Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

khảo sát điều kiện tự nhiên và thử nghiệm nuôi tu hài (lutraria rhynchaena jonas, 1884) ở hòn đầmkiên lươngkiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.67 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TRẦN HOÀNG KHOA

KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ THỬ NGHIỆM
NUÔI TU HÀI (Lutraria rhynchaena Jonas, 1884) Ở HÒN
ĐẦM-KIÊN LƯƠNG-KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC BIỂN

2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TRẦN HOÀNG KHOA

KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ THỬ NGHIỆM
NUÔI TU HÀI (Lutraria rhynchaena Jonas, 1884) Ở HÒN
ĐẦM-KIÊN LƯƠNG-KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC BIỂN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. NGÔ THỊ THU THẢO

2012




MỤC LỤC
Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... …1
1.1 Giới thiệu ................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2
1.3 Nội dung đề tài ........................................................................................ 2
Phần 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................... 3
2.1 Đặc điểm sinh học Tu hài ........................................................................ 3
2.1.1 Phân loại ............................................................................................ 3
2.1.2 Phân bố .............................................................................................. 3
2.1.3 Đặc điểm sinh học ............................................................................. 4
2.1.4 Tập tính ............................................................................................. 4
2.1.5 Dinh dưỡng và sinh trưởng ................................................................ 4
2.1.6 Sinh hóa............................................................................................. 5
2.1.7 Đặc điểm sinh sản .............................................................................. 5
2.1.8 Các bệnh ở Tu hài và phương pháp phòng trị ..................................... 6
2.2 Tình hình nghiên cứu và phát triển nghề nuôi Tu hài ............................... 7
2.3 Vài nét về đảo Ba Hòn ............................................................................ 8
2.3.1 Vị trí địa lý đảo Ba Hòn ..................................................................... 8
2.3.2 Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 8
Phần 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 10
3.1 Thời gian và địa điểm ............................................................................ 10
3.2 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 10
3.3 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 10
3.4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 10
3.4.1 Nội dung 1 ....................................................................................... 10
3.3.2 Nội dung 2 ....................................................................................... 13
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 15
Phần IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 16

4.1. Biến động các yếu môi trường, thành phần loài và mật độ phiêu sinh
thực vật, phiêu sinh động vật và động vật đáy tại điểm thu mẫu........................ 16
4.1.1 Biến động các yếu tố môi trường qua các tháng nuôi ....................... 16


4.1.2 Biến động về thành phần và mật độ phiêu sinh thực vật ................... 22
4.1.3 Biến động về thành phần và mật độ phiêu sinh động vật……………25
4.1.4 Biến động về thành phần và mật độ động vật đáy………………......28
4.2 Nội dung 2 Thử nghiệm nuôi Tu Hài……….………..………………….30
4.2.1 Biến động về tỉ lệ sống của Tu Hài………………………………….30
4.2.2 Biến động về tăng trưởng chiều dài………………...………….……31
4.2.3 Biến động về tăng trưởng về trọng lượng..….………………………32
Phần V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT…………………………………………..34
5.1 Kết luận………………………………………………………………….34
5.2 Đề xuất………...………………………………………………………...34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ ..35


LỜI CẢM TẠ
Tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô hướng dẫn
Ts. Ngô Thị Thu Thảo đã định hướng, nhắc nhở, chỉ bảo và cho những lời
khuyên, đồng thời cung cấp kinh phí suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn toàn thể các thầy cô trong Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần
Thơ đã tận tình giảng dạy về kiến thức chuyên môn.
Nhân đây tác giả cũng xin cảm ơn các anh, chị và các bạn làm đề tài trong
trại Động Vật Thân Mềm, Khoa Thủy Sản đã tận tình giúp đỡ vượt qua mọi khó
khăn để đề tài được thực hiện.


TÓM TẮT

Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát đánh giá các điều kiện tự nhiên và
tìm hiểu khả năng nuôi Tu hài (Lutraria rhynchaena) tại khu vực Hòn Đầm,
huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu được tiến hành với 2 nội dung
như sau: Nội dung 1: khảo sát các điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ mặn,
pH,…., khảo sát các thành phần và mật độ phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động
vật và động vật đáy tại khu vực Hòn Đầm, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
Nội dung 2: nuôi thử nghiệm Tu hài, được bố trí với 4 phương pháp nuôi khác
nhau: nuôi trong rổ cát đặt trên nền cát, nuôi trong rổ cát đặt dưới nền cát, nuôi
trong giai lưới và đăng lưới. Rổ nuôi tu hài bằng nhựa có nắp đậy có kích thước
40cm x 30cm x 30cm, rổ nuôi vùi đặt 2/3 xuống nền cát, Tu hài được bố trí với
mật độ 25 con/rổ. Đăng lưới có diện tích 12m2, giai lưới có diện tích 15 m2 và
mật độ Tu hài là 25 con/m2 đăng lưới hoặc giai lưới.
Kết quả sau 6 tháng nuôi thử nghiệm cho thấy tỉ lệ sống của Tu hài giảm
dần qua các tháng nuôi và chỉ đạt 12,67 %. Tốc độ tăng trưởng về khối lượng và
chiều dài giảm dần ở các tháng cuối của quá trình nuôi thử nghiệm. Tu hài đạt
khối lượng 11,81g và chiều dài 48,28 mm vào tháng thứ 6.


Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Nghề nuôi trồng thủy sản hiện nay là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước,
bên cạnh những loài có sản lượng lớn như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá
bóp,…thì những loài hải sản khác thuộc nhóm động vật thân mềm (Mollusca)
đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người, góp phần đáng kể cho việc
cung cấp thực phẩm cho người dân, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho chế
biến, y học và một số ngành công nghiệp nhẹ và xuất khẩu. Sản lượng động vật
thân mềm đã tăng một cách đáng kể (Gibbs, 2004) và đạt tổng sản lượng là 13,25
triệu tấn, chiếm khoảng 23,3% tổng sản lượng thủy sản thế giới năm 2004
(Tacon và Halwart, 2006).

Ở Việt Nam năm 2008 có 20.222 ha nuôi động vật thân mềm với sản lượng
93.943 tấn chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2010 diện tích nuôi 20.000 ha với sản
lượng 380.000 tấn, giá trị xuất khẩu 350 triệu USD. Động vật thân mềm đang
được xem là đối tượng quan trọng trong chiến lược phát triển nuôi biển của
nước ta hiện nay bộ thủy sản 2000 – 2002.
Trong số các loài động vật thân mềm, thì loài 2 mảnh vỏ không chỉ là sản
phẩm hải sản được ưa thích, mà còn mang lại dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế
cao. Bên cạnh đó, các loài 2 mảnh vỏ là loài ăn lọc nước, vì thế có thề sử dụng
chúng như là một hệ thống lọc sinh học để cải thiện chất lượng nước (Mazzola
and Sara, 2001; Shpigel and Blaylock, 1991; Shpigel et al.,1997). Nhóm hai
mảnh vỏ (Bivalvia) chiếm đa số với 65,4% tổng sản lượng Mollusca thu
được. Tuy nhiên sản lượng khai thác từ tự nhiên vẫn chưa thể đáp ứng
nhu cầu, vì vậy trong những năm gần đây kĩ thuật nuôi Động vật thân mềm ngày
được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu và đã có
nhiều nghiên cứu về Động vật thân mềm đã và đang được tiến hành trên các đối
tượng chủ yếu là Nghêu, Sò huyết, Hàu, Bào ngư, Ốc hương, Trai ngọc…
Tu hài (Lutraria rhynchaena Jonas, 1844) tên tiếng anh là “Snout otter Clam” là
đối tượng mới, đang được nghiên cứu trong thời gian gần đây. Tu hài là động vật

1


thân mềm 2 mảnh vỏ, thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao, thịt Tu hài khá giàu
chất dinh dưỡng, trong thịt có chứa 11,63% đạm, 0,42% đường, 1,22% muối
khoáng và đặc biệt là 18 loại axit amin, trong đó có một số là những axit
amin không thay thế (Phạm Thược, 2006).
Xét thấy Tu hài là loài có giá trị kinh tế cao nên vừa qua đã có nhiều nghiên
cứu nuôi thử nghiệm Tu hài ở nhiều nơi như: Hợp phần SUMA phối hợp với
Trung tâm Khuyến ngư Quảng Ninh (2003) nuôi thử nghiệm Tu hài ở Quảng
Ninh. Năm 2006 tỉnh Khánh Hoà và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản III đả

hoàn thiện quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm Tu hài.
Các nghiên cứu trước đây đều thuộc khu vực miền Bắc và miền Trung chưa
có nghiên cứu nào được tiến hành ở miền Nam. Nên đề tài “ khảo sát điều kiện
tự nhiên và thử nghiệm nuôi Tu hài (Lutraria rhynchaena Jonas, 1844) ở đảo
Hòn Đầm - Kiên Lương - Kiên Giang ” được tiến hành để tìm hiểu khả năng
nuôi Tu hài tại địa phương.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Xác định được điều kiện môi trường và thành phần loài phiêu sin thực vật,
phiêu sinh động vật và động vật đáy tại khu vực bãi triều Hòn Đầm, huyện Kiên
Lương, tỉnh Kiên Giang.
Xác định khả nuôi thương phẩm Tu hài Lutraria rhychaena tại khu vực
bãi triều Hòn Đầm, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang theo các phương pháp
khác nhau.
1.3 Nội dung đề tài
Khảo sát thành phần loài (Phiêu sinh thực vật, Phiêu sinh động vật và
động vật đáy) và điều kiện tự nhiên tại Hòn Đầm – Kiên Lương – Kiên Giang.
Thử nghiệm nuôi thương phẩm Tu hài trong rổ đặt ở trên nền đáy tại bãi
triều Hòn Đầm-Kiên Lương-Kiên Giang.

2


Phần 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học Tu hài
2.1.1 Phân loại
Ngành: Mollusca
Lớp: Bivalvia
Bộ: Veneroida
Họ: Mactridea

Giống: Lutraria
Loài: Lutraria rhynchaena Jonas, 1844

Hình 1.1 Tu hài Lutraria rhynchaena Jonas (Phạm Thược, 2006)
2.1.2 Phân bố
Tu hài phân bố ở vùng biển phía Tây, Nam nước Úc và một số nước
Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippine và Việt Nam. Ở Việt Nam, Tu
hài phân bố tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, Hải Phòng và các tỉnh miền Trung
từ Thanh Hóa vào đến Ninh Thuận, Bình Thuận, nhưng trữ lượng của Tu hài ở
các tỉnh miền Trung không lớn. Gần đây theo kết quả nghiên cứu sơ bộ của viện
nghiên cứu thủy sản III, phát hiện thấy khu vực vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) có
Tu hài phân bố, kích thước lớn nhưng trữ lượng không nhiều. Ở miền nam Việt
Nam chưa thấy Tu hài xuất hiện.

3


2.1.3 Đặc điểm sinh học
Cơ thể Tu hài được bảo vệ bởi hai mảnh vỏ hình bầu dục gần bằng nhau,
hai vỏ khớp lại trước sau đều không kín. Vỏ bằng đá vôi màu trắng, tuy nhiên
màu sắc có thể thay đổi theo môi trường sống, vỏ mỏng rất dễ bị bong ra, không
có khả năng khép chặt như vỏ nghêu, vỏ sò huyết… chiều dài thân thường gấp
đôi chiều cao. Phần cuối màng áo phát triển thành hai vòi (ống xiphông) là vòi
hút và vòi xả thò ra ngoài. Mép màng áo dày gồm hai tấm giáp liền với vỏ và bao
phủ toàn bộ nội tạng cơ thể, có chức năng sinh vỏ và đóng mở tạo dòng nước đi
vào xoang cơ thể có khả năng vận chuyển cát khi Tu hài đào lổ.
Tu hài phát triển từ trung triều đến hạ triều, cho tới độ sâu 10m. Chất đáy
thích hợp là cát, cát sỏi, cát pha xác san hô hoặc mảnh vụn vỏ nhuyễn thể. Chế
độ lên xuống của thủy triều ảnh hưởng rất lớn đến tập tính sống và bắt mồi của
chúng. Tu hài là loài sống ở vùng có độ mặn cao và nhiệt độ ấm, thích nghi ở

nhiệt độ từ 18-330C và độ mặn từ 20-35‰. Tuy nhiên khoảng độ mặn và nhiệt
độ thích hợp cho Tu hài là từ 25-35‰ và 18-30 0C. Chúng phân bố ở những nơi
có dòng chảy từ 0,2 đến 0,5 m/s (Trần Trung Thành, 2008).
2.1.4 Tập tính
Vòng đời phát triển của Tu hài được chia làm 2 giai đoạn: đó là giai đoạn
sống trôi nổi (thời kỳ ấu trùng) và giai đoạn sống đáy (thời kỳ hậu ấu trùng và
trưởng thành). Tu hài thích sống quần đàn, có tập tính sống vùi mình dưới đáy
cát, chúng đào hang sâu tới 40- 50 cm và di chuyển dọc theo chiều sâu của hang,
chỉ thò 2 ống xi-phông ra ngoài để hô hấp và lọc thức ăn. Khi điều kiện môi
trường thay đổi Tu hài sẽ ngoi lên mặt bãi và di chuyển đến vị trí khác. Tu hài di
chuyển bằng cách dùng ống xi-phông hút nước căng dài duỗi thẳng ra phía trước,
sau đó rút mạnh ống xi-phông vào đẩy nước ra tạo thành một lực đẩy Tu hài lên
và di chuyển đến nơi khác.
2.1.5 Dinh dưỡng và sinh trưởng
Cũng giống như các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ khác, Tu hài có
tính ăn lọc. Thành phần thức ăn bao gồm các loại tảo đơn bào, giáp xác nhỏ,
mùn bã hữu cơ nhưng thức ăn chủ yếu của Tu hài là tảo khuê như: Chaetoceros
sp, Chaetoceros calcitrans, Cyclotella, Nitzschia,...và các vi sinh vật khác.

4


Những nghiên cứu trong thử nghiệm sản xuất giống cho thấy thức ăn ưa thích
của ấu trùng Tu hài là các tảo đơn bào có kích thước nhỏ như: Isochripsis
galbana, Tertraselmis sp, Nannochloropsis sp, Chaetoceros sp,…
Sinh trưởng của động vật thân mềm là sự tăng lên của cả phần
mềm và phần vỏ. Tốc độ tăng trưởng của động vật thân mềm chịu ảnh hưởng
của nhiều nhân tố tuổi, giới tính, điều kiện thời tiết và môi trường sống. Ở các
loài khác nhau tốc độ tăng trưởng cũng khác nhau. Tốc độ sinh trưởng tỷ lệ
nghịch với tuổi. Yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của

động vật thân mềm trong đó nhiệt độ, độ mặn, thức ăn là những nhân tố quan
trọng và thay đổi theo mùa. Tốc độ sinh trưởng phụ thuộc vào mật độ quần thể.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Dục và Nguyễn Mạnh Hùng (1979) về
sinh trưởng của Tu hài được phản ánh qua sự biến đổi của hai đại lượng là khối
lượng và kích thước vỏ. Kết quả nghiên cứu cho thấy vào tháng 5 sự tăng trưởng
về kích thước vỏ và khối lượng là nhỏ nhất, tháng 5-6 và tháng 9-10 Tu hài tăng
trưởng nhanh cả về khối lượng và kích thước, tháng 7-8 tăng trưởng nhanh về
kích thước vỏ.
2.1.6 Sinh hóa
Qua nghiên cứu về sinh hóa cho thấy Tu hài có giá trị dinh dưỡng khá cao
với đầy đủ các loại acid amin, giàu acid glutamic, acid aspartic, alanine, leucine,
và tỉ lệ các acid amin không thay thế khá cân đối. Cụ thể là trong cơ Tu hài có
đầy đủ các loai acid amin trong thành phần protein với hàm lượng tổng số là
71,54% trọng lượng khô. Các acid amin không thay thế có hàm lượng cao là
lysine, arginine, leucine với hàm lượng là 6,8, 5,65, và 5,09% trọng lượng khô
tương ứng với tỉ lệ 9,31, 7,74, và 6,79 trong thành phần protein (Nguyễn Thị Tỵ
và ctv, 2005). Qua đó cho thấy Tu hài là loài có thể cung cấp nguồn dinh dưỡg
cao cho con người, cần được bảo vệ và duy trì nguồn lợi qua việc nuôi thương
phẩm Tu hài để giảm tình trạng khai thác quá mức ngoài tự nhiên.
2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Tu hài là loài phân tính, đẻ trứng và thụ tinh ngoài. Tu hài 1 tuổi có thể
thành thục, kích thước thành thục lần đầu từ 50-100mm. Con cái có buồng trứng
màu hồng, con đực có túi tinh màu trắng đục, mùa vụ sinh sản của Tu hài chịu

5


ảnh hưởng rất lớn bởi các điều kiện môi trường đặc biệt là nhiệt độ và độ mặn.
Theo nghiên cứu của Trần Trung Thành (2008) thì mùa vụ sinh sản của Tu hài từ
tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Tu hài có sức sinh sản khá lớn, cá thể

có khối lượng 80- 100g thường có từ 8-10 triệu trứng/cá thể.
Cũng như một số loài nhuyễn thể khác vòng đời của ấu trùng Tu hài biến
thái qua nhiều giai đoạn: Đầu tiên là ấu trùng bánh xe (Trochophora), đến ấu
trùng chữ D (Veliger), ấu trùng đỉnh vỏ (Umbo), ấu trùng sống đáy (Spat) và Tu
hài giống.
2.1.8 Các bệnh ở Tu hài và phương pháp phòng trị
Bệnh ở động vật thân mềm là vấn đề rất khó giải quyết đối với người
nuôi, các triệu chứng báo hiệu bệnh lý thường rất khó phát hiện, chỉ khi bệnh
xuất hiện mới thấy rõ. Theo nghiên cứu của Trần Trung Thành (2008) trong sản
xuất giống nhân tạo, các tác nhân gây bệnh gồm virút, vi khuẩn, nấm, nguyên
sinh động vật, giun, động vật giáp xác ký sinh. Đặc biệt nấm đỏ và nguyên sinh
động vật có thể gây cho ấu trùng chết hàng loạt. Bệnh thường xuất hiện vào
tháng 11,12 và tháng 1. Nguyên sinh động vật cũng rất nguy hiểm đối với ấu
trùng Tu hài chúng chui vào ruột những cá thể yếu và ăn hết nội tạng. Các loại
bệnh trên thường gây chết nhiều nhất ở ấu trùng giai đoạn chữ D, lúc ấu trùng
còn nhỏ sức chịu đựng yếu. Cũng như những loài nhuyễn thể khác địch hại đối
với Tu hài là cua, ghẹ và các loài cá dữ ăn thịt. Khi bị tấn công Tu hài không có
khả năng bảo vệ nên chúng phải thích nghi bằng phương thức sống đào lỗ ẩn
mình trong nền đáy.
Phương pháp phòng trị: Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về bệnh Tu
hài được công bố trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong sản xuất giống nhân
tạo Tu hài, khi gặp bệnh thường không khắc phục được. Vì vậy phòng bệnh là
phương pháp chủ yếu.
Một số biện pháp phòng bệnh: Nguồn nước cho đẻ, nuôi ấu trùng và Tu
hài bố mẹ và gây nuôi tảo phải được qua hệ thống lọc kĩ, quản lý tốt chất lượng
nước trong quá trình ương nuôi. Đối với nấm đỏ khi có dấu hiệu bệnh cần phải
chuyển ấu trùng sang bể khác (Trần Trung Thành, 2008). Trong quá trình nuôi
cần chú ý tới chất lượng nước của vùng nuôi.

6



2.2 Tình hình nghiên cứu và phát triển nghề nuôi Tu hài
Ở nước ta đối tượng này còn ít được nghiên cứu. Trong báo cáo kết quả
điều tra động vật vùng triều của Tổng cục thuỷ sản các năm 1966-1967, hai tác
giả Trần Hữu Doanh và Nguyễn Như Tùng đã thống kê 133 loài động vật thân
mềm, trong đó có tên loài Tu hài Lutraria philippinarum Deshayes.
Trong các năm 1977-1979, Nguyễn Xuân Dục đã tiến hành nghiên cứu
khá chi tiết về tình hình phân bố, đánh giá trữ lượng cùng các đặc điểm sinh
học và sinh thái loài Tu hài ở vùng biển Cát Bà: sinh trưởng sinh sản, và quan hệ
với các điều kiện môi trường sống như nhiệt độ và độ mặn nước biển, sinh vật
phù du và chất đáy.
Cũng trong năm 1978, trên cơ sở các mẫu vật thu được ở vùng biển Cát
Bà, Mai Văn Minh (Khoa Sinh học, Đại học Tổng hợp Hà Nội) đã tiến hành
nghiên cứu thành phần sinh hoá của thịt Tu hài.
Sau thời gian dài gián đoạn cho tới năm 2001, đối tượng này lại được tiếp
tục nghiên cứu. Lê Xân và ctv thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I,
bước đầu đã nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm sinh học, sinh sản và sản xuất giống
nhân tạo Tu hài (Lutraria philippinarum Deshayes) ở vùng biển Cát Bà. Tiếp đó
Hà Đức Thắng, Nguyễn Xuân Dục và cộng sự cũng tiến hành nghiên cứu các đặc
điểm sinh học và sản xuất giống nhân tạo, nuôi đối tượng này ở vùng biển Cát
Bà và Quảng Ninh bước đầu có kết quả.
Năm 2004, với sự giúp đỡ của SUMA, Vũ Văn Toàn và Đặng Khánh
Hùng đã xuất bản tài liệu “Kỹ thuật ương giống và nuôi Tu hài thương phẩm”.
Trong tài liệu đã giới thiệu đặc điểm sinh học của Tu hài, kỹ thuật ương giống và
nuôi Tu hài thương phẩm. Phần phụ lục có viết sơ bộ tính hiệu quả kinh tế và
những khuyến cáo.
Năm 2005, trong tuyển tập Quy trình công nghệ sản xuất giống thuỷ sản –
Hà Đức Thắng đã công bố quy trình công nghệ sản xuất giống Tu hài (Lutraria
philippinarum Reeve, 1854). Trong quy trình tác giả có nêu một số đặc tính sinh

học của Tu hài (hình dạng cấu tạo, vị trí phân loại, đặc tính sinh thái). Sự phát
triển của Tu hài (quá trình biến thái, kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo).

7


Năm 2008, trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển công đồng
(MCD) đã hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản tổ hợp tác nuôi trồng
thủy sản bền vững ở Khánh Hòa, với đối tượng lựa chọn là Tu hài.
2.3 Vài nét về đảo Ba Hòn Đầm
2.3.1 Vị trí địa lý đảo Hòn Đầm
Đảo Hòn Đầm nằm trong cụm đảo Bà Lụa, bao gồm có 3 hòn đảo tiếp
giáp với nhau, hình thành nên bãi triều ở giữa. Ba Hòn Đầm là tên gọi chung của
hòn Giếng, hòn Đước và hòn Dương. Lúc thủy triều lên, ba hòn đảo này nằm rời
rạc ở 3 góc, bao quanh là nước biển. Khi thủy triều xuống có thể đi lại giữa ba
hòn.

Hình 1.2 Hình ảnh đảo Ba Hòn
2.3.2 Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Địa hình thiên nhiên gồm phần đảo và các vùng biển quanh đảo nông có
độ sâu chưa đến 10 m. Đa số là cát, đá sỏi.
Dân cư
Dân cư ở đây còn thưa thớt, nhưng lượng khách du lịch tham quan cũng
tương đối lớn. Do cụm đảo bà Lụa nằm trong vùng phát triển du lịch biển của
tỉnh.

8



Khí hậu - Thủy văn
Đảo Hòn Đầm nằm trong vùng vùng ven biển của Kiên Giang, khí hậu
mang tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và còn mang tính chất hải dương,
hàng năm có 2 mùa khí hậu tương phản một cách rõ rệt (mùa khô tháng 11-tháng
4 và mùa mưa tháng 5 – tháng 10) nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ khá cao và ổn
định. Hàng năm có lượng mưa từ 2.400-3000mm tập trung vào mùa mưa trên
90%.

9


Phần 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Đề tài được thực hiện từ tháng 06 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011 tại
Hòn Đầm-Kiên Lương-Kiên Giang.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Tu hài (Lutraria rhynchaena) có kích thước từ 5 – 7 mm.
3.3 Vật liệu nghiên cứu
Dụng cụ, vật liệu nuôi Tu hài: Rổ, giai lưới.
Lưới phiêu sinh, chai nhựa 1 lít, chai nhựa 110ml.
Dụng cụ kiểm tra môi trường: Nhiệt kế, khúc xạ kế, bộ test SERA
(Germany) kiểm tra các chỉ tiêu về môi trường như: pH, KH, NO3-, NO2-,
NH4/NH3, PO4-, TOM…
Các dụng cụ khác như: Cân điện tử, thau, vợt, buồng đếm phiêu sinh
Sedgwick-Rafter cell, buồng đếm Neubauer improved, kính hiển vi, thước kẹp,
thùng trữ lạnh, túi nilon.…
3.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành với 2 nội dung
3.4.1. Nội dung 1

Khảo sát điều kiện tự nhiên và thành phần loài của khu vực bãi triều (Hòn
Đầm –Kiên Lương-Kiên Giang) bao gồm:
Các yếu tố môi trường.
Thành phần và mật độ phiêu sinh thực vật.
Thành phần và mật độ phiêu sinh động vật.
Thành phần và mật độ động vật đáy.

10


Các yếu tố môi trường
Bảng 1.1 Các chỉ tiêu và phương pháp thu các yếu tố môi trường
Chỉ tiêu

Thời gian theo dõi

Phương pháp

Độ trong (cm)

1 lần/tháng

Đỉa Secchi

Nhiệt độ (oC)

1 lần/tháng

Nhiệt kế thủy ngân


pH

1 lần/tháng

Test SERA (Đức)

Độ kiềm (mg CaCO3/L)

1 lần/tháng

Test SERA (Đức)

Độ mặn (‰)

1 lần/tháng

Khúc xạ kế (ATAGO)

TAN (mg/L)

1 lần/tháng

Test SERA (Đức)

NO2- (mg/L)

1 lần/tháng

Test SERA (Đức)


NO3- (mg/L)

1 lần/tháng

Test SERA (Đức)

PO43- (mg/L)

1 lần/tháng

Test SERA (Đức)

TOM (mg/g)

1 lần/tháng

PP nung ở 550 oC

Thành phần và mật độ phiêu sinh thực vật
Phương pháp thu mẫu: Mẫu phiêu sinh thực vật được thu mỗi tháng 1 lần.
Thu mẫu định tính: Dùng lưới phiêu sinh thực vật thu theo hình số 8.
Mẫu được trữ trong chai nhựa 110ml và được cố định bằng Formol 2-4%.
Thu mẫu định lượng: Dùng ca nhựa thu nước ở nhiều điểm khác nhau
trên bãi triều cho vào xô nhựa 20 lít khuấy đều sau đó dùng chai nhựa 1 lít thu
đấy chai và cố định bằng Forml 2-4%.
Phương pháp phân tích mẫu:
Phân tích định tính: Mẫu phân tích được quan sát dưới kính hiển vi. Dựa
vào các đặc điểm hình thái phân loại theo Shirota (1966).
Phân tích mẫu định lượng: Mẫu thực vật nổi được đếm bằng buồng đếm
Neubauer improved. Mẫu được đếm 3 lần, mỗi lần 25 ô nhỏ của buồng đếm

Improved Neubauer, số lượng thực vật nổi được xác định bằng công thức:
n x 10 4
64

N (tb/ml) =

11


Trong đó: n là tổng số tế bào đếm được trong 25 ô, 1/104ml là thể tích của 25 ô
nhỏ.
Thành phần và mật độ phiêu sinh động vật
Phương pháp thu mẫu: Mẫu phiêu sinh động vật được thu mỗi tháng 1 lần.
Thu mẫu định tính: Dùng lưới phiêu sinh kích thước mắt lưới 57µm thu
theo hình số 8. Mẫu được trữ trong chai nhựa 110ml và được cố định bằng
Formol 2-4%.
Thu mẫu định lượng: Dùng xô nhựa 20 lít thu nước ở 5 điểm khác nhau
trên bãi triều, cho qua lưới lọc. Mẫu nước được trữ trong chai nhựa 110ml và
được cố định bằng Forml 2-4%.
Phương pháp phân tích mẫu:
Phân tích định tính: Mẫu phân tích được quan sát dưới kính hiển vi. Dựa
vào các đặc điểm hình thái phân loại theo Shirota (1966).
Phân tích mẫu định lượng: Mẫu động vật nổi được đếm bằng buồng
đếm Sedgewick Rafter. Mẫu được đếm 3 lần, mỗi lần 60 ô ngẫu nhiên, số lượng
động vật nổi được đếm theo nhóm ngành và xác định bằng công thức:

T x 1000 x Vcđ x 1000
X(cá thể/lít) =
A x N x Vmẫu


T: Số cá thể đếm được theo từng nhóm ngành
A: Diện tích một ô đếm (mm2)
N: Số ô đếm
Vcđ: Thể tích cô đặc (ml)
Vmẫu: Thể tích mẫu thu (ml)
Thành phần và mật độ sinh vật đáy (động vật thân mềm có kích thước)
Phương pháp thu mẫu động vật đáy: Dùng khung nhựa hình vuông có
kích thước 0,25 m2. Khung được đặt trên mặt đất ở 12 vị trí khác nhau trên bãi
triều. Dùng len đào xuống độ sâu khoảng 20cm sau đó lọc qua lưới có kích thước
0,5 mm. Mẫu được trữ trong túi nilon, cố định bằng Formol 8%.

12


Phương pháp phân tích mẫu: Phương pháp phân tích mẫu định tính:
Động vật đáy sẽ được định danh dựa vào một số tài liệu của các tác giả như: Bùi
Thị Lạng (1967-1968), Đặng Ngọc Thanh và ctv., (2002), Sammanstallt et al.,
(1974) và Lillie (2003).
Phương pháp phân tích định lượng: Động vật đáy sẽ được đếm và cân
đo theo từng nhóm ngành. Mật độ và sinh lượng động vật đáy được xác định
bằng công thức:
D = X/S
Trong đó:
D: Mật độ cá thể động vật đáy (cá thể/m2)
X: Số lượng cá thể động vật đáy
S: Diện tích thu mẫu
3.4.2. Nội dung 2
Thử nghiệm nuôi Tu hài giống tại bãi triều Hòn Đầm - Kiên Lương - Kiên Giang
theo phương pháp :
1). Nuôi trong rổ cát đặt trên nền cát


ĐẢO HÒN ĐẦM II

Bãi triều thu mẫu yếu tố môi
trường, thành phần Phiêu
sinh thực vật, Phiêu sinh động

Biển

Hệ thống các rổ
nuôi

vật, Động vật đáy

ĐẢO HÒN ĐẦM I

Hình 3.1 Sơ đồ bố trí các phương pháp nuôi Tu hài ở Hòn Đầm

13


Nuôi trong rổ cát đặt trên nền cát
Rổ bố trí Tu hài là rổ nhựa (50 rổ) có nắp đậy, kích cỡ 40cm x 30cm x
30cm, trước khi bố trí Tu hài vào rổ được đổ cát vào khoảng 3/4 rổ sau đó bố trí
Tu hài vào rổ và may miệng rổ lại. Khi bố trí các rổ được đặt trên nền cát và
được sắp liền kề nhau sau đó dùng đá đặt xung quanh. Xác định chiều dài và
trọng lượng ban đầu của Tu hài. Tu hài được bố trí với mật độ 25 con/rổ. Tu hài
được thu mẫu đại diện khoảng 10 rổ (1 tháng/lần) để xác định chiều dài và trọng
lượng sau đó được bố trí trở lại vị trí cũ.
Theo dõi tỷ lệ sống và tăng trưởng của Tu hài

Tốc độ sinh trưởng khối lượng tương đối (%/ngày)
SGRw (%/ngày) =

Ln(W2) – Ln(W1)
× 100
t

Trong đó
W1: Khối lượng đầu
W2: Khối lượng cuối
t : Thời gian nuôi (ngày)
Tốc độ sinh trưởng chiều dài tương đối (%/ngày)
SGRL(%/ngày) =

Ln (L2) – Ln(L1)
t

× 100

Trong đó
L1 : Chiều dài đầu
L2 : Chiều dài cuối
t

: Thời gian nuôi (ngày)

Tốc độ sinh trưởng theo khối lượng, chiều dài được xác định 1 tháng/lần
Tỷ lệ sống được xác định 1 tháng/lần theo công thức

TLS (%) 


T2
x100
T1

Trong đó:
T1: tổng số Tu hài trong rổ ở thời điểm kiểm tra lần trước (con)
T2: tổng số Tu hài trong rổ ở thời điểm kiểm tra lần sau (con)

14


3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel 2003 để tính giá trị trung bình,
độ lệch chuẩn và vẽ đồ thị, phần mềm SPSS 13.0 dùng để so sánh thống kê các
giá trị trung bình giữa các hình thức nuôi bằng phương pháp ANOVA.

15


Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Biến động các yếu tố môi trường, thành phần loài và mật độ phiêu sinh
thực vật, phiêu sinh động vật và động vật đáy tại địa điểm thu mẫu
4.1.1 Biến động của các yếu tố môi trường qua các tháng nuôi
Độ trong (cm)
Độ trong trung bình qua các tháng biến động từ 70-100 cm, giá trị độ
trong cao nhất đạt 100 cm và thấp nhất là 70 cm. Độ trong có khuynh hướng
giảm dần vào tháng 6-8 do trong thời gian này là mùa mưa bão biển động rất
mạnh. Trung bình độ trong tại địa điểm thu mẫu tương đối cao (88cm). Theo

Trương Quốc Phú (2006) độ trong > 60cm, độ trong và mật độ sinh vật phù du
cũng có mối liên quan với nhau, độ trong càng cao thì mật độ phiêu sinh càng
thấp. Như vậy, độ trong tại khu vực Hòn Đầm cao hơn ngưỡng cho phép.
120

Độ trong (cm)

100
100

90
80

80

80

80
70

60

40
6/2011

7

8

9


10

11/2011

Tháng

Hình 4.1 Biến động độ trong qua các tháng (cm)
Nhiệt độ (oC)
Nhiêt độ trong thời gian khảo sát dao động từ 27 đến 29oC, chênh lệch
nhiệt độ giữa các tháng là không đáng kể trung bình 27,5 ± 1,2 oC. Giá trị nhiệt
độ giữa các tháng trong năm không có sự chênh lệch lớn do ở khu vực ven biển
chịu tác động của sóng gió nên có sự xáo trộn trong cột nước. Ở tháng 11 nhiệt
độ tại khu vực thu mẫu là 29oC trong khi nhiệt độ ở tháng 7 là 26oC, nguyên
nhân gây ra sự chênh lệch này là do tại thời điểm thu mẫu có trời mưa và thời
gian thu mẫu trong ngày không có sự đồng nhất. Mỗi loài động vật khác nhau thì
khả năng thích ứng với sự biến đổi nhiệt độ khác nhau. Khoảng nhiệt độ lý tưởng
16


cho các loài động vật là 26-30oC theo Boyd (1990). Theo Trần Trung Thành,
(2009) Tu hài là loài ưa sống ở vùng có nhiệt độ từ 18-33 oC. Như vậy nhiệt độ
trong thời gian theo dõi thích hợp cho sự sinh trưởng của Tu hài (Lutraria
rhynchaena).

Nhiệt độ (oC)

35

30


29
27

26

27

29
27

25

20
6/2011

7

8

9

10

11/2011

Tháng

Hình 4.2 Biến động nhiệt độ qua các tháng (oC)
Độ mặn (‰)

Độ mặn qua các tháng có sự biến động không lớn trung bình 25,5 ± 4,1‰.
Độ mặn tại khu vực thu mẫu qua các tháng dao động trong khoảng 19 - 31‰.
Nhìn chung độ mặn tăng dần từ tháng 6 - 9 do thời tiết đây là khoảng thời gian
chuyển mùa nên lượng mưa còn ít. Độ mặn thấp nhất vào tháng 10 với 19‰
(Hình 4.3), độ mặn biến động theo khuynh hướng giãm thấp vào mùa mưa, đây
là thời điểm mùa mưa kết hợp với nước lũ từ trong đất liền đổ ra làm cho độ mặn
ở khu vực thu mẫu giảm thấp, sự biến động này cũng ảnh hưởng đến đời sống
của hệ sinh vật thủy sản. Theo Trương Quốc Phú, 2006. Độ mặn trong các thủy
vực vùng sinh thái nước lợ rất không ổn định, luôn luôn thay đổi thay theo mùa,
mùa mưa giảm và tăng dần trong mùa khô.

17


35
31

Độ mặn ( ‰ )

30

28
26

26

25

23
19


20

15
6/2011

7

8

Th áng

9

10

11/2011

Hình 4.3 Biến động độ mặn qua các tháng (‰)
pH
Nhìn chung pH giữa các tháng nuôi có sự biến đổi trung bình 8,0 ± 0,4.
Cao nhất là 8,5 vào tháng 7, thấp nhất 7,5 vào tháng 9. Theo Trương Quốc Phú
2006, khoảng pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6.5-9. Khoảng pH này cũng
thích hợp cho Tu hài 7.5-8.5 theo Trần Trung Thành, 2008.
9
8,5
8,5

8,3


8,2

8

pH

7,7
7,5

7,6

7,5
7
6,5
6/2011

7

8

9

10

11/2011

Tháng

Hình 4.4 Biến động pH qua các tháng
Độ kiềm (mg CaCO3/L)

Độ kiềm qua các tháng thu mẩu biến động tương đối trong khoảng từ 92126 mg CaCO3/L, cao nhất vào tháng 6 và thấp nhất vào tháng 9, sự biến động
này phụ thuộc vào độ mặn và sự phát triển của tảo (Trương Quốc Phú et al.,
2006). Chanratchakool et al. (2003) cho rằng độ kiềm lý tưởng cho sự tăng
trưởng và phát triển của động vật thủy sản là 80-120 mg/L. Đối với động vật thân
mềm độ kiềm rất cần thiết cho quá trình hình thành và tăng trưởng của vỏ, Thủy

18


động vật phát triển bình thường trong một khoảng rộng về độ kiềm (Lê Văn Cát,
2006). Nhìn chung độ kiềm trong thời gian khảo sát phù hợp với sự phát triển
của thủy sinh vật.

Độ kiềm (mgCaCO3/L)

140
130

126

124

120
116
110
104
100

96


92

90
80
6/2011

7

8

9

10

11/2011

Tháng

Hình 4.5 Biến động độ kiềm qua các tháng (mg CaCO3/L)
Hàm lượng NO 2- (mg/L)
Hàm lượng NO2- qua các tháng không có sự dao động nhiều (0,02 – 0,1
mg/L). Theo Boyd (1998), NO2- có tác dụng gây độc cho tôm cá khi nồng độ lớn
hơn 2 mg/L. Hàm lượng NO2- thường tăng vào các tháng đầu và giảm dần vào
các tháng cuối trong đợt khảo sát (Hình 4.6). Sự biến động này là do các nhân tố
ảnh hưởng đến hàm lượng nitrite: oxy hòa tan, độ mặn và nhiều yếu tố khác.
Hàm lượng NO2- tại thủy vực khảo sát qua các tháng khảo sát đều nhỏ hơn 2
mg/L nên chưa có ảnh hưởng đáng kể đến đời sống thủy sinh vật.

Hàm lượng NO2 (mg/L)


0,12
0,10

0,1

0,08
0,06

0,06
0,05
0,03

0,04
0,02
0,02

0,02

0,00
6/2011

7

8

9

10

11/2011


Tháng

Hình 4.6 Biến động hàm lượng NO2- qua các tháng (mg/L)

19


×