UBND HUYỆN HƯƠNG KHÊ
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
Số 175 /PGD&ĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hương Khê, ngày 30 tháng 5 năm 2010
Kính gửi: Ông (bà) Hiệu Trưởng các trường TH, THCS
Thực hiện Kế hoạch phối hợp số 56 KHLN/Sở GD&ĐT - ĐTN ngày 26 tháng 4
năm 2011 giữa Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn và Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Tĩnh về
việc tổ chức cuộc thi "Hà Tĩnh trên những chặng đường phát triển"; Nay Phòng
GD&ĐT hướng dẫn các đơn vị thực hiện như sau:
1. Nội dung: Tập trung vào các vấn đề sau;
- Những thành tựu của Hà Tĩnh trong 180 năm thành lập, xây dụng và phát
triển.
- Những truyền thống tốt đẹp của con người, quê hương Hà Tĩnh.
- Trách nhiệm của tuôit trẻ đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển cảu tỉnh
nhà.
2. Đối tượng, thời gian tham gia cuộc thi:
a. Đối tượng: Tất cả đoàn viên, thanh niên trên các lĩnh vực, học sinh từ
THCS trở lên trong toan tỉnh; khuyến khích các đối tượng khác tham gia
dự thi.
b. Thời gian: Cuộc thi được tổ chức từ ngày 26/4/2011, kết thúc nhận bài vào
ngày 05/8/2011, tổng kết và trao giải thưởng cuộc thi vào cuối tháng
8/2011.
Vậy yêu cầu các đơn vị tổ chức triển khai trong cán bộ đoàn viên giáo viên và
các em học sinh, tổ chức chấm thi và tuyển chọn 15 bài xuất sắc để thành 01
tập riêng và đóng goái các bài còn lại thành 01 tập, mỗi tập thành 100 bài nộp
về Phòng GD&ĐT trước ngày 05/8/2011 (trực tiếp đ/c Tịu).
Ban tổ chức cuộc thi "Hà Tĩnh trên những chặng đường phát triển" tỉnh thống
nhất ban hành bộ đề cương gợi ý trả lời câu hỏi Cuộc thi, đề nghị các đơn vị tăng
cường chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện Cuộc thi đạt kết quả cao và thống
nhất phương thức thu bài đúng thời hạn quy định. Các đơn vị mở trang violet của
Phòng để tải câu hỏi và đề cương để triển khai kịp thời.
Nhận được công văn này yêu cầu các đơn vị triển khai nghiêm túc./.
Nơi nhận:
- Lãnh đạo GD&ĐT, CV Phòng;
- Các thành viên BTC Cuộc thi;
- Như trên;
- Lưu VT Phòng GD&ĐT.
KT. TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
1
(Đã ký)
Đặng Văn Toàn
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỘC THI TÌM HIỂU
"HÀ TĨNH TRÊN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN"
Câu 1: Bạn hãy cho biết các điều kiện, yếu tố dẫn đến sự kiện thành lập
tỉnh Hà Tĩnh năm 1831 và ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó ?
Trả lời:
- Đầu năm 1802, quân Nguyễn Ánh đánh bại vương triều Tây Sơn và lập ra
vương triều Nguyễn (1802 - 1945).
Dưới triều Nguyễn, buổi đầu các đơn vị hành chính vùng đất Hà Tĩnh không
có gì thay đổi, tuy số lượng các đơn vị cơ sở có tăng lên nhiều. Vùng Hà Tĩnh lúc
bấy giờ có 06 huyện thuộc 02 phủ.
Phủ Đức Quang gồm 6 huyện, trong đó có 4 huyện trên đất Hà Tĩnh là:
+ Huyện Thiên Lộc (Can Lộc) có 7 tổng, 85 xã, thôn, phường, trang trại, giáp,
vạn.
+ Huyện Hương Sơn có 8 tổng, 49 xã, thôn, phường, giáp, vạn.
+ Huyện La Sơn (Đức Thọ) có 7 tổng, 60 xã, thôn, phường, trang.
+ huyện Nghi Xuân có 5 tổng, 45 xã, thôn, trang.
Phủ Hà Hoa gồm 2 huyện:
+ Huyện Kỳ Hoa (Cẩm Xuyên, Kỳ Anh) có 6 tổng, 173 xã, thôn, phường,
trang trại, giáp, tích, vạn.
+ Huyện Thạch Hà có 7 tổng, 54 xã, thôn, trang, sở, giáp, đội, vạn.
Các phủ huyện trên thuộc trấn Nghệ An do Trấn thủ đứng đầu. Sang đời Minh
Mệnh có một số thay đổi: 1822 đổi Đức Quang thành Đức Thọ, 1828 đổi châu Quy
Hợp trước thuộc phủ Lâm An thời Lê thành trấn Quy Hợp và cho lệ thuộc vào
huyện Hương Sơn.
- Năm 1831, Minh mệnh thực hiện cải cách hành chính quy mô toàn quốc,
chia cả nước thành 30 tỉnh. Tỉnh Hà Tĩnh ra đời trên cơ sở tách hai phủ Hà Hoa và
Đức Thọ của trấn Nghệ An thành một tỉnh riêng. Tỉnh Hà Tĩnh năm 1831 gồm 2
phủ, 6 huyện: Hương Sơn, La Sơn, Thiên Lộc, Nghi Xuân thuộc phủ Đức Thọ và
huyện Thạch Hà, Kỳ Hoa thuộc phủ Hà Hoa. Là một tỉnh nhỏ nên Tổng đốc Nghệ
An kiêm nhiệm cả Hà Tĩnh gọi là tổng đốc An – Tĩnh, dưới có Tuần phủ, Bố chính
và Án sát (Tổng đốc trông nom các việc quân, dân, đứng đầu các quan văn võ trong
toàn hạt. Tuần phủ trông nom việc chính trị, giáo dục, vỗ về nhân dân. Bố chính
giữ việc thuế khoá, tài chính. Án sát coi việc kiện tụng, giữ gìn kỷ cương, phong
hoá). Về quân đội, có chức Lãnh binh chỉ huy bốn vệ quân. Tuần phủ Hà Tĩnh đầu
tiên là Binh bộ Thị lang Nguyễn Danh Giáp.
2
Năm 1873, Minh Mệnh cắt 4 tổng Lạc Xuyên, Vân Tán, Thổ Ngoạ và Mỹ Duệ
của huyện Hà Hoa lập thành huyện Hoa Xuyên. Năm 1841, Thiệu Trị đổi phủ Hà
Hoa làm phủ Hà Thanh, đổi huyện Hoa Xuyên làm Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Hoa
làm Kỳ Anh.
Năm 1853, Tự Đức lại bỏ tỉnh Hà Tĩnh đem phủ Đức THọ nhập vào Nghệ An
và lấy phủ Hà Thanh lập thành một đạo gọi là đạo Hà Tĩnh lệ vào tỉnh Nghệ An.
Năm 1862 đổi tên huyện Thiên Lộc thành Can Lộc và 1864 lại cho đạo Hà Tĩnh
đứng tách ra … Năm 1868 lấy một phần đất phía nam huyện Hương Sơn đặt thành
huyện Hương Khê. Đến năm 1875, Tự Đức bỏ đạo Hà Tĩnh lập lại tỉnh Hà Tĩnh
gồm những phủ như trước (2phủ, 8 huyện).
Lúc mới thành lập năm 1831, Hà Tĩnh chưa có tỉnh lỵ riêng nên chính quyền
tạm đóng ở phủ Hà Hoa (đất xã Kỳ Châu, Kỳ Anh ngày nay). Sau đó phủ thành dời
về Đại Nài (Thị xã Hà Tĩnh) từ 1831 – 1833. Năm 1833 triều đình cho phép lập
tỉnh thành mới, giao cho Tổng đốc An Tĩnh trông coi việc xây thành Hà Tĩnh tai
đất xã Trung Tiết (Thị xã Hà tĩnh). Thành đắp bằng đất, mở 4 cửa… Năm 1853,
khi bỏ tỉnh, lập đạo Hà Tĩnh, lỵ sở đạo lại chuyển về thành Đại Nài.
Đến 1875, sau khi phục hồi tỉnh, tỉnh thành dời về xã Trung Tiết và được sửa
sang lại. Năm 1881, tỉnh thành được xây dựng lại kiên cố bắng gạch và đá ong.
Thành xây theo kiểu Vô băng, chu vi 366 trượng, 5 thước 6 tấc (1.466,24m), cao 8
thước (3,2m), mở 4 cửa: Tiền, Hậu, Tả, Hữu, cổng thành phía trên có vọng lâu để
gác. Xung quang có hào rộng 5 trượng (20m) sâu 4 thước (1,6m), trong hào có
nhiều sen nên người ta còn gọi thành Hà Tĩnh là “Liên thành” tức Thành sen.
Sự thành lập tỉnh Hà Tĩnh năm 1831 có một ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn.
Lần đầu tiên trong lịch sử, tên Hà Tĩnh xuất hiện. Đó là một niên đại quan trọng,
một bước ngoặt trong tiến trình lịch sử Hà Tĩnh, chứng tỏ vùng đất này đã phát
triển đến mức trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc chính quyền Trung ương.
Việc thành lập tỉnh Hà Tĩnh cũng đã khẳng định rằng trải qua hàng mấy ngàn năm
lịch sử, cư dân vùng đất Hà Tĩnh đã đoàn kết gắn bó xây dựng nên mottj truyền
thống, một nền văn hóa đặc sắc vừa mang tính chất chung của văn hóa dân tộc lại
vừa đậm đà sắc thái địa phương, cốt cách Hà Tĩnh.
Sự ra đời của tỉnh Hà tĩnh đã mở ra một thời kỳ mới, một chặng dduwowcngf
mới đầy gian lao thử thách song hết sức vẻ vang, hào hùng của các thế hệ nhân dân
tỉnh nhà.
Câu 2: Người dân Hà Tĩnh vốn có lòng yêu quê hương, yêu đất nước nồng
nàn và ý chí kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm để bảo vệ
quê hương, giữ yên bờ cõi đất nước. Bạn hãy cho biết các phong trào đấu
tranh chống cường quyền, chống giặc ngoại xâm ở Hà Tĩnh giai đoạn từ 1831
đến khi thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?
Trả lời:
Phong trào đấu tranh chống cường quyền, chống ngoại xâm của nhân dân tỉnh
Hà Tĩnh trong thời Nhà Nguyễn và dưới ách thống trị của thực dân Pháp (18311930), được chia làm các thời kỳ:
3
- Từ năm 1802 - 1858: Những năm đầu thế kỷ XIX, mặc dù triều Nguyễn có
đề ra một số chính sách khuyến nông, song kinh tế Hà Tĩnh vẫn rất khó khăn do
hậu quả của nhiều thập kỷ chiến tranh liên miên, nông dân phiêu bạt, xóm làng
hoang vắng, ruộng đất bỏ hoang nhiều. Mặt khác, chính sách tô thuế nặng nề cùng
chế độ lao dịch, binh dịch làm cho đời sống người nông dân vô cùng khốn đốn. Lợi
dụng tình trạng khốn quẫn của dân, bọn quan lại cường hào ở địa phương tha hồ
nhũng nhiễu. Chính vì thế, trong thế kỷ XIX, nông dân Hà Tĩnh đã nhiều lần nổi
dậy đấu tranh chống vua quan nhà Nguyễn, mạnh liệt nhất là những năm cuối triều
Gia Long, đầu triều Minh Mệnh.
Sau cuộc khởi nghĩa nổi tiếng ở Hương Sơn do Lê Hữu Tạo cầm đầu (1818),
cuối năm 1833, một cuộc khởi nghĩa lớn do Phan Bô lãnh đạo nổi lên ở huyện
Thạch Hà. Sau đó nghĩa quân mở rộng hoạt động trên khắp các huyện Thạch Hà,
Kỳ Hoa, Hương Sơn, Thiên Lộc, Nghi Xuân... Phan Bô còn liên kết được với nghĩa
quân của một thủ lĩnh khác là Đinh Lợi. Nghĩa quân thường kéo nhau đi lấy của
nhà giàu chia cho dân nghèo. Quan quân triều đình phải hao binh tốn của nhiều mới
dẹp được cuộc khởi nghĩa (1838)...
Phong trào đấu tranh của nhân dân Hà Tĩnh còn tiếp diễn dưới thời Thiệu Trị
(1841-1847) và Tự Đức (1847-1833). Nhiều cuộc nổi dậy chống quan lại tham
nhũng, chống sưu thuế, chống đi phu, đi lính... làm cho chính quyền Nhà Nguyễn ở
địa phương không khi nào được yên.
- Từ năm 1858 - 1884: Ngày 1 - 9 - 1858, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành
cuộc chiến tranh xâm lược của Việt Nam. Trước sự phản bội ngày càng trắng trợn
của triều đình Nhà Nguyễn, nhân dân và sĩ phu Hà Tĩnh đã nhất tề đứng dậy, cùng
với đồng bào cả nước vừa chống đế quốc xâm lược, vừa chống phong kiến đầu
hàng. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa Cờ Vàng năm giáp Tuất (1874) do Trần Quang
Cán (quê ở Phúc Dương - nay là Sơn Trung, Hương Sơn) và Nguyễn Huy Điển
(quê làng Ngụy Dương - nay là Thạch Xuân, Thạch Hà) lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa
kéo dài hơn nửa năm, làm rung chuyển bộ máy thống trị của bọn phong kiến ở Hà
Tĩnh.
Khi Chiếu Cần Vương của vua Hà Nghi ban ra (7 -1885), một làn sóng yêu
nước chống pháp đã dâng cao trong toàn tỉnh. Ngọn cờ tiêu biểu đầu tiên là cuộc
khởi nghĩa Lê Ninh ở Trung Lễ (Đức Thọ) nổ ra vào năm 1885, tiếp đó là một
phong trào kháng chiên sôi nổi, rộng khắp diễn ra khắp các địa phương trong tỉnh
do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo như Phan Cát Tưu ở Đông Thái (Đức Thọ),
Nguyễn Duy Chanh và Nguyễn Duy Trạch ở Gia Hanh, Nguyễn Tuyển ở Phúc
Lộc, Mai Thế Quán ở Hồng Lộc (Can Lộc), Cao Thắng ở Tuần Lễ (Sơn Lễ, Hương
Sơn), Nguyễn Cao Đôn ở Phất Não (nay là Thạch Bình), Nguyễn Huy Thuận ở
Ngụy Dương (Thạch Xuân, Thạch Hà), Hoàng Bá Xuyên, Nguyễn Chuyên và
Dương Duy Dừ ở Cẩm Xuyên, Ngô Quảng và Hà Văn Mỹ ở Nghi Xuân, Võ Phát,
Lê Nhất Hoàn, Trần Công Thưởng ở Kỳ Anh, Trần Hữu Châu, Nguyễn Thoại ở
Hương Khê... Đặc biệt là cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng - Cao Thắng kéo dài
trên 10 năm (từ 1885 - 1896) đã giữ một vai trò trung tâm; có tác dụng thống nhất
các phong trào lẻ tẻ cùng thời về một mối, trở thành tiêu biểu nhất cho phong trào
Cần Vương không riêng ở Hà Tĩnh mà chung cho cả nước cuối thế kỷ XIX.
4
- Từ 1885 - 1896: Tháng 2 - 1885, thực dân pháp kéo quân vào Hà Tĩnh đàn
áp nghĩa quân Lê Ninh và Phan ĐÌnh Phùng, đến tháng 2 - 1886 Pháp chiếm thành
Hà Tĩnh, tuy nhiên mãi tới năm 1889 chính quyền thực dân mới được thiết lập ở
đây. ở Hà Tĩnh, cơ quan cai trị của thực dân Pháp nắm mọi quyền hành và cơ qua
cai trị của bọn quan lại phong kiến Nam triều song song tồn tại và hoạt động.
Từ cuối thế kỷ XIX trở đi, thực dân Pháp đẩy mạnh việc khai thác bóc lột và
đàn áp đối với nhân dân Hà Tĩnh. Xã hội Hà Tĩnh vì vậy ngày càng phân hóa rõ rệt.
Giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số trong các tầng lớp xã hội bị bần cùng hóa
và phân hóa mạnh mẽ, giai cấp địa chủ phát triển nhanh chóng. Ngoài ra đã dần dần
xuất hiện một số thành phần xã hội khác, tuy chưa đông lắm, là tầng lớp tiểu tư sản
và bộ phận giai cấp công nhân đang hình thành. Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động
với thực dân pháp cướp nước và phong kiến tay sai bán nước ngày càng trở nên gay
gắt.
- Phong trào đầu thế kỷ XX đến năm 1930: Trong những năm đầu thế kỷ XX,
cuộc đấu tranh của nhân dân Hà Tĩnh khi âm ỉ, khi bùng lên mạnh mẽ, lúc diễn ra
một cách ôn hòa, lúc mang tính chất bạo động quyết liệt, không lúc nào ngừng. Từ
những hoạt động của Hội Duy Tân với phong trào Đông Du (bắt đầu từ năm 1905)
đến phong trào chống thuế (1908), vụ mưu bạo động đánh thành hà Tĩnh (1910),
những hoạt động yêu nước của Nguyễn Trang, Nguyễn Hét ở vùng Can Lộc, Đức
Thọ (1916 - 1919)...
Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước ở Hà Tĩnh phát triển
sôi nổi, nhiều tổ chức yêu nước và cách mạng được thành lập. Trong đó, tiêu biểu
là sự ra đời và hoạt động mạnh mẽ của Hội Phục Việt (sau cùng đổi tên là Đảng
Tân Việt) trong những năm 1925 - 1929. Trên cơ sở phát triển của phong trào cách
mạng và các tổ chức, từ cuối năm 1929, đầu năm 1930, các chi bộ Đông Dương
Cộng Sản Đảng và Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn đã ra đời ở nhiều địa phương
trong tỉnh, trước tiên là chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng trường tiểu học Pháp Việt thị xã Hà Tĩnh (cuối năm 1929).
Cuối tháng 3 - 1930, Hội nghị thành lập Đảng bộ lâm thời Hà Tĩnh được tiến
hành tại bến đò Thượng Trụ (xã Thiên Lộc, Can Lộc). Đảng bộ Hà Tĩnh ra đời là
kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh dân tộc và giai cấp kiên cường, bền bỉ của
các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, là kết quả của việc Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê Nin vào Việt Nam mà phong trào yêu nước ở Hà
Tĩnh đã lĩnh hội được. Đảng bộ Hà Tĩnh ra đời đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa
quyết định mở ra bước phát triển mới với những thắng lợi to lớn của phong trào
cách mạng tỉnh nhà.
Câu 3: Bạn hãy trình bày những hiểu biết của mình về các phong trào
đấu tranh cách mạng, những thanh quả tiêu biểu trên các lĩnh vực của Hà
Tĩnh trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng
(1930 - 1945) và trong thời kỳ bảo vệ, phát triển thành quả cách mạng, tiến
hành 02 cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược
(1945 - 1975)?
Trả lời:
5
* Hà Tĩnh trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của
Đảng (1930 - 1945):
- Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1931: Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, các tầng lớp nhân dân Hà tĩnh đã vùng dậy làm nên một cao trào cách mạng
rộng lớn, quyết liệt, chĩa mũi nhọn vào bọn thực dân và phong kiến tay sai. Mặc dù
bị kẻ thù đàn áp và khủng bố khốc liệt nhưng Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931 đã
giành được những thành quả có ý nghĩa lịch sử quan trọng và để lại nhiều bài học
kinh nghiệm vô cùng quý giá.
Ý nghĩa đầu tiên là qua thực tiễn phát triển của phong trào, Đảng bộ Hà Tĩnh
tuy mới thành lập song đã khẳng định được vị trí, vai trò và năng lực lãnh đạo của
mình đối với quần chúng cách mạng. Xô Viết Nghệ Tĩnh là kết quả của việc Đảng
bộ đã vận dụng sáng tạo đường lối cách mạng của Đảng ta vào điều kiện thực tế
của địa phương để định ra những mục tiêu, khẩu hiệu đấu tranh đúng đắn đáp ứng
yêu cầu và nguyện vọng bức thiết của quần chúng và do đó đã vận động, tập hợp và
tổ chức được đông đảo quần chúng vùng dậy đấu tranh dưới ngọn cờ của Đảng...
Thành quả nổi bật và là đỉnh cao của phong trào đáu tranh cách mạng 1930 1931 là lần đầu tiên trong lịch sử ở Hà Tĩnh, bạo lực chính trị của quần chúng đã
tấn công liên tục, làm tan rã từng mảng lớn chính quyền thực dân phong kiến, lập
nên chính quyền Xô Viết - Một hình thức chính quyền cách mạng của nhân dân ở
170 làng xã trong tỉnh. Mặc dù chỉ tồn tại trong vòng mấy tháng nhưng chính
quyền Xô viết đã kịp thực hiện nhiều chính sách tiến bộ, đem lại những quyền lợi
thiết thân về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội cho người dân lao động... có tác dụng
nâng cao niềm tin của nhân dân Hà Tĩnh vào Đảng, vào cách mạng.
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 thực sự là trường học rèn luyện toàn diện
cả về lập trường tư tưởng, cả về phương pháp tổ chức, đấu tranh cho đảng viên,
quần chúng, tạo điều kiện cho Đảng bộ tiếp tục tập hợp, tổ chức xây dựng và phát
triển lực lượng cách mạng ở các giai đoạn sau.
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu:
Bài học về vận động, tổ chức và phát huy năng lực cách mạng to lớn của quần
chúng nhân dân, chủ yếu là nông dân, xây dựng khối liên minh công nông; bài học
về xây dựng Đảng; bài học về xác định phương pháp cáh mạng; bài học về vấn đề
giành và giữ chính quyền, về thời cơ cách mạng... Với những ý nghĩa đó, cao trào
Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931 thực sự là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho
thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám sau
này.
Cuộc khủng bố trắng trợn của bọn đế quốc và phong kiến Nam triều đối với
phong trao cách mạng 1930 - 1931 ở Hà Tĩnh ngày càng diễn ra khốc liệt. Hàng
trăm người bị giết, hàng ngàn cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân bị bắt bớ,
tù đày. Bên cạnh việc đàn áp, kẻ thù còn dùng nhiều thủ đoạn lừa bịp, mị dân hòng
lung lạc ý chí đấu tranh cách mạng của quần chúng.
- Trước tình hình đó, tuyệt đại bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng cách
mạng đều giữ vững niềm tin vào Đảng, kiên trì vượt qua khó khăn thử thách để tìm
mọi biện pháp khôi phục lại tổ chức và phong trào. Trong ngục tù đế quốc, hầu hết
6
đảng viên và quần chúng luôn giữ vững lòng trung thành với Đảng và cách mạng,
không hề chịu khuất phục trước kẻ thù, nhiều người đã hy sinh vô cùng oanh liệt.
Số đảng viên còn lại ở các địa phương cũng như những người tạm lánh sang
đất bạn đều tìm mọi cách, tạo mọi cơ hội để gây dựng lại tổ chức. Do biết dựa vào
dân và được nhân dân đùm bọc, che chở, họ đã vượt qua lưới mật thám về các địa
phương chắp nối liên lạc, nhen nhóm phong trào. Vì vậy, chỉ một thời gian ngắn
sau khi Đảng bộ được hồi phục, phong trào cách mạng của nhân dân tỉnh nhà
nhanh chóng được tổ chức lại, phát triển mạnh vào những năm 1937 - 1938, góp
phần quan trọng vào cuộc vận động dân chủ do Đảng ta phát động trong toàn quốc.
- Hà Tĩnh trong giai đoạn vận động trực tiếp cho thắng lợi của Cách mạng
tháng 8/1945: Chính sách cai trị phát xít cùng những thủ đoạn mua chuộc của Nhật
- Pháp trong những năm 1939 - 1945 không thể nào dập tắt nổi phong trào cách
mạng của nhân dân Hà Tĩnh. Mặc dù Đảng bộ bị địch khủng bố, phá vỡ nhiều lần,
số đông cán bộ đảng viên còn lại ở các địa phương vẫn tích cực hoạt động trong các
tổ chức bất hợp pháp và hợp pháp để tiếp tục tuyên truyền vận động quần chúng.
Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân vẫn thường xuyên tiếp diễn dưới
nhiều hình thức phong phú. Dưới ánh sáng các nghị quyết của Trung ương Đảng,
nhất là Nghị quyết Hội nghị BCH TW lần thứ 8 (5- 1941), Hà Tĩnh đã tích cực
chuẩn bị lực lượng, chuẩn bị mọi điều kiện tiến tới khởi nghĩa dành chính quyền.
Đầu năm 1943, Hội Việt Nam cứu quốc Hà Tĩnh được thành lập, đến tháng 4 1943 Hội đổi tên là mặt trận cứu quốc. Cơ sở của mặt trận phát triển mạnh ở nhiều
địa phương trong tỉnh, một số căn cứ du kích được xây dựng, các tổ chức tự vệ ra
đời; phong trào đấu tranh của quần chúng sôi nổi hẳn lên.
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), làn sóng cách mạng dâng cao khắp
cả tỉnh. Các cơ sở Việt Minh được thành lập và phát triển ở nhiều nơi. Ngày 20-51945, được sự giúp đỡ của Xứ ủy Trung kỳ, Ban vận động thành lập Việt Minh liên
tỉnh Nghệ tĩnh ra đời, các nhóm Việt Minh ở các địa phương được tập hợp lại. Các
đoàn thể cứu quốc được mở rộng.
Ngày 8-8-1945, trước sự phát triển nhanh chóng của tình hình, Việt Minh liên
tỉnh đã họp Đại hội đại biểu để bàn kế hoạch chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Theo quyết
định của Đại hội, 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh được chia làm 6 phân khu để chuẩn bị
tổ chức khởi nghĩa.
Ngày 13 tháng 8 năm 1945, hội nghị cán bộ Việt Minh các huyện thuộc phân
khu Nam Hà (Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Thị Xã Hà Tĩnh) họp
thảo luận kế hoạch khởi nghĩa và thành lập Ủy ban khởi nghĩa tỉnh. Ngày 15 tháng
8 năm 1945, Ủy ban khởi nghĩa liên tỉnh Nghệ Tĩnh ban hành lệnh khởi nghĩa...
Chỉ trong vòng 05 ngày (Bắt đầu từ cuộc khởi nghĩa thắng lợi ở Can Lộc ngày
15 tháng 8 và kết thúc là cuộc khởi nghĩa ở Hương Khê vào ngày 21 tháng 8), nhân
dân Hà Tĩnh đã vùng dậy giành toàn bộ chính quyền về tay mình. Hà Tĩnh là một
trong 04 tỉnh lỵ của cả nước giành được chính quyền sớm nhất trong cách mạng
tháng 8. Thắng lợi lịch sử này là kết tinh của truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu
tranh kiên cường bất khuất của các tầng lớp nhân dân tỉnh nhà qua nhiều thời kỳ,
mà trực tiếp là 15 năm đấu tranh đầy gian khổ hy sinh dưới sự lãnh đạo của
7
Ddangr. Thắng lợi đó đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử Hà Tĩnh với nhũng
thành tựu ngày càng toàn diện hơn.
* Hà Tĩnh trong thời kỳ bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng, tiến hành
hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975):
- Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền: Sau cách mạng Tháng 8, trước những
khó khăn chồng chất, quân dân Hà Tĩnh dưới sự lãnh đạo của Đảng đã nhanh chóng
triển khai và hoàn thành xuất sắc một loạt nhiệm vụ cách mạng mới mẻ và phức
tạp. Vừa củng cố Đảng bộ, xây dựng chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần
chúng; vừa tập trung sức khắc phục nạn đói, đẩy mạnh tăng gia sản xuất; phát triển
phong trào bình dân học vụ và văn hóa giáo dục; xây dựng lực lượng vũ trang, đấu
tranh có hiệu quả với mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù. Chỉ trong vòng 16 tháng,
Hà Tĩnh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn chuẩn bị tiền đề vững chắc bước vào
cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược.
- Sau thắng lợi của Cách mạng tháng 8, Hà Tĩnh đã sớm tổ chức được lực
lượng vũ trang và là tỉnh đầu tiên của Liên khu IV nổ súng kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược với trận Na Pê ngày 7-9-1945.
Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, quân dân Hà Tĩnh đã cảnh giác, chủ
động đánh bại các cuộc tập kích, xâm nhập phá hoại của kẻ thù, không cho chúng
đứng chân nổi 24 tiếng đồng hồ trên đất quê hương, trong đó tiêu biểu là chiến
thắng Nhượng Bạn ngày 4-9-1953. Trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng hậu
phương, thành công nổi bật đầu tiên là quân dân Hà Tĩnh đã xây dựng được các an
toàn khu ở phía tây tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các xưởng sản xuất vũ khí, các
xưởng chế biến hóa chất, dược liệu, xưởng in bạc của Liên khu IV và cả Trung bộ
hoạt động, đáp ứng yêu cầu của các chiến trường, đồng thời còn là nơi đứng chân
của các đơn vị chủ lực và cơ quan lãnh đạo kháng chiến của Liên khu IV (vào thời
kỳ cao điểm, ở các an toàn khu của Hà Tĩnh có trên 10 vạn cán bộ, công nhân với
12 xưởng sản xuất vũ khí lớn cùng hàng chục xưởng sản xuất vũ khí vừa và nhỏ...)
Trong lĩnh vực xây dựng, phát triển kinh tế và văn hóa, nhân dân Hà Tĩnh
cũng đã giành được nhiều thành tích nổi bật. Tháng 2-1945, Hà Tĩnh được Bộ
Quốc gia giáo dục công nhận là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn
thành thanh toán nạn mù chữ trên phạm vi toàn tỉnh, được Chủ tịch nước tặng
thưởng Huân chương Độc lập Hạng nhì và nhiều lần được Người gửi thư khen...
Trong nhiệm vụ chi viện tiền tuyến 9 năm kháng chiến chống Pháp, Hà Tĩnh
có 43.780 thanh niên gia nhập quân đội, 32.600 người đi dân công hỏa tuyến, toàn
tỉnh đóng góp 27.388.200 ngày công phục vụ kháng chiến, cung cấp cho mặt trận
161.830 tấn lương thực, thực phẩm... Con em Hà Tĩnh luôn phát huy bản chất,
truyền thống tốt đẹp của quê hương, chiến đấu kiên cường, dũng cảm, tiêu biểu là
tấm gương anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong
chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Quân dân Hà Tĩnh đã đóng góp hết sức mình
cùng cả nước đánh bại thực dân Pháp xâm lược và làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả
đối với hai nước bạn Lào và Căm Pu Chia.
- Trong kháng chiến chống Mỹ xâm lược:
+ Sau tháng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, trong hơn 10 năm hòa bình
(1955-1965), quân dân Hà Tĩnh đã đoàn kết nhất trí, nêu cao ý thức tự lực tự
8
cường, hoàn thành thắng lợi nhiều nhiệm vụ cách mạng nặng nề, phức tạp; phát
động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất nhằm xóa bỏ ách bóc lột của giai
cấp địa chủ phong kiến, đưa ruộng đất về tay nông dân; chống âm mưu và hành
động phá hoại của địch; khắc phục hậu qủa chiến tranh và thiên tai, khôi phục và
phát triển kinh tế - văn hóa. Tiếp đó là thực hiện thắng lợi công cuộc cải tạo XHCN
và bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH trên quê hương. Tuy rằng
trong quá trình đó có những lúc vấp phải những sai lầm khuyết điểm, thậm chí
nghiêm trọng (trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức) nhưng cán bộ, đảng
viên và quần chúng nhân dân đã kịp thời khắc phục sửa chữa, nhanh chóng ổn định
tình hình và tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tỉnh nhà tiến lên.
+ Trong 10 năm tiến hành cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, xây
dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến kháng chiến chống mỹ, cứu nước (19651975), tỉnh Hà Tĩnh có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng: "Hậu phương của tiền
tuyến miền Nam, tiền tuyến của hậu phương miền Bắc" (lời Hồ Chủ Tịch). Quân
dân tỉnh nhà đã phải đương đầu với những thử thách ác liệt, chịu đựng những tổn
thất hy sinh to lớn chưa từng thấy trong lịch sử. Thế nhưng dưới sự lãnh đạo của
Đảng bộ, quân và dân Hà Tĩnh đã nêu cao ý chí tự lực tự cường, vươn lên mạnh mẽ
với tinh thần "xe chưa qua, nhà không tiếc", "Thóc không thiếu một cân, quân
không thiếu một người", "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng". Toàn tỉnh đã
nở rộ phong trào "Thanh niên ba sẵn sàng", "Phụ nữ ba đảm đang", sản xuất giỏi,
chiến đấuvà phục vụ chiến đấu giỏi. Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ, quân và dân Hà Tĩnh đã bắn rơi 267 máy bay, bắn chìm và
bắn cháy 34 tàu chiến, tàu biệt kích của địch, đập tan nhiều âm mưu thủ đoạn phá
hoại của kẻ thù.
Từ năm 1960 - 1975, toàn tỉnh có 92.913 thanh niên nhập ngũ (chiếm 10% dân
số toàn tỉnh lúc đó), 334.128 lượt người đi dân công hỏa tuyến, 10.636 thanh niên
Xung phong... Để giành lại độc lập, thống nhất cho Tổ quốc, 13.024 người con của
Hà Tĩnh đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường. Rất nhiều gia đình có 1 con độc
nhất hoặc có 2 con, 3 con, 4 con là liệt sĩ. Nhiều tập thể và cá nhân được Nhà nước
phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, 413 bà mẹ được phong tặng
danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Tất cả 9/9 huyện, thị (100% đơn vị thời kỳ
chống mỹ) đều được phong tặng là đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Hàng chục vạn cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ và nhân dân được Đảng Nhà nước
tặng thưởng các loại Huân, Huy chương cao quý. Chặng đường 10 năm đó là một
trong những thời kỳ lịch sử vẻ vang, oai hùng nhất của Hà Tĩnh.
Câu 4: Hà Tĩnh hợp nhất với tỉnh Nghệ An trong thời gian nào? Trong
giai đoạn đó sự kiện nổi bật nào có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống kinh tế
- xã hội của Hà Tĩnh?
Trả lời:
- Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa V (ngày 27-12-1975)
về việc hợp nhất một số tỉnh, từ năm 1976, tỉnh Hà Tĩnh hợp nhất với Nghệ An
thành tỉnh Nghệ Tĩnh.
9
Trong giai đoạn đoạn này trên địa bàn tỉnh đã triển khai xây dựng, hoàn thành
đưa vào sử dụng công trình hồ Kẻ Gỗ.
Ngày 26/3/1976, công trình hồ Kẻ Gỗ được khởi công và sau 11 tháng 6 ngày,
ngày 03/2/1977, công trình được bắt đầu đưa vào sử dụng. Hồ Kẻ Gỗ có chiều dài
29 km, có diện tích lòng hồ hơn 30 km2, chứa 345 triệu m 3 nước. Hồ nằm ở độ cao
8m và mực nước hồ đạt đến độ cao 37m. Nước ở hồ Kẻ Gỗ theo hệ thống kênh
mương có độ dài gần 1000 km tưới tiêu cho hàng vạn hécta ruộng đồng của Cẩm
Xuyên, Thạch Hà. Nguồn lợi kinh tế của hồ Kẻ Gỗ đem lại cho người nông dân nơi
đây vô cùng to lớn. Xưa đồng đất hạn hán một màu cát trắng, nay quanh năm đủ
nước để cấy trồng, muôn cây xanh tốt.
Hồ Kẻ Gỗ ra đời góp phần quan trọng cải tạo môi trường sinh thái, cảnh quan
thiên nhiên của cả một vùng rộng lớn, đã trở thành một khu bảo tồn thiên nhiên có
giá trị, một điểm du lịch sinh thái lý thú. Bao quanh hồ là rừng núi, có 11.811 ha
rừng tự nhiên, 261 ha rừng trồng. Rừng ở đây có trên 40 họ, 300 loài thân gỗ và
nhiều động vật quý hiếm như trĩ sao, vượn đen, voi, gà lôi hồng tía, đặc biệt là gà
lôi lam mào đen.
Câu 5: Bạn hãy cho biết những thành quả cơ bản của đảng bộ và nhân
dân Hà Tĩnh trong suốt quá trình tái lập tỉnh (Từ năm 1991) đến nay?
Trả lời: Nên trả lời theo từng lĩnh vực: Kinh tế; Văn hóa, giáo dục, y tế; an
ninh - Quốc phòng (Từ 1991 - 2011).
Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII, từ tháng 8 năm 1991
tỉnh Nghệ Tĩnh được chia làm hai tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh. Sau khi tách tỉnh,
Hà Tĩnh đứng trước thực trạng hết sức khó khăn về kinh tế, xã hội như: Cơ sở hạ
tầng thấp kém, sản xuất hàng hóa chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người
thấp (69 USD); nhiều vấn đề xã hội diễn ra bức xúc cần phải được tập trung mọi
nguồn lực để giải quyết...
Trong 5 năm 1991-1995, dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng và Nghị
quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XIII, với tinh thần tự lực, tự cường, năng
động sáng tạo, cùng với sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của TW, Đảng bộ và nhân
dân Hà Tĩnh đã giành được nhiều thành quả quan trọng. Nhịp độ tăng trưởng tổng
giá trị sản phẩm (GDP) bình quân hàng năm đạt 11,3%, nâng thu nhập bình quân
đầu người lên 149 USD (1995).
Nông nghiệp phát triển nhanh và vững chắc, đưa sản lượng lương thực từ 24
vạn tấn (1991) lên trên 37 vạn tấn (1995); giá trị thủy sản xuất khẩu đạt trên 5 triệu
USD (1995), tốc độ tăng trưởng bình quân 11,1%năm. Lâm nghiệp đã giao đất
khoán rừng được 140.000 ha, tu bổ bảo vệ 24.500 ha, trồng mới trên 13.900 ha
rừng tập trung.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có chuyển biến bước đầu trên một số mặt,
bình quân hàng năm tăng 15,2%. Hệ thống điện, đường, trường, trạm, công trình
thủy lợi và các công trình phúc lợi xã hội được mở rộng và phát triển nhanh chóng
góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; cơ sở vật chất của các
nghành phát thanh truyền hình, văn hóa, TDTT và của nghành nội chính được tăng
cường.
10
Công tác tài chính, tín dụng, ngân hàng từng bước được đổi mới, đảm bảo
phục vụ tốt cho các nhu cầu thu chi trên địa bàn. Hoạt động thương mại, dịch vụ có
bước phát triển, thị trường ngày càng được mở rộng, hàng hóa phong phú và đa
dạng hơn, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.
Lĩnh vực giáo dục - đào tạo có nhiều đổi mới và đạt được những kết quả đáng
khích lệ. Năm 1993 Hà Tĩnh được Bộ Giáo dục công nhận là tỉnh hoàn thành phổ
cập tiểu học; số học sinh giỏi toàn quốc và học sinh giỏi tỉnh tăng 3,7 lần; số học
sinh đến trường năm 1995 chiếm 24,6% dân số. Hoạt động khoa học công nghệ và
môi trường đã có nhiều cố gắng hướng vào phục vụ các chương trình kinh tế, dân
sinh.
Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có nhiều chuyển biến, chất lượng
khám chữa bệnh có tiến bộ; phong trào thể dục thể thao phát triển khá. Công tác
dân số kế hoạch hóa gia đình được triển khai có hiệu quả góp phần giảm tỷ lệ tăng
dân số từ 2,4% xuống còn 1,84%.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, báo chí và thông tin đại chúng có bước khởi
sắc. Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, số dân được nghe đài, đọc
báo ngày càng tăng.
Quốc phòng an ninh được tăng cường và củng cố, chính trị ổn định.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị thường xuyên được
củng cố và chăm lo cả về chính trị tư tưởng, tổ chức bộ máy...
- Phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, bước đầu thực hiện sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong 5 năm 1996-2000 Đảng bộ và nhân dân
tỉnh nhà đã phấn đấu tạo được sự phát triển tương đối toàn diện và đồng đều trên
các lĩnh vực và địa bàn, đạt và vượt qua nhiều chỉ tiêu quan trọng mà Đại hội tỉnh
Đảng bộ khóa XIV đã đề ra.
Thành tựu nổi bật trước hết là kinh tế tiếp tục tăng trưởng, cơ sở vật chất kỹ
thuật được tăng cường, tạo thêm năng lực sản xuất mới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân hàng năm đạt 7,05%; thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 1,5 lần, tỷ
trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP từ 63,5% xuống còn 51%, tăng giá trị công
nghiệp, xây dựng từ 10,7% lên 14%, dịch vụ từ 25,8% lên 35%; sản lượng lương
thực đạt 46 vạn tấn (mức cao nhất từ trước đến nay) bình quân đầu người 370kg,
mức cao nhất trong 6 tỉnh khu IV. Năng suất và sản lượng các loại nông sản hàng
hoá như: Lạc, đậu, ớt… đều tăng. Tỷ trọng chăn nuôi chiếm 28% trong cơ cấu nông
nghiệp. Công tác bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng có nhiều tiến bộ, đã đưa độ che
phủ lên 38%; tốc độ tăng trưởng của nghành thuỷ sản hàng năm từ 3 đến 4%, năm
2000 giá trị chế biến, xuất khẩu đạt gần 10 triệu USD. Tập trung xây dựng cơ sở hạ
tầng cho nông nghiệp và nông thôn; trên 400km kênh mương được kiên cố hoá,
nâng cấp 3,925km đường giao thông nông thôn, trong đó gần 600km đường nhựa,
xây 464 cầu các loại. Hệ thống trường học, trạm xá xã - phường được mở rộng và
nâng cấp, 71% xã có trường học cao tầng. Cơ sở vật chất cho hoạt động văn hoá,
thể thao, phát thanh, truyền hình… đều được tăng cường.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển bình quân hàng năm gần 11%,
trong đó công nghiệp quốc doanh tăng 2 lần. Nhiều cơ sở công nghiệp đsã từng
bước phát huy hiệu quả như: Khai khoáng, chế biến thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây
11
dựng… Một số vùng kinh tế trọng điểm cũng được hình thành như: Cửa khẩu Cầu
treo gắn với khu kinh tế Nam Kỳ Anh (ngày 19-5-2001 chuyến tàu đầu tiên có
trọng tải 15.000 tấn vào cập bến và giao hàng tại cản Vũng Áng).
Tổng vốn đầu tư trên địa bàn trong 5 năm qua đạt trên 2000 tỷ đồng (Chưa
tính đường 1A và phần do dân xây dựng) gấp 3 lần thời kỳ 1991 – 1995.
Hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng có nhiều bước chuyển quan trọng;
tổng thu ngân sách bình quân 5 năm qua tăng gấp 3,8 lần, chi bình quân gấp 2,5
lần so với bình quân 1991-1995. Các hoạt động thương mại, du lịch phát triển khá;
giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt gần 20 triệu USD, tăng 1,7 lần; du lịch tăng trưởng
bình quân hàng năm 24%.
Văn hoá xã hội có bước phát triển nhanh. Công tác xoá đói giảm nghèo đạt kết
quả khá. Đã có 151 làng xã đạt tiêu chuẩn làng xã văn hoá, trên 138 ngàn gia đình
(48% số hộ) được công nhận gia đình văn hoá; 76% số hộ được nghe đài; 70%số
hộ được xem truyền hình và 80% vùng lãnh thổ đã được phủ sóng truyền hình.
Chất lượng của Báo, Đài PTTH, các tạp chí ngày càng được nâng lên.
Tiếp tục giữ vững kết quả phổ cập tiểu học được công nhận từ năm 1993; tiến
hành phổ cập giáo dục trung học cơ sở cho 194 xã, phường thị trấn; đã có 41
trường tiểu học được công nhận trườn chuẩn quốc gia.
Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia trên địa bàn, từng bước triển khai
chương trình xã hội hoá công tác chăm sóc sức khởe cho nhân dân; công tác kế
hoạch hoá gia đình thực hiện có hiệu quả lớn, đã góp phần giảm tỷ lệ phát triển dân
số từ 1,8% xuống 1,13%.
Hoạt động khoa học công nghệ và môi trường đã hướng vào việc triển khai
ứng dụng các tiến bộ kỉ thuật vào sản xuất và đời sống; tham mưu tư vấn vào xây
dựng các luận chứng phát triển kinh tế - xã hội.
Phong trào thể dục - thể thao ở cơ sở phát triển khá mạnh, từng bước gắn văn
hoá với thể thao, gắn luyện tập thể dục thể thao với việc nâng cao sức khoẻ cho
nhân dân.
Công tác xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm đã thu được nhiều kết quả
tốt, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 55% năm 1999 xuống 35% năm 1996 và xuốn còn 15%
năm 2000, đời sống của nhân dân ở các vùng trong tỉnh có nhiều chuyển biến rõ
rệt.
Nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được đảm bảo, giữ vững ổn định chính trị, xã
hội. Thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân không ngừng được củng cố
góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội và giữ vững ổn định chính trị.
Công tác xây dựng Đảng luôn được quan tâm đúng mức và không ngừng được
cũng cố trên cả 3 mặt: Chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đã quán triệt và vận dụng
sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn cuộc
sống; quan tâm chỉ đạo xử lý các tiêu cực và tệ nạn xã hội, các vụ việc nổi cộm,
thực hiện nghiêm túc nghị quyết Trung ương 6 (lần 2 ) và cuộc vận động xây dựng,
chỉnh đốn Đảng.
Chính quyền các cấp có nhiều đổi mới trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, tổ
chức thực hiện nhiệm vụ chính trị và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Công
12
tác vận động quần chúng có nhiều chuyển biến, tiến bộ, phương tức lãnh đạo, chỉ
đạo của cấp Đảng từng bước được đổi mới và hiệu quả công tác ngày càng cao.
Qua 10 năm tái lập trình (1991- 2001), “Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà đã nổ
lực phấn đấu vượt qua khó khăn, vươn lên giành được những thành tựu quan trọng,
tạo được bước chuyển rõ nét trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội
quốc phòng và an ninh, tạo đà và cơ sở thuận lợi cho bước phát triển cao hơn trong
nững năm của thế kỉ XXI”. (Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
trình Đại hội Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XV).
* Đánh giá tình hình 05 năm (2001- 2005): Tham khảo Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XV nhiệm kỳ 2001 - 2005.
* Về đánh giá tình hình 05 năm 2005 - 2010:
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI khẳng định:
Năm năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI trong
bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động của suy thoái kinh tế thế
giới, suy giảm kinh tế trong nước vào 2 năm cuối nhiệm kỳ, diễn biến bất lợi của
thời tiết, dịch bệnh gia súc, gia cầm…, song được sự chỉ đạo, định hướng kịp thời
và tạo điều kiện về mọi mặt của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự giúp
đỡ có hiệu quả của các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, Đảng bộ và nhân dân
tỉnh Hà Tĩnh đã đoàn kết, phát huy truyền thống, nỗ lực phấn đấu giành được kết
quả rất quan trọng và khá toàn diện.
Kinh tế liên tục tăng trưởng, bình quân hằng năm đạt 9,6%, cơ cấu chuyển
dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá: công nghiệp - xây dựng từ 25,56%
tăng lên 32,4%; thương mại - dịch vụ tăng từ 31,29% lên 32,6%; nông - lâm - ngư
nghiệp từ 43,15% giảm xuống còn 35%; thu hút đầu tư đạt kết quả cao; đã triển
khai đầu tư xây dựng một số công trình, dự án trọng điểm có quy mô quốc gia,
nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng; sản xuất nông nghiệp
nhiều năm liền được mùa toàn diện, giá trị sản xuất tăng bình quân hằng năm
5,64%; giá trị sản xuất đạt trên 44 triệu đồng/ha; thu ngân sách tăng gần 3 lần so
với năm 2005 và vượt 16,6% chỉ tiêu Đại hội đề ra. Văn hoá - xã hội có bước
chuyển biến tích cực; đảm bảo an sinh xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân được cải thiện. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, chính trị ổn định, trật
tự an toàn xã hội đảm bảo; quan hệ đối ngoại mở rộng. Công tác xây dựng Đảng và
các tổ chức trong hệ thống chính trị được tăng cường; chất lượng tổ chức cơ sở
đảng và đảng viên được nâng lên; dân chủ được mở rộng. Cuộc vận động “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai thực hiện kịp thời,
khá sâu rộng, góp phần nâng cao nhận thức và tạo sự thống nhất chính trị, tư tưởng
trong Đảng và toàn xã hội. Hệ thống chính quyền các cấp được củng cố và nâng
cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
Câu 6: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra mục tiêu
tổng quát trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 như thế nào? Bạn hãy nêu nhiệm vụ và
các giải pháp chủ yếu về lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh?
Trả lời: Mục tiêu tổng quát trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 là:
13
Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ và hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, phát huy truyền thống và sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; đưa Hà Tĩnh phát
triển nhanh, bền vững, sớm thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo, phấn đấu đến năm
2015 trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển.
Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu về lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh:
- Tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đảm bảo tăng trưởng hợp lý
và bền vững; đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gắn với tập
trung xây dựng các khu đô thị - công nghiệp - thương mại- dịch vụ có chất lượng
cao.
Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ,
nhất là ở Khu kinh tế Vũng Áng, Dự án Khai thác mỏ sắt Thạch Khê, Khu kinh tế
Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, các công trình, dự án của Tập đoàn Dầu khí quốc gia
Việt Nam, phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 35%/năm, giá
trị tăng thêm khu vực công nghiệp - xây dựng là 23,3%, gắn với bảo vệ môi trường.
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho
các nhà đầu tư triển khai các dự án. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư
phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp nhẹ, công nghiệp tiêu tốn ít năng
lượng, đất đai và thân thiện với môi trường. Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn
lực tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, ưu tiên phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới
vào sản xuất, đời sống.
Đầu tư xây dựng thành phố Hà Tĩnh cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại II, thị
xã Hồng Lĩnh đạt các tiêu chí đô thị loại III; nâng cấp và hình thành một số thị xã,
thị trấn, thị tứ mới.
- Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch
Đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành việc lập Quy hoạch tổng thể chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh. Tiếp tục
rà soát, xây dựng mới, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch vùng, địa phương, ngành,
lĩnh vực. Khẩn trương hoàn thành quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong Khu
kinh tế Vũng Áng, Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo; quy hoạch các đô thị
và xây dựng nông thôn mới; quy hoạch phát triển kinh tế các vùng theo tiềm năng,
lợi thế. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý sau quy hoạch, cắm mốc
và công bố quy hoạch.
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, đẩy mạnh thực hiện chương
trình xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư;
từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng
chăn nuôi, thuỷ sản và dịch vụ nông nghiệp. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng nông,
14
lâm, thuỷ sản đạt trên 3,3%/năm; tỷ trọng chăn nuôi đạt trên 45% trong giá trị sản
xuất nông nghiệp; sản lượng khai thác thủy sản đạt trên 45,5 nghìn tấn; tỷ lệ che
phủ rừng đạt trên 57%; 100% dân số đô thị được sử dụng nước sạch, 90% dân số
nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh; lao động khu vực nông thôn chiếm 40%
tổng lao động xã hội, trong đó 35% được đào tạo nghề; 65% kênh mương nội đồng
được kiên cố hoá; 60% đường giao thông nông thôn đạt chuẩn.
Tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các chương trình, đề
án phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hình thành và quy hoạch các vùng chuyên
canh về cây trồng, vật nuôi nhằm xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa, nguyên
liệu tập trung. Phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công
nghiệp, trang trại, gia trại tiến tiến và an toàn sinh học. Khai thác tiềm năng, lợi thế
về rừng, đất rừng, gắn với bảo vệ rừng; đẩy mạnh giao đất, cho thuê đất, giao rừng,
hỗ trợ trồng rừng thâm canh, trồng cây bản địa, hình thành các vùng trồng rừng gỗ
lớn. Chú trọng phát triển thủy sản cả về chất lượng, giá trị và mở rộng diện tích
nuôi trồng; phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ hậu cần cho khai thác thuỷ sản
trên biển và cơ sở chế biến hiện đại. Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng muối, cải
thiện điều kiện sản xuất và sinh hoạt của bà con diêm dân.
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các chương trình, đề án phát
triển nông nghiệp, nông thôn; triển khai quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; huy động, lồng ghép các nguồn lực để xây
dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại.
- Phát triển đồng bộ và mở rộng các loại thị trường; nâng cao chất lượng,
hiệu quả và sức cạnh tranh trong hoạt động tài chính, thương mại - dịch vụ.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh trong hoạt động tài chính - tín
dụng, thương mại - dịch vụ; phát triển đồng bộ và mở rộng các loại thị trường.
Phấn đấu tốc độ tăng bình quân tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ xã
hội trên 30%/năm.
Huy động tổng hợp các nguồn lực và xã hội hoá để xây dựng hệ thống kết cấu
hạ tầng thương mại - dịch vụ. Phát triển đồng bộ hệ thống chợ trung tâm, siêu thị,
trung tâm thương mại ở các đô thị và nông thôn. Củng cố hệ thống phân phối nội
địa; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương
mại,...
Tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển thương mại, trên cơ sở đó,
đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường mới trong khu vực
và quốc tế; xây dựng thương hiệu một số sản phẩm, dịch vụ có thế mạnh của tỉnh.
Tích cực huy động các nguồn lực đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh nhằm tăng
nhanh nguồn thu ngân sách, gắn với tiết kiệm chi. Đẩy mạnh công tác huy động
vốn và mở rộng đầu tư tín dụng; phấn đấu tổng nguồn vốn huy động tăng bình quân
hằng năm 25%; tổng dư nợ tín dụng tăng bình quân trên 25%; tỷ lệ nợ xấu trên
tổng dư nợ ở mức dưới 3%.
15
- Huy động tổng hợp và đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội và các công trình, dự án trọng điểm, tạo động lực thúc đẩy
phát triển
Phấn đấu huy động tổng nguồn vốn đầu tư xã hội đạt 230.000 tỷ đồng. Đẩy
mạnh xã hội hoá thu hút nguồn lực cho đầu tư phát triển; phấn đấu tổng nguồn vốn
đăng ký đạt 235.000 tỷ đồng, các nguồn vốn ngân sách và ODA, NGO đạt 5.000 tỷ
đồng.
Tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt
bằng để bàn giao cho các nhà đầu tư đúng tiến độ; tổ chức thực hiện có hiệu quả
các giải pháp nhằm ổn định đời sống, giải quyết việc làm cho nhân dân các vùng tái
định cư.
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại, tăng cường hợp tác với các
tỉnh của Lào, Thái Lan, các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế; thu hút trên
10 tỷ USD các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); vận động con em người Hà
Tĩnh ở ngoại tỉnh và nước ngoài hướng về quê hương đầu tư các chương trình, dự
án phát triển kinh tế - xã hội.
- Khai thác có hiệu quả tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường đảm bảo
cho phát triển bền vững; chủ động ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản; tập trung
xây dựng, nghiên cứu, điều tra cơ bản, rà soát, điều chỉnh, lập các quy hoạch, đồng
thời chấn chỉnh việc cấp phép, khai thác nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, khoáng
sản, gắn với bảo vệ môi trường. Tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học, công
nghệ vào khai thác và chế biến sâu các loại khoáng sản. Xây dựng cơ chế, chính
sách nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương kinh tế hoá ngành tài nguyên và xã hội
hoá công tác bảo vệ môi trường.
Ưu tiên đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp, thoát, xử lý nước
thải, rác thải; phấn đấu đến năm 2015, có 50% khu vực đô thị, 80% khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập
trung, 100% chất thải y tế và 100% chất thải rắn ở đô thị, khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, làng nghề được thu gom và xử lý đúng quy định. Nâng cao chất lượng
dự báo, cảnh báo phục vụ phòng chống thiên tai, kịp thời ứng phó với các tác động
của biến đổi khí hậu.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, thúc đẩy phát triển các thành phần
kinh tế và các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh
Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp
và các cụm công nghiệp theo hướng ưu tiên sử dụng ít đất, tiêu tốn ít năng lượng,
công nghệ và thiết bị hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường, tạo nhiều việc làm cho
người lao động.
Xây dựng môi trường hấp dẫn cho việc phát triển doanh nghiệp. Có chính sách
hỗ trợ đối với loại hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã, các trang trại, gia trại, kinh tế tư
nhân, các loại hình sản xuất, kinh doanh phát triển và hình thành mô hình sản xuất
lớn trong sản xuất nông nghiệp.
16
- Phát triển mạnh mẽ giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực; tăng cường nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ
Đẩy mạnh giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn; tiếp tục
giữ vững và nâng chất lượng phổ cập mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở. Tăng
cường xã hội hoá giáo dục gắn với đa dạng hoá các hình thức đào tạo; quan tâm
giáo dục hướng nghiệp. Triển khai đúng tiến độ, chất lượng chương trình kiên cố
hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên.
Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ chuyên môn
sâu trên các lĩnh vực, tập trung các ngành, lĩnh vực tỉnh đang có nhu cầu; đầu tư
xây dựng Trường Đại học Hà Tĩnh trở thành trường đại học đa cấp, đa ngành. Rà
soát quy hoạch và tổ chức lại hệ thống các trường, trung tâm dạy nghề trong toàn
tỉnh, đầu tư phát triển theo hướng tiên tiến, hiện đại. Triển khai thực hiện có hiệu
quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, nhất là tạo nghề,
giải quyết việc làm cho lao động trong vùng các dự án gắn với chuyển dịch cơ cấu
lao động khu vực nông thôn.
Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất để tạo
bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá; mở rộng hợp tác quốc tế
về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Thực hiện đồng bộ
chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài, nhất là con em Hà Tĩnh về địa
phương làm việc.
- Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và thông tin - truyền
thông
Xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch tổng thể phát triển văn hoá, thể thao và
du lịch; hoàn thiện hệ thống các thiết chế văn hoá, thể thao từ tỉnh đến cơ sở. Bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, gắn với phát triển kinh tế
du lịch, dịch vụ. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến năm
2015 có 82% gia đình văn hóa; 60% thôn, xóm, khối phố văn hoá; 50% làng, xã có
thiết chế văn hóa đồng bộ; 80% số xã, phường, thị trấn có thư viện.
Chú trọng phát triển thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao; đa dạng
hóa các hình thức xã hội hóa đầu tư lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Phát triển
đồng bộ các loại hình và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
Nâng cao chất lượng hoạt động quản lý báo chí, xuất bản; tăng số lượng gắn
với tăng thời lượng và chất lượng phát sóng truyền hình. Phát triển mạng viễn
thông thế hệ mới, cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông đa dạng, chất lượng tốt.
- Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân; đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực xã hội
Phát triển hệ thống y tế đồng bộ về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ chuyên
môn và quản lý; nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh cho nhân dân; tăng cường
công tác quản lý nhà nước về y tế; chủ động dự báo và phòng chống các loại dịch
bệnh; triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế.
17
Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế dự phòng, công tác an
toàn vệ sinh thực phẩm.
Tiếp tục nâng chất lượng dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, bảo vệ bà mẹ trẻ
em. Phấn đấu đến năm 2015, hạ tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh xuống dưới 0,17%. Duy trì
mức giảm sinh bình quân hàng năm 0,1‰ đến 0,2‰; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở
lên mỗi năm 2% đến 3%.
Đẩy mạnh xã hội hoá các dịch vụ bảo hiểm xã hội. Thực hiện có hiệu quả
Chiến lược quốc gia về xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm; chú trọng giảm
nghèo ở các các huyện miền núi, bình quân hàng năm giảm 4 - 5% số hộ nghèo;
phấn đấu hàng năm giải quyết việc làm cho trên 3,2 vạn lao động, xuất khẩu lao
động trên 6.000 người. Đảm bảo chế độ, chính sách đối với người có công, gia
đình chính sách, các đối tượng bảo trợ xã hội…
- Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết
của Đảng về quốc phòng - an ninh, tạo chuyển biến về nhận thức, nâng cao trách
nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể về
nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Xây dựng, củng cố nền
quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân
dân, biên phòng toàn dân và phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang;
xây dựng lực lượng bộ đội thường trực theo hướng cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên đủ
số lượng, có cơ chế quản lý dự bị động viên sẵn sàng huy động khi có nhu cầu.
Quan tâm chăm lo thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.
Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Chủ động phòng
ngừa, đấu tranh có hiệu quả với mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.
Đẩy mạnh bảo vệ an ninh kinh tế, đảm bảo tốt an ninh xã hội. Thực hiện đúng tiến
độ kế hoạch tôn tạo, tăng dày cột mốc quốc giới.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, trật tự;
đẩy mạnh công tác phòng chống tội phạm, kiềm chế, đẩy lùi tai nạn giao thông và
các tệ nạn xã hội.
Câu 7: Theo bạn con người, quê hương Hà Tĩnh vốn có những truyền
thống tốt đẹp nào? Với trách nhiệm của bản thân, bạn phải làm gì để phát huy
những truyền thống tốt đẹp đó?
Trả lời:
+Trước hết đó là truyền thống lao động cần cù, kiên trì chịu đựng gian khổ,
đấu tranh không mệt mỏi với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát
triển. Cư dân Hà Tĩnh làm ăn sinh sống chủ yếu bằng hoạt động kinh tế nông
nghiệp. Bằng bàn tay lao động, họ đã khai phá, cải tạo những vùng đất hoang, cằn
cỗi thành ruộng đồng tốt tươi, hình thành nên xóm làng trù phú. Cùng với phát triển
sản xuất nông nghiệp, Hà Tĩnh cũng đã có một số nghề thủ công cổ truyền với
18
những sản phẩm nổi tiếng như Lụa Hạ, đồ rèn Trung Lương, đồ mộc Thái Yên, Xa
Lan, đồ sành Cẩm Trang, nón lá Đan Du, Phù Việt…
+ Ham học hỏi, tôn sư trọng đạo, có chí học hành, do vậy thời nào cũng có
người đỗ đạt cao. Tính từ thời Tràn đến thời Nguyễn Hà Tĩnh có đến 148 vị đại
khoa. Đặc biệt, Hà Tĩnh tự hào là nơi sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng như
Nguyễn Huy Tự (1743 - 1790) với Hoa tiên truyện, đại thi hào Nguyễn Du (1766 1820) với Truyện Kiều bất hủ, danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 1792), Nguyễn Thiếp (1723 – 1804), nhà thơ kiêm nhà kinh tế thuỷ lợi tài ba
Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858), nhà sử học Phan Huy Chú (1782 - 1840)… Văn
học dân gian Xứ Nghệ - trong đó có Hà Tĩnh - với nhiều thể loại phong phú, đặc
sắc đã đóng góp hết sức xứng đáng vào kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
+ Người dân Hà Tĩnh vốn có lòng yêu quê hương, yêu đất nước nồng nàn và ý
chí kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ quê
hương, giữ yên bờ cõi đất nước. Chính vì vậy, trong một thời gian dài của lịch sử,
vùng Hà Tĩnh từng được coi là miền đất “Phên dậu” ở phương nam của Tổ quốc.
Mở đầu là những cuộc đấu tranh hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của nhân dân quận
Nhật Nam trong những năm giữa thế kỷ II chống lại ách thống trị của phong kiến
phương bắc, từ đó phong trào đấu ranh của nhân dân vùng Hà Tĩnh liên tục diễn ra.
Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (Quê gốc ở làng Mai Phụ - Thạch
Hà) nổ ra vào năm 722 chống lại bọn xâm lược nhà Đường. Cuối thế kỷ X - Đầu
thế kỷ XI, Cao Minh Hựu, một danh tướng quê ở Phi Lộc (Can Lộc) đã giúp Lê
Hoàn đánh tan quân xâm lược Tống trên sông Hương Đại - Bạch Đằng.
Trong suốt thời kỳ phong kiến độc lập (Từ thế kỷ X trở đi) miền Nghệ Tĩnh
nói chung và vùng Hà Tĩnh nói riêng từng là trung tâm của nhiều cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm. Đầu thế kỷ XV, nhân dân vùng Hà Tĩnh đã vùng dậy khởi nghĩa
chống giặc Minh xâm lược và thống trị, tiêu biểu là tấm gương Đặng Tất (Quê ở
Thiên Lộc) trong cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi, Đặng Dung (con trai Đặng Tất) và
Nguyễn Biểu (Huyện Chi La - Đức Thọ) trong cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng,
cuộc khởi nghĩa của Phan Liêu ở Nha Nghi (Nghi Xuân) năm 1919…
Từ năm 1425, vùng Đỗ Gia (Hương Sơn) được chọn làm một trong những căn
cứ chiến lược quan trọng, là đất đứng chân “của Nghĩa quân Lam Sơn”. Vùng Hà
Tĩnh đã đóng góp cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn những danh tướng tiê biểu như
Nguyễn Tuấn Thiện (Đỗ Gia – Hương Sơn), Nguyễn Biên (Quê ở Thiên Lộc – Can
Lộc, sau dời vào Cẩm Xuyên), Lê Bôi (Chi La - Đức Thọ)…
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Thanh do Quang Trung
Nguyễn Huệ lãnh đạo (Thế kỷ XVIII) vùng Hà Tĩnh đã góp phần xứng đáng, với
những người con tiêu biểu như Dương Văn Tào (Cẩm Xuyên), Hồ Phi Chấn (Thạch
Hà), Đặng Quốc Đống (Nghi Xuân)…
Trong những năm đầu dưới thời nhà Nguyễn (đầu thế kỷ XIX) nhân dân vùng
Hà Tĩnh đã nhiều phen vùng dậy chống lại ách thống trị hà khắc của bọn cường
hào, phong kiến, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hương Sơn do Lê Hữu
Tạo lãnh đạo (1818).
+ Sinh sống trong một vùng đất có điều kiện khí hậu khắc nghiệt “chảo lửa, túi
mưa”, lại phải thường xuyên đối mặt với giặc ngoại xâm nên người dân Hà Tĩnh
19
sớm hình thành Truyền thống đoàn kết gắn bó, tương thân tương ái, sống có nghĩa
tình, thuỷ chung, giản dị và tiết kiệm trong cuộc sống.
Với những nét đẹp kể trên, nhân dân Hà Tĩnh đã đóng góp xứng đáng vào
truyền thống dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc Việt Nam, đồng thời tạo
tiền đề vững chắc để tiếp tục phát triển lên mức cao hơn trong những thời kỳ lịch
sử tiếp sau khi tỉnh Hà Tĩnh được thành lập.
20