Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 18 trang )

1.

Sự biến động của cán cân thương mại giai đoạn 2009 - 2013
Năm 2009, kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu

dẫn đến sự đình trệ sản xuất và hạn chế tiêu dùng ở những nước vốn là thị trường xuất
khẩu lớn của Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam vì thế đã tăng trưởng thấp nhất trong vòng
10 năm.
Xuất khẩu ròng giai đoạn 2007- 2008 sụt giảm nghiêm trọng. Trong cơ cấu GDP
theo tổng cầu, xuất khẩu ròng năm 2005 là -6,22%, sang đến 2008 đã xuống tới -20,78%,
góp phần đáng kể làm chậm tốc độ tăng GDP. Nhưng năm 2009 tình hình đã đảo ngược,
xuất khẩu ròng dương lại là động lực cho tăng trưởng 5,32% GDP. Thực tế, theo báo cáo
của Tổng cục thống kê, xuất khẩu 2009 tăng 11,08% (theo giá cố định, mặc dù tổng kim
ngạch xuất khẩu giảm do giá giảm) trong khi nhập khẩu chỉ tăng 6,66%.
Diễn biến tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu 2009

Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại 2006 – 2009

Nguồn: TCTK


Nhìn chung, do tăng trưởng kinh tế suy giảm năm 2009 nên xuất khẩu ảm đạm với
tốc độ tăng trưởng xuất khẩu âm lần đầu tiên trong vòng 10 năm (-8,9%). Nhập khẩu
thậm chí còn giảm mạnh hơn, chỉ còn âm 13,3 % cho cả năm 2009. Năm 2009 vẫn nhập
siêu với mức độ rất lớn, tới 12,9 tỷ USD.
Tuy nhiên, xuất nhập khẩu suy giảm năm 2009 có sự tác động rất lớn của giá giảm,
khiến cho tổng kim ngạch giảm chứ khối lượng không hề giảm. Xét 8 mặt hàng xuất khẩu
chủ yếu, xuất khẩu về lượng tăng 10,45% trong khi kim ngạch giảm 23,14%; xét 10 mặt
hàng nhập khẩu chủ yếu, nhập khẩu tăng 15,09% về lượng nhưng giảm 20,82% về kim
ngạch (so với cùng kỳ năm 2008). Mức giảm giá hàng xuất gần tương đương với mức
giảm giá hàng nhập. Thực tế cho thấy là năm 2009 nhập siêu danh nghĩa không đáng ngại


và thậm chí đóng góp không nhỏ duy trì việc làm và tăng trưởng kinh tế.
Năm 2010, nền kinh tế được cải thiện và có tốc độ tăng trưởng cao hơn năm trước.
Xuất nhập khẩu cũng hồi phục nhanh chóng. Xuất khẩu đạt 72,2 tỷ USD, tăng 26,4 % so
với năm 2009. Nhập khẩu đạt 84 tỷ USD, tăng 20,1 % so với năm 2009.
Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại 2006 - 2010

Nhập khẩu tăng chậm hơn xuất khẩu nên nhập siêu năm 2010 ở mức 12,6%, mức
thấp nhất kể từ năm 2007. Tuy nhiên mức nhập siêu này vẫn rất lớn. Nhập siêu chủ yếu từ
Hàn Quốc và Trung Quốc, tình hình trở nên xấu đi đặc biệt là từ khi Việt Nam ra nhập
khu vực mậu dịch tự do Asean – Trung Quốc.


Tình hình nhập siêu 1995 – 2010 (triệu USD)

Nếu xem xét tới sự tác động của giá cả, xét 8 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, lượng
hàng xuất khẩu giảm 10,7% trong khi giá trị xuất khẩu tăng 17,3%. Xét 10 mặt hàng nhập
khẩu chủ yếu, lượng hàng nhập khẩu giảm 8,8% nhưng giá trị nhập khẩu tăng 13,5%.
Điều này có được là do giá cả các mặt hàng xuất nhập khẩu đã tăng lên sau sự giảm giá
mạnh vào năm 2009.
Năm 2011, hoạt động xuất nhập khẩu diễn biến sôi động cùng với đà tăng trưởng
của nền kinh tế. Giá trị xuất nhập khẩu đều tăng lên mức cao nhất tính từ trước tới thời
điểm đó. Tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 96,9 tỷ USD và tăng 34,2%. Giá trị
hàng nhập khẩu đạt 106,7 tỷ USD, tăng 25,8%. Với kết quả này, cán cân thương mại Việt
Nam năm 2011 thâm hụt 9,8 tỷ USD. Tuy con số này không nhỏ nhưng nhập siêu đã cải
thiện đáng kể so với 4 năm trước đó.
Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại 2006 – 2011
Xuất khẩu (tỷ USD)
- % tăng
Nhập khẩu (tỷ USD)
- % tăng

Cán cân thương mại
(tỷ USD)

2006
39,8
22,7
44,9
22,1

2007
48,6
21,9
62,8
39,8

2008
62,7
29,1
80,7
28,6

2009
57,1
-8,9
69,9
-13,3

2010
72,2
26,4

84,8
20,1

2011
96,9
34,2
106,7
25,8

-5,1

-14,2

-18

-12,9

-12,6

-9,8

Nguồn: Báo cáo thường niên TCTK 2011

Đóng góp vào thành tích xuất nhập khẩu ấn tượng năm 2011 không thể không kể
đến sự tác động của mức giá tăng cao. Giá hàng xuất khẩu năm 2011 tăng 19,62% và giá


hàng nhập khẩu tăng 20,18% so với năm 2010, điều này tác động làm tăng giá trị xuất
nhập khẩu.
Năm 2012, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,03% là mức tăng trưởng thấp nhất kể

từ năm 2000, một dấu hiệu của sự suy giảm kinh tế. Năm 2012, lần đầu tiên sau 19 năm
Việt Nam đã có thặng dư cán cân thương mại 780 triệu USD (trong khi năm 2011 thâm
hụt 9,8 tỷ USD). Giá trị xuất khẩu 114,57 tỷ USD, tăng 18,2% và giá trị nhập khẩu
113,79%, tăng 6,6 % so với năm 2011. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu đã
chậm lại so với 2 năm trước, một nguyên nhân là do giá thế giới giảm. Tốc độ giảm giá
xuất khẩu so với thời kỳ trước khi tăng giá năm 2011 là 0,53% và tốc độ giảm giá nhập
khẩu là 0,33%.
Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại 2006 – 2012
Xuất khẩu (tỷ USD)
- % tăng
Nhập khẩu (tỷ USD)
- % tăng
Cán cân thương mại
(tỷ USD)

2006
39,8
22,7
44,9
22,1

2007
48,6
21,9
62,8
39,8

2008
62,7
29,1

80,7
28,6

2009
57,1
-8,9
69,9
-13,3

2010
72,2
26,4
84,8
20,1

2011
96,9
34,2
106,7
25,8

2012
114,57
18,2
113,79
6,6

-5,1

-14,2


-18

-12,9

-12,6

-9,8

0,78

Nguồn: Báo cáo thường niên TCTK 2012

Nguyên nhân xuất siêu chủ yếu do suy giảm sản xuất tiêu dùng trong nước, làm
cho nhập khẩu tăng trưởng thấp hơn nhiều so với xuất khẩu. Điều này hoàn toàn không
tốt với nền kinh tế vốn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu như Việt Nam, đặc biệt là khi nhập
khẩu nguyên liệu, máy móc phục vụ cho sản xuất kinh doanh sụt giảm. Điều này cũng
góp phần vào tăng trưởng chậm của Việt Nam năm 2012.
Trong 7 tháng đầu năm 2013, tăng trưởng kinh tế thế giới chậm hơn dự báo do
khủng hoảng ở Châu Âu và suy giảm tăng trưởng ở Trung Quốc và Ấn Độ - ba đối tác
thương mại lớn của Việt Nam, đồng thời giá thế giới tiếp tục xu hướng giảm từ năm 2012,
trong đó hai mặt hàng điển hình là năng lượng giảm 2% và nông sản giảm 6%. Kinh tế
Việt Nam trong 6 tháng đầu 2013 duy trì ổn định với tăng trưởng 4,9% bằng mức cùng kỳ
năm 2012 tuy sự hồi phục này chưa chắc chắn do cầu trong nước vẫn còn yếu kể từ 2012.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 7 năm 2013, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá
của Việt Nam đạt 146,92 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất
khẩu đạt 73,32 tỷ USD, tăng 15,2% và nhập khẩu là gần 73,6 tỷ USD, tăng 15,2%. Kết


quả là cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam tính trong 7 tháng đầu năm 2013 có

mức thâm hụt 277 triệu USD, bằng 0,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại 7 tháng đầu năm 2012 và
7 tháng đầu năm 2013

Sau khi đạt được xuất siêu năm 2012 thì sang năm 2013, nhập siêu bắt đầu trở lại.
Nguyên nhân một phần đến từ sự suy giảm của giá thế giới, trong đó giá hàng xuất khẩu
giảm mạnh hơn giá hàng nhập khẩu, làm cho lợi ích do giảm giá nhập khẩu mang lại
không bù đắp được thiệt hại do giảm giá xuất khẩu.

2.

Sự biến động của tỷ giá hối đoái giai đoạn 2009 – 2013
Năm 2009, đồng VND mất giá so với USD tiếp tục xu hướng từ nửa cuối năm

2008. Tỷ giá USD/VND đã từng giảm xuống mức thấp tới sàn biên độ năm 2007 do sự
gia tăng ồ ạt của nguồn tiền FDI vào Việt Nam khiến cho cung USD tăng mạnh, nhưng từ
Nguồn: Chinhphu.vn

giữa năm 2008 do lạm phát tăng cao và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới làm
cho dòng vốn FDI bắt đầu đảo chiều, tác động làm tăng tỷ giá. Cho đến cuối năm 2009, tỷ
giá chính thức USD/VND đã tăng 5,6% so với cuối năm 2008. Tỷ giá trong năm 2009
luôn ở mức kịch trần biên độ dao động mà Ngân hàng Nhà nước công bố.


Diễn biến tỷ giá danh nghĩa và biên độ dao động 2008-2009

Nguồn: Ngân hàng ngoại thương

Sức ép từ tỷ giá tăng đã buộc NHNN phải mở rộng biên độ từ +/-3% lên +/-5%
trong tháng 3/2009 - biên độ lớn nhất trong vòng 10 năm qua - nhưng không có tác dụng

như mong muốn, các NHTM vẫn giao dịch với tỷ giá trần. Do khan hiếm nguồn cung
USD, người dân đẩy mạnh mua USD trên thị trường tự do, làm cho tỷ giá thị trường này
tăng mạnh. Ngày 26/11/2009, NHNN chính thức phá giá VND 5,4% để chống đầu cơ
USD và giảm áp lực thị trường, đồng thời giảm biên độ xuống còn +/-3%. Tuy nhiên, tỷ
giá thị trường tự do không thể lại gần tỷ giá NHTM như mong muốn của NHNN. Đồng
Việt Nam vẫn tiếp tục mất giá trên thị trường tự do và kết thúc năm ở mức 19.400
VND/USD.

Tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do 2009


Nguồn: Ngân hàng ngoại thương và các nguồn khác

Bên cạnh sự suy giảm FDI làm tăng tỷ giá, phải kể đến một nguyên nhân nữa, đó
là sự chênh lệch quá lớn của giá vàng trong nước so với thế giới, tác động làm tăng cầu
USD để nhập khẩu vàng. Cả giá vàng và giá USD đều tăng mạnh. Cùng với đó, dự trữ
ngoại hối của Việt Nam bị suy yếu do để duy trì tỷ giá không quá xa tỷ giá chính thức
NHNN đã phải bán ra một lượng USD rất lớn.
Năm 2010, tình hình xuống giá đồng nội tệ vẫn không có biến chuyển. Các NHTM
vẫn tiếp tục đặt giá kịch trần biên độ của tỷ giá chính thức ngay từ đầu năm.
Diễn biến tỷ giá danh nghĩa và biên độ 2010


Trước áp lực tăng tỷ giá, NHNN đã phải phá giá đồng Việt Nam 3,3%, khiến tỷ giá
chính thức tăng từ 17.941 VND/USD lên 18.544 VND/USD. Cùng với phá giá là một loạt
các chính sách nhằm tăng cung ngoại tệ, ổn định thị trường ngoại hối như: giảm tỷ lệ dự
trữ bắt buộc với tiền gửi ngoại tệ, mở rộng đối tượng cho vay ngoại tệ; ngoài ra còn chấm
dứt giao dịch vàng trên các tài khoản ở nước ngoài của các tổ chức tín dụng, đóng cửa các
sàn vàng nhằm hạn chế tác động của đầu cơ vàng lên tỷ giá. Các biện pháp này nhằm tăng
cung và giảm cầu ngoại tệ, khiến cho tình hình tỷ giá bớt căng thẳng trong khoảng từ

tháng 4 tới tháng 7.
Tuy nhiên từ tháng 7, tỷ giá bắt đầu tăng, tuy áp lực là chưa rõ ràng. Ngày
17/8/2010, NHNN đột ngột phá giá 2,1% lên 18.932VND/USD như là một bước đi chủ
động của NHNN. Đồng thời, lạm phát bắt đầu gia tăng từ tháng 9/2010 gây sức ép làm tỷ
giá tăng mạnh trên thị trường tự do và tỷ giá NHTM đạt kịch trần.
Năm 2011, lạm phát tiếp tục tăng ở mức cao (11,75%). Trước áp lực lạm phát và
tâm lý thị trường: nhiều người dân và doanh nghiệp muốn găm giữ USD chờ sự điều
chỉnh tỷ giá của NHNN, tháng 2/2010, NHNN tuyên bố mức phá giá cao nhất trong lịch
sử (9,3%), nâng tỷ giá lên mức 20.693 VND/USD và giảm biên độ xuống còn +/-1%.
Điều chỉnh này của NHNN thể hiện sự giải phóng áp lực sau một thời gian dài kìm nén,
đồng thời là bước đi nhanh để thu hẹp khoảng cách giữa 2 loại tỷ giá trên thị trường.

Diễn biến tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do 2009 - 2011


Tháng 3/2011, NHNN thực hiện thắt chặt các hoạt động trên thị trường tự do, đặt
trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ thấp để gia tăng chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi ngoại tệ và
nội tệ (lúc này là 14%), khuyến khích chuyển tiền gửi bằng ngoại tệ sang nội tệ. Do vậy
cung ngoại tệ đã tăng lên, tỷ giá mới bắt đầu ổn định. NHNN liên tục mua vào ngoại tệ,
dự trữ ngoại hối được cải thiện 3 tỷ USD. Ngày 7/9/2011, NHNN cam kết: nếu điều chỉnh
tỷ giá USD/VND thì từ nay đến cuối năm không quá 1%. Kết thúc năm, tỷ giá ở mức
20.828VND/USD, tăng 0.97% so với tỷ giá 20.628VND/USD ngày 7/9/2011. Như vậy,
NHNN đã giữ vững được cam kết đó. Năm 2011 là năm mà NHNN thành công trong việc
bình ổn tỷ giá và thị trường ngoại hối.
Năm 2012, diễn biến tỷ giá USD/VND khá ổn định. Nếu như năm 2008 giá USD
tăng 6,31%, năm 2009 tăng tới 10,07%, năm 2010 tăng 9,68% thì năm 2011 chỉ tăng
2,2% và năm 2012 đã giảm gần 1%. Tỷ giá chính thức giữ ở mức 20.828 VND/USD với
biên độ +/-1% từ ngày 24/11/2011 và trong suốt cả năm 2012.



Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2012

Trong 6 tháng đầu năm tỷ giá có xu hướng tăng nhẹ 0,55%. Tỷ giá của các NHTM
thời gian trước luôn ở mức kịch trần thì giờ giảm và duy trì trong mức 20.860 – 20.920
VND/USD. Quý I/2012, NHNN yết tỷ giá mua cao hơn các NHTM, khuyến khích NHTM
bán USD cho NHNN nhằm tăng dự trữ ngoại hối quốc gia. Từ tháng 7/2012, tỷ giá giảm
dần, kết thúc năm 2012 ở mức 20.850 – 20.870 VND/USD. Trong năm 2012, tỷ giá thị
trường tự do bám sát tỷ giá NHTM, chỉ chênh lệch 20 – 70VND/USD – không đáng kể so
với mức chênh lệch trung bình 1000 – 2000 VND/USD năm 2011. Năm 2012, NHNN đã
mua vào 10 tỷ USD, nâng dự trữ ngoại hối lên 30 tỷ USD. Kết quả này có được nhờ
những biện pháp điều hành của NHNN trong kiểm soát tín dụng ngoại tệ, duy trì tỷ giá
chính thức, đồng thời kiểm soát chặt thị trường vàng để không cho những biến động của
thị trường này ảnh hưởng xấu đến thị trường ngoại hối tự do như trước đây.
Năm 2013, tỷ giá được kỳ vọng tiếp tục ổn định. Quý I/2013, tỷ giá không biến
động nhiều do nguồn cung ngoại tệ tăng nhờ giải ngân nguồn vốn FDI, FII, ODA, trong
khi cầu yếu do tín dụng ngoại tệ và tín dụng nói chung suy giảm. Tỷ giá chính thức vẫn
tiếp tục duy trì 20.828 VND/USD như năm 2012 và cuối năm 2011.


Diễn biến tỷ giá 6 tháng đầu năm 2013

Sang quý II/2013, thị trường đã có những biến động. Tỷ giá tăng do lãi suất VND
giảm, đồng thời nhu cầu USD nhập lậu vàng tăng do giá vàng trong nước tăng cao. Cuối
tháng 4/2013 đến cuối tháng 6/2013, nhiều NHTM đã nâng giá USD lên kịch trần cho
phép 21.036 VND/USD, trong khi giá bán USD trên thị trường tự do lên tới 21.320 VND.
Trước áp lực đó, ngày 28/6/2013, NHNN đã điều chỉnh phá giá 1% lên 21.036
VND/USD. Trong cuộc trả lời phỏng vấn của hãng Bloomberg (Mỹ) mới đây, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng cho biết, chính phủ dự kiến sẽ phá giá tiền đồng tối đa là 2% từ nay
đến cuối năm.
Như vậy, giai đoạn 2009 cho đến nay, tỷ giá VND/USD có những biến động mạnh

với xu hướng chung là liên tục tăng giá. Tỷ giá vào 28/6/2013 là 21.036 VND/USD, tăng
23,9% so với tỷ giá 16.978VND/USD vào thời điểm 30/1/2009. NHNN đã phải phá giá
đồng nội tệ tất cả 5 lần, với một lần phá giá kỷ lục tới 9,3% và nhiều lần điều chỉnh biên
độ tỷ giá nhằm ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối.


Diễn biến tỷ giá VND/USD giai đoạn 2009 - 2013

Nguồn: IMF
3. Sự tác động của tỉ giá đến cán cân thương mại.
3.1.
Tác động của tỷ giá danh nghĩa USD/VND đối với hoạt động xuất nhập

khẩu.
Bảng số liệu về tình hình xuất nhập khẩu tỷ giá từ 2001 đến 2011
Kỳ

Xuất khẩu
( triệu USD)

Nhập khẩu
( triệu USD)

Tỷ số
XK / NK

Tỷ giá
USD/VN
D


Thâm hụt

Q1-2001
Q2-2001
Q3-2001
Q4-2001
Q1-2002

3,532
4,000
4,460
4,041
3,68

3,582
4,280
2,820
2,838
3,770

0,99
0,93
1,58
1,42
0,98

14,548
14,643
14,964
15,047

15,130

-50
-280
1,640
1,203
-90


Q2-2002
Q3-2002
Q4-2002
Q1-2003
Q2-2003
Q3-2003
Q4-2003
Q1-2004
Q2-2004
Q3-2004
Q4-2004
Q1-2005
Q2-2005
Q3-2005
Q4-2005
Q1-2006
Q2-2006
Q3-2006
Q4-2006
Q1-2007
Q2-2007

Q3- 2007
Q4-2007
Q1-2008
Q2-2008
Q3-2008
Q4-2008
Q1-2009
Q2-2009
Q3-2009
Q4-2009

4,140
4,510
4,560
4,465
4,88
5,3
4,989
5,272
5,900
6,660
6,750
6,814
7,700
8,350
8,570
8,400
9,800
10,36
10,360

10,100
11,950
12,750
13,400
13,160
17,470
18,070
13,990
14,140
13,460
14,000
15,500

4,490
3,2000
5,248
4,694
6,050
3,900
6,220
5,890
7,330
7,780
8,400
7,994
9,600
9,350
9,600
9,150
11,100

11,950
12,150
10,900
14,150
15,350
17,300
21,510
23.330
19,420
16,450
12,630
17,100
18,740
21,480

0,92
1,41
0,87
0,95
0,81
1,36
0,8
0,9
0,8
0,86
0,8
0,85
0,8
0,89
0,89

0,92
0,88
0,87
0,85
0,93
0,84
0,83
0,77
0,61
0,75
0,93
0,85
1,12
0,79
0,75
0,72

15,237
15,321
15,374
15,429
15,467
15,520
15,617
15,715
15,733
15,750
15,763
15,797
15844

15,875
15,905
15,917
15,961
16,014
16,071
16,020
16,069
16,182
16,062
16,060
16,107
16,504
16,538
16,974
16,942
16,971
17,376

-350
1,310
-688
-229
-1,170
1,400
-1,231
-618
-1,430
-1,120
-1,650

-1,180
-1,900
-1,000
-1,030
-750
-1,300
-1,590
-1,790
-800
-2,200
-2,600
-3,900
-8,350
-5,860
-1,350
-2,460
1,510
-3,640
-4,740
-5,980

Phân tích mô hình hồi quy theo phương pháp bình quân bé nhất. Chạy dữ liệu trên
EVIEW 5.1 chạy dữ liệu từ năm 2001- quý 4 năm 2009 thu được kết quả mô hình xuất
nhập khẩu và mô hình xuất nhập khẩu với tỷ giá. Kết quả thu được là của mô hình xuất
khẩu bằng 0,70454 có nghĩa là 70,4% sự biến thiên của xuất khẩu được giải thích bởi sự
phụ thuộc vào biến số tỷ giá. của mô hình nhập khẩu bằng 0,656563 có nghĩa là 65,7%
sự biến thiên của nhập khẩu được giải thích bởi sự phụ thuộc vào biến số tỷ giá. Như vậy


ta có thể đánh giá được tỷ giá có quan hệ tỷ lệ thuận với xuất nhập khẩu. Khi tỷ giá tăng 1

đồng ( nội tệ mất giá) thì xuất khẩu sẽ tăng 4,493392 ( triệu USD) và nhập khẩu tăng
6,241195 ( triệu USD).
Trong nhiều năm quan kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng cao nhưng cán cân
thương mại vẫn thâm hụt, nguyên nhân là do khi tỷ giá tăng xuất khẩu và nhập khẩu đều
tăng nhưng nhập khẩu lại cao hơn xuất khẩu.
Hình biểu diễn tác động của tỷ giá đối với xuất khẩu.


3.2.

Mối quan hệ giữa tỷ giá, thặng dư ( thâm hụt ) mậu dịch.

Dựa vào mô hình hồi quy, ta đánh giá được sự phù hợp của mô hình. của mô hình
bằng 0.328140 thể hiện rằng có 32,814% sự biến thiên của thặng dư/ thâm hụt của xuất
nhập khẩu được giải thích bởi sự phụ thuộc vào biến số tỷ giá. Kiểm định mô hình về sự
phù hợp của hàm hồi quy thì chúng ta được kết quả, bác bỏ giả thiết thặng dư/thâm hụt
xuất nhâp khẩu có quan hệ tuyền tính với tỉ giá.

Đồ thị thể hiện tác động của tỷ giá tới thâm hụt mậu dịch
3.3.

Mô hình hồi quy thể hiện sự tác động của tỷ giá thực đa phương với
xuất nhập khẩu.

Mô hình
Ln(EXM)t =a+bLn(GDPvn)t +c Ln(GDPw)t +d Ln(REER)t +
Trong đó:
Ln: là logarit tự nhiên
EXM là tỷ trọng xuất nhâp khẩu( tỷ số xuất khẩu/ nhập khẩu).
GDPw, GDPvn lần lượt là chỉ số GDP trung bình của các quốc gia tham gia rổ tiền và chỉ

số GDP của Việt Nam
REER: chỉ số tỷ giá thực đa phương.
a,b,c,d: các hệ số hồi quy
: sai số


Căn cứ vào mức ý nghĩa thống kê t, ta loại bỏ biến GDPvn do không có ý nghĩa ra
khỏi mô hình. Mô hình hồi quy tiếp theo được xem xét là:
Ln(EXM)t =a+c Ln(GDPw)t + d Ln( REER)t +


Tiếp tục chạy mô hình ta được kết quả sau:

Theo các số liệu như trên thì thu đươc kết quả =0,324161. Từ đó mô hình dã giải thích
được 32,4161% sự phụ thuộc cuat tỉ số xuất khẩu trên nhập khẩu vào sự biến động của tỷ


giá thực đa phương và tỷ lệ tăng trưởng thu nhâp quốc dân trung bìn0h của các đối tác
tham gia rổ tiền.
Tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu nghịch biến với GDP trung bình và đồng tiền với
tỷ giá thực đa phương.
Khi REER tăng 1% thì tỷ số xuất khẩu tăng 1,380992%. Khi chỉ số GDP tăng
trung bình 1% thì tỷ số xuất khẩu/ nhập khẩu giảm 4,89568% (chỉ số GDP trung bình của
các đối tác tăng lên đã làm nhập khẩu của Việt Nam tăng lên).
Theo nhận định chủ quan của bản thân, GDP trung bình của các đối tác thương mại
tham gia rổ tiền với Việt Nam tăng, có thể làm tăng đầu tư nói chung vào Việt Nam. Đây
cung là những đối tác thương mại lớn có mức đầu tư vào Việt Nam rất mạnh, cho nên
việc GDP của các đối tác có thể làm tăng nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam, kéo theo nhu
cầu nhập khẩu máy móc, trang thiết bị tăng lên và làm thâm hụt cán cân thương mại của
Việt Nam.




×