Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

tìm hiểu vai trõ hoạt động văn hóa cộng đồng và khả năng khai thác du lịch kết hợp tại các cơ sở tâm linh của người kinh ở huyện thạnh trị tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.79 MB, 154 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HÔI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ – DU LỊCH

NGUYỄN THỊ THÖY VI

TÌM HIỂU VAI TRÕ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA
CỘNG ĐỒNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC DU LỊCH
KẾT HỢP TẠI CÁC CƠ SỞ TÂM LINH CỦA NGƯỜI
KINH Ở HUYỆN THẠNH TRỊ - TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH

Cần Thơ, tháng 05 năm 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HÔI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ – DU LỊCH

NGUYỄN THỊ THÖY VI
MSSV: 6086534

TÌM HIỂU VAI TRÕ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA
CỘNG ĐỒNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC DU LỊCH
KẾT HỢP TẠI CÁC CƠ SỞ TÂM LINH CỦA NGƢỜI
KINH Ở HUYỆN THẠNH TRỊ - TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH


Ngƣời hƣớng dẫn

TS. Lê Ngo ̣c Tha ̣ch

Cần Thơ, tháng 05 năm 2012


LỜI CẢM ƠN


Thực hiện một luận văn tốt nghiệp đại học là quá trình tổng hợp những kiến
thức đã đƣợc học và tích lũy trong suốt bốn năm học. Vận dụng những kiến thức lý
thuyết vào thực tiễn nghiên cứu một vấn đề thực tế đƣa ra những kết quả, giải pháp
thiết thực nhằm góp phần vào việc đẩy mạnh khai thác tiềm năng sẵn có phát triển cho
ngành du lịch nƣớc nhà.
Do đề tài thực hiện ở địa phƣơng tƣơng đối xa nên trong quá trình nghiên cứu
tôi gặp cũng không ít những vấn đề khó khăn, tuy nhiên đƣợc củng cố niềm tin bằng
sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô ở trƣờng Đại học Cần Thơ, cùng các quý cơ
quan,…đã giúp tôi đạt đƣợc những kết quả đáng kể.
Trƣớc tiên, xin chân thành cảm ơn thầy Lê Ngọc Thạch, ngƣời đã tận tình
hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Cùng lời cảm ơn đến cô
Nguyễn Ngọc Lẹ Bộ môn Xã hội học đã tận tình giúp đỡ chỉ dẫn tôi trong quá trình xử
lý số liệu đề tài. Chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Bộ môn Địa lý – Lịch Sử - Du
Lịch, đã có những bƣớc đầu cung cấp nền tảng kiến thức cho tôi có đƣợc kết quả nhƣ
hôm nay.
Xin cảm ơn quý cơ quan của huyện Thạnh Trị: quý cơ quan lãnh đạo huyện
Thạnh Trị. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn các Ban quản trị của hệ thống cơ sở tâm
linh trong huyện cùng ngƣời dân địa phƣơng đã nhiệt tình cung cấp các nguồn thông
tin quí báu và thực hiện những bảng phỏng vấn của đề tài.
Dù đã cố gắng rất nhiều nhƣng chắc rằng trong quá trình thực hiện đề tài sẽ có

một vài thiếu sót, kính mong quý thầy cô cảm thông và chân thành đóng góp ý kiến
cho đề tài của tôi.

Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 03 tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thúy Vi

i


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 3.1:Tổng hợp thông tin đáp viên

41

Bảng 3.2: Danh sách các cơ sở tâm linh khảo sát

42

Bảng 3.3: Đánh giá qui mô các lễ hội đƣợc tổ chức trong năm

44

Bảng 3.4: Đánh giá mức độ tham gia vào các hoạt động lễ hội


47

Bảng 3.5: Đánh giá mức độ nguồn đóng góp kinh phí cho lễ hội

48

Bảng 3.6: Đánh giá các hoạt động từ thiện

49

Bảng 3.7: Thông tin tỷ lệ các hình thức làm từ thiện ở cơ sở tâm linh

51

Bảng 3.8: Nhận xét nguyên nhân dẫn đến sự hình thành hoạt động từ thiện

52

Bảng 3.9. Thống kê các hình thức muốn đóng góp cho từ thiện

54

Bảng 3.10: Đánh giá mức độ vai trò lễ hội trong đời sống cộng đồng

55

Bảng 3.11: Đánh giá mức độ đánh giá nhu cầu của khách tham gia lễ hội

55


Bảng 3.12: Đánh giá mức độ đánh giá lợi ích từ thiện cho cộng đồng

56

Bảng 3.13: Đánh giá mức độ những ƣu điểm cho lễ hội phát triển

57

Bảng 3.13: Những điều kiện cần để tiếp tục phát triển triển lễ hội

59

Bảng 3.14: Đánh giá mức độ các vấn đề khó khăn của hoạt động từ thiện

60

Bảng 3.15: Đánh giá mức độ hài lòng về việc tổ chức lễ hội

61

Bảng 3.16: Đánh giá mức độ hài lòng hoạt động từ thiện

62

Bảng 3.17: Đánh giá mức độ hài lòng về hoạt động từ thiện

63

Bảng 4.1: Đánh giá nội dung hấp dẫn du lịch


65

Bảng 4.2: Các dịp hấp dẫn khách đến tham gia

65

Bảng 4.3: Đánh giá về tour du lịch kết hợp lễ hội và từ thiện

67

Bảng 4.4: Những lợi ích từ du lịch đối với cộng đồng

68

Bảng 4.5: Những lý do làm cho hoạt động du lịch kém phát triển

70

Bảng 5.1: Các hình thức vui hội có thể đƣợc bổ sung/cải thiện vào lễ hội

74

ii


DANH MỤC HÌNH
Tên hình

Trang


Hình 3.1: Tỷ trọng thời gian diễn trung bình các lễ hội

44

Hình 3.2: Đánh giá mức độ thực hiện các nội dungcủa lễ hội

45

Hình 3.3:Đánh giá mức độ hoạt động các nội dung hội hiện nay

46

Hình 3.4: Đánh giá mức độ thành phần khách đến tham gia lễhội

47

Hình 3.5: Đánh giá mức các hình thức đóng góp cho hoạt động lễ hội

48

Hình 3.6: Đánh giá mức độ các đối tƣợng hƣớng đến giúp đỡ

50

Hình 3.7: Thống kê tỷ trọng số lần tham gia từ thiện của khách trong năm

53

Hình 3.8: Thống kê tỷ trọng các hình thức từ thiện khách đã tham gia


53

Hình 3.9: Đánh giá mức độ thuận lợi của hoạt động từ thiện

58

Hình 3.10: Đánh giá mức hài lòng của khách khi tham gia lễ hội

62

Hình 4.1: Mức đánh giá nhận định liên quan đến du lịch kết hợp

64

Hình 4.2: Mức độ hấp dẫn của du lịch kết hợp trong năm

66

Hình 4.3: Thống kê số lƣợng đáp viên tham gia tour du lịch kết hợp

69

iii


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

Trang


1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................
2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................
3. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................
4. Thực trạng nghiên cứu .....................................................................................
5. Quan điểm nghiên cứu ......................................................................................
5.1. Quan điển tổng hợp ........................................................................................
5.2. Quan điểm lãnh thổ ........................................................................................
5.3. Quan điểm lịch sử ..........................................................................................
5.4. Quan điểm viễn cảnh......................................................................................
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................
6.1. Thu thập số liệu thứ cấp .................................................................................
6.2. Thu thập số liệu sơ cấp...................................................................................
6.3. Phƣơng pháp chọn mẫu ..................................................................................
6.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ..............................................................................

1
3
3
3
6
6
6
7
7
7
7
8
9
9


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................... 11
1.1. Một số vấn đề về du lịch ................................................................................
1.1.1. Khái niệm tài nguyên du lịch.......................................................................
1.1.2. Phân loại tài nguyên du lịch ........................................................................
1.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn .......................................................................
1.2. Du lịch kết hợp ..............................................................................................
1.2.1. Khái niệm du lịch kết hợp ...........................................................................
1.2.1. Một số loại hình du lịch kết hợp ở Việt Nam ...............................................
1.3. Tính cộng đồng ..............................................................................................
1.3.1. Khái niệm ...................................................................................................
1.3.2. Ý nghĩa trong du lịch ..................................................................................
1.4. Khái quát chung về các hình thức tín ngƣỡng ngƣời Kinh ............................
1.4.1. Thờ thần ở Đình ..........................................................................................
1.4.2. Phật Giáo ở Chùa ........................................................................................
1.4.3. Tịnh Độ Cƣ Sĩ – Hội quán...........................................................................
1.4.4. Cao Đài – Thánh thất ..................................................................................
1.5. Lễ hội tại các cơ sở tâm linh...........................................................................
1.5.1. Các lễ hội tiêu biểu......................................................................................
1.5.2. Hình thức hoạt động lễ hội tại các cơ sở tâm linh ........................................
1.5.3. Ý nghĩa của các lễ hội trong du lịch ............................................................

11
11
11
11
15
18
18

19
19
19
20
20
20
21
21
22
22
27
28

iv


1.6. Một số vấn đề về từ thiện ............................................................................... 29
1.6.1. Khái niệm về từ thiện .................................................................................. 29
1.6.2. Ý nghĩa trong du lịch .................................................................................. 31
Chƣơng 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN THẠNH TRỊ ............................. 33
2.1. Sơ lƣợc về huyện Thạnh Trị ........................................................................... 33
2.1.1. Lịch sử hình thành.......................................................................................
2.1.2. Vị trí địa lý..................................................................................................
2.1.3. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................
2.1.4. Điều kiện xã hội ..........................................................................................
2.1.5. Điều kiện kinh tế .........................................................................................
2.2. Khái quát về tài nguyên du lịch Thạnh Trị .....................................................
2.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn .......................................................................
2.2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên .........................................................................
2.2.3. Ẩm thực địa phƣơng ...................................................................................

2.2.4. Cơ sở lƣu trú ...............................................................................................
2.2.5. Doanh thu du lịch ........................................................................................
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thông tin chung đối tƣợng khảo sát ...............................................................
3.1.1. Đơn vị tâm linh ...........................................................................................
3.1.2. Thành phần .................................................................................................
3.1.3. Tuổi ...........................................................................................................
3.1.4. Giới tính......................................................................................................
3.1.5. Trình độ ......................................................................................................
3.1.6. Nghề nghiệp ................................................................................................
3.2. Hiện trạng lễ hội ............................................................................................
3.2.1. Các lễ hội và qui mô ...................................................................................
3.2.2. Thời gian lễ hội ...........................................................................................
3.2.3. Nội dung lễ hội ...........................................................................................
3.24. Khách tham gia lễ hội ..................................................................................
3.2.5. Nguồn kinh phí lễ hội ..................................................................................
3.3. Thực trạng về hoạt động từ thiện ....................................................................
3.3.1. Các hoạt động từ thiện nói chung ................................................................
3.3.2. Phòng thuốc từ thiện ...................................................................................
3.3.3. Khách tham gia từ thiện ..............................................................................
3.4. Vai trò của các hoạt động văn hóa đối với cộng đồng .....................................
3.4.1. Vai trò của lễ hội .........................................................................................
3.4.2. Vai trò của hoạt động từ thiện .....................................................................
3.5. Những thuận lợi trong quá trình hoạt động .....................................................

33
34
34
34
35

36
36
36
37
37
38
40
40
40
41
41
41
41
43
43
44
45
46
47
49
50
51
52
54
54
55
56

v



3.5.1. Điều kiện phát triển lễ hội ...........................................................................
3.5.2. Điều kiện phát triển từ thiện ........................................................................
3.6. Những khó khăn trong quá trình hoạt động ....................................................
3.6.1. Khó khăn của hoạt động nlễ hội ..................................................................
3.6.2. Khó khăn của hoạt động từ thiện .................................................................
3.7. Hiện trạng kết quả thực hiện các hoạt động văn hóa cộng đồng ......................
3.7.1. Hiện trạng kết quả thực hiện của lễ hội .......................................................
3.7.2. Hiện trạng trết quả thực hiện của từ thiện ....................................................

56
58
59
59
59
60
60
61

Chƣơng 4: ĐÁNH KHẢ NĂNG KHAI THÁC DU LỊCH KẾT HỢP VỚI CÁC HOẠT
ĐỘNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA NGƢỜI KINH TẠI CÁC CƠ SỞ TÂM
LINH TRONG DU LỊCH Ở HUYỆN THẠNH TRỊ
4.1. Tiềm năng khai thác du lịch kết hợp ............................................................... 64
4.2. Vai trò tƣơng tác các hoạt động văn hóa cộng đồng và du lịch ....................... 67
4.3. Hiện trạng du lịch kết hợp tại các cơ sở tâm linh ............................................ 69
Chƣơng 5: GIẢI PHÁP CHO CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA
NGƢỜI KINH TẠI CÁC CƠ SỞ TÂM LINH Ở HUYỆN THẠNH TRỊ TRONG
KHAI THÁC TRONG DU LỊCH
5.1. Giải pháp cho các hoạt động văn hóa cộng đồng ............................................
5.1.1. Giải pháp chung ..........................................................................................

5.1.2. Giải pháp riêng............................................................................................
5.2. Giải pháp cho khai thác phát triển du lịch ......................................................
5.2.1. Xây dựng các tour du lịch mang tính đặc thù riêng ......................................
5.2.2. Kêu gọi sự đầu tƣ cho địa phƣơng ...............................................................
5.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực ..............................................................................
PHẦN KẾT LUẬN...............................................................................................
1 Kết quả đạt đƣợc ...............................................................................................
2. Kiến nghị ..........................................................................................................
3. Hƣớng phát triển tiếp theo ................................................................................

71
71
73
74
75
75
75
74
77
78
79

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 80
PHẦN PHỤ LỤC ................................................................................................. 84

vi


TÌM HIỂU VAI TRÕ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC DU
LỊCH KẾT HỢP TẠI CÁC CƠ SỞ TÂM LINH CỦA NGƢỜI KINH Ở HUYỆN THẠNH TRỊ


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế
giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hóa dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của
sự chú ý. Vì văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa
con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Trong hai vấn đề tương tác mà tác giả đã
nêu thì sự tương tác giữa con người với xã hội là một trong những yếu tố cơ bản nhất
hình thành nên những giá trị văn hóa cộng đồng độc đáo cho xã hội. Nó bao gồm rất
nhiều yếu tố: yếu tố về văn hóa cộng đồng xã hội, về tâm linh xã hội, về giá trị đạo
đức tình người hay yếu tố về văn hóa nghệ thuật trong cuộc sống, những vấn đề liên
quan đến khai thác giá trị nhân văn xã hội, …chính những yếu tố ấy đã làm nên nét
đặc trưng khác biệt cho mỗi vùng miền. Bởi đây là những nguồn tài nguyên vô giá của
con người, nó thể hiện lên bao chất liệu tinh hoa mà con người đã đúc kết qua bao thế
hệ sống. Những nguồn tài nguyên này được phát huy hết giá trị của nó khi đưa vào
tham gia hoạt động du lịch (Trần Ngọc Thêm, 1955).
Bao giờ bản thân ngành du lịch cũng hướng đến hai nhiệm vụ: giới thiệu về đất
nước con người cho du khách và kinh doanh có lãi nhằm góp phần vào sự phát triển
kinh tế cho đất nước cũng như chính mình cũng như cho điểm du lịch. Đặt biệt, hiện
tại nhu cầu du lịch hướng về giá trị tâm linh, tín ngưỡng lễ hội kết hợp với những hoạt
động làm từ thiện, ở các cơ sở tâm linh các miền đồng bằng xa xôi đang rất hấp dẫn
khách du lịch (Nguyễn Chí Bền, 1999).
Theo luật di sản, trên cơ sở đề ra các điều luật nhằm bảo vệ các di sản văn hóa
phi vật thể, trong đó có nhấn mạnh: “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ
chức cá nhân tiến hành hoạt động, nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới
thiệu di sản văn hóa phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và làm
giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam” (Luật di sản,
2001).
Trong số đó có vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi mới được khai

khẩn trên dưới 300 năm nay, non trẻ nhất so với các vùng trên cả nước. ĐBSCL hội tụ
sự đa dạng nét văn hóa cộng đồng đặc trưng của vùng đất mới về: tâm linh, tín ngưỡng
lễ hội, các công tác từ thiện ở các ngôi đình, chùa, thánh thất. Đây không chỉ là những
hoạt động thường nhật của người dân địa phương trong cuộc sống mà còn là nguồn tài
nguyên du lịch quý giá từ chính những hoạt động văn hóa. Những hoạt động lễ hội
này vẫn còn mang đậm dấu ấn, bản sắc của văn hóa truyền thống địa phương, là nơi có

NGUYỄN THỊ THÖY VI (6086534)

1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VAI TRÕ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC DU
LỊCH KẾT HỢP TẠI CÁC CƠ SỞ TÂM LINH CỦA NGƢỜI KINH Ở HUYỆN THẠNH TRỊ

điều kiện tốt để kết hợp với những hoạt động làm từ thiện trong du lịch (Vũ Thống
Nhất, 2010)
Trong văn kiện quyết định “Đề án phát triển du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long
đến năm 2020” có nội dung: Phát triển du lịch dựa trên thế mạnh của từng khu vực,
từng địa bàn trong vùng, tạo sản phẩm đặc thù, độc đáo, tạo điểm đến đặc trưng khu
vực, mở ra khả năng kết nối sản phẩm nội vùng, liên vùng, liên quốc gia, tạo hiệu quả
kinh tế cao từ du lịch, góp phần cải thiện bộ mặt đô thị. Đẩy mạnh xã hội hóa phát
triển du lịch trong Vùng, khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng gắn du lịch với
xóa đói giảm nghèo, kêu gọi đầu tư xây dựng các dự án về du lịch có quy mô và chất
lượng quốc tế (Bộ văn hóa thể thao du lịch, 2012).
Điển hình cho các vấn đề nêu trên là những hoạt động văn hóa cộng đồng đình,
chùa, hội quán, thánh thất - cụm di tích cơ sở tâm linh của huyện Thạnh Trị - Sóc
Trăng. Một trong những huyện lỵ có thế mạnh về tiềm năng du lịch văn hóa cộng đồng

dân tộc Kinh. Tuy nhiên hiện tại thì những tiềm năng này chưa được khai thác phát
huy được hết những giá trị vốn có. Thế nên đầu tư khai thác, phát triển hình ảnh các
hoạt động văn hóa cộng đồng tại các cơ sở tâm linh vào trong du lịch là phương án tối
ưu giúp cho việc bảo tồn phát huy giá trị dân tộc được bền vững hơn đồng thời góp
phần xây dựng nên sản phẩm du lịch của vùng thêm đa dạng, đưa du khách đến gần
hơn với cộng đồng địa phương và hấp dẫn du khách hơn. Quan trọng hơn là góp phần
cải thiện, phát triển an sinh – xã hội của địa phương. Được biết đến những tiềm năng
chưa được khai thác cũng như những hiện trạng về hoạt động lễ hội trong du lịch của
địa phương, cùng những vấn đề quan trọng trong phát triển ngành du lịch kết hợp xây
dựng giá trị văn hóa cộng đồng đậm đà bản sắc dân tộc, là những lý do để tôi quyết
định chọn đề tài nghiên cứu về “Tìm hiểu vai trò các hoạt động văn hóa cộng đồng
và khả năng khai thác du lịch kết hợp tại các cơ sở tâm linh của người Kinh ở
huyện Thạnh Trị - tỉnh Sóc Trăng”.
Với mong muốn, từ đề tài sẽ góp phần xây dựng nét độc đáo đa dạng sản phẩm
du lịch – “Tour du lịch kết hợp; vui chơi lễ hội, tham gia các hoạt động từ thiện tại các
cơ sở tâm linh”, nhằm mục tiêu gìn giữ phát huy những giá trị về văn hóa trong cộng
đồng từ đây sẽ là cơ sở nhằm mục tiêu phát phát triển nền kinh tế cho địa phương theo
đúng phương chăm mà Đảng Nhà Nước đã đề ra trong vấn đề phát triển du lịch
ĐBSCL.

NGUYỄN THỊ THÖY VI (6086534)

2

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VAI TRÕ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC DU
LỊCH KẾT HỢP TẠI CÁC CƠ SỞ TÂM LINH CỦA NGƢỜI KINH Ở HUYỆN THẠNH TRỊ


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu 1: Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của các hoạt động văn hóa cộng đồng của người
Kinh tại các cơ sở tâm linh trong đời sống cư dân địa phương và trong
phát triển du lịch. Cụ thể là trên hai lĩnh vực; hoạt động lễ hội và hoạt
động làm từ thiện tại các cơ sở tâm linh ở huyện Thạnh Trị.
Mục tiêu 2: Phân tích, đánh giá vai trò của các hoạt động này đối với cộng đồng xã
họi. Bên cạnh đó phân tích những tiềm năng, hiện trạng khai thác du lịch
đối với các hoạt động này. Từ đó tìm ra những thế mạnh và thế yếu mà
các hoạt động lễ hội và hoạt động từ thiện tại các cơ sở tâm linh tác động
đến du lịch.
Mục tiêu 3: Đưa ra những phương pháp ý kiến đề xuất cụ thể với mục tiêu. Đựa trên
hai hoạt động văn hóa lễ hội và từ thiện vào liên kết, xây dựng các chương
trình du lịch đặc trưng phục vụ khách du lịch. Góp phần làm đa dạng, độc
đáo sản phẩm du lịch cũng như góp phần phát huy những giá trị văn hóa
cộng đồng tại địa phương.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là các lễ hội, các hoạt động từ thiện ở các cơ sở tâm linh
tín ngưỡng có thể khai thác phát triển tour du lịch kết hợp. Cụ thể trên các hệ thống cơ
sở tâm linh tiêu biểu: Thờ thần ở Đình, Phật Giáo ở Chùa, Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội
Việt Nam (TĐCSPHVN) – Hội quán, Cao Đài – Thánh thất.
Phạm vị nghiên cứu là các hoạt động lễ hội và hoạt động từ thiện ở các đình,
chùa, hội quán, thánh thất của người Kinh tại huyện Thạnh Trị.
4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Ông Phạm Phước Như, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL đã nêu cụ thể về
thực trạng du lịch ĐBSCL hiện nay như sau: Tiềm năng du lịch ĐBSCL thì rất lớn.
Tuy nhiên, do các tỉnh, thành trong khu vực còn nhiều khó khăn, hạn chế nên chưa
khai thác, phát huy hết thế mạnh. Khó khăn hiện tại là cả nước vẫn chưa có trường nào
đào tạo chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch. Đây là một hạn chế rất lớn không chỉ
đối với du lịch ĐBSCL mà còn của cả nước. Hầu hết các hoạt động quảng bá, xúc tiến
du lịch của các tỉnh đều tự tổ chức một cách tự phát, không được tổ chức một cách

khoa học, thiếu tính chuyên nghiệp. Chính vì vậy chưa truyền tải được thông điệp,
hình ảnh, thế mạnh của các địa phương đến với du khách trong và ngoài nước. Trong
khi đó, kinh phí dành cho quảng bá, xúc tiến du lịch rất khiêm tốn nên mỗi khi tham
gia các sự kiện phải vận động xã hội hóa từ các doanh nghiệp. Do đó, chỉ có những sự
kiện du lịch được tổ chức ở các thành phố lớn, có doanh nghiệp tham gia, còn ngược
lại được tổ chức ở các tỉnh lẻ, có rất ít doanh nghiệp có tiềm lực tài chính góp mặt.

NGUYỄN THỊ THÖY VI (6086534)

3

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VAI TRÕ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC DU
LỊCH KẾT HỢP TẠI CÁC CƠ SỞ TÂM LINH CỦA NGƢỜI KINH Ở HUYỆN THẠNH TRỊ

Đặc biệt, việc quảng bá, xúc tiến du lịch ở nước ngoài càng khó khăn hơn (Văn Lâm,
2011)
Phát biểu của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Lễ Khai trương Làng
Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam: Trong nhiều thập kỷ qua, nhất là từ khi thực
hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng thực hiện nhất quán
chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, tạo
mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; đồng thời, quan tâm chăm lo phát triển văn hóa,
khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước và luôn quan tâm giữ gìn, phát huy bản
sắc văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong cộng đồng các dân
tộc Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. Chiến lược phát triển Văn hóa đến
năm 2020, nhằm phát triển đồng bộ các lĩnh vực, trong đó tập trung vào xây dựng con

người Việt Nam phát triển toàn diện, có lối sống văn hóa và tích cực xây dựng môi
trường văn hóa; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, văn hóa các dân tộc thiểu
số; phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật; đẩy mạnh giao lưu văn hóa với thế giới;
xây dựng thể chế và thiết chế văn hóa. Xác định việc xây dựng và phát triển văn hóa là
sự nghiệp chung của toàn dân. Cùng với việc tăng cường đầu tư của Nhà nước, thúc
đẩy mạnh mẽ xã hội hóa các hoạt động văn hóa để huy động các nguồn lực cho phát
triển (Báo chính phủ, 2010).
Lễ hội là một nhu cầu sinh hoạt văn hoá của con người. Những năm gần đây số
lượng lễ hội trên địa bàn cả nước được tổ chức ngày một gia tăng. Nhiều lễ hội truyền
thống của các dân tộc được phục dựng. Một số lễ hội trước đây chỉ trong phạm vi làng
xã, nay được mở rộng có quy mô vùng miền. Một số lễ hội vùng miền được mở rộng
có quy mô quốc gia. Số lượng lễ hội do Nhà nước tổ chức cũng gia tăng, trong đó
nhiều lễ hội (festival) có tính quốc tế. Các phương tiện thông tin đại chúng tham gia
tích cực vào việc truyền thông quảng bá các giá trị của lễ hội. Số lượt người tham gia
sáng tạo, dịch vụ và hưởng thụ lễ hội cũng tăng lên. Hiện tượng này dẫn đến trong giới
quản lý và nghiên cứu văn hoá có những ý kiến đánh giá khác nhau, thậm chí đối lập
nhau. Có người cho rằng việc tổ chức lễ hội thời gian qua là tràn lan, gây lãng phí tiền
của, công sức, thời gian của Nhà nước và nhân dân và quy trách nhiệm thuộc về các cơ
quan quản lý nhà nước chậm hướng dẫn và thiếu kiên quyết trong chỉ đạo, xử lý. Thực
tế trên cho thấy cần có sự phân tích thấu đáo công tác tổ chức lễ hội cũng như các loại
hình lễ hội, để từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp, nâng cao chất lượng công tác quản
lý, tổ chức lễ hội (Nguyễn Hữu Thức, 2011).
Trong đó khi nói về việc làm từ thiện tại các cơ sở tâm linh thì có thể thấy là Đạo
Phật luôn đề cao lòng từ bi, nhân ái. Từ khi truyền vào Việt Nam, tinh thần cứu khổ
cứu nạn của đức Phật được phát huy rộng rãi ở một quốc gia bị nhiều cuộc chiến tranh
NGUYỄN THỊ THÖY VI (6086534)

4

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



TÌM HIỂU VAI TRÕ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC DU
LỊCH KẾT HỢP TẠI CÁC CƠ SỞ TÂM LINH CỦA NGƢỜI KINH Ở HUYỆN THẠNH TRỊ

tàn phá, thiên tai thường xuyên ập đến. Đây là nguyên nhân quan trọng giúp cho Phật
giáo gắn chặt và đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam qua những dặm dài lịch sử.
Ngày nay, Việt Nam là quốc gia đang phát triển và có nhiều thành tựu nổi bật
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tuy vậy, ngày càng
có nhiều vấn đề xã hội bức xúc nổi lên như tình trạng nhập cư ồ ạt vào các đô thị lớn,
môi trường bị tàn phá, nghèo đói và thất nghiệp ở nông thôn, bệnh dịch tái diễn liên
tục, tệ nạn xã hội phát triển mạnh, học sinh bỏ học, gia tăng khoảng cách giàu nghèo
và bất bình đẳng xã hội …Các vấn đề xã hội này đang trở thành thách thức cho nước ta
hướng đến sự phát triển bền vững. Như vậy, trước tình hình đó, Phật giáo có vai trò
quan trọng, góp phần hỗ trợ với nhà nước thực hiện tốt an sinh và đảm bảo công bằng
xã hội. Thiết nghĩ, đây còn là cơ duyên quan trọng để Phật giáo gắn chặt với sự phát
triển của dân tộc trước mắt và tương lai (Dương Hoàng Lộc, 2012).
Chia sẻ khó khăn, giúp đỡ người nghèo là đạo lý và là truyền thống tốt đẹp của dân
tộc ta. Trong những năm qua, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ và Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, các doanh nghiệp đã đóng góp tích cực vào việc ủng hộ, giúp đỡ
người nghèo, trong đó có phong trào xây dựng nhà "Đại đoàn kết”. Thay mặt Chính
phủ, tôi kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động giúp đỡ
người nghèo, cố gắng hàng năm mỗi doanh nghiệp tham gia đóng góp xây dựng ít nhất
một căn nhà "Đại đoàn kết" cho hộ nghèo.Chính phủ hoan nghênh và ghi nhận những
đóng góp tích cực của các doanh nghiệp vào công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm
nghèo và xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc (Việt Báo, 2012).
Phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái “Lá lành đùm lá rách” với
tinh thần “Nhường cơm sẻ áo”, Ủy ban MTTQ tỉnh Sóc Trăng kêu gọi các cơ quan, tổ
chức, các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh, kiều bào ở nước
ngoài tích cực tham gia đóng góp ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” với các hình thức

như: ủng hộ bằng tiền hoặc trực tiếp xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người nghèo… góp
phần thiết thực chăm lo cho người nghèo, đóng góp vào sự nghiệp xóa đói, giảm
nghèo, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đóng góp vào thành tựu chung
của tỉnh Sóc Trăng (Thạch Kim Sêng, 2010).
Hai yếu tố lễ hội và làm từ thiện đã được kết hợp làm nên một sản phẩm du lịch
kết hợp trong du lịch tâm linh. Mặc dù trên thực tế, du lịch tại các cơ sở tâm linh đã có
mặt từ lâu nhưng ý niệm về hình thức du lịch này thật ra còn mới mẻ đối với các Công
ty lữ hành cũng như đối với các cấp lãnh đạo ngành du lịch của Nhà nước. Tình trạng
này dẫn đến một số suy nghĩ và việc làm chưa tương hợp với nhu cầu phát triển du lịch
tại các cơ sở tâm linh trên cả nước nói chung, tại ĐBSCL nói riêng: Một là: Chưa đánh
giá đúng giá trị của nguồn tài nguyên này, không quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng
đối với những địa điểm tâm linh. Hai là: Chưa có một công trình nào nghiên cứu và
trình bày tường tận về các lễ hội và các hoạt động từ thiện tại các địa điểm du lịch tâm
NGUYỄN THỊ THÖY VI (6086534)

5

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VAI TRÕ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC DU
LỊCH KẾT HỢP TẠI CÁC CƠ SỞ TÂM LINH CỦA NGƢỜI KINH Ở HUYỆN THẠNH TRỊ

linh trên cả nước và tại ĐBSCL: Không phải là không có hoàn toàn các công trình này,
tuy nhiên nó chỉ xuất hiện rải rác và không đầy đủ trên một số ít sách địa chí của từng
địa phương và được viết theo nhãn quan chính trị chứ không phải với nhãn quan của
một nhà nghiên cứu tôn giáo và văn hóa dân gian để có thể phục vụ cho nhu cầu tâm
linh của khách du lịch, nhất là đối với khách du lịch nước ngoài. Ba là: Vì chánh
quyền ít quan tâm nên du lịch tại các cơ sở tâm linh này bị một số người lợi dụng dưới
hình thức “buôn thần bán thánh”: rất cần thiết xây dựng những công trình mang tính

quy mô và giá trị kiến trúc để tạo nên những công trình tín ngưỡng tâm linh có định
hướng phát triển du lịch tâm linh lâu dài nhưng phải nhận thức rõ tín những tâm linh
không chỉ đơn thuần là trị giá kinh phí đầu tư lớn hay giá trị kiến trúc mà phải thật sự
có nếp sinh hoạt về tín ngưỡng và tâm linh thì đây chính là cái hồn nếu ngược lại sẽ dễ
bị lợi dụng mua thần bán thánh. Bốn là: Ngành du lịch chưa có chuyên khoa đào tạo
nghiên cứu du lich
̣ tâm linh (Thích Minh Nhẫn, 2011).
Cụ thể việc kết hợp khai thác nguồn tài nguyên du lịch đưa khách du lịch xích
lại gần các hoạt động văn hóa cộng đồng ở Thạnh Trị nói riêng chưa được manh nha
phát triển. Số người biết đến các hoạt động văn hóa nơi đây chưa nhiều, các điểm tham
quan tiềm năng chưa được khai thác. Đặc biệt vấn đề đáng chú trọng phải nói đến đó
là yếu tố du lịch độc đáo hấp dẫn: các lễ hội, hoạt động từ thiện ở các cơ sở tâm linh
tín ngưỡng trên địa bàn huyện Thạnh Trị.
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
5.1. Quan điểm tổng hợp
Mỗi hoạt động văn hóa trong cộng đồng đều gắn bó chặt chẽ đặc trưng đến đạo
đức, tâm linh của cộng đồng cư dân ở các địa phương khác nhau. Do đó, mỗi hoạt
động đều mang giá trị ý nghĩa văn hóa riêng để có được những nét hấp dẫn thu hút du
lịch khác nhau. Vì vậy, về tổng thể thì mỗi một địa phương phải bảo tồn, tôn tạo, khai
thác hợp lí các giá trị đặc trưng sao để đảm bảo các giá trị văn hóa vẫn mang đậm nét
đặc trưng vốn có của địa phương.
5.2. Quan điểm lãnh thổ
Vận dụng quan điểm này vào việc nghiên đề tài chúng ta sẽ thấy được những
yếu tố khách quan trên lãnh thổ tác động đến hoạt động lễ hội. Cụ thể là khi nghiên
cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn huyện Thạnh Trị, tôi sẽ tìm thấy
được những nét đặc trưng nổi bật so với những địa phương khác. Từ đây tôi sẽ có
được cái nhìn cụ thể về những tiềm năng sẵn có cũng như thực trạng phát triển lễ hội
và từ thiện tại các cơ sở tâm linh ở địa phương để đưa ra những phương hướng, giải
pháp phù hợp cho việc quy hoạch, phát triển đưa hoạt động văn hóa cộng đồng đình
chùa vào trong du lịch một cách hiệu quả.


NGUYỄN THỊ THÖY VI (6086534)

6

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VAI TRÕ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC DU
LỊCH KẾT HỢP TẠI CÁC CƠ SỞ TÂM LINH CỦA NGƢỜI KINH Ở HUYỆN THẠNH TRỊ

5.3. Quan điểm lịch sử
Văn hoá dân tộc là bao gồm những giá trị do dân tộc đã sáng tạo ra trong lịch sử
vì vậy trước khi muốn nghiên cứu lịch sử của cái tổng thể thì nên nghiên cứu lịch sử
của từng giá trị trong cái tổng thể ấy. Đây là một trong những điểm quan trọng trong
quá trình nghiên cứu vì văn hóa bao gồm rất nhiều yếu tố trong đó có các lễ hội và
hoạt động từ thiện ở các cơ sở tâm linh tín ngưỡng của đề tài nghiên cứu. Trong quá
trình vận động của lịch sử thì những hoạt động này luôn có sự thay đổi, phát triển để
phù hợp với hoàn cảnh của từng giai đoạn. Chính vì vậy nên tôi vận dụng quan điểm
này vào nghiên cứu để thấy được mối quan hệ giữa quá khứ nguồn gốc xuất phát và
hoạt động hiện tại. Từ đó giúp tôi hiểu rõ hơn về chu kỳ sống của những nét văn hóa
này. Từ đó đi đến so sánh tìm ra những điểm khác biệt và tương đồng nhau. Điều này
giúp tôi đưa ra hướng phát triển sắp tới cho những hoạt động các lễ hội, hoạt động từ
thiện, phòng thuốc từ thiện ở các cơ sở tâm linh tín ngưỡng trên địa bàn huyện được
đúng đắn và phù hợp với thời gian (Đào Duy Anh, 1989).
5.4. Quan điểm viễn cảnh
Theo quy luật tồn tại thì các sự vật hiện tượng luôn biến đổi không ngừng theo
những chiều hướng khác nhau. Do vậy, tôi vận dụng quan điểm viễn cảnh vào nghiên
cứu để tìm ra hướng đi mới mẻ và phù hợp cho đề tài. Muốn cho những hoạt động văn
hóa này không bị mai một theo thời gian và càng phát triển vươn xa bền vững hơn theo

thời gian thì phải có định hướng cụ thể cho tương lai nhằm có được những giải pháp
sử dụng, khai thác hợp lý với tiềm năng vốn có đưa các hoạt động văn hóa ở địa
phương vào phát triển du lịch một cách có hiệu quả cao nhất.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong đề tài nghiên cứu này tôi sử dụng hai phương pháp nghiên cứu cơ bản:
6.1. Thu tập thông tin số liệu thứ cấp
Số liêụ thứ cấp là những thông tin được thu thập qua các nguồn khác nhau mục
đích sử dụng có thể khác với mục đích nghiên cứu của đề tài như:
- Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê.
- Các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trường đại học
- Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí
mang tính liên quan hay nguồn từ Internet,…
- Tài liệu giáo trình hoặc các ấn phẩm liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là các bài báo cáo hay luận văn
của các sinh viên khác (khóa trước) trong trường ở bộ môn LSĐLDL.

NGUYỄN THỊ THÖY VI (6086534)

7

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VAI TRÕ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC DU
LỊCH KẾT HỢP TẠI CÁC CƠ SỞ TÂM LINH CỦA NGƢỜI KINH Ở HUYỆN THẠNH TRỊ

6.2. Thu thập thông tin số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập từ phỏng vấn Nhóm và phỏng vấn cá nhân bằng
bảng câu hỏi - questionnaires. Đây cũng là nguồn số liệu chủ yếu của đề tài. Điều tra
phỏng vấn Nhóm: dùng bảng câu hỏi gợi ý (check list).

-

Đối tượng: Đề tài thực hiện thu thập thông tin hai nhóm đối tượng chính;
nhóm ban quản trị (BQT) của các cơ sở tâm linh trên địa bàn huyện Thạnh
Trị và đối tượng khách là các đối tượng đang tham gia các hoạt động văn
hóa cộng đồng tại cơ sở tâm linh.

-

Phỏng vấn cá thể: trên cơ sở dựa vào nguồn thông tin tư liệu sơ cấp kết hợp
với phỏng vấn Nhóm hình thành bộ câu hỏi (questionnaires) dùng để điều
tra phỏng vấn cá nhân.

Số liệu sơ cấp được thu thập từ phỏng vấn Nhóm và phỏng vấn cá nhân bằng
bảng câu hỏi (questionnaires). Đây cũng là nguồn số liệu chủ yếu của đề tài.
Phỏng vấn Nhóm (Group discusssion) còn gọi là phỏng vấn chuyên gia hay
phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ yếu là một dạng của phỏng vấn bán cấu trúc
(Semi - Structured interviews - SSI) nhằm mục đích thu thập những hiểu biết đặc biệt
về một lĩnh vực cụ thể nào đó. Các nhóm có thể trả lời các câu hỏi về kiến thức và
hành vi của người khác và đặc biệt về hành vi của các hệ thống (chủ đề, vấn đề) rộng
hơn. Trong nghiên cứu này, phỏng vấn được thực hiện với nhóm BQT những người
trực tiếp giảm sát, tổ chức các hoạt động văn hóa này nên có nhiều sự am hiểu về vấn
đề để cung cấp thông tin khảo sát. Bên cạnh đó nhóm còn cung cấp thêm các thông tin
về những thuận lợi và khó khăn trong công tác hoạt động của các hình thức này trong
thời gian qua. Bảng câu hỏi phỏng vấn đối tượng BQT bao gồm 34 câu hỏi.
Bảng câu hỏi phỏng vấn cá nhân (questionnaires); Bảng khách được thiết kế
với số lượng là 24 câu hỏi, được xây dựng để thu thập tất cả các thông tin liên quan
phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Bảng câu hỏi được thiết kế theo hình thức likert scales,
dạng câu hỏi này được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1932 bởi Rensis Likert. Mỗi câu
hỏi được chia theo thang điểm 5 (1. thấp nhất/không đồng tình; 2. ít đồng tình; 3. khá

đồng tình; 4. đồng tình; 5. cao nhất/rất đồng tình ) để đánh giá mức độ đồng tình hay
nhận định về một nội dung nào đó. hay 1. rất ít hấp dẫn đến mức 5. rất hấp dẫn/cao
nhất để đánh giá khả năng hấp dẫn du lịch. Được phỏng vấn theo hình thức phỏng vấn
trực tiếp.

NGUYỄN THỊ THÖY VI (6086534)

8

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VAI TRÕ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC DU
LỊCH KẾT HỢP TẠI CÁC CƠ SỞ TÂM LINH CỦA NGƢỜI KINH Ở HUYỆN THẠNH TRỊ

6.3. Phƣơng pháp chọn mẫu
Dựa trên nguồn số liệu thứ cấp “Danh sách cơ sở tín ngưỡng dân gian trên địa
bàn huyện Thạnh Trị”. Từ đó chọn lọc một số đơn vị tiêu biểu lên danh sách cụ thể về
số lượng mẫu cho từng đối tượng ở từng cơ sở tâm linh trên địa bàn huyện. Tuy nhiên
trong quá trình tiếp cận thông tin khảo sát có lấy thêm thông tin ở một số cơ sở tâm
linh trên địa bàn huyện Ngã Năm, vì theo thực tế thì các hệ thống cơ sở tâm linh của
hai huyện Thạnh Trị và Ngã Năm có những mối liên hệ chặt chẽ với nhau do huyện
Ngã Năm trước đây thuộc hệ thống của huyện Thạnh Trị và mới được tách riêng vài
năm trở lại đây.
6.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu
Từ các số liệu thu được, các phần mềm thống kê như Excel, SPSS được sử
dụng để phân tích. Sử dụng công cụ phân tích là thống kê mô tả. Thống kê mô tả được
sử dụng để thống kê mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ phỏng
vấn cá nhân bằng bảng câu hỏi như hiện trạng về lễ hội, hiện trạng về hoạt động từ
thiện, đánh giá về các mức độ thuận lợi, khó khăn trong các hoạt động văn hóa cộng

đồng này tại các cơ sở tâm linh của huyện Thạnh Trị.

NGUYỄN THỊ THÖY VI (6086534)

9

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VAI TRÕ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC DU
LỊCH KẾT HỢP TẠI CÁC CƠ SỞ TÂM LINH CỦA NGƢỜI KINH Ở HUYỆN THẠNH TRỊ

Bảng 3.1: Thống kê số phiếu thu thập thông tin theo từng hệ thống tâm linh
TT
1

2

Số phiếu phát ra

Số phiếu thu vào

BQT

KHÁCH

BQT

KHÁCH


(13)

(27)

(13)

(27)

Đình Thần Phú Lộc

8

21

8

21

Đình Thần Xa Mau

5

6

5

6

Chùa thuộc GHPGVN


(12)

(14)

(11)

(13)

Chùa Lộc Hòa

1

2

1

2

Chùa Giác Hương

4

3

3

3

7
(21)


9
(19)

7

8

(20)

(17)

Hưng Lộc Tự

7

5

7

5

Hưng Giác Tự

7

7

6


5

Hưng Bình Tự

7

7

7

7

(4)

(5)

(4)

(5)

Điện thờ Phật Mẫu

3

5

3

5


Thánh thất Minh Tiên

1

-

1

-

50

65

48

62

Hệ thống tâm linh
Đình Thần

Chùa Bửu Sơn
3

4

Hội quán - TĐCSPHVN

Thánh thất


Tổng

Hình thức phỏng vấn là phỏng vấn trực tiếp trên từng cá nhân.

NGUYỄN THỊ THÖY VI (6086534)

10

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VAI TRÕ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC DU
LỊCH KẾT HỢP TẠI CÁC CƠ SỞ TÂM LINH CỦA NGƢỜI KINH Ở HUYỆN THẠNH TRỊ

PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH
1.1.1. Khái niệm tài nguyên du lịch
Có nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau của các chuyên gia trong và ngoài
nước về tài nguyên du lịch. Ở đây tôi xin đưa ra hai khái niệm cơ bản để tham khảo.
Theo Khoản 4 ( Điều 4, chương 1) Luật du lịch Việt Nam năm 2005 quy định:“
TNDL là cảnh quan tự nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao
động sáng tạo của con người và các giá trị văn hóa khác có thể được sử dụng nhằm
đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch,
tuýến du lịch, đô thị du lịch.”
Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999): “TNDL là cảnh quan tự nhiên, di tích
lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người
và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu
tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”.

1.1.2. Phân loại tài nguyên du lịch
Theo khoản 1 (Điều 13) Luật du lịch Việt Nam năm 2005 qui định: “Tài
nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang
được khai thác và chưa được khai thác”
1.3.3. Tài nguyên du lịch nhân văn
1.3.3.1. Khái niệm chung
Theo khoản 1 (Điều 13) Luật du lịch Việt Nam năm 2005 qui định: “Tài
nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân
gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo
của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục
vụ mục đích du lịch”.

NGUYỄN THỊ THÖY VI (6086534)

11

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VAI TRÕ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC DU
LỊCH KẾT HỢP TẠI CÁC CƠ SỞ TÂM LINH CỦA NGƢỜI KINH Ở HUYỆN THẠNH TRỊ

1.3.3.2. Các dạng tài nguyên du lịch nhân văn
- Lễ hội
Lễ hội là một hình thức văn hoá đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của một dân
tộc.
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động
vất vả, hoặc là một dịp mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước
hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân.
- Du lịch chữa bệnh

Du khách đi du lịch do nhu cầu điều trị các loại bệnh tật về thể xác và tinh thần
nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, ví dụ:
+ Chữa bệnh bằng khí hậu (thay đổi vùng khí hậu).
+ Chữa bệnh bằng phương pháp thủy lý như: tắm nước nóng, bùn khoáng, tắm
biển.
+ Chữa bệnh bằng các phương pháp y học cổ truyền như: bằng thuốc nam,
châm cứu, bấm nguyệt.
- Di tích lịch sử văn hóa
Các di tích lịch sử văn hoá là những công trình được tạo ra bởi tập thể hoặc cá
nhân con người trong quá trình sáng tạo lịch sử, hoạt động văn hoá. Văn hoá bao gồm:
văn hoá vật chất, văn hoá xã hội và văn hoá tinh thần.
Ở Việt Nam theo pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử và danh lam thắng
cảnh, công bố ngàý 4 tháng 4 năm 1984 được quy định:
“Di tích lịch sử văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các
tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như văn hoá khác, hoặc liên
quan đến các sự kiện lịch sử, qua trình phát triển văn hoá – xã hội”.
- Các di tích khảo cổ
Di tích khảo cổ hay còn gọi là “Di chỉ khảo cổ” là những địa điểm ẩn dấu một
bộ phận giá trị văn hoá nghệ thuật về thời kỳ lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự,
vào thời gian nào đó trong lịch sử cổ đại.
- Các di tích lịch sử
Di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa quyết định hướng phát
triển của đất nước, địa phương.
+ Di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược

NGUYỄN THỊ THÖY VI (6086534)

12

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



TÌM HIỂU VAI TRÕ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC DU
LỊCH KẾT HỢP TẠI CÁC CƠ SỞ TÂM LINH CỦA NGƢỜI KINH Ở HUYỆN THẠNH TRỊ

+ Di tích ghi dấu kỉ niệm
+ Di tích ghi dấu vinh quang trong lao động
+ Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc phong kiến
- Các di tích văn hóa
Là các di tích gắn với các công trình kiến trúc, có giá trị nên còn gọi là di tích kiến
trúc nghệ thuật. Nó chứa đựng giá trị kiến trúc và giá trị văn hoá tinh thần.
- Các danh lam thắng cảnh
Nơi cảnh đẹp có chùa nổi tiếng. Tại đây không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên mà còn có
giá trị nhân văn sâu sắc. Danh thắng thường chứa đựng giá trị nhiều loại di tích lịch sử
văn hoá.
- Các bảo tàng
Bảo tàng là nơi lưu giữ các tài sản văn hoá dân tộc, truyền thụ tri thức chấn
hưng tinh hoa truyền thống.
- Các nghề và làng nghề thủ công truyền thống
Thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động. Thể hiện những tư duy triết học,
những tâm tư tình cảm của con người. Nước ta là nước có nhiều nghề thủ công truyền
thống: chạm khắc đá, nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, nghề mây
tre đan, nghề dệt… mỗi nghề đều có lịch sử phát triển lâu dài và khá độc đáo.
- Các đối tƣợng du lịch gắn với dân tộc học
Là những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá phong tục tập quán,
hoạt động sản xuất với những sắc thái riêng của các dân tộc.
Những tập tục riêng về cư trú, về tổ chức xã hội, về sinh hoạt, trang phục và ẩm
thực, về ca múa nhạc…
- Các đối tƣợng văn hoá thể thao hay những hoạt động có tính sự kiện
Các trung tâm khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn, các bảo tàng…

Những hoạt động mang tính sự kiện như các giải trí thể thao lớn, các cuộc triển lãm
những thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, các liên hoan phim ảnh quốc tế, ca
nhạc quốc tế, dân tộc, các lễ hội điển hình.
1.1.4. Các loại hình du lịch
Theo Trần Văn Thông căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách, ông phân
loại các loại hình du lịch như sau:

NGUYỄN THỊ THÖY VI (6086534)

13

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VAI TRÕ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC DU
LỊCH KẾT HỢP TẠI CÁC CƠ SỞ TÂM LINH CỦA NGƢỜI KINH Ở HUYỆN THẠNH TRỊ

1.1.4.1. Du lịch nghỉ ngơi giải trí
Nhu cầu của du khách là nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi thể lực và tinh thần, đưa lại
sự thư giản, sản khoái.
1.1.4.2. Du lịch thể thao
Loại hình du lịch thể thao được chia làm hai loại:
- Du lịch thể thao chủ động
Bao gồm các chuyến đi du lịch và lưu trú để khách tham gia trực tiếp vào các
hoạt động thể thao.
- Du lịch thể thao bịđộng
Là chuyến đi du lịch của khách để xem các cuộc thi đấu thể thao, thế vận hội.
1.1.4.3. Du lịch công vụ
Mục đích là thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó (tham dự hội
thi, hội thảo, kỷ niệm các ngày lễ lớn). Thành phần chính bao gồm những người đại

diện cho một giai cấp, Đảng phái, quốc gia, một hãng kinh doanh hay một công ty.
1.1.4.4. Du lịch tôn giáo
Loại hình du lịch này nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt là những người
theo đạo tôn giáo (Thiên chúa Giáo, Đạo Phật, Đạo Hồi, Nho Giáo, Hồi Giáo, Cơ Đốc
Giáo,…). Cơ bản chia ra làm hai loại:
- Du khách đi thăm nhà thờ, đền, đình, chùa vào các ngày lễ hội.
- Các cuộc hành hương của các Tín đồ theo đạo.
1.1.4.5. Du lịch thăm hỏi
Loại hình du lịch này được nảy sinh do nhu cầu giao tiếp xã hội nhằm mục đích
thăm hỏi bà con, họ hàng, bạn bè thân quen ở những nước và vùng khác.
1.1.4.6. Du lịch quá cảnh
Loại hình này nảy sinh do nhu cầu du khách đi qua một lãnh thổ của một nước
nào đó trong một thời gian ngắn để đi đến một nước khác.
Trên là những loại hình cơ bản trong hoạt động du lịch. Tuy nhiên trên nền tảng
đó ngày nay đã xuất hiện một loại hình du lịch khá tổng hợp, độc đáo và có ý nghĩa.
Đó là loại hình du lịch kết hợp, điển là hình thức kết hợp vừa đi du lịch lễ hội vừa
tham gia các phong trào hoạt động từ thiện hướng đến cộng đồng như: làm từ thiện,
tham gia phòng thuốc từ thiện tại các điểm du lịch đình chùa. Do vậy trên cơ sở này có
thể khái quát về du lịch kết hợp như sau:

NGUYỄN THỊ THÖY VI (6086534)

14

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VAI TRÕ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC DU
LỊCH KẾT HỢP TẠI CÁC CƠ SỞ TÂM LINH CỦA NGƢỜI KINH Ở HUYỆN THẠNH TRỊ


1.1.4.7. Du lịch kết hợp
Là loại hình du lịch kết hợp tham quan, thăm viếng, tìm hiểu khám phá,...trong
đó lại liên kết với mục đích khác có thể là một chương trình teambuding hay những
hoạt động làm từ thiện,.. Bởi vậy các đoàn khách của tour du lịch kết hợp thường rất
đông và có tâm lý dễ chịu hơn. Du lịch kết hợp mang ý nghĩa rất lớn là loại hình du
lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho bản thân địa phương được khách chọn đến và để
lại ấn tượng đẹp, ý nghĩa cho du khách.
1.2. DU LỊCH KẾT HỢP
1.2.1. Khái niệm
Tour du lịch còn được gọi là chương trình du lịch.
Theo luật du lịch Việt Nam: Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá
bán chương trình đã được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát
đến điểm kết thúc chuyến đi (Tổng cục du lịch, 2009).
Theo Quy định về dịch vụ lữ hành trọn gói của EU (Liên minh Châu Âu) và Hội
lữ hành Vương quốc Anh: Chương trình du lịch là sự kết hợp được sắp xếp từ trước
của ít nhất hai trong số các dịch vụ nơi ăn ở, các dịch vụ khác sinh ra từ dịch vụ giao
thông, nơi ăn ở và nó được bán với mức giá gộp. Thời gian của chương trình nhiều
hơn 24 giờ (Trương Thị Kim Thủy, 2009).
Theo David Wright: Chương trình du lịch là các dịch vụ trong lộ trình du lịch
thông thường bao gồm giao thông vận tải, nơi ăn ở, sự di chuyển và tham quan ở một
hoặc nhiều hơn các quốc gia, vùng lãnh thỗ hay thành phố. Sự phục vụ này được đăng
kí đầy đủ hoặc hợp đồng trước với một doanh nghiệp lữ hành. Khách du lịch phải
thanh toán đầy đủ trước khi các dịch vụ được thực hiện (Trương Thị Kim Thủy, 2009).
Tour du lịch kết hợp là chương trình đi du lịch tham quan, như các tour du lịch
khác. Song song du lịch còn kết hợp thêm các tổ chức các hoạt động theo động cơ nhu
cầu của du khách.
Ngày nay có rất nhiều tour du lịch kết hợp: du lịch kết hợp lễ hội, từ thiện, du
lịch kết hợp mua sắm, du lịch kết hợp chương trình làm tình nguyện hay khám chữa
bệnh,…
1.2.1.1. Du lịch kết hợp lễ hội ở Việt Nam

Theo Hồ Ngọc Thạch, 2012 có nhận định về loại hình du lịch này như sau : Có
thể nói, lễ hội là một kho tàng văn hoá, nơi lưu giữ những tín ngưỡng, tôn giáo, những
sinh hoạt văn hoá văn nghệ, nơi phản ánh tâm thức con người Việt Nam một cách
trung thực. Nhìn chung, lễ hội dân tộc Việt Nam gồm hai bộ phận: lễ hội truyền thống
cúng đình và lễ hội dân gian, tôn giáo. Với lễ hội dân gian, đây là nơi lưu giữ nhiều tín

NGUYỄN THỊ THÖY VI (6086534)

15

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VAI TRÕ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC DU
LỊCH KẾT HỢP TẠI CÁC CƠ SỞ TÂM LINH CỦA NGƢỜI KINH Ở HUYỆN THẠNH TRỊ

ngưỡng dân gian. Tín ngưỡng của lễ hội dân gian Việt Nam được biểu hiện dưới nhiều
dạng như thờ cúng thần hoàng, thờ mẫu, thờ cúng tổ tiên, thờ cúng tổ nghề… Ngoài
ra, các tín ngưỡng dân gian còn tiềm ẩn các trò diễn như tín ngưỡng thờ mặt trời, mặt
trăng, thần nước… Sự tiềm ẩn đó khiến chúng ta khó nhận diện các tín ngưỡng cổ xưa
ấy. Cùng với tín ngưỡng, nhiều lễ hội còn gắn với phật giáo, thiên chúa giáo. Lễ hội
truyền thống còn lưu giữ nhiều sinh hoạt văn hoá văn nghệ đặc sắc. Nơi mở hội nhiều
khi là những danh lam thắng cảnh, một môi trường giàu tính văn hoá. Chính địa điểm
mở hội đáp ứng các tiêu chuẩn một điểm du lịch.
Với ngành du lịch, lễ hội là một sản phẩm văn hoá đặc biệt. Ngành Du lịch càng
phát triển, càng gắn kết với lễ hội truyền thống. Tự thân ngành Du lịch trong bước
đường phát triển của mình tự tìm đến với loại sản phẩm văn hoá đặc biệt này. Đưa
khách đến với lễ hôi truyền thống là nhằm để giới thiệu đất nước, con người Việt Nam
hôm qua, hôm nay là giới thiệu các giá trị về văn hoá, tín ngưỡng của lễ hội, tính dân
tộc và tính phổ quát của lễ hội. Trong di sản văn hoá của các thế hệ trước để lại, lễ hội

dân tộc có tác dụng hữu hiệu với ngành du lịch không chỉ hôm nay mà cả ngày mai ở
cả hai mặt: giới thiệu đất nước, con người và kinh doanh.
Khai thác, giới thiệu những lễ hội dân tộc biến nó thành người bạn đồng hành
trong cuộc sống hôm nay là công việc của ngành du lịch. Về cả phương diện giới thiệu
bản sắc văn hoá dân tộc lẫn phương diện kinh doanh, Ngành rất cần một thái độ khoa
học, đúng hướng, sự hỗ trợ của các nhà văn hoá. Lễ hội dân tộc luôn có sức hấp dẫn và
thu hút du khách. Bởi đó là thế giới tâm linh của con người.
Các lễ hội dù có qui mô lớn nhỏ khác nhau- Có lễ hội diễn ra trên địa bàn rộng
và có lễ hội chỉ bó gọn trong một địa phương nhỏ hẹp. Điều này rõ ràng ảnh hưởng
đến hoạt động du lịch và khả năng khai thác thu hút khách du lịch. Các lễ hội thường
được tổ chức tại những di tích lịch sử - văn hóa. Điều đó cho phép khai thác tốt hơn cả
di tích lẫn lễ hội vào mục đích du lịch. Di tích và lễ hội là hai loại hình hoạt động văn
hóa sóng đôi và đan xen ở nước ta. Lễ hội gắn với di tích. Lễ hội không tách rời di
tích. Có thể nói di tích là dấu hiệu truyền thống được đọng lại, kết tinh lại ở dạng
cứng, còn lễ hội là cái hồn và nó được chuyển tải, truyền thông đến xã hội ở dạng
mềm. Khách du lịch thường có nhu cầu tham gia các lễ hội. Do họ nhận thấy được một
sự hòa đồng mãnh liệt, say mê nhập cuộc. Những hội hè như vậy gắn chặt vào kết cấu
của đời sống khu vực hay quốc gia và chính tại đây tình cảm cộng đồng, sự hiểu biết
về dân tộc được bộc lộ mạnh mẽ (Nguyễn Minh Tuệ 1996).

NGUYỄN THỊ THÖY VI (6086534)

16

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VAI TRÕ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC DU
LỊCH KẾT HỢP TẠI CÁC CƠ SỞ TÂM LINH CỦA NGƢỜI KINH Ở HUYỆN THẠNH TRỊ


1.2.1.2. Xu hướng du lịch kết hợp làm từ thiện ở Việt Nam
Là chương trình gắn kết tạo điều kiện thuận lợi cho những du khách vừa kết
hợp tham quan những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp của đất nước, vừa giành thời
gian để trải nghiệm những địa danh vùng sâu, vùng xa có điều kiện khó khăn - đây
cũng là cơ hội để du khách du lịch có thể đóng góp một phần nhỏ vật chất và tinh thần
giúp đỡ cho các mảnh đời khó khăn bất hạnh bằng các hoạt động thiện nguyện tạo ra
nhiều hiệu ứng tích cực trong cộng đồng (Bảo Châu, 2012).
Theo Thảo Nguyên (2011), Du lịch làm từ thiện đã có từ nhiều năm qua nhưng
chủ yếu mang tính tự phát và hội nhóm. Tuy nhiên đến nay, sản phẩm này đang được
khai thác khá mạnh, mang nhiều ý nghĩa nhân văn trong hoạt động kinh doanh của các
công ty lữ hành. Tour thiện nguyện đối với các nước không xa lạ, ngược lại còn khá
phổ biến. Trong thời gian qua nhiều đoàn khách quốc tế đến Việt Nam để xây nhà, xây
trường, phát triển các hoạt động cộng đồng dành cho người già, trẻ em và nạn nhân
chất độc da cam là dẫn chứng. Còn tại Việt Nam, với tour từ thiện đúng nghĩa bao gồm
các hoạt động từ thiện, kết hợp tham quan chỉ mới xuất hiện gần đây, do hoạt động từ
thiện được nhiều người quan tâm và sự tiếp sức của các chương trình truyền hình
hướng đến đồng bào nghèo cả nước đã dấy lên phong trào cả nước làm từ thiện, hướng
đến cuộc sống người dân và trẻ em ở những vùng đặc biệt khó khăn.
Các tour được triển khai thường là tặng quà như quần áo, sách vở; vui chơi với
trẻ em vùng nông thôn, miền núi, tình nguyện viên dọn rác ở những vùng sinh thái bị ô
nhiễm, sơn trường, sửa trường, lát gạch lớp học, làm lại cổng trường. Mặc dù phải lặn
lội, chịu không ít nỗi khổ nhưng hầu hết người chọn lựa tour từ thiện đều rất vui và
hạnh phúc, vì chuyến du lịch của họ không chỉ để hưởng thụ mà đã có thêm sự chia sẻ
khó khăn với cộng đồng. Du khách chọn tour này thường đến từ Australia, Mỹ, Nhật
Bản, Singapore... và đông nhất là học sinh, sinh viên. Đây là nhu cầu có thật và rất
được du khách quan tâm bởi chuyến du lịch không đơn thuần là sự cảm nhận vẻ đẹp
của những vùng đất mới mà tại những điểm đến ấy còn có dấu ấn đầy ý nghĩa của
những hành động vì cộng đồng. Du khách có thể đóng góp một phần nhỏ vật chất và
tinh thần giúp các em bé ở vùng cao có được tấm áo ấm và bữa cơm tươm tất hơn.
Đây là một sân chơi, một loại hình tour mà ý nghĩa và người thụ hưởng hướng

đến sau cùng chính là những đối tượng cần giúp đỡ trong xã hội. Hành trình của tour
sẽ khó khăn hơn vì đặc thù phải tìm kiếm những điểm đến xa xôi, hẻo lánh, đôi lúc khá
vất vả và khó khăn về các dịch vụ tại chỗ. Tuy nhiên nếu du khách cùng đồng hành và
vượt qua trở ngại này thì đó là điều tuyệt vời nhất. Du lịch từ thiện là nhánh du lịch
tương đối mới nhưng có rất nhiều tiềm năng, không phải ở góc độ lợi nhuận mang về
cho doanh nghiệp lữ hành mà vấn đề lớn hơn chính là cơ hội để doanh nghiệp lữ hành
đầu tư lại cho cộng đồng. Nói theo một cách khác thì đây chính là sự tiệm cận với

NGUYỄN THỊ THÖY VI (6086534)

17

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


×