TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG
************
TIỂU LUẬN
THOÁI HÓA VÀ PHỤC HỒI ĐẤT
Đề tài:
”Sự mặn hóa ở đồng bằng sông Cửu Long”
Giáo viên hướng dẫn
Lớp
Địa điểm học
: PGS.TS Nguyễn Hữu Thành
: K54 – MTC
: B201 – T123 – Thứ 5
Hà Nội – 2011
1
Danh sách thành viên nhóm.
Họ tên
Hoàng Minh Hằng
Trịnh Thị Thu Huyền
Bùi Văn Khiêm
Lê Xuân Quế
Lê Thị Quyên
Trần Thu Thảo
Nguyễn Hồng Thoa
Lê Khanh Tuấn
Trần Thanh Tùng
MSV
542221
542230
542233
542256
542257
542267
542268
542280
542282
2
Lớp
MTCK54
MTCK54
MTCK54
MTCK54
MTCK54
MTCK54
MTCK54
MTCK54
MTCK54
MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề……………………………………………………………………….4
II. Nội dung
1. Giới thiệu về đồng bằng sông Cửu Long…………………………………..5
2. Vấn đề nhiễm mặn…………………………………………………………..5
2.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại và tác hại của đât nhiễm mặn…….5
2.1.1. Khái niệm……………………………………………………….…
5
2.1.2. Đặc điểm……………………………………………………….….6
2.1.3. Phân loại……………………………………………………….
….6
2.1.4. Tác hại…………………………………………………………….7
2.2. Hiện trạng……………………………………………………………...8
2.2.1. Toàn quốc…………………………………………………….…...8
2.2.2. Tại ĐBSCL…………………………………………....................10
2.3. Nguyên nhân………………………………………………………….14
2.3.1.
Nguyên nhân tự
nhiên……………………………………….15
2.3.2. Do tác động của con người……………………………………..21
2.4. Ảnh hưởng…………………………………………………………....23
2.4.1. Ảnh hưởng đến nguồn nước…………………………………....24
2.4.2. Ảnh hưởng đến trồng trọt……………………………………….25
2.4.3. Ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh……………………….….27
2.5. Biện pháp cải tạo………………………………………………….….29
2.5.1. Biện pháp cơ học………………………………………………..29
2.5.2. Biện pháp hóa học…………………………………………..…..29
2.5.3. Biện pháp sinh học………………………………………….…..31
3
2.5.4. Biện pháp thủy lợi………………………………………………32
III. KẾT LUẬN……………………………………………………………...…..39
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….40
I.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỷ lệ thoái hóa đất trên thế giới ngày một tăng cao, cùng với hiện tượng xói
mòn, úng nước, sa mạc hóa…thì sự mặn hóa đang trở thành vấn đề đáng lo ngại
với các quốc gia có lãnh thổ gần biển, trong đó có Viêt Nam. Sở dĩ sự mặn hóa
đang đươc quan tâm bởi mặn hóa đã và đang góp phần rất lớn vào việc làm giảm
diện tích đất sử dụng, đặc biệt là đất cho sản xuất lương thực, lượng đất bị nhiễm
mặn ngày càng tăng lên đồng nghiã với việc diện tích đất sử dụng cho sản xuất
ngày càng thu hẹp dần kéo theo nhiều hậu quả đáng lo ngại, và xử lý đất bị mặn thì
tương đối khó.
Việt Nam là môt trong các nước đi đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới. Một
trong những vực lúa lớn của nước ta phải kể đến đó Đồng bằng sông Cửu Long, là
nơi cung cấp một sản lượng rất lớn vào tổng sản lượng lương thực của cả nước,
không những thế nơi đây nổi tiếng với rừng sú, rừng vẹt,...thu hút khá nhiều khách
tham quan. Có được vị thế đó là do ở đây sở hữu một loại đất đặc biệt đó là đất phù
sa mặn. Loại đất này chiếm một phần của khu vưc này và nằm tiếp giáp với ven
biển, tuy nhiên những năm gần đây tỉ lệ đất này ngày càng tăng cao và lấn sâu vào
nội địa do hiện tượng nhiếm mặn ngày càng phát triển, từ đó chiếm dần diện tích
của đất trồng lúa và hoa màu, không những thế độ mặn trong đất tăng gây rất nhiều
khó khăn cho công tác nông nghiệp, đặc biệt là trong việc cải tạo đất nên ảnh
hưởng rất lớn đến sản lượng lương thực của vùng cũng như cả nước.
Trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước, vấn đề lương thực
thực phẩm luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu, và việc suy giảm diện tích đất
dùng cho nông nghiệp ở khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long do mặn hóa thật sự là
một vấn đề quan trọng cần đươc quan tâm, để từ đó tìm ra giải pháp hiệu quả để
4
giảm thiểu quá trình mặn hóa tại khu vực này. Vì thế nhóm chúng tôi quyết định
tiến hành đề tài nghiên cứu “Sự mặn hóa ở Đồng Bằng sông Cửu Long”.
5
II. NỘI DUNG
1. Giới thiệu về đồng bằng sông Cửu Long
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 12 tỉnh và 1 thành phố trực
thuộc trung ương: Thành phố Cần Thơ, An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau,
Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh,
Vĩnh Long.
- Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, vùng Đồng bằng sông Cửu
Long có dân số là 17.178.871 người, diện tích 39.734km².
- Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có
vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây
Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.
2. Vấn đề nhiễm mặn
2.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại và tác hại của đât nhiễm mặn
2.1.1. Khái niệm
Đất mặn là loại đất có chứa nhiều cation Na + hấp phụ trên bề mặt keo đất và
trong dung dịch đất.
6
2.1.2. Đặc điểm
- Đặc trưng phẫu diện: 4 lớp
+ A(0 - 15cm) màu xám nâu ẩm, thịt pha sét, cấu trúc cục trung bình, ít lỗ
hổng, dẻo hơi chặt, có vết vàng nhỏ lẫn ít rễ cây, chuyển lớp từ từ.
+ AC(15 - 60cm) màu nâu ẩm thịt pha sét, rất ít lỗ hổng, chặt, cấu trúc
không rõ, chuyển lớp từ từ.
+ B(60 - 97cm) màu nâu hơi xám, ướt, sét pha limon, rất ít lỗ hổng, chặt, có
vết glây yếu, chuyển lớp rõ.
+ C(97 - 160cm) màu nâu đen, ướt, thịt pha sét, glây yếu, dẻo, chặt.
- Thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao tới 50 – 60%.
- Đất bí chặt, thấm nước kém. Khi khô: đất co lại, nứt nẻ, rắn chắc. Khi ướt:
đất dẻo, dính.
- Vùng rễ cây hoạt động kém, đất khó làm.
- Có chứa nhiều muối hòa tan.
- Đất kiềm hoặc trung tính.
- Hoạt động của VSV yếu.
2.1.3. Phân loại
Hiện nay nhóm đất mặn được chia làm 3 đơn vị đất: Đất mặn sú vẹt đước,
Đất mặn nhiều, Đất mặn trung bình và ít. Trong số này diện tích đất mặn nhiều và
ít chiếm tỷ lệ cao nhất: 75%.
2.1.3.1. Đất mặn sú vẹt đước:
- Có diện tích khoảng 105.318ha, chiếm 0,34% diện tích đất tự nhiên toàn
quốc và 10,63% diện tích của nhóm đất mặn.
- Loại đất này có phản ứng trung tính và kiềm yếu, hữu cơ, các nguyên tố
dinh dưỡng có hàm lượng trung bình và khá. Tỷ lệ Mg² + tương đương Ca²+. Tổng
số muối tan lớn hơn 1% và Cl ־lớn hơn 0,25%.
7
- Đất mặn sú vẹt đước ở dạng chưa thuần thục, tầng mặt thường dở, đất dở
nước đang trong quá trình bồi lắng, dạng bùn lỏng lầy ngập; bão hòa NaCl, glây
mạnh. Trong khi đó ở miền Bắc có thành phần cơ giới trung bình và nặng ở Nam
Bộ.
2.1.3.2. Đất mặn nhiều:
- Có diện tích khoảng 133.288ha, chiếm 0,42% diện tích đất tự nhiên cả
nước và 15,0% diện tích đất mặn.
- Thường có Clˉ lớn hơn 0,25%, tổng số muối tan lớn hơn 1%; về mùa mưa
các trị số trên thường hạ thấp hơn; tỷ lệ Ca² +/Mg²+ < 1. Đất mặn nhiều thường chứa
các chất dinh dưỡng trung bình đến khá.
- Thành phần cơ giới từ sét đến limon hay thịt pha sét. Trong khi đất mặn ở
Nam Bộ thường có thành phần cơ giới nặng hơn và sâu hơn. Đất mặn ở Miền Bắc
thường có thành phần cơ giới trung bình và có nền cát hay cát pha ở độ sâu chưa
đến 100cm, và ở độ sâu khoảng 50 - 80cm thường gặp lớp cát xám xanh có xác vỏ
xò, ốc biển.
2.1.3.3. Đất mặn trung bình và ít:
- Có diện tích khoảng 732.584ha, chiếm 2,4% diện tích đất tự nhiên toàn
quốc và khoảng 75,0% diện tích của nhóm đất mặn.
- Mức độ Cl- nhỏ hơn 0,25% và EC < 4ms/cm, đất có phản ứng trung tính,
xuống sâu pH có tăng lên do nồng độ muối cao hơn. Tỷ lệ Ca 2+/Mg2+ < 1; hàm
lượng mùn và đạm trung bình, lân trung bình và nghèo.
2.1.4. Tác hại
Sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào
hàm lượng và nồng độ của các loại muối, các chất dinh dưỡng cũng như nhiệt độ
và áp suất thẩm thấu trong đất. Khi nồng độ muối tan trên 0,2% và nồng độ Cl - trên
0,05% thì cây lúa bị ảnh hưởng sinh lí. Còn khi nồng độ Cl - trên 0,1% thì cây trồng
bị ức chế sinh trưởng có thể dẫn đến chết. Hàm lượng nhôm di động Al 3+ trên 6
8
mg/100g đất thì lúa cũng bị chết vì đất quá chua. Do đất bị nhiễm mặn, tức là chứa
một lượng hàm lượng muối Na cao trong đất nên áp suất thẩm thấu của dung dịch
đất cao gây cản trở sự hấp thu nước và dinh dưỡng của cây trồng. Không những thế
lượng muối natri này cũng là nguyên nhân gây ra sự phá hủy cấu trúc của đất, đất
dễ bị nén nên sự phát triển và xuyên thấu của rễ bị giảm, giảm tính thấm nước và
thoát nước, thiếu sự thoáng khí cho vùng rễ làm cho rễ kém phát triển, cản trở sự
hấp thu các nguyên tố dinh dưỡng khác của cây trồng, gây rối loạn sự chuyển hoá
chất dinh dưỡng và tổng hợp protein.
- Chứa nhiều ion gây độc cho cây trồng như Bo, HCO3-, Cl-, SO42-....
- Một số ion ở nồng độ thấp không độc nhưng ở nồng độ cao lại gây độc.
Các ion này cạnh tranh với chất dinh dưỡng làm cho rễ khó hút chất dinh dưỡng.
Thành phần các muối trong đất mặn phổ biến là NaCl, Na 2SO3, Na2SO4, Na2CO3,
MgCl2, MgSO4 các muối này ở nồng độ cao đều gây độc cho cây.
=> giảm năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm.
2.2. Hiện trạng
2.2.1. Toàn quốc
Đất Việt Nam có diện tích là 33.168.855 ha, đứng thứ 59 trong hơn 200
nước trên thế giới. Theo Lê Văn Khoa, đất bằng ở Việt Nam có khoảng hơn 7 triệu
ha, đất dốc hơn 25 triệu ha. Hơn 50% diện tích đất đồng bằng và gần 70% diện tích
đất đồi núi là đất có vấn đề, đất xấu và có độ phì nhiêu thấp, trong đó đất bạc màu
gần 3 triệu ha, đất trơ sỏi đá 5,76 triệu ha, đất mặn 0,91 triệu ha, đất dốc trên 25 0
gần 12,4 triệu ha.
Theo mục đích sử dụng năm 2000, đất nông nghiệp 9,35 triệu ha, lâm nghiệp
11,58 triệu ha, đất chưa sử dụng 10 triệu ha (30,45%), chuyên dùng 1,5 triệu ha.
Đất tiềm năng nông nghiệp hiện còn khoảng 4 triệu ha. Bình quân đất tự nhiên ở
Việt Nam là 0,6 ha/người. Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp và giảm
rất nhanh theo thời gian: năm 1940 có 0,2 ha, năm 1995 là 0,095 ha. Đây là một
9
hạn chế rất lớn cho sự phát triển. Đầu tư và hiệu quả khai thác tài nguyên đất ở
Việt Nam chưa cao, thể hiện ở tỷ lệ đất thuỷ lợi hoá thấp, hiệu quả dùng đất thấp,
chỉ đạt 1,6vụ/năm, năng suất cây trồng thấp, riêng năng suất lúa, cà phê và ngô đã
đạt mức trung bình thế giới.
- Suy thoái tài nguyên đất Việt Nam bao gồm nhiều vấn đề và do nhiều quá
trình tự nhiên xã hội khác nhau đồng thời tác động. Những quá trình thoái hoá đất
nghiêm trọng ở Việt Nam là:
+ Xói mòn rửa trôi, bạc màu do mất rừng, mưa lớn, canh tác không hợp
lý, chăn thả quá mức. Theo Trần Văn Ý – Nguyễn Quang Mỹ (1999): hơn 60%
lãnh thổ Việt Nam chịu ảnh hưởng của xói mòn tiềm năng ở mức trên
50tấn/ha/năm.
+ Chua hoá, mặn hoá, phèn hoá, hoang mạc hoá, cát bay, đá lộ đầu, mất
cân bằng dinh dưỡng,... Tỷ lệ bón phân N : P 2O5 : K2O trung bình trên thế giới là
100 : 33 : 17, còn ở Việt Nam là 100 : 29 : 7, thiếu lân và kali nghiêm trọng. Năm
2010, Việt Nam đang phấn đấu để đất nông nghiệp có diện tích 10 triệu ha, trong
đó có 4,2 - 4,3 triệu ha lúa; 2,8 - 3 triệu ha cây lâu năm; 0,7 triệu ha mặt nước nuôi
trồng thuỷ sản, đảm bảo cung ứng 48 - 55 triệu tấn lương thực cả màu. Đất lâm
nghiệp có diện tích 18,6 triệu ha (50% độ che phủ) trong đó có 6 triệu ha rừng
phòng hộ, 3 triệu ha rừng đặc dụng, 9,7 triệu ha rừng sản xuất. Cảnh quan tự nhiên
(chủ yếu là sông, suối, núi đá,...) có 1,7 triệu ha.
Tính trên toàn quốc diện tích đất mặn chiếm 1.272.255 ha (18% diện tích đất
canh tác), trong đó có 825.255 ha mặn vào mùa khô và 446.991 ha mặn thường
xuyên không sử dụng được trong nông nghiệp.
2.2.2. Tại ĐBSCL
Chiếm diện tích đất mặn nhiều nhất cả nước 971.190 ha riêng ở các tỉnh
Tiền Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang (100.000 ha) với diện tích
754.000 ha (chiếm 19% diện tích đất mặn cả nước). ĐBSCL có 3 dạng đất mặn là:
10
đất mặn sú vẹt đước (105.318 ha); đất mặn nhiều (133.288 ha); đất mặn trung bình
và ít (732.584 ha). Những vùng trồng 2 vụ lúa Đông xuân và Hè thu là các vùng
đất phù sa ven biển ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà
Vinh và Kiên Giang thường bị nhiễm mặn vào mùa khô từ tháng 2 – 5. Và diện
tích ngập mặn hiện nay thì ngày một tăng cao hơn so với những năm trước.
\
Hàng nghìn hộ dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đang thiếu
nước sinh hoạt do tình trạng xâm nhập mặn ngày càng tăng cao, từ đầu tháng
2/2010 đến nay. Tình trạng xâm nhập mặn cũng đã đe dọa đến hàng trăm nghìn ha
lúa, hoa màu.
Theo Chi cục Thủy lợi Hậu Giang, từ giữa tháng 2, nước mặn đã xâm
nhập vào các xã Lương Nghĩa, Lương Tâm, Vĩnh Viễn A và một phần của xã Xà
Phiên (huyện Long Mỹ) và các xã Tân Tiến, Hỏa Tiến và Hỏa Lựu (thị xã Vị
Thanh, tỉnh Hậu Giang), với nồng độ mặn từ 2,6 - 7‰. Dự báo trong những ngày
tới, khi gặp triều cường, nước mặn sẽ xâm nhập sâu hơn ước mặn sẽ xâm nhập sâu
11
hơn vào nội ô thị xã Vị Thanh với nồng độ mặn có thể lên tới từ 6 đến 8‰. Trong
khi đó, tại Tiền Giang, nước mặn đã xâm nhập vào đất liền trên 30 km.
Kinh Xáng Xà No, thị xã Vị Thanh, tỉnh
Hậu Giang đang bị nước mặn lấn sâu.
Ảnh: S.Q
Thiếu nước ngọt, nhiều khu vực ở Hậu
Giang bị khô hạn.
Ảnh: S.Q
Tại tỉnh Bến Tre, nước mặn đã xâm nhập sâu vào đất liền gần 30 km. Điều
đáng lo nhất ở tỉnh này là tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt đang xảy ra trên
diện rộng ở các xã ven biển như Thạnh Phước, Thừa Đức, Thới Thuận (huyện
Bình Đại). Đã có trên 10.000 hộ dân đã phải đi đổi nước ngọt với giá 2.000 đồng/
40 lít về sử dụng. Dự báo từ nay đến tháng 5/2010 tình hình xâm nhập mặn và
thiếu nước ngọt ở Bến Tre sẽ trầm trọng hơn.
Những ngày cuối tháng 3 - 2011, các tỉnh ven biển trong vùng ĐBSCL như
Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đã bị
mặn tấn công. Năm nay, mức độ mặn ngày càng khốc liệt hơn và phạm vi ngày
càng rộng ra. Dự báo của Viện Lúa ĐBSCL cũng cho thấy, các tiểu vùng trong khu
vực như bán đảo Cà Mau, Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu
đều bị ảnh hưởng hạn, mặn. Khoảng 500.000 ha lúa ở ĐBSCL đứng trước nguy cơ
thiếu nước tưới trong vụ Đông Xuân 2010 – 2011 và hơn 100.000 ha lúa có nguy
cơ bị nước mặn xâm nhập nặng nề, chủ yếu ở các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc
12
Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Bến Tre và Hậu Giang. 3 huyện Trà Cú, Cầu Ngang
và Châu Thành, tỉnh Trà Vinh có khoảng 4.000 ha lúa đứng trước nguy cơ bị thiệt
hại 30 - 70% do khô hạn và mặn xâm nhập. Hiện tại, tỉnh Kiên Giang nước mặn đã
xâm nhập vào trong đất liền vài chục cây số theo các con sông nối ra biển. Đặc biệt
là nông dân vùng bán đảo Cà Mau (tỉnh Kiên Giang) đang đối mặt với tình trạng
xâm nhập mặn ngay từ đầu vụ. Các tỉnh ven biển như Tiền Giang, Bến Tre, Trà
Vinh, Cà Mau đã chỉ đạo đóng các cống ngăn mặn từ những ngày đầu năm 2011.
Năm ngoái, tỉnh Hậu Giang tuy cách xa cửa biển đến hơn 50 km nhưng mới đầu
tháng 3 - 2010, nước mặn đã theo dòng kênh xáng Xà No lấn sâu đến thành phố Vị
Thanh làm nhà máy nước phải tạm đóng cửa và phải khẩn trương xây dựng đường
ống dẫn nước từ huyện Châu Thành A (cách Vị Thanh 15 km) để dẫn nước ngọt về
phục vụ cho hơn 200.000 dân thành phố Vị Thanh. Năm nay, nước mặn lại tiếp tục
tấn công Hậu Giang đang đe dọa gần 20.000ha lúa và hoa màu ở các huyện Long
Mỹ và thành phố Vị Thanh. Nước mặn đã vượt khỏi thành phố Vị Thanh. Tỉnh đã
chỉ đạo đóng 74 đập thời vụ của năm 2010 và đắp 95 đập mới để ngăn mặn và trữ
nước ngọt cho đất sản xuất nông nghiệp. Tại Tiền Giang, từ ngày 10-2-2011, tỉnh
đã chỉ đạo các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Chợ Gạo cùng với ngành
nông nghiệp khẩn trương triển khai các giải pháp phòng chống hạn, mặn, bảo vệ
sản xuất và ổn định đời sống nhân dân và bảo vệ vụ lúa Đông Xuân đang chín rộ.
Năm 2009 xâm nhập mặn đã đến thị trấn Thạnh An, TP Cần Thơ (cách biển hơn
40km), trong khi năm trước đó mặn chỉ “với” tới huyện Mông Thọ, tỉnh Kiên
Giang cách biển chừng 10km.
Một số khu vực của tỉnh An Giang và thị xã Vị Thanh (Hậu Giang) cũng bị
mặn xâm nhập với độ mặn cao nhất là 7‰, không thể bơm nước phục vụ trồng
trọt. Theo ông Vinh, những năm gần đây một số tỉnh phía tây bị ảnh hưởng xâm
nhập mặn nhiều là do gió tây mạnh hơn cộng với lượng nước trên sông Mê Kông
giảm, không đủ nước đẩy mặn ra biển.
13
Đất ĐBSCL rất dễ bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Tại các khu vực như: Tứ
giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, Bán đảo Cà Mau diện tích đất nhiễm phèn
chiếm một phần rất đáng kể. Mực nước biển dâng đưa mặn vào sông ngòi, đồng
ruộng. Mức độ mặn hóa của đất tăng lên, phèn tầng mặt giảm do quá trình nước ém
phèn xuống tầng sâu. Khi mực nước trên kênh mương, đồng ruộng giảm xuống,
tình trạng khô hạn bắt đầu thì quá trình mặn hóa và đặc biệt là phèn hóa bốc lên
tầng mặt rất mạnh mẽ. Quá trình mặn hóa và phèn hóa có khi cùng tồn tại có khi
chống nhau tạo ra loại đất vừa có tính mặn vừa có tính phèn. Tình trạng này làm
cho đất bị chua hóa và mất khả năng canh tác.
Với đất phù sa trung tính sông Tiền, sông Hậu, đất xám trên cồn phù sa cổ
vốn đã bị thoái hóa do quá lạm dụng phân vô cơ, thì nay hiện tượng khô hạn, rửa
trôi do mưa tăng làm tình trạng thoái hóa đất càng trở nên trầm trọng. Nước biển
dâng khiến diện tích bị xâm thực mặn tăng. Nhiệt độ nóng lên làm quá trình bay
hơi diễn ra mạnh hơn, đất bị mất nước trở nên khô cằn, các quá trình chuyển hóa
trong đất khó xảy ra. Nghiêm trọng hơn có rất nhìêu dự án sẽ xây đập chặn dòng
sông Mê Kông trên thương nguồn làm cho nước ở thượng nguồn đổ về hạ du ngày
càng ít hơn, nhất là trong mùa nắng, làm cho nước mặn xâm nhập ngày càng sâu
hơn vào trong nội đồng. Nhiệt độ tăng làm các hợp chất chứa nhôm trong đất
(pyrite và jarosite) sẽ phóng thích các ion nhôm. Các ion này sẽ gây độc cho cây.
Đất bị phèn hóa nhanh chóng.
- ĐBSCL sẽ là vùng bị ảnh hưởng mạnh nhất, nước biển dâng cao hơn sẽ
làm cho nhiều vùng đồng bằng nước ngọt hiện nay trở thành vùng nước lợ, làm
thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy và gây áp lực đến 90% diện tích ngập nước. Vì
theo dự báo, trong vài chục năm tới, ĐBSCL nước biển sẽ dâng cao làm ngập lụt
phần lớn ĐBSCL vốn đã bị ngập lụt hàng năm, dẫn đến mất nhiều đất nông nghiệp.
Sẽ có từ 15.000 – 20.000 km2 đất thấp ven biển bị ngập hoàn toàn. Lưu lượng nước
sông Mê Kông giảm từ 2 – 24% trong mùa khô, tăng từ 7 - 15% vào mùa lũ. Hạn
14
hán sẽ xuất hiện nhiều hơn. Nước lũ sẽ cao hơn tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp,
Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, TP Cần Thơ, Hậu Giang, thời gian
ngập lũ tại đây sẽ kéo dài hơn hiện nay. Việc tiêu thoát nước mùa mưa lũ cũng khó
khăn.
- Suy giảm tài nguyên nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông
nghiệp, nghề cá. Quá trình xâm nhập mặn vào nội đồng sẽ sâu hơn, tập trung tại
các tỉnh ven biển gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền
Giang, Long An và nước ngọt sẽ khan hiếm.
2.3. Nguyên nhân
- Ở Đồng bằng sông Cửu Long mặn hóa đang diễn ra mạnh. Mặn ở đồng
bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào 3 yếu tố đó là lưu lượng thượng nguồn, lượng
nước tích lũy từ mùa lũ năm trước và lượng mưa tại đồng bằng, sử dụng nước, đặc
biệt là nước cho sản xuất nông nghiệp. Yếu tố sử dụng nước quan trọng nhưng diễn
biến từ từ, khó có đột biến hàng năm. Vì thế lưu lượng thượng nguồn và lượng
nước tích lũy từ mùa lũ năm trước, lượng mưa tại đồng bằng là hai yếu tố quyết
định đến độ dao động lệch trung bình của xâm nhập mặn hàng năm tại khu vực
này. Trên vùng đồng bằng sông Cửu Long, mặn hóa đang diễn ra mạnh ở nhiều
vùng, mỗi vùng có một đặc điểm riêng. Ví dụ trên dòng Mê Kông phụ thuộc
thượng lưu chảy về. Trên hệ thống sông Vàm Cỏ phụ thuộc sự bổ sung lưu lượng
từ các nguồn khác nhau (Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông) và việc lấy nước của khu
vực ven sông. Vùng bán đảo Cà Mau phụ thuộc chế độ mưa nội vùng và sự tiếp
ngọt từ kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp....Mặc dù sự mặn hóa ở từng vùng thuộc khu
vực Đồng Bằng sông Cửu Long diễn ra khác nhau, mức độ ảnh hưởng khác nhau,
và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân
nhiễm mặn ở vùng ven sông chủ yếu do hạn, nước biển xâm nhập vào các dòng
sông, trong khi đó nhiễm mặn ở vùng cát ven biển là do bão, thủy triều và nước
biển dâng theo các khe suối. Cụ thể như sau:
15
2.3.1. Nguyên nhân tự nhiên
2.3.1.1. Do thủy triều:
Thủy triều là hiện tượng nước biển dâng lên do tác động của mặt Trăng, mặt
Trời và các yếu tố khí hậu khác trong đó tác động của mặt Trăng và mặt Trời là
yếu tố chính. Vì vậy thủy triều ở biển lên xuống thường xuyên theo thời gian có
tính chu kỳ ngày đêm, nửa tháng, một tháng, một năm và nhiều năm ….
Chế độ ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long chịu sự chi phối cao của chế
độ bán nhật triều trên biển Đông và chế độ nhật triều trên biển Tây vịnh Thái Lan,
tập trung ở các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng,…
Nguồn xâm nhập mặn vào lãnh thổ Long An chủ yếu từ biển Đông qua cửa
sông Soài Rạp do chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều có biên độ lớn từ 3,5 3,9m. Thủy triều có ảnh hưởng rất đáng kể đến mực nước sông và kênh trong vùng
ven biển và cả những nhánh chính của sông Mê Kông ngược về phía Campuchia.
Do chế độ bán nhật triều không đều ở biển Đông, nên việc truyền mặn từ các vùng
biển này vào các cửa sông cũng theo nhịp điệu của quá trình triều: tại một vị trí cố
định, trong ngày thường có 2 đỉnh mặn và 2 chân mặn, thường thì quá trình mặn
chậm hơn quá trình mực nước khoảng 1 - 2 giờ, độ mặn cũng giảm dần từ cửa sông
vào sâu trong nội địa.
Bờ biển phía Tây từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên dài 250 km. Khu vực này chịu
chi phối bởi thủy triều với chế độ triều nhật triều không đều của vùng biển vịnh Thái
Lan. Triều phía Tây tiến vào đất liền qua các sông tự nhiên như sông Bảy Háp, sông
Ông Đốc, sông Cái Lớn, sông Cái Bé... và một số kênh đào. Biên độ trung bình triều
phía Tây nhỏ hơn 1 m, tối đa không quá 1,1 - 1,2 m, trung bình khoảng 0,7 - 0,8 m,
đồng thời chênh lệch giữa các vùng về biên độ ít, song tính chất thủy triều lại có một
số điểm khác nhau về cơ bản ở một số vùng. Như khu vực Rạch Giá thuộc chế độ
thủy triều hỗn hợp, nhưng nghiêng về bán nhật triều, với số ngày trong tháng có 2 lần
triều lên và 2 lần triều xuống (tức là chịu ảnh hưởng chế độ nhật triều không đều thiên
16
về bán nhật triều). Từ Rạch Giá đi về phía Hà Tiên thì triều hỗn hợp lại thiên về nhật
triều, với số ngày trong tháng có 1 lần dao động triều chiếm ưu thế.
Khi thủy triều lên cao quá mức với cường độ mạnh, nước mặn sẽ tràn đê
xâm nhập vào đất liền, nước ngọt không đủ lực để đẩy nước biển khi thủy triều
mạnh. Khi đó nước biển sẽ theo các mao mạch, đường nứt trong đất thấm sâu vào
nội địa. Đồng bằng sông Cửu Long có một hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng
chịt, ăn thông ra biển, nên khi thủy triều lên thì nước biển sẽ ăn sâu vào các nhánh
sông, rạch của hệ thống sông ngòi đó, làm nhiễm mặn ở nội địa. Mức độ mặn hóa
của đất tăng lên, phèn tầng mặt giảm do quá trình nước ép phèn xuống tầng sâu.
Khi mực nước trên kênh mương, đồng ruộng giảm xuống, tình trạng khô hạn bắt
đầu thì quá trình mặn hóa bốc lên tầng mặt rất mạnh mẽ. Điều đáng nói là đất mặn
bị ngập thủy triều có tính chất là mặn quanh năm và bão hòa muối, vì thế tính chất
lý hóa của đất bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
2.3.1.2 Mặn do nước ngầm:
Nước ngầm là nước nằm sâu trong lòng đất và nước trong đất, có thể do quá
trình nước trên bề mặt theo các lớp đất thấm xuống sâu. Nước ngầm thường chứa
nhiều chất khoáng hòa tan từ các lớp đất đá mà nước đi qua trong quá trình thấm
xuống lòng đất. Do đó độ khoáng của nước biến đổi không có quy luật rõ rệt và rất
đa dạng, có thể gặp từ nhóm nước ngọt đến nước muối. Tổng nồng độ ion có thể từ
vài chục mg/l đến 600 - 650mg/l. Thành phần hóa học của nước trong đất thì chứa
các anion,cation như Cl-, SO42-, CO3-, NO- , K+, Ca2+, Fe2+, Al3+, ngoài ra còn có các
chất khí hòa tan phổ biến là CO2, H2S, CH4,….và một số hidratcacbon khác. Khi
nồng độ cation, anion trong nước ngầm đủ lớn nó sẽ tạo thành các chất kết tủa.
Chính vì thế ở những vùng khô hạn và bán khô hạn, các loại muối khó tan vẫn còn
lại trong đất, chỉ những muối dễ tan như: NaCl, MgCl, NaCl 2…mới bị hòa tan,
nhưng cũng không được vận chuyển đi xa, tích tụ ở những địa hình trũng không
thoát nước dưới dạng nước ngầm.
17
Do điều kiện khô hanh và mức độ sử dụng nước ngầm của con người trong
sinh hoạt và sản xuất quá lớn làm cho mực nước ngầm xuống thấp quá khả năng
khai thác, khi gặp điều kiện thuận lợi các muối dễ tan đó sẽ theo mao quản di
chuyển và tập trung lên lớp mặt do quá trình bốc hơi và thoát hơi nước, làm cho
tầng đất mặt bị nhiễm mặn.
2.3.1.3 Nhiễm mặn vùng cửa sông.
Như chúng ta đã biết cửa sông là nơi nước ngọt chảy ra gặp biển. Vì thế
chúng chịu tác động mạnh mẽ của thủy triều và sự pha trộn giữa nước mặn và nước
ngọt. Cửa sông duy trì những quá trình quan trọng như vận chuyển chất dinh
dưỡng và phù du sinh vật, du đẩy ấu trùng tôm cá,…. Nhưng chúng cũng rất dễ
chịu ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường và sự thay đổi chế độ nước (nhiệt độ, độ
mặn, lắng phù sa), những yếu tố có thể phá vỡ hệ sinh thái này, đặc biệt là nhiễm
mặn, nó sẽ phá vỡ hệ sinh thái thủy vực vùng cửa sông.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng bồi tích có địa hình bằng phẳng, ngoại
trừ một số vùng núi cao ở vùng Bảy Núi (An Giang) có độ cao trên 100m. Đại bộ
phận có diện tích có cao độ trung bình từ 0,7 - 1,2m (theo cao độ Hà Tiên). Nơi
cao nhất nằm dọc theo biên giới (phân chia có độ cao từ 2 - 4m), thấp dần xuống
hạ lưu (cao độ từ 1 - 1,5m) và chỉ còn 0,5 - 0,8m ở khu vựa giáp chiều và ven biển.
Vì thế vùng hạ lưu là vùng dễ bị xâm nhập mặn nhất. Một số vùng hạ lưu sông
Vàm Cỏ Tây, vùng trung lưu vực, sông Cái Lớn - Cái Bé và Nam mũi Cà Mau là
những vùng đất thấp hơn cả, vĩ độ cao từ 0,3 - 0,7m, luôn ngập do triều cao, nước
mưa nội đồng và nước lũ thượng nguồn. Mực nước ở các cửa sông lên xuống rất
nhanh, tạo điều kiên cho những lưỡi nước mặn ngấm dần vào trong đất. Theo
nhiều nghiên cứu đã cho thấy nước trên các sông Cỏ Chiên, Cửa Đại, Hàm Luông
(Bến Tre) bị nhiễm mặn 4‰ và lấn sâu vào nội địa 30 - 35km. Hay cửa biển Trần
Đề giáp với 2 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng, nước mặn cũng lấn sâu khoảng 30km.
18
2.3.1.4 Do sự phân bố lượng mưa
Vì tất cả các dòng chảy trên sông Cửu Long đều có cửa ra là biển nên tính
chất thủy văn vùng đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của thủy triều và
các yếu tố khí tượng khu vực Đông Nam Á chi phối. Lượng mưa ở đồng bằng sông
Cửu Long phân bố không đồng đều, mùa mưa trùng với mùa lũ và mùa khô trùng
với mùa kiệt của sông Cửu Long. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 7, lượng mưa
hàng năm 1500 - 2000 mm. Hiện tượng nhiễm mặn xảy ra tập trung vào mùa khô.
Do trong mùa mưa nhờ có lưu lượng nước ngọt phong phú từ nhiều nguồn khác
nhau như mưa và dòng Mê Kông mang đến nên mặn bị đẩy lùi ra gần biển. Nhưng
khi mùa khô đến thì lưu lượng nước ngọt trên sông giảm đáng kể, tạo điều kiên cho
mặn hóa xâm nhập, gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Và khi mực nước xuống
quá thấp sẽ dẫn đến hiện tượng nước biển chảy vào ngập vùng cửa sông, ngoài ra
tạo điều kiện cho các muối từ dưới sâu theo mao quản đi lên trên lớp đất mặn
=>Tăng diện tích ngập mặn.
2.3.1.5. Biến đổi khí hậu toàn cầu
Nhằm phục vụ cho cuộc sống của người dân thì sự phát triển về các ngành
công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp hóa chất, hạt nhân, khai thác khoáng sản, ……
được quan tâm hàng đầu. Để phục vụ cho sự phát triển đó, con người đã tác động
rất nhiều tới tự nhiên như phá rừng để xây dựng các nhà máy, các khu công
nghiêp, làm đường giao thông, phát thải các chất khí thải bừa bãi ra ngoài môi
trường ,….đặc biệt là các khí nhà kính như CO2,…Những việc làm đó đã gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. Và điều mà hiện nay cả thế giới đang phải đối
mặt đó là hiện tượng biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu là hiện tượng trái đất nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính
làm cho nhiệt độ ở các đại dương tăng dần, nhiệt độ trái đất tăng cao, làm tan băng
ở hai đầu cực, hạn hán bão lũ xảy ra ngày một tăng, nước biển ngày một dâng cao,
…
19
Hiện tượng nước biển dâng cao gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với
những vùng ven biển, chúng ta sẽ mất đất canh tác, hiện tượng nhiễm mặn xâm
nhập nội địa, ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt trong sinh hoạt và sản xuất của nhân
dân…. Tại khu vưc Đồng bằng sông Cửu Long thì vùng đất trồng lúa và một số
vùng ven biển đang bị đe dọa bởi mực nước biển dâng cao, tác động đến cuộc sống
của hàng triệu nông dân nghèo trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có cao trình mặt đất tương đối thấp, nhiều
nơi cao trình chỉ khoảng 20 - 30 cm. Chính vì vậy mức độ tác động của biến đổi
khí hậu lên khu vực này là rất lớn. Theo bài báo của Bộ Nông nghiệp và Phát Triển
Nông thôn, dự đoán diện tích đất trồng lúa bị ngập mặn từ 70 - 80% nếu mực nước
biển dâng thêm 1mét. Và theo viện trưởng Viện Khí tượng Thủy văn và Môi
trường, ông Trần Thục, được báo The Guardian xuất bản ở Anh quốc, trích dẫn
phát biểu cho biết “40% vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị nhấn chìm nếu mực
nước biển dâng cao 1 mét”. Cụ thể, Bến Tre mất 1.131km 2 (hơn 50% diện tích ),
Long An mất 2.169km2 (gần 50%), Trà Vinh mất 1.021km 2 (gần 46%), Sóc Trăng
mất 1.425km2 (gần 44%), Vĩnh Long mất 606km2 (gần 40%)… Sở Nông nghiệp và
phát triển nông thông tỉnh Bến Tre cho hay tính tới tháng 4 năm nay, nước mặn đã
xâm lấn vào đất liền đến hơn 56 km. Liên hiệp quốc ước tính đến năm 2050, mực
nước biển sẽ dâng lên 75cm và người dân nghèo trong khu vực đồng bằng sông
Cửu Long sẽ cần đến sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để có thể sinh tồn.
20
(phần diện tích màu đỏ tương ứng với diện tích ngập lụt trong nước biển
của Đồng bằng sông Cửu Long tại mức nước biển dâng 0,5 m và 1,0 m)
Do hiện tượng ElNino hoạt động mạnh khiến thời tiết, khí hậu diễn biến thất
thường, gây hạn hán…Nhiệt độ trái đất ngày một tăng cao làm quá trình bay hơi
diễn ra mạnh hơn, đất bị mất nước trở nên khô cằn, các quá trình chuyển hóa trong
đất khó xảy ra. Nhiệt độ tăng làm các hợp chất chứa nhôm trong đất (pyrite và
jarosite) sẽ phóng thích các ion nhôm. Các ion này sẽ gây độc cho cây. Đất bị phèn
hóa nhanh chóng. Nhiệt độ tăng cao làm cho mực nước trên sông Tiền, sông Hậu
tiếp tục xuống thấp rất khó khăn về nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp và đời
sống của nhân dân. Theo đánh giá của các cơ quan khoa học, trong các tháng 3-5
năm 2010, do lượng bốc hơi cao nên độ mặn trên các sông tiếp tục tăng cao và diễn
biến phức tạp hơn các năm trước. Tình trạng thiếu nước ngọt, kiệt nước trong mùa
khô tiếp tục diễn ra và ngày càng nghiêm trọng ở nhiều địa phương thuộc các tỉnh:
Long An,Tiền Giang,Bạc Liêu, Kiên Giang…. Điều đó đã gây nhiều trở ngại đối
với các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân nơi đây.
2.3.2. Do tác động của con người
* Do xây đập trên thượng nguồn:
21
Theo các nhà khoa học và chuyên môn, sự suy kiệt nguồn nước từ thượng
nguồn sông Mê Kông do việc gia tăng sử dụng nước và đặc biệt là xây dựng một
loạt các hồ thủy điện là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng
cạn nước, xâm nhập mặn ngày càng gay gắt tại nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long. Có rất nhiều dự án sẽ xây đập chặn dòng sông Mê Kông trên thượng nguồn
làm cho nước ở thượng nguồn đổ về hạ lưu ngày càng ít hơn, nhất là trong mùa
nắng, làm cho nước mặn xâm nhập ngày càng sâu hơn vào trong nội đồng. Nguồn
nước từ thượng nguồn sông Mê Kông trong mùa mưa lũ từ đồng bằng sông Cửu
Long đang có xu hướng giảm dần. Năm 2010, mực nước lũ tại Châu Đốc thấp nhất
trong 85 năm qua. Theo số liệu của trung tâm Dự báo khí tượng Nam Bộ, mực
nước các sông đầu nguồn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm. Tại
Tân Châu (An Giang) mực nước xuống dưới 1,2m; Châu Đốc (An Giang) mực
nước xuống dưới 1,0m, thấp hơn cùng kỳ năm trước từ 0,4 - 0,5m. Chính vì dòng
chảy giảm nên vào cuối mùa lũ, khi nguồn nước từ thượng lưu về trong sông giảm
dần, mặn từ biển bắt đầu lấn dần vào vùng cửa sông và theo triều xâm nhập vào
sâu lên thượng lưu mặn xâm nhập sâu vào đất liền.
* Do ý thức người dân
Biến đổi khí hậu rõ ràng đang tác động đến đời sống con người cũng như
sinh vật các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, nếu chỉ chăm chăm đổ lỗi
do “tác động từ biến đổi khí hậu toàn cầu” là chưa thoả đáng. Chính con người
đang “góp tay” làm cho tình hình thêm tồi tệ hơn.
Tại nhiều vùng, nông dân phá đê đưa nước mặn vào vùng ngọt hoá để nuôi
tôm cá, bất chấp khuyến cáo về tác hại mà nó gây ra (quy hoạch bị phá vỡ, hiệu
quả kinh tế bấp bênh, ô nhiễm môi trường…) Tình trạng thái quá này đã diễn ra từ
lâu, nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu. Hệ thống đê bao nhiều nơi
chưa làm tròn nhiệm vụ điều tiết mặn - ngọt hợp lý.
22
Không những thế, nhận thấy khu vực rừng ngập mặn đem lại nhiều giá trị
kinh tế cao từ việc cung cấp những loại thủy sinh độc đáo chỉ vùng này mới có,
người dân nơi đây đã ra sứ khai thác làm mất đi một diện tích khá lớn rừng ngập
mặn làm nước có cơ hội tràn vào trong làm mặn hóa đất ở khu vực phía trong vốn
chỉ sử dụng để trồng những loại cây không ưa mặn cao, đặc biệt cây lúa, từ đó làm
giảm sản lượng cũng như chất lượng của những loại nông sản này gây thiệt hại
khônh nhỏ cho chính đời sống của những người dân khu vực này.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Những năm vừa qua sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã tác
động mạnh đến qúa trình ngập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long như phá rừng
làm nương dãy, phá rừng lấy gỗ,củi,phá rừng lấy đất nuôi trồng thủy sản, chuyển
từ canh tác nông nghiệp lúa nước truyền thống sang nuôi tôm nước mặn, để làm
được điều đó thì người ta phải khoét sâu mặt ruộng và dẫn nước mặn vào đồng đã
trực tiếp góp phần làm gia tăng diện tích đất mặn và mức độ mặn trong đất, Thời
gian gần đây diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên rất nhanh chóng, năm 2000 là
445.300 ha thì đến năm 2006 là 699.200ha,đồng nghĩa với việc diện tích đất mặn
tăng do nguyên nhân nuôi trồng thủy sản tăng lên khoảng 253.900 ha.Theo thống
kê của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn,diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL là
1.650ha, năm 2005 tăng vọt lên 5000ha và năm nay là 5900ha. Nhưng con số này
sẽ không dừng ở đây,và nếu quá trình chuyển dịch nuôi trồng thủy sản diễn ra quy
mô lớn ở vùng mặn ven biển tiếp tục tăng nhanh như thế thì đồng bằng sông Cửu
Long sẽ phải chịu mặn hóa trên diện rộng.
2.4. Ảnh hưởng
- Từ chục năm nay, nước mặn xâm nhập đã lấy đi của Bến Tre cả trăm tỉ
đồng mỗi năm do thiệt hại nặng trong nông nghiệp. Tần suất nước biển xâm nhập
sâu vào đất liền xảy ra ngày càng gần. Những năm 2000, 2002, 2004, 2005, 2007,
2009, 2010, độ mặn 1‰ xâm nhập hầu như toàn bộ tỉnh. Nước mặn không chỉ liên
23
tục xuất hiện và vào sâu vượt qua cả TP Bến Tre mà có lúc ở Vàm Mơn - nơi cách
biển tới 60km cũng đo được độ mặn tới 4‰.
- Ở Tiền Giang, năm 2010 nước biển xâm nhập sớm hơn thường lệ, lấn sâu
nhanh vào đất liền với nồng độ cao hơn, thời gian kéo dài hơn và kết thúc muộn
hơn mọi năm tới 23 ngày. Tiền Giang đã phải đóng cửa sớm các cống đầu mối để
ngăn mặn, gây thiếu nước trầm trọng ở khu vực Gò Công, Bảo Định. Tại vùng
ngọt hóa Gò Công đã phải bơm tưới từ 2 - 3 cấp vào cuối vụ đông xuân.
- Cũng năm 2010, ở Sóc Trăng, độ mặn cao nhất đo được tại Đại Ngãi là
11,6‰, tại Trần Đề là 26,6‰, tại Thạnh Phú là 16‰. Nước mặn vào sâu đến 80
km, khỏi phải nói đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp như thế nào.
- Với những diễn biến khốc liệt
ấy, năm 2010 được xem là năm hạn hán
dữ dội nhất ở Đồng bằng sông Cửu
Long, nước sông Mê Kông xuống thấp
tới mức kỷ lục trong vòng 80 năm qua.
Đây cũng là năm người làm nông
nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long
chứng kiến nước mặn xâm nhập sâu
Cảnh khô hạn tại phường Nhà Mát, thị
nhất vào đồng ruộng (hơn 70km), hơn
xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
100.000 ha đất bị ảnh hưởng.
- Đất đồng bằng sông Cửu Long rất dễ bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Tại các
khu vực như: Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, Bán đảo Cà Mau diện tích
đất nhiễm phèn chiếm một phần rất đáng kể. Cùng với đó là lưu lượng nước sông
Mê Kông giảm 2 - 24% trong mùa khô.
-Dự báo vào năm 2030, khoảng 45% đất của đồng bằng sông Cửu Long có
nguy cơ nhiễm mặn cục bộ. Nhiễm mặn gây hại rất lớn cho sự sinh trưởng và phát
triển của cây lúa, trung bình năng suất lúa có thể giảm 20 - 25%, thậm chí tới 50%.
24
2.4.1. Ảnh hưởng đến nguồn nước:
- Hiện tượng khô hạn và xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long đang vào giai đoạn cao điểm. Hàng ngàn ha cây ăn trái, hoa màu... đang thiếu
nước tưới, hàng chục ngàn hộ dân thiếu nước ngọt sinh hoạt trầm trọng.
- Nước mặn đang xâm nhập sâu vào đất liền các vùng ven biển Đồng bằng
sông Cửu Long từ 40 - 50km, nồng độ mặn trung bình cũng tăng 2 - 3‰ so với
trung bình nhiều năm.Vì thế đa số nguồn nước ngọt trong đất liền đã bị nhiễm mặn
nên không thể sử dụng được.
- Ảnh hưởng của mặn hóa ở tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc
Liêu... đối với vụ lúa Đông Xuân 2009 - 2010 chiếm khoảng 40% diện tích toàn
vùng. Ngoài ra, còn 100.000ha khác có nguy cơ bị xâm nhập mặn.
- Có đến 1/3 dân số ở khu vực nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long đang
thiếu nước ngọt để sinh hoạt.
- Thiếu nước sạch nghiêm trọng đáp ứng nhu cầu cuộc sống con người và
sản xuất nông nghiệp và các ngành sản xuất khác nhất là vào mùa khô. Hiện nay
vào mùa khô, tổng lưu lượng nước sông Tiền và sông Hậu đã dưới mức 2.500m 3/s,
riêng nhu cầu cho lúa đông xuân của cả đồng bằng đã lên đến 1.700m3/s.
-Song hành với khô hạn, nguy cơ cháy rừng, nước mặn từ biển đang ào ào
tràn vào, tấn công nhiều địa phương vùng ĐBSCL. Tình trạng thiếu nước ngọt sinh
hoạt và sản xuất đang trở nên nghiêm trọng.
- Ở Hậu Giang, nước mặn len lỏi vào vùng ven thị xã Vị Thanh, với độ mặn
đo được từ 2 - 5,7‰. Ở Bến Tre, nước mặn cũng đã tiến sâu vào nội đồng, cách
các cửa sông chính tới 40km, sâu hơn 7km so với cùng kỳ năm trước. Trên sông
Cửa Đại, thuộc xã Bình Thắng (huyện Bình Đại) và xã An Thuận (huyện Thạnh
Phú) độ mặn đều ở mức 21‰. Hiện nước sông ở đây chỉ có thể tắm giặt chứ không
thể nấu ăn.
25