Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

NGHIÊN cứu QUY TRÌNH sản XUẤT SNACK KHOAI mì 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.12 KB, 2 trang )

Chương 1: Mở đầu.

1


Chương 1: Mở đầu.

Khoai mì là loại cây lương thực ngắn ngày được trồng rất phổ biến ở Việt Nam đứng thứ tư
sau lúa, ngô, khoai lang. Tuy nhiên, ở những vùng đất bạc màu, khó canh tác, không thuận lợi
cho việc trồng những loại cây lương thực như lúa, ngô,… thì cây khoai mì lại phát triển tốt.
Cây khoai mì có giá trị kinh tế không cao nhưng nó lại rất quan trọng trong nền kinh tế.
Trong thời kháng chiến chống Pháp và Mĩ, thì khoai mì là một loại lương thực quan trọng giúp
dân và quân ta vượt qua những thời kì thiếu thốn lương thực, cứu đói cho đồng bào trong những
năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Ngày nay, cây khoai mì vẫn có vai trò quan trọng trong sự
phát triển của nền kinh tế, là nguồn nguyên liệu chính của nhiều ngành công nghiệp của Việt
Nam: chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc, dược phẩm, sinh học, năng lượng và các ngành sản
xuất vật liệu khác.
Trong thời đại ngày nay, đất nước ngày càng đi lên, công nghiệp ngày càng phát triển, thì
việc để có những bữa ăn ngon rất tốn nhiều thời gian và công sức. Con người dần dần quen với
các món ăn nhanh như mì ăn liền, xúc xích, bánh mì,… và các món ăn tiêu khiển như các loại
bánh snack: bỏng ngô, bim bim, chuối sấy, mít sấy, khoai tây chiên,…cũng được người tiêu dùng
sử dụng nhiều.
Hiểu được nhu cầu đó của người tiêu dùng, các nhà sản xuất đã cho ra nhiều loại sản phẩm
có chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và để đảm bảo được điều đó, các nhà
sản xuất đã áp dụng công nghệ chiên chân không vào sản xuất và các loại nguyên liệu thường để
sản xuất các sản phẩm chiên chân không là khoai tây, khoai lang, khoai môn, sakê,… Tuy nhiên,
khoai mì vẫn chưa được đưa vào sản xuất.
Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất snack khoai mì” với mục đích
ban đầu là nâng cao giá trị sử dụng khoai mì và đa dạng hóa dòng sản phẩm snack.
Khi thực hiện đề tài này, tôi thấy đề tài có một số ưu điểm sau:



Nguồn nguyên liệu phong phú, dồi dào, giá rẻ.



Phương pháp nghiên cứu đơn giản.



Sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

2



×