Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Báo cáo nghiên cứu chi phí tối thiểu ngoài lương và việc sử dụng giáo viên, lớp học khi các trường tiểu học chuyển sang dạy học cả ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.92 KB, 39 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
CHI PHÍ TỐI THIỂU NGOÀI LƯƠNG VÀ VIỆC SỬ DỤNG
GIÁO VIÊN, LỚP HỌC KHI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
CHUYỂN SANG DẠY HỌC CẢ NGÀY
Chuyên gia tư vấn: PHẠM VĂN TẠI

HÀ NỘI, THÁNG 7/2012

1


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
Phần mở đầu ………………………………………………..…………….. 2
Phần I. Chi phí tối thiểu ngoài lương khi các trường tiểu học
chuyển sang dạy học cả ngày ..……………………………………
1. Kết quả khảo sát
………………………………………………..
2. Tình hình thực hiện các chi phí thường xuyên ngoài lương
của các trường khi thực hiện dạy học 2 buổi/ngày …..…………. .
3. Một số đề xuất về các chi phí ngoài lương khi các trường
tiểu học chuyển sang dạy học cả ngày ………..…………………..

3
4
9
12



Phần II. Sử dụng hiệu quả giáo viên và lớp học khi các trường tiểu học
chuyển sang dạy học cả ngày ………………………….…………. 14
I. Thực trạng về sử dụng giáo viên và lớp học ở các trường tiểu
học khi chuyển sang dạy học cả ngày .………………………….. 14
1. Về mô hình tổ chức dạy học cả ngày ...………………………… 14
2. Nội dung học tập và các hoạt động giáo dục …………………….. 16
3. Sử dụng giáo viên …………………………………………..…… 18
4. Sử dụng lớp học ………………………………………………… 20
II. Một số đề xuất về sử dụng hiệu quả giáo viên và lớp học khi
các trường tiểu học chuyển sang dạy học cả ngày ………….……. 22
1. Xác định nội dung học tập và các hoạt động giáo dục ...…………. 22
2. Về sử dụng hiệu quả giáo viên ………………………………….… 23
3. Về sử dụng hiệu quả lớp học ………………………………….….. 25
Phụ lục:
-

.…………………………………………………………………… 28
Phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lý cấp sở, phòng GD&ĐT ....…… 28
Phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lý trường tiểu học ……..………… 31
Phiếu hỏi dành cho giáo viên trường tiểu học ..…………………
34
Mẫu báo cáo ……………………………………………………… 37

Tài liệu tham khảo ………………………………………………………..

2

41



Đặt vấn đề
Dạy học cả ngày là học sinh được học tập và hoạt động cả ngày ở trường từ đầu
buổi sáng đến cuối buổi chiều. Buổi trưa học sinh có thể ăn, ở lại trường hoặc về nhà. Ở
lứa tuổi tiểu học, hoạt động chủ đạo của các em là chuyển từ hoạt động vui chơi (ở bậc
mầm non) sang hoạt động học tập và hoạt động vui chơi, hoạt động lao động, hoạt động
xã hội. Vì vậy, dạy học cả ngày giúp học sinh có nhiều thời gian học tập và tham gia các
hoạt động giáo dục ở trường nhiều hơn, các em có điều kiện được giao lưu, chia sẻ, góp
phát triển mối quan hệ xã hội, kĩ năng giao tiếp, tính độc lập, tự chủ, nâng cao chất lượng
giáo dục tiểu học.
Do đó, dạy học cả ngày là mô hình dạy học được nhiều nước trên thế giới quan tâm,
thực hiện. Ở Việt Nam, dạy học cả ngày (dạy học 2 buổi/ngày) đã được thực hiện từ
nhiều năm nay ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Dạy học cả ngày đầu tiên chỉ là dạy
thêm một số buổi chiều trong tuần của một số trường tiểu học ở những vùng có điều kiện
kinh tế, xã hội thận lợi. Mục đích chính là ôn luyện kiến thức cho một số học sinh và
quản lý học sinh giúp các gia đình cha mẹ bận đi làm không có ai trông con buổi không
đi học, nhất là đối với các em còn nhỏ tuổi ở lớp 1 và 2. Sau đó, dạy học cả ngày đã tăng
số buổi học trong tuần lên và nhiều học sinh ở tất cả các lớp đăng ký tham gia. Các buổi
học 2 trong ngày đã trở thành buổi học chính khóa. Nội dung, Chương trình dạy học có
sự chỉ đạo thống nhất của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, đến nay việc dạy học cả ngày vẫn ở
mức độ khuyến khích đối với những trường có điều kiện về phòng học, giáo viên và phụ
huynh tự nguyện. Do vậy, mô hình dạy học cả ngày tuy đã được triển khai hiện ở cả các
địa phương trong cả nước nhưng chưa phải được thực hiện ở tất cả các trường hoặc ở tất
cả các lớp trong trường. Nhiều trường ở những vùng kinh tế, xã hội khó khăn vẫn học
nửa ngày. Từ năm 2010, để giúp đỡ cho các trường tiểu học thuộc vùng kinh tế, xã hội
khó khăn chuyển sang được dạy học cả ngày, Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục
trường học (SEQAP) đã hỗ trợ kinh phí để đầu tư thêm cơ sở vật chất, hỗ trợ giảng dạy
của giáo viên, học tập của học sinh… Đến nay đã có thêm gần 1.000 trường tiểu học
thuộc vùng khó khăn ở 36 tỉnh chuyển sang tổ chức dạy học cả ngày.
Việc chuyển từ dạy học một buổi sang dạy học cả ngày, đòi hỏi các trường phải có

thêm một số điều kiện cần thiết như tăng thêm đội ngũ giáo viên, phòng học, thiết bị, sân
chơi; về phía gia đình học sinh cần có điều kiện cho con đi học cả ngày và ăn ở trưa tại
trường. Đồng thời còn phát sinh thêm nhiều công việc liên quan đến hoạt động của nhà
trường như tăng giờ quản lý lớp học, tăng giờ phục vụ học sinh do các buổi học tăng
thêm. Tăng thêm các chi phí của nhà trường như sử dụng điện thắp sáng, điện làm mát,
nước sinh hoạt, nước uống, thiết bị dạy học (TBDH bộ môn, dành cho phần tự chọn…)
văn phòng phẩm, phương tiện nghe nhìn, các thiết bị khác phục vụ cho các hoạt động
ngoài giờ lên lớp vv…
Như vậy, để thực hiện dạy học cả ngày, cần có các điều kiện về cơ sở vật chất, đội
ngũ giáo viên và nguồn kinh phí để chi cho các hoạt động dạy và học cả ngày ở trường.
Dạy học cả ngày cần phải thay đổi phương pháp, cách tổ chức dạy học. Do đó, vấn đề sử
3


dụng giáo viên, lớp học hợp lý, hiệu quả khi các trường chuyển từ dạy học cả ngày ảnh
hưởng rất lơn đến chất lượng dạy học.
Trong nghiên cứu này, sẽ đề cấp đến các nội dung: chi phí tối thiểu ngoài lương và
sử dụng hiệu quả giáo viên, lớp học khi các trường tiểu học chuyển sang dạy học cả ngày.
Phần I. CHI PHÍ TỐI THIỂU NGOÀI LƯƠNG KHI CÁC TRƯỜNG
TIỂU HỌC CHUYỂN SANG DẠY HỌC CẢ NGÀY
Ở giai đoạn đầu nghiên cứu, nhóm chuyên gia tư vấn trong nước đã tiến hành khảo
sát thực tế tại 1 số trường tiểu học ở các địa phương đại diện cho một số vùng có điều
kiện kinh tế, xã hội khác nhau. Cụ thể, đã khảo sát thực tế tại 15 trường tiểu học trong và
ngoài SEQAP, của 9 quận/huyện, thuộc 4 tỉnh đại diện cho một số vùng có điều kiện kinh
tế khác nhau như: Hòa Bình, Bắc Giang (miền núi phía Bắc), Lâm Đồng (Tây nguyên
Trung bộ) và thành phố Hà Nội.
Việc khảo sát thông qua trả lời phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp CBQL cấp sở, cấp
phòng GD&ĐT, cấp trường tiểu học; giáo viên trực tiếp dạy, đại diện Hội cha mẹ học
sinh của trường; nhân viên kế toán của các cơ sở giáo dục và báo cáo của cơ sở. Nội dung
khảo sát là những nhu cầu phát sinh tăng thêm về giáo viên, phòng hoc, cơ sở vật chất

khác; những lao động tăng thêm; các khoản chi ngoài lương khi tổ chức dạy học cả ngày;
những chính sách, quy định hiện hành của nhà nước, của địa phương cho việc dạy học cả
ngày.
Bộ công cụ để khảo sát bao gồm Phiếu hỏi dành cho CBQL cấp sở và phòng
GD&ĐT; Phiếu hỏi dành cho CBQL cấp trường; Phiếu hỏi dành cho giáo viên; Biểu mẫu
để Sở và phòng GD&ĐT báo cáo (trong phần phụ lục).
Đồng thời với việc khảo sát, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu các văn bản pháp lí hiện
hành; tham khảo kết quả nghiên cứu của Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn (PEDC) và kết quả của các thành phần khác trong chương trình SEQAP
liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu.
Giai đoạn 2, khi có chuyên gia quốc tế tham gia nghiên cứu nội dung chi phí ngoài
lương khi các trường tiểu học chuyển sang dạy học cả ngày, nhóm chuyên gia tư vấn
trong nước đã phối hợp với chuyên gia quốc tế tiến hành khảo sát tại một số tỉnh: Đồng
Tháp, Long An, Thái Nguyên, Bắc Kạn. Mỗi tỉnh khảo sát 3 trường tiểu học đại diện cho
thành phố, huyện nông thôn, miền núi; cả trong SEQAP và ngoài SEQAP. Nội dung khảo
sát tập trung vào tình hình thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, cơ sở vật chất, các khoản thu
chi tài chính của các trường trong 3 năm học: 2007 - 2008, 2009 - 2010, 2011 - 2012.
Kết quả nghiên cứu toàn đợt về chi phí ngoài lương sẽ được trình bày trong báo cáo
tổng hợp của chuyên gia quốc tế Adam McCarty. Trong phần này tôi chỉ nêu kết quả
nghiên cứu của giai đọan đầu.

4


1. Kết quả khảo sát
a) Tình hình tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở các địa phương:
Số Địa
TT phương

Tổng

số
trường

Số tr.
học
cả
ngày

Tỷ lệ
%


hình:
T30,T33
,T35

Tỷ lệ
phòng
học/lớ
p

Tỷ lệ giáo Tỷ lệ
viên/lớp
GV/lớp
toàn tỉnh dạy học cả
ngày

1

Hòa Bình


239

181

75%

Cả 3

0,90

1.40

1,50
lên

trở

2

Bắc
Giang

272

239

87%

Cả 3


0,96

1,38

1,50
lên

trở

3

Lâm
Đồng

270

205

75%

Cả 3

0,80

1,28

1,50
lên


trở

4

Hà Nội

687

653

95%

Cả 3

1,04

1,54

1,50
lên

trở

Qua biểu tổng hợp trên, chưa có địa phương nào tất cả các trường tiểu học chuyển
sang dạy học cả ngày. Dạy học cả ngày cần có các điều kiện cần thiết như phòng học, đội
ngũ giáo viên, các trang thiết bị phục vụ cho dạy học 2 buổi, cơ sở vật chất cho bán trú và
tổ chức các hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp. Do đó, những địa phương có điều kiện về
kinh tế, xã hội thuận lợi, phụ huynh có nhu cầu cho con đi học cả ngày nhiều hơn thì có
nhiều trường tiểu học chuyển sang dạy học cả ngày. Thành phố Hà Nội là địa phương có
đủ các yếu tố về phòng học, các trang thiết bị, đội ngũ giáo viên nên hầu hết các trường

đã chuyển sang dạy học cả ngày. Chỉ còn một số ít trường vẫn học nửa ngày (5%) là do
thiếu về phòng học để học cả ngày.
b) Về mô hình tổ chức dạy học 2 buổi/ngày của năm học 2011-2012:
Số
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Trường tiểu
học
Tử Nê
Mường Khến
Hạ Bì
Trung Bì
Bảo Sơn 2
Thạnh Lâm
Đông Lỗ 1
Đức Thắng 1
Lê Quý Đôn
Lán Tranh 1
Hoài Đức 1


Địa phương

T.số
lớp
Tân Lạc, Hòa Bình 12
nt
18
Kim Bôi, H. Bình
18
nt
10
Lục Nam, B.Giang 18
nt
28
Hiệp Hòa, B.Giang 30
nt
17
Đà Lạt, Lâm Đồng 46
Lâm Hà, L.Đồng
13
nt
16
5

Lớp
T30
6
3
0

10
4
0
30
0
0
0
0

Lớp
T33
6
0
18
0
0
0
0
0
0
13
0

Lớp
T35
0
4
0
0
0

10
0
17
46
0
16

Nửa
ngày

Ghi
chú
Seqap

11
Seqap
14
18

Seqap
Seqap

Seqap


12

Ninh Loan

13

14
15

Tà Hine
Tam Hiệp
Liên Quan
Cộng
Tỷ lệ

Đức
Trọng,
L.Đồng
nt
Thanh Trì, Hà Nội
Thạch Thất, H.Nội

13

0

7

0

13
19
18
289

13

0
0
66
23%

0
0
0
44
15%

0
19
18
130
45%

6
Seqap

49
17%

100%
Thống kê 15 trường tiểu học trên có:
- 240/289 lớp học 2 buổi/ngày (đạt 83% )
- 10 trường tất cả các lớp học thống nhất theo T30, T33 hoặc T35
- 01 trường có một số lớp theo T30 và một số lớp theo T33
- 04 trường có 1 số lớp học 2 buổi, còn một số lớp vẫn học một buổi.
c) Tình hình tổ chức bán trú (học sinh nghỉ trưa tại trường):

Những trường tổ chức tốt bán trú cho học sinh là những trường thuộc vùng kinh tế,
xã hội thuận lợi, thường là những trường ở thành phố, thị xã, thị trấn, như các trường tiểu
học ở thành phố Hà Nội, trường tiểu học Lê Quý Đôn (thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm
Đồng), trường tiểu học thị trấn Mường Khến (huyện Tân lạc, tỉnh Hòa Bình), … Đây là
những địa phương phụ huynh có khả năng đóng góp cho con đi học cả ngày, ăn, ngủ trưa
tại trường. Các trường tiểu học tham gia SEQAP là những trường thuộc vùng khó khăn
nên được Chương trình SEQAP hỗ trợ một phần kinh phí trong Quỹ phúc lợi học sinh để
trường tổ chức bán trú cho học sinh.
Việc tổ chức cho học sinh bán trú ăn, nghỉ buổi trưa tại trường hoàn toàn phụ thuộc
vào điều kiện cơ sở vật chất của từng trường và khả năng đóng góp của gia đình học sinh.
Do vậy, không phải ở các trường, các lớp học 2 buổi/ngày đều tổ chức được bán trú cho
học sinh. Trong một trường tổ chức học cả ngày chỉ có một số lớp có bán trú và ngay
trong một lớp có bản trú thì chỉ có một số em tham gia bán trú còn một số học sinh trưa
về nhà ăn cơm chiều lại đến học.
Hình thức tổ chức bán trú ở các trường cũng không giống nhau. Về kinh phí để tổ
chức bán trú như cơ sở vật chất, tiền ăn, tiển trông trưa, các trường phải tự lo. Trừ các lớp
tham gia chương trình SEQAP được hỗ trợ một phần của Chương trình, các trường khác
khi tổ chức bán trú, gia đình học sinh phải đầu tư mua sắm con em mình chăn, mền, dụng
cụ ăn cá nhân, đóng tiền ăn, tiền mua dụng cụ nhà bếp, tiền thuê cấp dưỡng hàng tháng,
tiền bồi dưỡng người trông trưa... Còn nhà ăn, phòng ngủ trưa thường các trường sử dụng
ngay lớp học, trừ một số trường (rất ít) có nhà ăn, phòng ngủ trưa riêng cho học sinh do
nhà trường khai thác được cơ sở vật chất sẵn có của trường hoặc địa phương và cha mẹ
học sinh đầu tư xây dựng.

6


Tóm lại, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở các địa phương rất đa dạng. Số trường,
số lớp được học 2 buổi/ngày ở các địa phương khác nhau. Chưa có địa phương nào tất cả
các trường, các lớp tiểu học được học 2 buổi/ngày. Những địa phương có điều kiện thuận

lợi về kinh tế, xã hội thì việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thuận lợi hơn. Số buổi học
trong tuần (mô hình T30, T33, T35), cách tổ chức bố trí thời khóa biểu, tổ chức cho học
sinh bán trú ở các trường khác nhau. Nguyên nhân của tình trạng trên là do điều kiện về
giáo viên, về phòng học và cơ sở vật chất, trang thiết bị; về nguồn thu để chi; về điều
kiện kinh tế và sự tự nguyện của gia đình học sinh ở từng nơi khác nhau. Ngoài ra còn do
cơ chế, chính sách của địa phương cũng ảnh hưởng đến việc tổ chức dạy học cả ngày cho
các trường. Ví dụ như dạy học 2 buổi/ngày nhu cầu về kinh phí tăng lên, để chi trả cho số
tiết vượt giờ của giáo viên, bồi dưỡng cho công tác quản lý, chi cho điện nước, văn
phòng phẩm, phí dịch vụ tăng lên do tăng số buổi học. Trong khi nhà nước chưa có chính
sách quy định cấp bổ sung nguồn kinh phí thì cần phải huy động đóng góp của cha mẹ
học sinh. Một số địa phương có quy định cho phép thu (như Hà Nội và một số địa
phương khác); một số địa phương lại không cho phép thu (như Hòa Bình, Bắc Giang,
Lâm Đồng).
d) Các nhu cầu phát sinh tăng lên khi tổ chức dạy học cả ngày:
+ Tăng thêm về cơ sở vật chất: phòng học và các trang thiết bị phục vụ cho dạy học.
Nếu các trường chỉ dạy học nửa ngày (5 buổi/tuần) thì số phòng học tối thiểu cần
cho các lớp đạt tỷ lệ 0,6 phòng/lớp là đã thực hiện được. Nay chuyển sang dạy học cả
ngày, số phòng học phải tăng lên. Cụ thể phải cần tỷ lệ 0,8 phòng/lớp cho T30 và 1,0
phòng/lớp cho T35 thì mới thực hiện được. Bên cạnh nhu cầu về phòng học, khi dạy học
cả ngày, cần thiết phải có phòng học đa năng để tăng cường các hoạt động tập thể, các
hoạt động văn hóa, thể dục thể thao; phòng học bộ môn cho một số môn chuyên biệt như
Âm nhạc, Tin học, Ngoại ngữ. Ngoài ra còn cần bếp, nhà ăn tập thể, phòng ngủ trưa hoặc
phòng nghe, nhìn để học sinh xem phim, đọc báo buổi trưa…Thời gian qua, các địa
phương đã chủ động, tích cực đầu tư xây dựng thêm phòng học, nhà đa năng, sân chơi,
nhà ăn để các trường tổ chức được dạy học cả ngày. Chương trình SEQAP cũng đã hỗ trợ
kinh phí cho các địa phương để xây dựng thêm phòng học, nhà đa năng cho một số
trường tham gia Chương trình.
+ Tăng thêm giáo viên.
Khi chuyển sang dạy học cả ngày (tức 2 buổi/ngày), số buổi học tăng lên, số tiết học
tăng lên. Mỗi lớp tăng từ 23 tiết/tuần lên 30 tiết/tuần (đối với T30), lên 33 tiết/tuần (đối

với T33), hoặc lên 35 tiết/tuần (đối với T35). Từ tăng buổi học, tăng tiết dạy dẫn đến cần
tăng giáo viên, nếu không giáo viên phải dạy vượt giờ.
Thời gian qua, Nhà nước có quy định tăng biên chế giáo viên cho các lớp học 2
buổi/ngày. Theo Thông tư số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV, tỷ lệ giáo viên cho các lớp
học 2 buổi/ngày là 1,5GV/lớp (học nửa ngày là 1,2GV/lớp). Tuy nhiên, theo một nghiên
cứu gần đây, Thông tư số 35 có một số điều bất cập như tăng giáo viên cho các lớp học 2
buổi/ngày, nhưng không quy định số buổi học/tuần là 30, 33 hay 35 tiết. Nếu dạy 35
7


tiết/tuần (T35) thì vẫn chưa đủ định mức giáo viên, giáo viên vẫn phải dạy vượt quá số
tiết quy định. Hoặc chưa tính đến lao động tăng thêm của các đối tượng khác trong
trường như Lãnh đạo, nhân viên, nhân viên trông trưa, cấp dưỡng…
+ Tăng giờ quản lý trường, lớp; tăng lao động phục vụ.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp phải tăng thời gian công tác quản lý lớp thêm buổi học 2
trong ngày (Theo khảo sát tại các trường thì giáo viên chủ nhiệm thường thêm từ nửa giờ
đến 1 giờ đến lớp chủ nhiệm mỗi buổi học 2 trong ngày);
- Nhân viên trông trưa cho mỗi lớp bán trú (mỗi trưa khoảng 3 giờ);
- Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng tăng buổi trực trong tuần (ít nhất mỗi buổi học
cả ngày thêm một buổi trực của 01 lãnh);
- Nhân viên phục vụ: Y tế, Kế toán, Thủ quỹ, Lao công, Bảo vệ, Thư viên, thiết bị
đều tăng giờ lao động để phục vụ học sinh học 2 buổi và ăn, ngủ trưa tại trường (tùy thực
tế yêu cầu của từng trường để tính thời gian làm tăng thêm của những lao động này).
- Nhân viên cấp dưỡng cho bữa ăn trưa của học sinh, trung bình khoảng từ 80 đến
100 học sinh cần một cấp dưỡng.
Ngoài ra, các lực lượng như Trưởng ban thanh tra nhân dân, Chủ tịch công đoàn,
đại diện Hội CMHS được huy động để tham gia kiểm tra việc tổ chức bán trú, kiểm tra an
toàn vệ sinh thực phẩm cho bữa ăn trưa của học sinh.
Tóm lại, các trường tiểu học khi chuyển sang học cả ngày, công việc phát sinh là:
cần một CBQL, một nhân viên Y tế học đường tăng thêm buổi trực trưa và chiều; mỗi

lớp cần một giáo viên hoặc người bảo mẫu trông trưa; cần cấp dưỡng nấu bữa trưa cho
học sinh. Ngoài ra, các lực lượng thanh tra nhân dân, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên,
đại diện Hội cha mẹ học sinh được huy động để tham gia kiểm tra an toàn vệ sinh, hỗ trợ
quản lý học sinh ngoài giờ học; nhân viên kế toán, thủ quỹ của trường cũng phải làm
thêm giờ. Số lao động tăng thêm này cần được tính ra giờ để chi bồi dưỡng giờ làm thêm.
Có như thế mới động viên được người lao động.
Việc bồi dưỡng cho các đối tượng phải làm tăng giờ trong các trường tiểu học khi
chuyển sang dạy học cả ngày, hiện nay Nhà nước chưa có chế độ chính sách gì. Việc cấp
kinh phí cho các trường tiểu học chuyển sang dạy học cả ngày vẫn cấp như chế độ dạy
học nửa ngày trước đậy. Do vậy, chỉ những trường tiểu học có thu tiền của học sinh về tổ
chức học 2 buổi thì mới có chi bồi dưỡng cho các đối tượng làm thêm giờ (như các
trường ở Hà Nội), còn những trường khác (phần lớn ở những vùng khó khăn) không có
điều kiện thu của học sinh thì các giờ lao động tăng thêm không được chi bồi dưỡng (như
ở Hòa Bình, Bắc Giang, Lâm Đồng), điều này đã không khuyến khích được các trường ở
những vùng khó khăn trong việc tổ chức học cả ngày.
+ Tăng thêm về các chi khác.
Các chi phí thường xuyên khác cũng tăng thêm so với 1 buổi/ngày, như sử dụng
điện thắp sáng, điện làm mát, nước sinh hoạt, nước uống, thiết bị dạy học (TBDH bộ
8


môn, dành cho phần tự chọn…) văn phòng phẩm, phương tiện nghe nhìn, các thiết bị
khác phục vụ cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp vv… như Hà Nội quy định trích 17%
thu được từ cha mẹ học sinh (tiền học buổi 2) để chi phí cho các khoản tăng thêm này.
Những trường khác không thu được từ cha mẹ học sinh thì phải tiếp kiệm chi trong số
kinh phí nhà nước đã cấp.
2. Tình hình thực hiện các chi phí thường xuyên ngoài lương của các trường
khi tổ chức dạy học 2 buổi/ngày
a) Nguồn kinh phí cấp:
- Hằng năm, các trường tiểu học được nhà nước cấp kinh phí để hoạt động. Kinh phí

được cấp gồm phần chi cho con người (bao gồm trả lương, các khoản phụ cấp theo
lương, bảo biểm…) và phần để chi ngoài lương (chi phí khác) bao gồm mua sắm vật tư
văn phòng, thanh toán dịch vụ công, thông tin liên lạc, Hội nghị, công tác phí, mua sắm,
sửa chữa nhỏ phục vụ công tác chuyên môn…
Việc giao kinh phí cho các trường tiểu học hoạt động hàng năm ở các địa phương
khác nhau. Nhìn chung, các địa phương đều quy định ngân sách giao hàng năm cho các
trường dành 80% chi cho lương, 20% chi khác. Nhưng qua khảo sát cho thấy kinh phí
giao phần chi khác thường giao động từ 15 - 25% tổng quỹ lương của nhà trường. Ngân
sách giao cho các trường có sự khác biệt giữa các tỉnh với nhau và trong một tỉnh cũng có
sự khác nhau giữa các huyện/thị trong tỉnh. Ở Hà Nội: giao ngân sách tính trên đầu học
sinh, bình quân là 3 triệu đồng/hs/năm, đảm bảo chi khác cho các trường từ 25 - 30% trên
tổng quỹ lương. Đối với những trường do phải chi trả lương hết nhiều, phần chi khác
không còn đủ 25% thì được cấp bù cho chi khác để đảm bảo đủ 25%. Trong khí đó, nhiều
địa phương khác do ngân sách địa phương hạn chế, phần chi lương thường được đảm bảo
cấp đủ nhưng còn chi khác đều dưới 20%, có địa phương dưới 10% ( như huyện Châu
Thành, tỉnh Long An).
- Việc giao ngân sách ở các địa phương cho đến nay vẫn duy trì một định mức
chung cho tất cả các trường tiểu học bất kể là trường dạy học nửa ngày hay đã chuyển
sang dạy học cả ngày. Nhà nước chưa có quy định nào về cấp tăng kinh cho trường dạy
học cả ngày. Do đó, đặt ra cho các trường phải huy động sự đóng góp của cha mẹ học
sinh. Đây là điều khó khăn lớn cho những trường ở những vùng khó khăn khi chuyển
sang dạy học cả ngày.
b) Nguồn thu thêm cho học 2 buổi/ngày:
Khi chuyển dạy học từ một buổi sang dạy học 2 buổi/ngày và tổ chức cho học sinh
bán trú, để giải quyết kinh phí chi cho các nhu cầu chi khác tăng thêm so với dạy học nửa
ngày, một số địa phương đã có có quy định cho phép các trường thu tiền của học sịnh. Cụ
thể như:
- Thành phố Hà Nội: UBND thành phố có quy định thu là 50.000đ/hs/tháng

9



cho việc tổ chức học 2 buổi/ngày từ năm 2000 (tỉnh Hà Tây cũ có quy định khác, hiện
nay Hà Nội chưa có quy định mới để thống nhất chung). Hướng dẫn chi: 60% cho giáo
viên trực tiếp giảng dạy, 20% cho CBQL, nhân viên phục vụ và phúc lợi tập thể, 17% cho
mua văn phòng phẩm, tăng cường CSVC, vệ sinh…, 3% nộp cấp trên.
- Tỉnh Đồng Tháp: UBND tỉnh có Quyết định số 12/2008/QĐ-UB ngày 17/4/2008,
quy định: trường tiểu học học 2 buổi được phép thu theo thỏa thuận với Ban Đại diện
CMHS, phòng GD&ĐT phê duyệt mức thu. Hướng dẫn chi: 80% chi cho giáo viên trực
tiếp giảng dạy, 10% tăng cường CSVC, điện, nước, văn phòng phẩm; 10% chi cho quản
lý, điều hành, kế toán, phục vụ.
Thực tế như huyện Tháp Mười, thuộc vùng sâu, khó khăn, học sinh ít (bình quân
khoảng 20hs/lớp), chỉ thu được khoảng 60 - 70% số học sinh.
- Tỉnh Long An: UBND tỉnh có Quyết định số 25/2011/QĐ-UB ngày 28/7/2011 quy
định mức thu tiền học 2 buổi theo 3 mức như sau: Học Bán trú: 80.000đ - 50.000đ 30.000đ. Học 6-7 buổi: 40.000đ - 30.000đ - 20.000đ. Học 8-10 buổi: 50.000đ - 40.000đ
– 30.000đ. Hướng dẫn chi: cho giảng dạy, trông trưa, cấp dưỡng, quản lý, nhân viên phục
vụ, hỗ trợ hoạt động thường xuyên, mua vật dụng cho bán trú (các trường tự xây dựng
quy chế chi tiêu nội bộ).
- Tỉnh Thái Nguyên: Tỉnh có văn bản hướng dẫn Liên sở số 1625/LS/GD-TC ngày
22/10/2008 quy định: Chỉ những trường không đủ biên chế giáo viên theo Thông tư số
35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV thì được thu để chi trả tiền dạy thừa giờ của giáo viên.
Mức thu trường thỏa thuận với CMHS; Học sinh bán trú, phụ huynh phải đóng góp tiền
ăn, tiền trông trưa, mua sắn dụng cụ sinh hoạt. Các khoản chi phí thường xuyên như điện,
nước, vệ sinh, bảo vệ chi từ ngân sách và chi theo chế độ.
- Một số địa phương như Hòa Bình, Bắc Giang, Bắc Kạn quy định không cho thu
của học sinh tiền học 2 buổi khi đã đủ 1,5GV/lớp.
Tuy nhiên, việc thu thêm từ gia đình học sinh để hỗ trợ cho các khoản chi khác
ngoài lương ở các trường còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận với cha mẹ học sinh theo chủ
trương của từng địa phương. Khoản thu này có nơi gọi là thu tiền học buổi 2 hay tiền chi
phí quản lý học 2 buổi/ngày và chi phí cho bán trú.

Cụ thể mức thu của một số trường như sau:
+ Trường tiểu học Thành Công B (Tp.Hà Nội) tính toán cụ thể cho những chi phí
dạy học buổi thứ 2 trong ngày và chi phí cho một học sinh bán trú ở 1 lớp 40 học sinh
trong 1 tháng, trên cơ sở đó để thu tiền của học sinh như sau:
• Những chi phí cho dạy học buổi thứ 2:
- Thanh toán cho số giờ tăng lên khoảng 16 tiết/tuấn (công tác chủ nhiệm 5 tiết,
chấm chữa bài 5 tiết, soạn bài 5 tiết, hội họp 1 tiết), thành tiền khoảng 4.000.000đ/tháng;
- Mua Văn phòng phẩm, đồ dùng dạy học tối thiểu: 400.000đ/tháng;
10


- Quản lý dạy học buổi thứ 2 trong ngày (BGH, nhân viên phục vụ):
600.000đ/HS/tháng.
Tổng chi: 5.000.000đ. Chia bình quân cho 1 học sinh là 125.000đ/tháng.
• Chi phí cho bán trú 1 lớp:
- Trả tiền trông trưa, quản lý học sinh từ 11h đến 14h: 1.600.000đ/tháng;
- Bồi dưỡng công tác bảo vệ: 160.000đ/tháng (4.000đ/HS);
- Bồi dưỡng lao công: 180.000đ/tháng (4.500đ/HS);
- Tiền điện nước: 440.000đ/tháng (11.000đ/HS);
- Khăn ăn: 440.000đ/tháng (11.000đ/HS);
- Giấy vệ sinh: 240.000đ/tháng (6.000đ/HS);
- Xà phòng rửa tay, nước cọ rửa nhà vệ sinh: 200.000đ/tháng (5.000đ/HS);
- Nước uống: 600.000đ/tháng (15.000đ/HS);
- Cơ sở vật chất cho bán trú (Chăn, chiếu, gối, cốc uống nước, giặt chăn, chiếu...):
800.000đ/tháng (20.000đ/HS);
- Quản lý bán trú (BGH, nhân viên phục vụ): 400.000đ/tháng (10.000đ/HS)
Tổng chi: 5.060.000đ. Chia bình quân cho 1 học sinh là 126.500đ/tháng.
• Xuất ăn: 25.000đ/HS x 22 bữa/tháng = 550.000đ/học sinh/tháng
+ Trường tiểu học Nam Đào (Nam Trực, Nam Định):
Thống kê các khoản chi phí cho một học sinh đi học cả ngày (năm 2011)

Tiền của
CMHS đóng

Tiền được
hỗ trợ

1. Trang bị cho nhà ăn

80.000đ

0

Thu 1 lần vào lớp
1

2. Mua chăn gối..

40.000đ

0

Thu 1 lần vào lớp
1

3. Dụng cụ ăn trưa cho học sinh

30.000đ

0


Thu 1 lần vào lớp
1

4.Tiền ăn/bữa

8.000đ/bữa

0

5. Tiền trực trưa và quản lí bán trú

38.000đ/tháng 0

6.Tiền điện nước vệ sinh

5.000đ/tháng

7. Hỗ trợ GV dạy thừa giờ buổi 2

12.000đ/tháng 0

Các mục chỉ

Ghi chú

0

+ Trường tiểu học Trần Văn Ngạn (Châu Thành, Long An): Thu tiển của học sinh
để chi phí cho dạy học cả ngày:
11



- Tiền học: 50.000đ/HS/tháng (thu theo quyết định của UBND tỉnh);
- Tiền ăn: 200.000đ/HS/tháng (theo thỏa thuận với CMHS);
- Tiền trông trưa: 40.000đ/HS/tháng (theo thỏa thuận với CMHS);
- Tiền điện, nước, vật dụng, vệ sinh…:40.000đ/HS/tháng (theo thỏa thuận).
+ Trường Lê Quý Đôn (Tp. Đà Lạt) thu các khoản: 4.500đ/hs/ngày để bồi dưỡng
cho cô bảo mẫu trông trưa; 100.000đ/hs/tháng chi bồi dưỡng cho Ban quản lý (gồm Hiệu
trưởng, các Phó HT, Chủ tịch Công đoàn, nhân viên Y tế, Kế toán, Thủ quỹ, Thanh tra);
tiền ăn theo thỏa thuận với CMHS từng thời điểm.
Do việc thu ở các trường khác nhau nên việc chi bồi dưỡng cho các lao động trong
trường cũng khác nhau. Như trường tiểu học Tam Hiệp (Thanh Trì) bình quân một tháng
giáo viên trực tiếp dạy được hưởng 680.000đ, giáo viên trông trưa 1.100.000đ, Hiệu
trưởng 1.100.000đ, Hiệu phó 980.000đ, Tổng phụ trách đội 600.000đ, kế toán, thủ quỹ
800.000đ, Chủ tịch Công đoàn trường, Trưởng Ban thanh tra nhân dân 300.000đ, bảo vệ
200.000đ. Ở trường tiểu học Liên quan (Thạch Thất) một tháng giáo viên trực tiếp dạy
được hưởng 270.000đ, giáo viên trông trưa 800.000đ, Cán bộ quản lý 2.700.000đ, Tổng
phụ trách đội 250.000đ, các nhân viên khác 200.000đ.
3. Một số đề xuất về các chi phí ngoài lương khi các trường tiểu học chuyển
sang học cả ngày
a) Khi các trường tiểu học chuyển sang dạy học cả ngày, các chi phí thường xuyên
ngoài lương tăng lên. Bao gồm:
- Mua sắm vật tư Văn phòng: tăng Văn phòng phẩm, mua sắm công cụ, dụng cụ văn
phòng, vật tư văn phòng khác.
- Thanh toán dịch vụ công: tăng điện thắp sáng, điện làm mát, nước sinh hoạt, nước
uống, vệ sinh môi trường.
- Thanh toán công tác thông tin, tuyên truyền, liên lạc: tăng tiền điện thoại, cước phí
internet, sách báo, tạp chí thư viện, tuyên trền, quảng cáo.
- Tăng cường thiết bị dạy học (TBDH bộ môn, dành cho phần tự chọn…) và các
hoạt động ngoài giờ lên lớp vv…

- Tăng các khoản chi bồi dưỡng lao động làm thêm giờ: Công tác quản lý thêm 1
buổi trực trong ngày (trước đây chỉ trực một buổi), trực quản lý buổi trưa có các lớp bán
trú (gồm Ban Giám hiệu, đại diện các tổ chức đoàn thể của trường), nhân viên phục vụ
(gồm kế toán, thủ quỹ, thư viện, lao công, bảo vệ). Hiện nay các trường tổ chức học cả
ngày có thu thêm của học sinh đều có chi phí bồi dưỡng cho các đối tượng này.
b) Các chi phí trên là những chi phí tối thiểu, cần thiết. Các trường cần có thêm
nguồn kinh phí để chi. Thời gian qua các trường chuyển sang dạy học cả ngày thường sử
dụng nguồn kinh phí Nhà nước cấp cho chi khác (cấp cho dạy học một buổi) để chi, nên
rất hạn chế. Những trường có nguồn thu thêm từ sự thỏa thuận với cha mẹ học sinh (được
12


địa phương cho phép) hoặc huy động sự hỗ trợ của cộng đồng thì thuận lợi hơn. Hiện
nay, Nhà nước chưa có quy định về kinh phí cho các trường dạy học cả ngày. Các trường
tiểu học tham gia SEQAP, là những trường ở vùng khó khăn, không có nguồn thu từ sự
đóng góp của CMHS, nên Chương trình SEQAP đã phải hỗ trợ xây dựng Quỹ phúc lợi
học sinh và Quỹ giáo dục nhà trường để nhà trường có kinh phí chi cho các hoạt động khi
chuyển sang dạy học cả ngày.
Do vậy, để đảm bảo về nguồn kinh phí tối thiểu cho chi thường xuyên ngoài lương
khi các trường chuyển sang dạy học cả ngày, Nhà nước cần có chính sách cụ thể về tỷ lệ
ngân sách cấp và các khoản huy động từ sự đóng góp của cha mẹ học sinh và chính sách
đó phù hợp với điều kiện từng vùng miền.
c) Để giải quyết nguồn kinh phí tăng thêm, cần đảm bảo từ hai nguồn: Ngân sách
Nhà nước cấp thông qua chính quyền ở các địa phương và nguồn huy động từ sự đóng
góp của cha mẹ học sinh.
* Nguồn ngân sách nhà nước cấp:
Ngoài đầu tư cho các trường tiểu học trong cả nước đảm bảo tối thiểu đủ giáo viên,
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, cơ sở bán trú cho học sinh, nguồn kinh phí Nhà
nước cấp chi thường xuyên ngoài lương cho các trường cần được tăng hơn so với số kinh
phí cấp hiện nay cho dạy học nửa ngày. Việc cấp tăng kinh phí chi khác cho các trường

tiểu học không hoàn toàn giống nhau. Ở những vùng điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn,
kinh phí được cấp nhiều hơn, những vùng đặc biệt khó khăn, kinh phí cấp phải đảm bảo
đủ cho mức chi tối thiểu. Những vùng có điều kiện thuân lợi, kinh phí cấp giảm đi, tăng
huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh. Cụ thể:
- Đối với các trường ở thành phố, thị xã, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội thuân lợi:
phần chi khác Nhà nước cấp đảm bảo tối thiểu 20% tổng quỹ lương như hiện nay. Còn
các chi phí phát sinh tăng lên do học cả ngày, các trường được phép huy động từ sự đóng
góp của cha mẹ học sinh và tài trợ.
- Đối với các trường vùng nông thôn đồng bằng: phần chi khác cấp đảm bảo tối
thiểu 25% tổng quỹ lương. Còn thiếu cho các chi phí phát sinh tăng các trường huy động
thêm từ sự đóng góp của cha mẹ học sinh.
- Đối với các trường ở vùng miền núi, vùng dân tộc: phần chi khác cấp đảm bảo tối
thiểu 30% tổng quỹ lương. Đủ cho các chi phí tối thiểu phát sinh tăng lên do học cả ngày.
Các trường không phải huy động thêm từ sự đóng góp của cha mẹ học sinh.
- Đối với các trường thuộc diện đặc biệt khó khăn: phần chi khác cấp đảm bảo tối
thiểu 30% tổng quỹ lương. Ngoài ra Nhà nước cần hỗ trợ bữa ăn trưa cho những học sinh
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như Chương trình SEQAP thực hiện để tất cả học sinh có
điều kiện đi học được cả ngày.
* Huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh:

13


Nhà nước cần có quy định huy động các nguồn lực trong xã hội: dân đóng góp, tài
trợ. Tuy nhiên, việc huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh cần giao cho chính quyền
địa phương quy định cụ thể phù hợp với khả năng thực tế của địa phương mình.
Phần 2. SỬ DỤNG HIỆU QUẢ GIÁO VIÊN VÀ LỚP HỌC KHI CÁC
TRƯỜNG TIỂU HỌC CHUYỂN SANG DẠY HỌC HỌC CẢ NGÀY
I. Thực trạng về sử dụng giáo viên và lớp học khi các trường tiểu học chuyển
sang dạy học cả ngày

1. Về mô hình tổ chức dạy học cả ngày
Để nghiên cứu về sử dụng giáo viên và lớp học khi các trường tiểu học chuyển sang
dạy học cả ngày, nhóm nghiên cứu đã khảo sát tại 15 trường tiểu học, của 8 quận/ huyện,
thuộc 4 tỉnh: Hòa Bình, Bắc Giang (miền núi phía Bắc), Lâm Đồng (vùng Tây nguyên
Trung bộ) và thành phố Hà Nội. Tiếp theo đó là tiến hành nghiên cứu thông qua báo cáo,
thống kê của 19 trường tiểu học thuộc 6 tỉnh Long An, Đồng Tháp, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Thái Nguyên, Bắc Cạn. Đồng thời nghiên cứu các văn bản pháp lí hiện hành và tài
liệu của Chương trình SEQAP, Sổ tay FDS, Quỹ phúc lợi học sinh, Quĩ giáo dục nhà
trường có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu.
Qua kết quả khảo sát và báo cáo của các trường tiểu học ở các địa phương mô hình
dạy học cả ngày khá đa dạng. Nhìn chung hiện nay các trường đang thực hiện chương
trình theo phương án FDS bao gồm chương trình học ở cấp tiểu học Bộ GD&ĐT quy định
và chương trình mở rộng như bảng dưới đây.
Các thành phần chương trình học hiện nay và chương trình học mở rộng
Phương thức tổ
chức
ngày học ở trường
Nửa ngày

Cả ngày

Số tiết/tuần

Nội dung
chương trình

Ghi chú

23-25 tiết/tuần
(tùy theo khối

lớp)
T30 (Khoảng
30 tiết/tuần)

C

Chương trình học hiện
nay cho học nửa ngày

C + C1

Khoảng 2 ngày học cả
ngày ở trường mỗi tuần

T 33 (Khoảng
33 tiết/tuần)

C + C1 +C2

Khoảng 3 ngày học cả
ngày ở trường mỗi tuần.

T 35 (Khoảng
35 tiết/tuần)

C + C1 + C2 + Khoảng 4,5 - 5 ngày
học cả ngày ở trường
C3
mỗi tuần
C: Chương trình học hiện hành được Bộ GD&ĐT phê duyệt.

C1. Củng cố kiến thức, kỹ năng của học sinh về môn Tiếng Việt (Tiếng Việt 1),
môn Toán và Tiếng Dân tộc
C2. Giới thiệu một môn học tự chọn - Tin học hoặc Ngoại ngữ (chú trọng môn
14


Ngoại ngữ, thực hiện Đề án dạy học ngoại ngữ của Chính phủ.
C3. Gồm các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Nhưng việc lựa chọn các mô hình dạy học đối với từng trường khác nhau. Có
trường tổ chức tất cả các lớp học cả ngày theo một mô hình (cùng một số buổi học/tuần),
có trường một số lớp học theo mô hình này, một số lớp theo mô hình khác (số buổi học
khác nhau), có trường mới có một số lớp chuyển sang dạy học cả ngày theo T30 hoặc
T33, T35, còn một số lớp vẫn học nửa ngày.
Kết quả khảo sát 34 trường tổ chức học cả ngày: Có 23 trường tổ chức dạy học cả
ngày ở tất cả các lớp. Trong đó 7 trường có một mô hình T30; 3 trường có một mô hình
T33; 11 trường có một mô hình T35; còn lại là có từ 2 mô hình trở lên. Có 11 trường vẫn
còn một số lớp dạy học nửa ngày (trường TH Mường Khến - Hòa Bình 11/18 lớp; trường
TH Thạnh Lâm - Bắc Giang 18/28 lớp; trường TH Ninh Loan - Lâm Đông 6/13 lớp;
trường TH Mỹ hòa 2 - Đồng Tháp 5/17 lớp; trường TH Hành Thuận - Quảng ngãi 6/20
lớp…).
Về thời gian biểu trung bình cho một ngày học có sự thay đổi, từ 4 đến 5 tiết cho
nửa ngày lên khoảng 7 tiết cho cả ngày (buổi sáng 4 tiết, chiều 3 tiết). Ngoài ra, học sinh
có thể ở lại trường buổi trưa (bán trú). Như vậy, với một trường tiểu học tổ chức dạy học
cả ngày sẽ có buổi sáng, buổi chiều và buổi trưa. Buổi sáng và buổi chiều thực hiện
chương trình giáo dục cả ngày. Buổi trưa tổ chức ăn, ngủ cho học sinh ở lại trường tùy
thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi trường và nhu cầu của học sinh.
Việc sắp xếp thời khóa biểu cho hai buổi học trong ngày, do các trường chủ động.
Một số trường bố trí xen kẽ các môn văn hóa và các môn chuyên để tạo không khí thoải
mái, tránh được những căng thẳng cho học sinh (như trường TH Võ Thị Sáu, trường TH
Lê Văn Tám - Quảng Nam). Một số trường sắp xếp các môn văn hóa vào buổi sáng, buổi

chiều bố trí các môn chuyên (như trường TH Kim Đồng - Quảng Nam) hoặc dành riêng
cho việc bồi dưỡng, củng cố kiến thức toán, tiếng Việt (như trường hành Tín Đông Quảng Ngãi) hoặc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Buổi trưa các trường bố trí
cho học sinh là ngủ trưa hoặc đọc sách thư viện, xem ti vi, chơi trò chơi vv…tùy theo sở
thích.
2. Nội dung học tập và các hoạt động giáo dục
Qua khảo sát 34 trường tiểu học có tỏ chức học cả ngày, đại diện cho các vùng
miền: miền núi (vùng khó khăn), nông thôn, thành thị. Việc thực hiện các nội dung học
tập, các hoạt động giáo dục khi chuyển từ một buổi/ngày sang học cả ngày, nhìn chung
có sự khác nhau giữa các trường ở các vùng miền. Sự khác nhau tập trung ở những nội
dung học tập, các hoạt động do thời gian ở trường tăng thêm. Các nội dung học tập và các
hoạt động giáo dục tập trung ở nội dung sau:
- Thực hiện chương trình giáo dục tiểu học hiện hành theo Quyết định 16/2006 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
15


- Các tiết tăng thêm tập trung vào tăng cường tiếng Việt và Toán (100% các trường
ở vùng khó tổ chức bồi dưỡng học sinh khá, kèm cặp học sinh yếu).
- Đối với phần tự chọn, nội dung tập trung vào học ngoại ngữ, tin học (theo hướng
dẫn trong chương trình tiểu học hiện hành).
- Tổ chức dạy học một số nội dung: kĩ năng sống, an toàn giao thông, môi trường
vv…
- Các hoạt động giáo dục: thể dục, thể thao, trò chơi dân gian, múa hát tập thể, đọc
sách vv…
- Đối với các trường có học sinh bán trú, tổ chức cho học sinh ở lại buổi trưa thông
thường cho các em đọc sách, xem ti vi hoặc chơi các trò chơi.
* Đối với các trường ở miền núi, vùng sâu, vùng xa:
Hầu hết các trường tiểu học thuộc miền núi, vùng sâu, vùng xa là những vùng khó
khăn thời gian tăng thêm ở trường khi chuyển sang dạy học cả ngày thường tập trung vào
tăng cường tiếng Việt và Toán: Trường tiểu học Trần Thị Bích Dung (Tháp Mười, Đồng

Tháp) học 7 buổi/tuần, khối 1 tập trung tăng cường môn tiếng Việt 14 tiết/tuần (tăng 4
tiết so với chương trình TH hiện hành) và toán 6 tiết/tuần (tăng 2 tiết so với chương trình
TH hiện hành). Trường Lê Văn Tám (Phước Sơn, Quảng Nam) học 8 buổi/tuần, Khối 1,
môn Toán được bố trí 7 tiết/tuần (tăng 3 tiết so với chương trình hiện hành); Môn tiếng
Việt (Học vần và tập viết) 14 tiết (tăng so với chương trình hiện hành 4 tiết/tuần); Khối 2,
tiếng Việt là 11 tiết/tuần (tăng so với chương trình hiện hành 3 tiết); môn toán 7 tiêt/tuần
(tăng với chương trình hiện hành là 2 tiết).
Một số trường đưa thêm nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh (Trường tiểu
học Lán Tranh 1, Lâm Hà, Lâm Đồng).
* Đối với các trường ở vùng nông thôn:
Các trường ở vùng nông thôn, việc tổ chức học cả ngày cũng tuân theo qui định,
hướng dẫn chung cho các trường tiểu học. Ngoài ra, các trường chú trọng tổ chức các
hoạt động tập thể để học sinh tham gia nhiều hơn (chơi các trò chơi dân gian, hát, múa
tập thể sân trường vv…)
Ví dụ trường TH Đông Lỗ 1 (Hiệp Hòa, Bắc Giang) học 7 buổi/tuần - Khối lớp 1:
tiếng Việt 14 tiết/tuần (có 3 tiết tăng cường), tăng so với chương trình hiện hành 4
tiết/tuần; Môn Toán: 6 tiết/tuần (có 2 tiết tăng cường), tăng so với chương trình hiện hành
là 2 tiết/tuần. Khối 2: Tiếng việt 14 tiết/tuần (có 4 tiết tiếng Việt tăng cường), so với
chương trình hiện hành tăng 4tiết/tuần); Môn Toán 7 tiết/tuần (trong đó có 2 tiết tăng
cường).
Các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các trường tổ chức trò chơi, múa sân trường (một
số trường tiểu học ở Nghĩa Hành, Quảng Ngãi).
* Đối với các trường ở vùng thành thị:
16


Các trường thuộc khu vực thành phố, thị xã ngoài việc thực hiện các nội dung của
chương trình tiểu học hiện hành, đặc biệt quan tâm đến các môn học tự chọn. Không chỉ
các môn ngoại ngữ, tin học, các trường còn đưa những nội dung như giáo dục kĩ năng
sống, quyền trẻ em, an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, vv…Đồng thời tổ

chức các hoạt động tâp thể chơi trò chơi dân gian, thể dục, thể thao vv…
Ví dụ: Trường tiểu học Tam Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội), trường nhà trường tổ chức
dạy các nội dung: Kĩ năng sống, an toàn giao thông, thanh lịch văn minh vv…Trong thời
khóa biểu có các tiết học trong thư viện, tiết sinh hoạt theo chủ điểm vv…
Tóm lại: Khi chuyển sang học cả ngày, thời gian học ở trường của học sinh tăng
thêm. Việc thực hiện các nội dung dạy học và các hoạt động giáo dục phụ thuộc rất nhiều
vào đặc điểm vùng miền. Đối với vùng nông thôn, vùng núi các trường tập trung hơn vào
việc tăng cường củng cố kiến thức, bồi dưỡng học sinh khá, kèm cặp học sinh yếu. Riêng
vùng khó khăn, học sinh dân tộc, thời gian học tăng thêm chủ yếu tập trung vào việc dạy
tăng cường môn Toán và tiếng Việt, tiếng dân tộc. Vùng thành thị đưa những nội dung
giáo dục phong phú hơn nhằm phát triển ở học sinh những kĩ năng mềm. học sinh được
tham gia các hoạt động nhiều hơn.
3. Sử dụng giáo viên khi các trường tổ chức dạy học cả ngày
Thực tế ở các địa phương, các lớp dạy học 2 buổi/ngày dù là T30, T33 hay T35 đều
được biên chế từ 1,5 giáo viên/lớp trở lên (theo Thông tư số 35/2006/TTLT-BGD&ĐTBNV-BTC). Tuy nhiên, có một số trường được bố trí ít hơn hoặc nhiều hơn tỷ lệ này như
trường tiểu học Tam Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội) dạy 10 buổi/tuần, tỷ lệ giáo viên là 1,42
giáo viên/lớp; trường tiểu học Mường Khến (Tân Lạc, Hòa Bình) cũng dạy 10 buổi/tuần,
tỷ lệ giáo viên là 1,9 giáo viên/lớp.
Thành phần đội ngũ giáo viên trong một trường thường không đảm bảo cân đối giữa
giáo viên văn hóa và giáo viên môn chuyên. Nhiều trường tiểu học đủ hoặc thừa về số
lượng, nhưng lại thiếu một số giáo viên dạy các môn chuyên. Có trường đủ số lượng giáo
viên chuyên nhưng lại không cân đối từng môn do số lớp nhiều, ít rất khác nhau, khó bố
trí được cân đối giáo viên từng môn.
Hà Nội là địa phương có điều kiện thuận lợi về tuyển dụng đội ngũ giáo viên văn
hóa và giáo viên chuyên biệt. Tỷ lệ giáo viên tiểu học chung toàn thành phố đạt
1,54GV/lớp, nhưng vẫn xảy ra thừa, thiếu cục bộ. Để điều động đủ giáo viên dạy môn
chuyên, Hà Nội đã đưa ra công thức tính tỷ lệ giáo viên số môn chuyên biệt cho một lớp
để làm căn cứ tuyển dụng như: dành định mức 0,3 GV/lớp cho các môn chuyên và chia
ra: môn Âm nhạc, Mỹ thuật là 0,07, Tin học, Ngoại ngữ là 0,035, Thể dục là 0,09 và 1,2
là giáo viên văn hóa. Việc chia trên là hoàn toàn chưa có căn cứ, nhưng khi thực hiện do

nhiều lý do các trường vẫn không thể đảm bảo đúng cân đối cơ cấu trong đội ngũ giáo
viên. Như Trường TH Liên Quan dạy 10 buổi/tuần có 18 lớp, có 22 giáo viên văn hóa, 8
giáo viên chuyên biệt (đủ 5 môn), tỷ lệ giáo viên môn chuyên là 0,44GV/lớp. Đây cũng là
khó khăn lớn cho các trường trong việc sử dụng giáo viên.
17


Không chỉ mất cân đối về thành phần đội ngũ giáo viên, các trường còn thiếu các
thành phần khác như Tổng phụ trách đội, nhân viên thư viện, thiết bị, y tế liên quan nhiều
đến tổ chức dạy học cả ngày.
Theo kết quả khảo sát tại 34 trường tiểu học, tất cả các trường đều được bố trí giáo
viên chuyên, nhưng chỉ có 16/34 trường (chiếm 47%) có đủ giáo viên của 5 môn chuyên
(Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Tin học, Ngoại ngữ), còn 53% số trường không đủ 5 loại
giáo viên chuyên; có 23/34 trường (chiếm 67,6%) được bố trí nhân viên thư viện; Tổng
phụ trách Đội là 26/34 trường (chiếm 76,4%).
Trước thực tế đội ngũ giáo viên như vậy, khi chuyển sang dạy học cả ngày các
trường đã bố trí sử dụng giáo viên như sau:
- Giáo viên văn hóa được bố trí làm chủ nhiệm lớp và đảm nhận dạy các môn cơ
bản có trong chương trình tiểu học hiện hành, bồi dưỡng học sinh khá, kèm cặp học sinh
yếu, dạy tăng cường Toán, tiếng Việt.
- Giáo viên dạy các môn chuyên, đảm nhận các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục,
Tin học, Ngoại ngữ.
- Các hoạt động ngoài giờ lên lớp do tổng phụ trách đội phụ trách chính, có sự tham
gia của các giáo viên văn hóa, giáo viên chuyên.
Đối với các trường không đủ giáo viên dạy các môn chuyên, giáo viên dạy các môn
văn hóa sẽ đảm nhận dạy. Những trường có đủ giáo viên chuyên nhưng do số lớp ít giáo
viên dạy không đủ số tiết theo định mức 23 tiết/tuần thì nhà trường thường bố trí giáo
viên chuyên kiêm phụ trách thêm công việc khác.
Điều mong muốn ở các trường là cần đủ số lượng giáo viên và cân đối giữa giáo
viên văn hóa và giáo viên từng môn chuyên để đảm bảo dạy có chất lượng. Nhưng thực

tế rất khó đạt được. Đây cũng là điều khó khăn cho các trường trong việc sử dụng hiệu
quả giáo viên. Đối với các trường vùng khó, vùng nông thôn khi số tiết dạy học tăng đều
tập trung vào tăng cường môn Toán và tiếng Việt do giáo viên chủ nhiệm dạy. Dẫn đến
giáo viên chủ nhiệm sẽ có số giờ tăng, thường vượt quá số giờ quy định.
Tóm lại: Khi chuyển sang học cả ngày các trường tiểu học đều bố trí giáo viên văn
hóa làm chủ nhiệm lớp và dạy các tiết học tăng cường Tóan, tiếng Việt. Đồng thời tham
gia tổ chức, quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ của lớp. Do đó, thường có số tiết
vượt quá định mức quy định. Giáo viên chuyên bố trí dạy các môn chuyên. Nhưng các
trường thường không đủ giáo viên chuyên vì việc điều động đủ giáo viên môn chuyên
theo đúng số tiết từng môn chuyên là rất khó. Các trường đã chủ động phân công giáo
viên trong trường để giảng dạy, như bố trí giáo viên văn hóa dạy các môn chuyên thể
dục, âm nhạc, mỹ thuật khi thiếu giáo viên dạy chuyên. Hoặc khi giáo viên chuyên, dạy ít
tiết, trường phân công phụ trách các hoạt động khác để đủ định mức giờ dạy.

18


Vì vậy việc phân công hợp lý giáo viên trong trường là rất cần thiết và đòi hỏi chất
lượng chuyên môn của giáo viên để có thể dạy được các môn khi trường không được bố
trí đủ cơ cấu thành phần giáo viên các môn.
4. Sử dụng lớp học khi chuyển sang dạy học cả ngày
Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà
trường bao gồm: phòng học văn hóa, phòng học môn chuyên (Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể
dục, Tin học, Ngoại ngữ), thư viện, nhà đa năng, sân chơi, phòng Đội, phòng truyền
thống, vv… Thực tế cơ sở vật chất ở các trường dạy học cả ngày không giống nhau.
Theo thống kê tại 34 trường khảo sát có:
- 34/34 trường có đủ phòng học văn hóa để thực hiện theo mô hình T30, T33 hay
T35 (đạt 100%).
- 24/34 trường có phòng học dành cho môn chuyên (đạt 70,5%)
- 18/34 trường có phòng thư viện (đạt 52,9%)

- 13/34 trường có phòng thiết bị, đồ dùng dạy học (đạt 38%)
- 03/34 trường có phòng học đa năng (đạt 9%)
- 24/34 trường có phòng Đội hoặc phòng truyền thống (đạt 70,5%)
- 03/34 trường có phòng lắp thiết bị nghe nhìn (đạt 9%)
- 12/34 trường có phòng Y tế (đạt 35%)
- 5/34 trường có phòng cho học sinh ngủ trưa (đạt 14,7%)
Như vậy, khi chuyển sang dạy học cả ngày, các trường mới đảm bảo đủ tối thiểu về
phòng học cho các lớp theo mô hình lựa chọn (tỷ lệ 0,8 phòng học/lớp cho T30, tỷ lệ 1,0
phòng học/lớp cho T33 và T35. Còn các phòng chức năng khác như phòng học bộ môn
cho các môn chuyên, thư viện, nhà đa năng, sân chơi… nhiều trường chưa có hoặc có
nhưng không đủ các loại phòng và chưa đạt chuẩn. Như thư viện, mới trên 50% số trường
có, nhưng một số trường thư viện lại dùng chung với thiết bị dạy học, hạn chế việc khai
thác hiệu quả thư viện. Nhiều trường có thư viện riêng, nhưng chưa đạt tiêu chuẩn, chưa
có không gian để thực sự trở thành nơi học tập, mở rộng kiến thức, phát triển khả năng
của mỗi học sinh. Việc tổ chức một số hoạt động như thể dục, thể thao, trò chơi, múa hát
tập thể vv… cho học sinh gặp khó khăn vì chưa có nhà đa năng, thiếu sân chơi. Có một
số trường, cơ sở vật chất tương đối khá như trường TH Tam Hiệp, trường TH Liên Quan
(Hà Nội), trường TH Đức Thắng 1 (Bắc Giang), trường TH Lê Quý Đôn (Lâm Đồng).
Các trường này, ngoài đủ các phòng học được xây dựng kiên cố, có sân chơi, Thư viện đã
được xây dựng theo mô hình thư viện thân thiện. Có được cơ sở vật chất đầy đủ chẳng
những phục vụ tốt cho các giờ lên lớp của 2 buổi học mà còn tổ chức tốt các hoạt động
giáo dục, cũng như các nội dung học tập khác của học sinh. Đây là cơ sở tổ chức các hoạt
động như học sinh tự học hoặc tự học có hướng dẫn, vẽ tranh, học đàn, chơi cờ vv…
19


Cơ sở vật chất cho học sinh bản trú bao gồm: nhà bếp, nhà ăn, phòng ngủ cho học
sinh buổi trưa các trường đang còn thiếu thốn nhiều (như số liệu thống kê trên). Chỉ có
5/34 trường (chiếm 14,7 % ) trong tổng số trường trực tiếp quan sát có nhà ăn và phòng
nghỉ trưa cho học sinh bán trú. Ví dụ: trường TH Mường Khến (Hòa Bình); trường TH

Lê Quý Đôn và Lán tranh 1 (Lâm Đồng) có nhà ăn cho học sinh bán trú; các cơ sở này do
các trường khai thác các phòng hiện có của trường hoặc do cha mẹ học sinh và địa
phương góp sức xây dựng.
Đa số các trường không có nhà ăn, ngủ trưa cho học sinh thì đã sử dụng lớp học
như một phòng đa chức năng, vừa là lớp học cho cả 2 buổi, vừa là phòng ăn, phòng ngủ
trưa cho học sinh. Việc tổ chức ăn trưa, nghỉ trưa cho số học sinh bán trú được tổ chức
ngay trên lớp học.
Tóm lại: Khi tổ chức dạy học cả ngày, việc sử dụng hiệu quả các phòng học và cơ
sở vật chất của trường ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dạy học. Trong điều kiện lớp
học, phòng học bộ môn, phòng chức năng, nhà đa năng, sân chơi, thiết bị dạy học… phục
vụ cho việc dạy học cả ngày ở nhiều trường còn chưa đầy đủ, các trường cần chủ động
chọn mô hình học cả ngày cho phù hợp và khai thác cơ sở hiện có để tổ chức tốt các giờ
lên lớp và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Các vùng khó khăn, mọi hoạt đông chủ yếu diễn ra trong lớp học. Vùng thành thị,
thị xã, thị trấn có điều kiện được trang bị đầy đủ hơn về các phòng chức năng, cần khai
thác thêm như thư viện, nhà đa năng, phòng học bộ môn, sân trường cho các nôi dung
dạy học và các hoạt động tập thể. Các trường thiếu nhà ăn, phòng ngủ cho học sinh bán
trú thì sử dụng lớp học thành phòng đa chức năng.
II. Một số đề xuất về sử dụng giáo viên và lớp học khi các trường tiểu học
chuyển sang dạy học cả ngày
1. Xác định các nội dung học tâp và các hoạt động giáo dục khi chuyển sang
học cả ngày
Việc xác định nội dung học tập và các hoạt động giáo dục khi chuyển sang dạy học
cả ngày liên quan đến việc sử dụng giáo viên của các trường. Mục tiêu của việc dạy học
cả ngày là nhằm cải thiện chất lượng giáo dục tiểu học. Việc dạy học cả ngày là tăng thời
gian học tập ở trường cho các em để các em về nhà không phải học bài nữa. Tăng thời
gian học ở trường nhưng không tăng nội dung chương trình mà thay đổi về phương pháp
dạy học để tăng cường, bổ trợ kiến thức và tăng cường tổ chức hoạt động ngoài giờ lên
lớp, giảm cường độ học của học sinh.
Do đó, việc xác định nội dung học tập và các hoạt động giáo dục cho phù hớp với

điều kiện cụ thể của từng trường, từng vùng là điều hết sức quan trọng đối với các trường
tiểu học khi chuyển sang dạy học cả ngày. Dưới đây là định hướng nội dung dạy học cả
ngày như sau:

20


Các nội dung học tập và hoạt động giáo dục cho mô hình T30 và T35:
Mô hình T30
Buổi
sáng
&
chiều

Buổi
trưa

Mô hình T35

- Thực hiện các nội dung trong
chương trình tiểu học đã ban hành.
- Củng cố kiến thức
- Bồi dưỡng HS khá, giỏi, kèm HS
yếu.
- Dạy tiếng dân tộc
- Dạy ngoại ngữ, tin học (lớp 3,4,5)
- Tổ chức các hoạt động vui chơi
tập thể…

Ngoài việc thực hiện các nội dung

chương trình như mô hình T30, các
trường tăng cường thêm số tiết cho củng
cố kiến thức của môn toán, tiếng Việt,
bồi dưỡng HS khá, giỏi; kèm HS yếu và
thực hiện dạy một số nội dung phần tự
chọn, như kỹ năng sống, an toàn giao
thông, môi trường, ma túy, thanh lịch
văn minh, năng lực làm người…

- Cho học sinh ngủ trưa
- Hoặc cho học sinh đọc sách, xem TV, vẽ, tập đàn, chơi cờ vv..

- Các trường tiểu học thực hiện mô hình T30, sẽ có 2 ngày trong tuần học cả ngày.
Căn cứ vào đặc điểm của từng vùng, thời gian tăng thêm của 2 buổi học, nội dung dạy
học sẽ tập trung vào việc kèm cặp học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh khá, giỏi. Đồng thời
ở các khối 1, 2 tăng cường môn Toán và tiếng Việt, dạy tiếng Dân tộc (đối với các trường
cần dạy tiếng Dân tộc). Các khối 3, 4 và 5 dạy phần tự chọn là các môn Ngoại ngữ và Tin
học. Ngoài ra cần tăng cường xen kẽ các hoạt động giáo dục để mang lại không khí thoải
mái cho học sinh. Dần đưa vào các hoạt động giáo dục nhằm phát triển các kĩ năng như
kĩ năng giao tiếp…
- Các trường tiểu học thực hiện T35: Theo mô hình này, thời gian học sinh học ở
trường nhiều hơn (thêm 4 - 5 buổi học trong tuần). Ngoài dạy nội dung như T30, nhà
trường tăng cường các hoạt động giáo dục tập thể, tổ chức cho các em vui chơi và thêm
một số tiết tăng cường ở một số môn cơ bản.
Ngoài việc thực hiện nội dung học tập theo chương trình tiểu học hiện hành, việc
xác định các nôi dung và các hoạt động giáo dục cho phù hợp với thời gian và đối tượng
học sinh của trường là hết sức quan trọng. Tùy theo đặc điểm của từng vùng, miền việc
xác định nội dung học và các hoạt động giáo dục của mỗi trường cần linh hoạt và phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, điều kiện kinh tế, xã hội địa phương. Ví dụ
như vùng thành phố thị xã, thị trấn có điều kiện thuận lợi nhà trường sẽ tăng cường các

các hoạt động thể thao, múa hát tập thể, chơi trò chơi vv; đưa những nội dung rèn luyện
kĩ năng mềm cho học sinh vào phần tự chọn: Giáo dục kĩ năng sống, an toàn giao thông,
thanh lịch văn minh, giáo dục quyền trẻ em, giáo dục bảo vệ môi trường vv.
- Các trường có học sinh ở lại buổi trưa (bán trú): Tổ chức tốt cho các em ăn, nghỉ
tại trường như tập cho các em thói quen ngủ trưa. Đối với những em không chịu ngủ trưa
thì tổ chức cho các em đọc truyện, xem phim, chơi cờ, vẽ tranh vv…
21


2. Về sử dụng giáo viên khi chuyển sang học cả ngày.
2.1. Các trường chủ động bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên của trường:
Để thực hiện các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục khi chuyển sang học cả
ngày, các trường tiểu học cần phải bố trí, sử dụng linh hoạt các loại hình giáo viên, đảm
bảo đúng năng lực, chuyên môn và không gây áp lực cho giáo viên. Đồng thời, bố trí để
giáo viên đảm bảo đủ định mức giờ dạy theo quy định, đặc biệt là giáo viên dạy các môn
chuyên: Nhạc, Mĩ thuật, Ngoại ngữ, Tin học, Thể dục. Cụ thẻ:
- Đối với giáo viên văn hóa: Bố trí làm chủ nhiệm các lớp và dạy các môn trong
chương trình tiểu học hiện hành (trừ các tiết môn chuyên), Dạy các tiết tăng cường Toán,
tiếng Việt. Số giáo viên văn hóa không bố trí hết làm chủ nhiệm sẽ bố trí dạy một số môn
văn hóa ở một số lớp (giảm bớt số tiết cho giáo viên chủ nhiệm) hoặc dạy thay thế khi có
giáo viên nghỉ vắng; có thể bố trí dạy các môn chuyên như thể dục, mỹ thuật, âm nhạc
khi trường thiếu các loại hình giáo viên này.
- Giáo viên chuyên: đảm nhận dạy các môn chuyên: Âm nhạc, Mĩ thuật, Ngoại ngữ,
Tin học, Thể dục. Nếu chưa đủ giờ dạy theo qui định, sẽ phụ trách thêm những nội dung
học tập khác dành cho phần tự chọn: kĩ năng sống, an toàn giao thông, môi trường…
hoặc phụ trách tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh các lớp, hoặc bố trí dạy liên
trường.
- Các nhân viên thư viện, y tế, thiết bị giáo dục: khi các trường chuyển sang dạy học
cả ngày, đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia, hỗ trợ thực hiện các nội dung hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nhân viên y tế, nhân viên thiết bị có thể hỗ trợ các hoạt

động vui chơi, chơi trò chơi, hướng dẫn học sinh xem TV vv…. Nhân viên thư viện sẽ hỗ
trợ học sinh đọc sách, quản lí học sinh có các tiết học trên thư viện, tổ chức cho học sinh
xem TV…
- Quản lý học sinh bán trú, ở lại trường buổi trưa, giáo viên chủ nhiệm là người chịu
trách nhiệm chính về tổ chức quản lý học sinh buổi trưa. Giáo viên chủ nhiệm có thể là
người trực tiếp trông trưa ở lớp mình hoặc phối hợp với nhân viên trông trưa (nếu có) và
phối hợp với lực lượng nhân viên của trường như nhận viên thư viện, y tế, thiết bị giáo
dục để quản lý học sinh buổi trưa. Việc này hoàn toàn do các trường chủ động bố trí nhân
lực trông trưa phù hợp với điều kiện của trường mình.
2.2. Cần có chính sách cho giáo viên tiểu học dạy học cả ngày:
Để sử dụng hiệu quả giáo viên khi chuyển sang dạy học cả ngày, Nhà nước cần đầu
tư đủ mức tối thiểu số giáo viên dạy và có chính sách cho giáo viên tiểu học:
a) Đảm bảo cho các trường về giáo viên như sau:
- Đủ biên chế tối thiểu cho giáo viên dạy học 2 buổi. Không nhất thiết thêm một
buổi học là phải thêm 1 giáo viên. Chỉ cần đảm bảo định mức từ 1,5 đến 1,6 giáo viên
cho một lớp và nếu giáo viên dạy vượt giờ quy định thì có chế độ bồi dưỡng làm thên
giờ.
22


- Cân đối đủ tỷ lệ giáo viên văn hóa và giáo viên môn chuyên để giáo viên dạy đúng
chuyên môn.
- Đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng
dạy và tổ chức được các hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp.
b) Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên:
Để việc tổ chức dạy học cả ngày của các trường tiểu học có hiệu quả, việc nâng cao
trình độ đội ngũ giáo viên tiểu học hiện có là việc làm hết sức quan trọng. Muốn nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, cần có sự thay đổi
trong công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học:
- Về bồi dưỡng thường xuyên bao gồm: bồi dưỡng kiến thức chuyên môn; bồi

dưỡng phương pháp dạy học; bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Về đào tạo giáo viên tiểu học: Cần bổ sung thêm kiến thức thuộc các lĩnh vực
đang là mối quan tâm của xã hội như: giáo dục môi trường, ma túy, an toàn giao thông, kĩ
năng sống…; đào tạo kĩ năng nghề nghiệp và các kĩ năng mềm để giáo viên ra trường
thích ứng với hoàn cảnh vừa dạy tốt các môn chuyên môn, vừa có năng tổ chức các hoạt
động giáo dục.
c) Sửa đổi, bổ sung một số chính sách cho giáo viên tiể học:
* Sửa đổi Thông tư số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 về định mức
biên chế ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, về nội dung liên quan đến định biên
giáo viên tiểu học. Cụ thể như cần tính đủ biên chế giáo viên dạy học cả ngày ở 1 lớp
theo từng mô hình T30, T33, T35; biên chế giáo viên dạy ngoại ngữ, tin học; biên chế
cấp dưỡng cho học sinh ăn buổi trưa cho các trường ở vùng nông thôn, miềm núi.
* Sửa đổi Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 quy định về chế độ
làm việc đối với giáo viên phổ thông, về nội dung chế độ làm việc đối với giáo viên tiểu
học. Cụ thể số giờ lao động tăng thêm do phải tăng thời gian trực quản lý trường, quản lý
lớp (của cán bộ quản lý và giáo viên chủ nhiệm), thời gian phục vụ của các nhân viên (y
tế, văn thư, thủ quỹ, kế toán…) do học cả ngày (so sánh tăng thêm so với học nửa ngày
trước đây).
* Có chính sách lương thỏa đáng cho giáo viên tiểu học để giáo viên yên tâm công
tác. Cụ thể như chế độ về lương và chế độ đãi ngộ khác khi họ dạy học cả ngày; qui định
hợp lí về số tiết dạy trong tuần, chế độ bồi dưỡng khi làm tăng giờ; chế độ học tập bồi
dưỡng nâng cao trình độ vv…
3. Sử dụng hiệu quả lớp học khi trường tiểu học chuyển sang học cả ngày
3.1. Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của nhà trường cho việc dạy học cả ngày:
Để thực hiện các nội dung học tập và các hoạt động giáo dục khi các trường chuyển
sang học cả ngày, việc khai thác hợp lí cơ sở vật chất hiện có vai trò quan trọng đảm bảo
chất lượng học tập và các hoạt động giáo dục. Cơ sở vật chất dành cho việc học cả ngày
23



bao gồm: lớp học, thư viện, phòng đa năng, các phòng học chuyên, phòng đội, phòng
truyền thống, phòng có lắp đặt các thiết bị nghe nhìn, sân trường. Trên thực tế, không
phải các trường tiểu học đã có đầy đủ cơ sở vật chất đó, chưa kể đến trang thiết bị trong
mỗi phòng, lớp học.
Việc khai thác, sử dụng các lớp học và cơ sở vật chất hiện có của trường ảnh hưởng
lớn đến chất lượng giờ học, giờ hoạt động của học sinh khi tổ chức học cả ngày ở các
trường tiểu học. Cụ thể:
- Sử dụng lớp học: đây là điều kiện tối thiểu để các trường tổ chức dạy học 2
buổi/ngày. Lớp học là địa điểm cho mỗi lớp thực hiện chương trình, nội dung các buổi
lên lớp. Các địa phương khảng định nếu không có đủ phòng học tối thiếu cho các lớp thì
không thực hiện được dạy học cả ngày.
- Sử dụng phòng học bộ môn: Ngoài sử dụng phòng học cho mỗi lớp, các trường
cần sử dụng tốt các phòng học bộ môn. Nếu có phòng học bộ môn, trường cần dành cho
dạy các môn như Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Ngoại ngữ. Ở phòng học bộ môn mới bố
trí trang bị được các thiết bị dạy học bộ môn (như nhạc cụ cho dạy nhạc, máy tính cho
dạy tin học…) để giờ dạy có chất lượng, đồng thời giờ học đó không làm ảnh hưởng đến
các giờ học của các lớp khác.
- Sử dụng nhà Đa năng: Khi chuyển sang học cả ngày, các trường tiểu học sẽ tăng
cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Vì vậy, các trường cần có một nhà đa năng để tổ
chức các hoạt động văn thể, các hoạt động tập thể cho học sinh. Chương trình SEQAP rất
chú trọng việc xây nhà đa năng cho các trường tiểu học khi chuyển sang dạy học cả ngày.
- Sử dụng Thư viện, phòng đọc, phòng sinh hoạt văn hóa buổi trưa (như cho xem
phim, đọc truyện) cho những học sinh không có thói quen ngủ trưa.
- Sử dụng Phòng truyền thông/phòng Đội có thể bố trí những hoạt động giáo dục,
như chơi cờ, chơi trò chơi vv…
- Sử dụng nhà ăn, phòng ngủ trưa cho học sinh bán trú.
3.2. Nhu cầu đầu tư đầy đủ về phòng học cho việc dạy học cả ngày:
Đề xuất chung của các trường cụ thể như sau:
- Cần có đủ phòng học tối thiểu cho các lớp để thực hiện theo mô hình dạy học cả
ngày (mô hình T30 cần từ 0,8 phòng học cho một lớp, mô hình T35 cần từ 1,0 phòng học

cho một lớp). Nếu sử dụng lớp học cho học sinh ngủ trưa trong điều kiện không xây dựng
được phòng ngủ trưa riêng cho học sinh bán trú thì lớp học cần được trang bị bàn học
sinh có thể dùng làm bàn ngủ cho học sinh.
- Có một số phòng học bộ môn cho một số môn chuyên như Âm nhạc, Mỹ thuật,
Tin học, ngoại ngữ kèm thao các thiết bị dạy học của bộ môn.
- Có một nhà Đa năng phục vụ cho các hoạt hoạt động TDTT, hoạt động tập thể.

24


- Có Thư viện, phòng đọc, có thiết bị nghe nhìn phục vụ cho học sinh cả ngày ở
trường.
- Có nhà ăn để tổ chức ăn trưa cho học sinh và đảm bảo vệ sinh (không nên ăn tại
lớp học)
- Có phòng ngủ trưa cho HS.
Việc đầu tư thêm cơ sở vật chất, phòng học cho các trường tiểu học là yếu tố rất cần
thiết cho các trường khi chuyển sang dạy học cả ngày. Hiện nay nhiều trường chưa tổ
chức học cả ngày được cho tất cả các lớp, có một nguyên nhân có yếu tố quyết định là
thiếu phòng học cho học 2 buổi. Việc đầu tư đủ cơ sở vật chất, phòng học theo yêu cầu là
việc khó khăn của nhiều địa phương. Do vậy, Nhà nước cần có chiến lược đầu tư từng
bước và có chính sách huy động các nguồn lực tham gia đầu tư xây dựng để đến giai
đoạn sau năm 2015, các trường tiểu học trong toàn quốc có đủ điề kiện về cơ sở vật chất
chuyển sang được dạy học cả ngày.

25


×