Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi thử MClass môn sinh số 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.41 KB, 6 trang )

Luyện giải đề THPT Quốc gia - môn Sinh hoc

Nguyễn Thị Việt Nga

ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 90 phút;
(50 câu trắc nghiệm)
Đề thi số 19
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:.....................................................................Số báo danh: .............................
Câu 1: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim
ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do:
A. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể
qua nhiều thế hệ.
B. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
C. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
D. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu qua
nhiều thế hệ.
Câu 2: Sự nhân bản vô tính đã tạo ra giống cừu Đôly. Tính di truyền của Đôly là:
A. Mang tính di truyền của cừu cho tế bào tuyến vú.
B. Mang tính di truyền của cừu cho trứng và cừu cho tế bào tuyến vú.
C. Mang tính di truyền của cừu được cấy phôi.
D. Mang tính di truyền của cừu cho trứng.
Câu 3: Tần số hoán vị gen như sau: AB = 19%, AC = 36%, BC = 17%. Trật tự các gen trên NST
(bản đồ gen) như thế nào ?
A. CBA.
B. ACB.
C. CAB.
D. BAC.
Câu 4: Do đột biến lệch bội, ở người có dạng XXY. Bệnh mù màu do đột biến gen lặn m trên NST


X. Một người phụ nữ bị mù màu, kết hôn với người chồng mắt bình thường. Họ sinh được một con
trai XXY nhưng không bị mù màu. Điều giải thích nào sau đây là đúng ?
A. Con trai đó có kiểu gen XMXMY và bị lệch bội do mẹ.
B. Con trai đó có kiểu gen XMXmY và bị lệch bội do mẹ.
C. Con trai đó có kiểu gen XMXMY và bị lệch bội do bố.
D. Con trai đó có kiểu gen XMXmY và bị lệch bội do bố.
Câu 5: Trong chu trình cacbon, điều nào dưới đây là không đúng:
A. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbonđiôxit
B. Thông qua quang hợp, thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ
C. Động vật ăn cỏ sử dụng thực vật làm thức ăn chuyển các hợp chất chứa cacbon cho động vật ăn
thịt
D. Phần lớn CO2 được lắng đọng, không hoàn trả vào chu trình
Câu 6: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định
tính trạng lặn hạt màu trắng. Trong một phép lai, nếu ở thế hệ F1 có tỉ lệ 35 cây hạt đỏ: 1 cây hạt
trắng thì kiểu gen của các cây bố mẹ là:
A. AAa x AAa.
B. AAa x AAaa.
C. AAaa x AAaa.
D. A, B, C đúng.
Câu 7: Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu
đông bình thường. Một cặp vợ chồng máu đông bình thường nhưng có bố của chồng và bà ngoại
của vợ bị bệnh , xác xuất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu?
Hotline: 0964.947.392

Page 1


Luyện giải đề THPT Quốc gia - môn Sinh hoc
A. .


B. .

Nguyễn Thị Việt Nga
C. .

D.

Câu 8: Một chuỗi polipeptit của sinh vật nhân sơ có 298 axit amin, vùng chứa thông tin mã hóa
chuỗi polipeptit này có số liên kết hidrô giữa A với T bằng số liên kết hidrô giữa G với X (tính từ
bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc) mã kết thúc trên mạch gốc là ATX. Trong một lần nhân đôi của
gen này đã có 5-BU thay T liên kết với A và qua 2 lần nhân đôi sau đó hình thành gen đột biến. Số
nuclêôtit loại T của gen đột biến được tạo ra là:
A. 179.
B. 718.
C. 359.
D. 539.
Câu 9: F1 thân cao lai với cá thể khác được F2 gồm 5 thân thấp: 3 thân cao. Sơ đồ lai của F1 là:
A. AaBb x Aabb.
B. AaBb x aabb.
C. AaBb x AABb.
D. AaBb x AaBB.
Câu 10: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu là 31AA:11aa. Sau 5 thế hệ tự phối thì quần thể có
cấu trúc di truyền là:
A. 30AA:12aa.
B. 29AA:13aa.
C. 31AA:11aa.
D. 28AA:14aa.
Câu 11: Các bệnh do đột biến phân tử ở người:
A. Hội chứng Claiphentơ, hội chứng Tơc-nơ.
B. Bệnh niệu Phêninkêtô, hồng cầu liềm, bạch tạng.

C. Tật ngắn xương tay chân, bệnh bạch cầu ác tính.
D. Bệnh mù màu lục - đỏ, tật dính ngón, ung thư máu.
Câu 12: Cá rô phi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,60C đến 420C. Điều giải thích nào dưới đây là
đúng?
A. Nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên.
B. Nhiệt độ dưới 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên.
C. Nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, trên 420C gọi là giới hạn trên.
D. Nhiệt độ dưới 5,60C gọi là giới hạn trên, 420C gọi là giới hạn dưới.
Câu 13: Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có trình tự sắp xếp các gen như sau ABCDEFG HI
và abcdefg hi. Do rối loạn trong quá trình giảm phân đã tạo ra một giao tử có nhiễm sắc thể trên với
trình tự sắp xếp các gen là ABCdefFG HI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra hiện tượng:
A. Trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST tương đồng.
B. Trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST không tương đồng.
C. Nối đoạn NST bị đứt vào NST không tương đồng.
D. Nối đoạn NST bị đứt vào NST tương đồng.
Câu 14: Ở gà, gen A quy định lông vằn, a không vằn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có
alen tương ứng trên Y. Trong chăn nuôi người ta bố trí cặp lai phù hợp, để dựa vào màu lông biểu
hiện có thể phân biệt gà trống, mái ngay từ lúc mới nở. Cặp lai phù hợp đó là:
A. XAXa x XaY
B. XaXa x XAY
C. XAXA x XaY
D. XAXa x XAY
Câu 15: Điểm khác nhau trong quá trình sao chép ADN ở sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ
là:
1. sự sao chép ADN ở sinh vật nhân chuẩn có thể xảy ra đồng thời trên nhiều phân tử ADN.
2. ở sinh vật nhân chuẩn, có nhiều điểm khởi đầu sao chép trên mỗi phân tử ADN, còn sinh vật
nhân sơ chỉ có một điểm.
3. các đoạn Okazaki được hình thành trong quá trình sao chép ADN ở sinh vật nhân sơ dài hơn các
đoạn Okazaki ở sinh vật nhân chuẩn.
4. mạch ADN mới của sinh vật nhân chuẩn được hình thành theo chiều 5’- 3’ còn ở sinh vật nhân sơ

là 3’ – 5’. Phương án đúng là
A. 2, 3
B. 1, 2, 3, 4
C. 1, 2, 3
D. 1, 2

Hotline: 0964.947.392

Page 2


Luyện giải đề THPT Quốc gia - môn Sinh hoc

Nguyễn Thị Việt Nga

Câu 16: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với
sinh vật sản xuất: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh
vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)
A. 0,57%
B. 0,92%
C. 0,0052%
D. 45,5%
Câu 17: Một quần thể ở thế hệ F1 có cấu trúc di truyền 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Khi cho tự phối
bắt buộc, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 được dự đoán là:
A. 0,57AA: 0,06Aa: 0,37aa.
B. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa.
C. 0,48AA: 0,24Aa: 0,28aa.
D. 0,54AA: 0,12Aa: 0,34aa
Câu 18: ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào ?
A. Theo nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc bắt đôi bổ sung.

B. Theo nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc nửa gián đoạn.
C. Theo nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc nửa gián đoạn.
D. Theo nguyên tắc nửa gián đoạn và nguyên tắc bắt đôi bổ sung.
Câu 19: Ưu thế nổi bật của tạo dòng thuần chủng từ hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh thành dòng
đơn bội rồi xử lý bằng Conxixin để lưỡng bội hoá là:
A. Tạo ra cây dị hợp về tất cả các gen nên ưu thế cao.
B. Tạo ra cây ăn quả không có hạt.
C. Tạo ra cây có khả năng kháng bệnh tốt.
D. Tạo ra cây có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.
Câu 20: Cơ chế làm biến đổi loài khác theo La-Mac:
A. Mỗi sinh vật đều chủ động thích ứng với ngoại cảnh bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của
các cơ quan nên lâu dần sẽ hình thành nên những loài khác nhau từ loài tổ tiên ban đầu.
B. Sự thay đổi chậm chạp và liên tục của môi trường sống là nguyên nhân phát sinh loài mới.
C. Cơ quan nào hoạt động nhiều sẽ phát triển, cơ quan nào không hoạt động dần dần bị tiêu biến.
D. Các sinh vật luôn phát sinh biến dị cá thể theo nhiều hướng khác nhau, lâu dần làm phát sinh các
loài khác nhau.
Câu 21: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái
ít hẳn là biểu hiện:
A. Biến động tuần trăng.
B. Biến động theo mùa
C. Biến động nhiều năm.
D. Biến động không theo chu kì
Câu 22: Restrictaza và ligaza tham gia vào công đoạn nào sau đây của quy trình chuyển gen?
A. Tách ADN của nhiễm sắc thể tế bào cho và tách plasmít ra khỏi tế bào vi khuẩn.
B. Tạo điều kiện cho gen được ghép biểu hiện.
C. Cắt, nối ADN của tế bào cho và plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp.
D. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Câu 23: Phả hệ dưới đây ghi lại sự di truyền của một bệnh rất hiếm gặp ở người do một gen đột
biến gây nên. Điều giải thích nào dưới đây là đúng về sự di truyền của bệnh trên phả hệ?


A. Bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định.
B. Bệnh do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định.
C. Bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X qui định.
D. Bệnh do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể X qui định.
Hotline: 0964.947.392

Page 3


Luyện giải đề THPT Quốc gia - môn Sinh hoc

Nguyễn Thị Việt Nga

Câu 24: Một nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đông sinh được một con trai (3) bị
bệnh máu khó đông. Người con trai này lớn lên lấy vợ (4) bình thường và sinh được một bé trai (5)
cũng bị bệnh như bố. Hãy xác định kiểu gen của 5 người trong gia đình trên.
A. (1)XX, (2)XYA, (3)XYA, (4)XX, (5)XYA.
B. (1)XAXA, (2)XaY, (3)XAY, (4)XaXa, (5)XaY.
C. (1)XAXa, (2)XaY, (3)XaY, (4)XAXa, (5)XaY.
D. (1)XX, (2)XYa, (3)XYa, (4)XX, (5)XYa.
Câu 25: Nguyên tắc nào sau đây được sử dụng vào việc lập bản đồ gen?
A. Dựa vào tần số hoán vị gen để suy ra vị trí tương đối của các gen trên NST.
B. Dựa vào đột biến chuyển đoạn để suy ra vị trí của gen trên NST.
C. Tự thụ phấn hoặc tạp giao.
D. Dựa vào hiện tượng phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân.
Câu 26: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Nếu xảy ra hoán vị
BD
Bd
gen cả bố và mẹ với tần số 40% thì ở phép lai Aa
x Aa

, kiểu hình A-bbdd ở đời F1 có tỉ lệ
bd
bD
bao nhiêu ?
A. 4,5%
B. 20%
C. 40%
D. 10%
Câu 27: Một cơ thể có kiểu gen AaBbDdEE khi giảm phân sẽ cho giao tử mang đầy đủ các gen trội
với tỉ lệ bao nhiêu % ?
A. Một tỉ lệ khác
B. 12.5%
C. 50%
D. 25%
Câu 28: Sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật chịu sự chi phối của những nhân tố nào?
1: đột biến
2: giao phối
3: CLTN
4: cách li
5: biến động di
truyền
A. 1,2,3,4
B. 1,2,3
C. 1,3,4,5
D. 1,3,4
Câu 29: Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới:
I. Cho tự thụ phấn để tạo ra các giống thuần chủng.
II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
IV. Tạo dòng thuần chủng.

Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?
A. I → III → II
B. II → III → IV
C. III → II → I
D. III → II → IV
Câu 30: Có một số phép lai và kết quả phép lai ở loài hoa loa kèn như sau:
Cây mẹ loa kèn xanh × cây bố loa kèn vàng → F1 toàn loa kèn xanh
Cây mẹ loa kèn vàng × cây bố loa kèn xanh → F1 toàn loa kèn vàng
Sự khác nhau cơ bản giữa hai phép lai dẫn đến kết quả khác nhau:
A. Do chọn cây bố mẹ khác nhau.
B. Tính trạng loa kèn vàng là trội không hoàn toàn.
C. Hợp tử phát triển từ noãn cây nào thì mang đặc điểm của cây ấy.
D. Tính trạng của bố là tính trạng lặn.
Câu 31: Dạng đột biến phát sinh trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, làm cho tất cả NST
không phân li sẽ tạo ra:
A. Thể dị đa bội.
B. Thể nhiều nhiễm.
C. Thể lệch bội.
D. Thể tự tứ bội.
Câu 32: Một quần thể thực vật, gen A có 3 alen, gen B có 4 alen phân li độc lập thì quá trình ngẫu
phối sẽ tạo ra trong quần thể số loại kiểu gen là:
A. 80.
B. 60.
C. 20.
D. 40.
Câu 33: Sự hóa đen của bướm sâu đo bạch dương ở vùng công nghiệp là kết quả của
A. Sự biến đổi phù hợp màu sắc của bướm với môi trường
B. Sư ảnh hưởng trực tiếp do than bụi của nhà máy lên cơ thể bướm
Hotline: 0964.947.392


Page 4


Luyện giải đề THPT Quốc gia - môn Sinh hoc

Nguyễn Thị Việt Nga

C. Chọn lọc thể đột biến có lợi đã phát sinh ngẫu nhiên từ trong quần thể bướm
D. Chọn lọc thể đột biến có lợi đã phát sinh do khói bụi nhà máy
Câu 34: Tiếng nói bắt đầu xuất hiện từ người:
A. Homo erectus
B. Nêanđectan
C. Xinantrôp
D. Crômanhôn
Câu 35: Cho các cơ chế di truyền: 1. tái bản. 2. phiên mã, 3. dịch mã. Nguyên tắc bổ sung giữa
các nucleotit trên được thể hiện trong cơ chế di truyền nào:
A .1, 2, 3
B. 2, 3
C. 1, 2
D. 1
Câu 36: Các thể đột biến nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến dị bội, dạng 2n – 1?
A. Hội chứng Tơcnơ, Claiphentơ, Đao.
B. Sứt môi, thừa ngón, chết yếu.
C. Ngón trỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm bé.
D. Không có câu nào đúng.
Câu 37: Có một phân tử ADN có khối lượng bằng 75.107 đơn vị cacbon và tỉ lệ tự nhân đôi 3 lần.
Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi nói trên là:
A. G = X = 3,5.105, A = T = 5,25.105.
B. G = X = 3,25.106, A = T = 5,5.106.
C. G = X = 3,5.106, A = T = 5,25.106.

D. G = X = 3,25.106, A = T = 5,5.105.
Câu 38: Bảo vệ đa dạng sinh học là
A. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và nơi sống của các loài
B. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và về loài
C. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, về loài và các hệ sinh thái
D. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, các mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái
Câu 39: Một khu rừng rậm bị chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây bụi và cỏ chiếm ưu thế, động
vật hiếm dần. Đây là:
A. Diễn thế nguyên sinh
B. Diễn thế thứ sinh
C. Diễn thế phân huỷ
D. Biến đổi tiếp theo
Câu 40: Trong sự tồn tại của quần xã, khống chế sinh học có vai trò
A. điều hòa tỉ lệ đực cái ở các quần thể, đảm bảo cân băng quần xã.
B. điều hòa các nhóm tuổi trong quần thể, đảm bảo cân bằng của quần xã.
C. điều hòa mật độ các quần thể, đảm bảo cân bằng của quần xã.
D. điều hòa nơi ở của các quần thể, đảm bảo cân bằng của quần xã.
Câu 41: Phát biểu không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất:
A. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học tạo nên các tế bào sơ khai
và sau đó hình thành tế bào sống đầu tiên.
B. Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện phức hợp đại phân tử prôtêin và axit nuclêic có
khả năng tự nhân đôi và dịch mã.
C. Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu
tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hoá học.
D. Một số bằng chứng khoa học cho rằng vật chất di truyền đầu tiên có lẽ là ARN mà không phải là
ADN vì ARN có thể tự nhân đôi và tự xúc tác.
Câu 42: Trong mối quan hệ giữa: giống- kỹ thuật canh tác- năng suất cây trồng, kỹ thuật canh tác
có vai trò
A. Quy định năng suất cụ thể của cây trồng.
B. Ảnh hưởng tới giới hạn năng suất của cây trồng.

C. Quy định giới hạn năng suất của cây trồng.
D. Ảnh hưởng tới năng suất cụ thể của cây trồng.
Câu 43: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp
thay thế nuclêôtit ở vị trí số 6 làm thay đổi codon mã hóa aa này thành codon mã hóa aa khác?
(Theo bảng mã di truyền thì codon AAA và AAG cùng mã cho lizin, AAX và AAU cùng mã cho
asparagin)
Hotline: 0964.947.392

Page 5


Luyện giải đề THPT Quốc gia - môn Sinh hoc

Nguyễn Thị Việt Nga

A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Câu 44: Menđen đã giải thích định luật phân li bằng
A. sự phân li ngẫu nhiên của các cặp nhiễm sắc thể đồng dạng trong giảm phân.
B. giả thuyết giao tử thuần khiết.
C. hiện tượng phân li của các cặp NST trong nguyên phân.
D. hiện tượng trội hoàn toàn.
Câu 45: Ở người tính trạng nhóm máu A,B,O do một gen có 3 alen IA, IB, IO quy định. Trong một
quần thể cân bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O; 39% số người mang máu B. Một
cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh một người con, xác suất để người con này mang nhóm máu
giống bố mẹ là bao nhiêu?
A.


B.

C.

D.

Câu 46. Khoảng cách giữa các gen A, B, C trên một NST như sau : giữa A và B bằng 41cM; giữa
A và C bằng 7cM; giữa B và C bằng 34cM. Trật tự 3 gen trên NST là
A. CBA.
B. ABC.
C. ACB.
D. CAB.
Câu 47. Quan niệm của Lamac về sự biến đổi của sinh vật tương ứng với điều kiện ngoại cảnh phù
hợp với khái niệm nào trong qua niệm hiện đại?
A. Thường biến.
B. Di truyền.
C. Đột biến.
D. Biến dị.
Câu 48. Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự?
A. Tua cuốn của dây bầu, bí và gai xương rồng.
B. Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng.
C. Cánh dơi và tay người.
D. Cánh chim và cánh côn trùng.
Câu 49: Giả sử có hai quần xã rừng nhỏ, mỗi quần xã có 1000 cá thể bao gồm 4 loài thực vật ( A,
B, C, D) như sau:
Quần xã 1: 250A, 250B, 250C, 250D
Quần xã 2: 700A, 200B, 50C, 50D
Hãy cho biết độ đa dạng của quần xã nào cao hơn
A. Quần xã 1 đa dạng hơn quần xã 2.
B. Quần xã 2 đa dạng hơn quần xã 1.

C. Quần xã 1 đa dạng như quần xã 2
D. Tùy từng giai đoạn
Câu 50: Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là
A. đột biến.
B. giao phối không ngẫu nhiên.
C. chọn lọc tự nhiên.
D. Di – nhập gen

Hotline: 0964.947.392

Page 6



×