Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tổng Hợp Các Bệnh Nghề Nghiệp Thường Gặp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.31 KB, 33 trang )

BỆNH BỤI PHỔI.
Bệnh bụi phổi – Silic. Đây là bệnh nguy hiểm và thường gặp nhất. Đó là tình trạng xơ
hóa phổi lan tỏa do người lao động hít thở phải bụi có hàm lượng silic tự do cao
(Si02). Silic chiếm tới 25% bề mặt vỏ trái đất và được phân phối rộng rãi trong tự
nhiên. Môi trường gây bệnh gặp ở tất cả các công việc có tiếp xúc với bụi silic tự do,
chủ yếu là: khoan, đập, khai thác quặng đá, sản xuất và sử dụng các loại đá mài, bột
đánh bóng, chế tạo thủy tinh, đồ sành sứ, đồ gốm, gạch chịu lửa và các sản phẩm có
chứa silic tự do khác… Bệnh tiến triển thành mạn tính do sự xâm nhập và tồn đọng
của bụi chứa silic tự do ở dạng tinh thể. Sau khi ngừng tiếp xúc với bụi này, bệnh vẫn
tiếp tục tiến triển, không hồi phục, gây các biến chứng như suy hô hấp, tăng nguy cơ
nhiễm khuẩn, lao tại phổi, gây tràn khí phế mạc, hoại tử vô khuẩn, viêm phế quản
mạn, xơ hóa phổi. Biểu hiện của bệnh phổi silic là khó thở khi gắng sức, đau tức
ngực (lúc này bệnh đã phát triển và có biến chứng). Do chưa có thuốc điều trị hiệu
quả nên bệnh nhân thường chỉ được điều trị triệu chứng và tập luyện phục hồi chức
năng hô hấp.
Bệnh bụi phổi Amiăng. Amiăng là một hợp chất gồm silicat, sắt, ma-giê, nhôm, kẽm.
Những công việc tiếp xúc nhiều với amiăng như: khoan đập phá, khai thác quặng có
amiăng; chải sợi, kéo sợi, dệt vải amiăng may áo cách nhiệt, làm thùng cách nhiệt
cho nồi hơi, làm vật liệu cách âm, chế tạo doăng amiăng và cao su, xi măng amiăng,
tấm lợp amiăng... Các triệu chứng của người mắc bệnh bụi amiăng là: khó thở khi
gắng sức, đau ngực, cử động lồng ngực bị hạn chế. Bệnh có thể diễn tiến theo hướng
xơ hóa phổi, tổn thương màng phổi lành tính, u ác tính. Người mắc bệnh bụi phổi
amiăng có nguy cơ cao bị ung thư phế quản, ung thư biểu mô, các biến chứng thiểu
năng tim, suy tim không hồi phục. Hiện cũng chưa có phương pháp điều trị khỏi hoặc
hạn chế sự tiến triển của bệnh. Điều trị triệu chứng chủ yếu bằng các loại thuốc
corticostéroid, thuốc long đờm, thuốc giảm ho, tập luyện phục hồi chức năng.
Bệnh bụi phổi bông. Bệnh xuất hiện do tiếp xúc với bụi bông, bụi gai, bụi đay, vượt quá
giới hạn cho phép (1mg/m3 trung bình lấy mẫu 8 giờ). Thời gian tiếp xúc với nghề
nghiệp thường trên 5 năm. Bệnh thường gặp ở các công nhân làm việc trong các nhà
máy sử dụng hoặc sản xuất các sợi bông, đay, gai như se sợi, dệt vải, dệt bao bì, tiếp
xúc lâu năm với bụi thảo mộc... Bệnh gây những tổn thương về bộ máy hô hấp ở giai


đoạn sớm. Người bệnh có biểu hiện tức ngực vào ngày lao động đầu tiên sau kỳ nghỉ
cuối tuần. Về sau, triệu chứng này kéo dài sang các ngày khác trong tuần nhưng nhẹ
dần vào những ngày cuối tuần. Ở giai đoạn cuối, biểu hiện lâm sàng giống với viêm
phế quản mạn nên rất khó phân biệt bệnh có nguyên nhân nghề nghiệp hay không.

1


Để điều trị, cần dùng thuốc kháng histamin để làm giảm tác hại bụi bông đối với
phổi, hít thở khí dung thuốc giãn phế quản.
Bệnh viêm phế quản mạn tính. Bệnh do tiếp xúc nghề nghiệp với các loại bụi, nồng độ
bụi vượt quá giới hạn tối đa cho phép, hoặc phải tiếp xúc với các hơi, khí độc như
SO2, H2S... có trong môi trường với thời gian khoảng 3 năm. Bệnh có triệu chứng:
phế quản tăng tiết gây ho, khạc đờm suốt trên ba tháng mỗi năm và kéo dài trên hai
năm. Bệnh gây ra suy giảm chức năng hô hấp, có thể phát hiện ra qua đo chức năng
phổi.
Hen phế quản nghề nghiệp. Đây là bệnh hen phế quản mà nguyên nhân được gây ra bởi
toàn bộ hoặc một phần các tác nhân ở nơi làm việc. Nguyên nhân chính gây bệnh là
do các công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên. Các tác nhân
gây bệnh thường gặp ở các công nhân làm việc trong môi trường chăn nuôi, thí
nghiệm labo, các nhà máy sản xuất hóa chất, xà phòng, thuốc lá, nhựa, cao su, làm đồ
chơi, đồ gốm, thợ in hay ở các nông trường chè, cafe, nhà máy chế biến gỗ, công
nghiệp hóa dược... Bệnh tiến triển rất phức tạp và còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng,
thường xuất hiện ở những công nhân đã có tiền sử mắc bệnh hen hoặc những công
nhân có cơ địa dị ứng. Với những người có cơ địa dị ứng, khi ngừng tiếp xúc trong
môi trường lao động có yếu tố dị nguyên, triệu chứng hen cũng mất dần. Bởi vậy
người lao động đã xác định hen nghề nghiệp nên ngừng tiếp xúc với môi trường có
yếu tố khởi phát.
Nguyên tắc kiểm tra bụi:
-Phải đo nồng độ bụi trong nhiều giai đoạn điển hình của qtsx

-Phải đo kkhí xung quanh vùng thở của nlđ.
-Đánh giá hiệu quả của hệ thống thông gió, khí bụi và hơi khí độc.
Đại cương về BBPB. Là tình trạng bệnh lý của đường hô hấp với biểu hiện khó thở cấp
tính, kèm theo ho, tức ngực vào một hoặc nhiều ngày trong tuần làm việc và lâu ngày
dẫn đến hội chứng tắc nghẽn do hít thở bụi bông, gai, lanh, đay… (còn gọi là bệnh
hen của thợ dệt, bệnh sốt ngày thứ hai hay bệnh khó thở tức ngực ngày thứ hai).
Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp (BBPBNN) đặc hiệu do bông, lanh, gai, đay nói
chung có bệnh sử nghèo nàn, hình ảnh X quang không đặc hiệu, không có biến đổi
bệnh lý ở phổi.

2


1.1.

Lâm sàng.Bệnh bụi phổi bông là một bệnh mãn tính đường hô hấp, diễn tiến
qua 2 giai đoạn như sau:

Giai đoạn sớm.Trong giai đoạn này triệu chứng chủ yếu đặc trưng là tức ngực. Đặc điểm
của triệu chứng này là xuất hiện vào ngày lao động đầu tiên sau ngày nghỉ cuối tuần.
Tức ngực có thể kéo dài suốt cả ngày lao động đầu tiên này, và hết triệu chứng khi ra
khỏi vị trí lao động. Tuy vậy trong quá trình phát triển của bệnh, về sau ngoài triệu
chứng tức ngực sẽ xuất hiện khó thở và không chỉ xuất hiện các triệu chứng trên vào
ngày đầu của lao động, các triệu chứng này còn kéo dài sang các ngày khác nữa và có
thể hết cả tuần lao động. Trong quá trình bệnh tiến triển nặng dần, người công nhân
có biểu hiện bệnh các ngày trong tuần, kể cả khi chuyển nghề không tiếp xúc với bụi
nữa.
Giai đoạn muộn.Ở giai đoạn muộn, bệnh biểu hiện giống bệnh viêm phế quản mạn tính,
giãn phế nang không do nghề nghiệp (nếu không khai thác tiền sử). Ho, khô mồm,
mệt mỏi, nhức đầu, đặc biệt là sốt rất đặc trưng do đó, có tác giả gọi BBPB là bệnh

sốt ngày thứ hai. Giai đoạn này gây ra tình trạng khó thở, chủ yếu khó thở ra, tức
ngực xuất hiện có tính chất thường trực. Kèm theo có thể có ho, khạc đờm. Khi gắng
sức tình trạng trên càng biểu hiện rõ rệt. Bệnh nhân luôn cảm giác như thiếu không
khí. Các triệu chứng tương tự như bệnh phổi phế quản mãn tính. Tình trạng suy hô
hấp theo thời gian cứ một tăng lên khiến khả năng lao động bị suy giảm rõ rệt.Nếu
bệnh kéo dài trên 10 năm, thường dẫn đến suy hô hấp không hồi phục với bệnh cảnh
lâm sàng là giãn phế quản - phế nang.
Đối tượng chẩn đoán. Những người được xét xác định bụi phổi bông phải thực sự lao
động ở môi trường có bụi bông, gai, đay với nồng độ vượt quá giới hạn cho phép
(1mg/m3KK) và phải có thời gian tiếp xúc nghề nghiệp trên 5 năm.
Lâm sàng.Dựa chủ yếu vào hội chứng (ngày thứ 2).
Thể C1: Tức ngực và khó thở vào ngày lao động đầu tiên trong các tuần.
Thể C2: Tức ngực và khó thở vào ngày lao động đầu tiên và các ngày khác trong tuần.
Tiến triển, tiên lượng.Trong quá trình làm việc tiếp xúc với bụi, nếu trên lâm sàng xuất
hiện các hội chứng (ngày thứ 2) ở mức độ C1/2 hoặc C1, nếu được chuyển công việc
thì bệnh có thể ổn định (hết các triệu chứng) trong 1 vài tuần hoặc 1 tháng. Nếu tiếp
tục làm việc bệnh sẽ tiến triển dần đến mức độ ngày càng nặng hơn với những cơn ho
mạnh, có khạc đờm, khó thở và lâu dài sẽ suy hô hấp nặng và suy tim.

3


Dự phòng và điều trị. Dự phòng: Kiểm soát nồng độ bụi trong môi trường lao động Điều trị: Chủ yếu là điều trị triệu chứng bằng các thuốc giãn phế quản và kháng
Histamin- Không có thuốc điều trị đặc hiệu- Có thể điều trị ổn định trong các giai
đoạn sớm C1/2 – C1 có thể cả C2.Ở giai đoạn nặng hơn điều trị chỉ có thể làm giảm
các triệu chứng tạm thời. Khi đã bị bệnh tâm phế mãn, điều trị như bệnh lý này về
mặt nội khoa.
Một số công tác khắc phục BBPB tại công ty dệt may HÒA THỌ.
Là một doanh nghiệp có quy mô lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng, Công ty Hòa Thọ luôn được đánh giá là doanh nghiệp không chỉ ổn

định, tăng trưởng trong sản xuất kinh doanh mà còn làm tốt công tác bảo vệ môi
trường, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.Tại khâu kéo sợi có hệ thống
điều hoà không khí, trạm lạnh và phòng tách lọc bụi bông riêng biệt nhằm hạn chế
sinh nhiệt và bụi bông trong gian máy. Ngoài ra, công ty còn lắp đặt thêm các quả
cầu hút nhiệt trực tiếp, đưa hệ thống phun sương di động vào phục vụ các gian máy
bông chải.Đối nhà máy sợi, khi dự án nhà máy 11.000 cọc sợi đưa vào hoạt động từ
năm 2000 đến nay, cường độ lao động đối với công nhân không chỉ giảm mà môi
trường làm việc cũng cải thiện rất nhiều. Việc đầu tư các thiết bị hạn chế sinh nhiệt,
hệ thống điều không thông gió, đặc biệt khi công ty đưa vào sử dụng các thiết bị
phun sương di động, trạm lạnh lọc bụi 20 lần/giờ và phòng tách lọc bông bụi riêng
biệt đã khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường công nghiệp - vốn là căn bệnh
cố hữu của ngành dệt may lâu nay.
ECGONOMI TRONG SX.
1. Khái niệm về Ecgonomi.
“Ecgonomi được hiểu là môn khoa học liên ngành nghiên cứu tổng hợp sự thích ứng
giữa phương tiện kỹ thuật và môi trường lao động với khả năng của con người về giải
phẫu, sinh lý, tâm lý nhằm đảm bảo cho lao động có hiệu quả nhất, đồng thời bảo vệ sức
khoẻ, an toàn và tiện nghi cho con người”.
Ecgônômi tập trung vào sự thích ứng của máy móc, công cụ với người điều khiển
nhờ vào việc thiết kế, tuyển chọn và huấn luyện. Ecgônômi tập trung vào việc tối ưu hoá
môi trường xung quanh thích hợp với con người và sự thích nghi của con người với điều
kiện môi trường. Ecgônômi coi cả hai yếu tố bảo vệ sức khoẻ ngưòi lao động và năng
suất lao động quan trọng như nhau.

4


Lợi ích.
-Đảm bảo sự an toàn, giảm mức tổn thương, bệnh tật của người lao động.
-Bớt được một phần chi phí đền bù cho doanh nghiệp.

-Tăng sự hài lòng, thỏa mãn của người lao động, tạo được niềm tin, gắn bó với tổ chức
=> hết lòng, chuyên tâm phục vụ trong quá trình lao động => hạn chế tối đa lỗi của
người lao động, giảm tỉ lệ hàng hư, phế phẩm => năng suất lao động, hiệu quả công việc
được nâng cao.
-Áp dụng Ecgonomi trong quá trình thiết kế, sản xuất tạo thuận tiện cho người lao động
trong làm việc.giảm bớt nguy cơ về tai nạn trong lao động.
-Giảm tỉ lệ luân phiên công nhân và số ngày nghỉ việc.
-Góp phần cải thiện quan hệ lao động, giữa người sử dụng lao động với người lao động.
-Giảm những tổn thất cho thiết bị.
Mục đích:
Sức khỏe:Ecgonomi đặc biệt quan tâm tới sức khỏe của con người. nhà nước và DN có
những chương trình chăm sóc sức khỏe cho người lao động cũng chính là đảm bảo sức
sản xuất của xã hội và DN
Thuận tiện và an toàn:Thuận tiện là sự phù hợp của các phương tiện, điều kiện lao động
với khả năng của con người, có tác động động viên tới quá trình tâm sinh lí, hạn chế mệt
mỏi, thúc đẩy khả năng làm việc lâu dài. An toàn là yêu cầu hàng đầu cho mỗi sản phẩm,
an toàn cho thiết bị sản xuất, cho người sử dụng lao động và đặc biệt là người lao động.
Hiệu quả kinh tế:Ecgonomi là ngành khoa học ứng dụng, hiệu quả của nó được thể hiện
qua các chỉ số về năng suất, chất lượng trong mỗi hoạt động của con người. ứng dụng
ecgonomi trong việc hợp tác hóa các thao tác lao động, bố trí vị trí hợp lí trong lao động,
hợp tác hóa các nhân công…, giảm phế phẩm, tăng năng suất, giảm tai nạn lao động, hạ
giá thành sản phẩm …
Nhiệm vụ của Ecgonomi trong thiết kế, sản xuất.Với tư cách là ngành kỹ thuật,
Ecgônômi hướng tới giải quỵết các vấn đề thực tiễn của công thuật - công nghệ.
Ecgônômi kỹ thuật tập trung vào thiết kế công việc, thiết kế hệ thống người - máy, thiết
kế vị trí làm việc, thiết kế môi trường làm việc, thiết kế giao diện (trao đổi thông tin giữa
người và máy) và thiết kế chế độ làm việc ,nhằm:
-

Gắn bó vói mục tiêu bảo vệ con người.

Nâng cao hiệu quả hoạt động.
Xem xét tổng thể trong hệ thống N- M-MT
Coi con ngưòi là một thành phần cùng hệ thống.
Xem xét tận căn nguyên nguy cơ từ yếu tố con người.Biện pháp loại trừ sớm nguy

5


Nhân trắc học Ecgonomi với chỗ làm việc.
Trong Ecgônômi người ta thường nhấn mạnh tới khái niệm nhân trắc học Ecgônômi
tức là quan tâm tới sự khác biệt về chủng tộc và nhân chủng học khi nhập khẩu hay
chuyển giao công nghệ của nước ngoài.-->Trong quá trình nhập khẩu hay chuyển giao
công nghệ giữa các nước cần chú ý tới sự khác biệt về nhân trắc học, tránh những hậu
quả xấu. vd: người việt nam nhỏ bé phải làm việc với các máy móc, thiết bị nhập khẩu từ
các nước châu âu với thiết kế cho những người to lớn, vì vậy trong quá trình làm việc
người lao động sẽ gặp rất nhiều bất tiện và thực hiện những thao tác sẽ rất chậm và thiếu
chính xác. Vì vậy nhân trắc học Ecgonomi với mục đích nghiên cứu những tương quan
của người lao động với yêu cầu đặt ra là đảm bảo sự thuận tiện nhất cho người lao động
làm việc đảm bảo sức khỏe, đồng thời đạt năng suất cao nhất.
Tác động của nhân trắc học ecgonomi với nơi làm việc.
Người lao động nước ta đa phần phải làm việc với máy móc được chuyển giao công
nghệ từ nước ngoài đa phần là từ phương tây các máy móc này đương nhiên phù hợp với
kích thước cũng như thể trạng của họ. nhưng thể trạng của người phương tây hiều cao
của nam và nữ giới trung bình trên 170cm trong khi chiều cao trung bình của nam nước
ta chỉ 162cm và nữ 158cm thi khi làm việc người lao đông luôn phải cố hết sức trong
từng thao tác gây mệt mỏi chán nản,thiếu chính xác. Đây cũng là một nguyên nhân gây
bệnh cũng như tai nạn lao động. Hậu quả: Người lao động phải làm việc trong tư thế gò
bó, ngồi đứng trong thời gian dài, thường bị đau lưng, đau cổ và căng thẳng cơ bắp. hiện
tượng chói lòa do chiếu ánh sáng không tốt làm giảm hiệu quả công việc, gây mệt mỏi về
thị giác và thần kinh, tạo nên tâm lí khó chịu.

Những nguyên tắc Ecgonomi trong thiết kế hệ thống lao động. (SGK/47)
Nhân trắc học có tính đến không gian chiếm chỗ, đặc biệt trong thiết kế áp dụng 3
nguyên tắc vàng sau:



Khi thiết kế những kích thước liên quan đến vùng với tới: lấy theo ngưỡng người
thấp 5%;
Khi thiết kế không gian choán chỗ: lấy theo ngưỡng người lớn 95%;



Kết hợp chặt chẻ khả năng điều chỉnh nếu có thể.



Mối liên quan giữa Ecgonomi với những ngành khác.
Ecgonomi là ngành khoa học liên ngành, sử dụng những thành tựu của nhiều ngành khoa
học khác nhau, như: khoa học tự nhiên( toán, lí, hóa), khoa học kĩ thuật chuyên ngành (y
học, cơ khí, xây dựng, thông gió, chiếu ánh sáng…), tới các ngành khoa học kinh tế - xã

6


hội( tổ chức lao động, luật , chính sách xã hội..). nó có sự phối hợp nhịp nhàng, tương
tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành nhằm đạt mục tiêu cuối cùng bảo vệ an toàn cho
người lao động và đồng thời nâng cao năng suất tối đa.
Những tổn thất hạn chế khi doanh nghiệp không áp dụng Ecgonomi
- Người lao động sẽ phải làm việc trong môi trường và điều kiện làm việc mà họ luôn
cảm thấy không được an toàn thì tâm lí làm việc cũng sẽ không tốt, các thao tác thực

hiện chậm, thiếu chính xác => sản phẩm bị lỗi sẽ nhiều, đầu ra hay sản phẩm đạt yêu cầu
sẽ bị giảm sút, thời gian trống sẽ nhiều lên => ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả, cũng
như chất lượng sản phẩm => vốn sản xuất và những chi phí phát sinh sẽ tăng lên , lợi
nhuận công ty sẽ giảm.
Sẽ phải chi nhiều cho tiền mua nguyên liệu, y tế, bởi tỉ lệ tai nạn trong lao động,
bệnh tật, chi phí đền bù sẽ tăng lên.
Số lao động nghỉ ốm cũng sẽ tăng dần.
Chất lượng lao động không đảm bảo cho hoạt động sản xuất.
Quan hệ lao động trở nên căng thẳng.
Người lao động không yên tâm phục vụ trong tổ chức, không tạo được động lực,
niềm tin cho họ => giảm đi sự gắn bó của người lao động với tổ chức.
Máy móc thiết bị nhanh hỏng hơn, vì chưa có sự thiết kế hợp lí với người lao động
=> tăng chi phí của tổ chức.
 Một số bệnh thường gặp ở người lao động:
Rối loạn cơ - xương nghề nghiệp. Rối loạn gân (xiêm gân, xiêm gân xoay cổ tay...)RL
thần kinh ngoại hiên (HC ống xươug trụ, Hc ống khối xương cổ tay...)RLTK vận mạch
(HC rung động;cánh tay Raynauds...)RL cơ (viêm u xơ cơ, ỵiêm đa cơ...)RL khớp/bao
khớp (xiêm hao hoạt dich, viêm mủ màng hoạt dịch...)
GIẢI PHÁP:
 Về phía nhà nước.
-Cần có những chính sách khuyến khích phát triển, áp dụng những thành tựu khoa học kĩ
thuât, công nghệ mới vào cuộc sống hàng ngày và đặc biệt là trong thiết kế, sản xuất,
nhằm tạo nên sự phù hợp giữa người lao động với máy móc, thiết bị, ngăn chặn những tai
nạn trong hoạt động sản xuất tại các doanh nghiệp.
-Cần có những chế tài nghiêm khắc đối với những doanh nghiệp, cá nhân không có tuân
thủ theo những quy định trong an toàn lao động và gây nên những tai nạn lao động đáng
tiếc trong hoạt động sản xuất của tổ chức.
-Cần có những chính sách ưu tiên _ đào tạo để áp dụng những tiến bộ Ecgonimi, khoa
học- kĩ thuật vào hoạt động sản xuất đạt hiệu quả tối ưu nhất .


7


-Xây dựng trung tâm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động với xu hướng tăng cường thực
hành trên cơ sở lí thuyêt được tiếp thu ở những buổi tập huấn. bởi theo Trưởng Cục
An toàn lao động cho thấy 62% người lao động và chủ sử dụng lao động chưa được huấn
luyện về AT-VSLĐ.
-Đào tạo an toàn vệ sinh lao động: Cơ sở mong muốn các cán bộ của mình hiểu rõ hơn và
nắm vững kiến thức về an toàn vệ sinh lao động để có thể nhanh chóng hoà nhập với môi
trường cơ sở.
-Khuyến khích và thường xuyên mở những cuộc hội thảo với sự tham gia của những
chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất về vấn đề “ đảm bảo an toàn trong sản xuất
và nâng cao năng suất lao động”, cùng với những nhân viên thiết kế, kĩ thật tại các doanh
nghiệp để họ có thêm nhiều kiến thức về an toàn để vận dụng trực tiếp trong tổ chức của
mình.
-Cung cấp những kiến thức cơ bản về an toàn vệ sinh lao động, văn bản pháp lý liên quan
đến an toàn vệ sinh lao động, hướng dẫn cách triển khai thực hiện công tác an toàn vệ
sinh lao động trong tổ chức doanh nghiệp triển khai tới người lao động.
-Nhà nước cần mở rộng hơn nữa hệ thống đào tạo Ecgonomi trong việc đưa vào giảng
dạy tại các trường cao đẳng, đai học, trên đại học.
-Hàng năm nhà nước phải thu thập và tổng kết lại những vụ tai nạn lao động xảy ra để có
những biện pháp khắc phục và giảm tình trạng đó kịp thời.
-Tăng cường chức năng thanh tra, kiểm soát đột xuất tại các doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp _ người sử dụng lao động.
- Thường xuyên cập nhật những thành tựu khoa học kĩ thuật, Ecgonomi vào trong hoạt
động của doanh nghiệp.
- Luôn tuân thủ những quy định , văn bản của pháp luật về an toàn trong lao động mà
nhà nước đưa ra. Xem sức khỏe, sự an toàn của người lao động lên hàng đầu.
- Các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất nên liên kết chặt chễ với nhau hơn nữa để cùng tổ

chức những cuộc nghiêm cứu về Ecogonomi và ứng dụng nhiều hơn nữa vào trong thực
tế doanh nghiệp của mình.
- Khi thiết kế hay áp dụng những máy móc, thiết bị sản xuất phải chú ý và quan tâm tới
sự phù hợp giữa người lao động với thiết bị đó, đảm bảo sự an toàn tối đa nhất cho người
lao động. như:
+ Thiết kế vị trí công việc theo 3 nguyên tắc : dễ với, khủya tay và dễ phân biệt .
+ an toàn máy móc:
+ Mua máy móc, thiết bị sản xuất đảm bảo an toàn.
+ Che chắn và cảnh báo những bộ phận máy móc nguy hiểm cho người lao động biết.
+ Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc.
+ Đảm bảo hệ thống an toàn trong doanh nghiệp.
- Môi trường làm việc và các phúc lợi phải đảm bảo, đạt tiêu chuẩn của nhà nước
quy định.

8


- Hàng năm nên tổ chức, cử những nhân viên ưu tú đi học thêm về Ecgonomi về áp
dụng trong doanh nghiệp.
- Nên tổ chức thường xuyên các buổi tập huấn cho người lao động về Ecgonomi để
họ hiểu hơn và tự bảo vệ sức khỏe, an toàn tốt nhất. đặc biệt là những đợt mua máy móc,
thiết bị mới nhập khẩu.
- Luôn chủ động đề ra phương án và cách thức phòng ngừa đề rủi ro trong hoạt
động sản xuất.
- Phải tổng hợp những con số “ rủi ro” trong sản xuất để ban lãnh đạo tổ chức có
những biện pháp thiết thực nhằm giảm dần tỉ lệ tai nạn cho người lao động.
- Biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người lao động để nhanh chóng khắc phục
những hạn chế đó.

Về phía người lao động.

- Tham gia đầy đủ những buổi tập huấn mà doanh nghiệp tổ chức.
- Nâng cao ý thức trong lao động và việc bảo vệ sức khỏe, sự an toàn của bản thân.
- Trong khi làm việc phải tập trung, hạn chế tối thiểu những ảnh hưởng của các yếu
tố khách quan.
- Khi cảm thấy có vấn đề gì bất ổn ở máy móc, thiết bị phải báo ngay cho bộ phận
kĩ thuật để khắc phục.
KIẾN NGHỊ: Tại các doanh nghiệp nên có chương trình thường xuyên giám sát các vị
trí lao động có nhiều yếu tố môi trường không bảo đảm TCVSCP và chương trình gián
sát sức khỏe cho những người thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ độc hại.
Các biện pháp cụ thể:
• Tăng cường hoạt động của hệ thống thông gió để bảo đảm sự thóang mát trong các
bộ phận sản xuất
• Tăng cường thêm hệ thống đèn chiếu sáng
• Doanh nghiệp nên trang bị nút tai chống ồn cho người lao động làm việc ở các vị
trí có cường độ tiếng ồn quá cao vượt TCVSCP .
• Cần thiết lập một hành lang pháp lý trong nghiên cứu - đào tạo và cơ chế ứng dụng
Ecgonomi đem lại nhiều hiệu quả không chỉ về môi trường, sức khỏe cho người lao
động, mà đặc biệt là hiệu quả kinh tế như tăng năng suất lao động, giảm tổn thất cho
thiết bị.
• Nâng cao sự hiểu biết, quan tâm của các cấp quản lý có liên quan để đưa
Ecgonomi vào chương trình đào tạo, có cơ chế khuyến khích đến bắt buộc ứng dụng
Ecgonomi với các đối tượng có liên quan.

9


• Cần thiết phải thành lập hội, chi hội Ecgonomi Việt Nam, có thể là hội độc lập
hoặc nằm trong Hội Khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động Việt Nam nhằm thúc
đẩy hơn nữa việc nghiên cứu, ứng dụng Ecgonomi tại VN.
PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

Khái niệm về cháy (SGK/168)
Sự cháy là quá trình chính của đám cháy, tức là không có sự cháy thì cũng không có đám
cháy. Sự cháy là quá trình chuyển hóa các chất và vật liệu cháy thành các sản phẩm cháy
hoặc nói cách khác đó là phản ứng oxy hóa giữa các chất cháy và oxy có trong không khí.
Một đặc trưng rất rõ của đám cháy là chúng phát triển một cách tự do cho đến khi nó đạt
giá trị cực đại, và nếu khả năng cháy hoàn toàn của đám cháy bị hạn chế thì sẽ sinh ra
nhiều sản phẩm cháy không hoàn toàn.
Khái niệm nổ. (SGK/170)
Sự nổ chính là hiện tượng cháy cực nhanh. Nổ là một quá trình chuyển hóa cực nhanh
(vài phần chục hoặc vài phần trăm giây) về mặt lý học và hóa học của các chất hoặc hỗn
hợp của chúng có tỏa ra năng lương rất lớn. Năng lượng này sẽ nén sản phẩm nổ và môi
trường xung quanh tạo nên sự thay đổi rất mạnh về áp suất. Nó có thế xảy ra khi có sự
phân hủy về mặt lý học hoặc về mặt hóa học của các chất, do có sự cháy nhanh các hỗn
hợp khí hơi bụi và nguy hiểm nổ. Có 2 hiện tượng nổ:
-Nổ lý học là những trường hợp nổ do áp suất trong một thể tích tăng lên quá cao làm cho
vỏ thể tích không thể chịu nổi nên gây ra hiện tượng nổ vỡ.
-Nổ hóa học là hiện tượng xảy ra rất nhanh ( có đủ 3 yếu tố của sự cháy) tỏa hơi nhiều,
khí sinh ra áp suất lớn, không khí đột ngột giãn nở gây ra tiếng nổ tức là thiết bị bị phá vỡ
tại điểm yếu nhất.
Nguyên nhân gây cháy, nổ.
-Không thận trọng khi sử dụng lửa do: Bố trí dây truyền sản xuất có lửa như hàn
điện, hàn hơi, lò đốt, sấy, nung, lò nấu chảy( trong các công nghệ đúc, hấp vật liệu xây
dựng, gia công chế biến gỗ, nhựa…) ở môi trường không an toàn cháy( nổ) hoặc ở gần
nơi có vật liệu( chất) cháy dưới khoảng cách an toàn./ Dùng lửa để kiểm tra sự rò rỉ hơi
khí cháy hoặc xem xét các chất lỏng cháy ở trong thiết bị, đường ống, bình chứa./ Bỏ
không theo dõi các thiết bị sử dụng hơi đốt với ngọn lửa quá to làm bốc tạt lửa ra cháy
những vật xung quanh, hoặc ủ các lò không cẩn thận./ Hong, sấy các vật liệu, đồ dùng
trên các bếp than, bếp điện./ Ném, vứt tàn diêm, thuốc lá cháy dở vào nơi có vật liệu cháy
hoặc nơi cấm lửa./ Đốt củi, nương rẫy làm cháy rừng và lan sang các công trình khác./
Do đốt pháo, trẻ em nghịch lửa… Nguyên nhân cháy do khi thao tác cắt, tiện, phay,

bào… do ma sát va chập biến cơ năng thành nhiệt năng. Dùng que hàn sắt cậy nắp thùng
xăng gây phát sinh tia lửa lam xăng bốc cháy
-Sử dụng, dữ trữ, bảo quản nguyên nhiên vật liệu không đúng do:

10


Các chất khí, lỏng cháy, các chất rắn có khả năng tự cháy trong không khí( phốt pho
khí…không chứa đựng trong bình kín)/Xếp đặt lẫn lộn hoặc quá gần nhau giữa các chất
có khả năng gây phản ứng hóa học tỏa nhiệt khi tiếp xúc/ Bố trí, xếp đặt các bình chứa
khí ở gần những nơi có nhiệt độ cao ( bếp, lò) hoặc phơi ngoài nắng to có thể gây nổ,
cháy/Vôi sống để nơi ẩm ướt, hắt, dột bị nóng lên đến nhiệt độ cao gây cháy các vật tiếp
xúc.
-Cháy xảy ra do điện chiếm tỷ lệ khá cao trong sản xuất và sinh hoạt, do: Sử dụng thiết bị
điện quá tải: thiết bị không đúng với điện áp quy định, chọn tiết diện dây dẫn, cầu chì
không đúng với công suất phụ tải, ngắt mạch do chập điện. Khi thiết bị quá tải thiết bị đốt
quá nóng làm bốc cháy hỗn hợp cháy bên trong, cháy chất cách điện, vỏ bị nóng quá làm
cháy bụi bám vào hoặc cháy vật tiếp xúc/Do các mối nối dây, ổ cắm, cầu dao…tiếp xúc
kém, phát sinh tia lửa điện trong môi trường cháy nổ.
-Cháy xảy ra do tĩnh điện: Tĩnh điện có thể phát sinh do đai truyền ma sát lên bánh quay
khi chuyển rót, vận chuyển các chất lỏng không dẫn điện trong các thùng, ống bằng kim
loại bị cách ly với đất, khi vận chuyển các hỗn hợp bụi, không khí trong đường ống…Để
hạn chế tĩnh điện người ta phải đùng các biện pháp như: ô tô chở xăng phải có dây xích
thả quệt xuống đất.
-Cháy xảy ra do sét đánh: Sét đánh vào các công trình, nhà cửa không được bảo vệ chống
sét làm bốc cháy nếu như nhà làm bằng vật liệu cháy hoặc làm cháy vật liệu cháy chứa
trong nó.
-Cháy xảy ra do lưu giữ, bảo quản các chất có khả năng tự cháy không đúng qui định
Nguyên nhân cháy này là do khi lưu giữ, bảo quản các chất tự cháy không đúng qui định
gây ra hiện tượng tỏa nhiệt, phản ứng từ các chất trên như: Các chất có nguồn gốc là thực

vật( rơm, rạ, mùn cưa…); dầu mỡ động thực vật, đặc biệt khi chúng ngấm vào vật liệu
xốp cháy được như vải, dẻ lau; các loại than bùn, than nâu, than gỗ mới và nhiều chất
khác như bụi kẽm, bụi nhôm, hợp chất kim loại hữu cơ, phốtpho trắng…là các chất có
khả năng tự cháy trong không khí khi gặp điều kiện thích hợp. Các chất cháy do tiếp xúc
với nước như kim loại kiềm (natri, kali) cacbuacanxi, hidrosunfixnatri, khi đó sẽ tạo
thành những khí cháy. Các chất hóa học tự cháy khi trộn với nhau như: các chất ôxi hóa
dưới dạng khí, lỏng và rắn(ôxi nén, haloit, axitnitric…) hoặc nhiều trường hợp gây tự
cháy các chất hữu cơ khi tiếp xúc với chúng.
-Cháy xảy ra do tàn lửa, đốm lửa Nguyên nhân cháy này do tàn lửa hoặc tàn lửa bắn vào
từ các trạm năng lượng lưu động, các phương tiện giao thông( đầu máy xe lửa, ô tô…) và
từ các đám cháy lân cận.
-Cháy do các nguyên nhân khác:Trong những điều kiện thuận lợi như: con người khi hút
thuốc ném tàn thuốc ra môi trường; ném các phế thải như mảnh chai… dưới tác động của
ánh nắng mặt trời chúng tạo ra các thấu kính; khi sử dụng các chất có men và đổ ra môi

11


trường, trong quá trình lên men phát sinh nhiệt độ cao…đó là những nguyên nhân rất dễ
gây ra các đám cháy.
VÍ DỤ: Vụ hoả hoạn ITC (ITC viết tắt của International Trade Center, nghĩa:
Trung tâm Thương mại Quốc tế) tại thành phố Hồ Chí Minh xảy ra vào 29/10/2002 đã
làm thiêu rụi phần lớn toà nhà và làm chấn động dư luận. Nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn
chiều 29/10/2002 là khi hàn các bulong định vị trên trần, thợ hàn để vảy xỉ nhiệt độ
khoảng 1.700 độ C bắn vào xốp cách âm (có thể bắt cháy từ nhiệt độ 300 độ C) gây cháy
lan nhanh và cháy lớn. Sau khi đám cháy lan rộng, thợ hàn không kiểm soát được đám
cháy, đã đóng cửa phòng xảy ra cháy và để mặc cho đám cháy tiếp tục phát triển. Hậu
quả Vụ hỏa hoạn cướp đi sinh mạng 60 người, làm 70 người khác bị thương. Thiệt hại tài
sản hơn 32 tỷ đồng.
BIỆN PHÁP

Biện pháp kỷ thuật, công nghệ
-Thay thế các khâu sản xuất nguy hiểm bằng những khâu ít nguy hiểm hơn
-Cơ khi hóa tự động hóa, liên tục hóa các quá trình nguy hiểm, các quá trình quan trọng
nếu xét thấy cần thiết để đảm bảo an toàn-Thiết bị phải đảm bảo kín. Tại các chỗ nối,
tháo rót, nạp vào của thiết bị cần phải kín để hạn chế hơi, khí cháy ra khu vực sản xuất.
-Nếu quá trình sản xuất đòi hỏi phải dùng dung môi, trong điều kiện có thể nên chọn
dung môi khó bay hơi, khó cháy thay cho dung môi dễ bay hơi, dễ cháy.
-Dùng thêm các phụ da trơ, các chất ức chế, các chất chống nổ để giảm tính cháy nổ của
hỗn hợp cháy. Thực hiện các khâu kỹ thuật nguy hiểm về cháy, nổ trong môi trường khí
trơ, trong điều kiện chân không.
-Cách ly hoặc đặt các thiết bị hay công đoạn dễ cháy nổ ra một khu vực xa các thiết bị.
Công đoạn khác. Đặt chúng ở những nơi thoáng gió hoặc đặt hẳn ra ngoài trời.
-Loại trừ mọi khả năng phát sinh ra mồi lửa tại những chỗ sản xuất có liên quan đến các
chất dễ cháy nổ. Tránh mọi khả năng tạo ra nồng độ nổ nguy hiểm của chất cháy trong
các thiết bị, ống dẫn khí hay trong hệ thong61 ống thông gió
-Trước khi ngừng thiết bị để sửa chữa. Trước khi đưa vào hoạt động trở lại cần thiết thổi
hơi nước, khí trơ vào thiết bị đó
-Giảm tới mức thấp nhất lượng chất cháy nổ trong khu vực sản xuất
Biện pháp tổ chức
-Trên cơ sở các văn bản quy định của nhà nước về phòng cháy nổ thì chủ các doanh
nghiệp phải nghiên cứu, đề ra các nội quy, biện pháp chống cháy, nổ cho doanh nghiệp
của mình. Mặt khác phải tổ chức tuyên truyền, huấn luyện công tác này cho người lao
động;
-Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nội quy, biện pháp an toàn. Đồng
thời cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nội quy, tạo ra thiếu sót có thể dãn đến
cháy nổ.

12



-Mỗi doanh ngiệp tùy theo tình hình thực tế mà thành lập các đội phòng cháy chữa cháy
nghĩa vụ tại các phân xưởng, tổ sản xuất, ca sản xuất để thường xuyên có lực lượng
thường trực chữa cháy khi cần thiết.
-Trang bị đầy đủ các loại phương tiện thiết bị phòng cháy chữa cháy. Đó là vũ khí chiến
đấu, một lực lượng phòng cháy chữa cháy nghĩa vụ, được trang bị ngay tại nơi sản xuất
để dập tắt các đám cháy ở phạm vi hẹp rất có tác dụng.
Các phương pháp chữa cháy
-Phương pháp làm lạnh: Dùng các chất chữa cháy có khả năng thu hút nhiệt cao để hạ
nhiệt độ của đám cháy thấp hơn nhiệt độ tự bốc cháy của chất đó. Ví dụ: phun nước vào
đám cháy, chất rắn không chịu nước.
-Phương pháp làm ngạt: Thực chất của phương pháp này là tạo nên một màng ngăn hạn
chế Oxy tiếp xúc với chất cháy, triệt tiêu mọi yếu tố của sự cháy.
-Phương pháp cách ly: Chính phương pháp làm ngạt cũng là cách ly ( cách ly Oxy với
đám cháy ). Đồng thời phương pháp cách ly là tạo một sự ngăn cách giữa vùng cháy với
môi trường xung quanh.
-Làm ngưng trệ phản ứng cháy: Đưa chất chữa cháy vào gốc lửa làm cho phản ứng cháy
chậm lại hoặc không thực hiện được. Ví dụ: phun bột chữa cháy hoặc cát vào bề mặt của
đám cháy. Các chất dạng bột này bám chặt vào gốc lửa vừa có tác dụng làm giảm nhiệt
độ vừa hạn chế lượng Oxy cung cấp cho đám cháy.
Một số vấn đề cần lưu ý về phòng cháy chữa cháy tại mục tiêu: Mỗi một nhân viên
khi làm việc ở mục tiêu cần lưu ý những vấn đề sau:
• Xem lại phương án PCCC, nắm rõ nhiệm vụ của mình, hiểu rõ những việc cần làm
khi xảy ra sự cố cháy.
• Kiểm tra, phát hiện sơ hở hoặc thiếu xót thì đề xuất khắc phục:
- Nội qui, việc chấp hành nội quy của Cán bộ, Công nhân viên.
- Tăng cường kiểm tra vào những thời điểm nhạy cảm như: ngày nghỉ, lể tết,
mùa khô, hạn hán,…
- Kiểm tra, đề xuất trang bị những phương tiện, dụng cụ PCCC.
- Tích cực tham gia chữa cháy khi có sự cố cháy xảy ra.
Ví dụ về phòng cháy chữa cháy của 1 công ty cụ thể công ty TNHH SẢN XUẤT

BÌNH KHÍ ĐỐT HỒNG VINA ( GẦN CÔNG VIÊN PHÚ LÂM QUẬN 6, TP HCM).
Biện pháp ngăn ngừa không cho đám cháy nổ xảy ra:
-Biện pháp về tổ chức :Tuyên truyền giáo dục, vận động cán bộ công nhân viên chức
thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh phòng cháy chữa cháy của nhà nước, điều lệ nội quy
an toàn phòng cháy.
-Biện pháp kỹ thuật:Áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm về phòng cháy khi thiết kế tổ
chức thi công: như điện, nước, đường giao thông, kho tàng, vật tư cháy, đèn chiếu sáng.
-Biện pháp an toàn vận hành: Sử dụng bảo quản thiết bị máy móc, nhà cửa, công trình,
nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trong sản xuất không để phát sinh cháy. Công trường sẽ

13


được trang bị các phương tiện chữa cháy cần thiết như : bình CO2 ; thùng cát, thùng chứa
nước, xẻng… đặt nơi dễ thấy, có bảng tiêu lệnh chữa cháy, số điện thoại báo cháy trong
trường hợp khẩn cấp. Cán bộ phụ trách an toàn sẽ tổ chức hướng dẫn công nhân sử dụng
các phương tiện chữa cháy, biện pháp phòng tránh cháy nổ.
-Các biện pháp nghiêm cấm:Cấm dùng lửa, đánh diêm hút thuốc lá ở những nơi cấm lửa
hoặc gần chất cháy. Cấm hàn lửa, hàn hơi ở những nơi cấm lửa. Cấm tích lũy nhiều nhiên
liệu, vật liệu, sản phẩm các chất dễ phát cháy.
-Biện pháp thoát người và cứu tài sản an toàn:Bố trí hệ thống đường giao thông, dễ thoát
người và thoát các phương tiện.
-Biện pháp tạo điều kiện dập tắt đám cháy có hiệu quả :Bảo đảm hệ thống báo hiệu
nhanh và chính xác. Hệ thống báo cháy có người điều khiển bằng âm thanh: còi, kẻng,
trống… có hệ thống thông tin liên lạc nhanh. Thường xuyên bảo đảm có đầy đủ các
phương tiện dụng cụ chữa cháy, các nguồn nước. Bảo đảm đường xá đủ rộng để cho xe
chữa cháy có thể đến gần đám cháy, đến các nguồn nước .\
Kiến nghị
-Nhà nước nên xử phạt thật thích đáng đối với những cá nhân không có ý thức trong việc
phòng cháy và để hỏa hoạn xảy ra

-Kiểm tra các doanh nghiệp một cách thường xuyên, nếu có sai phạm trong việc an toàn
cháy nổ thì sẽ thu hồi giấy phép sản xuất kinh doanh
-Trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy tốt hơn nữa
-Mỗi người chúng ta trong san xuất cũng như trong cuộc sống hằng ngà nên có ý thức
hơn về mọi vấn đề đặc biệt là cháy nổ…
NGUY CƠ VÀ RỦI RO TRONG NGÀNH XÂY DỰNG

RUNG ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT
Khái niệm: Rung động là các dao động cơ học trong vùng hạ âm và một phần âm tần.
Dạng rung động đơn giản nhất là điều hoà. Trong sản xuất thường gặp các dạng rung
động phức tạp, là tổng của nhiều dao động điều hoà. Rung động của một vật thể là sự
chuyển dịch tuần hoàn của trọng tâm vật thể đó khỏi vị trí cân bằng.
Trong nhiều ngành sản xuất có sử dụng các thiết bị tạo ra rung động như: các máy
đầm rung, chèn đá (cho nền đường xe lửa) v.v... Và nhiều thiết bị khác khi làm việc có
sinh ra rung động như máy khoan đá (chạy điện hay khí nén),máy cưa cầm tay, máy tán rỉ
xe chạy bằng khí nén, ôtô, máy kéo, máy cầy, máy gặt v.v...Các thiết bị nói trên khi làm
việc đều sinh ra rung động một yếu tố có hại trong sản xuất.

14


Sự lan truyền của rung động
Các máy móc, thiết bị trong sản xuất cũng như các phương tiện giao thông vận tải
trong quá trình hoạt động thường sinh ra những dao động mạnh, nhất là với các máy móc,
thiết bị làm việc với hành trình lớn, vận tốc cao. Những dao động này dưới dạng sóng cơ,
thông qua các bộ phận của máy, bệ máy, sàn nhà, kết cấu công trình v.v… lan truyền ra
các môi trường xung quanh làm cho các môi trường, vật chất xung quanh chịu tác động
và bị dao động theo.
Trường hợp khi tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ dao động (con
người hay các vật chịu tác động của dao động) thì biên độ của dao động cưỡng bức tăng

nhanh đến một giá trị cực đại, trường hợp này gọi là sự cộng hưởng dao động.
Cộng hưởng dao động là hiện tượng hay gặp trong đời sống và trong kỹ thuật, sản
xuất, nó có thể có lợi hoặc có hại cho con người. Trong thực tế có nhiều hiện tượng cộng
hưởng có hại, thí dụ như chiếc cầu, bệ máy, trục máy, khung xe, thành tầu, sàn tầu, v.v…
Nếu vì một nguyên nhân nào đó chúng dao động cộng hưởng với một vật dao động khác
(thí dụ: một máy phát điện lớn), chúng sẽ rung lên rất mạnh, và có thể bị gẫy, đổ, hoặc
làm hư hại các chi tiết, kết cấu …
Một số nguồn gây rung động trong sản xuất (sgk/221)
Trong sản xuất có sử dụng các thiết bị khí động (sử dụng khí nén) và dụng cụ điện
cầm tay. Rung động của các thiết bị, dụng cụ này ảnh hưởng đến người công nhân chủ
yếu ở một vài bộ phận của cơ thể như bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, vai v.v... Rung động
loại này gọi là rung động cục bộ. Một số thiết bị lớn hơn khi làm việc có rung động,
nhưng để vận hành người công nhân phải đứng, ngồi bên trên thiết bị hoặc trên bệ máy
hoặc cả sàn đặt máy. Rung động này tác động lên toàn bộ cơ thể người lao động gọi là
rung toàn thân.
Trong các loại thiết bị, dụng cụ gây ra rung động cục bộ có các thiết bị, dụng cụ có
tác dụng dập và xoay dập được áp dụng rộng rãi trong công nghiệp mỏ, giao thông vận
tải, đúc và trong các quá trình sản xuất khác. Các thiết bị dụng cụ đó gồm búa - khoan
dùng khí nén, khoan điện, máy tán ri vê (sử dụng khí nén), máy dầm bê tông, máy lèn đá
(chạy điện) cho nền đường sắt và các dụng cụ cầm tay khác v.v...

15


Rung động toàn thân thường tác động đến công nhân điều khiển các phương tiện
vận tải, máy di động trên khoảng cách lớn như công nhân lái xe tải, xe lu, máy kéo trong
nông nghiệp. Rung động toàn thân còn tác động đến công nhân điều khiển các phương
tiện vận tải, công nghệ, các thiết bị di động hạn chế (chuyển dịch trên những mặt bằng
nhất định trong gian sản xuất hoặc khai thác mỏ) như công nhân lái máy xúc, cần trục
công nghiệp, máy liên hợp khai thác mỏ…

Yêu cầu và ý nghĩa của việc giảm rung động trong sản xuất.
Về lĩnh vực vệ sinh lao động, khi con người tiếp xúc với rung động, các rung động
gây nên hiện tượng mệt mỏi cho con người, giảm sức khoẻ và có thể gây nên những bệnh
nghề nghiệp, giảm tuổi thọ của người lao động.
Ảnh hưởng của rung động đến cơ thể con người phụ thuộc vào tần số, biên độ,
thời gian và hướng tác dụng của nó. Quan trọng nhất là các rung động một chiều, tác
dụng theo hướng thẳng đứng khi người vận hành làm việc trong tư thế đứng hoặc ngồi,
các rung động nhiều phương tác động theo hướng toạ độ thẳng và góc truyền từ dụng cụ
đến tay thao tác. Các rung động đó có thể là điều hoà hoặc có phổ phức tạp...
Các rung động tác động theo một chiều có cường độ lớn để có thể gây nên các
chấn thương dập, gẫy v.v... các rung động với tần số từ 3 ÷ 5 Hz gây phản ứng của bộ
phận tiền đình, có thể gây nên các rối loạn về tim mạch và bệnh say sóng. Các rung động
có dải tần từ 3 ÷ 11 Hz khi cộng hưởng gây nên các rối loạn toàn thân hoặc tại các bộ
phận riêng rẽ (đầu, cổ, lưng). Các rung động có dải tần từ 11 ÷ 45 Hz gây nên các rối loại
ở bộ phận niệu ninh đục, thị giác, gây nôn ọc.
Tác dụng kéo dài của rung động thẳng đứng dọc theo hướng người khi ngồi với
các tần số trên 45 Hz có thể gây nên các bệnh mãn tính và các chấn thương vỏ não, phá
huỷ sự tuần hoàn của mạch máu, gây các tác dụng xung ở vỏ não v.v...
Vì vậy, giảm và khử rung động không chỉ là vấn đề kỹ thuật đơn thuần mà còn có
ý nghĩa quan trọng đối với khoa học bảo hộ lao động, nó được xếp hang thứ tự trong
mười hai vấn đề về con người - môi trường được các tổ chức y học quốc tế quan tâm đến.
Các nguyên nhân gây nên rung động

16


-

Mất cân bằng.


- Không đồng trục.
- Các mối lắp ghép bị lỏng.
- Cộng hưởng dao động.
- Trục bị cong.
- Thiết bị không phù hợp…
Tác hại của rung động.
Tác động của rung động toàn thân.(sgk/222).
Rung động toàn thân thông thường tác động lên người trong tư thế ngồi hoặc
đứng. Rung động truyền từ máy qua chỗ tiếp xúc sàn máy, nền nhà, ghế ngồi và từ đó
truyền đến người.
Về mặt phản ứng của cơ thể với các dao động cơ học thì cơ thể là một hệ cơ học.
Hệ cơ học đó có tần số dao động riêng (ở tư thế đứng và ngồi) nằm trong các khoảng 4 ÷
6 Hz, từ 10 ÷ 12 Hz và từ 20 ÷ 25 Hz.
Nếu toàn thân dao động với tần số dưới 1 Hz thì các cơ quan nội tạng không xê
dịch tương đối với thân người, cả cơ thể dao động như một khối thống nhất. Cảm giác
chủ quan của những dao động đó giống như các hiện tượng lắc, tuy có khó chịu nhưng
không gây ra bệnh rung động. Rung động loại này thường xảy ra khi người đi tàu thuỷ,
máy bay, ôtô v.v... Rung động tác động tới cơ quan tiền đình, gây rối loạn thần kinh giao
cảm, và người ta thường gọi là hiện tượng say tàu, say xe v.v...
Khi rung động có tần số ở vùng 1 ÷ 20 Hz nó tác động tới người và gây ra hiện
tượng cộng hưởng dao động. Khi tần số rung động xấp xỉ tần số dao động riêng của thân
người, hay một số bộ phận cơ quan nội tạng, cảm giác khó chịu của con người tăng lên rõ
rệt. Các dao động theo phương thẳng đứng gây ra nhiều phản ứng trong cơ thể. Loại rung
động này thường gặp ở các phương tiện vận tải như xe lửa, ôtô, xe gạt hoặc máy kéo
v.v... (thường được gọi là rung xóc).
Hệ thần kinh và hệ tim mạch nhạy cảm nhất đối với tác động của rung động.
Mức độ tác động của rung động toàn thân lên cơ thể được biểu hiện qua:
-Trạng thái của các quá trình trong hệ thần kinh (hưng phấn và ức chế).
-Các phản ứng của hệ tim mạch (các biến đổi trong hoạt động của tim).


17


-Trạng thái chung: con người cảm thấy mệt mỏi và xuất hiện các cảm giác đau đớn khó
chịu khác liên quan đến rung động (ngứa, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, cảm giác chấn
động các cơ quan nội tạng v.v...). Rung động loại này thường làm tăng thêm các tổn
thương có trước, nhất là ở cột sống, cơ quan tiêu hoá, hệ tim mạch và thường ít gây các
tổn thương trực tiếp. Rung động toàn thân ở tần số cao có thể gây một số rối loạn thần
kinh, tuần hoàn tiền đình v.v...
Tác hại của rung cục bộ (sgk/224)
Rung động cục bộ thường gặp trong các công việc sử dụng các thiết bị, dụng cụ
cầm tay dùng khí nén, dùng điện, như búa khoan, búa tán ri vê, búa dũi ba via vật đúc hay
mối hàn, máy mài cầm tay hoặc các máy chạy bằng các động cơ xách tay (như máy mài
cưa tay chạy xăng v.v...). Các thiết bị này thường có tần số rung động 30 ÷ 400 Hz hoặc
cao hơn nữ a.
Các mô xương truyền dao động cơ học rất tốt nên rung động có thể lan truyền đến
tận các phần xa nhất của cơ thể. Ngoài ra, khi sử dụng các thiết bị, người công nhân
thường phải đỡ một khối lượng thiết bị nào đó hay phải tì tay lên máy (khối lượng của
máy thường nặng từ 10 ÷ 30 kg). Do đó, các hệ cơ luôn ở trạng thái căng, chính vì
nguyên nhân này mà rung động truyền dễ dàng hơn vào xương và các bề mặt của khớp.
Các mặt khớp bị dịch chuyển xít lại gần nhau hơn, và dễ va chạm với nhau khi có rung
động. Quá trình này diễn ra lâu dài sẽ gây tổn thương tới hệ xương khớp. Ví dụ như hiện
tượng các đầu khớp bị mòn và vỡ ra làm xuất hiện các mảnh xương vụn. Hiện tượng này
là khởi điểm của hiện tượng gai xương và dị vật ở khớp. Vị trí viêm khớp xương thường
thấy nhất là khớp khuỷu tay. Các khớp khuỷu tay phải và vai hay bị đau nhất. Bệnh biểu
hiện bằng cách hình thành bên ngoài khớp các gai xương và xơ cứng tức là nhữ ng cấu
tạo xương nhỏ, biểu hiện bằng nhữ ng cấu tạo xương trong vùng thân xương khuỷu tay và
đôi khi thấy ở xương bả vai, bằng bệnh xơ cứng xương trên toàn bộ xương chi trên.
Qua nghiên cứu nhiều trường hợp bằng X quang thì viêm khớp cổ tay cũng quan
trọng như ở khuỷu tay. Ở công nhân khoan đá bằng khí nén có thể có nhữ ng thay đổi

trong xương cổ tay và xương sống. Các xương cổ tay phát triển nhữ ng cấu tạo hình khối

18


u, xơ cứng xương, như biến dạng, xơ cứng xương hình hạt đậu, đôi khi hoại tử vô khuẩn
xương hình bán nguyệt (còn gọi bệnh Kienbock).
Khi làm việc với các dụng cụ, thiết bị cầm tay có sử dụng khí nén, người công
nhân phải dùng lực đáng kể để chống lại sức bật của dụng cụ và định vị vị trí cần gia
công cho chính xác. Dụng cụ, thiết bị càng nặng, vật gia công càng cứng thì phải dùng
nhiều ứng suất tĩnh. Sức bật và ứng suất tĩnh của cơ bắp có ý nghĩa lớn trong các bệnh
của khớp xương.
Các rung động có tần số dưới 40 Hz thường gây tổn thương xương và khớp. Làm
việc có tiếp xúc với rung động không nhữ ng có tổn hại ở xương khớp mà còn ở cả cơ
bắp, mạch máu. Do phải dùng lực để chống lại sức bật và giữ khối lượng của dụng cụ mà
cơ bắp của người công nhân phải căng. Sự căng cơ thường xuyên có thể dẫn đến sự co
giật thực sự. Chứng teo cơ gây ra ở một số công nhân là do:
-

Sức dập trực tiếp vào các cơ của bàn tay.
Cơ không được nghỉ trong suốt thời gian làm việc.
Chứng teo cơ trong bệnh rung thường khu trú ở mô ngón tay cái và môngón tay út.

Các cơ cánh tay cũng bị tổn thương. Tuy nhiên, cơ cánh tay và cơ vai ít bị hơn. Sự căng
cơ còn làm cho cơ bám vào xương mạnh hơn. Do đó tạo ra những lồi xương hoặc can xi
hoá gân mà ta có thể nhìn thấy được khi chụp X quang.
Ngoài ra rung động còn gây ra các rối loạn mạch máu và vận mạch, đặc biệt là ở
bàn tay. Đó là hiện tượng Raynaud nghề nghiệp. Bệnh này thường do các rung động có
tần số trên 40 Hz gây ra. Triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh rung động là sự thay đổi
trương lực của mạch máu.

Sự thay đổi đó có thể có các tính chất khác nhau: co thắt, trạng thái co cứng- liệt
của các mạch máu ngoại vi. Sự thay đổi trương lực của mạch máu có lien quan với tần số
rung động. Andreevna Galanina cho rằng sự co thắt mạch ngoại vi xuất hiện khi có tác
động của rung động với tần số ở trong khoảng 35 ÷ 250 Hz. Theo Seyring thì 4 % công
nhân có rối loạn mạch máu sau 2 năm làm việc, 48 % sau năm thứ ba, 61 % sau năm thứ
mười. Vị trí các rối loạn mạch máu hoàn toàn khu trú ở các ngón tay cầm máy của bàn

19


tay trái (đối với những người thuận tay phải). Những ngón tay hay bị nhất là các ngón út,
ngón đeo nhẫn và ngón giữa.
Các yếu tố làm tăng tác động của rung động là cách cầm máy, thời gian tác động,
độ rắn chắc của đất đá ở nơi tiếp xúc với máy và môi trường có nhiệt độ thấp. Nhưng
thường những dụng cụ, thiết bị gây rung động cũng kèm theo tiếng ồn cao, do đó gây ra
nhữ ng chuyển biến đáng kể trong trạng thái của hệ thần kinh trung ương, do vậy bệnh
rung động sẽ tiến triển nhanh hơn. Một số công trình nghiên cứu cho thấy rằng tác động
phối hợp của tiếng ồn và rung động thường gây bệnh lý thể hiện rõ hơn. Nhiệt độ thấp
(hơn nhiệt độ môi trường không khí) thường gặp khi làm việc với các dụng cụ khí động
cầm tay. Vỏ của các dụng cụ đó được làm nguội do dãn nở đoạn nhiệt của không khí nén.
Ngoài việc tiếp xúc với dụng cụ bị lạnh đi, dòng không khí thoát ra khỏi dụng cụ cũng
làm lạnh tay. Khi giữ dụng cụ bằng tay trái thường bị lạnh nhiều và thường thấy ở tay có
sự co thắt mạch máu ngoại vi, nguyên nhân là do độ lạnh làm giảm cảm giác rung động.
Cảm giác rung động càng thay đổi nhiều thì sự co thắt mạch máu ngoại vi càng hay xảy
ra.
Do rung động có tác hại lớn như vậy nên người ta coi rung động như một yếu tố
nguy hiểm trong môi trường sản xuất và đã được công nhận bệnh do rung cục bộ là một
bệnh nghề nghiệp.
Ảnh hưởng của rung động đến đô thị, khu dân cư và môi trường
Trong hoạt động giao thông, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng và thi

công làm cầu đường: việc công trường thi công ba ca liên tục, lại sử dụng các thiết bị lớn
như các máy khoan ép cọc nhồi, búa máy đóng cọc, xe lăn, lu rung, đầm rung, ô tô tải
vận chuyển vật liệu, máy xúc, máy ủi, đổ dỡ vật liệu và các thiết bị thi công, phương tiện
giao thông v.v…trong quá trình làm việc thường sinh ra rung động lớn ảnh hưởng trực
tiếp tới sức khoẻ của công nhân thao tác vận hành máy, cũng như lan truyền trên nền đất
ra môi trường xung quanh, gây tác động nhất định đối với các kết cấu công trình xây
dựng lân cận, khu dân cư và thậm chí là nguyên nhân của các sự cố gây rạn nứt hoặc sập
đổ nhà cửa.

20


Ở Việt Nam, trên thực tế khi đẩy mạnh sự phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng,
giao thông đã nảy sinh và bộc lộ rõ một số bất cập cả về mặt kỹ thuật cũng như pháp lý
cần phải sớm được nghiên cứu khắc phục, đặc biệt trong vấn đề bảo vệ sức khoẻ cho
công nhân và an toàn cho các công trình xây dựng, khu dân cư và môi trường ở Việt
Nam.
Phân tích tác hại của rung động
Khi cường độ nhỏ và tác động ngắn thì sự rung động này có ảnh hưởng tốt như
tăng lực bắp thịt, làm giảm mệt mỏi,...
Khi cường độ lớn và tác dụng lâu gây khó chịu cho cơ thể. Những rung động có
tần số thấp nhưng biên độ lớn thường gây ra sự lắc xóc, nếu biên độ càng lớn thì gây ra
lắc xóc càng mạnh. Tác hại cụ thể:
-Làm thay đổi hoạt động của tim, gây ra di lệch các nội tạng trong ổ bụng, làm rối loạn sự
hoạt động của tuyến sinh dục nam và nữ. Nếu bị lắc xóc và rung động kéo dài có thể làm
thay đổi hoạt động chức năng của tuyến giáp trạng, gây chấn động cơ quan tiền đình và
làm rối loạn chức năng giữ thăng bằng của cơ quan này.
Rung động kết hợp với tiếng ồn làm cơ quan thính giác bị mệt mỏi quá mức dẫn đến bệnh
điếc nghề nghiệp.
-Rung động lâu ngày gây nên các bệnh đâu xương khớp, làm viêm các hệ thống xương

khớp. Đặc biệt trong điều kiện nhất định có thể phát triển gây thành bệnh rung động nghề
nghiệp.
-Đối với phụ nữ, nếu làm việc trong điều kiện bị rung động nhiều sẽ gây di lệch tử cung
dẫn đến tình trạng vô sinh. Trong những ngày hành kinh, nếu bị rung động và lắc xóc
nhiều sẽ gây ứ máu ở tử cung.
Ví dụ: Trong một cứu nhằm đánh giá sự ô nhiễm môi trường do tiếng ồn, rung động,
đồng thời sơ bộ đánh giá độ giảm thính lực và tổn thương xương khớp của công nhân
khoan, sàng và lái xe tải lớn của công nhân mỏ than Mạo Khê và Hà Lầm.
Nghiên cứu được tiến hành trên: gần 300 đối tượng trong đó có 175 công nhân
khoan đá và than bằng máy khí nén và khoan điện phải tiếp xúc với tiếng ồn cao và rung
cục bộ lớn, số còn lại là sàng tuyển than và lái xe. Bằng phương pháp dùng phiếu câu hỏi,
điều tra hồi cứu hồ sơ sức khoẻ, đo thính lực sơ bộ, làm các kiểm tra nhiệt độ của ngón

21


tay, cảm nhận rung, chụp phim X quang để đánh giá tác động của môi trường đến sức
khoẻ của công nhân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Công nhân khoan bị giảm thính lực: 16.6% (trong
đó 25,3% là công nhân khoan đá), lái xe: 8,8%, công nhân sàng tuyển than chưa phát
hiện thấy bị giảm thính lực. 15/100 công nhân được chụp X quang bị tổn thương xương
khớp cổ tay và khuỷu tay (trong đó 20,5% là công nhân khoan đá ở mỏ Mạo Khê).
Từ kết quả nghiên cứu trên ta thấy tiếng ồn cao và rung cục bộ lớn đã trực tiếp ảnh
hưởng tới sức khoẻ của công nhân khoan và lái xe gây giảm thính lực và tổn thương
xương khớp.
Các biện pháp giảm rung động trong sản xuất.
Biện pháp chung: Phương pháp kỹ thuật công trình: Ứng dụng các phương tiện tự động
hóa và các công nghệ tiên tiến, loại bỏ các công việc tiếp xúc với rung động.
Giảm rung động tại nguồn phát sinh: Phương pháp phòng ngừa: Xây dựng các phòng
riêng trong đó đảm bảo điều kiện vi khí hậu tốt. Tổ hợp các phương pháp trị liệu như:

ngâm tay, xoa bóp, trị liệu, thể dục… Để giảm rung động tại nơi phát sinh người ta có các
biện pháp sau:
- Biện pháp cân bằng máy:
Các chi tiết trong máy móc có chuyển động lặp lại nên lực quán tính của chúng là các
hàm tuần hoàn. Chính các lực này tác động lên các ổ đỡ và bệ máy gây nên rung động.
Để loại trừ các rung động này cần phải giảm hoặc triệt tiêu các lực quán tính. Phương
pháp làm giảm hoặc triệt tiêu trực tiếp các lực quán tính trên được gọi là cân bằng máy.
Nguyên lý của cân bằng máy là thêm vào (hoặc bớt đi) khối lượng của các chi tiết để điều
chỉnh lại sự phân bố khối lượng của toàn hệ nhằm mục tiêu làm giảm hoặc loại trừ các
lực quán tính. Có hai loại cân bằng máy: cân bằng vật quay và cân bằng cơ cấu.
- Nâng cao độ chính xác của các khâu truyền động
- Nâng cao độ cứng vững của hệ thống công nghệ
- Dùng bộ tắt rung động lực
- Tự động hóa các quá trình công nghệ và áp dụng các kỹ thuật tiên tiến
Giảm rung động trên đường lan truyền
- Tiêu tán năng lượng trong môi trường cản

22


Trong trường hợp hệ làm việc ở chế độ cộng hưởng hoặc chuyển tiếp có thể giảm
cường độ rung của hệ bằng việc tăng sức cản. Lúc đó năng lượng của hệ sẽ bị tiêu tán vào
môi trường cản (gây nên hiệu ứng nhiệt, mài mòn v.v...).
- Giảm xóc:
Đây là phương pháp tiêu hao năng lượng của hệ dao động trong quá trình truyền sóng
đàn hồi. Giảm xóc gồm phần tử đàn hồi có độ cứng bé đặt giữa nguồn gây rung và vật
cần được bảo vệ (nền, tay vận hành thiết bị máy móc v.v...) nhằm mục đích giảm cường
độ rung của vật cần bảo vệ.
- Cách rung động
+Đưa vào hệ rung động một lớp đàn hồi trung gian bằng nền hay lớp đệm cách rung

động, cách rung bằng lò xo.
+Thay thế các vật liệu thép bằng các chất dẻo để tránh gây ra rung động. Ví dụ: Thay thế
các bánh răng làm bằng thép bằng chất dẻo…
+Mạ crom hay quét sơn lên mặt các chi tiết để chúng ít văng hơn khi va đập.
+Bọc các thiết bị chịu rung động bằng các loại vật liệu hút hoặc giảm rung động có nội
ma sát lớn như: cao su, vòng phớt, các loại chất dẻo đặc biệt… Việc làm này tránh được
rung động truyền ra ngoài ảnh hưởng đến người công nhân.
- Hút rung động
+Biến năng lượng dao động cơ phát sinh ra bởi các thiết bị thành các dạng năng lượng
khác như sử dụng các loại vật liệu có ma sát trong lớn hay sử dụng các loại vật liệu dẻo
đặc biệt phủ lên bề mặt các kết cấu rung động.
+Sử dụng các loại lớp phủ, có thể dung laoij cứng hoặc loại mềm: loại mềm có tác dụng
chủ yếu ở tần số thấp và trung bình, loại cứng thì người ta thường dùng ở tần số cao.
Giảm rung động bằng biện pháp tổ chức và trang bị bảo vệ cá nhân

Giảm rung động bằng trang bị bảo vệ cá nhân
Nguyên tắc chống rung bằng những dụng cụ chống rung cá nhân là tạo nên bộ
phận cách rung giữa người vận hành và nguồn gây rung. Môi trường cách rung thường
được chế tạo từ các loại vật liệu có tính đàn hồi, có khả năng hấp thụ rung lớn như cao su,
phớt, các vật liệu dẻo, xốp (len, sợi, gỗ phế liệu v.v...). Năng lượng từ nguồn gây rung
chuyển qua môi trường này sẽ được chuyển hóa thành nhiệt năng (do có ma sát trong) và
một phần bị tiêu hao trong song đàn hồi. Dụng cụ chống rung cá nhân được dùng ở các
dạng găng tay, ghế chống rung, đệm giầy chống rung, thắt lưng và bao chống rung v.v....

23


Tác dụng của các dụng cụ phòng hộ cá nhân chống lại rung động là giảm trị số
biên độ dao động truyền đến cơ thể khi có rung động chung hoặc lên phần cơ thể tiếp xúc
với vật rung động.

Giày vải chống rung: có miếng đệm lót bằng cao su trong đó có gắn 6 lò xo. Chiều
dày miếng đệm 30mm, độ cứng của lò xo ở phần gót 13kg/cm, ở phần đế 10.5kg/cm. Khi
tần số rung động từ 20-50Hz với biên độ tương ứng từ 0.4-0.1mm thì độ tắt rung của loại
giày này đạt khoảng 80%.
Găng tay chống rung: được sử dụng khi dùng các dụng cụ cầm tay rung động hoặc
đầm rung bề mặt. Yêu cầu chủ yếu là hạn chế tác dụng rung động ở chỗ tập trung vào tay.
Sử dụng găng tay có lớp lót ở lòng bàn tay bằng cao su xốp dày sẽ làm giảm biên độ rung
động với tần số 50Hz từ 3-4 lần. Dùng găng tay chống rung có lót cao su đàn hồi giảm sự
truyền động rung động đi 10 lần.

Giảm rung động bằng biện pháp tổ chức lao động
-Kết hợp với các biện pháp kỹ thuật cần phải có những biện pháp tổ chức sản xuất để
ngăn chặn ảnh hưởng xấu của rung động về lâu dài tới người lao động:
-Huấn luyện, đào tạo cho công nhân học tập và sử dụng đúng kỹ thuật cầm, giữ các thiết
bị cầm tay gây rung như khoan, cưa, máy cắt, máy đầm v.v…
-Kiểm tra sau khi lắp đặt các thiết bị trên diện tích sản xuất, bảo quản và sửa chữa định
kỳ máy móc và các trang thiết bị
-Thực hiện các chế độ nghỉ giải lao trong ca, cải thiện điều kiện làm việc trong môi
trường rung động như ngâm tay trong nước ấm sau mỗi ca lao động.
-Tổ chức khám tuyển, khám sức khoẻ định kỳ và làm các xét nghiệm chuyên khoa cho
người lao động có tiếp xúc với rung động (phân tích máu, soi mao mạch, chiếu điện
quang ban tay, cột sống) để phát hiện sớm các bệnh do rung và áp dụng các chế độ điều
trị thích hợp.
-Điều trị phục hồi chức năng cho người chịu tác động của rung động và bố trí người bị
bệnh rung động cách ly tiếp xúc với nguồn rung động

Biện pháp tổ chức sản xuất
-Nếu công việc thay thế được cho nhau thì nên bố trí sản xuất làm nhiều ca kíp để san sẽ
mức độ tiếp xúc với rung động cho mọi người.
-Nên bố trí ca kíp sản xuất bảo đảm giữa 2 thời kỳ làm việc người thợ có quảng nghỉ dài

không tiếp xúc với rung động.

24


Biện pháp y tế
-Không nên tuyển dụng những người có các bệnh về rối loạn dinh dưỡng thần kinh, mạch
máu ở lòng bàn tay làm việc tiếp xúc với rung động.
-Không nên bố trí phụ nữ lái các loại xe vận tải cở lớn vì sẽ gây ra lắc xóc nhiều.
SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN BVCN CHO NLĐ TRONG NGÀNH THỦY, HẢI SẢN
Khái niệm,Mục đích,Yêu cầu,Phân loại phương tiện bảo vệ cá nhân. (SGK/90)
Điều kiện sử dụng PTBVCN: Khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện
phải tiếp xúc với một hoặc một số yếu tố nguy hiểm, độc hại nào đó, chúng ta đều phải sử
dụng PTBVCN. Các yếu tố nguy hiểm đó xuất hiện khi:
-

Tiếp xúc với các yếu tố vật lý (nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, áp suất, tiếng ồn,

rung chuyển…vượt quá giới hạn cho phép).
- Tiếp xúc với hóa chất độc hại (ở dạng hơi, khí, dạng chất lỏng hay chất rắn, bụi có
thể xâm nhập qua cơ thể vào đường hô hấp, qua da, tiêu hóa…gây hại cho cơ thể).
- Tiếp xúc với các yếu tố sinh vật, vi trùng độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu
(virut, vi khuẩn độc hại, mùi thối hoặc các yếu tố sinh học độc).
- Khi người lao động làm việc trên cao, trong hầm lò, trên song nước…), hoặc các
yếu tố nguy hiểm độc hại khác.
Giới hạn bảo vệ của PTBVCN: PTBVCN có khả năng ngăn ngừa tai nạn lao động khi
các yếu tố nguy hiểm có cường độ tác động nằm trong giới hạn bảo vệ của chúng. Với
các tác nhân có thể gây bệnh nghề nghiệp, khả năng ngăn ngừa và loại trừ tác hại khi sử
dụng PTBVCN ở mức cao hơn nhiều. Tuy nhiên, khả năng ấy chỉ trở thành hiện thực khi
người lao động đã được trang bị đầy đủ PTBVCN có tính năng phù hợp và sử dụng đúng.

Tác dụng của PTBVCN trong lao động
-Mũ bảo hộ: ngăn ngừa nguy hiểm phát sinh do vật rơi, văng, bảo vệ đầu khi bị ngã..
-Thắt lưng an toàn: ngăn ngừa nguy hiểm do rơi, té khi làm việc trên cao.
-Giầy an toàn: bảo vệ chân, ngón chân tránh khỏi vật rơi, va đập, vật sắc…
-Kính bảo hộ: ngăn ngừa tổn thương cho mắt do bị văng bắn, do chất độc, tia độc gây ra.
-Găng tay an toàn: Chống thấm nước, chống an mòn da tay của các hóa chất, chống
rung…
-Mặt nạ bảo hộ: bảo vệ mắt tránh khỏi nguy hiểm do tia lửa hàn, vật sắc hoặc các tia độc
hại.
-Mặt nạ chống bụi: tránh bụi thông qua đường hô hấp xâm nhập vào cơ thể.
-Mặt nạ phòng độc: chống sự xâm nhập của hơi độc, khí độc vào cơ thể người.

25


×