Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đề thi thử MClass môn sinh số 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.93 KB, 7 trang )

Luyện giải đề THPT Quốc gia - môn Sinh hoc

Nguyễn Thị Việt Nga

ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 90 phút;
(50 câu trắc nghiệm)
Đề thi số 9

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:.....................................................................Số báo danh: .............................

Câu 1: Một gen cấu trúc ở sinh vật nhân thật có số liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit là 2998, hiệu
số giữa A với một nuclêôtit khác là 10%. Trong các đoạn intron số nuclêôtit loại A = 300; G = 200.
Trong đoạn mã hoá axit amin của gen có số lượng từng loại nuclêôtit là
A. A = T = 300; G = X = 700
B. A = T = 600; G = X = 400
C. A = T = 300; G = X = 200
D. A = T = 150; G = X = 100
Câu 2 : Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng vì
A. chúng đều có kích thước như nhau giữa các loài.
B. chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn thực hiện chức
năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
C. chúng đều có hình dạng giống nhau giữa các loài.
D. chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên và nay chức năng vẫn được duy trì.
Câu 3 : Phương pháp nuôi cấy mô thực vật có ưu điểm nổi trội là
A. Nhân nhanh các giống cây quí hiếm từ một cây có kiểu gen quí và các cây này có kiểu gen rất
khác nhau tạo ra quần thể có tính di truyền rất đa dạng phong phú.
B. Các cây con tất cả các cặp gen đều ở trạng thái di hợp tử nên có ưu thế lai cao.
C. Các cây con tát cả các cặp gen đều ở trạng thái đồng hợp tử nên tính di truyền ổn định


D. Nhân nhanh các giống cây quí hiếm từ một cây có kiểu gen quí và các cây này đều đồng nhất về
kiểu gen, sạch dịch bệnh.
Câu 4: Cho gen A quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt trắng. Thế hệ ban đầu
(P0) có 1 cá thể mang kiểu gen Aa và 2 cá thể mang kiểu gen aa. Cho chúng tự thụ phấn bắt buộc
qua 3 thế hệ, sau đó cho ngẫu phối ở thế hệ thứ 3. Theo lí thuyết ở thế hệ thứ 4 quần thể có:
A. 0,31 hạt đỏ: 0,69 hạt trắng.
B. 0,5 hạt đỏ: 0,5 hạt trắng.
C. 0,168 hạt đỏ: 0,832 hạt trắng.
D. 0,75% hạt đỏ: 0,25% hạt trắng.
Câu 5: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen a quy định quả
chua; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; hai cặp gen này nằm
trên hai cặp NST thường. Thực hiện phép lai giữa hai cây P: AaBB × aabb, thu được các cây F1, tứ
bội hoá thành công các cây F1 bằng dung dịch consixin. Chọn một trong các cây F1 đã được tứ bội
hoá cho tự thụ phấn. Tỷ lệ phân li kiểu hình ở F2 là
A. 105: 35: 35: 1 hoặc 9: 3: 3: 1.
B. 105: 35: 35: 1 hoặc 35: 1.
C. 9: 3: 3: 1 hoặc 35: 1.
D. 1225: 35: 35: 1 hoặc 35: 1.
Câu 6: Các cá thể trong quần thể cùng chung ổ sinh thái, nhưng rất hiếm khi xảy ra đấu tranh trực
tiếp. Lí do chủ yếu nào dưới đây khẳng định điều đó?
A. Do cùng huyết thống, không cách li nhau về di truyền.
B. Đấu tranh trực tiếp sẽ dẫn đến sự diệt vong của loài.
C. Nguồn thức ăn luôn thỏa mãn cho sự phát triển số lượng tối đa của quần thể.
Hotline: 0964.947.392

Page 1


Luyện giải đề THPT Quốc gia - môn Sinh hoc


Nguyễn Thị Việt Nga

D. Các cá thể của quần thể không phân bố tập trung, tránh sự cạn kiệt nguồn sống
Câu 7: Một loài thực vật có kiểu gen



tự thụ. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội

hoàn toàn lấn át gen lặn và tần số hoán vị f(A-b) = 20%, f(D-E) = 40% thì ở đời con F1 tỉ lệ kiểu
hình mang toàn tính trội là
A. 56,25%
B. 30,09%
C. 42,75%
D. 75%
Câu 8 : Bệnh mù màu ở một quần thể người tỉ lệ nam mắc bệnh là 30%. Tỉ lệ nữ không biểu hiện
bệnh nhưng có mang gen bệnh trong quần thể này là
A. 30 %
B. 60 %
C. 42 %
D. 20%
Câu 9 : Các nội dung chủ yếu của phương pháp tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp là
1 . Tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau
2 Sử dụng các tác nhân đột biến để gây biến dị có di truyền lên các giống
3 . Lai các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau và chọn lọc những tổ hợp gen mong muốn
4 . Cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần các dòng có tổ hợp gen mong muôn để tạo ra giống thuần
chủng
5 .Chọn lọc các đột biến tốt phù hợp với yêu cầu
Phương án đúng theo thứ tự là :
A. 1,3,4,5

B. 1,3,4
C. 2,3,4
D. 3,4,1
Câu 10: Ở ngô, chiều dài bắp do 1 gen có 2 alen trội lặn hoàn toàn quy định: alen A: bắp dài, alen
a: bắp ngắn; màu hạt do 1 cặp gen trội lặn hoàn toàn khác quy định: alen B: hạt màu vàng, alen b:
hạt trắng. Hai gen này trên 2 cặp NST khác nhau. Thực hiện phép lai P: ♀Aabb x ♂aaBb. Nhận xét
nào sau đây không đúng?
A. Trong hạt thu được có kiểu gen hợp tử là Aabb, kiểu gen nội nhũ là Aaabbb.
B. Trong hạt thu được có kiểu gen hợp tử là aaBb, kiểu gen nội nhũ là aaaBbb.
C. Lấy toàn bộ hạt thu được gieo thành thế hệ cây F1, xác xuất để thu được cây cho bắp dài, hạt
trắng là 25%.
D. Trong hạt thu được có kiểu gen hợp tử là AaBb, kiểu gen nội nhũ là AAaBbb.
Câu 11: Lai hai cá thể đều dị hợp về hai cặp gen (Aa, Bb). Trong tổng số cá thể thu được ở đời con,
số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả hai cặp gen trên chiếm tỷ lệ 9%. Biết hai cặp gen này cùng
nằm trên một cặp NST thường và không có đột biến xảy ra, kết luận nào sau đây về kết quả của
phép lai trên là không đúng?
A. Hoán vị gen đã xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 36%.
B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 40%.
C. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 18%.
D. Hoán vị gen có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên bố và mẹ với tần số 36% hoặc 40%.
Câu 12: Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa
có khả năng kháng bệnh trên, người ta thực hiện các bước sau:
1. Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc cây.
2. Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.
3. Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.
4. Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần.
Quy trình tạo giống theo thứ tự:
A. 1→ 3→ 2→ 4.
B. 1→ 3→ 4→ 2.
C. 2→ 3→ 4→ 1. D. 1→ 2→ 3→ 4.

Câu 13: Một loài cây hoa đơn tính khác gốc, cây đực có kiểu gen XY, cây cái có kiểu gen XX. Qua
thụ phấn, một hạt phấn đã nảy mầm và xảy ra thụ tinh kép. Kiểu gen của tế bào phôi và nội nhũ sẽ
như thế nào?
A. Phôi XX và nội nhũ XXY hoặc phôi XY và nội nhũ XXY.
Hotline: 0964.947.392

Page 2


Luyện giải đề THPT Quốc gia - môn Sinh hoc

Nguyễn Thị Việt Nga

B. Phôi XX và nội nhũ XXX hoặc phôi XY và nội nhũ XXY.
C. Phôi XY và nội nhũ XYY hoặc phôi XXY và nội nhũ XXY.
D. Phôi XX và nội nhũ XX hoặc phôi XY và nội nhũ XY.
Câu 14: Ở một loài thực vật, xét 3 gen nằm trên NST thường, mỗi gen có 2 alen, alen trội là trội
hoàn toàn so với alen lặn. Thực hiện phép lai giữa một cơ thể dị hợp 3 cặp gen với một cơ thể đồng
hợp lặn về 3 cặp gen này, thu được đời con có tỷ lệ phân li kiểu hình: 3 : 3 : 3 : 3 : 2 : 2 : 2 : 2. Kết
luận nào sau đây là đúng?
A. 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST khác nhau.
B. 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST và có hoán vị gen.
C. 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST và liên kết hoàn toàn.
D. 3 cặp gen nằm trên một cặp NST và có hoán vị gen.
Câu 15 : Theo mô hình của Jacốp và Mônô, một Opêron Lac. không có thành phần nào sau đây?
A. Gen điểu hòa R tổng hợp prôtêin ức chế (hay prôtêin điều hòa)
B. Nhóm các gen cấu trúc Z, Y, A
C. Vùng khởi động (P) và vùng vận hành(O)
D. Vùng vận hành O.
Câu 16 : Cho phả hệ:


Biết tô màu gia tộc bên trái mắc bệnh K do gen trội nằm trên NST thường, tô màu đen gia tộc bên
phải mắc bệnh H do gen lặn nằm trên NST giới tính X ( để trắng là không biểu hiện bệnh )
Khả năng đứa con trai thế hệ thứ IV mắc cả 2 bệnh Kvà H là :
A. 6,25 %
B. 12,5 %
C. 50%
D. 25 %
Câu 17: Một đột biến gen có thể gây ra biến đổi nucleotit ở bất kì vị trí nào trên gen. Nếu như đột
biến xảy ra ở vùng điều hòa của gen thì gây nên hậu quả gì?
A. Cấu trúc sản phẩm của gen không thay đổi nhưng lượng sản phẩm của gen có thể thay đổi theo
hướng tăng cường hoặc giảm bớt.
B. Lượng sản phẩm của gen sẽ tăng lên nhưng cấu trúc của gen chỉ thay đổi đôi chút do biến đổi chỉ
xảy ra ở vùng điều hòa không liên quan đến vùng mã hóa của gen.
C. Lượng sản phẩm của gen sẽ giảm xuống do khả năng liên kết với ARN polymerase giảm xuống,
nhưng cấu trúc sản phẩm của gen không thay đổi.
D. Cấu trúc sản phẩm của gen sẽ thay đổi kết quả thường là có hại vì nó phá vỡ mối quan hệ hài hòa
giữa các gen trong kiểu gen và giữa cơ thể với môi trường.
Câu 18: Nếu cấu trúc di truyền của quần thể qua 3 thế hệ tự thụ phấn là 0,35 AA : 0,1 Aa : 0,55 aa,
thì cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ xuất phát là
A. 0,2 Aa : 0,8 aa
B. 0,55 AA : 0,1 Aa : 0,35 aa
C. 0,8 Aa : 0,2 aa
D. 0,35 AA : 0,1 Aa : 0,55 aa
Câu 19: Phong tục nào gây bất lợi cho đa dạng sinh học và giảm chất lượng môi trường cần xóa
bỏ?
Hotline: 0964.947.392

Page 3



Luyện giải đề THPT Quốc gia - môn Sinh hoc

Nguyễn Thị Việt Nga

A. Tự do hái lộc trong đêm giao thừa.
B. Thả cá xuống sông, ao hồ nhân ngày tết “Chạp ông Công”.
C. Lễ phóng sinh các loài nhân ngày tết “Xá tội vong nhân”.
D. Lễ tịch điền.
Câu 20: Giao tử bình thường của loài vịt nhà có chứa 40 nhiễm sắc thể đơn. Một hợp tử của loài vịt
nhà nguyên phân bình thường 4 lần và đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đương 1185
nhiễm sắc thể đơn. Tên gọi nào sau đây đúng với hợp tử trên?
A. Thể lưỡng bội 2n.
B. Thể đa bội 3n.
C. Thể đột biến 1 nhiễm.
D. Thể đột biến 3 nhiễm.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương đồng do cùng có chức năng giúp cơ thể
bay.
B. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức
năng khác nhau.
C. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương
đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự.
D. Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng đều do biến dạng của lá nên được xem là cơ
quan tương đồng.
Câu 22: Cho cây hoa đỏ, quả tròn lai với cây hoa trắng, quả dài, người ta thu được đời con có tỉ lệ
phân li
kiểu hình như sau:

cây hoa đỏ, quả tròn :


cây hoa đỏ, quả dài :

cây hoa trắng, quả tròn : cây

hoa trắng, quả dài. Từ kết quả trên có thể nhận định:
(1) gen quy định màu hoa và hình dạng quả di truyền độc lập nhau.
(2) chưa xác định hết tính chất di truyền của các gen là trội hoàn toàn hay trội không hoàn toàn.
(3) có thể các tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen liên kết không hoàn toàn nhau với tần số hoán
vị là 50%.
(4) một tính trạng do 2 cặp gen tương tác và liên kết hoàn toàn nhau, tính trạng còn lại do một cặp
gen quy định.
Kết luận đúng là:
A. (1), (2), (3)
B. (1), (2), (3), (4)
C. (1), (2)
D. (1), (3)
Câu 23: Khi lai cây hoa thuần chủng màu hồng với cây hoa màu trắng, người ta thu được F1 toàn
cây có hoa màu đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn thì thu được F2 phân li kiểu hình với tỉ lệ: 9 đỏ : 3
hồng : 4 trắng. Cho các cây hoa đỏ F2 giao phấn ngẫu nhiên đời con thu được cây cho hoa màu đỏ
chiếm tỉ lệ
A.

.

B.

.

C.


.

D.

.

Câu 24: Ở một loài động vật cho con cái (XX) mắt đỏ thuần chủng lai với con đực (XY) mắt trắng
thuần chủng được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho con đực F1lai phân tích, đời Fb thu được 50% con đực
mắt trắng, 25% con cái mắt đỏ, 25% con cái mắt trắng. Nếu cho F1 giao phối tự do thì ở F2, loại cá
thể đực mắt trắng chiếm tỉ lệ
A. 18,75%.
B. 25%.
C. 37,5%.
D. 31,25%.
Câu 25 : Nghiên cứu một quần thể động vật sinh sản hữu tính ở trạng thái cân bằng di truyền, có
kích thước cực lớn với hai alen A và a, các phép thử cho thấy có 60% giao tử được tạo ra trong
quần thể mang alen A. Người ta tạo một mẫu nghiên cứu bằng cách lấy ngẫu nhiên các cá thể của
quần thể ở nhiều vị trí khác nhau với tổng số cá thể thu được chiếm 20% số cá thể của quần thể. Tỉ
lệ số cá thể trong mẫu nghiên cứu mang kiểu gen dị hợp về 2 alen trên là
A. 0,096.
B. 0,240.
C. 0,048.
D. 0,480.
Hotline: 0964.947.392

Page 4


Luyện giải đề THPT Quốc gia - môn Sinh hoc


Nguyễn Thị Việt Nga

Câu 26 : Ở ngô 2n = 20 NST, trong quá trình giảm phân có 6 cặp NST tương đồng đều xảy ra trao
đổi chéo đơn thì số loại giao tử được tạo ra là:
A. 210 loại.
B. 216 loại.
C. 213 loại.
D. 214 loại.
Câu 27: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả
vàng; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả bầu dục, các gen nằm trên
NST thường. Cặp bố mẹ đem lai đều có kiểu gen Ab/aB hoán vị gen xảy ra ở 2 bên với tần số như
nhau. Kết quả nào dưới đây phù hợp với tỉ lệ kiểu hình quả vàng, bầu dục ở đời con?
A. 7,29%.
B. 12,25%.
C. 5,25%.
D. 9%.
Câu 28: Nếu kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau thì kết luận nào dưới đây là đúng
nhất?
A. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.
B. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X.
C. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính hoặc trong ti thể.
D. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y.
Câu 29: Phân tử prôtêin do gen đột biến (b) tổng hợp ít hơn prôtêin do gen bình thường (B) 1 axit
amin và có 1 axit amin bị đổi mới. Câu trả lời chính xác nhất, là gen B đã bị đột biến
A. mất 3 cặp nuclêôtit thuộc 2 bộ ba kế tiếp nhau.
B. mất một bộ 3 và có một bộ ba bị thay thế.
C. mất 3 cặp nuclêôtit thuộc 3 bộ ba kế tiếp nhau.
D. mất 3 cặp nuclêôtit thuộc 2 bộ ba kế tiếp nhau, hoặc mất một bộ 3 và có một bộ ba bị thay thế.
Câu 30: Ở một cơ thể thực vật, trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng (2n) đã có một

cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân li. Kết quả cơ thể sẽ có
A. hai dòng tế bào bị đột biến, một dòng tế bào có bộ NST 2n+1 và một dòng tế bào có bộ NST 2n1.
B. hai dòng tế bào, một dòng tế bào bình thường, một dòng tế bào bị đột biến có bộ nhiễm sắc thể
2n+1 và 2n -1.
C. một dòng tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể theo công thức 2n + 1.
D. tất cả các tế bào đều có số lượng nhiễm sắc thể theo công thức 2n + 1.
Câu 31: Cho các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:
1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn.
2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
3. Lai các dòng thuần chủng với nhau.
4. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn.
Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình:
A. 4 → 1 → 2 → 3. B. 1 → 2 → 3 → 4. C. 2 → 3 → 1 → 4. D. 2 → 3 → 4 → 1.
Câu 32: Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý, mối liên quan giữa các cơ chế cách
ly thể hiện như sau:
A. Cách ly địa lý → Cách ly sinh thái → Cách ly hợp tử.
B. Cách ly địa lý → Cách ly trước hợp tử → Cách ly sau hợp tử.
C. Cách ly địa lý → Cách ly hợp tử → Cách ly sau hợp tử.
D. Cách ly sinh thái → Cách ly địa lý → Cách ly hợp tử.
Câu 33: Ở người, gen tăng cường có tác dụng kích thích gen cấu trúc gia tăng mức hoạt động, đó là
biểu hiện của sự điều hòa hoạt động gen ở khâu:
A. sau phiên mã.
B. dịch mã.
C. trước phiên mã.
D. phiên mã.
Câu 34: Vai trò quan trọng nhất của giao phối đối với chọn lọc tự nhiên là
A. trung hòa tính có hại của đột biến.
B. tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.
C. tạo ra vô số biến dị tổ hợp.
D. giúp phát tán các đột biến trong quần thể.

Hotline: 0964.947.392

Page 5


Luyện giải đề THPT Quốc gia - môn Sinh hoc

Nguyễn Thị Việt Nga

Câu 35: Quan điểm nào sau đây là không đúng?
A. Lai xa kết hợp với đa bội hoá là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật.
B. Lai xa tạo cơ thể lai có thể dẫn đến hình thành loài mới.
C. Cơ chế tự đa bội hoá tạo ra dạng tam bội bất thụ nên không phải là cơ chế để dẫn đến hình thành
loài mới.
D. Sự đa bội hoá tạo dạng tứ bội hữu thụ cách li sinh sản với dạng gốc là cơ chế đẫn đến hình thành
loài mới.
Câu 36 : Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2
có tổng số 299 cây trong đó có 99 cây lúa hạt tròn. Trong số lúa hạt dài ở F2, tính theo lí thuyết thì
tỉ lệ cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 thu được toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ
A. .

B. .

C. .

D. .

Câu 37 : Sự phân hoá tảo và phát sinh các ngành động vật diễn ra ở kỉ nào?
A. Cambri.
B. Đêvôn.

C. Xilua.
D. Than đá.
Câu 38: Một quần thể ở trạng thái cân bằng về 1 gen có 2 alen A, a. Trong đó tần số pA = 0,4. Nếu
quá trình chọn lọc đào thải những cơ thể có kiểu gen aa xảy ra với áp lực S = 0,02. Hãy xác định
cấu trúc di truyền của quần thể sau khi xảy ra chọn lọc.
A. 0,161AA : 0,483Aa : 0,356aa
C. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
B. 0,168AA : 0,452Aa : 0,36aa
D. 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa
Câu 39: Ưu thế lai đạt mức cao nhất ở con lai F1 và giảm dần ở các thế hệ sau là vì
A. tần số kiểu gen có lợi ngày một giảm.
B. tần số kiểu gen dị hợp tử ngày một giảm.
C. tần số alen trội ngày một giảm.
D. các gen lặn có hại ngày một tăng ở các thế hệ sau.
Câu 40: Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể.
B. Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u ác tính.
C. Những gen ung thư xuất hiện trong các tế bào sinh dưỡng được di truyền qua sinh sản hữu tính.
D. Trong hệ gen của người, các gen tiền ung thư bình thường đều là những gen có hại.
Câu 41 : Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là
A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng
trưởng.
B. độ đa dang, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
C. độ đa đạng, mối quan hệ các loài, cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, sức sinh
sản, sự tử vong.
D. độ nhiều, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
Câu 42 : Các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới có
A. sự phân tầng thẳng đứng.
B. độ đa dạng sinh học thấp.
C. độ đa dạng sinh học cao.

D. nhiều cây to và động vật lớn.
Câu 43: Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định và phân ly độc lập với nhau; gen trội
hoàn
toàn
lấn át gen lặn. Ở đời con của phép lai: AaBbCcDd × AaBbCcDd, tỉ lệ kiểu hình mang tính trạng trội
là:
.

.

.

.

.

.

D.

.

Câu 44: ADN của tế bào nhân thực có chiều dài 0,051mm, có 15 đơn vị nhân đôi. Mỗi đoạn
okazaki có 1000 nuclêôtit. Cho rằng chiều dài các đơn vị nhân đôi là bằng nhau, số ARN mồi cần
cho quá trình tái bản sẽ là:
Hotline: 0964.947.392

Page 6



Luyện giải đề THPT Quốc gia - môn Sinh hoc

Nguyễn Thị Việt Nga

A. 315
B. 165
C. 330
D. 180
Câu 45: Trong một quần thể cân bằng di truyền xét 1 gen có 2 alen T và t quan hệ trội lặn hoàn
toàn. Quần thể có 51% cá thể có kiểu hình trội. Đột nhiên điều kiện sống thay đổi làm chết tất cả
các cá thể có kiểu hình lặn trước khi trưởng thành. Sau đó, điều kiện sống lại trở lại như cũ. Tần số
của alen t sau một thế hệ ngẫu phối là
A. 0,41
B. 0,58
C. 0,7
D. 0,3
Câu 46: Lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản thu được F1 toàn
thân cao, quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 4 kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 46 cao, đỏ : 15 cao,
vàng : 16 thấp, đỏ : 5 thấp, vàng. Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, gen nằm trên
NST thường. Cho các cây có kiểu hình thân cao, quả vàng ở F2 tự thụ phấn, tỉ lệ phân li kiểu hình
thu được ở đời con F3 là
A. 8 cao, vàng: 1 thấp, vàng.
B. 3 cao, vàng: 1 thấp, vàng.
C. 11 cao, vàng: 1 thấp, vàng.
D. 5 cao, vàng: 1 thấp, vàng.
Câu 47: Trong một quần thể lưỡng bội, giao phối tự do, xét một gen có 2 alen A và a có tần số
tương ứng là 0,8 và 0,2; một gen khác nhóm liên kết với nó có 2 alen B và b có tần số tương ứng là
0,7 và 0,3. Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, các gen
nằm trên NST thường. Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội cả 2 tính trạng được dự đoán xuất hiện trong
quần thể này là

A. 31,36%.
B. 87,36%.
C. 56,25%
D. 81,25%.
Câu 48 : Ở 1 loài thực vật, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, tính trạng
hoa đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa
đỏ, thu được F1 có kiểu hình thân thấp, hoa trắng chiếm 12,5%. Nếu F1 có 1600 cây thì có bao
nhiêu cây thân thấp, hoa đỏ?
A. 200
B. 400
C. 600
D. 800
Câu 49 : Theo hình tháp sinh khối thì sinh khối sẽ giảm đi qua mỗi bậc trong tháp điều nào sau đây
giải thích được vấn đề này một cách chính xác nhất:
A. năng lượng bị mất vào môi trường tại mỗi bậc, vì vậy sinh khối tạo được ở bậc cao hơn sẽ ít đi.
B. sinh vật bị phân hủy tại mỗi bậc, và vì vậy bậc cao hơn sẽ có ít sinh khối hơn.
C. khi sinh vật chết tại bậc cao hơn sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của sinh vật ở cấp dưới và làm
cho sinh khối của bậc phía dưới cao hơn.
D. sinh vật ở bậc cao hơn sẽ chết nhiều hơn sinh vật ở bậc thấp, vì vậy sinh khối sẽ giảm dần.
Câu 50: Một loài có 2n = 4, con đực mang cặp NST giới tính XY, con cái mang cặp NST giới tính
XX. Trên cặp NST thường có 3 gen: gen thứ nhất có 3 alen, gen thứ hai có 4 alen, gen thứ ba có 2
alen; trên cặp NST giới tính, ở đoạn tương đồng trên NST X và Y có một gen với 3 alen. Trong
trường hợp giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra. Số kiểu gen tối đa trong loài này
nếu không phân biệt trật tự sắp xếp của các gen là
A. 13 500
B. 512
C. 300
D. 4500

Hotline: 0964.947.392


Page 7



×