Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Thiết kế hệ thống thu gom và xử lý nước thải cho quận hà đông đên năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.39 KB, 109 trang )

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

LỜI NÓI ĐẦU
Bảo vệ môi trường hiện nay là vấn đề bức xúc trên toàn cầu nhất là tại các nước
đang phát triển. Nước ta đang trên đường hội nhập với thế giới nên việc quan tâm đến
môi trường là điều tất yếu. Vấn đề bảo vệ sức khỏe cho con người, bảo vệ môi trường
sống trong đó bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm đã và đang được Đảng và nhà nước,
các tổ chức và mọi người dân đều quan tâm. Đó không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá
nhân mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.Một trong các biện pháp tích cực để bảo
vệ môi trường sống, bảo vệ nguồn nước thiên nhiên tránh không bị ô nhiễm bởi các
chất thải do hoạt động sống và làm việc của con người gây ra là việc xử lý nước thải
và chất thải rắn trước khi xả ra nguồn đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường hiện
hành. Đồng thời tái sử dụng và giảm thiểu nồng độ chất bẩn trong các loại chất thải
này.
Quận Hà Đông –Thành phố Hà Nội là một quận mới đang được đầu tư phát triển,
có nhiều tiềm năng về kinh tế xã hội và phát triển du lịch. Sự phát triển của khu đô thị
mới này có ý nghĩa rất quan trọng trong khu vực và quốc gia. Với thế mạnh về trục
giao thông đường bộ chính, môi trường đầu tư thuận lợi và sự phát triển mạnh mẽ của
các ngành công nghiệp, quận Hà Đông sớm trở thành một trung tâm kinh tế trọng
điểm của Thành phố Hà Nội. Sự phát triển của khu vực đòi hỏi phải có một cơ sở hạ
tầng đồng bộ và đáp ứng được các yêu cầu trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên,
hệ thống kỹ thuật hạ tầng của quận Hà Đông còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là hệ thống
thoát nước còn chưa xây dựng. Vì vậy việc xây dựng hệ thống thoát nước cho khu đô
thị mới này mang tính cấp bách và cần thiết.
Với mục đích đó và được sự gợi ý của cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Thái,
em đã nhận đề tài tốt nghiệp: “ Thiết kế hệ thống thu gom và xử lý nước thải cho
quận Hà Đông đến năm 2025”.
Trong quá trình thực hiện đồ án em đã được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô
giáo trong bộ môn Công nghệ và Quản lý Môi trường, đặc biệt là cô giáo PGS.TS.
Nguyễn Thị Kim Thái. Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo đã
giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Với trình độ, kinh nghiệm và thời gian


còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn.
Hà nội ngày 20 tháng 01 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Chí Đức

1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI
SV
: NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG


THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................1
MỤC LỤC..................................................................................................................................2
CHƯƠNG 1................................................................................................................................3
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ.......................................3
XÃ HỘI VÀ QUI HOẠCH QUẬN HÀ ĐÔNG- THÀNH PHỐ HÀ NỘI................................3
CHƯƠNG 2..............................................................................................................................17
THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC SINH HOẠT.......................................................17
CHƯƠNG 3..............................................................................................................................39
THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA...................................................................39
CHƯƠNG 4..............................................................................................................................44
THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI................................................................................44
CHƯƠNG 5..............................................................................................................................95
CHUYÊN ĐỀ: XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ NGUY HẠI TẠI CÁC BỆNH VIỆN - QUẬN HÀ
ĐÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐT....................................................................................95


2
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI
SV
: NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG


THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ
XÃ HỘI VÀ QUI HOẠCH QUẬN HÀ ĐÔNG- THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý.
Quận Hà Đông - Thành phố Hà Nội( Trước ngày 01/08/2008 là Thành phố Hà
Đông - trực thuộc tỉnh Hà Tây(cũ), có toạ độ địa lý 20 o59’ vĩ độ bắc, 105o45’ kinh
đông, nằm dọc hai bên quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hoà Bình, cách trung tâm Thành phố Hà
Nội 15 km về phía Tây.
Phạm vi hành chính của Quận gồm:
- Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm - Hà Nội
- Phía Nam giáp huyện Thanh Oai - Hà Nội
- Phía Đông giáp huyện Thanh Trì - Hà Nội
- Phía Tây giáp huyện Hoài Đức, huyện Chương Mỹ - Hà Nội

Hình 1.1. Vị trí địa lý quận Hà Đông- Thành phố Hà Nội
Toàn bộ khu vực được chia cắt bởi 3 con sông là: Sông Nhuệ, sông La Khê, sông
Đáy và các tuyến giao thông chính là: QL6, QL70 và QL21B chia thành 6 khu vực:
-Khu vực 1: Phía Đông - Bắc sông Nhuệ liền kề với huyện Thanh Trì -Hà
Nội, gồm 2 phường Văn Mỗ và Phúc La nằm dọc QL6A và QL430.
-Khu vực 2: Phía Tây - Bắc của QL6 gồm 3 phường Yết Kiêu, Quang
Trung, Vạn Phúc tiếp giáp với huyện Hoài Đức -Hà Nội, Từ Liêm - Hà Nội

-Khu vực 3: Phía Tây giáp huyện Chương Mỹ, Hoài Đức - Hà Nội gồm 2 xã
Văn Khê và Yên Nghĩa.
- Khu vực 4: Phía Nam tiếp giáp với huyện Thanh Oai, Chương Mỹ - Hà
Nội gồm 2 xã Phú Lương, Phú Lãm. Có QL6 và QL21B chạy qua.

3
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI
SV
: NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG


THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

- Khu vực 5: Gồm 2 phường Hà Cầu, Nguyễn Trãi nằm giữa trung tâm
Quận Hà Đông.
- Khu vực 6: Gồm xã Kiến Hưng, tiếp giáp với huyện Thanh Trì - Hà Nội.
1.1.2. Địa hình.
Quận Hà Đông có cao độ +4,5m đến +7,2m; phần lớn các khu vực có cao độ
+5,0m đến +6,8m.
- Phía Đông - Bắc sông Nhuệ đất đai cao, thấp không đều. Cao độ từ
+5,8m đến +7,2m. Đa số diện tích đất đai cao độ +6,2m.
- Phía Bắc sông La Khê: Cao độ trung bình từ +6,3m đến +6,8m và cao
+7,0m.
- Phía Nam có xu thế dốc dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Cao
độ trung bình từ +5,0m đến +5,5m và cao nhất là +6,0m.
- Phía Tây Nam có sông Đáy là dòng sông tự nhiên lâu đời, cao độ tự
nhiên từ +2,0m đến 4,0m và cao nhất là +5,0m đã tạo nên một vùng kinh
tế trù phú, cảnh quan thiên nhiên đẹp, thơ mộng.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu.
Quận Hà Đông thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, cận xích đạo với hai mùa.

1.1.3.1. Nhiệt độ
+ Biên độ nhiệt hàng năm dao động từ 15 0C đến 350C, nhiệt độ trung bình
230C.
+ Tháng 12 và tháng 1 hàng năm là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất: 15
0

C.
+ Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất: 38 0C.
+ Các tháng còn lại trong năm có nhiệt độ trung bình: 23 0C đến 29 0C.

Khí hậu ở đây chia làm 2 mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, có khi kéo dài
tới tháng 11, mùa khô từ tháng 11 hoặc tháng 12 đến tháng tư năm sau.
1.1.3.2. Lượng mưa.
Nhìn chung lượng mưa trên toàn khu vực tương đối cao nhưng phân bố không
đều. Ngoài việc phụ thuộc vào các nhân tố hoàn lưu theo mưa, còn phụ thuộc vào điều
kiện địa hình ở mỗi vùng, mỗi địa phương trong khu vực.
+ Lượng mưa trung bình năm là: 1620mm.
+ Lượng mưa cao nhất năm là 2497mm.
+ Lượng mưa trung bình tháng cao nhất : 135 mm.
+ Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất: 0 mm.

4
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI
SV
: NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG


THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

+ Lượng mưa 3 ngày lón nhất ứng với các tần suất P

P= 5%
346mm
P= 10%
295mm
P= 20%
240mm
1.1.3.3. Độ ẩm không khí.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình trong năm là 86%, độ ẩm cao nhất trong năm là 94%
và độ ẩm thấp nhất là 31%.
1.1.3.4. Gió mùa.
- Hướng gió thịnh hành về mùa khô (Tháng 5 đến tháng 10, 11 hàng năm): Tây nam.
- Hướng gió thịnh hành về mùa mưa (Tháng 11,10 đến tháng 4 năm sau): Đông bắc.
1.1.3.5. Mạng lưới sông, suối, ao, hồ.
Khu vực quận Hà Đông có mạng sông hồ không nhiều, bao gồm: Sông Nhuệ,
sông Đáy.
1.1.4. Địa chất thuỷ văn.
- Nước mặt: Do cấu tạo địa chất bằng khu vực quận không được bằng phẳng. Hiện
nay cốt nước sông Nhuệ mùa lũ thường ở cốt ≥ 4,00m luôn cao hơn cốt tự nhiên 4,0m
đến 5,0m. Vì vậy mùa mưa nơi nào có độ cao ≤ +5,0m thường bị ngập úng.
-Nước ngầm:Mực nước ngầm có áp về mùa mưa (từ tháng 3 đến tháng 9) thường gặp
ở cốt -6,0m đến -9m; Mùa khô(từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau) thường ở cốt từ -7m
đến -10m. Còn nước ngầm mạch nông không áp thường cách mặt đất từ 1,0m đến
1,5m.
1.1.4.1. Điều kiện địa chất
- Theo tài liệu địa chất của Đoàn địa chất địa lý 79 ở tờ bản đồ địa chất tỷ lệ
1/2000 tờ Hà Nội( F48-XXVIII) đã được hiệu đính năm 1978 của cục bản đồ- Bộ
Quốc Phòng thì toàn bộ khu vực quận Hà Đông nằm trong bản đồ địa chất tờ Hà Nội
có lịch sử địa chất khu vực được tạo thành do quá trình trầm tích sông thuộc giới
Kaizôzôi, hệ thứ tư( Đệ tứ Q0, Nêôgien, thống hiện đại Hơlôxen, Plêitôxen, có chiều
dày hơn 50m được chia làm 4 hệ chính:

- Hệ tầng Thái Bình( Q3IV - tb) có chiều dày từ 5m đến 10m. Cấu tạo địa
chất do bồi tích đầm lầy, cát bột, sét bột màu nâu, sét bột màu đen.
- Hệ tầng Hải Hưng( Q1-2VI - hh) có chiều dày từ 10m đến 15m được tạo
thành do bồi tích biển đầm lầy gồm có cuội sỏi, than bùn, sét, sò hến.
- Hệ tầng Vĩnh Phú( Q2III - vp) dày từ 10m đến 351m được tạo thành do
trầm tích ven biển tam giác châu gồm sét bột màu vàng.

5
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI
SV
: NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG


THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

-

Hệ tầng Hà Nội( QII-III - hn) dày từ 5m đến 50m do trầm tích sông bao
gồm tảng cuội sỏi, cát nhiều thành phần. Tầng này thường ở độ sâu
65m đến 110m, hệ tầng này chứa nhiều nước nhất.
-Phía dưới cùng là tầng Nêogen có bề dày >2000m được chia làm 2 phần: Phần
trên là đá cát kết hạt nhỏ đến vừa, xám đen, xám trắng xen lớp mỏng bột kết phân giải,
sét vôi màu trắng xám; Phần dưới là cát kết, sạn kết, cuội kết xen thầu kính sét bột kết.
Đại đa số diện tích khu vực quận nằm trong vùng trầm tích sông, cơ cấu tạo
nham thạch bao gồm: Cát, sét nâu, bột sét xám xanh, xám vàng.
1.1.4.2. Điều kiện thuỷ văn
- Khu vực quận Hà Đông chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thuỷ văn sông Nhuệ- là
một trong những nhánh sông lớn của sông Tả sông Đáy. Ngoài ra phần dự kiến mở
rộng về phía Bắc chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn sông Đáy đoạn qua địa phận
quận Hà Đông.

- Sông Đáy: là một phân lưu của sông Hồng. Từ khi xây dựng đập Đáy và sau đó
cống Vân Đồn chặn cửa Hát Môn thì sông Đáy chỉ còn liên hệ với sông Hồng vào
ngày phân lũ và lấy nước tói qua cống Liên Mạc vào sông Nhuệ. Mực nước H max =
+13,0m ứng với P=1%; Cao trình đê +13,2m. Chiều rộng mặt sông 230m. Lưu vực
sông Đáy được chia làm các khu vực có địa hình khác nhau. Các cánh đồng và thung
lũng nằm dọc ven sông thấp dần từ Bắc xuống Nam, cụ thể: đoạn qua Thạch Thất Quốc Oai là +8,0m đến +9,0m; đoạn qua Chương Mỹ- Mỹ Đức: +3,0m đến +5,0m;
phần tả ngạn Chèm - Hà Đông: +5,0m đến 6,0m; Hà Đông- Phủ Lý: +1,5m đến +3,0m.
Đoạn qua Hà Đông nước lũ chủ yếu tràn trên bãi là chính, lòng sông đoạn này quanh
co và uốn khúc.
- Sông Nhuệ: lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc để tưới tiêu, ngoài ra
sông Nhuệ còn là trục tiêu nước cho Thành phố Hà Nội, quận Hà Đồng và chảy vào
sông Đáy tại Phủ Lý. Vấn đề tưới nông nghiệp bằng tự chảy và bằng động lực nói
chung là tốt, xong vấn đề tiêu của sông Nhuệ vẫn còn nhiều điều nan giải. Mặc dù có
nhiều trạm bơm tiêu xong khi mưa lớn vẫn tiêu thoát nước chậm do mực nước sông
Đáy vẫn có xu thế tăng và lòng sông bị bồi lắp nhiều.
1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI.
1.2.1. Phân bố dân cư.
Theo niên giám thông kê quận, dân số năm 2009 quận Hà Đông là 190452 người
dân( dân số thường trú là 137953, dân số tạm trú quy đổi là 39654 ); Lực lượng Vũ
trang và An ninh quốc phòng đóng trên địa bàn là: 12845 người, trong đó:
- Dân số nội thị: 134381 người
- Dân số ngoại thị: 56071 người
Tỷ lệ tăng dân số là: 3,5% bao gồm:
- Tỷ lệ tăng tự nhiên bình quân năm 1,14%( riêng khu vực nội thị tăng
0,67%) trong đó:

6
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI
SV
: NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG



THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

-

+ Năm 2007: tỷ lệ sinh là 1,18%; tỷ lệ tử 0,83%
+ năm 2008: tỷ lệ sinh là 1,14%; tỷ lệ tử 0,40%
Tỷ lệ tăng cơ học khoảng 2,36%
Bảng 1.1- Dân số quận Hà Đông năm 2009

STT

Xã, phường
Toàn quận Hà Đông

A

Nội thị

Dân số
199312

Phường Văn Mỗ

15610

2

Phường Phúc La


27500

3

Phường Yết Kiêu

7650

4

Phường Nguyễn Trãi

16699

5

Phường Quang Trung

27831

6

Phường Vạn Phúc

13491

7

Phường Hà Cầu


9521

Ngoại thị

Kể cả dân vãng lai

118302

1

B

Ghi chú

81010

8

Xã Văn Khê

15707

9

Xã Phú Lương

23465

10


Xã Phú Lãm

10226

11

Xã Yên Nghĩa

16748

12

Xã Kiến Hưng

14864

(Nguồn : niên giám thống kê dân số quận Hà Đông hàng năm)
1.2.2. Văn hoá, Xã hội, Y tế.
Do tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của quận Hà Đông trong những năm qua
luôn ổn định và phát triển nên người dân trong quận định cư làm ăn, sinh sống lâu dài
trên địa bàn; không những thế nhiều người dân từ các địa phương khác đang tập trung
về các khu đô thị, các khu chung cư tập trung của quận Hà Đông để cư trú và làm ăn.
Bên cạnh đó, một lượng học sinh sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp đang tập trung đông trong quận Hà Đông, làm cho quy mô dân số và
tình hình hình kinh tế ngày càng phát triển.
Quận Hà Đông có 12/12 xã, phường đều có trạm và cán bộ y tế. Hiện có 1 bệnh
viện đa khoa cấp Tỉnh quy mô trên 450 giường bệnh, 1 bệnh viện y học cổ truyền 300
giường bệnh, ngoài ra còn có bệnh viện Quân Y 103, Viện bỏng Quốc Gia trung ương
đóng trên địa bàn với hàng trăm cơ sở hành nghề Y tế tư nhân đáp ứng đủ nhu cầu

khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Trung tâm y tế Quận quy mô 30
giường bệnh, riêng tuyến cơ sở có 70 giường bệnh, số cán bộ công tác trong nghành y
tế là 182 cán bộ. Trong đó số cán bộ chuyên môn có trình độ chuyên khoa cấp I, II,
bác sĩ là 28 cán bộ. Số cán bộ định biên tại các trạm y tế xã, phường là 56 cán bộ.

7
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI
SV
: NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG


THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

100% số trạm y tế xã, phường có bác sĩ, 12 xã phường có 51 nhân viên y tế thôn và
cụm dân cư hoạt động.
Về kế hoạch hoá gia đình có 01 trung tâm y tế của tỉnh, 01 trung tâm y tế của
quận, hàng năm phục vụ bình quân 13.165 lượt người thực hiện các dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình.
Hiện nay, quận Hà Đông đã đạt chỉ tiêu 166 người/01 giường bệnh (khoảng 1000
dân/06 giường bệnh) so với quy chuẩn là phù hợp(1000 dân/ 4-5 giường bệnh).
1.2.3. Các hoạt động kinh tế.
1.2.3.1. Tăng trưởng GDP và bình quân thu nhập GDP/đầu người.
Thời kỳ 1999-2003, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 12,1%; riêng năm
2003 tăng trưởng 14,47%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng
nghành công nghiệp- xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, giảm dần tỷ trọng nông
nghiệp. Tăng trưởng kinh tế là 13,4%.
Mức sống dân cư của quận Hà Đông khá cao so với bình quân chung của tỉnh.
Thu nhập bình quân GDP/đầu người/năm:
- Năm 2003 đạt 1.075 USD
- Năm 2004 đạt 950 USD

- Năm 2005 đạt 1.040 USD
- Định hướng đến năm 2025 là 5900 USD trở lên
1.2.3.2. Tỷ lệ đóng góp GDP của các nghành kinh tế chủ yếu trong 3 năm gần đây
Nghành công nghiệp- XDCB tỷ trọng tăng 49,1% năm 2001 lên 52,93% năm
2003, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 1999-2003 của
nghành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn là 32,09% với giá trị sản xuất
công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp năm 1999 là 179,2 tỷ đồng; năm 2003 là 546 tỷ
đồng
Nghành thương mại dịch vụ tỷ trọng thay đổi từ 45,51% năm 2001 đến 43,18% năm
2003. Năm 2003 doanh thu thương mại đạt 734,3 tỷ đồng.
Nghành nông nghiệp tỷ trọng giảm từ 5,39% năm 2001 xuống còn 3,89% năm 2003.
1.2.3.3. Tình hình phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Bảng 1.2- Tình hình phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
STT

Tên khu/cụm/điểm CN

Vị trí

Năm thành lập

Diện tích (ha)

(1)

(2)

(3)

(4)


(5)

1

Đồng Mai

Xã Đồng Mai

2006

200

2

Phú Lương - Phú Lãm

Xã Phú Lương

2005

60,5

3

Yên Nghĩa

Xã Yên Nghĩa

2005


44

(Nguồn: )
1.2.3.4. Các nhà máy xí nghiệp ngoài khu công nghiệp
Bảng 1.3- Các nhà máy xí nghiệp ngoài khu công nghiệp
TT

Tên

nhà

máy,



Vị trí

Diện

Nghành sản xuất

8
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI
SV
: NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG


THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025


tích(km2)

nghiệp
(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

1

Công ty sản xuất cơ
khí và kinh doanh
tổng hợp

Km2 đường Phùng HưngPhúc La- Hà Đông

3.634

SX cơ khí, điện tử, xây lắp
đường dây 35Kv, SX dây
cáp điện.

2

Cty TNHH Thương

mại Đà Lạt

Km2,5 đường Phùng HưngPhúc La- Hà Đông

14.316

SX gia công hàng dệt may
xuất khẩu và nội địa.

3

Cty CP Tư vấn đầu tư
XD&PTNT

136 Phùng Hưng- Phúc LaHà Đông

3.789

XD đường dây&TBA, XD
các CTGT, dân dụng quy
mô nhỏ, SX cơ kim khí.

4

Hợp tác xã dệp lụa
Vạn Phúc

Phường
Đông


13.140

Dệt lụa, dịch vụ nghành
dệt.

5

Cty TNHH Sơn Thành

300 Quang Trung- Hà Đông

12.437

SX các chi tiết máy phục
vụ công nông nghiệp.

6

Cty TNHH Sông Công

QL6A- Do Lộ- Yên NghĩaHà Đông

37.000

SX các sản phẩm cơ khí
tiêu dùng.

7

Cty TNHH Phương

Liên

464 Quang Trung- Hà Đông

8

Cty TNHH Hà Việt

Phú Lãm- Hà Đông

9

Chi nhánh Cty TNHH
dịch vụ đầu tư Vinh
Hạnh

10

Vạn

Phúc-



Nghiền ép dầu thực vật
2000

SX bao bì caston

Đường 430 Vạn Phúc - Hà

Đông

5000

SX đồ chơi, con giống
bằng nhựa xuất khẩu

Cty TNHH Bảo Sơn

La Khê- Văn Khê- Hà Đông

1000

Gia công nhuộm vải

11

Cty Cổ phần len HĐ

Đường 430 Vạn Phúc- Hà
Đông

39983

SX, Kinh doanh các sản
phẩm từ len.

12

Cty Cổ phần SX dịch

vụ Tân Thịnh

148 Trần Phú- Văn Mỗ - Hà
Đông

13

Cty SX-XNK Yên Thuỷ

Số 4 đường Chiến ThắngVăn Mỗ

14

Cty Cổ phần liên hợp
thực phẩm

Số 267 đường
Trung- Hà Đông

Quang

Sản xuất rượu bia

1465

SX giầy dép, vải, hàng thủ
công mỹ nghệ.

11693


CN bia, nước giải khát,
chế biến kinh doanh thực
phẩm chất lượng cao từ
các nông sản.

(Nguồn: )

1.2.3.5. Tình hình phát triển sản xuất ở các làng nghề
Trong những năm gần đây quận Hà Đông được sự quan tâm của Trung ương,
Tỉnh Hà Tây(cũ), sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và đặc biệt là sự t ha gia của các
thành phần kinh tế, các làng nghề truyền thống đang dần dần được khôi phục và phát
triển mạnh mẽ, đa dang và phong phú, phát triển đúng hướng khai thác tích cực tiềm

9
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI
SV
: NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG


THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

năng sẵn có của địa phương. Sản xuất ra nhiều hàng hoá phục vụ tiêu dùng củ nhân
dân và xuất khẩu. Trong đó phải kể đến những sản phẩm có tính đặc trưng, nhất là sản
phẩm lụa của làng Vạn Phúc, nghề rèn Đa Sỹ, the ở La Khê đã góp chung vào giá trị
sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hàng trăm tỷ đồng.
Bảng 1.4- Các làng nghề thuộc quận Hà Đông
STT

Làng nghề


Địa chỉ

Ngành sản xuất

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Vạn Phúc

Phường Vạn Phúc

Dệt lụa tơ tằm

2

Đa Sỹ

Xã Kiến Hưng

Rèn

3


Dương Nội

Xã Dương Nội

4

La Phù 2

Xã Dương Nội

5

Biên Giang

Xã Biên Giang

6

Phụng Châu

Xã Phụng Châu

Dệt the

(Nguồn: )
1.2.3.6. Tình hình phát triển nông nghiệp
- Thực hiện có hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp chuyển
đổi cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá và nền nông nghiệp đô thị sinh
thái, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như: thuỷ lợi, giao
thông nội đồng, hình thành các vùng chuyên canh tập trung. Trồng hoa thương mại,

trồng rau, trồng cây ăn quả và nuôi trồng thuỷ sản giá trị thu nhập bình quân 30 triệu
đồng/ ha canh tác. Hiện đang phân đấu nâng thu nhập lên 50 triệu đồng/ ha giá trị sản
xuất nông nghiệp, năm 2003 là 85,801 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai
đoạn 1999-2003 là 5,56%
- Trong lĩnh vực chăn nuôi: Cải tạo chất lượng đàn gia súc, gia cầm. Hình thành
các loại hình sản xuất theo quy mô trang trại, kết hợp trồng cây ăn quả và phát triển
chăn nuôi.
- Năm 2003 giá trị sản xuất nghành nông nghiệp đạt 39 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngành trồng trọt: 22,4 tỷ đồng
+ Ngành chăn nuôi: 16,6 tỷ đồng
- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 85 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngành trồng trọt: 51 tỷ đồng chiếm 59%
+ Ngành chăn nuôi: 34 tỷ đồng chiếm 41%
1.2.3.7. Giao thông đối ngoại
a) Đường sắt
-Tuyến đường sắt vànsh đai Hà Nội khổ 1m chạy qua quận có chiều dài 6500m,
hiện đang khai thác tuyến Hà Nội- Lào Cai. Trong tương lai tuyến đường này sẽ trở
thành một trong những tuyến vành đai quan trọng vận chuyển hành khách và hàng hoá
của đô thị cũng như khu vực.

10
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI
SV
: NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG


THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

- Ga Hà Đông hiện nay là ga hành khách- hàng hoá, năng lực thông qua là 50.000
tấn hàng/năm, chủ yếu là vật liệu xây dựng và khoảng27.000 lượt hành khách/năm.

Tổng diện tích ga khoảng 4,3 ha.
b) đường bộ
- QL6A: chạy qua trung tâm quận Hà Đông với chiều dài 10,5 km, hiện tại đã
được cải tạo với quy mô các mặt cắt từ 24-47-53m, gồm:
+ Đoạn từ Xí nghiệp ô tô Hoà Bình tới đầu cầu Trắng có mặt cắt 53m: Phần dành
cho xe cơ giới 2x7,5m; phần dành cho xe thô sơ 2x5,5m; cây xanh, vỉa hè 2x9m; dải
phân cách 2+2+2 m
+ Đoạn cầu Trắng đến ngã ba Ba La có mặt cắt 47m: Phần dành cho xe cơ giới
2x10,5m; phần dành cho xe thô sơ 2x5,5m; cây xanh, vỉa hè 2x6,5m; dải phân cách
0,5+1,5+0,5m.
+ Đoạn từ Ba La trở ra có mặt cắt 24m: phần dành cho xe cơ giới 2x7,5m; phần
dành cho xe thô sơ 2x3m; dải phân cách 3m.
- TL70(TL430): Đoạn qua quận có vai trò đường chính đô thị ( đường Phùng
Hưng), bề rộng mặt cắt ngang đường từ 31m, bao gồm lòng đường cho xe cơ giới và
xe thô sơ 15m, vỉa hè cho người đi bộ 2x6,5m; dải phân cách 3m.
- QL21B: Bắt đầu từ Ba La đi Vân Đình, là tuyến giao thông quan trọng, lòng
đường nhựa rộng 7-12m, lề đường mỗi bên 2-3m.
- TL 72: Đoạn qua quận có vai trò đường chính đô thị( đường Chu Văn An), bề
rộng mặt cắt ngang đường là 36m, bao gồm lòng đường dành cho xe cơ giới và xe thô
sơ 2x10,5m, vỉa hè dành cho người đi bộ 2x6m, dải phân cách 3m. Đoạn ngoài đô
thị( Phía bắc khu vực nghiên cứu thiết kế), nối từ xã Dương Nội huyện Hoài Đức đến
xã Cộng Hoà huyện Quốc Oai, dài 1600m, lòng đường nhựa rộng 3,5m đến 4,5m; nền
đường rộng 5m đến 6m.
- Bến xe đối ngoại:
+ Bến xe đang sử dụng nằm ở cửa ngõ quận theo hướng từ trung tâm Hà Nội vào, diện
tích bến xe 4500m2, lượng xe xuất bến 310 xe/ngày (kể cả xe bus), vận chuyển
734,30÷8000 lượt khách/ngày đêm.
+ Hiện tại quận Hà Đông đã có quy hoạch và đang tiến hành xây dựng bến xe đối
ngoại mới ở Ba La vói diện tích 7,2 ha.


1.2.3.8. Giao thông nội thị
Bảng 1.5 -Hiện trạng đường giao thông nội thị
STT

1

Tên đường/phố

Ngô Thì Nhậm

Chiều
dài(km)

Mặt cắt ngang lòng
đường (m)

Kết cấu

0,5

10,5

Bê tông aphan

đường

11
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI
SV
: NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG



THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

2

Phan Chu Trinh

0,2

5,5

-

3

Đoàn Trần Nghiệp

0,22

5,5

-

4

Lê Trọng Tấn

1,65


7(10)

-

5

Chu Văn An

1,71

2x10,5

-

6

Bà Triệu

0,5

5,5

-

7

Thanh Bình

1,7


7-12

Nhựa + CP đất

8

Nguyễn Thái Học

0,35

7,5

Bê tông aphan

9

Tô Hiệu

1,45

10,5

-

10

Hoàng Hoa Thám

0,31


7,5

-

11

Tiểu Công Nghệ

0,3

10,5

-

12

Bế Văn Đàn

0,6

5,5

-

13

Bùi Bằng Đoàn

0,3


5,5

-

14

Nguyễn Trãi

0,38

7,5

-

15

Trần Hưng Đạo

0,22

5,5

-

16

Lê Lợi

0,6


7,5

-

17

Nguyễn Viết Xuân

0,8

5,5+7,5

-

18

Ngô Quyền

1,4

5,5

Không vỉa hè

19

Phan Đình Phùng

0,27


7,5

-

20

Minh Khai

0,21

7,5

-

21

Phan Bội Châu

0,22

5,5

-

22

Lê Hồng Phong

1,35


7,5

-

23

Đường Văn Phú

0,87

10,5

-

24

Đường 19/5

0,77

5,5

-

25

Nguyễn Khuyến

0,43


10,5

-

26

Vạn Phúc 1

1,28

7

-

27

Hoàng Văn Thụ

0,3

10,5

-

28

Trưng Trắc

0,1


5,5

-

29

Trưng Nhị

0,3

5,5

-

1.3. HIỆN TRẠNG VỀ HỆ THỐNG CẤP, THOÁT NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG
NƯỚC.
1.3.1. Cấp nước.
Hiện nay quận Hà Đông có Công ty cấp nước Hà Đông và hệ thống phân phối
nước tới các hộ gia đình đạt 91 %. Chỉ tiêu dùng nước sinh hoạt hiện tại là 200 l/người
ngđ. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận dân chúng vẫn phải sử dụng nước giếng khơi và
giếng khoan. Một số các xí nghiệp công nghiệp khai thác nước ngầm nhằm bổ xung và
ổn định nhu cầu dùng nước của mình.

12
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI
SV
: NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG


THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025


1.3.2. Thoát nước.
Thoát nước mặt ở quận Hà Đông hiện nay hoàn toàn dựa vào thế đất tự nhiên.
Nước mặt đổ vào kênh thoát nước rồi chảy ra sông Nhuệ chiếm phần lớn, một phần
nhỏ được lưu lại trong các hồ ao.
Qua kết quả khảo sát cho thấy: Việc thải nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình
chủ yếu theo hai hình thức: Bể xí tự hoại (bể phốt) được sử dụng rộng rãi ở các khu
dân cư tập trung, có mức thu nhập ổn định. Hố xí hai ngăn được sử dụng ở các hộ dân
cư phân bố rải rác, có điều kiện về đất đai. Cũng có không ít hộ chỉ dùng hố phân đơn
giản cho nước thải thoát ra phần đất thấp trong sân vườn gia đình hoặc các khu đất lân
cận. Việc thoát nước thiếu an toàn như vậy gây nguy cơ về phương diện vệ sinh môi
trường, chất lượng nguồn nước ngầm và có thể dẫn tới rủi ro nghiêm trọng về sức
khoẻ con người.
Ngoài nguồn nước mặt và nước thải sinh hoạt, trên địa bàn quận Hà Đông tập
trung rất nhiều khu công nghiệp. Các khu công nghiệp này thải ra một lượng lớn nước
thải và chứa nhiều chất độc hại cần xử lý. Tuy nhiên các khu công nghiệp này đều mới
xây dựng hoặc đang trong quá trình xây dựng, nên có thể kiểm soát được chất lược
nguồn nước thải bằng việc quản lý pháp luật về công nghệ trong các báo cáo dự án khả
thi đảm bảo yêu cầu công nghệ cho phép. Các khu công nghiệp này đều phải có hệ
thống xử lý nước thải cục bộ trước khi thải vào hệ thống thoát nước của quận.
1.3.3. Hiện trạng môi trường nước.
Trên địa bàn quận Hà Đông có hệ thống sông hồ ít, do vậy chất lượng nguồn
nước mặt ngày càng bị ô nhiễm do sự thoát nước bề mặt không hợp vệ sinh, rác thải xả
bừa bãi. Diện tích các sông, hồ ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá. Trên địa
bàn có nhiều xí nghiệp công nghiệp mà trong quá trình hoạt động sẽ có nhiều chất thải
độc hại. Khả năng nguồn nước ngầm bị ô nhiễm cũng phải được tính đến, vì vậy công
tác bảo vệ, kiểm soát chất lượng nguồn nước thải cần được thực hiện thường xuyên.
1.4. ĐỊNH HƯỚNG QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN QUẬN HÀ ĐÔNG ĐẾN NĂM
2025.
Nằm trong vùng trọng điểm kinh tế khu vực phía Nam, quận Hà Đông trở thành

một trong những địa bàn có sức hấp dẫn đầu tư rất cao.Cơ cấu của quận mang tính
chất công nghiệp và đất ở đô thị. Các loại hình công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được
định hướng phát triển.
Bảng 1.6- Cơ cấu sử dụng đất đô thị
Khu
đô thị

Khu vực

Diện tích
đất ở
năm
2010(ha)

Diện

Diện

tích đất

tích đất
ở năm
2025(ha)

ở năm
2020(ha)

Dân số
năm
2010

(người)

Dân số
năm
2020
(người)

Dân số
năm
2025
(người)

13
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI
SV
: NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG


THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

I

Khu đô thị Tây Bắc sông
Nhuệ - Xã Dương Nội

178

289

322


43110

60225

71183

II

Khu vực Nam sông Nhuệ,
Bắc sông Nhuệ.

120

322

734,3

116895

163305

193020

III

Khu phía Nam đường sắt
(khu vực Phú Lương Phú Lãm- Đồng Mai –
Yên Nghĩa)


200

267

392

33691

47067

55631

498

878

1449

19369
6

27059
7

319834

Tổng

(Nguồn: )
Bảng 1.7 –Cơ cấu sử dụng đất ở các khu công nghiệp


hiệu

Tên khu công nghiệp

Loại hình
Công nghiệp

Diện tích(ha)
Năm 2010

Năm 2025

CN1

Điểm TTCN Dệt lụa Vạn Phúc

Làng nghề

15,5

15,5

CN2

Điểm TTCN làng nghề La Khê

Làng nghề

5,0


5,0

CN3

Điểm TTCN làng nghề rèn Đa Sĩ

Làng nghề

13,0

13,0

CN4

Cụm Công nghiệp Yên Nghĩa

Đa ngành

44,0

44,0

CN5

Điểm TTCN làng nghề Phú Lãm

Làng nghề

7,0


7,0

CN6

Điểm Công nghiệp VMEP

Làng nghề

2,0

2,0

CN7

Điểm TTCN La Dương - Dương Nội 1

Làng nghề

7,0

7,0

CN8

Điểm TTCN La Dương - Dương Nội 2

Làng nghề

7,0


7,0

CN9

Điểm CN làng nghề La Nội

Làng nghề

4,0

4,0

CN10

Cụm Công nghiệp Đồng Mai

Đa ngành

100,0

200,0

205

305

Tổng đến năm 2025

Bảng 1.8 -Cơ cấu sử dụng đất các khu Trung tâm TDTT, công viên cây xanh tập trung

Tỷ lệ sử dụng đất(%)

hiệu

Hạng mục

Diện
tích
đất(ha)

Mặt
nước

Xây
dựng CT

Sân
đường

Cây
xanh

Khu nam sông Nhuệ
Hà Cầu - Kiến Hưng

100

10-20

1-10


15-20

50-6-

70

15-20

1-3

15-20

60-70

16

10-15

1-3

15-20

70-80

CX1

Công
Trung
TDTT


CX2

Công viên cây
xanh

Khu nam đường sắt

Công viên cây
xanh

Thuộc khu vực Văn
Quán - Phước La

CX3

viên
tâm

Vị trí

Phú
Lãm

Lương-

Phú

14
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV
: NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG


THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Công viên cây
xanh rải rác
trong thị xã
CX4

Công viên cây
xanh
Hòa
Bình

Khu phía bắc đường
sắt -Dương Nội

CX5

Công viên cây
xanh

Khu phía nam đường
sắt - Nam đường bao
phía nam

Tổng đến năm 2025


44

10-15

1-3

15-20

70-80

80

15-20

1-3

15-20

60-70

50

15-20

1-3

15-20

60-70


360

(Nguồn: )
Định hướng phát triển không gian đô thị:
Quận Hà Đông được qui hoạch định hướng phát triển toàn diện bao gồm các
khu công nghiệp, khu dân dụng đô thị tập trung.
Quá trình phát triển các khu dân cư tập trung sẽ theo sát các bước phát triển
công nghiệp ở từng nơi và nhu cầu gia tăng dân số đô thị. Dự báo khu dân cư Hà Đông
sẽ theo sát các bước phát triển công nghiệp ở đây đang được xây dựng. Mô hình phát
triển khu dân cư chủ yếu dưới dạng khu chung cư cao tầng. Tiêu chuẩn nhà ở trước
mắt là 8 m 2/người, trong tương lai dự kiến là 10 - 15 m2/người.
Xen kẽ các khu công nghiệp, dân cư là các khu công viên, cây xanh, hồ nước,
công trình thể dục thể thao. Các định hướng qui hoạch hạ tầng cơ sở đô thị cũng được
đề xuất tương đối tỷ mỷ và hợp lý. Tuy nhiên những qui mô to lớn được hoạch định
xây dựng trong một thời gian ngắn, nên việc phân tích nghiên cứu thoát nước quận Hà
Đông phải cân nhắc lại trong những khả năng thực tế của ngành cũng như rà soát lại
các chỉ tiêu và nhu cầu thải nước quận Hà Đông.
1.4.1. Nhận xét và đánh giá chung
Quận Hà Đông có dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các khu vực gần
đường QL6, Tỉnh lộ 70,340,22 và đặc biệt tại khu vực trung tâm cũ thuộc phường Yết
Kiêu, Nguyễn Trãi và Quang Trung với mật độ dân số từ 200 đến 270 người/ha. Khu
vực phường Văn Mỗ và Vạn Phúc có mật độ trung bình là 120 đến 150 người/ha.
Đồng thời các làng nghề nằm rải rác trong các làng xa, nên tình trạng ô nhiễm nguồn
nước dễ xảy ra và hệ thống thu gom nước thải cần được cân nhắc.
1.5. CHỌN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ CÁC GIẢI PHÁP THOÁT NƯỚC.
1.5.1. Cơ sở chọn hệ thống thoát nước.
+ Hiện trạng hệ thống thoát nước
+ Các điều kiện về khí hậu, địa hình
+ Diện tích tính toán và đặc điểm của lưu vực


15
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI
SV
: NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG


THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

+ Theo chiến lược thoát nước đến năm 2025 của Bộ xây dựng: Các khu vực
thiết kế xây mới hoàn toàn.
1.5.2. Phương hướng lựa chọn hệ thống thoát nước quận Hà Đông.
Quận Hà Đông hầu như chưa có hệ thống thoát nước vì vậy giải pháp chung
thoát nước cho toàn quận là cần xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý
nước thải tới độ sạch cho phép trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Trên cơ sở những yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, ta chọn hệ thống thoát
nước riêng hoàn toàn với các lý do:
+ Lượng mưa trong khu vực lớn: q = 300mm rất lớn so với lưu lượng nước thải
sinh hoạt.
+ Nước bẩn trong khu vực phải được xử lý tới mức độ cần thiết nên việc sử dụng
hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn sẽ làm giảm quy mô công suất trạm xử lý nước
thải dẫn tới giảm chi phí xây dựng và quản lý đảm bảo cho các công trình làm việc
một cách điều hoà và đạt hiệu quả cao về kinh tế và kỹ thuật.
+ Quận Hà Đông có địa hình dốc về phía về phía sông Nhuệ. Do đó khả năng
thoát nước mưa tốt và việc xả thẳng nước mưa trong thành phố ra sông mà không qua
xử lý là có thể chấp nhận được.
+ Việc xây dựng hệ thống thoát nước riêng - qui hoạch, phân vùng và xây dựng
tuyến cống bao để thu toàn bộ nước thải sinh hoạt, công nghiệp của toàn thành phố.
+ Xây dựng trạm xử lý nước thải cho quận.
+ Khơi thông, nạo vét, kè đá cho các sông hồ để cho việc thoát nước được nhanh
chóng.


16
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI
SV
: NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG


THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC SINH HOẠT.
2.1. CÁC SỐ LIỆU CƠ BẢN.
2.1.1. Bản đồ qui hoạch phát triển quận Hà Đông đến năm 2025.
2.1.2. Mật độ dân số.
+ Khu vực I: mật độ dân số n = 245 người/ha.
+ Khu vựcII: mật độ dân số n = 296 người/ha.
+ Khu vựcIII: mật độ dân số n = 177 người/ha.
2.1.3. Tiêu chuẩn thải nước
+ Khu vực I : tiêu chuẩn thải nước q0 = 180 l/người - ngđ.
+ Khu vực II: tiêu chuẩn thải nước q0 = 200 l/người - ngđ.
+ Khu vực III: tiêu chuẩn thải nước q0 = 150 l/người - ngđ.
2.1.4. Nước thải khu công nghiệp.
+ Khu công nghiệp I : tiêu chuẩn thải nước là 30 m3/ha -ngđ.
+ Khu công nghiệp II : tiêu chuẩn thải nước là 35 m3/ha - ngđ.
+ Khu công nghiệp III: tiêu chuẩn thải nước là 30 m3/ha- ngđ.
2.1.5. Nước thải các công trình công cộng
Trong phạm vi đồ án này chỉ xét tới lưu lượng nước thải của các bệnh viện và
trường học.
a. Bệnh viện:
+ Tổng số bệnh nhân chiếm 0,6% dân số toàn quận.

+ Tiêu chuẩn thải nước là : 300 l/người - ngđ.
+ Hệ số không điều hoà giờ : Kh = 2,5
+Số giờ thải nước

: 24 h/ngày.

b. Trường học
+Tổng số học sinh chiếm 10,0% dân số quận.
+ Tiêu chuẩn thải nước là : 20 l/người -ngđ.
+ Hệ số không điều hoà giờ : Kh = 1,8
+Số giờ thải nước

: 12 h/ngày.

17
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI
SV
: NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG


THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

2.2. XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG TÍNH TOÁN CỦA KHU DÂN CƯ.
2.2.1. Diện tích
Từ bản đồ qui hoạch quận cho cuối giai đoạn tính toán ta xác định được diện tích
từng khu vực.
a. Khu vực I:
+Tổng diện tích : F1 = 322 ha.
+ Mật độ dân số


: n1 = 245 người/ha.

+ Tiêu chuẩn thải nước : q01 = 180 l/người- ngđ.
+ Hệ số xen kẽ các diện tích đất dùng cho việc xây dựng khác : β1 = 0,9
b. Khu vực II:
+ Tổng diện tích : F2 = 767 ha.
+ Mật độ dân số

: n2 = 296 người/ha.

+ Tiêu chuẩn thải nước : q02 = 200 l/người - ngđ.
+ Hệ số xen kẽ các diện tích đất dùng cho việc xây dựng khác: β2 = 0,85
c. Khu vực III:
+ Tổng diện tích : F3 = 392 ha.
+ Mật độ dân số

: n3 = 177 người/ha.

+ Tiêu chuẩn thải nước : q03 = 150 l/người - ngđ.
+ Hệ số xen kẽ các diện tích đất dùng cho việc xây dựng khác : β3 = 0,8
2.2.2. Dân số tính toán.
Dân số tính toán là dân số sống ở cuối thời hạn tính toán thiết kế hệ thống
thoát nước (năm 2025), được tính toán theo công thức:
N = F x n x β (người).
Trong đó:
+ N: Dân số tính toán của khu vực(người).
+ n: Mật độ dân số của khu vực (người/ha).
+ β: Hệ số kể đến việc xây dựng xen kẽ các công trình công cộng trong khu vực
dân cư.
+ F: Là diện tích khu vực (ha).

a. Khu vực I:
N1 = F1 x n1 x β1 (người).

18
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI
SV
: NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG


THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Với: F1 = 323 (ha)
N1 = 245 (người/ha)
β1 = 0,9
Vậy N1 = 322 x 245 x 0,9 = 71001 (người).
b. Khu vực II:
N2 = F2 x n2 x β2 (người).
Với: F2 = 767 (ha)
N2 = 296 (người/ha)
β2 = 0,85
Vậy N2 = 767 x 296 x 0,85 = 192977 (người).
c.Khu vực III:
N3 = F3 x n3 x β3 (người).
Với: F3 = 392 (ha)
N3 = 177 (người/ha)
β3 = 0,8
Vậy N3 =392 x 177 x 0,8 = 55507 (người).
Dân số tính toán toàn quận:
N = N1 + N2 + N3 =71001+192977+55507= 319485 (người).
2.2.3. Xác định lượng nước thải tính toán.

a. Lưu lượng nước thải trung bình ngày: Qtbng
Công thức: Q =

N × q0
1000

Trong đó: N - Dân số tính toán.
q0 - Tiêu chuẩn thải nước q0 = 180 l/ng. ngđ.
N1 × q0 71001 × 180
=
= 12780, 2 (m3/ngđ)
1000
1000

+ Khu vực I: Q1tb =
tb
+ Khu vực II: Q2 =

+ Khu vực III: Q3tb =

N 2 × q0 192977 × 200
=
= 38595, 4 (m3/ngđ)
1000
1000

N 3 × q0 55507 × 150
=
= 8326 (m3/ngđ)
1000

1000

+ Lưu lượng nước thải trung bình toàn quận:
tb

tb

I

Q =Q +Q

tb
II

tb

+Q

III

3

=12780,2 + 38595,4 + 8326 = 59701,6 (m /ngđ).

b. Lưu lượng nước thải trung bình giây: qstb

19
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI
SV
: NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG



THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

qstb =

Công thức:

tb
Qng

24 × 3,6

Trong đó: Qngtb- Lưu lượng nước thải trung bình ngày (m3/ngđ).
qstb1 =

+ Khu vực I:

Q2tb
38595, 4
q =
=
= 446,7(l / s )
24 × 3,6 24 × 3,6
tb
s2

+ Khu vực II:

+ Khu vực III:

+ Toàn quận:

Q1tb
12780,2
=
= 148(l / s )
24 × 3,6 24 × 3,6

qstb3 =

Q3tb
8326
=
= 96,3(l / s )
24 × 3,6 24 × 3,6

qstb = 148+ 446,7+ 96,3 = 691 (l/s).

Từ lưu lượng trung bình giây tra bảng TCVN7957-2008. Ta có hệ số không điều
hòa Kch.
qs1tb = 148 (l/s)

⇒ Kch = 1,5

qs2tb = 446,7 (l/s)

⇒ Kch = 1,28

qs3tb = 96,3 (l/s)


⇒ Kch = 1,61

qstb = 691 (l/s)

⇒ Kch = 1,22

Với

c. Lưu lượng nước thải giây lớn nhất: qsmax
Công thức: qsmax = qstb x Kch
Trong đó:
qsmax : Lưu lượng nước thải giây lớn nhất.
qstb : Lưu lượng nước thải giây trung bình.
Kch : Hệ số không điều hoà chung.
+ Khu vực I: qs1max = qs1tb x Kch1 = 148 x 1,5 = 222 (l/s).
+ Khu vực II: qs2max = qs2tb x Kch2 = 446,7 x 1,28 = 571,8 (l/s).
+ Khu vực III: qs3max = qs3tb x Kch3 = 96,3 x 1,61 = 155 (l/s).
+ Toàn quận: qsmax = qstb x Kch = 691 x 1,22 = 843 (l/s).
Bảng 2.1- Lưu lượng nước thải từ các khu nhà ở
KV

F(ha)

n
(mật độ)

K

N


q

Qtbng

qtbs

Kch

qmax

I

322

245

0,90

71001

180

12780,2

148

1,5

222


20
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI
SV
: NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG


THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

II
III
Tổng

767
392
1481

296
177

0,85
0,80

192977
55507
319485

200
150

38595,4

8326
59701,6

446,7
96,3
691

1,28
1,61
1,22

571,8
155
843

Ta có hệ số không điều hòa chung toàn quận K ch = 1,22 từ đó ta xác định được
lưu lượng nước thải ra trong các giờ trong ngày.
2.2.4. Xác định lưu lượng tập trung.
Các lưu lượng tập trung đổ vào mạng lưới thoát nước bao gồm nước thải từ các
bệnh viện, trường học và các khu công nghiệp.
a. Bệnh viện:
Số bệnh nhân bằng 0,60/0 dân số toàn quận:
Bt =

N × 0,6 0,6 × 319485
=
= 1917,9 (người)
100
100


Trong đó:
Bt - Số bệnh nhân
N - Dân số của quận.

⇒ Ta có 4 bệnh viện, mỗi bệnh viện có 500 giường.
tb
+ Lưu lượng trung bình ngày: Qng =

B × q0 500 × 300
=
= 150 (m3/ngđ)
1000
1000

Trong đó: q0 = 300 (l/ng-ngđ) tiêu chuẩn nước thải của mỗi bệnh nhân.
+ Lưu lượng trung bình giờ: Qhtb =

Qng tb
24

=

150
= 6, 25 (m3/h)
24

+ Lưu lượng max giờ: Qhmax = Qhtb x Kh = 6,25 x 2,5 = 15,6 (m3/h)
Kh = 2,5 Đối với bệnh viện.
max
+ Lưu lượng giây max: qs =


15,6
= 4,3(l / s )
3,6

b. Trường học
+ Số học sinh trong thị xã chiếm 10% dân số toàn quận:
H=

10 × N 10 × 319485
=
= 31949 (học sinh)
100
100

⇒ Thiêt kế 16 trường học mỗi trường 2000 học sinh.
Tiêu chuẩn thải nước q0 = 20 l/ng-ngày

21
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI
SV
: NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG


THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

tb
+ Lưu lượng trung bình ngày: Qng =

+ Lưu lượng trung bình giờ : Qhtb =


h × q0 2000 × 20
=
= 40( m 3 / ng )
1000
1000

Qngtb
12

=

40
= 3,3 (m3/h)
12

Lưu lượng nước thải ra trong 12h mỗi ngày.
+ Lưu lượng max giờ:
Qhmax = Qhtb x 1,8 = 3,3 x1,8 = 5,94 m3/h
Với Kh = 1,8 - Hệ số không điều hoà giờ đối với trường học.
max
s

+ Lưu lượng max giây: q

Qhtb 5,94
=
=
= 1,65(l / s )
3,6 3,6


Bảng 2.2- Thống kê lưu lượng nước thải của các công trình công cộng
Nơi thải
nước

Số

Giờ

q0

người

lv (h)

(l/ng.ng)

1 BV

500

24

300

2,5

150

6,25


15,6

4,3

4 BV

2000

24

300

2,5

600

25

102,4

17,2

1 TH

2000

12

20


1,8

40

3,3

5,94

1,65

16 TH

32000

12

20

1,8

640

52,8

95

26,4

Kh

tb
ngd

Q
(m3/ng)

Lưu lượng
Qhtb
Qhmax
(m3/h)
(m3/h)

qsmax
(l/s)

2.3. LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI TỪ KHU CÔNG NGHIỆP.
2.3.1. Lưu lượng nước thải sản xuất từ khu công nghiệp
Khu đô thị bao gồm 3 khu công nghiệp chính là:
+ CN I: cụm công nghiệp Yên Nghĩa.
Tiêu chuẩn thải nước tính theo diện tích là: 30 m3/ha-ngđ.
Diện tích: f1 = 44 (ha).
QICN = qcnI x f1= 30 x 44 = 1320 (m3/ngđ)
+ CN II: cụm công nghiệp Đồng Mai.
Tiêu chuẩn thải nước tính theo diện tích là: 35 m3/ha-ngđ.
Diện tích: f2 = 200 (ha)
QIICN = qcnII x f2 = 35 x 200 = 734,30 (m3/ngđ)
+ CN III: Cụm công nghiệp Phú Lương – Phú Lãm
Tiêu chuẩn thải nước tính theo diện tích là: 35 m3/ha-ngđ.

22

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI
SV
: NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG


THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Diện tích: f3 =60,5 ha.
QIIICN = qcnIII x f3 = 35 x 60,5 = 2117,5 (m3/ngđ)

a. Lưu lượng nước thải sản xuất từ khu công nghiệp I
Nhà máy làm việc 3 ca, mỗi ca làm việc 8 giờ
+ Ca 1: 40% QcaI tức là Qca1 = 40% x 1320 = 528 (m3/ca)
+ Ca 2: 30% QcaI tức là Qca2 = 30% x 1320 = 396 (m3/ca)
+ Ca 3: 30% QcaI tức là Qca3 = 30% x 1320 = 396 (m3/ca)
- Hệ số không điều hòa giờ của nước thải sản xuất K h = 1 nếu lưu lượng nước thải
của các giờ trong ca được phân bố:
+ Ca 1: Qh =

Qca 528
=
= 66( m3 / h )
8
8

+ Ca 2 và 3: Qh =

Qca 396
=
= 49,5( m3 / h )

8
8

Lưu lượng giây lớn nhất lấy lưu lượng lớn nhất trong các ca:
qsmax =

Qhmax 66
=
= 18,3(l / s )
3,6 3,6

b. Lưu lượng nước thải sản xuất từ khu công nghiệp II.
Nhà máy làm việc 3 ca, mỗi ca 8 giờ:
+ Ca 1: 50% QcaII tức là Qca1 = 50% x 734,30 = 3500 (m3/ca)
+ Ca 2: 30% QcaII tức là Qca2 = 30% x 734,30 = 2100 (m3/ca)
+ Ca 3: 20% QcaII tức là Qca3 = 20% x 734,30 = 1400 (m3/ca)
- Hệ số không điều hòa giờ của nước thải sản xuất K h = 1 nếu lưu lượng nước thải
của các giờ trong ca được phân bố:
+ Ca 1: Qh =

Qca 3500
=
= 437,5( m3 / h )
8
8

+ Ca 2: Qh =

Qca 2100
=

= 262,5( m3 / h )
8
8

+ Ca 3: Qh =

Qca 1400
=
= 175( m3 / h)
8
8

Lưu lượng giây lớn nhất lấy lưu lượng lớn nhất trong các ca:

23
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI
SV
: NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG


THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Qhmax 437,5
=
= 121,5(l / s )
3,6
3,6

qsmax =


c. Lưu lượng nước thải sản xuất từ khu công nghiệp III
Nhà máy làm việc 3 ca, mỗi ca 8 giờ:
+ Ca 1: 50% QcaIII tức là Qca1 = 50% x 2117,5 = 1058,75 (m3/ca)
+ Ca 2: 30% QcaIII tức là Qca2 = 30% x 2117,5 = 635,25 (m3/ca)
+ Ca 3: 20% QcaIII tức là Qca3 = 20% x 2117,5 = 423,5 (m3/ca)
- Hệ số không điều hòa giờ của nước thải sản xuất K h = 1 nếu lưu lượng nước thải
của các giờ trong ca được phân bố:
+ Ca 1: Qh =

Qca 1058,75
=
= 132,3( m3 / h )
8
8

+ Ca 2: Qh =

Qca 635, 25
=
= 79, 4(m 3 / h )
8
8

+ Ca 3: Q = Qca = 423,5 = 53(m 3 / h )
h
8

8

Lưu lượng giây lớn nhất lấy lưu lượng lớn nhất trong các ca:

qsmax =

Qhmax 132,3
=
= 36,75(l / s )
3,6
3,6

Bảng 2.3 -Bảng thống kê lưu lượng nước thải sản xuất khu công nghiệp và làng nghề.
Khu
CN1

CN2

CN3

Ca
1
2
3
Tæng
1
2
3
Tổng
1
2
3
Tổng


%Qca
40
30
30
100
50
30
20
100
50
30
20
100

Qca
528
396
396
1320
3500
2100
1400
734,30
1058,75
635,25
423,5
2117,5

Kh
1

1
1

Qh
66
49,5
49,5

qsmax
18,3
13,75
13,75

1
1
1

437,5
262,5
175

121,5
72,9
48,6

1
1
1

132,3

79,4
53

36,75
22,05
14,72

2.3.2. Nước thải sinh hoạt và nước tắm cho công nhân:
Tổng số công nhân toàn bộ các khu công nghiệp chiếm 20% dân số toàn quận.
Vậy tổng số công nhân của các khu công nghiệp là:
NCN =20% x NTP = 0,2 x 319485 = 63897 (người )
NTP = 319485 (người) là dân số toàn quận.

24
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI
SV
: NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG


THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

a. Khu công nghiệp I:
+ Số công nhân chiếm 20% tổng số công nhân các khu công nghiệp, tức là:
NCN = 0,4 x 63897 = 25559 (người)
+Số công nhân làm việc trong các ca tương ứng là 40%,30%,30%.
Ca1= 0,4x25559=10223; Ca2=ca3= 0,3x25559=7668 (công nhân.)
+ Số công nhân làm việc trong phân xưởng nóng là 30% trong đó số công nhân
được tắm là 80%.
+ Số công nhân làm việc trong phân xưởng nguội là 70% trong đó số công nhân
được tắm là 60%.

b. Khu công nghiệp II:
+ Số công nhân chiếm 45% tổng số công nhân các khu công nghiệp, tức là:
NIICN = 0,45 x 63897= 28754 người.
+ Số công nhân làm việc trong các ca tương ứng 50%,30%,20%.
Ca1= 0,5x28754 = 14377; ca2 = 0,3x28754 = 8626; ca3= 0,2x28754 =
5751(công nhân)
+ Số công nhân làm việc trong phân xưởng nóng là 20% trong đó số công nhân
được tắm là 80%.
+ Số công nhân làm việc trong phân xưởng nguội là 80% trong đó số công nhân
được tắm là 60%.
c. Khu công nghiệp III:
+ Số công nhân chiếm 35% tổng số công nhân các khu công nghiệp, tức là:
NIIICN = 0,35 x 63897 = 22364 người.
+ Số công nhân làm việc trong các ca tương ứng 50%,30%,20%.
Ca1= 0,5x22364 = 11182; ca2= 0,3x22364= 6709; ca3=0,2x22364= 4473 (công
nhân)
+ Số công nhân làm việc trong phân xưởng nóng là 20% trong đó số công nhân
được tắm là 80%.
+ Số công nhân làm việc trong phân xưởng nguội là 80% trong đó số công nhân
được tắm là 60%.
tb
-Lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân trong các ca sản xuất: Qca =

25 N1 + 35N 2
1000

Trong đó: N1: Số công nhân làm việc trong các phân xưởng nguội.

25
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV
: NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG


×