Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TL học chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.42 KB, 6 trang )

PHẦN I
LỜI MỞ ĐẦU
Học sinh bỏ học hiện nay ở các vòng nông thôn sâu là rất phổ biến, trong đó bỏ học do
đua đòi, chơi bời là rất đáng kể.
Khoa học công nghệ phát triển vượt bậc là thành tựu thông minh và sáng tạo của loài
người. Những thành tựu đo ùtác động rất tích cực đến đời sống xã hội, song không thể tránh
khỏi mặt trái của nó làm ảnh hưởng đến việc học tập của không ít của một bộ phận học sinh.
Là một cán bộ quản lý trong nhà trường tôi cảm thấy lo ngại trước sự xuất hiện của nhiều trò
chơi mới lạ có sự lôi cuốn, thu hút nhiều đối tượng, thành phần trong xã hội tham gia và đặc
biệt là lứa tuổi học sinh. Ban đầu là chơi để biết, để giải trí sau đó là đam mê, lâm và những
cuộc đỏ đen của trò cờ bạc dẫn đến bỏ học, ăn cắp ăn trộm.
Trò chơi điện tử xuất hiện ở mọi nơi, nhất là thành thị, các xóm phố, nơi có dân cư đông
đúc. Lượng người tham gia vào trò chơi này không giới hạn bời vì trò chơi rất phong phú, có
sức thu hút đặc biệt bởi tính hiện đại của nó. Việc học để biết sử dụng máy là rất dễ, thế là
người lớn, trẻ con đều có thể tham gia. Đặc biệt kinh doanh trò chơi này dễ thu lại lợi nhuận
nên nhiều người kinh doanh; nhất là những nơi tập trung học sinh, sinh viên. Thế là quỹ thời
gian của học sinh cũng bị trò chơi này chiếm lấy dẫn đến nhiều em trốn , bỏ học để tham gia
gây ra không ít học sinh trắng túi; bao nhiêu tiền bạc cha mẹ cho đi ăn học đều vô nghĩa,
thậm chí còn gây ra ăn cắp ăn trộm, dối trá với cha mẹ và bạn bè.
Tại thị trấn Sông Đốc, một thị trấn giàu tiềm năng nên người của nhiều nơi tập trung về
sinh sống và là ăn trong đó cũng rất nhiều người kinh doanh trò chơi này. Người kinh doanh
trò chơi luân tìm vị trí gần trường học để có thể có nhiều khách tham gia, trong đó nhiều
nhất vẫn là học sinh. Học sinh trốn học, bỏ tiết đi chơi Game diễn ra nhiều, liên tục cho dù
nhà trường đã có một số biện pháp ngăn chặn song chất lượng chưa tới đâu. Hiện tượng học
sinh tham gia vào các trò chơi điện tử có xu hướng ngày càng nhiều làm ảnh hưởng rất lớn
đến quản lý và giáo dục học sinh như trốn học, bỏ học, lưu ban, …
Mặt khác, khi say mê trò chơi dễ dẫn đến mức cá cược để ăn tiền, cãi vã, đánh nhau gây
mất trật tự xã hội. Nếu không có biên pháp khắc phục cho phù hợp sẽ dẫn đến một số tác hại
không lường cho gia đình, nhà trường và xã hội.
Giải quyết hiện tượng học sinh bỏ học nói chung và bỏ học để tham gia vào các trò chơi
trên góp phần làm cho bảo đảm trật tự xã hội ở địa phương, xây dựng môi trường giáo gục


lành mạnh góp phần nâng cao dân trí, bảo đảm sự phát triển bền vững cho địa phương trên
con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Bản thân học sinh ổn định việc học tập, nâng cao được trình độ, bớt tôn kém cho gia đình
đồng thời học không bị rơi vào tình trạng hư hỏng để hướng tới là người có ích cho gia đình
và xã hội.
Đề tài mà tôi nghiên cứu được kết cấu như sau:
Phần I. Lời mở đầu
Phần II. Mô tả hiện tượng
Phần III. Xác định mục tiêu xử lý
Phần IV. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
Phần V. Xây dựng các phương án giải quyết và lựa chọn phương án tối ưu
Phần VI. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn


Phần VII. Kết luận và các kiến nghị
PHẦN II
MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG
Các năm học 2002 – 2003, 2003 – 2004 học sinh nhà trường nghỉ học rất nhiều với nhiều
lý do khác nhau, trong đó đáng lưu ý nhất là học sinh bỏ học, cúp cua…Sau đây là một điển
hình:
Năm học 2004 – 2005, em nguyễn văn A thuộc lớp 8A trường THCS Sông Đốc II đã
nghỉ học liên tục 05 ngày không rõ lý do. Được sự phân công của Hiệu trưởng nhà trường
giáo viên chủ nhiệm 8A đã cùng cán bộ lớp đến gia đình tìm hiểu thì được biết: Em Nguyễn
Văn A vẫn đi học một cách đều đặn trong suất thời gian qua.
Sau đó giáo viên chủ nhiệm cùng gia đình tìm hiểu nguyên nhân thì mới được biết là em
Nguyễn Văn A đã bỏ học vì say mê vào các trò chơi điện tử.
Thật đáng nói là gia đình của học sinh trên có điều kiện kinh tế khá giả, là con một nê
đước gia đình rất chiều chuộng
PHẦN III
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ

- Ngăn chặn ngay tình trạng bỏ học của học sinh Nguyễn Văn A, đồng thời chống hiện
tượng này lan sang các đối tượng học sinh khác.
- Tạo ra động lực học tập tốt đối với em Nguyễn Văn A và học sinh trong nhà trường.
- Góp phần và việc bảo đảm kỉ cương, trật tự mà nhà trường đặt ra nhằm xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh.
- Hoàn thành kế hoạch phổ cập giáo dục THCS, nâng cao mặt bằng dân trí, xây dựng xã
hội học tập.
- Góp phần bảo vệ pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Nâng cao trình độ và uy tín của nhà trường và góp phần tạo lòng tin đối với phụ
huynh và nhân dân.
PHẦN IV
TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
1/ Phân tích nguyên nhân.
1.1/ Nguyên nhân chủ quan
Do lười học, thích đua đòi và mê tham gia vào các trò chơi mới lạ, nhất lấcc trò chơi
điện tử
Do kinh tế gia đình khá giả, được cha mẹ cho nhiều tiền, lúc đầu chơi ít sau dần dần
tăng lê do trò chơi hấp dẫn, mới lạ, kiến thức mỗi ngày một thiếu so với yêu cầu của thầy cô
nên sợ phải kiểm tra dẫn đến trốn học, bỏ học.
1.2. Nguyên nhân khách quan
Do quản lý lỏng lẻo của gia đình, khoán trăng việc học tập cho con em và nhà trường; cha
mẹ cứ nghĩ rằng có tiền cho con là con học tập tốt


Do sự thiếu quan tâm của không ít bậc làm thầy, làm cô do phải tần tảo bương trải với
cuộc sông đời thường với miếng cơm manh áo nhằm có cuộc sống khá giả tạo dựng một
tương lai cho con mình học tập cũng như kinh tế.
Do địa bàn phức tạp, nhiều đối tượng thanh niên trên nhiều tỉnh thành tập trung về làm
nghề biển, trong đó không ít những thanh niên còn đang trong độ tuổi đi học song lại không
đến trường; chơi bời lêu lỏng tác động, rủ rê học sinh nhà trường đi chơi sau đó trở thành

thành viên của đám chơi bời, ăn xài phung phí. Thậm chí còn hù doạ phải nghị học để đi
chơi cùng chúng.
Do quản lý thiếu chặt chẽ của chính quyền địa phương hoặc xử lý không đến nơi đến chốn
đối với các đối tượng vi phạm như cờ bạc, đá gà, phố đêm,…
Mặt trái của cơ chế thị trường tác động đến các em học sinh như là có tiền là hơn, là giàu
có, chứ các em trong độ tuổi từ 11- 18 làm sao có thể biết hết là muốn làm giàu là phải học
tập miệt mài là yếu tố quan trọng; đâu phải có tiền là giàu có, mà phải hội chuẩn ít nhất là có
tiền, có sức khởe, có trình độ,…
2. Phân tích hậu quả
Tình huống học sinh Nguyễn Văn A mà tôi đề cập là một điển hình, theo tôi đang xẩy ra
trên diện rộng. Nó có thể gây ra rất nhiều tác hại cho bản thân học sinh, gia đình và cho xã
hội, tôi xin nêu một số tác hại cỏ bản sau đây:
2.1/ Đối với bản thân học sinh
Bỏ học, đam mê các trò chơi sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập; Bỏ học
là không tiếp cận được với bài giảng dẫn đến chán học vì chẳng biết gì trong những tiết tiếp
theo.
Bỏ học dễ dẫn thất nghiệp sau này, dễ vi phạm pháp luật.
2.2/ Đối với gia đình
Cha mẹ tốn tiền cho ăn học song chẳng được gì, làm cho xã hội và bà con xóm làng lên
án.
2.3/ Đối với lớp và nhà trường
Nhà trường có nhiều học sinh bỏ học thì không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2.4/ Đối với xã hội và cộng đồng dân cư
Xóm làng thêm một người thất học, thêm một người thất việc, thêm một gánh nợ cho bà
con lối xóm.
2.5/ Đối với địa phương trong việc duy trì kỉ cương phép nước
Nghỉ học tham gia các trò chơi, dẫn đến thiếu tiền sinh ra ăn cắp, ăn trộm làm mất an ninh
trật tự của địa phương gâi phiền hà cho quá trình quản lý.
PHẦN V
XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VÀ LỰA CHON PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU

Giải quyết tình huống mà tôi giới thiệu có thể có nhiều phương án giải quyết song tôi xin
đưa ra 03 phương án sau đây:
1/ Xây dựng các phương án:
1.1/Phương án thứ nhất.
Buộc thôi học 45 ngày, giao cho địa phương theo dõi và giáo dục.


a. Mặt tích cực:
Ngăn chặn ngay hành vi vi phạm quy định của nhà trường, giữ được kỉ cương trường lớp
Làm cho học sinh khác có ý định vi phạm cũng phải sợ.
b. Mặt hạn chế:
Buộc thôi học 45 ngày là học sinh không còn cơ hội lên lớp, dễ gây chán nản trong học
tập, đặc biệt có thể biến thành đối tượng bất cần.
Trong khi đang thường xuyên tham gia chơi bời với các đối tượng thanh niên ngoài nhà
trường, trong 45 ngày không đến trường học tập thì em Nguyễn Văn A này sẽ ra sao? Liệu
có tốt hơn trước khi buộc thôi học hay không? Điều này khó mà lường hết được.
Tính tin cậy của phụ huynh học sinh đối với nhà trường bị giảm xuống vì họ coi đây là
nơi gửi gắm con em mình.
1.2/ Phương án thứ hai.
Cảnh cáo ghi và học bạ đồng thời bào về gia đình em Nguyễn Văn A để gia đình kết hợp
với nhà trường có biện pháp giáo dục thích hợp.
a. Mặt tích cực:
Ngăn chặn ngay hành vi vi phạm quy định của nhà trường, giữ được kỉ cương trường lớp
Làm cho học sinh khác có ý định vi phạm cũng phải sợ.
Có cơ hội được lên lớp
b. Mặt hạn chế:
Trong học bạ có điểm đen quá lớn gây ấn tượng không tốt cho quá trình học tập và rèn
luyện.
Tính tin cậy của phụ huynh học sinh đối với nhà trường bị giảm xuống vì họ coi đây là
nơi gửi gắm con em mình.

1.3/ Phương án thứ ba.
Mời gia đình đến trường dể thông báo cùng với đại diện Ban đại diên Hội cha mẹ học
sinh, giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách đồng thời bàn cáh giáo dục
Hình thức kỉ luật: Khiển trách có thông báo về gia đình
a. Mặt tích cực:
Ngăn chặn được hành vi vi phạm quy định của nhà trường, giữ được kỉ cương trường
lớp.
Có cơ hội học tập, rèn luyện bản thân cho học sinh.
Phương án giải quyết có sự kết hợp giũa nhà trường với phụ huynh học sinh tạo được
ấn tượng tốt cho nhà trường đối với nhân dân.
Học sinh ngày một tin tưởng vào sự giúp đỡ của thầy cô, kết quả học tập chắc chắn sớm
tiến bộ.
b. Mặt hạn chế:
Phương án giải quyết kéo dài mất thời gian, nhiều người tham gia giải quyết.
2/ Lựa chọn phương án tối ưu.
Phương án xử lý thứ ba chiếm ưu thế hơn bởi vì:
Hành vi vi phạm của em Nguyễn Văn A vi phạm không chỉ lỗi cố ý mà trong đó có sự
tác động của rất nhiều phía cho nên chịu kỷ luật ở mức độ Khiển trách và thông báo về gia
đình là hoàn toàn hợp lý.
Sau xử lý còn có cơ hội học tập cho học sinh là điều đáng quý.


Qua giải quyết mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình tạo được ấn tượng tốt, uy tín
nhà trường và cán bộ quản lý được nhân
lên.
PHẦN VI
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ LỰA CHỌN

TT
01

02
03
04
05
06

07
08

Nôi dung
công việc

Ngày, tháng,
năm
thựchiện

Lực
lượng
thực hiện

Đia điểm
thực hiện

CSVC
để thực hiện

Ghi
chú

Thành lập hội

đồng kỷ luật
Yêu cầu học sinh
vi phạm viết bản
kiểm điểm
Thu thập
thông tin
Thông báo thành
phần tham gia
họp
Tổ chức họp hội
đồng kỷ luật
Triển khai quyết
định kỷ luật đến
học sinh
Giao cho giáo
viên chủ nhiệm
có học sinh vi
phạm theo dõi và
kiểm tra
Họp xoá kỷ luật
PHẦN VII
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1/ Kết luận
Hiện tượng học sinh cúp cua, bỏ tiết, trốn học phổ biến ở nhiều nơi, trong đó có ở địa
phương tôi công tác. Đặc biệt là học sinh nói dối cha mẹ, thầy cô giáo để chơi bời lêu lỏng,
tham gia vào các trò chơi DẪN ĐẾN BỎ HỌC.
Trò chơi điện tử rất phong phú và đa dạng, có sức lôi cuốn rất cao làm cho người tham gia
trò chơi ngày càng đam mê, dẫn đến ngày càng thua thiệt bạn bè về học tập, không đáp ứng
được những yêu cầu tối thiểu trong giờ học.

Xử lý hiện tượng này là góp phần chống học sinh bỏ học, cụ thể trong các năm học gần
đây số học sinh bỏ học của nhà trường giảm đáng kể, góp phần nâng các dân trí và đồng thời
hoàn thành phổ cập giáo dục THCS cuả địa phương.


Kết quả là rất khả quan trong các năm học 2004 – 2005, 2005 – 2006 tỷ lệ học sinh bỏ
học giảm đáng kể ( cụ thể là không quá 3%)
2/ Kiến nghị.
Đối với địa phương nên có chương trình sắp xếp cho phù hợp các khu kinh doanh trò chơi
điện tử, nhất là không nên để gần trường học.
Quản lý và xử lý nghiêm các đối tượng thường xuyên gây rối, cờ bạc, đá gà, phố đêm nhà
tránh hiện tượng lôi kéo học sinh.
Tăng cường công tác quản lý giáo dục nhà trường, công tác phối hợp các lực lượng xã hội
như Ban đại diên hội cha mẹ học sinh, Hội Khuyên học, Hội phụ nữ, …
Địa phương nên tạo quỹ đất thích đáng để có sân chơi, bãi tập cho học sinh.
………………………………………………………………………………
HẾT…………………………………………………………………………………..
Ý KIẾN NHẬT XÉT VÀ XẾP LOẠI
CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×