Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Sổ Tay Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.58 KB, 15 trang )

SỔ TAY
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
Tên Công ty
Địa chỉ
Điện thoại
Fax
Email

:
:
:
:
:

I. Sự hình thành Công:

II. Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu:
III. Định hướng phát triển trong giai đoạn từ nay đến năm 2006:
CHƯƠNG I
MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI
I. MỤC ĐÍCH:
Công ty xây dựng Hệ thống quản lý Trách nhiệm Xã hội để đáp ứng yêu cầu Tiêu
chuẩn SA 8000:2001 và ISO 9001:2000.
Công ty triển khai, thực hiện và duy trì những chính sách, thủ tục phù hợp với các
yêu cầu của Tiêu chuẩn SA 8000:2001, góp phần bảo vệ, cải thiện môi trường làm việc và
đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
cho toàn thể CBCNV.
Qua đó Công ty thỏa mãn hơn nữa các mong đợi của khách hàng trong cũng như
ngoài nước và các bên quan tâm.


II. PHẠM VI:
Hệ thống quản lý Trách nhiệm Xã hội theo Tiêu chuẩn SA 8000:2001 được xây
dựng, triển khai, thực hiện, áp dụng đối với khối văn phòng và xí nghiệp may.

Trang: 1


CHƯƠNG II
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hệ thống quản lý Trách nhiệm Xã hội của Công ty được xây dựng, thực hiện và duy
trì theo:


Tiêu chuẩn SA 8000:2001;



Tiêu chuẩn ISO 9001:200



Bộ luật Lao động năm 1994 của nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động năm 2002.



Luật Công Đoàn nm 1990 của nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Để tạo thuận lợi trong quá trình triển khai áp dụng, thực hiện Hệ thống quản lý
Trách nhiệm Xã hội, Công ty tiến hành so sánh, đối chiếu các yêu cầu của Tiêu chuẩn SA

8000:2001 và các qui định tương ứng của Bộ Luật Lao động năm 1994 của nước Cộng Hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong Phụ lục Bảng So sánh các yêu cầu của Tiêu chuẩn SA
8000:2001 và các qui định tương ứng trong Bộ Luật Lao động nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam năm 1994 số hiệu (phụ lục TNXH …….)

Trang: 2


CHƯƠNG III
THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA VÀ TỪ VIẾT TẮT
I. ĐỊNH NGHĨA:
1.1

Định nghĩa Công ty: trạng thái toàn vẹn của bất kỳ tổ chức hay thực thể kinh
doanh nào chịu trách nhiệm thực hiện những yêu cầu của tiêu chuẩn này, bao gồm
tất cả CBCNV (nghĩa là các giám đốc, cán bộ điều hành, cấp quản lý, các giám sát
viên và những nhân viên không làm công tác quản lý, cho dù được tuyển dụng trực
tiếp, có ký hợp đồng hay nếu không là đại diện của công ty).

1.2

Định nghĩa Người cung ứng, người thầu phụ: một thực thể kinh doanh cung ứng
cho công ty các hàng hóa và/ hoặc các dịch vụ góp phần vào hoặc được sử dụng cho
việc sản xuất ra các sản phẩm và/hoặc dịch vụ của công ty.

1.3

Định nghĩa Người cung ứng phụ: một thực thể kinh doanh trong chuỗi cung ứng,
trực tiếp hay gián tiếp, cung cấp cho người cung ứng các hàng hoá và/hoặc các dịch
vụ góp phần vào hay được nhà cung ứng sử dụng cho việc sản xuất các sản phẩm

và/hoặc dịch vụ của công ty.

1.4

Định nghĩa Hành động phục hồi: hành động thực hiện để bồi thường cho một công
nhân hay nhân viên cũ vì một vi phạm các quyền của công nhân trước đây như đã
nêu trong tiêu chuẩn SA 8000.

1.5

Định nghĩa Hành động khắc phục: việc thực hiện làm thay đổi hệ thống hoặc giải
pháp để bảo đảm việc khắc phục ngay lập tức hay sẽ khắc phục điều không phù
hợp.

1.6

Định nghĩa Các bên liên quan: cá nhân hoặc nhóm người quan tâm đến hoặc bị tác
động bởi những hành vi xã hội của công ty.

1.7

Định nghĩa Trẻ em: bất cứ người nào dưới 15 tuổi, trừ khi luật địa phương về tuổi
tối quy định, tuổi lao động hay giáo dục bắt buộc cao hơn, trong trường hợp này thì
sẽ áp dụng tuổi cao hơn. Tuy nhiên, nếu, luật địa phuơng quy dịnh tuổi tối thiểu là
14 tuổi và phù hợp với các trường hợp ngoại lệ ở các quốc gia đang phát triển theo
Công ước số 138 của Tổ chức Lao động Quốc tế, thì được áp dụng tuổi thấp hơn.

1.8

Định nghĩa Công nhân trẻ tuổi: bất cứ công nhân nào lớn hơn độ tuổi của trẻ em

được định nghĩa ở trên và dưới 18 tuổi.

1.9

Định nghĩa Lao động trẻ em: bất kỳ công việc nào do trẻ em nhỏ tuổi hơn độ tuổi
được nêu ở định nghĩa trẻ em ở trên là, ngoại trừ các trường hợp được quy định
trong khuyến nghị số 146 của Tổ chức Lao động Quốc tế.

1.10

Định nghĩa Lao động cưỡng bức: tất cả các công việc hay dịch vụ bị bắt buộc thực
hiện bởi những người dưới sự đe dọa bị trừng phạt mà không để cho những người
đó tự nguyện làm hoặc công việc hay dịch vụ đó được yêu cầu như một hình thức
để trả nợ.
Trang: 3


1.11

Định nghĩa Sự phục hồi cho trẻ em: mọi hỗ trợ và hành động cần thiết để đảm bảo
sự an toàn, sức khoẻ, giáo dục và phát triển của các trẻ em đã được quy là lao động
trẻ em theo dịnh nghĩa ở trên kể cả khi trẻ em đó bị buộc thôi việc.

1.12

Định nghĩa Công nhân tại nhà: một người thực hiện công ivệc cho công ty dưới
hình thức hợp đồng trực tiếp hay gián tiếp, ở mội nơi khác không phải là nơi làm
việc của công ty, được trả công mà kết quả của việc tạo sảm phẩm hoặc dịch vụ do
người thuê làm việc xác định, bất kể ai là người cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu
hoặc các đầu vào khác.


II. THUẬT NGỮ:
Các thuật ngữ được sử dụng trong Sổ tay này phù hợp với Tiêu chuẩn SA 8000:2001 &
ISO 9001:2000
III. CÁC TỪ VIẾT TẮT:
Công ty
: Công ty
STTNXH
: Sổ tay Trách nhiệm Xã hội .
HTQLTNXH
: Hệ thống quản lý Trách nhiệm Xã hội .
TNXH
: Trách nhiệm xã hội
Chuỗi cung ứng
: Mô tả mối liên hệ giữa các bên liên quan .
Bên cung ứng --------> Công ty ---------> Khách hàng
Khách hàng
: Các Công ty, Tổ chức hay Cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ do
Công ty cung cấp.
TGĐ
: Tổng Giám đốc Công ty
PTGĐ
: Phó Tổng Giám đốc Công ty
CBCNV
: Cán bộ Công nhân viên Công ty
ĐDLĐ
: Đại diện lãnh đạo

: Giám đốc
TC

: Tiêu chuẩn SA 8000

CHƯƠNG IV
HỆ THỐNG QUẢN LÝ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
1. LAO ĐỘNG TRẺ EM:
1.1 Cam kết:
1.1.1 Công ty cam kết không tham gia hay ủng hộ việc sử dụng lao động trẻ em như định
nghĩa ở trên.
1.1.2 Công ty cam kết duy trì một thủ tục bằng văn bản về việc thực hiện hành động phục
hồi cho trẻ em được phát hiện đang làm việc trong các tình trạng đúng như định
nghĩa được nêu trên về lao động trẻ em và truyền đạt một cách hiệu quả đến toàn
thể CBCNV và các bên có liên quan.
1.1.3 Công ty cam kết thiết lập, đưa vào văn bản, duy trì và truyền đạt một cách hiệu quả
đến toàn thể CBCNV và các bên có liên quan về những chính sách và thủ tục
khuyến khích việc giáo dục cho trẻ em đã nói trong khuyến cáo số 146 của Tổ chức
Lao động quốc tế và những công nhân trẻ tuổi. Công ty cam kết thực hiện các biện
pháp để bảo đảm không có trẻ em hay công nhân trẻ tuổi làm việc trong giờ học và
thời gian tổng cộng của việc học tập, đi lại (đi làm và đi học) và thời gian làm việc
không quá 10 giờ/ ngày.
Trang: 4


1.1.4 Công ty cam kết không bố trí trẻ em hoặc công nhân trẻ tuổi vào làm việc trong
hoặc ngoài khu vực làm việc nguy hiểm, không an toàn, hay có hại cho sức khoẻ.
1.2
Quy định:
1.2.1 Việc tuyển dụng tại Công ty được thực hiện theo Thủ tục Đào tạo và Tuyển dụng
của Công ty và theo quy định của Bộ Luật Lao động nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam.
1.2.2 Trong trường hợp phát hiện có trẻ em hay người chưa thành niên làm việc tại Công

ty thì ngay lập tức người phát hiện phải báo cáo cho ĐDLĐ để thực hiện hành động
phục hồi theo qui định của Thủ tục Xử lý Lao động trẻ em, chưa thành niên.
1.3
1.3.1
1.3.2
1.3.3

Tài liệu liên quan:
Thủ tục Đào tạo và Tuyển dụng (mã số: 0044)
Thủ tục Xử lý Lao động trẻ em, chưa thành niên (mã số: 0002)
Thủ tục khắc phục và phòng ngừa (mã số: 0027)

2. LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC:
2.1 Cam kết:
2.1.1 Công ty cam kết không tham gia, ủng hộ hay sử dụng lao động cưỡng bức và cũng
không yêu cầu nhân viên đóng tiền “ký quỹ” hay nộp các giấy tờ cá nhân khi bắt
đầu làm việc tại Công ty.
2.2 Quy định:
2.2.1 Công ty nghiêm cấm sử dụng lao động cưỡng bức, không yêu cầu phải đặt cọc trước
khi vào làm việc hoặc yêu cầu làm việc để trả nợ dù ở bất kỳ hình thức nào.
2.2.2 Trong trường hợp phát hiện có cưỡng bức lao động tại Công ty, người phát hiện
phải lập tức báo cáo cho ĐDLĐ để thực hiện hành động khắc phục theo Thủ tục
khắc phục, phòng ngừa.
2.2.3 Đại diện Lãnh đạo Trách nhiệm Xã hội chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, tổng
hợp các hành động khắc phục và báo cáo trong kỳ họp xem xét lãnh đạo.
Tài liệu liên quan:
2.3.1 Thủ tục Đào tạo và Tuyển dụng (mã số: 0044)
2.3.2 Thủ tục Hành động khắc phục, phòng ngừa (mã số: 0027)
2.3.3 Nội quy lao động Công ty
3. SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN:

3.1 Cam kết:
3.1.1 Công ty cam kết cung cấp môi trường làm việc an toàn, bảo đảm sức khỏe và có các
bước thích hợp để phòng ngừa việc xảy ra các tai nạn và thương tích ảnh hưởng tới
sức khoẻ, liên quan đến hay có thể xảy ra trong quá trình làm việc, bằng cách hạn
chế hết mức các mối nguy vốn có trong môi trường làm việc.
3.1.2 Công ty bổ nhiệm một PTGĐ làm ĐDLĐ về An toàn và Sức khoẻ chịu trách nhiệm
về sức khoẻ và an toàn cho toàn bộ nhân viên, và có trách nhiệm thực hiện các yếu
tố sức khoẻ và an toàn của TC này.
3.1.3 Công ty bảo đảm mọi CBCNV đều được huấn luyện thường xuyên về an toàn và
sức khoẻ, có lưu hồ sơ huấn luyện về an toàn và sức khoẻ. Việc đào tạo này thường
xuyên thực hiện lại cho những nhân viên mới và những người được thuyên chuyển
công tác mới.
Trang: 5


3.1.4 Công ty bảo đảm thiết lập các hệ thống để phát hiện, phòng tránh hay đối phó các
mối đe dọa tiềm ẩn đến sức khỏe và an toàn của toàn bộ nhân viên.
3.1.5 Công ty tạo điều kiện cho toàn thể CBCNV được sử dụng các nhà vệ sinh sạch,
dùng nước hợp vệ sinh và các phương tiện bảo đảm vệ sinh để lưu trữ thực phẩm.
3.1.6 Hiện nay công ty không có nhà tập thể cho CBCNV. Khi có, Công ty cam kết các
nhà tập thể này đảm bảo an toàn và đáp ứng được nhu cầu tối thiểu.
3.2

Quy định:

3.2.1 Theo Quy định về an toàn và sức khoẻ (mã số: 0056)
3.2.2 Thủ tục huấn luyện về TNXH (mã số: 0029)
3.3

Tài liệu liên quan:


3.3.1 Quy định về An toàn và Sức khoẻ (mã số: 0056)
3.3.2 Thủ tục Huấn luyện về TNXH (mã số: 0029)
3.3.3 Nội quy lao động
3.3.4 Hướng dẫn Xem xét và Khiếu nại về thi hành kỷ luật (mã số: 0010)
4. TỰ DO HIỆP HỘI VÀ QUYỀN THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ:
4.1

Cam kết:

4.1.1 Công ty cam kết tôn trọng quyền của CBCNV được thành lập và gia nhập Tổ chức
Công đoàn và thương lượng tập thể.
4.1.2 Công ty cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho CBCNV bầu ra người đại diện (Chủ
tịch Công đoàn) và tôn trọng Luật Công đoàn nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam.
4.1.3 Ban lãnh đạo công ty đảm bảo Chủ tịch Công đoàn và Ban chấp hành Công đoàn
không bị phân biệt đối xử và có khả năng tiếp xúc với thành viên Công đoàn tại nơi
làm việc.
4.2

Quy định:

4.2.1 Thực hiện theo quy định của Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn Việt Nam và Thỏa
ước Lao động tập thể của Công ty.
4.2.2 Công ty tổ chức Đại hội Công đoàn để bầu ra Ban chấp hành Công đoàn và chủ tịch
Công đoàn theo nhiệm kỳ và ký thoả ước lao động tập thể.
4.3

Tài liệu liên quan:


4.3.1 Thoả ước lao động tập thể
4.3.2 Biên bản bầu Ban chấp hành Công đoàn và Chủ tịch Công đoàn
5. SỰ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ:
5.1 Cam kết:
5.1.1 Công ty cam kết không tham gia hoặc ủng hộ sự phân biệt đối xử trong tuyển dụng,
trả công đào tạo, đề bạt, cho nghỉ việc, về hưu dựa trên chủng tộc, đẳng cấp, nguồn
gốc dân tộc, tôn giáo, thương tật, giới tính, xu hướng tình dục, thành viên công
đoàn, khuynh hướng chính trị hay tuổi tác.
Trang: 6


5.1.2 Công ty không can thiệp vào việc thực thi các quyền của con người trong việc học
hành các giáo lý, hoặc thoả mãn các nhu cầu liên quan đến chủng tộc, đẳng cấp,
nguồn gốc dân tộc, tôn giáo, thương tất, giới tính, xu hướng tình dục.
5.1.3 Công ty nghiêm cấm các hành vi cưỡng bức, đe doạ, lạm dụng, bóc lột tình dục bao
gồm các cử chỉ, ngôn ngữ, đụng chạm thân thể.
5.2 Quy định:
5.2.1 Theo Quy định không phân biệt đối xử .
5.2.2 Trong trường hợp cảm thấy bị phân biệt đối xử thì người đó có quyền viết phiếu
yêu cầu giải quyết tình trạng phân biệt đối xử và chuyển cho ĐDLĐ về TNXH xem
xét và xử lý theo quy định trên.
5.3 Tài liệu liên quan:
5.3.1 Quy định không phân biệt đối xử (mã số: 0025)
6. THI HÀNH KỶ LUẬT:
6.1

Cam kết:

6.1.1


Công ty cam kết không tham gia hay ủng hộ việc sử dụng hình phạt thể xác, cưỡng
bức tinh thần hoặc thể xác và lăng nhục bằng lời nói.

6.2

Quy định:

6.2.1

Theo quy định của Nội quy lao động, Hướng dẫn xem xét và khiếu nại về thi hành
kỷ luật.

6.3

Tài liệu liên quan:

6.3.1

Hướng dẫn xem xét và khiếu nại về thi hành kỷ luật (0010)

6.3.2

Nội quy lao động

7. THỜI GIỜ LÀM VIỆC:
7.1 Cam kết:
7.1.1 Công ty cam kết tuân thủ theo quy định pháp luật Việt nam về giờ làm việc. Số giờ
làm việc trong tuần không quá 48 giờ, cứ bảy ngày CBCNV được nghỉ tối thiểu một
ngày, các giờ làm thêm được trả thù lao với mức cao và không có trường hợp nào
quá 12 giờ/tuần.

7.1.2 Công ty cam kết việc làm thêm ngoài giờ là tự nguyện.
7.1.3 Công ty cam kết thực hiện việc thương lượng về số giờ làm thêm để đáp ứng nhu
cầu kinh doanh trong thời gian ngắn với Tổ chức Công đoàn khi thương lượng ký
kết Thoả ước lao động tập thể.
7.2

Quy định:

7.2.1 Theo Quy định của Thỏa ước lao động tập thể, Quy định trả lương, Thủ tục Đào tạo
và Tuyển dụng.
7.3

Tài liệu liên quan:
Trang: 7


7.3.1 Thoả ước Lao động tập thể.
7.3.2 Quy định Trả lương (mã số: 0032)
7.3.3 Thủ tục Đào tạo và Tuyển dụng (mã số: 0044)
8.

TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG:

8.1

Cam kết:

8.1.1 Công ty đảm bảo rằng các khoản lương trả cho cho CBCNV đáp ứng yêu cầu pháp
luật và nhu cầu cơ bản, cho phép CBCNV Công ty được ứng lương để đáp ứng nhu
cầu chi tiêu bất thường.

8.1.2 Công ty đảm bảo không cắt giảm lương vì mục đích thi hành kỷ luật, các khoản
lương và phúc lợi được kê chi tiết rõ ràng và thanh toán đúng qui định của Công ty
và qui định của pháp luật, thuận tiện cho CBCNV và bằng tiền.
8.1.3 Công ty đảm bảo không sử dụng việc ký hợp đồng đơn thuần và cho thử việc giả
tạo để trốn tránh trách nhiệm về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
8.2

Quy định:

8.2.1 Theo Quy định Trả lương, Thủ tục Đào tạo và Tuyển dụng
8.3

Tài liệu liên quan:

8.3.1 Qui định Trả lương (mã số: 0032)
8.3.2 Thủ tục Đào tạo và Tuyển dụng (mã số: 0044)

9. HỆ THỐNG QUẢN LÝ:
9.1

Chính sách Trách nhiệm Xã hội:
Công ty xác định, thực hiện Chính sách Trách nhiệm Xã hội như sau:


Công ty luôn quan tâm đến vệ sinh môi trường, an toàn và sức khỏe cho toàn
thể CBCNV, góp phần tạo điều kiện làm việc thuận lợi trong Công ty.



Công ty chú trọng phát triển mối quan hệ giữa các CBCNV và các cấp lãnh

đạo trong Công ty nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, hợp tác, hòa nhã, đẩy
mạnh tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong mọi lĩnh vực để mang lại hiệu
quả cao nhất trong công việc.

Để thực hiện chính sách nêu trên, Công ty cam kết:


Thực hiện, đáp ứng tất cả các yêu cầu của Tiêu chuẩn SA 8000:2001;



Thực hiện, tuân thủ Hiến pháp, Pháp luật nói chung và những Qui định pháp
luật về Lao động nói riêng của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam;



Tôn trọng và tuân thủ những nguyên tắc của các Văn kiện Quốc tế (như đã liệt
kê trong Phần II của Tiêu chuẩn SA 8000:2001) và luôn quan tâm đến sự giáo
dục và phát triển cho trẻ em;
Trang: 8




Duy trì và cải tiến liên tục Hệ thống quản lý Trách nhiệm Xã hội theo Tiêu
chuẩn SA 8000:2001;



Các tài liệu của Hệ thống quản lý Trách nhiệm Xã hội được lập thành văn bản,

thực hiện, duy trì, truyền đạt có hiệu quả dễ hiểu tới toàn bộ Cán bộ Công nhân
viên trong Công ty và công bố công khai rộng rãi tới các bên quan tâm.



Chính sách của Công ty có sẵn ở nơi công cộng.

Chính sách này có hiệu lực thi hành kể từ ngày.
Tổng Giám đốc

9.2

Xem xét của Lãnh đạo:
Ít nhất mỗi năm hai lần, TGĐ Công ty tổ chức cuộc họp xem xét lãnh đạo.
Khi họp xem xét, Lãnh đạo sẽ sử dụng hiệu quả tất cả các thông tin thu thập được
bao gồm kết quả đánh giá nội bộ và bên ngoài, những ý kiến của các bên quan tâm,
Chính sách TNXH, những điểm không phù hợp, các biện pháp khắc phục và phòng
ngừa, kế hoạch huấn luyện, đào tạo, hiệu quả thực hiện để cải tiến HTQLTNXH.
Kết quả cuộc họp được lập thành văn bản, gửi đến các đơn vị thực hiện.
Đại diện Lãnh đạo được phân công đôn đốc, đánh giá, xác nhận kết quả thực hiện.
Hồ sơ Xem xét của Lãnh đạo được thu thập và lưu trữ theo Thủ tục kiểm soát hồ sơ

9.3

Đại diện lãnh đạo:
Công ty bổ nhiệm một Phó Tổng Giám đốc làm Đại diện Lãnh đạo về Trách nhiệm
Xã hội chịu trách nhiệm triển khai thực hiện, duy trì HTQLTNXH theo Tiêu chuẩn
SA 8000:2001 tại Công ty.

9.4


Đại diện công nhân:
Công ty đảm bảo cho CBCNV bầu ra Chủ tịch Công đoàn làm đại diện cho công
nhân trao đổi có hiệu quả với lãnh đạo cấp cao về các vấn đề liên quan đến việc
thực hiện HTQLTNXH.

Hoạch định và thực hiện:
9.5

Công ty đảm bảo các yêu cầu của Tiêu chuẩn này được hiểu rõ, triển khai kịp thời
đến người lao động và được thực hiện một cách liên tục, hiệu quả .

9.5.1 Cơ cấu tổ chức:

Trang: 9


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
HỆ THỐNG QUẢN LÝ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CÔNG TY
(xem trang kế tiếp)
Ghi chú:
Phần nằm ngoài phạm vi Hệ thống quản lý Trách nhiệm Xã hội theo Tiêu
chuẩn SA 8000:2001 của Công ty.
Kết quả việc hoạch định được lập thành văn bản dưới dạng : Sổ tay chất
lượng, các thủ tục, các hướng dẫn, tiêu chuẩn, kế hoạch hành động, kế hoạch chất
lượng, các sơ đồ …
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

Trang: 10



Trách nhiệm và quyền hạn:
Các chữ viết tắt trong Sơ đồ tổ chức:


TC-HC

: Tổ chức Hành chánh



KT-CN

: KỸ thuật Công nghệ



XNK

: Xuất Nhập khẩu



KH-KD

: Kế hoạch Kinh doanh




QLCL

: Quản lý Chất lượng



XN MAY

: Xí nghiệp May



XN DỆT

: Xí nghiệp Dệt



XN NHUỘM

: Xí nghiệp Nhuộm



X. CẮT

: Xưởng Cắt




X. HT

: Xưởng Hoàn thành



X. THÊU

: Xưởng thêu



XM 1

: Xưởng May 1



XM 2

: Xưởng May 2



Kho NL

: Kho Nguyên liệu




Kho PL

: Kho Phụ liệu



P.TN

: PhòngThí nghiệm



X. NHUỘM



PT AT

: Phụ trách An toàn



PT SK

: Phụ trách Sức khỏe



ĐDLĐ


: Đại diện lãnh đạo



ATSK

: An toàn Sức khỏe

: Xưởng Nhuộm

9.5.2. Trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ phận, Cán bộ Công nhân viên
Công ty chi tiết như sau:
9.5.2.1. TỔNG GIÁM ĐỐC:


Cung cấp đủ nguồn lực để thực hiện, duy trì Hệ thống quản lý TNXH theo yêu cầu tiêu
chuẩn SA 8000:2001.



Chủ trì các cuộc họp xem xét lãnh đạo.



Phê duyệt các tài liệu của HTQLTNXH.



Chịu trách nhiệm cao nhất về việc khắc phục những điều không phù hợp trong hệ thống.


9.5.2.2 ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI :


Thay mặt TGĐ quản lý công việc liên quan về việc xem xét và giải quyết lao động trẻ
em, lao động chưa thành niên, lao động cưỡng bức, sức khỏe và an toàn, Công đoàn,
Trang: 11


phân biệt đối xử. Đối với việc xem xét thời giờ làm việc, trả công cho người lao động
và thực hiện các yêu cầu của hệ thống quản lý thì thực hiện theo sự chỉ đạo và uỷ quyền
của Tổng Giám Đốc.


Xem xét tài liệu.



Hoạch định chương trình cuộc họp.



Chịu trách nhiệm tổ chức đánh giá nội bộ.



Tổ chức thực hiện hành động khắc phục của hệ thống.



Đảm bảo quyền tiếp xúc để thẩm tra của các bên quan tâm đối với HTQLTNXH.


9.5.2.3 ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO VỀ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE


Chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn và sức khoẻ của công ty.



Giám sát, kiểm tra về an toàn và sức khoẻ.



Đôn đốc, nhắc nhở người phụ trách an toàn và sức khoẻ thường xuyên kiểm tra và khắc
phục trong trường hợp có sự cố xảy ra hoặc phát hiện có sự không phù hợp.

9.5.2.4 CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN:


Chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho Cán bộ Công đoàn hoạt động,
đảm bảo mọi quyền lợi cho CBCNV.



Đại diện cho công nhân trực tiếp trao đổi với lãnh đạo cấp cao về các vấn đề liên quan
đến việc thực hiện HTQLTNXH.

9.5.2.4 PHỤ TRÁCH AN TOÀN:


Đảm bảo an toàn nhà xưởng.




Thực hiện các công tác kiểm tra an toàn



Nhắc nhở CBCNV thực hiện theo Quy định An toàn của Công ty, Nội qui Lao động,
Nội qui An toàn Lao động.

9.5.2.5 PHỤ TRÁCH SỨC KHỎE:


Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ.



Chịu trách nhiệm về sức khoẻ cho toàn thể CBCNV



Thực hiện các công tác kiểm tra sức khoẻ.



Phối hợp và hỗ trợ với Phụ trách An toàn thực hiện tốt các Hệ thống đảm bảo An toàn
và Sức khỏe tại Công ty.

9.5.2.6 KẾ TOÁN TRƯỞNG:



Cân đối các nguồn lực tài chính để đảm bảo thực hiện các mục tiêu đề ra.



Đảm bảo việc trả lương đúng hạn.

9.5.2.7 P.TCHC


Chịu trách nhiệm giám sát, theo dõi việc thực các yêu cầu của hệ thống.



Thực hiện hành động khắc phụ nếu phát hiện sự không phù hợp trong hệ thống.



Thực hiện việc thông tin liên lạc cho các bên có liên quan theo Thủ tục thông tin liên
lạc.
Trang: 12




Tính toán lương và phối hợp cùng Phòng Kế toán để trả lương đúng thời hạn.

9.5.2.8 KẾ HOẠCH –KINH DOANH



Đánh giá và kiểm soát nhà cung ứng thực hiện theo yêu cầu của tiêu chuẩn SA
8000:2001



Đánh giá và yêu cầu nhà cung ứng cam kết thực hiện theo HTQLTNXH SA 8000:2001.



Giám sát và theo dõi việc thực hiện của Người cung ứng.



Yêu cầu Người cung ứng thực hiện hành động khắc phục phòng ngừa nếu phát hiện vi
phạm một trong các yêu cầu của HTQLTNXH.

9.5.2.10 CÁC QUẢN ĐỐC PHÂN XƯỞNG


Cùng với đại diện lãnh đạo, phòng TCHC phổ biến, truyền đạt cho công nhân về các
yêu cầu trong HTQLTNXH.



Nhắc nhở công nhân thực hiện theo đúng quy định và các yêu cầu của hệ thống (Quy
định ra vào cổng Công ty, Quy định an toàn và sức khoe, Nội qui An toàn Lao động
v.v).




Đảm bảo an toàn sản xuất tại nơi làm việc.

9.5.2.11 CÁC BỘ PHẬN KHÁC NHƯ:


Các Phòng XNK, QLCL, KTCN có trách nhiệm tham gia, hỗ trợ việc thực hiện hệ
thống TNXH theo tiêu chuẩn SA 8000:2001.

9.5.2.12 BỘ PHẬN BẢO VỆ CÔNG TY:


Đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự trong Công ty.



Thực hiện đúng theo quy định ra vào cổng.



Kiểm tra hệ thống điện, tuần tra, canh gác, ngắt đèn, quạt khi phát hiện không an toàn.

9.5.2.13 CBCNV CÔNG TY:


Chấp hành nội quy, quy định và các yêu cầu của HTQLTNXH



Đóng góp ý kiến xây dựng để thực hiện và cải tiến hệ thống.


9.5.3

Huấn luyện cho CBCNV:
Thực hiện theo Thủ tục huấn luyện TNXH.

9.5.4

Đánh giá nội bộ:
Mỗi năm Công ty thực hiện đánh giá ít nhất 2 lần. Việc đánh giá được thực hiện
theo Thủ tục Đánh giá nội bộ của hệ thống QLCL
Kiểm soát người cung ứng/người thầu phụ và những người cung ứng phụ

9.6

Công ty thiết lập và duy trì một thủ tục đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng, nhà
thầu phụ dựa trên khả năng đáp ứng các yêu cầu của TC. Việc kiểm soát Người
cung ứng, Người thầu phụ được thực hiện theo Thủ tục Đánh giá và Kiểm soát
Người cung ứng, Người thầu phụ .

9.7

Công ty quy định yêu cầu các nhà cung ứng cam kết như sau:
a) Phù hợp với tất cả các yêu cầu của Tiêu chuẩn SA 8000:2001;
b) Được tham gia vào việc kiểm soát các hoạt động của Người cung cấp khi
có yêu cầu;
Trang: 13


c) Ngay lập tức thực hiện việc sửa chữa và có các hành động khắc phục để
xử lý bất cứ sự không phù hợp nào được xác định là trái với các yêu cầu của

Tiêu chuẩn SA 8000:2001;
d) Thông báo cho Công ty ngay lập tức và đầy đủ về bất kỳ quan hệ kinh
doanh có liên quan với các người cung cấp/người thầu phụ và các người
cung cấp phụ khác.
9.8

Việc lưu trữ và kiểm soát hồ sơ về nhà cung ứng được thực hiện theo Thủ tục kiểm
soát hồ sơ của HTQLCL.

9.9

Công ty không sử dụng công nhân tại nhà. Nếu có sử dụng thì Công ty cam kết đảm
bảo các quyền lợi của các công nhân này như TC yêu cầu.

Thể hiện sự quan tâm và thực hiện hành động khắc phục
9.10

Công ty quy định khi có những điều không phù hợp với hệ thống thì Công ty tiến
hành điều tra, đáp ứng mối quan tâm các bên liên quan. Đồng thời bảo đảm không
cho nghỉ việc hay phân biệt đối xử với những người cung cấp thông tin liên quan
đến việc thực hiện yêu cầu tiêu chuẩn này.

9.11

Việc tổ chức Hành động khắc phục phòng ngừa được thực hiện theo Thủ tục khắc
phục phòng ngừa của HTQLCL.

9.12

Thông tin liên lạc với bên ngoài:

Công ty thiết lập và duy trì một thủ tục để thông tin liên lạc thuờng xuyên với tất cả
các bên liên quan về những dữ liệu và các thông tin khác về việc đáp ứng các yêu
cầu của tài liệu này, bao gồm nhưng không bị giới hạn bởi các kết quả xemxét của
lãnh đạo và việc giám sát các hoạt động. Việc cung cấp các thông tin liên lạc với
các bên quan tâm được thực hiện theo Thủ tục Thông tin Liên lạc.

9.13

Tiếp xúc để thẩm tra:
Khi hợp đồng có yêu cầu thì Công ty cung cấp các thông tin cần thiết và cho phép
các bên liên quan tiếp cận tìm kiếm để thẩm tra sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu
chuẩn này. Khi hợp đồng có yêu cầu cao hơn, các Nhà cung ứng của Công ty và các
Nhà thầu phụ của Công ty phải cung cấp các thông tin và sự tiếp cận tương tự phù
hợp bằng cách đưa yêu cầu này vào trong các điều khoản hợp đồng mua hàng của
công ty.

9.14

Các hồ sơ:
Công ty duy trì hồ sơ thích hợp để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu tiêu
chuẩn này. Việc duy trì các hồ sơ thích hợp được thực hiện theo quy định của Thủ
tục Kiểm soát hồ sơ của HTQLCL.

9.15

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Chính sách TNXH.




Thủ tục xem xét của lãnh đạo (mã số: 0021)



Thủ tục Đào tạo và Tuyển dụng (mã số: 0044)



Thủ tục kiểm soát nhà cung ứng, nhà thầu phụ (mã số: 0037)



Thủ tục kiểm soát tài liệu (mã số: 0087)



Thủ tục kiểm soát hồ sơ (mã số: 0085)



Thủ tục huấn luyện TNXH (mã số: 0029)



Hướng dẫn xem xét và khiếu nại việc thi hành kỷ luật (mã số: 0010)
Trang: 14





Thủ tục trao đổi thông tin liên lạc với bên ngoài (mã số: 0007)



Thủ tục hành động khắc phục phòng ngừa của HTQLCL (mã số: 0027)

Bảng so sánh yêu cầu Tiêu chuẩn SA 8000:2001 và Qui định tương ứng trong Bộ l47
uật Lao động Việt Nam năm 1994
Yêu cầu của
Tiêu chuẩn
SA 8000:2001

Điều khoản trong phần các yêu cầu
của Tiêu chuẩn Sa 8000:2001

Điều khoản tương ứng
trong Bộ luật Lao động Việt
Nam năm 1994

1. Lao động Trẻ em

1.1, 1.2, 1.3, 1.4

Điều 6, 119, 120, 121, 122

2. Lao động cưỡng bức

2.1


Điều 5, 9 Khoản 1,2

3. Sức khỏe và an toàn

3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6

Điều 95, 96, 97, 98, 99,
100, 101, 103, 104, 105,
106, 107, 108

4. Tự do hiệp hội và quyền
thương lượng tập thể

4.1, 4.2, 4.3

Điều 12 khoản 2, 7, Điều
153, 154, 155, 156

5. Phân biệt đối xử

5.1, 5.2, 5.3

Điều 2 khoán,2, 111,

6. Thi hành kỷ luật

6.1

Điều 82, 83, 84, 85, 86,

87, 88, 89, 90, 91, 92, 93,
94

7. Thời giờ làm việc

7.1, 7.2, 7.3

Từ điều 61 đến điều 81

8. Trả công lao động

8.1, 8.2, 8.3

Điều 7, từ điều 55 đến điều
67

9. Hệ thống quản lý

9.1, 9.2, 9.3, 9.4, 9.5, 9.6, 9.7, 9.8, Điều 8, 26, 27, 28, 29, 30
9.9, 9.10, 9.11, 9.12, 9.13, 9.14

Trang: 15



×