuất:
Q=f(xi)
Trong đó:
Q: là sản lượng sản xuất ra
Xi: là các yếu tố đầu vào
2.1.1.2 Tiêu thụ sản phẩm
a. Khái niêm tiêu thụ sản phẩm:
Tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ là quá trình đưa hàng hóa đến tay
người tiêu dùng thông qua hình thức mua bán
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá tri sử dụng của
sản phẩm hàng hóa
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bởi có


4


tiêu thụ được thì mới thực hiện được quá trình tái sản xuất
b. Mục đích của tiêu thụ sản phẩm
Quá trình tiêu thụ sản phẩm nhằm vào 3 mục đích chính như sau:
- Đảm bảo việc tiêu thụ sản phẩm theo đúng kế hoạch, đúng hợp đồng
đã ký kết trên quan điểm mọi điều thuận lợi cho khách hàng, củng cố và giữ
vững khách hàng cũng như thị trường vốn có, tìm kiếm và thâm nhập vào thị
trường mới
- Tăng sản lượng và doanh số bán ra, tái mở rộng sản xuất, tăng và tiến
tới tối đa hóa lợi nhuận, tăng thị phần và khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp
- Phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, không ngừng củng cố và nâng
cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường
c. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm
Đối với mọi doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh doanh, tiêu thụ
sản phẩm là quá trình hết sức quan trọng
- Tiêu thụ sản phẩm là quá trình gặp gỡ trực tiếp giữa khách hàng và
doanh nghiệp. Do đó, nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển
và mở rộng thị trường, duy trì và phát triển mối quan hệ bền chặt giữa doanh
nghiệp và khách hàng
- Tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong việc phản ánh kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nó góp phần
trọng yếu vào việc nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Thông qua tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp bù đắp được chi phí hoạt
động, giảm thời gian hàng hóa lưu kho, giảm hao hụt mất mát…thực hiện
được mục tiêu tìm kiếm và tối đa hóa lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh.
Đồng thời, nó góp phần giải quyết những mâu thuẫn cơ bản trong quá trình

sản xuất kinh doanh và các lợi ích kinh tế cơ bản giữa nhà nước, doanh
nghiệp và người lao động

5


- Thông qua tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có thể dự đoán nhu cầu
tiêu dùng của xã hội nói chung và của từng khu vực nói riêng đối với từng
loại sản phẩm. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp sẽ xây dựng được các kế
hoạch phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất
Với vai trò quan trọng như vậy của hoạt động tiêu thụ sản phẩm, nó
quyết định đến cả sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
2.1.1.3 Sản phẩm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ
Sản phẩm được hiểu là một hệ thống thống nhất các yếu tố có liên hệ
chặt chẽ với nhau nhằm thỏa mãn đồng bộ nhu cầu của khách hàng bao gồm
sản phẩm vật chất (hiện vật), bao bì, nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, cách thức
bán hàng…
Theo quan điểm cổ điển, sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lý, hóa
học có thể quan sát, được tập hợp trong một hình thức đồng nhất là vật mang
giá trị sử dụng. Trong nền sản xuất hàng hóa, sản phẩm chứa đựng các đặc
tính cả hàng hóa. Nó là sự thống nhất của 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sử
dụng. Nói cách khác sản phẩm với tư cách là hàng hóa, nó không chỉ lầ sự
tổng hợp các đặc tính hóa học vật lý, các đặc tính sử dụng mà nó còn là vật
mang giá trị trao đổi hay giá trị.
Sản phẩm theo quan điểm marketing: sản phẩm là tất cả những cái,
những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của khách hàng, cống
hiến những lợi ích cho họ và có khả năng đưa ra chào bán trên thị trường với
mục đích thu hút sự mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng
* Thủ công mỹ nghệ:
Thủ công mỹ nghệ là nghề chuyên làm các đồ trang sức, trang trí bằng

tay với dụng cụ thô sơ, những kỹ thuật tinh xảo, đường nét sắc xảo…Lao
động trong làng nghề thủ công mỹ nghệ phải có trình độ chuyên môn cao.

6


* Phân loại sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ:
- Sản phẩm tiêu dùng dân dụng: được tiêu dùng khá phổ biến ở các tầng
lớp dân cư. Đối với loại sản phẩm này do công nghệ sản xuất thấp, dễ bắt
chước nên nhiều nơi có thể sản xuất được. Vì vậy cung sản phẩm ngày một
tăng, dẫn đến ùn tắc sản phẩm, ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề
- Sản phẩm mỹ nghệ cao cấp: khi cuộc sống nâng cao, người tiêu dùng
sane phẩm cao cấp nhiều hơn. Vì vậy, nhu cầu sản phẩm này ngày càng
nhiều, không chỉ về chủng loại, số lượng và chủng loại sản phẩm mà còn về
chất lượng sản phẩm
- Sản phẩm xuất khẩu: bao gồm cả sản phẩm dân dụng và sản phẩm mỹ
nghệ cao cấp. Người nước ngoài rất ưa chuộng hàng thủ công mỹ nghệ Việt
Nam và trầm trồ về những nét đẹp hài hòa, chứa đựng nhiều điển tích, hoa
văn tinh tế và tính chất dân gian của sản phẩm làng nghề qua bàn tay khéo léo
của thợ công. Sản phẩm gỗ mỹ nghệ trạm khảm trai, ốc được tiêu thụ khắp ở
châu Âu.
2.1.1.4 Giá sản phẩm:
Trong nghiên cứu kinh tế, giá được hiểu là “sự biểu hiện bằng tiền của
giá trị hàng hóa”. Trong kinh doanh và quản trị giá, giá cả được mô tả đơn
giản và cụ thể hơn: “giá là khoản tiền phải bỏ ra để đổi lấy một món hàng hay
một dịch vụ” hoặc “giá là khoản tiền phải trả cho một thứ gì đó”
Thông thường giá là một yếu tố rất nhạy cảm trong hoạt động kinh
doanh nói chung và hoạt động mua – bán nói riêng, bởi giá liên quan đến lợi
ích cá nhân có tính mâu thuẫn giữa người mua và người bán
Giá là số tiền biểu hiện giá trị của một sự chuyển đổi nào đó: giá mua

thể hiện sự chuyển đổi lúc đầu vào, giá bán thể hiện sự chuyển đổi lúc đầu ra
Giá cả sản phẩm tiêu thụ là số tiền của đơn vị sản phẩm của doanh
nghiệp mong muốn có thể nhân được từ người tiêu dùng sau khi đã trao quyền
sở hữu và sử dụng cho họ.

7


Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc xác định
giá cả hợp lý cho sản phẩm để phù hợp với thị trường là điều vô cùng quan
trọng đối với các doanh nghiệp. Giá cả được xem như tín hiệu tin cậy phản
ánh tình hình biến động của thị trường. Khi giá cả biến động thì khối lượng
tiêu thụ sản phẩm cũng bến động tùy theo mức độ của từng loại sản phẩm.
Nếu doanh nghiệp định giá cao thì người tiêu dùng sẽ chuyển sang mua hàng
hóa của đối thủ cạnh tranh làm cho doanh nghiệp mua thiệt về khối lượng sản
phẩm bán ra và lợi nhuận thu được. Ngược lại, nếu doanh nghiệp định giá
thấp thì khối lượng sản phẩm bán ra tuy có tăng nhưng không thu hồi hồi
được vốn để bù đăó chi phí và sẽ bị thua lỗ. Do đó, chỉ có định giá đúng mới
đảm bảo cho doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận.
2.1.2 Đặc điểm sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ và sản xuất kinh doanh gỗ mỹ
nghệ
2.1.2.1 Đặc điểm của sản phẩm gỗ mỹ nghệ
Sản phẩm gỗ thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm có giá trị sử dụng cao.
Kết cấu của sản phẩm đòi hỏi phải mang tính nghệ thuật, thẩm mỹ và được sản
xuất cầu kỳ, tinh vi. Do vậy người thợ phải có tính kiên trì và sự khéo léo. Để
sản phẩm có giá trị đòi hỏi phải đạt yêu cầu về hình thức lẫn giá trị.
Về mặt giá trị, sản phẩm mang lại lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp,
các đơn vị sản xuất.
Về mặt giá trị sử dụng, sản phẩm dùng để phục vụ cho cuộc sống sinh
hoạt của con người.

2.1.2.2 Đặc điểm về công nghệ - công cụ
Hệ thống công cụ trong các làng nghề mộc mỹ nghệ truyền thống
thường là các công cụ thủ công đơn giản, chỉ có các cơ sở sản xuất lớn mới có
khả năng đầu tư máy móc có giá trị vào hỗ trợ sản xuất. Trong các làng nghề
các nghệ nhân với các bí quyết nhà nghề đã tạo nên sản phẩm mộc mỹ nghệ
độc đáo riêng của mình. Việc học mót công nghệ rất khó khăn và các công

8


nghệ thường được duy trì lâu bền một cách bí mật trong từng gia đình hoặc
dòng họ, thậm chí qua nhiều thế hệ và các làng nghề loại mới chỉ có thể tạo
được sản phẩm thông dụng của sản phẩm mộc mỹ nghệ. Hiện nay, một số
khâu công việc nặng nhọc máy móc đã thay thế sức người tuy nhiên đối với
những hộ ít vốn vẫn phải sử dụng công cụ thủ công
2.1.2.3 Đặc điểm về lao động
Do nhu cầu mở rộng quy mô, trong nguồn lao động nông thôn có một
bộ phận lao động được tách ra chuyên làm hàng thủ công và ngoài lao động
gia đình, phần lớn các hộ sản xuất đều phải thuê lao động. Trong làng nghề tỷ
suất sử dụng lao động rất cao và hầu như tất cả mọi người( từ trẻ em đến
người già) đều có việc làm. Ở Liên Hà hầu như việc dạy nghề là do các cơ sở
sản xuất trong làng nghề mộc đảm nhận người biết làm dạy cho người không
biết làm.
2.1.2.4 Đặc điểm về nguyên, nhiên vật liệu
Nguyên nhiên vật liệu sử dụng trong sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ rất phong
phú. Chính tính chất đa dạng của sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ đã tạo nên sự
phong phú về các loại nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất. Mỗi loại sản
phẩm cần có một hệ thống nguyên liệu tương ứng, trong đó nguyên liệu chính
là gỗ các loại…và một số nguyên liệu khác tuy không lớn nhưng không thể
thiếu cho một sản phẩm trọn vẹn như: trai, ốc, keo, cốn, sơn, vecsni… mà

việc sử dụng chúng đac thành bí quyết nhà nghề.
2.1.3 Khái niệm và vai trò của làng nghề
2.1.3.1 Khái niệm làng nghề
Làng nghề, hình thức chủ yếu của công nghiệp nông thôn những năm
gần đây phát triển nhanh, đa dạng trên khắp các địa phương trong cả nước, tạo
nên nhiều sản phẩm có tính độc đáo, khác biệt
Có nhiều quan điểm khác nhau về làng nghề, theo Trần Quốc Vượng
thì “ làng nghề” như gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Phủ Lãng…; giấy vùng Bưởi,

9


Dương Ổ…; rèn sắt Canh Diễn, Phù Dực, Đa Hội…; gỗ Đồng Kỵ… là làng
nghề tuy vẫn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ song đã nổi trội
một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ chuyên nghiệp hay bán
chuyên nghiệp, có ông trưởng, ông phó cả…đã có chuyên tâm và sản xuất
theo quy trình công nghệ nhất định “ Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” sống chủ
yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng có tính mỹ nghệ, trở thành
sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với thị trường là vùng xung quanh,
với thị trường đô thị, thủ đô và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất
khẩu ra nước ngoài. Những làng nghề ấy ít nhiều cũng đã nổi danh từ lâu.
Với nghiên cứu của Bùi Văn Vượng thì “ Làng nghề truyền thống là
làng cổ truyền thủ công, ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất
hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời là người
làm nghề nông nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ
chuyê sản xuất hàng utruyenf thống ngay tại quê mình
Từ những quan điểm trên chúng tôi cho rằng: làng nghề là làng ở nông
thôn co các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động
và thu nhập so với nghề nông nghiệp
2.1.3.2 Vai trò của làng nghề:

a. Giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn:
Do dân số và lao động tăng nhanh, diện tích canh tác trên đầu người
thấp và ngày càng thu hẹp, hả năng thu hút lao động hiện rất thấp, tỷ lệ thất
nghiệp và bán thất nghiệp cao (tỷ lệ thất nghiệp hiện chiếm khoảng 6% và tỷ
lệ lao động không cóa việc làm thường xuyên chiếm khoảng trên dưới 30%),
đặc biệt khu vực nông thôn với gần 80% dân số và lao động đang sinh sống ở
đó, thì vai trò của các làng nghề đóng góp vào việc giải quyết việc làm cho
người lao động là rất quan trọng. Trong các làng nghề thủ công truyền thống
chi phí lao ddoognj thường chiếm tỷ lệ tới 60-65% giá thành sản phẩm, nên
việc phát triển các làng nghề sẽ phù hợp với yêu cầu giải quyết việc làm cho

10


người lao động đang ngày càng dưa thừa của gia đình, làng xã,mà còn có thể
thu hút được nhiều lao động từ các địa phương khác đến làm thuê. Không
những thế, sự phát triển của làng nghề còn kéo theo sự phát triển của ngành
nghề dịch vụ khác, tạo được nhiều việc làm cho người lao động
Chẳng hạn, ngành chế biến lương thực, thực phẩm tạo điều kiện cho
ngành chăn nuôi phát triển, ngành sản xuất ngũ kim, giấy, tác chế các sản
phẩm…tạo điều kiện cho mạng lưới thu gom nguyên liệu, phế liệu gia tăng,
phát triển
b. Tăng giá trị sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế
Tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề hàng năm luôn sản xuất ra
một khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế
quốc dân nói chung, cho từng địa phương nói riêng. Sản phẩm của làng nghề
là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa ở nông thôn.
Tỷ trọng hàng hóa ở các làng nghề cao hơn rát nhiều so với các làng thuần
nông, ở những địa phương có nhiều làng nghề thì kinh tế hàng hóa ở nông
thôn phát triển hơn so với địa phương có ít làng nghề

c. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa
Sự hình thành, mở rộng và phát triển của các làng nghề có vai trò rất
quan trọng đối với quá trình chyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng
công nghệp hoá, hiện đại hóa, làm tỷ trọng của khu vực nông nghiệp ngày
càng thu hẹp, tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên.
Các làng nghề sản xuất là cầu nối giữa công nghiệp lớn hiện đại với
nông nghiệp phi tập trung, là bước trung gian chuyển từ nông thôn thuần nông
nhỏ bé, phân tán lên công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đô thị hóa. Làng nghề
sẽ là điểm thực hiện tốt sự kết hợp nông – công nghiệp có hiệu quả. Thu nhập
từ các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu
nhập từ các hoạt động kinh tế của nông dân. Bình quân giá trị sản lượng nông

11


thôn chiếm khoảng 60 – 80% tổng giá trị sản lượng công nghiệp của các tỉnh,
trong đó Bắc Ninh chiếm 62,44%
d. Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động nâng cao
mức sống và hạn chế di dân tự do
Quy mô các cơ sở kinh tế trong các làng nghề chủ yếu là hộ gia đình và
đang hình thành một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hầu hết các cơ sở sản xuất
kinh doanh trong các làng nghề đều dành một phần diện tích nhà ở của gia
đình làm nơi sản xuất kinh doanh, nên suất đầu tư cho một lao động và quy
mô vốn cho một cơ sở sản xuất kinh doanh kinh doanh trong các làng nghề
không nhiều. Bình quân một suất đầu tư vốn cho một lao động khoảng trên
dưới 1 triệu đồng và quy mô vốn bình quân cho một hộ sản xuất kinh doanh
độc lập khoảng hai ba chục triệu đồng. Vì vậy, các làng nghề sẽ huy động hết
thảy mọi loại vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư ở trong từng làng xã vào
sản xuất kinh doanh. Ngoài vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động

chính trong năm, làng nghề còn tận dụng thu hút lực lượng lao động mùa vụ
nông nhàn và lực lượng lao động phụ (người già, trẻ em, học sinh) tham gia
sản xuất kinh doanh, học nghề theo lối kèm cặp truyền nghề
Hiện nay, năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp, cộng với đát
canh tác ít, nên thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không cao, sự phát triển của
các ngành nghề nông thôn nói chung, làng nghề nói riêng sẽ làm cho thu nhập
của những người làm nghề phi nông nghiệp tăng lên, tạo điều kiện cho thu
nhập và đời sống củ cư dân nông thôn được nâng cao. Theo kết quả của cục
chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn (Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn) năm 1997, thu nhập bình quân 1 tháng của người lao động
thường xuyên hoạt động trong các doanh nghiệp chuyên ngành nghề ở nông
thôn là 430.000 đồng, trong các hộ chuyên ngành nghề là 236.000 đồng và
trong các hộ kiêm là 186.000 đồng. Hầu hết ở các làng nghề, đặc biệt là các
nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển đều có thu nhập cao hơn.

12


Các công trình công cộng kết cấu hạ tầng phát triển, bộ mặt nông thôn
khởi sắc
Việc làm đầy đủ, thu nhập đảm bảo, đơi sống vật chất và tinh thần ngày
càng nâng cao làm cho người lao động nói riêng và người dân nói chung ở các
làng nghề sẽ yên tâm bám chặt lấy nghề, lấy quê hương. Họ sẽ không phải đi
tha phương cầu thưc, đi tìm việc làm ở những nơi thị thành hoặc các địa
phương khác. Vì vậy sẽ hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng di dân tự do,
một trong những vấn đề nan giải hiện nay ở nước ta
e. Bảo tồn giá trị văn hóa
Lịch sử phát triển kinh tế cũng như lịch sử phát triển nền văn hóa Việt Nam
luôn gắn liền với lịch sử phát triển của các làng nghề. Mỗi làng nghề đều thờ cũng
một thành hoàng, hoặc một ông tổ nghề riêng, có nhiều nghề và làng nghề truyền

thống của nước ta đã nổi bật trong lịch sử văn hóa, văn minh Việt Nam
Nhiều sản phẩm của làng nghề sản xuất mang tính nghệ thuật cao mang
đặc tính riêng có của làng nghề và những sản phẩm đó đã vượt qua giá trị
hàng hóa đơn thuần, trở thành sản phẩm văn hóa là những bảo vật được coi là
những biểu tượng đẹp đẽ truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Ngành
nghề truyền thống, đặc biệt là các nghề thủ công mỹ nghệ, chính là di sản quý
giá mà ông cha chúng ta đã tạo lập và để lại cho các thế hệ sau. Nó bảo lưu
những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, hun
đúc ở các thế hệ nghệ nhân tài ba và những sản phẩm độc đáo mang màu sắc
riêng. Nhiều người nước ngoài biết đến Việt Nam chỉ thông qua các mặt hàng
thủ công truyền thống đặc sắc. Bởi vậy bảo tồn và phát triển các làng nghề
góp phần đắc lực vào việc giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

13


2.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ
a- Rủi ro trong đầu sản xuất kinh doanh
Rủi ro là điều hay xảy ra trong sản xuất kinh doanh. Rủi ro có thể là sự
thay đổi cơ chế, chính sách theo chiều hướng không có lợi cho doanh nghiệp.
Rủi ro có thể là sự biến động bất lợi của nhu cầu thị trường, của giá cả sản
phẩm, của quan hệ quốc tế….Chiến tranh cũng là những yếu tố gây rủi ro cho
hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó cần xem xét các yếu tố rủi ro có thể
xảy ra từ đó có biện pháp hạn chế tác động của rủi ro, đồng thời dự kiến mức
độ cần đạt của hoạt động sản xuất kinh doanh khi điều kiện thuận lợi để bù
đắp lại những tổn thất do rủi ro gây ra.
Thực tế cơ chế thị trường vừa tạo ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội
đầu tư sản xuất kinh doanh nhưng cũng chứa đựng trong nó nhiều rủi ro mà
hầu như doanh nghiệp nào cũng gặp phải khi tham gia. Do vậy muốn tồn tại

và phát triển các doanh nghiệp cần phải chấp nhận rủi ro và hạn chế mức rủi
ro ở mức tháp nhất thậm chí khi doanh nghiệp có quyết định đúng đắn tính
toán phân tích rủi ro một cách kỹ lưỡng thì doanh nghiệp còn có thể biến rủi
ro thành cơ hội cho chính mình, từ đó đạt hiệu quả cao hơn…
Trượt giá: là sự tăng giá của một mặt hàng cụ thể
Lạm phát: là sự giảm sức mua của đồng tiền của thời điểm này so với
thời điểm trước đó
Trượt giá và lạm phát là các yếu tố khách quan tác động đến các khoản
thu chi và các mức lãi xuất thực tế cảu dự án. Bởi vậy để đánh giá đúng hiệu
quả tài chính của hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh cần xem xét đến các
yếu tố trượt giá và lạm phát thì mới đảm bảo được sự chinh xác.
b- Sự lựa chọn phương án đầu tư:
Phân tích dự án đầu tư không chỉ nhằm khẳng định tính khả thi của dự
án, mà điều quan trọng nữa là lựa chọn được phương pháp tối ưu trong các

14


×