MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................................2
TÓM TẮT TÌNH HUỐNG.....................................................................................................2
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG................................................................................................3
1. Xác định tội danh cho hành vi phạm tội của A...............................................................3
2. Xác định khung hình phạt với những tội danh mà A đã thực hiện.................................6
4. Giả định trước khi A bị bắt, do sợ M biết được thông tin sẽ tố cáo hành vi phạm tội
của A nên A đã gặp M và ép buộc M uống cốc nước có thuốc độc mà A đã pha sẵn,
nhưng do M cảnh giác nên đã từ chối. Vụ việc bị phát hiện. Hành vi của A bị coi là
phạm tội gì và xác định tình tiết tăng nặng định khung hình phạt đối với hành vi phạm
tội của A..............................................................................................................................8
D. KẾT LUẬN......................................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................11
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, tình hình tội phạm ở nước ta ngày càng gia tăng về số
lượng và diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn. Việc gia tăng tội phạm không
chỉ gây ra những hậu quả đáng kể xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích của mỗi
cá nhân mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự an toàn xã hội.
TÓM TẮT TÌNH HUỐNG
A 22 tuổi, M 21 tuổi, hai người yêu nhau được 2 năm. Trong thời gian yêu
nhau, A và M nhiều lần có hành vi quan hệ tình dục, A cũng nhiều lần dùng điện
thoại chụp ảnh, quay video làm kỷ niệm, M biết nhưng không phản đối. Khi chia tay
nhau, M yêu cầu A xoá bỏ toàn bộ ảnh, phim và những gì liên quan đến kỷ niệm của
hai người.
Khoảng 1 tháng sau ngày chia tay, A hẹn gặp M để nói chuyện. Khi gặp M, A
đòi M cho quan hệ tình dục, M không đồng ý liền bị A doạ đưa ảnh khoả thân của
M lên mạng internet, M lo lắng và đành chấp nhận. Sau đó A đe doạ và yêu cầu M
phải gửi vào tài khoản cho hắn 40 triệu đồng “coi như mua đứt số phim, ảnh”. M sợ
hãi đành chấp nhận làm theo yêu cầu của A.
Một lần A gặp M ở dọc đường yêu cầu M vào nhà nghỉ với hắn, M không đồng
ý liền bị A đánh đập, giật điện thoại, túi xách của M và bỏ đi. Điện thoại, túi xách
của M có tổng trị giá 7 triệu đồng. M tố cáo hành vi phạm tội của A trước cơ quan
công an và A đã bị bắt.
Câu hỏi:
1. Xác định tội danh cho hành vi phạm tội của A.
2. Xác định khung hình phạt đối với những tội danh mà A đã thực hiện.
3. Giả sử, trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra còn phát hiện: sau khi chia
tay M, A có quan hệ yêu đương với X (mới 15 tuổi), có hành vi quan hệ tình
dục nhiều lần. Tội danh của A có gì thay đổi không?
2
4. Giả định trước khi A bị bắt, do sợ M biết được thông tin sẽ tố cáo hành vi
phạm tội của A nên A đã gặp M và ép buộc M uống cốc nước có thuốc độc
mà A đã pha sẵn, nhưng do M cảnh giác nên đã từ chối. Vụ việc bị phát hiện.
Hành vi của A bị coi là phạm tội gì và xác định tình tiết tăng nặng định
khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của A.
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Xác định tội danh cho hành vi phạm tội của A
Những hành vi của A trong tình huống nêu trên đã cấu thành nên ba tội phạm,
đó là:
• tội cưỡng dâm ( khoản 1 Điều 113).
• tội cưỡng đoạt tài sản ( khoản 1 Điều 135)
• tội cướp tài sản ( khoản 1 Điều 133) theo BLHS năm 1999.
* Tội cưỡng dâm:
Trước hết, việc xác định A phạm tội cưỡng dâm theo khoản 1 Điều 113 BLHS
dựa trên các căn cứ sau:
- Khách thể của tội phạm: Quyền được tôn trọng về danh dự, nhân phẩm, Cụ
thể, A đã xâm hại quyền bất khả xâm phạm về tình dục của M.
- Mặt khách quan của tội phạm: Người phạm tội có hành vi ép buộc bằng
những thủ đoạn khác nhau người phụ nữ lệ thuộc mình hoặc người phụ nữ đang ở
trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu. Thủ đoạn mà người phạm tội
sử dụng để khống chế nạn nhân có thể là đe dọa hoặc hứa hẹn. Người phạm tội có
thể lợi dụng quan hệ lệ thuộc, lợi dụng uy thế của mình sẽ gây thiệt hại cho người bị
lệ thuộc nếu như không chịu giao cấu.
A đã có hành vi đe dọa sẽ tung ảnh khỏa thân của M lên mạng internet khi M
không đồng quan hệ tình dục. M vẫn có khả năng phản kháng, do chỉ bị khống chế
về ý chí, tuy nhiên vì ở trong hoàn cảnh bị lệ thuộc, đã miễn cưỡng chấp nhận giao
3
cấu. Vì vậy trường hợp này không thể khép A vào tội hiếp dâm theo Điều 111
BLHS.
- Chủ thể của tội phạm: Nam giới từ đủ 14 tuổi trở lên, có đủ năng lực trách
nhiệm hình sự. A 22 tuổi nên đã thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội cưỡng dâm.
- Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. A nhận thức
rõ việc M bị lệ thuộc mình cũng như hành vi đe dọa sẽ tung ảnh khỏa thân của M
lên mạng internet là hành vi lợi dụng quan hệ lệ thuộc này để buộc M phải miễn
cưỡng cho giao cấu.
*Tội cưỡng đoạt tài sản:
Tiếp theo, hành vi của A cấu thành nên tội cưỡng đoạt tài sản theo khoản 1
Điều 135 BLHS. Theo đó, “Tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực
hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản”. Việc
xác định tội phạm này dựa trên các dấu hiệu sau:
- Khách thể của tội phạm: Hành vi cưỡng đoạt tài sản xâm hại đồng thời hai
quan hệ được Luật hình sự bảo vệ, đó là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
A đã có hành vi xâm hại đến quan hệ sở hữu của M đối với số tiền 40 triệu
đồng, mặt khác sự xâm hại đến quan hệ nhân thân thể hiện ở chỗ không gây ra thiệt
hại về thể chất ( tính mạng, thương tật) mà chỉ gây ra thiệt hại về tình thần ( A làm
M sợ hãi, lo lắng), tuy có ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng không xảy ra thương tích
đối với nạn nhân. Tính chất, mức độ trong việc xâm phạm đến quan hệ nhân thân
của tội này ít nghiêm trọng hơn so với tội cướp tài sản ( Điều 133) và tội bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản ( Điều 134).
- Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi của tội phạm có thể là hành vi đe dọa
sẽ dùng vũ lực hoặc hành vi uy hiếp tinh thần người khác.
A đã uy hiếp tinh thần M bằng cách đe dọa loan những tin thuộc về đời tư mà
M – là người bị đe dọa muốn giữ kín, hành vi này là việc đe dọa gây thiệt hại về
danh dự của M nếu M không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt của A. Do bị khống chế
4
và sợ hãi, M đã chấp nhận gửi 40 triệu đồng vào tài khoản của A “coi như mua đứt
số phim, ảnh” để chúng không bị A phát tán lên mạng.
- Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết mình có hành
vi uy hiếp tinh thần người khác bằng bất cứ thủ đoạn nào và thông qua đó khống chế
ý chí của chủ tài sản để có thể chiếm đoạt được tài sản đó. Dấu hiệu thứ hai là mục
đích chiếm đoạt tài sản. Việc thực hiện hành vi khách quan phải nhằm mục đích
chiếm đoạt tài sản, nếu không nhằm mục đích đó thì không thể cấu thành nên tội
cưỡng đoạt tài sản.
Trong tình huống nêu trên, A uy hiếp tinh thần của M bằng thủ đoạn sử dụng
những hình ảnh, video riêng tư giữa họ để đe dọa buộc M phải chấp nhận gửi cho A
40 triệu đồng coi như “mua lại” toàn bộ số phim ảnh đó. A hoàn toàn nhận thức
được hành vi của mình là hành vi uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài
sản của họ. Có thể kết luận mục đích ban đầu của A khi thực hiện hành vi đe dọa, uy
hiếp tinh thần của M chính là nhằm chiếm đoạt tài sản 40 triệu đồng mà M là chủ sở
hữu.
*Tội cướp tài sản:
Hành vi của A còn phạm tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 133 BLHS. Điều
133 đã mô tả CTTP của tội này như sau: “Tội cướp tài sản là dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào
tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản”. Xác định A phạm tội
cướp tài sản dựa trên những căn cứ cụ thể sau:
- Khách thể của tội phạm: Tương tự như tội cưỡng đoạt tài sản, hành vi cướp
tài sản xâm hại đồng thời hai quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ, đó là quan
hệ nhân thân và quan hệ sở hữu.
Ta nhận thấy ở tình huống đã cho, A có hành vi đánh đập M, xâm phạm đến
thân thể, sức khỏe của nạn nhân mà thông qua hành vi này người phạm tội có thể
5
xâm phạm được sở hữu. Tiếp đó, A đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu của M đối với
tài sản bao gồm điện thoại và túi xách với tổng giá trị là 7 triệu đồng.
- Mặt khách quan của tội phạm: Theo quy định tại Điều 133 BLHS có ba dạng
hành vi khách quan, đó là: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc và hành
vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.
A đã có hành vi dùng vũ lực ( đánh đập M), khiến cho M lâm vào tình trạng
không thế chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản của M bao gồm điện thoại và túi
xách với tổng giá trị là 7 triệu đồng.
- Chủ thể của tội phạm: Là chủ thể bình thường, tức là đạt độ tuổi nhất định
( từ đủ 14 tuổi ) và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. A 22 tuổi, không mắc
các bệnh tâm thần hay các bệnh khác làm mất năng lực kiểm soát và điều khiển
hành vi, thỏa mãn các điều kiện về chủ thể của tội này.
- Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết mình có hành
vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc biết mình có hành vi
làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được, nhằm mục
đích chiếm đoạt tài sản. Dấu hiệu thứ hai trong mặt chủ quan của tội cướp tài sản là
mục đích chiếm đoạt tài sản, tức là những hành vi khách quan của người phạm tội
thực hiện phải nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
A nhận thức rõ hành vi dùng sức mạnh ( vật chất) của mình đánh đập M sẽ làm
cho M lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Việc thực hiện hành vi dùng vũ
lực với M chính là nhằm mục đích cướp tài sản của M.
2. Xác định khung hình phạt với những tội danh mà A đã thực hiện
*Tội cưỡng dâm:
Khoản 1 Điều 113 BLHS quy định như sau: “Người nào dùng mọi thủ đoạn
khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn
cưỡng giao cấu, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”.
6
Đối với hành vi của A phạm tội cưỡng dâm chỉ thuộc CTTP cơ bản do không
có các tình tiết tăng nặng định khung thuộc khoản 2 và khoản 3 Điều này. Vì vậy, ta
xác định khung hình phạt đối với tội cưỡng dâm của A là từ sáu tháng đến năm năm
tù.
*Tội cưỡng đoạt tài sản:
Khoản 1 Điều 135 BLHS quy định như sau: “Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực
hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị
phạt tù từ một năm đến năm năm”.
A đã cưỡng đoạt tài sản của M với tổng giá trị là 40 triệu đồng bằng thủ đoạn
uy hiếp tinh thần của nạn nhân M. Vì vậy mức khung hình phạt đối với tội cưỡng
đoạt tài sản của A là từ một năm đến năm năm tù.
*Tội cướp tài sản:
Khoản 1 Điều 133 BLHS quy định như sau: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào
tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba
năm đến mười năm”.
Tổng giá trị tài sản mà M chiếm đoạt được cấu thành nên tội cướp tài sản là 7
triệu đồng, bao gồm điện thoại và túi xách. Vậy, khung hình phạt đối với tội cướp
tài sản mà A đã thực hiện là từ ba đến mười năm tù.
3. Giả sử, trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra còn phát hiện: sau
khi chia tay M, A có quan hệ yêu đương với X (mới 15 tuổi), có hành vi
quan hệ tình dục nhiều lần. Tội danh của A có gì thay đổi không?
Trong trường hợp nêu trên, hành vi của A đã cấu thành một tội phạm khác, đó
là tội giao cấu với trẻ em theo khoản 2 Điều 115 BLHS. Theo đó, “Tội giao cấu với
trẻ em là hành vi giao cấu của người đã thành niên với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi”. Việc xác định tội danh dựa trên những căn cứ sau:
7
- Chủ thể của tội phạm: Chỉ có thể là người đã thành niên ( nam hoặc nữ). A 22
tuổi thuộc đối tượng đã thành niên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, vì thế
đáp ứng yêu cầu về chủ thể của tội phạm này.
- Mặt khách quan của tội phạm: Người phạm tội có hành vi giao cấu thuận tình
với người trong độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Trong tình huống này, A đã có hành vi quan hệ tình dục với X ( 15 tuổi), nạn
nhân thuộc độ tuổi từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Do A và X có quan hệ yêu đương, có
thể khẳng định việc giao cấu được thực hiện với sự đồng tình của X, không phải
trường hợp giao cấu trái ý muốn như ở tội hiếp dâm ( Điều 111 BLHS). Đồng thời,
A có hành vi quan hệ nhiều lần với X, đây là tình tiết tăng nặng định khung hình
phạt đối với tội danh của A, đó là “phạm tội nhiều lần”, được quy định tại điểm a
khoản 2 Điều 115 BLHS.
- Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm
tội biết người mà mình giao cấu là người ở độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Trường hợp của A cũng nhận thức rõ độ tuổi của X ( 15 tuổi) nhưng vẫn thực hiện
hành vi giao cấu.
Vậy, A phạm tội giao cấu với trẻ em theo khoản 2 Điều 115 BLHS.
4. Giả định trước khi A bị bắt, do sợ M biết được thông tin sẽ tố cáo hành
vi phạm tội của A nên A đã gặp M và ép buộc M uống cốc nước có
thuốc độc mà A đã pha sẵn, nhưng do M cảnh giác nên đã từ chối.
Vụ việc bị phát hiện. Hành vi của A bị coi là phạm tội gì và xác định
tình tiết tăng nặng định khung hình phạt đối với hành vi phạm tội
của A.
Hành vi của A trong giả thiết nêu trên đã phạm tội giết người theo khoản 1
Điều 93 BLHS, đó là việc cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác.
Việc xác định tội danh đối với hành vi phạm tội của A dựa trên các dấu hiệu sau:
8
- Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội giết người là hành
vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác. Hành vi đó có khả năng gây ra
cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ, bao gồm hai trường hợp: hành
động và không hành động. Đối tượng của hành vi tước đoạt tính mạng chỉ có thể là
con người đang sống.
Việc A ép buộc M uống cốc nước đã pha sẵn thuốc độc nhằm mục đích tước
đoạt tính mạng của M trái pháp luật. Hành vi này hoàn toàn có thể dẫn đến hậu quả
M chết. M là con người đang sống nên là đối tượng của tội giết người.
- Hậu quả của tội phạm: Hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong
CTTP tội giết người là hậu quả giết người. Như vậy, tội giết người chỉ được coi là
tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người xảy ra.
Tuy A đã có hành vi ép buộc M uống cốc nước pha sẵn thuốc độc, nhưng vì
cảnh giác nên M đã từ chối. Trường hợp này, hậu quả M chết chưa xảy ra do nguyên
nhân khách quan ( ngoài ý muốn của A), nhưng A đã thực hiện hết hành vi khách
quan cấu thành nên tội giết người. Vì thế, A vẫn bị xét xử theo tội giết người ở giai
đoạn phạm tội chưa đạt.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả chết người:
Về nguyên tắc, người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm về hậu quả nguy
hiểm cho xã hội do chính hành vi của mình gây ra. Nguyên tắc này đòi hỏi việc xác
định hậu quả chết người phải có quan hệ nhân quả với hành vi khách quan của
người bị buộc phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người ( hoàn thành).
Hành vi của A thực hiện là hành vi khách quan có mối quan hệ nhân quả với
hậu quả M sẽ chết. Hành vi ép M uống cốc nước pha sẵn độc của A là nguyên nhân
trực tiếp có thể gây ra hậu quả M chết. Ngược lại, hậu quả M chết xảy ra chỉ có thể
xuất phát từ việc M bị A ép buộc uống cốc nước pha sẵn thuốc độc.
- Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Lỗi cố ý ở đây có thể là cố ý trực tiếp hoặc
cố ý gián tiếp. Dấu hiệu thứ hai về mặt chủ quan phải xét đến là mục đích, động cơ
9
phạm tội. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu bắt buộc của CTTP tội giết người,
trong một số trường hợp mục đích, động cơ phạm tội có ý nghĩa trong việc tăng
nặng định khung.
Trường hợp A phạm tội giết người với lỗi cố ý trực tiếp, do A nhận thức được
hành vi ép M uống cốc nước pha sẵn thuốc độc (có thể hoặc tất nhiên) sẽ gây ra hậu
quả chết người và có ý thức mong muốn cho hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện
hành vi phạm tội như trên.
Vì vậy, kết luận A phạm tội giết người theo khoản 1 Điều 93 BLHS.
Đối với tội giết người, khung hình phạt cơ bản được quy định tại khoản 2 Điều
93 BLHS có mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Khung hình phạt này được áp dụng
cho trường hợp giết người không có tình tiết tăng nặng định khung được quy định
tại khoản 1 Điều 93 BLHS. Trong giả thiết nêu ra việc A ép M uống cốc nước pha
sẵn thuốc độc xuất phát từ động cơ nhằm che giấu hành vi phạm tội của mình do sợ
bị M tố cáo. Trường hợp này, động cơ phạm tội của A được xem xét như một tình
tiết tăng nặng định khung hình phạt. Căn cứ khoản 1 Điều 93 BLHS, hành vi của A
đã phạm tội theo điểm g: “Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác”.
D. KẾT LUẬN
Thông qua việc giải quyết tình huống nêu trên, với việc xác định một số tội
phạm cụ thể, chúng ta có thể nhận thấy các quy định của Luật hình sự đã góp phần
trừng phạt nghiêm khắc các hành vi gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, góp phần
đảm bảo, giữ gìn trật tự, an ninh quốc gia nói chung.
Do kiến thức và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, bài làm của em còn nhiều
thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, sửa chữa và đánh giá của thầy cô để bài
làm hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 ( sửa
đổi, bổ sung năm 2009).
2. Giáo trình Luật hình sự tập I, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an
nhân dân, Hà Nội, năm 2010.
3. Giáo trình Luật hình sự tập II, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an
nhân dân, Hà Nội, năm 2015.
4. Định tội danh và quyết định hình phạt, TS. Dương Tuyết Miên, NXB Lao
động – xã hội, năm 2007.
5. Bình luận khoa học BLHS nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB
Lao động, Hà Nội, năm 2013.
6. Bài tập Luật Hình sự và Tố tụng hình sự tập 1, NXB Tư pháp, năm 2009.
7. Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam ( Phần các tội pham), Khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, năm 2007.
11