Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với nông hộ tại NHNo & PTNT huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.06 KB, 93 trang )

1. MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tín dụng có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nói chung và sản
xuất nông nghiệp nói riêng. Tín dụng cũng là yếu tố rất quan trọng đối với tăng
trưởng kinh tế và giảm nghèo đói. Tín dụng trong thời kỳ bao cấp được xem như
là một công cụ cấp phát thay ngân sách. Còn trong nền kinh tế thị trường thì tín
dụng là tập trung nhiều nguồn vốn gắn liền với sử dụng vốn có hiệu quả để đầu
tư phát triển kinh tế nông thôn, tạo điều kiện tích lũy vốn cho công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Tác dụng thực sự là đòn bẩy kinh tế kích thích các ngành kinh tế
mũi nhọn phát triển cũng như mở rộng thương mại dịch vụ ở cả thành thị và
nông thôn do đó tín dụng có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế nông thôn: góp phần thúc đẩy hình thành thị trường tài chính nông thôn, hoạt
động tín dụng đã góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập chung vốn, tư liệu
sản xuất, khoa học công nghệ để phát triển kinh tế nông thôn, tín dụng đã góp
phần tận dụng khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động và tài nguyên thiên
nhiên, tín dụng đã góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho nông
dân tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, tín dụng tạo điều kiện cho
phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc
làm cho người lao động trong nông thôn, tín dụng đã tạo cho người dân không
ngừng nâng cao trình độ sản xuất, tăng cường hạch toán kinh tế đồng thời tạo
tâm lý tiết kiệm tiêu dùng, tín dụng góp phần bảo đảm hiệu quả xã hội, nâng cao
đời sống vật chất tinh thần cho người nông dân.
Với tư cách là một đơn vị kinh tế tự chủ hộ nông dân đã và đang có những
đóng góp vô cùng to lớn đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng
và nền kinh tế quốc dân nói chung..
Trong quá trình CNH - HĐH đất nước đặc biệt là quá trình CNH - HĐH
nông nghiệp, nông thôn, Đảng và Nhà nước ta có rất nhiều chính sách để phát
1



triển nông nghiệp, nông thôn trong đó có chính sách hỗ trợ tín dụng nó đã có tác
động tích cực tới khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn và đặc biệt là tới các
hộ nông dân.
Với tư cách là người bạn đồng hành của Nông nghiệp và nông thôn, trong
những năm qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo & PTNT)
Việt Nam với các chi nhánh của mình đã và đang là kênh chuyển tải vốn chủ yếu đến
nông hộ góp phần tạo nguồn vốn, tạo công an việc làm giúp người dân làm giàu chính
đáng bằng chính sức lao động của mình
Tuy nhiên thực tế việc mở rộng cho vay hộ nông dân của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày càng khó khăn do tính chất phức tạp
của hoạt động này, món vay nhỏ bé, chi phí nghiệp vụ cao, khả năng rủi ro ngày
càng lớn.
Can Lộc là một huyện có đa số người dân sống bằng nghề nông, nhu cầu vay
vốn tín dụng của hộ nông dân để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là rất lớn.
Vậy thực trạng chất lượng tín dụng đối với nông hộ tại NHNo & PTNT
huyện Can Lộc như thế nào? Các tồn tại và nguyên nhân gây nên các tồn tại làm
giảm chất lượng tín dụng tại Ngân hàng là gì? Có những giải pháp nào để có thể
nâng cao chất lượng tín dụng đối với nông hộ của NHNo & PTNT huyện Can
Lộc, tỉnh Hà Tĩnh?
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự giúp đỡ của GS.TS Phạm Vân
Đình và các cán bộ NHNo & PTNT huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài : "Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối
với nông hộ tại NHNo & PTNT huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh".
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với nông hộ tại NHNo & PTNT
huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng của NHNo & PTNT huyện Can Lộc đối với nông hộ.
2



1.2.2 Mục tiêu cụ thể
• Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng của
ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
• Đánh giá về thực trạng chất lượng tín dụng đối với nông hộ tại NHNo &
PTNT huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, các tồn tại và nguyên nhân chính làm giảm
chất lượng tín dụng đối với nông hộ của NHNo & PTNT huyện Can Lộc, tỉnh
Hà Tĩnh.
• Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng chất lượng
tín dụng đối với nông hộ tại NHNo & PTNT huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng đối với nông
hộ tại NHNo & PTNT huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh và giải pháp để nâng cao
chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT với chủ thể là NHNo & PTNT và các
nông hộ vay vốn tín dụng của NHNo & PTNT huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng đối
với nông hô tại NHNo & PTNT huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng đối với nông
hộ trên địa bàn huyện.
- Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Can
Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
- Về thời gian:
+ Tài liệu thứ cấp thu thập từ năm 2009 – 2009
+ Tài liệu sơ cấp thu thập năm 2009
+ Định hướng, dự báo đến năm 2015

3



2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI NÔNG HỘ CỦA NHNo & PTNT

2.1 Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng đối với nông hộ của NHNo &
PTNT
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng
“Ngân hàng là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài
chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực
hiện nhiều chức năng tài chính so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào khác
trong nền kinh tê”
Trong luật các tổ chức tín dụng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ghi rõ: “ Hoạt động ngân hang là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch
vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này
để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”
2.1.1.2 Khái niệm tín dụng
Theo Mác: “ Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ
người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về với
một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu”. Theo quan điểm này, tín dụng
có 3 nội dung chủ yếu: Tính chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị, tính thời
hạn và tính hoàn trả.
Tín dụng xuất phát từ chữ la tinh Creditum, thuật ngữ tín dụng có nghĩa là tin
tưởng, tín nhiệm trong tiếng anh được gọi là Credit. Theo ngôn ngữ dân gian
Việt Nam, tín dụng có nghĩa là vay mượn.
Tín dụng đã xuất hiện khi xã hội có phân công lao động và trao đổi hàng hóa.
Trong quá trình trao đổi hàng hóa đã hình thành những sự kiện nợ lẫn nhau, phát
sinh những quan hệ vay mượn thanh toán.
4



Như vậy, hiểu theo nghĩa hẹp, tín dụng là quan hệ kinh tế hình thành trong
quá trình chuyển hóa giá trị giữa hình thái hiện vật và hình thái tiền tệ từ tổ chức
này người này sang tổ chức khác người khác theo nguyên tắc hoàn trả vốn lãi
trong một thời hạn nhất định. Nói cách khác, tín dụng là sự chuyển quyền sử
dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong thời
gian nhất định từ người sở hữu sang người sử dụng và khi đến hạn người sử
dụng phải trả cho người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn, khoản tín dụng dôi ra
gọi là lợi tức tín dụng.
Theo nghĩa rộng quan hệ tín dụng gồm 2 mặt: Huy động vốn và tiến hành
cho vay
Theo luật các tổ chức tín dụng thì: hoạt động tín dụng và việc tổ chức tín
dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng và cấp tín
dụng là việc tổ chức tín dụng thoa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền
với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài
chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.
Theo Nguyễn Ngọc Hùng thì tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng
một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hứu
sang người sử dụng một thời gian nhất định và khi hết hạn người sử dụng phải
thanh toán cho người sở hứu một lượng giá trị lớn hơn. Phần lớn hơn gọi là lợi
tức.
Trong thực tế, tín dụng hoạt động rất phong phú và đa dạng nhưng dù ở bất
cứ dạng nào tín dụng cũng luôn luôn là một quan hệ kinh tế của nền sản xuất
hàng hóa, nó tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của những
quan hệ hàng hóa tiền tệ.
2.1.1.3 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là sự tin tưởng lẫn nhau trong quan hệ đi vay và cho vay
giữa ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác trong xã hội, được thực hiện dưới
hình thức chủ yếu bằng tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả và có lãi.
5



Với đặc điểm tín dụng bằng tiền, vốn tín dụng ngân hàng có khả năng đầu tư
vào bất cứ lĩnh vực nào của sản xuất lưu thông hàng hóa. Vì vậy, tín dụng ngân
hàng ngày càng trở thành một hình thức tín dụng quan trọng trong các hình thức
tín dụng hiện có.
2.1.1.4 Vai trò của tín dụng đối với nông hộ


Đáp ứng nhu cầu cho nông hộ để duy trì quá trình sản xuất liên tục, góp

phần đầu tư, mở rộng sản xuất hàng hóa.


Góp phần thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất.



Giúp các nông hộ làm quen và từng bước thực hiện chế độ hạch toán kinh

tế, sử dụng vốn vay có hiệu quả.


Góp phần ổn định về mặt chính trị, xã hội



Là công cụ, đòn bẩy thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện ch

từng nông hộ tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh.

2.1.2 Một số vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng đối với nông hộ của NHNo
& PTNT
2.1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng được hiểu theo đúng nghĩa là vốn cho vay của ngân
hàng được khách hàng sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ…để
tạo ra một số tiền lớn hơn vừa để hoàn trả ngân hàng gốc và lãi, trang trải chi phí
và có lợi nhuận. Chất lượng tín dụng thể hiện mức độ thỏa mãn của nền kinh tế,
của người cho vay và người đi vay trong quan hệ tín dụng. Vốn vay đáp ứng kịp
thời, đầy đủ nhu cầu vốn của nông hộ theo những mục đích đã định và số vốn đó
được nông hộ đưa vào sản xuất kinh doanh đúng mục đích tạo ra số tiền lớn hơn,
hoàn trả được ngân hàng đúng hạn cả gốc và lãi, nghĩa là ngân hàng và nông hộ
trang trải đủ chi phí và có lợi nhuận còn xã hội thì có được nhiều sản phẩm hơn,
việc làm tăng lên, quy mô sản xuất mở rộng.
Chất lượng tín dụng phải có sự đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau: từ
6


phía ngân hàng, từ phía khách hàng và từ nền kinh tế.
- Đối với khách hàng (nông hộ): Một khoản tín dụng gọi là tốt khi nó thỏa
mãn đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của nông hộ với lãi suất, kỳ hạn, phương thức
giải ngân, thu nợ hợp lý, các thủ tục được giải quyết một cách nhanh gọn, tiết
kiện thời gian và chi phí hợp lý.
- Đối với ngân hàng: tín dụng ngân hàng phải phù hợp với chính thực lực
của ngân hàng. Chất lượng tín dụng của ngân hàng phải được xem xét trên 2 góc
độ: Mức độ an toàn vốn và khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động tín
dụng mang lại.
- Đối với toàn xã hội: “Chất lượng tín dụng là khả năng đáp ứng những
mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong lĩnh vực mà các khoản tín dụng đem
lại”. Chất lượng các khoản tín dụng tốt đồng nghĩa với việc sản xuất kinh doanh
có hiệu quả, sản phẩm cung cấp cho xã hội có chất lượng cao, giá thành hạ, đáp

ứng nhu cầu trong nước và có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, ngoài ra còn thể
hiện tính an toàn cao của hoạt động tín dụng ngân hàng và từ đó khả năng thanh
toán, chi trả cao tránh được rủi ro hệ thống.
Như vậy chất lượng tín dụng cao thỏa mãn được ba mục tiêu: mục tiêu
của ngân hàng, của khách hàng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Một điều dễ nhận thấy là có sự mâu thuẫn về mục tiêu theo ba quan điểm
trên, thể hiện rõ nét nhất là giữa mục tiêu của ngân hàng với mục tiêu của khách
hàng. Ngân hàng mong muốn thu được lợi nhuận cao nhất có thể từ các khoản
vốn cho vay vì thế hõ sẽ mong muốn có những khoản tín dụng có lãi suất cao
nhất mà được trả đúng thời hạn cả gốc lẫn lãi. Còn khách hàng cũng muốn tối đa
hóa lợi nhuận của mình mà chỉ tốn it chi phí nên họ mong muốn có những khoản
tín dụng có lãi xuất thấp nhất có thể. Trong khi đó, xã hội thì mong muốn những
hoạt động tín dụng của ngân hàng phải giải quyết được công ăn việc làm, xóa
đói giảm nghèo, phát triển kinh tế cộng đồng, bảo vệ môi trường. Do vậy hoạt
động tín dụng phải dung hòa được cả ba lợi ích để ngân hàng hoạt động và phát
triển bền vững.

7


2.1.2.2 Ý nghĩa của nâng cao chất lượng tín dụng đối với nông hộ
o Đối với nông hộ: Nâng cao chất lượng tín dụng là việc sử dụng vốn tín
dụng có hiệu quả, đem lại doanh thu đủ bù đắp chi phí và đem lại lợi nhuận cho
nông hộ, giúp các nông hộ có đủ tự tin và mạnh dạn hơn trong việc mở rộng và
phát triển sản xuất.
o Đối với ngân hàng: Ngân hàng là trung gian tài chính thực hiện đi và cho
vay, do vậy khoản vốn mà ngân hàng cho vay cần phải thu đủ và đúng thời hạn
giúp cho ngân hàng tồn tại và phát triển đem lại lợi nhuận và nâng cao vị thế, tạo
lòng tin đối với khách hàng.

o Đối với nền kinh tế: Nông hộ là một nhân tố kinh tế quan trọng của nền
kinh tế, sự ổn định và phát triển của kinh tế nông hộ nhờ vào đồng vốn của ngân
hàng sẽ gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung, tạo điều kiện
ổn định chính trị xã hội.
2.1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với nông hộ
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với nông hộ không chỉ có ý nghĩa rất
lớn đối với nông hộ, đối với NHNo & PTNT mà còn có ý nghĩa to lớn đối với cả
nền kinh tế quốc dân. Do đó nâng cao chất lượng tín dụng đối với nông hộ cần
phải thực hiện kịp thời và thường xuyên. Muốn vậy, Ngân hàng cần phải hiểu rõ
các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với Nông hộ để từ đó đưa ra
các biện pháp, phương hướng và chính sách cho phù hợp. Sau đây là một số
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với nông hộ
a, Nhân tố chủ quan: là những nhân tố thuộc chính Ngân hàng


Chính sách tín dụng của ngân hàng



Việc chấp hành quy định, thể chế tín dụng của cán bộ ngân hàng



Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng



Hệ thống thông tin của ngân hàng




Việc thực hiện kiểm tra, giám sat của ngân hàng

8




Trang thiết bị phục vụ ngân hành

b, Nhân tố khách quan
* Nhân tố thuộc về nông hộ
 Năng lực hoạt động, kinh doanh của hộ
 Nhân tố ý thức trách nhiệm của các nông hộ
* Nhân tố môi trường
 Môi trường kinh tế - xã hội
 Môi trường chính trị, pháp lý
 Môi trường tự nhiên
2.1.2.4 Quy trình thực hiện tín dụng
Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của Ngân hàng
trong việc cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự
nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng. Đây là một quá trình bao
gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng
thời có quan hệ chặt và gắn bó với nhau.
Về nguyên tắc, các quy trình tín dụng của các Ngân hàng có các nội dung
cơ bản tương tự nhau tuy nhiên nội dung chi tiết có nhiều khác biệt, điều này
phụ thuộc vào quy mô của Ngân hàng, cấu trúc các loại cho vay, năng lực của
đội ngũ nhân sự, mức độ sử dụng công nghệ thông tin.
Cách phân loại như trên tạo điều kiện cho việc xác định rõ ràng các thao
tác nghiệp vụ ở mỗi giai đoạn và phân định trách nhiệm cho các nhân viên thực

hiện. Thấy được mối quan hệ qua lại hỗ trợ nhau của các giai đoạn, kết quả của
giai đoạn trước là cơ sở thực hiện và tác động đến chất lượng công việc của giai
đoạn sau. Việc xây dựng các quy trình tín dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả của hoạt động quản trị nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao doanh lợi.
Sau đây là quy trình tín dụng tổng quát

9


Bảng 2.1 Quy trình tín dụng tổng quát
Các giai đoạn
của quy trình

Nguồn và nơi
cung cấp thông

Nhiệm vụ

Kết quả

tin

1. Lập hồ sơ đề Khách hàng đi Tiếp xúc, phổ biến và Hoàn thành bộ để chuyển
nghị

cấp

tín vay cung cấp

dụng


hướng dẫn lập hồ sơ cho sang bộ phận phân tích
khách hàng

2. Phân tích tín -Hồ sơ đề nghị Tổ chức thẩm định về Báo cáo kết quả thẩm định
dụng

vay từ giai đoạn mặt tài chính và phi tài để chuyển sang bộ phận có
1 chuyển sang

chính do cá nhân hoặc bộ thẩm quyền cho vay

-Các thông tin từ phận thẩm định thực hiện
phỏng vấn, hồ sơ
lưu trữ
3. Quyết định -Báo cáo từ giai Quyết định cho vay hoặc -Quyết đinh cho vay hoặc
tín dụng

đoạn 2 chuyển từ chối cho vay

từ chối

sang

4. Giải ngân

-Các thông tin bổ

-Tiến hành các thủ tục pháp


sung



-Quyết đinh cho Thẩm định các chứng từ Chuyển tiền vào tài khoản
vay

theo các điều kiện của cho khách hàng

-Chứng từ làm sơ hợp động tín dụng
sở giải ngân
5. Giám sát, Các thông tin nội -Phân tích hoạt động, các -Báo cao kết quả giám sát
thu nợ

bộ của ngân hàng báo cáo tài chính, kiểm và đưa ra giải pháp xử lý
tra cơ sở của khách hàng
-Thu nợ
-Tái xét, xếp hạng
-Thanh lý tín dụng

10

-Lập các thủ tục để thanh lý


2.2 Cơ sở thực tiễn về chất lượng tín dụng đối với nông hộ tại NHNo &
PTNT
2.2.1 Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng đối với nông hộ của
NHNo & PTNT của một số nước trên thế giới
2.2.1.1 Ngân hàng phát triển nông nghiệp Thái Lan

Mục tiêu hoạt động chính của Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Thái Lan là
trợ cấp cho nông dân thông qua hoạt động đầu tư tín dụng. Ngân hàng đã được
tạo điều kiện lớn trong hoạt động cho nông dân vay từ NHTW đến NHTM và
Chính phủ Thái Lan. Ngoài ra hoạt động của NH PTNT Thái Lan còn được
miễn ký quỹ bắt buộc.
- Đối tượng: Hoạt động của ngân hàng hướng vào các đối tượng là các hộ
nông dân, cá thể, các hiệp hội nông dân Thái Lan.
- Hình thức cho vay: có hai hình thức chính là cho vay ngắn hạn, trung và dài
hạn, vay bằng tiền mặt hoặc hiện vật.
- Lãi suất: Lãi suất cho vay đối với hộ nông dân nghèo của ngân hàng thấp
hơn so với mức lãi suất cho các đối tượng khác vay. Thực tế hiện nay ngân hàng
cho hộ nghèo vay với lãi suất 8%/năm trong khi đó lãi suất thông thường là
12%/năm.
- Điều kiện vay vốn của Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Thái Lan
+ Nông dân có thu nhập dưới 10 nghìn Bath/năm
+ Nông dân có ít ruộng đất
+ Người vay vốn từ 20 tuổi trở lên và không mắc bệnh thần kinh.
+ Các nông hộ phải có kiến thức cơ bản về sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và phải sống ít nhất một năm ở địa phương đó.
+ Để đảm bảo khả năng hoàn vốn, hộ nông dân được phép tổ chức thành
từng nhóm cam kết cùng chịu trách nhiệm về các khoản vay của Ngân hàng.
Mỗi nhóm từ 15 – 20 người, được vay tối đa là 60 nghìn Bat, lần đầu vay 30
11


nghìn Bat, trả nợ một lần sẽ được vay tiếp lần hai với mức vay cao nhất là 60
nghìn Bat.
+ Người vay không phải thế chấp tài sản mà thực hiện tín chấp qua nhóm
nông dân và Ngân hàng sẽ có các biện pháp phù hợp với các khoản vay không
trả được.

2.2.1.2 Ngân hàng phát triển nông nghiệp Philipin
Việc phát triển nông nghiệp được Chính phủ Philipin rất quan tâm thể
hiện Nhà nước có chủ trương mua lại ruộng đất của địa chủ bán lại cho nông dân
với phương thức trả nợ dần theo thời gian. Chính phủ Philipin đã thành lập Ngân
hàng có tên là Land Bank chuyên hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất ở nông thôn.
Lãi suất: lãi suất ngắn hạn là 12%/năm, dài hạn là 14%/năm và các tổ
chức này lại cho vay đối với các xã viên không quá 19%/năm.
Đối tượng: Ngân hàng chủ yếu cho vay qua HTX và các hiệp hội vì chi
phí hành chính sẽ giảm.
Tóm lại: Ta thấy các nước trongj khu vực đều có hệ thống Ngân hàng
dành riêng cho phục vụ nông nghiệp, tạo điều kiện phục vụ tốt cho sự phát triển
kinh tế nông nghiệp. Trong đó:
- Lãi suất cho vay đối với hộ nông dân thấp hơn so với các đối tượng
khác.
- Các Ngân hàng ngoài thực hiện đầu tư trực tiếp cho các hộ còn thực hiện
đầu tư gián tiếp thông qua các tổ chức tín dụng khác ở nông thôn.
- Quy chế cho vay xác định khá rõ ràng đối với từng đối tượng cho vay
vốn, cụ thể hóa các đối tượng cho vay vốn nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
việc quyết định cho vay phòng tránh rủi ro.
- Hình thức cho vay đa dạng cả ngắn hạn, trung và dài hạn giúp hộ lựa
chọn cho mình thời gian vay thích hợp với dự án sản xuất của mình.
- Việc cho vay hộ nông dân có rất nhiều ưu tiên: Đối với hộ nông dân
12


không phải thế chấp tài sản, Ngân hàng cho vay gián tiếp thông qua việc thành
lập cá tổ chức chịu trách nhiệm nhờ đó cho vay trên cơ sở tín chấp.
- Đối tượng cho vay ở nông thôn chủ yếu là nông dân trong đó sự quan
tâm với những chính sách ưu đãi đến hộ nghèo.
- Thủ tục cho vay thường xuyên thay đổi phù hợp với tình hình thực tế

của hô nông dân.
Qua các kinh nghiệm trên đây có thể giúp chúng ta tham khảo và học hỏi
nước bạn những bước tiến hơn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng để từ
đó có thể đề ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với
nông hộ ở NHNo & PTNT ở nước ta.
2.2.2 Khái quát về NHNo & PTNT Việt Nam
Từ khi Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được thành lập 06/05/1951, hệ
thống Ngân hàng Việt Nam được tổ chức theo mô hình Ngân hàng một cấp ở miền
Bắc đến năm 1975 và cả nước từ năm 1975 đến 1988. Ngân hàng Nhà nước vừa
làm chức năng của NHTW – Quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng, vừa trực tiệp
thực hiện các hoạt động của Ngân hàng thương mại.
Tới nay, ở Việt Nam hệ thống Ngân hàng bao gồm: Ngân hàng Nhà nước
Trung ương và các chi nhánh ở tỉnh, thành phố trong đó có văn phòng đại diện
miền Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đây là sơ đồ hệ thống Ngân hàng Việt
Nam.

13


Sơ đồ 2.1 Hệ thống Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Trung ương

Công ty
tài chính

Ngân hàng
Thương mại


HTX
Tín dụng

NH Thương mại
Quốc doanh

NH
Nông nghiệp
và PTNT

NH CSXH

NH Thương mại
cổ phần

NH
Công
thương

NH
Ngoại
thương

14

NH
Đầu tư và
phát triển

NH

Phát triển nhà
Đồng bằng sông
Cửu Long


3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ơ

3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Can lộc nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh, phía Đông giáp bờ biển Đông, phía
Tây giáp huyện Vũ Quang và huyện Hương Khê, phía Nam giáp huyện Thạch
Hà, phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh, một phần giáp huyện
Đức Thọ.
Huyện Can Lộc có đường quốc lộ 1A đi qua với chiều dài hơn 11km, phía
Bắc cách thành phố Vinh 30km, có điều kiện giao lưu kinh tế, kỹ thuật, hàng
hóa với môi trường bên ngoài nhằm phát triển kinh tế. Chiều dài danh giới hành
chính khoảng 126,6 km.
* Địa hình
Địa hình nghiêng từ Tây sang Đông, phía Bắc là dãy núi cao, kế tiếp là
đồi thoải đến giải đồng bằng nhỏ hẹp và cuối cùng là dải đồng bằng ben biển
phía Đông. Can Lộc là huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 37.816 hecta, dân
số có hơn 181.000 người, phân bố trên 29 xã và một thị trấn, trong đó có 13 xã
nằm trong vùng bán sơn địa, một xã vùng biển và 16 xã vùng đồng bằng.
* Điều kiện khí hậu thời tiết
Can Lộc thuộc miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí
hậu chuyển tiếp giữa hai miền Nam – Bắc, trong năm có hai mùa rõ rệt.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, đây là mùa có nhiệt độ trung

bình 360C, có gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh, có độ ẩm trên 80%, mưa ít,
chiếm khoảng 10% tổng lượng mưa cả năm do đó Can Lộc dễ hạn vào thời gian
này đặc biệt nghiêm trọng từ tháng 5 đến tháng 8.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, đây là thời gian có mưa
nhiều, nhiệt độ có thể giảm xuống 7 0C, có gió mùa Đông Bắc, mưa nhiều và tập
trung vào tháng 9 đến tháng 11, mùa này thường có những trận mưa lớn từ 200
15


đến 300 mm gây ra lũ lụt trên diện rộng.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Can Lộc khắc nhiệt nên gặp rất nhiều
khó khăn trong sinh hoạt và đời sống của người dân.
* Đất đai
Đất đai là một yếu tố rất quan trọng không thể thiếu trong sản xuất nông
nghiệp. Đất vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất.
Can Lộc là một huyện có diện tích đất tự nhiên khá lớn 37.916,9 hecta, cơ
cấu được phân bố như bảng 3.1. Trong đó đất dùng trong nông nghiệp chiếm tỷ
lệ cao nhất là 13.382,8 hecta, chiếm 35,4% tổng diện tích, trong đó chủ yếu vẫn
là đất trồng lúa nên hiệu quả vẫn còn chưa cao. Tuy nhiên nhìn vào bảng trên ta
thấy diện tích đất nông nghiệp qua các năm đều giảm nguyên nhân là do chuyển
đổi mục đích sử dụng của đất nông nghiệp để phục vụ cho công cuộc CNHHĐH của huyện.
Đất lâm nghiệp có xu hướng tăng đều qua các năm, cụ thể từ 17,8 % năm
2009 tăng lên đến 18,6 % năm 2009, đây là một dấu hiệu tốt trong việc thực
hiện chủ trương phủ xanh diện tích đất trồng rùng của huyện.
Diện tích đất chuyên dùng liên tục tăng từ năm 2009 đến năm 2009, năm
2009 chiếm 18,1 % diện tích đất tự nhiên của huyện. Đất giao thông, thuỷ lợi
vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Đất giao thông chiếm 27,30 %, đất thủy lợi chiếm
35,57 % đất chuyên dùng. Đất xây dựng có xu hướng tăng dần trong những năm
gần đây (trung bình mỗi năm tăng 2,9 %), cùng với việc xuất hiện một số doanh
nghiệp trên địa bàn huyện nhưng diện tích đất chỉ chiếm 6,6 % diện tích đất

chuyên dùng trên địa bàn huyện.
Đất thổ cư, đất đô thị là 1.007,5 hecta chiếm 4,3 % tổng diện tích đất, qua
các năm diện tích đất thổ cư có tăng nhẹ do tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thấp.
Đất chưa sử dụng còn 9.548,6 hecta, chiếm 25,2 % so với đất tự nhiên
điều đó chứng tỏ đất bỏ hoang của huyện còn nhiều, trong đó có 1.1554 hecta
đất hoang bằng, 5.664 hecta đất đồi núi và 832 hecta đất mặt nước hoang đây là
tiềm năng đáng kể mà huyện Can Lộc chưa đưa vào khai thác và sử dụng.

16


Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Can Lộc qua các năm 2009, 2008 và 2009
Chỉ tiêu

2009

2008

DT(ha)

CC(%)

Đất tự nhiên

37.816,9

100

1. Đất nông nghiệp


13.614,3

2. Đất lâm nghiệp
3. Đất chuyên dùng
4. Đất thổ cư
5. Đất chưa sử dụng

DT(ha)

2009

So sánh (%)

CC(%)

DT(ha)

CC(%)

07/06

08/07

09/08

37.816,9

100

37.816,9


100

100

100

100

36,0

13.499,4

35,7

13.382,8

35,4

99,16

99,14

99,15

6.730,4

17,8

6.892,7


18,2

7.047,5

18,6

102,41

102,25

102,33

6.542,1

17,3

6,682,2

17,7

6.830,5

18,2

102,14

102,22

102,18


985,4

2,6

997,3

2,6

1.007,5

2,7

101,21

101,02

101,11

9.944,7

26,3

9,745,3

25,8

9.548,6

25,2


97,99

97,98

97,98

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, 2010)

17


3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
* Đặc điểm và tình hình dân số, lao động
Dân số lao động có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của
huyện. Nó vừa là lực lượng sản xuất ra của cải vật chất đồng thời cũng là lực
lượng tiêu thụ sản phẩm cho xã hội.
Qua bảng 3.2 ta thấy dân số của toàn huyện là 181.834 người, trong đó nữ
chiếm 50,83 %. Tốc độ tăng trưởng dân số bình quân giai đoạn 2009 - 2009 là
0,90 %/năm, mật độ dân số khoảng 400 người/km 2. Có khoảng 43.039 hộ dân
với 337 thôn xóm.
Nhờ làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, nâng dần mức sống hộ nông
dân nên tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 16,8 % năm 2009 xuống còn 10,5 % năm
2009.
Qua năm 2009, tổng số lao động của huyện là 83.644 người, trong đó số
người trong độ tuổi lao động của huyện là 76.810 người, chiếm 42% tổng số
dân. Tổng số lao động làm việc trong các ngành là 64.004 người, trong đó lao
động nông nghiệp chiếm 84,42 %. Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm dần trong
giai đoạn từ 2009 đến nay, trong khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục
tăng lên. Số lao động có việc làm của huyện qua các năm đều tăng. So với năm

2009 năm 2008 tăng 1,3 %. Số lượng lao động thất nghiệp giảm qua các năm từ
5,6 % năm 2009 xuống còn 5,28% năm 2009. Trong khi lao động nông nghiệp
đang có xu hướng giảm cả về tuyệt đối lẫn tương đối thì lao động chuyển đổi
sang mô hình kết hợp đang có su hướng tăng.
Nhìn chung, cơ cấu lao động của huyện có sự biến đổi theo xu hướng tốt,
thể hiện tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế: tăng chuyển đổi cơ cấu sản xuất
thuần nông trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ.

18


Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Can Lộc từ năm 2009 đếm năm 2009
Chỉ tiêu

2009

2008

2009

CC (%)
100

So sánh

1. Dân số

SL
CC (%)
SL

180.931 100 181.400

SL
CC (%)
181.834
100

08/07
100,13

09/08
100,12

BQ
100,12

- Thành thị

12.683

7,0

12.983

7,2

13.455

7,4


102,37

103,64

103,00

- Nông thôn

168.247

93,0

168.417

92,8

168.379

92,6

100,10

99,98

100,04

2. Tổng số lao động

83.934


100

83.444

100

83.644

100

99,53

100,24

99,88

- Trong độ tuổi lao động

75.735

90,34

76.401

91,56

76.810

91,83


100,88

100,54

100,71

- Ngoài độ tuổi lao động

8.098

9,66

7.049

8,44

6.834

8,17

87,05

96,95

91,87

- Trong đó: Có việc làm

63.177


75,36

63.584

76,20

64.044

76,52

100,64

100,66

100,65

- Đi học và nội trợ

15.961

19,04

15.303

18,34

15.223

18,20


95,88

99,48

97,66

- Lao động thất nghiệp

4.694

5,60

4.557

5,46

4.417

5,28

97,08

96,93

97,00

(Nguồn: Phòng thống kê huyện can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, 2010)

19



* Tình hình kinh tế
Cơ cấu kinh tế huyện Can Lộc chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng
ngạnh nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ
tăng trưởng khá, trung bình khoảng 10,7%. Tổng giá trị bình quân đầu người
khoảng 4.740.000 đồng, bình quân lương thực đầu người là 574 kg/năm. Tỷ
trọng các ngành qua các năm được thể hiện qua bảng 5.
Nhìn vào bảng 3.3 ta thấy mặc dù lao động nông nghiệp rất cao trong cơ
cấu dân số chiếm 84,42% nhưng giá trị đem lại trong ngành nông nghiệp không
cao, trung bình là 43,47%. Mặc dù trong những năm qua giá trị của ngành nông
nghiệp liên tục tăng nhưng cơ cấu ngày càng giảm so với công nghiệp và dịch
vụ. Đây là xu thế tất yếu trên con đường CNH – HĐH của huyện và cũng là tín
hiệu đáng mừng.

20


Bảng 3.3 Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Can Lộc từ năm 2009 đến năm 2009
2009

Chỉ tiêu

2008

2009

So sánh (%)

SL


CC(%)

SL

CC(%)

SL

CC(%)

08/07

09/08

BQ

780

100

860

100

950

100

110,25


110,47

110,36

- Ngành nông nghiệp

346,06

44,38

377,22

43,63

402,80

42,40

109,00

106,78

107,88

- Ngành CN- TTCN- XDCB

159,94

20,50


180,26

20,96

204,44

21,52

112,70

113,41

113,05

- Ngành thương mại, dịch vụ

274

35,12

302,52

35,41

342,76

36,08

110,40


113,30

111,84

II. Giá trị sản xuất nông nghiệp

346,06

100

377,22

100

402,80

100

109,00

106,78

107,88

- Trồng trọt

231,76

66,97


246,36

65,31

252,11

62,59

106,30

102,33

104,30

- Chăn nuôi

91,60

26,47

105,43

27,95

111,33

27,64

115,38


105,60

110,38

- Thuỷ sản

9,76

2,82

11,88

3,15

13,94

3,46

122,22

117,34

119,76

- Dịch vụ nông nghiệp

12,94

3,74


13,50

3,58

25,42

6,31

104,33

188,30

140,16

I. Tổng giá trị sản xuất

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, 2009)

21


* Điều kiện cơ sở hạ tầng
Huyện Can Lộc có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, là huyện có
nhiều diện tích đất trũng, đất ngập nước nên hệ thống tưới tiêu được chú trọng
và cung cấp nước cho vùng chuyên trồng lúa nước. Hiện có 120 kênh mương bê
tông, đang tiếp tục nâng cấp và xây dựng 180 kênh mương nội đồng. Nguồn
nước của huyện Can Lộc phong phú nhờ hệ thống song ngòi dày đặc, nhiều hồ
đập và các nguồn nước ngầm khác. Hệ thống sông ngòi chính bao gồm sông
Khe Lang, sông Cầu Già, sông Nghèo, sông Chợ Vi, hệ thống hồ chứa nước có
tổng dung lượng chứa khoảng 63.000.000 m 3 nước. Một trong những nguồn

nước chính của huyện là các hồ đập, toàn huyện có 12 hồ, 12 đập nhỏ, 4 cống
ngăn lớn, 18 cống ngăn trung bình và nhỏ dùng để ngăn nước mặn, giữ nước
ngọt. Bốn hồ lớn nằm ở khu vực Đông Bắc của huyện gồm có hồ Nhà Đường,
hồ Cù Lây, hồ Đồng Hố và hồ Khe Giao. Đây là cơ sở để phát triển mô hình lúa
- cá - chăn nuôi mà các hộ thuộc diện tích đất trũng đang áp dụng.
Hệ thống giao thông được nâng cấp theo các chương trình dự án đường
giao thông nông thôn nên việc giao lưu hàng hoá và đi lại của ngưòi dân khá
thuận lợi,
Hệ thống cung cấp điện, nước sinh hoạt đầy đủ, mạng lưới điện quốc gia
đã phân bố đến từng hộ gia đình. Nước sinh hoạt hầu hết sử dụng nước giếng
đào, đã có nhiều gia đình xây dựng được bể chứa nước để sử dụng vào mùa khô,
một số ít đã có nước máy.
Can Lộc là một trong những huyện có hệ thống thông tin liên lạc tương
đối phát triển, toàn huyện có 29 xã và 1 thị trấn đều có điểm bưu điện văn hoá,
có chứa nhiều sách báo đáp ứng nhu cầu đọc và tìm hiểu của nhân dân. Nhiều hộ
gia đình đã sử dụng điện thoại để đáp ứng nhu cầu thông tin xa gần. Hầu hết các
hộ kể cả vùng nông thôn đều được trang bị đài hoặc vô tuyến truyền hình. Hệ
thống thông tin liên lạc như vậy đã có tác dụng trong việc truyền bá các kiến
thức về kinh tế, kỹ thuật, các chính sách của Đảng và Nhà nước đáp ứng nhu cầu
22


tinh thần và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất.
* Tình hình an ninh, trật tự xã hội, giáo dục và y tế
- Tình hình an ninh trật tự toàn xã hội được đảm bảo. Ngành công an hoạt
động tích cực, có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, tham mưu cho cấp uỷ chính
quyền phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc. Tình hình an ninh trên địa bàn khá
ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân yên tâm sản xuất.
- Hệ thống giáo dục: Huyện Can Lộc có mạng lưới trường học được rải
đều trên địa bàn toàn huyện, tất cả các xã đều có trường mầm non và tiểu học.

Hầu hết các xã đều có trường PTCS, huyện có 4 trường PTTH. Hiện nay, số
trường học, lớp học, điều kiện vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng được
nhu cầu ngày càng cao. Trong tương lai huyện có kế hoạch nâng cấp, xây dựng
nhiều trường học thành trường chuẩn quốc gia, xây thêm nhiều trường học cao
tầng mới. Trong những năm qua huyện cũng đã quan tâm nhiều đến công tác
giáo dục nhất là công tác dạy và học cũng đã đạt được nhiều thành tích đáng
khích lệ.
- Hệ thống y tế: Mạng lưới y tế được phát triển rộng khắp toàn huyện, các
xã đều có trạm y tế mặc dù phòng khám, trang thiết bị y tế chưa đầy đủ nhưng
đang từng bước được cải thiện hơn. Một số trạm y tế tiếp tục được củng cố,
nâng cấp về đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất theo hướng đạt chuẩn quốc gia.
Hoạt động y tế dự phòng chuyển biến tốt. Huyện đã thực hiện tốt các chương
trình y tế quốc gia như: Chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét
và sốt xuất huyết…Do vậy mạng lưới y tế huyện đã thực hiện tốt việc chăm sóc
sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân.

23


3.1.3 Tổng quan về NHNo & PTNT huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
* Đặc điểm NHNo & PTNT huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
NHNo & PTNT huyện Can Lộc là đơn vị thành viên của NHNo & PTNT
tỉnh Hà Tĩnh. Được thành lập theo nghị quyết số 53 HĐBT- NHNo Việt Nam và
đi vào hoạt động từ tháng 8/1996. Kể từ khi thành lập đến nay NH dã có những
đóng góp đáng kể vào sự nghiệp CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn của huyện
nói riêng và của tỉnh Hà Tĩnh nói chung.
NHNo & PTNT huyện Can Lộc đóng trên địa bàn thị trấn Nghèn, huyện
Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, là một đơn vị kinh doanh tiền tệ nên hoạt động chủ yếu
của Ngân hàng là cho vay huy động vốn và cho vay vốn phục vụ sản xuất của cá
nhân và tổ chức trong toàn huyện. Trong thời gian qua, Ngân hàng đã lấy thị

trường nông thôn làm địa bàn hoạt động và hộ nông dân là khách hàng chủ yếu.
Không những thế NHNo & PTNT huyện Can Lộc còn được xem là một tập thể
đoàn kết, gắn bó, liên hoàn toàn diện, vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch cấp trên
giao xuống trước thời hạn, các chỉ tiêu tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước,
đảm bảo an toàn tiền vốn và tài sản nhà nước. Trong lĩnh vực đầu tư cho vay,
Ngân hàng đã thỏa mãn vốn vay trên địa bàn, chất lượng tín dụng nâng cao từng
bước đồng vốn Ngân hàng được phát huy hiệu quả góp phần ổn định đời sống
nhân dân.
Bên cạnh những thành công đạt được, để hòa nhập với tiến trình phát triển
cùng với sự đổi mới hoạt động của hệ thống ngân hàng theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước, Ngân hàng không ngừng cố gắng và từng bước đa
dạng hóa các hình thức huy động vốn, cải tiến phương thức hoạt động, mở rộng
các lĩnh vực dịch vụ, tạo điều kiện cho cá nhân và các tổ chức kinh tế có nhu cầu
về vốn vay tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng.
Tóm lại, với phương châm “Đi vay để cho vay”, lấy nông nghiệp, nông
thôn làm địa bàn chính, NHNo & PTNT huyện Can Lộc đang góp phần không

24


nhỏ vào sự phát triển chung của địa phương và tỉnh nhà.
* Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
NHNo & PTNT huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh là đơn vị tổ chức tương đối
chặt chẽ và ổn định. Là đơn vị chịu sự quản lý của đơn vị cấp trên mà chỉ đạo
trực tiếp là NHNo & PTNT Hà Tĩnh. Sơ đồ bộ máy tổ chức của NHNo & PTNT
huyện Can Lộc được thể hiện như sau:
Sơ đồ 3.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT huyện Can Lộc




PGĐ2

PGĐ1

Phòng tín
dụng

Phòng kế
toán

Ngân hàng
cấp 3

Bộ phận tín
dụng

25

Bộ phận kế
toán


×