Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Hướng dẫn cách đầu tư chứng khoán (Phần 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.3 KB, 18 trang )

Hướng dẫn đọc bảng giá chứng khoán trực tuyến
I. Ý nghĩa các cột trong bảng
1.

“Mã CK” (Mã chứng khoán): Là mã giao dịch của các công ty cổ phần niêm
yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh.

2.

“Trần” (Giá trần): Là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua
hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch.

+ Trên TTGDCK TP HCM: Giá trần = Giá tham chiếu + 7% *Giá tham chiếu
+ Trên TTGDCK Hà Nội: Giá trần = Giá tham chiếu + 10% * Giá tham chiếu
3.

“Sàn” (Giá sàn): Là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua
hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch.

+ Trên TTGDCK TP HCM: Giá sàn = Giá tham chiếu - 7% * Giá tham chiếu
+ Trên TTGDCK Hà Nội: Giá sàn = Giá tham chiếu - 10% * Giá tham chiếu
4.

“TC” (Giá tham chiếu):

- Đối với sàn GDCK HCM: Là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất trước đó
trừ các trường hợp đặc biệt.
- Đối với sàn Hà Nội: Giá tham chiếu của cổ phiếu đang giao dịch là giá cơ sở của
ngày giao dịch gần nhất trước đó.
Giá cơ sở là mức giá bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo
phương thức khớp lệnh liên tục trong 15 phút cuối cùng của thời gian giao dịch


trong ngày theo quy định. Trường hợp không có giao dịch được thực hiện
trong thời gian trên, giá cơ sở được xác định bằng mức giá thực hiện cuối
cùng trong ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh liên tục.
5.

“Đặt mua”: Là hệ thống cột biểu thị 03 mức giá đặt mua tốt nhất (giá đặt
mua cao nhất) và khối lượng đặt mua tương ứng. Ý nghĩa cụ thể từng cột như
sau:
o

Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện thời và
khối lượng đặt mua tương ứng với mức giá đó. Những lệnh đặt mua ở
mức “Giá 1” luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh đặt
mua khác.

o

Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị các lệnh đặt mua ở mức “Giá
2” và “KL 2”. Lệnh đặt mua ở mức “Giá 2” có độ ưu tiên chỉ sau lệnh
đặt mua ở mức “Giá 1”.
1


o

6.

Tương tự như vậy, cột “Giá 3” và “KL 3” là cột mà các lệnh đặt mua ở
mức giá này chỉ xếp hàng ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức “Giá 2”.


“Chào bán”: Là hệ thống cột hiển thị ba mức giá chào bán tốt nhất (giá
chào bán thấp nhất) và khối lượng tương ứng với các mức giá đó. Ý nghĩa cụ
thể từng cột như sau:
o

Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá chào bán thấp nhất hiện thời
và khối lượng chào bán tương ứng với mức giá đó. Những lệnh chào
bán ở mức “Giá 1” luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh
chào bán khác.

o

Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị các lệnh chào bán ở mức “Giá
2” và “KL 2”. Các lệnh chào bán ở mức “Giá 2” có độ ưu tiên chỉ sau
lệnh chào bán ở mức “Giá 1”.

o

Tương tự như vậy, cột “Giá 3” và “KL 3” là cột mà các lệnh chào bán
ở mức giá này chỉ xếp hàng ưu tiên sau lệnh chào bán ở mức “Giá 2”.

Lưu ý:
· Hệ thống cột “Đặt mua”/ “Chào bán” chỉ hiện thị ba mức giá mua/giá bán tốt nhất.
Ngoài ba mức giá mua/giá bán trên, thị trường còn có các mức giá mua/giá
bán khác nhưng không tốt bằng ba mức giá thể hiện trên màn hình.
· Khi có lệnh ATO hoặc ATC thì các lệnh này sẽ hiển thị ở vị trí của cột “Giá 1” và
“KL 1” của bên “Đặt mua” hoặc “Chào bán”.
· Trong đợt giao dịch khớp lệnh liên tục (đợt 2) và sau khi kết thúc ngày giao dịch,
cột “Đặt mua” sẽ chuyển thành “Dư mua”, cột “Chào bán” sẽ chuyển
thành “Dư bán”. Trong đợt 2, cột “Dư mua”/“Dư bán” biểu thị những lệnh đang

chờ khớp. Kết thúc ngày giao dịch, các cột “Dư mua”/“Dư bán” biểu thị những
lệnh không được thực hiện trong ngày giao dịch.
7.

“Thực hiện”: Là hệ thống cột bao gồm các cột “Giá”, “KL” và “”. Trong thời gian
giao dịch, ý nghĩa của các cột này như sau:

7.1 Trong đợt khớp lệnh định kì :
“KL” (Khối lượng khớp): Là khối lượng cổ phiếu dự kiến sẽ được khớp trong đợt
giao dịch đó.
“” (Tăng/giảm giá): Là mức thay đổi giá dự kiến so với giá tham chiếu
7.2. Trong đợt khớp lệnh liên tục:
“Giá”: Là giá thực hiện của giao dịch gần nhất.
“KL” (Khối lượng khớp): Là khối lượng cổ phiếu được thực hiện của giao dịch gần
nhất.
“” (Tăng/giảm giá): Là mức thay đổi của mức giá thực hiện mới nhất so với giá
2


thực hiện của giao dịch liền trước đó.
7.3 Sau khi kết thúc ngày giao dịch, các cột trên có ý nghĩa như sau:
“Giá”: Là giá khớp lệnh của đợt giao dịch xác định giá đóng cửa.
“KL” (Khối lượng khớp): Là khối lượng cổ phiếu đã được thực hiện trong toàn bộ
ngày giao dịch.
“”(Tăng/giảm giá): Là mức thay đổi của giá khớp lệnh đợt 3 so với giá tham chiếu.
Lưu ý:
Trên bảng giá trực tuyến, tất cả các cột thể hiện khối lượng sẽ là số lượng tính theo
lô (1 lô = 10 cổ phiếu).
8. “Giá mở cửa”: Là mức giá được xác lập sau khi kết thúc đợt khớp lệnh định kì xác
định giá mở cửa.

“Giá đóng cửa”: là mức giá được xác lập sau khi kết thúc đợt khớp lệnh định kì xác
định giá đóng cửa.
“Giá cao nhất”: Là giá thực hiện cao nhất trong đợt khớp lệnh liên tục.
“Giá thấp nhất”: Là giá thực hiện thấp nhất trong đợt khớp lệnh liên tục.
II. Chỉ báo về màu sắc
Một số quy định về màu sắc sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng nhận biết về những thay đổi
đang diễn ra trên thị trường. Cụ thể như sau:
· Màu xanh lá cây: Giá tăng.
· Màu tím: Giá tăng kịch trần.
· Màu vàng: Đứng giá.
· Màu đỏ: Giá giảm.
· Màu xanh nước biển: Giá giảm kịch sàn.
III. Cách đặt lệnh hiệu quả
Dưới đây là một số cách để tăng khả năng lệnh được khớp:
1. Trong đợt khớp lệnh định kỳ
Nếu là người bán: Tham khảo cột khớp lệnh, cột này cung cấp các thông tin về giá
dự kiến. Để lệnh có thể được khớp, nhà đầu tư nên đặt mức giá bán thấp hơn so với
giá dự kiến.
Nếu là người mua: Tương tự, dựa vào giá dự kiến khớp trên cột khớp lệnh, nhà đầu
3


tư nên đặt mua với giá cao hơn giá dự kiến
Lưu ý:
Trong đợt khớp lệnh định kỳ, nhà đầu tư chỉ nên đặt lệnh ATO (ATC) khi sẵn sàng
mua ở mức giá trần (nếu là người mua) hoặc sẵn sàng bán ở mức giá sàn (nếu là
người bán) vì khi đặt lệnh ATO (ATC) có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng mua/bán ở
mọi mức giá.

2. Trong đợt khớp lệnh liên tục

Nếu là người bán: Tham khảo cột “Giá 1” và “KL 1” của bên mua, đây là mức giá tốt
nhất có thể bán tính tới thời điểm hiện tại. Khi lệnh đặt với mức “Giá 1” có thể sẽ
được thực hiện ngay.
Nếu là người mua: Tham khảo cột “Giá 1” và “KL 1” của bên bán, đây là mức giá tốt
nhất có thể mua tính tới thời điểm hiện tại. Nếu khối lượng đặt bán tại “Giá 1” nhỏ
hơn nhu cầu đặt mua của nhà đầu tư thì có thể đặt lệnh mua ở mức “Giá 2” hay các
mức giá cao hơn. Trong trường hợp này, lệnh mua của bạn vẫn đảm bảo được thực
hiện toàn bộ tại mức “Giá 1” rồi mới đến các mức giá khác cao hơn.
Lưu ý:
Trong nhiều trường hợp sẽ có độ trễ giữa bảng điện tử so với bảng số liệu tại Sở
GDCK Hồ Chí Minh do đó, hướng dẫn đặt lệnh hiệu quả trên không đảm bảo chắc
chắn mọi giao dịch có thể được thực hiện.

4


Chúng ta cùng xem bảng
ng giao dịch
d
TVSI làm ví dụ.
Thời gian giao dịch chứng
ng khoán
– Thời gian giao dịch: từ
ừ thứ 2 tới thứ 6 hàng
h
tuần (trừ các ngày
ày nghỉ
ngh lễ theo quy
định).
Hàng ngày, với sàn HNX (Sở

(S giao dịch Chứng khoán Hà Nội): 09h – 11h30 và 13h –
14h45.
Sàn HOSE (Sở
ở giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh): 9h – 11h30 và 13h –
14h45 (mới được
ợc chỉnh lại và
v ngang với sàn HNX).
(Riêng giao dịch
ịch thỏa thuận và
v giao dịch trái phiếu trong phiên chiều
ều kéo dài
d từ 13h –
15h)

đọc bảng giá chứng khoán
Các phiên giao dịch chứng
ng khoán
Sàn HNX được chia làm
àm 2 phiên:
phiên phiên giao dịch liên tục (9h – 11h30 và 13h –
14h30) và phiên đóng cửa
ửa (14h30
(
– 14h45).
Còn với sàn HOSE thì chia làm 3 phiên:
phiên phiên mở cửa (9h – 9h15),
), phiên khớp
kh
lệnh
liên tục (9h15 – 11h30 và 13h – 14h30) và phiên đóng cửa (14h30 – 14h45). Trong đó

phiên 2 của
ủa HOSE giống với cách thức giao dịch phiên
phi 1 của
ủa HNX. Phi
Phiên đóng cửa và
phiên mở cửa còn được
ợc gọi dưới
d
tên chung là phiên khớp
ớp lệnh định kỳ.
1. Mã chứng khoán (Mã
ã CK):
CK) mỗi công ty sẽ có một mã chứng
ứng khoán riêng, thường là
tên viết
ết tắt của công ty đó, hiện trên
tr mỗi sàn
àn HOSE và HNX có hơn 300 công ty đang
niêm niêm yết
2. Các mức giá đặt lệnh:
(Đơn vị giá giao dịch là bội
ội số của 100 đồng:
đồn ví dụ Mã
ã AAA sàn HNX giá tham chi
chiếu là
15.5 bạn sẽ hiểu là
à 15.500 đồng
đ
và bạn đặt giá là 15.050 đồng là
à không h

hợp lệ)
5


đọc bảng giá chứng khoán
bạn cần phải biết
Các
mức
giá
sẽ

5
màu
thể
hiện
5
tính
Màu vàng: giá tham chiếu (TC), là giá đóng của của phiên giao dịch hôm trước.

chất:

Màu tím: Là giá trần tức là mức giá cao nhất của một cổ phiếu có thể đạt được trong
ngày.
Công thức tính: Giá trần = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu * Biên độ giao động giá)
Màu xanh da trời: Là giá sàn tức là mức giá thấp nhất của cổ phiếu trong ngày.
Công thức tính: Giá sàn = Giá tham chiếu – (Giá tham chiếu * Biên độ giao động giá)
*Biên độ dao động giá: sàn HNX là 10%, sàn HOSE là 7%.
Ví dụ: Mã AAA trên sàn HNX có giá tham chiếu là 20.0 tức là 20.000 đồng/cổ phiếu thì:
Giá trần = 20.0 + (20.0 * 10%) = 22.0
Giá sàn = 20.0 – (20.0 * 10%) = 18.0

Điều đó có nghĩa là chúng ta chỉ có thể đặt lệnh giao dịch trong khoảng giá từ 18.000 –
22.000
đ/cp

thôi.
Màu đỏ: giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng chưa phải giá sàn.
Màu xanh lá: giá cao hơn giá tham chiếu nhưng chưa phải giá trần.
Màu sắc về giá khác nhau sẽ giúp nhà đầu tư cảm nhận được tình hình thị trường
ngày hôm đó.
Ví dụ như hôm nay khớp lệnh với màu xanh lá cây và màu tím chiếm đa số thì thị
trường đang đi lên, cac cổ phiếu đều tăng giá, ngược lại vói màu đỏ và xanh da trời.
3. Mua và Bán: khối lượng tính theo đơn vị “lô”, mỗi lô bằng 10 cổ phiếu.
Ví dụ: Mã DHA sàn HOSE khối lượng khớp 6,752 nghĩa là 67,520
Trên cột Mua sẽ 3 mức giá và khối lượng được sắp xếp theo mức giá từ cao đến thấp,
là 3 mức giá đặt mua cao nhất trong một thời điểm. Tương tự, bên cột bán cũng có 3
mức giá bán và khối lượng được sắp xếp theo mức giá từ thấp đến cao.

6


4. Khớp lệnh: là mức giá và khối lượng lệnh được khớp nhau giữa mua và bán.
Nguyên tắc khớp lệnh là khớp cho mức giá mua từ cao đến thấp và mức giá bán từ
thấp lên cao.
Ví dụ: AGF đưa ra 3 mức giá mua 82 (1000cp) – 80 (2000 cp) – 79 (1000cp) cùng với 3
mức giá bán là 78 (500 cp) – 79 (1000cp) – 80 (2000 cp). Như vậy khi khớp lệnh, giá
của AGF sẽ là 80(3000 cp) cùng với mức dư mua là 79(1000cp) và dư bán là
80(500cp). Ưu tiên về lệnh: giá, thời gian đặt lệnh và số lượng.
Lệnh sẽ được khớp theo từng phiên. Cột +/- thể hiện mức thay đổi về giá của từng loại
cổ phiếu, tính theo đơn vị ngàn đồng.
Ví dụ AGF là +1.5, là cổ phiếu này tăng 1500đ so với ngày hôm trước.

Giá khớp lệnh 15 phút cuối ngày hôm nay sẽ là giá tham chiếu cho ngày hôm sau.
5. Tổng khối lượng: là Tổng khối lượng cổ phiếu đã được khớp
6. NN mua và NN bán là khối lượng mua bán mà nhà đầu tư nước ngoài thực

7


Quy định giao dịch chứng khoán

8


9


10


11


12


Một số yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
Giá của cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Do
đó, khi đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư cần quan tâm tìm hiểu và phân tích tác động của
các yếu tố tới cổ phiếu mình đang đầu tư, để đưa ra các quyết định đầu tư thích hợp.
Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu mà nhà đầu tư cần biết.
* Sự tiến triển của nền kinh tế quốc dân, tình hình kinh tế khu vực và thế

giới: Thông thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển (và có xu
hướng giảm khi nền kinh tế yếu đi). Bởi khi đó, khả năng về kinh doanh có triển vọng tốt
đẹp, nguồn lực tài chính tăng lên, nhu cầu cho đầu tư lớn hơn nhiều so với nhu cầu tích
luỹ và như vậy, nhiều người sẽ đầu tư vào cổ phiếu.
* Lạm phát: Lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy, sự tăng trưởng của nền kinh
tế sẽ không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của DN bị hạ thấp
khiến giá cổ phiếu giảm. Lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ phiếu sẽ
tăng giá và ngược lại.
* Tình hình biến động của lãi suất: Lãi suất tăng làm tăng chi phí vay đối với DN. Chi
phí này được chuyển cho các cổ đông vì nó sẽ hạ thấp lợi nhuận mà DN dùng để thanh
toán cổ tức. Cùng lúc đó, cổ tức hiện có từ cổ phiếu thường sẽ tỏ ra không mấy cạnh
tranh đối với nhà đầu tư tìm lợi tức, sẽ làm họ chuyển hướng sang tìm nguồn thu nhập
tốt hơn ở bất cứ nơi nào có lãi suất cao. Hơn nữa, lãi suất tăng còn gây tổn hại cho
triển vọng phát triển của DN vì nó khuyến khích DN giữ lại tiền nhàn rỗi, hơn là liều lĩnh
dùng số tiền đó mở rộng sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, lãi suất tăng sẽ dẫn đến
giá cổ phiếu giảm. Ngược lại, lãi suất giảm có tác động tốt cho DN vì chi phí vay giảm
và giá cổ phiếu thường tăng lên.
Tuy nhiên, sự dao động của lãi suất không phải luôn được tiếp theo bởi sự phản ứng
tương đương và trái ngược của giá cổ phiếu. Chỉ khi nào lãi suất phản ánh xu hướng
chủ đạo trong lạm phát, nó mới trở thành thước đo hiệu quả sự dao động của TTCK.
Lãi suất có xu hướng giảm khi lạm phát giảm và lạm phát giảm khiến giá cổ phiếu tăng
cao hơn. Ngược lại, lạm phát tăng cùng với lãi suất, giá cổ phiếu sẽ giảm. Nhưng nếu
lạm phát không phải là một vấn đề nghiêm trọng và lãi suất tăng, đầu tư vào TTCK
thường mang lại nhiều lãi. Bởi vì trong trường hợp này, lãi suất tăng là do nền kinh tế
tăng trưởng.
* Chính sách thuế của Nhà nước đối với thu nhập từ chứng khoán: Nếu khoản
thuế đánh vào thu nhập từ chứng khoán cao (hoặc tăng lên) sẽ làm cho số người đầu
tư giảm xuống, từ đó làm cho giá chứng khoán giảm.
* Những biến động về chính trị, xã hội, quân sự: Đây là những yếu tố phi kinh tế
nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá cổ phiếu trên thị trường. Nếu những yếu tố

này có khả năng ảnh hưởng tích cực tới tình hình kinh doanh của DN thì giá cổ phiếu
của DN sẽ tăng lên.
* Những yếu tố nội tại gắn liền với nhà phát hành biến động: yếu tố về kỹ thuật sản
xuất: trang thiết bị máy móc, công nghệ, tiềm năng nghiên cứu phát triển...; yếu tố về thị
trường tiêu thụ: khả năng về cạnh tranh và mở rộng thị trường...; yếu tố về con người:
13


chất lượng ban lãnh đạo, trình độ nghề nghiệp của công nhân; tình trạng tài chính của
DN...
* Tâm lý nhà đầu tư: Theo thuyết lòng tin về giá cổ phiếu, yếu tố căn bản trong biến
động của giá cổ phiếu là sự tăng hay giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với tương lai của
giá cổ phiếu, của lợi nhuận DN và của lợi tức cổ phần. Vào bất cứ thời điểm nào, trên
thị trường cũng xuất hiện 2 nhóm người: nhóm người lạc quan và nhóm người bi quan.
Khi số tiền do người lạc quan đầu tư chiếm nhiều hơn, thị trường sẽ tăng giá và khi số
tiền bán ra của người bi quan nhiều hơn, thị trường sẽ hạ giá. Tỷ lệ giữa 2 nhóm người
này sẽ thay đổi tuỳ theo cách diễn giải của họ về thông tin, cả về chính trị lẫn kinh
doanh, cũng như những đánh giá của họ về nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng.
Chính vì thế, cùng một loại chứng khoán, có người cho rằng, xấu quá cần phải bán đi,
nhưng ngược lại có người cho rằng, tương lai của nó rất sáng lạn cần phải mua vào.
Điều này cũng lý giải tại sao trên TTCK lúc nào cũng có người mua, người bán.
Ngoài ra, các hành động lũng đoạn, tung tin đồn nhảm, các biện pháp kỹ thuật của nhà
điều hành thị trường, ý kiến của các nhà phân tích... cũng có thể khiến thị giá cổ phiếu
biến động.

14


Các phương pháp phân tích chứng khoán
Phân tích chứng khoán là nhu cầu không thể thiếu trong đầu tư chứng khoán. Tùy theo

khả năng trình độ, thời gian cũng như nhu cầu sử dụng, có thể có rất nhiều cách tiếp
cận nghiên cứu, phân tích và ra các quyết định đầu tư khác nhau đối với từng chứng
khoán riêng lẻ hoặc đối với cả danh mục đầu tư nói chung.
Cổ phiếu là một loại chứng khoán chủ yếu cần phân tích phục vụ đầu tư. Đến nay
người ta đã tổng kết lại rằng có hai phương pháp phân tích đã được sử dụng một cách
phổ biến tại hầu hết các thị trường chứng khoán (TTCK) trên thế giới, đó là phân tích cơ
bản và phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư còn nhầm lẫn về vai trò cũng
như ứng dụng thực tiễn của hai phương pháp này. Vì vậy, việc hiểu rõ bản chất của hai
phương pháp là cần thiết.
Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis)
Là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng có
tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị nội tại (intrinsic
value) của cổ phiếu trên thị trường.
Các nhân tố cơ bản cần nghiên cứu bao gồm: phân tích thông tin cơ bản về công ty;
phân tíchbáo cáo tài chính của công ty; phân tích hoạt động kinh doanh của công ty;
phân tích ngành mà công ty đang hoạt động; và phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô
ảnh hưởng chung đến giá cả cổ phiếu. Sau khi nghiên cứu, nhà phân tích có nhiệm vụ
phải chỉ ra được những dự đoán cho những chỉ tiêu quan trọng như thu nhập kỳ vọng,
giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, giá trị hợp lý của cổ phiếu, các đánh giá quan trọng
cũng như khuyến nghị mua/bán cổ phiếu trên thị trường.
Cụ thể, các nhân tố cần chú trọng trong phân tích cơ bản về cổ phiếu là:

Hoạt động kinh doanh của công ty

Mục tiêu và nhiệm vụ của công ty

Khả năng lợi nhuận (hiện tại và ước đoán)

Nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty


Sức ép cạnh tranh và chính sách giá cả

Kết quả sản xuất kinh doanh theo thời gian

Kết quả SXKD so sánh với công ty tương tự và với thị trường

Vị thế trong ngành

Chất lượng quản lý
Ở góc độ tổng quát, phân tích cơ bản có thể được sử dụng theo phương pháp phân
tích từ nhân tố vĩ mô đến nhân tố vi mô có ảnh hưởng đến cổ phiếu (thường gọi là
phương pháp top-down) gồm 5 cấp độ như sau:






Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô
Phân tích thị trường tài chính - chứng khoán
Phân tích ngành mà công ty đang hoạt động
Phân tích công ty
Phân tích cổ phiếu
15


Trong thực tế, tùy vào mục tiêu và khả năng phân tích mà nhà phân tích có thể sử dụng
một trong năm mức độ phân tích nêu trên. Ví dụ, trong phân tích về công ty, ta có thể
sử dụng phương pháp phân tích phi tài chính; đó là đánh giá về bộ máy quản lý doanh
nghiệp, về nguồn nhân lực, khả năng phát triển sản phẩm mới, thị trường và thị phần,

khả năng cạnh tranh... Cũng trong phân tích công ty, nhà phân tích có thể sử dụng cách
tiếp cận thường được gọi là phương pháp SWOT, với việc xác định và đánh giá tập
trung vào 04 khía cạnh sau của công ty:

Điểm mạnh (Strengths)

Điểm yếu (Weaknesses)

Cơ hội (Opportunities)

Thách thức (Threats)
Một cách phân tích nhanh về cổ phiếu, nhà đầu tư có thể phân loại cổ phiếu thành 06
loại cơ bản dựa trên tính chất thu nhập mà nó mang lại là: cổ phiếu hàng đầu (bluechips), cổ phiếu tăng trưởng (ổn định và bùng nổ), cổ phiếu phòng vệ, cổ phiếu chu kỳ,
cổ phiếu thời vụ.
Riêng trong mức độ cốt lõi nhất và cũng khó khăn nhất là phân tích cổ phiếu, bản chất
của phương pháp phân tích cơ bản ở đây là việc định giá cổ phiếu nhằm dự đoán giá trị
nội tại của cổ phiếu đó. Với mục tiêu này, thông thường có 05 phương pháp định giá cổ
phiếu là:

Phương pháp định giá dựa trên luồng cổ tức

Phương pháp định giá dựa trên luồng tiền

Phương pháp định giá dựa trên hệ số P/E

Phương pháp dựa trên các hệ số tài chính

Phương pháp định giá dựa trên tài sản ròng.
Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis)
Là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ

phiếu nhằm phân tích các biến động cung cầu đối với cổ phiếu để chỉ ra cách ứng xử
trước mắt đối với giá cả, tức là chỉ cho nhà phân tích thời điểm nên mua vào, bán ra
hay giữ nguyên cổ phiếu trên thị trường.
Vì vậy, nhà phân tích kỹ thuật chủ yếu dựa vào nghiên cứu biến động giá thị trường của
cổ phiếu, và tập trung nhấn mạnh vào hành vi biến động về giá và về khối lượng giao
dịch cũng như các xu hướng của hành vi giá và khối lượng đó.
Để thực hiện được phân tích kỹ thuật, cần có các giả định mấu chốt là:

Hành vi của bất kỳ cổ phiếu nào, hoặc của cả thị trường cổ phiếu, đều có thể liên
quan đến xu hướng diễn biến theo thời gian, trong đó xu hướng là phương hướng
chính đi lên hay đi xuống của cổ phiếu (hoặc cả thị trường cổ phiếu)

Biến động giá không phải là ngẫu nhiên mà chúng xảy ra dưới các dạng thức có
thể được phân tích để dự đoán biến động tương lai

Biến động thị trường được phản ánh tất cả trong giá cổ phiếu

Lịch sử được lặp lại do bản chất của con người (nhà đầu tư) là không đổi nên sẽ
lặp lại những hành vi giống nhau trước những tình huống tương tự, và điều đó dẫn đến
các xu hướng giá cả lặp lại.
16


Để thực hiện phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư phải dựa vào hình ảnh các đồ thị, trong đó
trục tung biểu thị giá cổ phiếu và trục hoành biểu thị đường thời gian, với nhiều dạng
như đồ thị đường thẳng (line chart), đồ thị dạng vạch (bar chart), hoặc đồ thị hình nến
(candlestick chart). Thông qua đó, nhà phân tích kỹ thuật sử dụng các chỉ báo phân tích
kỹ thuật thông dụng như đường xu thế, kênh xu thế, mức hỗ trợ, mức kháng cự, điểm
đột phá, đường trung bình động, chỉ số sức mạnh tương đối, dải Bollinger...
Các phương pháp và công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển và trở nên thịnh hành

chỉ từ đầu thế kỷ trước với sự nổi bật của lý thuyết Dow (của ông Charles Dow) với các
ý tưởng phân tích được đăng tải lần đầu tiên trên tạp chí Wall Street Journal. Lý thuyết
Dow đến nay vẫn được coi là nền tảng cho phương pháp phân tích kỹ thuật với các chỉ
báo quan trọng nhất.
So sánh hai phương pháp
Phân tích cơ bản như nêu trên hoàn toàn dựa vào các yếu tố đầu vào và khả năng
phân tích mang tính chủ quan. Vì vậy, cùng một cổ phiếu có thể có nhiều kết quả nhận
định và phân tích khác nhau, và phân tích cơ bản thường được coi là bỏ qua yếu tố tâm
lý đầu tư. Tuy nhiên, phân tích cơ bản là phương pháp hàng đầu và không thể thiếu
được trong phân tích đầu tư cổ phiếu và làm cơ sở tương đối vững chắc cho việc ra các
quyết định đầu tư. Có khoảng 90% các nhà đầu tư sử dụng phân tích cơ bản (Arshad
Khan và Vaqar Zuberi, 1999, Stock Investing for Everyone, trang 85). Chính vì vậy mà
các chương trình đào tạo nổi tiếng thế giới về phân tích đầu tư là CFA (Chartered
Financial Analyst - thông dụng ở Mỹ) và CIIA (Certified International Investment Analyst
- thông dụng ở châu Âu) cũng hoàn toàn chứa các nội dung phục vụ cho phân tích cơ
bản và không bao gồm nội dung phân tích kỹ thuật.
Về phía phân tích kỹ thuật, do phương pháp này dựa vào diễn biến hành vi của cổ
phiếu, nên đó là những công cụ ngắn hạn và không nên được dùng cho phân tích dài
hạn. Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật cũng thu hút được một số lượng đáng kể nhà đầu tư
tin dùng. Ở nhiều nước, các nhà phân tích theo trường phái phân tích kỹ thuật thường
hội tụ trong Hiệp hội các nhà phân tích kỹ thuật thị trường (Market Technicians
Association) và cũng tổ chức các kỳ thi chuẩn hóa phân tích kỹ thuật theo các chương
trình được gọi tên là CMT (Chartered Market Technician)
Một số học giả cho rằng, phân tích cơ bản nghiên cứu các nguyên nhân dẫn tới biến
động giá cổ phiếu trên thị trường để trả lời câu hỏi “tại sao xảy ra và xảy ra điều gì trong
giá cổ phiếu”, còn phân tích kỹ thuật nghiên cứu các hiệu ứng của nó để trả lời câu hỏi
“khi nào thay đổi giá cổ phiếu sẽ bắt đầu và khi nào kết thúc”. Nói cách khác, nhà phân
tích kỹ thuật chỉ cần biết hiệu ứng là gì mà không cần quan tâm tới nguyên nhân tại sao
lại dẫn tới tình hình đó; còn nhà phân tích cơ bản phải luôn cần phải biết nguyên nhân
tại sao. (John J. Murphy, 1999, Technical Analysis of the Financial Markets, trang 5)

Dưới góc độ đầu tư, việc kết hợp cả hai phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ
thuật dường như có thể đem lại những kết quả phối hợp tốt nhất. Điều đó đòi hỏi sự
thời gian, sự am hiểu và trình độ phân tích đáng kể của nhà đầu tư và đó là một công
việc không thực sự dễ dàng.
17


18



×