Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Đánh giá công tác quản lý CTNH tại TP Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.85 KB, 84 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình từ các thầy cô giáo trong Khoa Tài nguyên
Môi trường, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô
trong bộ môn Quản lý môi trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường đại học Nông
nghiệp Hà Nội, khoa Tài nguyên Môi trường, Bộ môn Quản lý Môi trường;
cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và những
kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu trên giảng
đường đại học vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo TS. Đinh Thị Hải
Vân và ThS. Đỗ Duy Quỳnh chuyên viên của Chi cục Môi Trường – những
người đã hướng dẫn, dành nhiều thời gian, tâm huyết, tạo điều kiện thuận lợi
và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở
Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng đã cung cấp và tạo điều kiện
cho tôi thực hiện đề tài này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện về thời gian và trình độ
nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên khi thực hiện đề tài khó tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến
của các thầy cô giáo và các bạn để Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thiện
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Hường


MỤC LỤC



DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTNH
BTNMT
EPA
QCVN
CTRNH
BVTV
TN&MT
CTR
KCN
DN
UBND
BCL

Chất thải nguy hại
Bộ Tài nguyên Môi trường
Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ
Quy chuẩn Việt Nam
Chất thải rắn nguy hại
Bảo vệ thực vật
Tài Nguyên và Môi trường
Chất thải rắn
Khu công nghiệp
Doanh nghiệp

Ủy ban nhân dân
Bãi chôn lấp

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Quản lý chất thải nguy hại đang là vấn đề hết sức bức xúc đối với công tác
bảo vệ môi trường tại các tỉnh, thành phố của nước ta.


Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền duyên hải Bắc Bộ,
cách thủ đô Hà Nội 102 km, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Ninh, phía
Tây Bắc giáp Hải Dương, phía Tây Nam giáp Thái Bình và phía Đông là bờ
biển chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam từ phía Đông đảo Cát Hải
đến cửa sông Thái Bình. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
các đô thị, các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn thành phố
đã được mở rộng và phát triển nhanh chóng, góp phần tích cực cho sự phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố. Mặt khác, các hoạt động phát triển kinh tế
- xã hội này tạo ra một số lượng lớn chất thải rắn như: chất thải sinh hoạt, chất
thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng...
trong đó có một lượng không nhỏ chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại này
đã và đang là vấn đề nhức nhối của công tác quản lý chất thải nói chung và
quản lý CTNH nói riêng, hơn nữa loại chất thải này rất khó xử lý và nó tồn
đọng lâu dài trong môi trường, chúng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường, tác động xấu tới sức khỏe, đời sống con người và chất lượng môi
trường trên địa bàn thành phố.
Do vậy, một trong những vấn đề cấp bách đặt ra đối với công tác bảo
vệ môi trường thành phố là quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại.
Từ nhu cầu thực tiễn trên, đề tài: “đánh giá công tác quản lý chất thải nguy
hại tại thành phố Hải Phòng” đã được lựa chọn nghiên cứu với hi vọng góp

phần tham gia vào công tác quản lý chất thải nguy hại tại các doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
1.2 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại địa bàn
thành phố Hải Phòng.
- Phát hiện những mặt hạn chế của công tác quản lý CTNH trên địa bàn
thành phố.


- Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý chất thải nguy hại có hiệu quả
hơn và bảo vệ môi trường.
1.2.2 Yêu cầu
- Điều tra khối lượng CTNH phát sinh trên địa bàn thành phố.
- Tìm hiểu hiện trạng quản lý CTNH trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Đánh giá các công tác quản lý CTNH trong khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục những hạn chế trong công tác quản
lý CTNH tại khu vực nghiên cứu.

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
2.1.1 Định nghĩa chất thải nguy hại


Khái niệm về thuật ngữ “chất thải nguy hại” ( Hazardous Waste ) [5]
lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỉ trước tại các nước Âu - Mỹ,
sau đó mở rộng ra nhiều quốc gia khác. Tùy thuộc vào trình độ phát triển
khoa học kĩ thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước mà hiện nay
trên thế giới có nhiều các định nghĩa khác nhau về chất thải nguy hại được thể

hiện trong Luật và các văn bản dưới luật về môi trường. Điển hình như:
-

Chất thải nguy hại là những chất có độc tính, ăn mòn, gây kích thích,

hoạt tính, có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho con người, và động vật
( định nghĩa của Philipine ).
- Chất thải nguy hại là những chất mà do bản chất và tính chất của chúng
có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người và/hoặc môi trường, và
những chất này yêu cầu các kĩ thuật xử lý đặc biệt để loại bỏ hoặc giảm đặc
tính nguy hại của nó ( định nghĩa của Canada ).
- Ngoài chất thải phóng xạ và chất thải y tế, chất thải nguy hại là chất
thải ( dạng rắn, lỏng, bán rắn, và các bình chứa khí ) do hoạt tính hóa học, độc
tính, nổ, ăn mòn hoặc các đặc tính khác, gây nguy hại hay có khả năng gây
nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường bởi chính bản thân chúng
hay khi được cho tiếp xúc với chất thải khác ( theo UNEP, 1985 ).
- Trong đạo luật RCRA (Resource Conservation anh Recovery Act –
1976: đạo luật thu hồi và bảo tồn tài nguyên) của Mỹ: chất thải (ở các dạng
rắn, lỏng, bán rắn, và các bình khí) có thể được coi là chất thải nguy hại khi:
+ Nằm trong danh mục chất thải nguy hại do Cục Bảo Vệ Môi Trường
Hoa Kỳ (EPA) đưa ra (gồm 4 danh sách).
+ Có một trong 4 đặc tính (khi phân tích) do EPA đưa ra gồm cháy – nổ,
ăn mòn, phản ứng và độc tính. Các phân tích để thử nghiệm này cũng do EPA
quy định.
+ Được chủ nguồn thải (hay nhà sản xuất) tự công bố là chất thải nguy
hại.
Bên cạnh đó, chất thải nguy hại còn gồm các chất gây độc tính đối với con
người ở liều lượng nhỏ. Đối với các chất chưa có các chứng minh của nghiên



cứu dịch tễ trên con người, các thí nghiệm trên động vật cũng có thể được
dùng để ước đoán tác dụng độc tính của chúng lên con người.
Tại Việt Nam, xuất phát từ nguy cơ tiềm tàng của chất thải nguy hại từ quá
trình công nghiệp hóa đất nước, ngày 16/07/1999, Thủ Tướng Chính Phủ đã
ký quyết định ban hành Quy Chế Quản Lý Chất Thải Nguy Hại số
155/1999/QĐ-TTg (thường được gọi tắt là quy chế 155), trong đó tại khoản 2,
điều 2 chất thải nguy hại được định nghĩa như sau: Chất thải nguy hại là chất
thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại
trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc
tính nguy hại khác), hoặc tương tác chất với chất khác gây nguy hại đến môi
trường và sức khỏe con người. Các chất thải nguy hại được liệt kê trong danh
mục (phụ lục 1 của quy chế 155). Danh mục do cơ quan quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường cấp Trung Ương (Cục Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam –
NEA) quy định.
Qua các các định nghĩa được nêu ở trên cho thấy hầu hết các định nghĩa
đều đề cập đến đặc tính (cháy – nổ, ăn mòn, hoạt tính và độc tính) của chất
thải nguy hại. Có định nghĩa đề cập đến trạng thái của chất thải (rắn, lỏng, bán
rắn, khí), gây tác hại cho bản thân chúng hay khi tương tác với các chất khác,
có định nghĩa thì không đề cập đến. Nội dung của các định nghĩa phụ thuộc
rất nhiều vào tình trạng phát triển khoa học – xã hội của mỗi nước. Trong các
định nghĩa nêu trên, định nghĩa về chất thải nguy hại của Mỹ được coi là rõ
rang và có nội dung rộng nhất. Do đó công tác quản lý chất thải nguy hại
được dễ dàng hơn [5].
2.1.2 Phân loại chất thải nguy hại
Hiện nay có rất nhiều cách để phân loại chất thải nguy hại khác nhau
tùy thuộc vào nguồn gốc phát sinh, đặc tính, dạng tồn tại, danh sách theo luật,
nhìn chung theo các cách sau:
2.1.2.1 Phân loại chất thải nguy hại theo đặc tính



Theo EPA

Tính
cháy

Tính ăn
mòn

Tính
phản
ứng

Đặc
tính
độc

Hình 2.1: phân loại CTNH theo EPA

-

Tính cháy [4]:
Chứa lượng alcohol < 24% hay có điểm chớp cháy nhỏ hơn 60o C.
Cháy do ma sát, hấp phụ độ ẩm, hay tự biến đổi hóa học, khi bắt lửa,

cháy rất mãnh liệt và liên tục tạo ra chất nguy hại trong điều kiện nhiệt độ và
áp suất tiêu chuẩn.
- Khí nén
- Chất oxy hóa
- VD: các dung môi sau sử dụng không chứa clo: xylem, axeton, etyl
benzene,…

 Tính ăn mòn:
- pH < 2 và bH > 12,5.
- Tốc độ ăn mòn thép > 6,35mm/ năm ở 55oC.
- VD: dung dịch axit tẩy sau sử dụng trong công đoạn hoàn tất của các
nhà máy thép.
 Tính phản ứng (Reactivity)
- Không ổn định và dễ thay đổi.
- Phản ứng mãnh liệt với nước.
- Có khả năng nổ.
- Khi trộn với nước sinh ra khí độc, bay hơi, hoặc khói gây nguy hại cho
sức khỏe con người hoặc môi trường.
- Chứa xyanit hay sulfit ở điều kiện pH = 2 – 11,5 tạo ra khí độc, hơi
hoặc khói.
- Nổ hoặc phản ứng gây nổ nếu tiếp xúc với nguồn kích nổ mạnh hoặc
nếu được gia nhiệt trong thùng kín.


-

Dễ dàng nổ hoặc phân hủy (phân ly) nổ, hay phản ứng ở nhiệt độ và áp

suất chuẩn.
- Chất nổ bị cấm theo Luật định.
 Đặc tính độc (toxicity)
- Xác định tính độc hại của chất thải dựa vào:
+ bảng liệt kê danh sách các chất độc hại.
+ phương pháp xác định đặc tính độc hại bằng phương thức lò rỉ [4].

Phân Loại CTNH theo thông tư số 12/2011/BTNMT ngày 14/4/2011 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường:


Dễ
cháy
Dễ
lây
nhiễm

Có độc
tính
sinh
thái

Dễ nổ
Theo
TT12/20
11/BTN
MT

Ăn
mòn
Có độc
tính

Oxy
hóa

Hình 2.2: Phân loại CTNH theo TT12/2011/BTNMT


Dễ nổ (N) [15]:



Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả
của phản ứng hóa học (khi tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát) hoặc
tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường
xung quanh.
 Dễ cháy (C):
Chất thải lỏng dễ cháy: các chất thải ở thể lỏng, hỗn hợp chất lỏng
hoặc chất lơ lửng, có nhiệt độ chớp cháy thấp theo QCVN 07: 2009/BTNMT.
- Chất thải rắn dễ cháy: các chất thải rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc
phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.
- Chất thải tạo ra các chất khí dễ cháy: các chất khi tiếp xúc với nước có
khả năng tự cháy hoặc tạo ra khí dễ cháy.
 Oxy hóa (OH):
Các chất có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hóa tỏa nhiệt
mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các
chất đó.


Ăn mòn (AM):

Các chất thải thông qua phản ứng hóa học gây tổn thương nghiêm trọng các
mô sống hoặc phá hủy các loại vật liệu, hàng hóa và phương tiện vận chuyển.
Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh hoặc
kiềm mạnh theo QCVN 07: 2009/BTNMT.

-

Có độc tính (Đ):
Gây kích ứng: các chất thải không ăn mòn có các thành phần nguy hại


gây sưng hoặc viêm khi tiếp xúc với da hoặc màng nhầy.
- Gây hại: các chất thải có các thành phần nguy hại gây các rủi ro sức
khỏe ở mức độ thấp thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
- Gây độc cấp tính: các chất thải có các thành phần nguy hại gây ảnh
hưởng xấu cho xức khỏe một cách từ từ hoặc mãn tính thông qua đường ăn
uống, hô hấp hoặc qua da.
- Gây ung thư: các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng gây
ra hoặc tăng tỷ lệ mắc ung thư thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.


-

Gây độc cho sinh sản: các chất thải có các thành phần nguy hại có khả

năng gây tổn thương hoặc suy giảm khả năng sinh sản của con người thông
qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
- Gây đột biến gen: các chất thải có các thành phần nguy hại gây ra hoặc
tăng tỉ lệ tổn thương gen di truyền thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua
da.
-

Sinh khí độc: các chất thải có các thành phần mà khi tiếp xúc với không

khí hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với người và
sinh vật.
 Có độc tính sinh thái (ĐS):
Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tác hại nhanh chóng hoặc từ
từ đối với môi trường và các hệ sinh vật thông qua tích lũy sinh học.
 Lây nhiễm (LN):

Các chất thải có vi sinh vật hoặc độc tố sinh học gây nhiễm trùng hoặc
bệnh tật cho người và độc vật [15].
2.1.2.2 Phân loại chất thải nguy hại theo luật định
Ở Việt Nam, Quyết định số 23/2006/QĐ BTNMT ngày 26 tháng 12 năm
2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải
nguy hại được áp dụng để nhận biết, phân loại các chất thải nguy hại, làm căn
cứ cho việc quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật.
Danh mục các chất thải nguy hại này cập nhật trên cơ sở danh mục
CTNH trong Quyết định 155/1999/QĐ TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 của
Thủ tướng Chính phủ và TCVN 6707 – 2000 [4].
Bảng 2.1: Phân loại chất thải nguy hại theo TCVN 6706 - 2000
STT

Loại chất
thải



thải dễ
bắt lửa dễ

Chất thải
lỏng dễ cháy

Mô tả tính nguy hại

TCVN
6706

1. Chất


số

2000
1.1

Chất thải lỏng có nhiệt độ bắt
cháy dưới 60o C.


Chất thải

1.2

dễ cháy

Chất thải không là chất lỏng,
bốc cháy khi bị ma sát hoặc ở
điều kiện nhiệt độ và áp suất khí

Chất thải

1.3

có thể tự cháy

quyển.
Chất thải có khả năng tự bốc
cháy do tự nóng lên trong điều
kiện vận chuyển bình thường,

hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với
không khí và có khả năng bốc

Chất thải

2. chất
thải

gây

ăn mòn

1.4

tạo ra khí dễ

phản ứng giải phóng khí dễ cháy

cháy
Chất thải

2.1

hoặc tự cháy.
Chất thải lỏng có pH bẳng hoặc

2.2

nhỏ hơn 2.
Chất thải lỏng có thể ăn mòn


có tính axit
Chất thải
có tính ăn

3. chất
thải dễ nổ

cháy.
Chất thải khi gặp nước, tạo ra

mòn
Chất thải

thép với tốc độ lớn hơn 6,35
3

dễ nổ

mm/năm ở nhiệt độ 55o C.
Là chất thải rắn hoặc lỏng hoặc
hỗn hợp rắn - lỏng tự phản ứng
hóa học tạo ra nhiều khí, ở nhiệt
độ và áp suất thích hợp có thể gây

4. chất

Chất thải

thải dễ bị


chứa các tác

pecmanganat, peoxyt vô cơ, nitrat

oxi hóa

nhân oxy hóa

và các chất oxy hóa khác khi tiếp

vô cơ

xúc với không khí, tích lỹ oxy thì

Chất thải

kích thích cháy các chất khác.
Chất thải hữu cơ có cấu trúc

chứa peoxyt

4.1

nổ.
Chất thải có chứa clorat,

4.2

phân tử - O – O – không bền với



hữu cơ

nhiệt nên có thể bị phân hủy và

5. chất

Chất thải

tạo nhiệt nhanh.
Chất thải có chứa chất độc có

thải gây

gây độc cấp

thể gây tử vong hoặc tổn thương

độc cho

tính

trầm trọng khi tiếp xúc qua đường

5.1

người và

tiêu hóa, hô hấp hoặc da với liều


sinh vật

nhỏ.
Chất thải có chứa các chất gây

Chất thải

5.2

gâyđộc chậm

ảnh hưởng chậm hoặc mãn tính,

hoặc mãn

hoặc gây ung thư do tiếp xúc qua

tính
Chất thải

5.3

đường tiêu hóa, hô hấp hoặc da.
Chất thải chứa các thành phần

sinh ra khí

mà khi tiếp xúc với không khí


độc

hoặc tiếp xúc với nước thì giải
phóng ra khí độc đối với người và
6

sinh vật.
Chất thải chứa thành phần mà

6. chất

Chất thải

thải độc

độc hại cho

có thể gây ra tác động có hại

hại cho hệ

hệ sinh thái

nhanh hoặc từ từ đối với môi

sinh thái

trường thông qua tích lỹ sinh học
và/ hoặc gây ảnh hưởng đến các


7. chất

Chất thải

7

hệ sinh vật.
Chất thải có chứa các vi sinh

thải lây

lây nhiễm

vật sống hoặc độc tố của chúng,

nhiễm

bệnh

được biết hoặc nghi ngờ là có các

bệnh

mầm bệnh có thể gây bệnh cho
người và cho gia súc.


-

Theo đạo luật RCRA (Mỹ): liệt kê các chất thải nguy hại đặc trưng


theo phân nhóm khác nhau K, F, U, P [4].
Chất thải

Phân loại

Danh mục F

Danh mục K

Danh mục P + U

Các đặc tính
của CTNH

Không có trong danh mục

Chất thải nguy hại

Chất thải không nguy hại

Hình 2.3: Phân loại CTNH theo doanh mục luật định của EPA (Mỹ)


Loại F – chất thải từ những nguồn không đặc trưng. Ví dụ bùn thải từ

hệ thống xử lý nước thải của ngành luyện kim khi sử dụng cyanide (F012),…
• Loại K – chất thải từ các nguồn đặc trưng. Ví dụ chất thải từ quá trình
chưng cất trong sản xuất ethylene dichloride (K019),…
• Loại P – chất thải gây độc tức thời: các chất thải có thể gây tác hại cho

con người ở liều lượng thấp hay có khả năng làm mất khả năng chống đỡ
bệnh tật hay làm tăng them bệnh. Các chất này thường là các hóa chất đặc biệt
như Fluorine (P056), 3-phthalic anhydride (U190).




Chất thải phóng xạ là vấn đề đặt ra cho bất cứ quốc gia nào sử dụng

năng lượng hay vũ khí hạt nhân.
• Tại US, chất thải phóng xạ được kiểm soát bởi Ủy ban Kiểm soát hạt
nhân (Nuclear Regulatory Commission – NRC) và Sở năng lượng
(Department of Energy – DOE).
• Vấn đề đặc biệt được đặt ra bởi chất thải hỗn hợp bao gồm cả chất thải
phóng xạ và chất thải hóa học.
- Theo quyết định 23/2006 QĐ – BTNMT về việc ban hành danh mục
CTNH được phân loại theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính gồm 19
nhóm như sau [8]:
1. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và
than.
2. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất
vô cơ.
3. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất
hữu cơ.
4. thải từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác.
5. Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại.
6. Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thủy tinh.
7. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các
vật liệu khác.
8. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản

phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thủy tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực
in.
9.

Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột

giấy.
10. Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm.
11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (bao gồm cả đất đào từ các khu vực bị ô
nhiễm).
12. Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý chất thải, nước thải và xử lý nước
cấp.
13. Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này).
14. Chất thải từ ngành nông nghiệp.


15. Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải
từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải.
16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác.
17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi
chất lạnh và chất đẩy (propellant).
18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ
19. Các loại chất thải khác.
2.1.3 Nguồn phát sinh chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau do sự đa dạng
của các loại hình công nghiệp, hoạt động thương mại tiêu dùng, các hoạt động
trong cuộc sống. Việc phát thải phụ thuộc vào bản chất của công nghệ, trình
độ dân trí nên việc thải chất thải có thể là vô tình hay cố ý. Dựa vào nguồn
gốc phát sinh có thể chia các nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành 4
nguồn chính như sau [5]:

-

Từ các hoạt động công nghiệp (ví dụ khi sản xuất thuốc kháng sinh sử

dụng dung môi metyl colorua, xi mạ sử dụng xyanit, sản xuất thuốc trừ sâu sử
dụng dung môi là loluen hay xylem…).
- Từ hoạt động nông nghiệp (ví dụ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực
vật).
- Thương mại (quá trình nhập – xuất các hàng hóa có chứa các thành
phần độc hại do không được kiểm định chính xác như Ắc quy chì đã qua sử
dụng, các vỉ mạch điện tử…).
- Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (như sử dụng pin, đèn huỳnh quang,
hoạt động nghiên cứu khoa học ở các Phòng thí nghiệm, sử dụng dầu nhớt bôi
trơn, ắc quy các loại…).
Trong các nguồn thải nêu trên thì hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh
chất thải nguy hại lớn nhất và khối lượng CTNH phát sinh phụ thuộc rất nhiều
vào loại hình công nghiệp. So với các nguồn phát thải khác, đây cũng là
nguồn phát thải mang tính thường xuyên và ổn định nhất.


Các nguồn phát thải từ dân dụng hay từ thương mại không nhiều, lượng
chất thải tương đối nhỏ, mang tính sự cố hoặc do trình độ nhận thức và dân trí
của người dân. Các nguồn thải từ các hoạt động nông nghiệp mang tính chất
phát tán dạng rộng, đây là nguồn rất khó kiểm soát và thu gom, lượng thải này
phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức cũng như trình độ dân trí của
người dân trong khu vực [5].
Tổng lượng chất thải nguy hại do Công ty Môi trường đô thị URENCO Hà
Nội thu gom trong 1 tháng (của năm 2009) là khoảng 2.700 tấn/tháng, trong
đó số lượng chất thải nguy hại có nguồn gốc từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp (dầu thải, dung môi, bùn thải, dung dịch tẩy rửa, bao bì hóa chất, giẻ

dầu, pin, acquy, thùng phi…) đã là 2.100 tấn/tháng. Điều đó chứng tỏ tỷ lệ
chất thải nguy hại phát sinh từ sản xuất công nghiệp (các ngành điện tử, sản
xuất hóa chất, lắp ráp thiết bị cao cấp…) cao hơn so với các ngành lĩnh vực
khác [12].

Bảng 2.2: Một số ngành công nghiệp và các loại chất thải
công nghiệp

Loại chất thải

Sản xuất hóa chất

- Dung môi thải và cặn chưng cất: white spirt,
kerosene, benzene, xylen, etul benzene, loluen,
isopropanol, toluen disisoxyanat, etanol, axeton,
metyl etyl keton, tetrahydrofuran, metylen clorua,


1,1,1-triclorethane, trichloroethylene.
- Chất thải dễ cháy không theo danh nghĩa
(otherwise specified).
- Chất thải chứa acid/base mạnh: ammonium
hydroxide, nitric acid, sulfuric acid, hydrochloric
acid, potassium hydroxide, nitric acid, sulfuric acid,
chromic acid, phosphoric acid.
-

Các

chất


permanganate,
perchlorate,

thải

hoạt

organic
potassium

permanganate,

tính

khác:

peroxides,
perchlotate,

hypochloride,

sodium
sodium

potassium

potassium

sulfide,


sodium sulfide.
- Phát thải từ xử lý bụi, bùn.
Xây dựng

- Xúc tác qua sử dụng.
- Sơn thải cháy được: ethylene dichloride,
benzene, toluene, ethyl benzene, methyl isobutyl
ketone, methyl ethyl ketone, chlorobenzene.
- Các chất thải dễ cháy không theo danh nghĩa
(otherwise specified).
- Dung môi thải: methyl chloride, carbon
tetrachloride, trichlorotrifluorethane, toluene, xylene,
kerosene, mineral spirits, acetone.
- Chất thải acid/base mạnh: ammonium hydroxide,
hydrobromic acid, hydrochloric acid, hydrofluoric
acid,

nitric

acid,

phosphoric

aicd,

hydroxide sodium hydroxide, sulfuric acid.
Sản xuất gia công
- Dung môi thải và cặn chưng:
kim loại


tetrachloroethylene, trichloroethylene,

potassium


methylenechloride, 1,1,1 – trichloroethane,
cacbontetrachloride, toluene, benzene,
trichlorofluroethane, chloroform,
trichlorofluoromethane, acetone, dichlorobenzene,
xylene, kerosene, white sprits, butyl alcohol.
- Chất thải acid/base mạnh: ammonium hydroxide,
hydrobromic acid, hydrochloric acid, hydrofluoric
acid, nitric acid, phosphoric acid, nitrate, sodium
hydroxide, potassium hydroxide, sulfuric acid,
perchloric acid, acetic acid.
- Chất thải xi mạ.
- Bùn thải chứa kim loại nặng từ hệ thống xử lý
nước thải.
- Chất thải chứa cyanide.
- Chất thải cháy được không theo danh nghĩa
(otherwise specified).
- Chất thải hoạt tính khác: acetyl chloride, chromic
acid, sulfide, hypochlorites, organic peroxides,
perchlorate, permanganates.
Công nghiệp giấy

- Dầu nhớt qua sử dụng.
- Dung môi hữu cơ chứa clo: carbon tetrachloride,
methylene, chloride, tetrachloroethulene,

trichloroethylene, 1,1,1 – trichlorethane, các hỗn hợp
dung môi thải chứa clo.
- Chất thải ăn mòn: chất lỏng ăn mòn, chất rắn ăn
mòn, ammonium hydroxide, hydrobromic acid,
hydrochloric acid, hydrofluoric acid, nitric acid,
phosphoric acid, potassium hydroxide, sodium


hydroxide, sulfuric acid.
- Sơn thải: chất lỏng có thể cháy, chất lỏng dễ
cháy, ethylene dichloride, chlorobenzene, methyl
ethyl ketone, sơn thải có chứa kim loại nặng.
- Dung môi: chưng cất dầu mỏ.
(Nguồn: Davie H. F. Liu, Béla G. Lipták “ Environmental Engineers’
Handbook” second edition, Lewis Publishers, 1997)
Phát sinh CTNH tăng đáng kể trong những năm gần đây. Tại tỉnh Đồng
Nai, ở thời điểm năm 1999, CTNH công nghiệp chỉ có 3.759 tấn/năm, năm
2000 là 5.300 tấn, năm 2001 tăng lên khoảng 6.500 tấn và đến năm 2009 là
trên 20.000 tấn. Tại tỉnh Quảng Ninh, xu hướng phát sinh CTNH tăng dần qua
từng năm, đặc biệt tăng cao trong 3 năm từ 2007 đến 2009. Lượng phát sinh
CTNH vào năm 2005 với 0,2 tấn/ngày và đến năm 2009 là 2,5 tấn/ngày (cao
hơn 12 lần so với năm 2005). CTNH phát sinh lớn nhất là dầu thải, 2 đơn vị
phát sinh dầu thải lớn nhất là công ty cổ phần Than Núi Béo và Xí nghiệp
Than Khe Sim thuộc tổng công ty than Đông Bắc, chiếm đến 60% lượng
CTNH phát sinh năm 2005 và 70% của 9 tháng đầu năm 2009 [10].

Bảng 2.3: Chất thải công nghiệp phát sinh tại một số tỉnh, thành phố
năm 2010
(đơn vị: tấn/ngày)
Loại đô thị


Tỉnh/ thành
phố

Đặc biệt

Tp. Hồ Chí

Đô thị loại I

Minh
Đà Nẵng

(thành phố trực

CTR công
nghiệp không
nguy hại
4.606.12
553,79

CTR công
nghiệp nguy hại
4.606,12
85,07


Tỉnh có đô thị
loại I
Tỉnh có đô thị

loại II

Cần Thơ
Đắk Lắk
Khánh hòa
Lâm Đồng
Bình Định
Đồng Nai
Tiền Giang
Cà Mau
An Giang
Bình Thuận
Gia Lai
Bà Rịa – Vũng

136,25
63,08
1.767,19
70,48
810,19
990,07
249,20
93,80
120,33
464,78
189,75
274,01

27,25
9,46

441,80
10,57
121,53
990,07
62,30
9,10
11,31
102,25
18,98
274,01

Tàu
Tỉnh có đô thị
Bạc Liêu
29,02
2,96
Bến Tre
120,29
24,18
loại III
Đồng Tháp
512,03
76,80
Ninh Thuận
116,80
17,52
Kon Tum
39,67
2,1
Kiên Giang

34,26
6,85
Quảng Ngãi
455,18
159,31
Sóc Trăng
172,10
30,98
Quảng Nam
433,00
82,27
Long An
110,45
22,09
Bình Dương
830,38
830,38
Trà Vinh
248,00
37,20
Phú Yên
194,80
37,01
Hậu Giang
160,05
16,01
Vĩnh Long
177,33
25,00
Tỉnh Khác

Bình Phước
664,20
664,20
Tây Ninh
202,69
202,69
Đắk Nông
96,53
24,13
(Nguồn: cục quản lý chất thải và cải thiện môi trường, TCMT, 2011)
Theo số liệu điều tra của Cục Môi trường, riêng tổng lượng chất CTRNH
phát sinh hàng năm chủ yếu tại 3 khu vực kinh tế trọng điểm chính là Hà Nội,
Hải Phòng, Quảng Ninh ở phía Bắc, thành phố Hồ Chí minh, Đồng Nai, Bà
Rịa - Vũng Tàu ở phía Nam và Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi ở miền
Trung. Trong đó, CTRNH phát sinh ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam


khoảng 80.332 tấn/ năm, lớn gấp 3 lần khu vực phía Bắc và lớn gấp 20 lần
lượng

phát

sinh



khu

vực


miền

Trung

[16].

Theo Thống kê của Cục Môi trường, tổng lượng CTRNH phát sinh hàng
năm trên toàn quốc là 152.000 tấn, bao gồm chất thải của các ngành công
nghiệp nhẹ (60.000 tấn), hóa chất (45.000 tấn), cơ khí luyện kim (26.000 tấn),
y tế (10.000 tấn), chất thải sinh hoạt đô thị (5.000 tấn) và chất thải chế biến
thực phẩm, điện - điện tử có số lượng ít nhất trong số các ngành trên (2.000
tấn) nhưng lại chứa các chất hữu cơ khó phân hủy như PCB và kim loại nặng,
đó là các chất đặc biệt nguyhại tới sức khỏe con người và môi trường [9].
Bên cạnh các chất thải của các ngành trên còn có chất thải từ thuốc bảo
vệ thực vật (BVTV) tồn lưu. Theo số liệu của Cục Môi trường và các sở công
nghiệp địa phương, chỉ trong 2 năm 2000 - 2001 , tổng lượng thuốc BVTV
tổn lưu trên phạm vi 61 tỉnh/ thành phố là khoảng 300 tấn, trong đó thuốc
BVTV dạng lỏng là 9.7.374 lít thuốc BVTV dạng bột là 109.145 kg; các bao
bì chứa thuốc BVTV 2.137.850 (bao gồm cả hộp, chai và lọ) [9].
Lượng chất thải rắn y tế phát sinh trên phạm vi toàn quốc theo ước tính
của Bộ Y tế năm 2001 là khoảng 12.500 tấn/ năm. Theo số liệu điều tra của
Bộ Y tế cho thấy, hiện nay có khoảng 61 lò đốt chất thải y tế được lắp đặt trên
toàn quốc, trong đó có 41 lò đã đăng ký thẩm định và có 20/41 lò đạt đủ các
yêu cầu về mặt kỹ thuật. Tính đến tháng 6 năm 2002, tổng công suất xử lý của
các lò là 30 tấn/ ngày. Tuy nhiên, tại nhiều cơ sở y tế, CTRNH vẫn còn bị để
lẫn với các chất thải khác tại khu vực chôn lấp và được chôn lấp tại các bãi
rác sinh hoạt [9].
CTR ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom triệt để, nhiều làng nghề
xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước
và tác động xấu tới cảnh quan. Thống kê năm 2008 của Trung tâm Nghiên

cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây dựng, cho thấy,
tổng lượng CTR nguy hại phát sinh từ các làng nghề trên toàn quốc vào


khoảng 2.800 tấn/ngày. Trong đó, các làng nghề tại miền Bắc phát sinh nhiều
CTNH nhất, đặc biệt là các làng nghề tái chế kim loại, đúc đồng với nguồn
CTR phát sinh bao gồm bavia, bụi kim loại, phôi, rỉ sắt, lượng phát sinh
khoảng 1 – 7 tấn/ngày (nguồn: Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2008) [9].
CTRNH sẽ phát sinh ngày càng tăng trên phạm vi toàn quốc đến năm
2010, phụ thuộc vào các yếu tố như; dân số đô thị, trình độ văn minh, phong
tục tập quán cũng như thói quen sinh hoạt và tiêu dùng của từng vùng, nhịp
độ phát triển kinh tế và GDP bình quân đẩu người.
Lượng CTR đô thị và khu công nghiệp ở nước ta sẽ tăng ở mức tối thiểu
là 0,9 kg/ người/ngày, cho tới năm 2010 và chỉ số này sẽ là 1,3 kg/ người/
ngày tới năm 2020.
Số lượng CTRNH phát sinh ở Việt Nam được các chuyên gia xác định là
chưa nhiều nên mức độ ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người và môi
trường chưa lớn. Tuy nhiên, trong tương lai, với sự gia tăng dân số và nhu cầu
tiêu dùng cùng nhịp độ phát triển kinh tế lớn, số lượng CTRNH ở Việt Nam
ước tính sẽ tăng lên gấp 5 lần, đạt 846.000 tấn vào năm 2010 và đạt 1.548.000
tấn vào năm 2020 (số liệu dự báo của Bộ Xây dựng) [16].
Nếu không được quản lý tốt, lượng CTRNH này sẽ tác động đến con
người, môi trường và trở thành một gánh nặng kinh tế lớn [16].
2.1.4 Ảnh hưởng của chất thải nguy hại
2.1.4.1 Ảnh hưởng đến môi trường
Những vấn đề tác động môi trường cơ bản liên quan đến việc chôn lấp các
chất thải nguy hại không đúng qui cách, có liên quan đến tác động tiềm tàng
đối với nước mặt và nước ngầm. Tại Việt Nam những nguồn nước này thường
là nguồn cung cấp nước sinh hoạt gia đình, phục vụ nông nghiệp và nuôi
trồng thuỷ sản. Do vậy, bất kỳ các tác động tiêu cực đối với các nguồn này

đều có thể gây ảnh hưởng tiềm tàng về sức khoẻ đối với nhân dân hay gây ra
các tác động môi trường nghiêm trọng. Có không nhiều những tài liệu về


×