Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Gustor XXI poultry lên sự sinh trưởng và phát triển của gà Tam Hoàng nuôi thịt từ 21 ngày tuổi đến khi xuất chuồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.91 KB, 57 trang )

TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Đề tài có tên: Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Gustor XXI
poultry lên sự sinh trưởng và phát triển của gà Tam Hoàng nuôi thịt từ 21 ngày
tuổi đến khi xuất chuồng.
Thí nghiệm đã được thực hiện tại trại gà Phú Sơn thuộc công ty cổ phần chăn
nuôi Phú Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Thời gian từ tháng 02/2008 đến
tháng 05/2008.
Thí nghiệm được bố trí theo mẫu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố.
Thí nghiệm được thực hiện 1 lần.
Thí nghiệm được chia làm 2 lô, mỗi lô gồm 600 con gà đồng đều về lứa tuổi và
giới tính:
Lô đối chứng: Cho ăn thức ăn của trại Phú Sơn tổ hợp
Lô thí nghiệm: Cho ăn thức ăn của trại phú sơn tổ hợp có bổ sung chế phẩm
sinh học Gustor XXI poultry với tỷ lệ 2kg/tấn thức ăn.
Với điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng như nhau đã cho kết quả như sau:
• Trọng lượng bình quân khi kết thúc thí nghiệm: Lô thí nghiệm là 1,424kg
thấp hơn lô đối chứng là l,500kg.
• Tăng trọng trung bình: Lô thí nghiệm là 23,16 (g/con/ngày) thấp hơn lô đối
chứng là 23,9 (g/con/ngày). .
• Chỉ số biến chuyển thức ăn: Lô thí nghiệm là 2,155 (kg TĂ/tăng trọng) cao
hơn lô đối chứng là 2,02 ( kg TĂ/tăng trọng ).
• Lượng thức ăn trung bình tiêu thụ hàng ngày: Lô thí nghiệm là 77,22
(g/con/ngày) cao hơn lô đối chứng là 76,34 (g/con/ngày).
• Tỷ lệ chết: Lô thí nghiệm là 3,83 % cao hơn lô đối chứng là 2,67 %
• Chi phí TĂ trên 1kg tăng trọng: Lô thí nghiệm là 22800 (đ/kg tăng trọng)
cao hơn lô đối chứng là 20600 (đ/kg tăng trọng).

iii


MỤC LỤC


Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm tạ ....................................................................................................................... ii
Tóm tắt khóa luận .......................................................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh sách các bảng ...................................................................................................... vii
Danh sách các biểu đồ và hình .................................................................................... viii
Chương 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU .............................................................................2
1.2.1. Mục đích.....................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu.......................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN ...............................................................................................3
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HOÁ GIA CẦM ................................................3
2.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA GÀ
THỊT.........................................................................................................................6
2.2.1. Giống ..........................................................................................................6
2.2.2. Giống gà Tam Hoàng. ................................................................................7
2.2.2.1. Nguồn gốc............................................................................................7
2.2.2.2. Tình hình chăn nuôi gà Tam Hoàng ở Việt Nam. ...............................7
2.2.3. Dinh dưỡng.................................................................................................8
2.3. HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT .................................................................9
2.3.1. Hệ vi sinh vật tuỳ nghi ...............................................................................9
2.3.2. Hệ vi sinh vật bắt buộc ...............................................................................9
2.4. TỔNG QUAN VỀ AXIT HỮU CƠ................................................................10
2.5. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM GUSTOR XXI POULTRY.........................14
2.5.1. Tổng quan.................................................................................................14
2.5.2. Thành phần ...............................................................................................14
2.5.3. Cơ chế tác động ........................................................................................14
2.5.4. Tác dụng ...................................................................................................15
2.5.5. Liều lượng ................................................................................................15

iv


2.5.6. Bảo quản và đóng gói...............................................................................15
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.....................................16
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ..........................................................................16
3.2. ĐỐI TƯỢNG THÍ NGHIỆM..........................................................................16
3.3. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ...................................................................................16
3.4. CÔNG THỨC THỨC ĂN ..............................................................................17
3.5. QUI TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG....................................................20
3.5.1. Chuồng trại ...............................................................................................20
3.5.2. Chăm sóc và quản lý ................................................................................21
3.5.3. Vệ sinh thú y.............................................................................................22
3.5.4. Thuốc sử dụng trong thí nghiệm ..............................................................23
3.5.5. Lịch chủng ngừa .......................................................................................23
3.6. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI...........................................................................23
3.6.1. Trọng lượng bình quân (g/con/tuần) ........................................................23
3.6.2. Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày)............................................................24
3.6.3. Hệ số biến chuyển thức ăn (HSCBTĂ ) ...................................................24
3.6.4. Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày (g/con/ngày) ......................................24
3.6.5. Tỷ lệ chết (%) ...........................................................................................24
3.6.6. Tính giá trị hiệu quả kinh tế sau khi gà xuất chuồng ...............................24
3.7. XỬ LÝ SỐ LIỆU ...........................................................................................24
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................25
4.1. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG .......................................................................25
4.1.1. Trọng lượng trung bình của gà.................................................................25
4.1.2. Tăng trọng trung bình hàng ngày của gà..................................................27
4.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN................................................................28
4.2.1. Tiêu thụ thức ăn........................................................................................28
4.2.3. Hệ số chuyển biến thức ăn (HSCBTĂ) ....................................................31

4.3. TỶ LỆ CHẾT ..................................................................................................32
4.4. HIỆU QUẢ KINH TẾ.....................................................................................33
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................35
5.1. KẾT LUẬN.....................................................................................................35
v


5.2. ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................37
PHỤ LỤC ......................................................................................................................38

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các đặc điểm về giải phẩu - sinh lý tiêu hoá ở gia cầm .................................5
Bảng 2.2: Khoảng pH thích hợp cho sự phát triển của các mầm bệnh thường gặp ......10
Bảng 2.3: Hệ số phân ly của các axít hữu cơ ................................................................11
Bảng 2.4: So sánh hiệu quả của từng axít đơn lẻ với các sản phẩm phối hợp được biểu
thị bằng chỉ số nồng độ tối thiểu ức chế .......................................................12
Bảng 2.5: So sánh kết quả khi sử dụng axit hữu cơ ......................................................13
Bảng 2.6: Thí nghiệm hiệu quả của axít Lacdry trên gà thịt. ........................................13
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm ...........................................................................................16
Bảng 3.2: Công thức thức thức ăn của gà từ 4 – 6 tuần tuổi .........................................17
Bảng 3.3: Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn gà 4 - 6 tuần tuổi .................18
Bảng 3.4: Công thức thức ăn của gà vỗ béo..................................................................19
Bảng 3.5: Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn gà vỗ béo.............................20
Bảng 3.6: Thuốc sử dụng trong thí nghiệm...................................................................23
Bảng 3.7: Lịch chủng ngừa............................................................................................23
Bảng 4.1: Trọng lượng trung bình của gà qua các tuần (g/con)....................................25

Bảng 4.2: Tăng trọng trung bình hàng ngày của gà qua các tuần (g/con/ngày)............27
Bảng 4.3: Tiêu thụ thức ăn của gà qua các tuần thí nghiệm..........................................29
Bảng 4.4: HSBCTĂ và HSBCTĂ tích luỹ của gà qua các tuần thí nghiệm (kg TĂ/kg
tăng trọng).....................................................................................................31
Bảng 4.5: Tỷ lệ chết của gà Tam Hoàng qua các các tuần thí nghiệm .........................32
Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế của 2 lô sau toàn bộ thời gian thí nghiệm .........................34

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Cơ thể học bộ máy tiêu hoá gia cầm ...............................................................6
Hình 2.2: Tác dụng diệt khuẩn của axit hữu cơ.............................................................14
Biểu đồ 4.1: So sánh trọng lượng trung bình của gà qua các tuần thí nghiệm
....................................................................................................................27
Biểu đồ 4.2: Lượng thức ăn trung bình tiêu thụ hàng ngày của gà qua toàn bộ thời gian
thí nghiệm...................................................................................................30
Biểu đố 4.3: Lượng thức ăn tich lũy của gà ở tuần 11 ..................................................30
Biểu đồ 4.5: Hệ số biến chuyển thức ăn trung bình của gà...........................................32
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ chết của gà .......................................................................................33

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế thì ngành
chăn nuôi gia cầm của nước ta cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên khi
hội nhập chúng ta cũng gặp phải những khó khăn nhất định như: dịch bệnh, sản phẩm

giá rẻ nhập từ nước ngoài, giá thức ăn cao…Để khắc phục những khó khăn đó các nhà
khoa học và các nhà chăn nuôi đã có những biện pháp cải thiên về dinh dưỡng, giống,
chăm sóc, quản lý, tiếp thị…để nâng cao hiệu quả chăn nuôi để tạo ra những sản phẩm
chất lượng mà giá rẻ đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Cùng với sự phát triển về kinh tế thì nhu cầu đời sống của người tiêu dùng cũng
được nâng cao. Trong thực tế chăn nuôi ở nước ta từ trước đến nay các nhà chăn nuôi
thường sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn để phòng bệnh. Tuy nhiên việc sử dụng
kháng sinh thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn, gây
khó khăn cho việc điều trị ngăn ngừa dịch bệnh và làm giảm khả năng tăng trọng về
sau của vật nuôi. Mặt khác từ hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn có thể gây ra các
bệnh nguy hiểm trên người như: Ecoli, Samonella…Những loại vi khuẩn đã kháng
thuốc này sẽ gây nhiều trở ngại trong điều trị bệnh trên người. Việc sử dụng kháng
sinh không hợp lý sẽ gây hiện tượng tồn dư kháng sinh trong sản phẩm gây hại cho
sức khoẻ người tiêu dùng.
Để tìm ra giải pháp khắc phục những khó khăn trên nhằm tạo ra những sản
phẩm giá thành rẻ và an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng. Được sự đồng ý của Khoa
Chăn Nuôi - Thú Y, bộ môn Dinh Dưỡng trường đại học Nông Lâm TP. HCM và công
ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn cùng với sự hướng dẫn của thầy PGS. TS Dương
Thanh Liêm chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của chế
phẩm sinh học Gustor XXI Poultry lên sự sinh trưởng và phát triển của gà Tam
Hoàng nuôi thịt từ 21 ngày tuổi đến khi xuất chuồng”.
1


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Gustor XXI Poultry trong thức
ăn đến sự sinh trưởng và phát triển của gà Tam Hoàng nuôi thịt từ 21 ngày tuổi đến
khi xuất chuồng.
1.2.2. Yêu cầu

Thử nghiệm chế phẩm Gustor XXI Poultry vào thức ăn trên đàn gà Tam Hoàng
thí nghiệm nuôi thịt từ 21 ngày tuổi đến khi xuất chuồng.
Theo dõi và ghi nhận tình hình sức khoẻ, mức độ tăng trưởng, thức ăn tiêu thụ
và số gà chết ở cả hai lô thí nghiệm và đối chứng.
Tính hiệu quả kinh kế sau khi xuất bán gà ở cả hai lô.
Xử lý số liệu để đưa ra kết luận và đề nghị.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HOÁ GIA CẦM
Cơ quan tiêu hoá của gia cầm bao gồm xoang miệng, thực quản và diều, dạ dày
tuyến (tiền mề), dạ dày cơ (mề), ruột non (tá tràng, không tràng và hồi tràng), ruột già
và lỗ huyệt.
Khoang miệng của gia cầm không có răng và nghèo tuyến nước bọt nên thức
ăn đi qua khoang miệng nhanh và hầu như không biến đổi mà di chuyển thẳng xuống
thực quản và được chứa ở diều. Thực quản có lớp niêm mạc dày, gấp nếp, tiết dịch làm
trơn viên thức ăn và đẩy nó xuống diều, khi đói viên thức ăn được đẩy thẳng vào dạ
dày. Diều có chức năng lưu trữ thức ăn và tiết một ít dịch diều từ các tuyến nhày của
thành phía trên tiếp giáp với thực quản. Dịch thực quản và diều có thành phần tương tự
như nước bọt, có chứa men musin và amylase giúp tinh bột trong thức ăn thuỷ phân
thành đuờng. Thời gian thức ăn lưu giữ trong diều tùy thuộc và tính chất và kích thước
của thức ăn. Thức ăn ở diều được làm mền ra, trộn đều và được tiêu hoá từng phần
dưới tác dụng của các men và vi khuẩn trong thức ăn, sau đó di chuyển đến dạ dày
tuyến, ở đó quá trình tiêu hoá thực sự bắt đầu.
Dạ dày gia cầm gồm 2 phần là dạ dày tuyến và dạ dày cơ, thức ăn từ diều vào
dạ dày tuyến sau đó vào dạ dày cơ. Dạ dày tuyến là dạng ống ngắn với vách dày, nối
với dạ dày cơ bằng một eo nhỏ. Thành dạ dày tuyến cấu trúc bởi những tuyến hình túi

tạo thành những thuỳ nhày tiết dịch đổ qua các lỗ trong những núm đặc biệt của các
nếp gấp tuần hoàn trong lớp niêm mạc. Dạ dày tuyến tiết dịch tiêu hoá có thành phần
tương tự như dịch vị chủ yếu là axit chlohydric, pepsin và musin. Thức ăn chỉ đi qua
dạ dày tuyến đủ thời gian thấm ướt dịch tiêu hoá sau đó phải di chuyển qua dạ dày cơ.
Dạ dày cơ dạng đĩa với hai khối cơ dày, chắc cùng với lớp niêm mạc gồm lớp
biểu bì sừng cứng và một lớp nhày đặc chắc từ mô liên kết có chức năng cơ học rõ rệt
là nghiền nát và trộn đều chúng với dịch vị, enzym và vi khuẩn trong thức ăn, thúc đẩy
3


sự tiêu hoá thức ăn triệt để hơn. Dưới tác dụng của axit chlohydric và pepsin protein bị
cắt thành pepton và một phần thành axit amin. Tinh bột bị phân giải thành các loại
đường đơn và cơ thể hấp thu dễ dàng hơn với sự có mặt bởi một luợng nhỏ dịch tá
tràng và dịch mật đi ngược lên dạ dày cơ. Thức ăn ở dạ dày cơ được đẩy vào tá tràng
từng phần nhỏ một cách điều hoà. Vùng môn vị có dạng van, cấu tạo từ một hoặc hai
nếp gấp hình bán nguyệt đóng mở một cách có phản xạ, cho phép thức ăn đi qua dễ
dàng nhưng sỏi lớn và thức ăn kích thước lớn bị cản lại. Dịch vị tinh khiết là chất lỏng
không màu hoặc hơi trắng đục có pH 4,2 - 4,4. Độ pH của dạ dày tăng lên khi trong
khẩu phần chứa nhiều chất kiềm, canxi, bột, giàu protein, do các chất kiềm trung hoà
axit chlohydric tự do dẫn đến sự giảm hoạt động của pepsinogen, giảm sự tiêu hoá
thức ăn. Phương pháp cho ăn cũng ảnh hưởng đến sự tiết dịch và hoạt tính proteolit
của dạ dày: khẩu phần nghèo hoặc đơn điệu, thiếu khoáng chất và vitamin, làm giảm
sự tiết dịch vị.
Ở tá tràng dưới tác động của dịch ruột, dịch mật và dịch tuỵ, các chất dinh
dưỡng trong thức ăn được phân giải thành những phân tử có kích thước nhỏ nhất như
axit amin, triglycerit, đường đơn…Không tràng bắt đầu từ nơi đổ vào của ống mật đến
nơi có vết tích của túi lòng đỏ, kế đến là hồi tràng kéo dài đến van hồi manh tràng.
Ruột non có lớp niêm mạc dày đặc các hệ thống nhung mao li ti có chức năng tiêu hoá
và hấp thu thức ăn. Dịch ruột là chất lỏng đục có phản ứng kiềm (pH = 7,2) chứa các
men tiêu hoá như protease, aminolyase, amylase, enterokinase.

Ở gia cầm các quá trình tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng diễn ra rất tích cực
trong ruột non cũng như trên bề mặt lớp nhung mao nhỏ của niêm mạc thành ruột. Các
phân tử lớn và các hợp chất lớn hơn mức phân tử được tiếp tục phân giải thành những
tiểu phần nhỏ hơn. Các sản phẩm nhỏ nhất có hoạt tính bề mặt được đưa vào vùng
đường viền của tế bào biểu mô, trên các nhung mao nhỏ có một lớp men hoạt hoá tác
động các phản ứng thuỷ phân xảy ra trong các nhung mao nhỏ và các sản phẩm cuối
cùng thấm hút vào trong hệ thống mạch lympho và vào máu. Sự hấp thu các chất dinh
dưỡng như axit amin, gluxit, axit béo, các chất khoáng và các vitamin xảy ra chủ yếu
trên toàn chiều dài ruột non.

4


Ruột già của gia cầm gồm manh tràng, trực tràng và lỗ huyệt. Vai trò tiêu hoá
của manh tràng còn nhiều điều chưa rõ, tuy vậy sự có mặt của vi sinh vật như
Streptococcus, Lactobacillus, trực khuẩn đường ruột… cho thấy trong manh tràng còn
có sự tiêu hoá protein, gluxit và lipit. Hệ vi sinh vật phát triển rất nhanh và chúng tổng
hợp các vitamin nhóm B cần thiết cho sự phát triển của chúng. Một lượng nhỏ chất xơ
được tiêu hoá ở manh tràng nhờ hệ vi sinh vật. Manh tràng và trực tràng hấp thu chất
dinh dưỡng không đáng kể. Nhiều tác giả cho rằng ở trực tràng chủ yếu hấp thu nước,
làm cho phân khô và định hình để thải phân ra ngoài.
Bảng 2.1: Các đặc điểm về giải phẩu - sinh lý tiêu hoá ở gia cầm
Cơ quan
Xoang miệng

Các đặc điểm

Chức năng

pH


Mỏ thay môi, không Hình thành nắm thức ăn
6,7

có răng, tiết 7 - 30 ml
nước bọt/ngày
Dạ dày:
Dạ dày tuyến Tiết HCl và pepsin

Tiêu hoá hoá học yếu

Dạ dày cơ

Nghiền nát trộn lẫn thức ăn

Nghiền thức ăn

1,4-5
1,7

với dịch vị
Ruột non:

Rất ngắn 120 cm

Tá tràng

Tiêu hoá bởi dịch vị

Không tràng


Tiêu hoá với dịch tụỵ tạng

Hồi tràng

Mật, dịch ruột

Ruột già

Hai manh tràng dài Tiêu hoá do vi khuẩn
20cm

Hấp thu lại nước

Đại tràng
Lỗ huyệt

6

Hội tụ các đường tiêu
hoá tiết niệu và sinh
sản.

5

6,3


Hình 2.1: Cơ thể học bộ máy tiêu hoá gia cầm
2.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA GÀ THỊT

2.2.1. Giống
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà thịt nói riêng, yếu tố đầu tiên quyết
định năng suất vật nuôi chính là con giống, một con giống tốt sẽ hứa hẹn một năng
suất cao trong tương lai nếu đảm bảo được các điều kiện chăm sóc hợp lý. Gà hướng
thịt phải có được những đặc tính tốt như trọng lượng cơ thể lớn, tốc độ sinh trưởng
cao, hệ số biến chuyển thức ăn thấp,…và hiện nay thì vấn đề chất lượng thịt cũng rất
được quan tâm.
Theo Lâm Minh Thuận (2002), sự tăng trưởng nhanh trong những tuần đầu là
ưu thế của sức sản xuất thịt, hơn nữa có sự tương quan nghịch lớn giữa thể trọng và
năng suất trứng. Người ta thường sử dụng dòng trống nặng cân với những tính trạng
tốt về sinh trưởng (tốc độ sinh trưởng nhanh, tỷ lệ quày thịt cao, khả năng chuyển hoá
thức ăn cao, phẩm chất thịt tốt…) và dòng mái có thể trọng trung bình với những tính
trạng tốt về sức sản xuất trứng lai tạo với nhau để tạo ra con lai thương phẩm đạt được
những phẩm chất mong muốn.
6


Mỗi giống gà đều có các đặc điểm riêng về màu sắc lông, hình dáng và trọng
lượng cơ thể (Lâm Minh Thuận, 2002). Trọng lượng gà trưởng thành và thời gian gà
đạt được trọng lượng trưởng thành cũng tuỳ thuộc vào giống gà như gà AA (Arbor
Acrees) lúc 49 ngày tuổi con trống đạt trọng lượng 2,5 kg, con mái đạt 2,3 kg. Đây là
yếu tố khá quyết định đến năng suất, tuỳ vào điều kiện khí hậu từng địa phương mà
chọn giống gà thích hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
2.2.2. Giống gà Tam Hoàng.
2.2.2.1. Nguồn gốc
Gà Tam Hoàng (lông vàng, da vàng, chân và mỏ vàng) là nhóm giống có nguồn
gốc từ gà Salan (tên một địa phương ở Trung Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc) nó còn
có tên là Thạch Kỳ. Gà Thạch Kỳ có trọng lượng nhỏ, sinh trưởng kém, sinh sản thấp.
Cuối thập kỷ 70, gà được lai với giống Kabir (giống gà trắng của Isarael). Từ tổ hợp
lai Thạch Kỳ x Kabir đã tiếp tục được chọn lọc và nhân giống đến ngày nay.

Ở vùng Giang Thôn (Quảng Châu, Trung Quốc) cũng có loại hình gà Tam
Hoàng địa phương - Gà vàng Giang Thôn cùng với Thạch kỳ tạp. Gà Giang Thôn
được chọn lọc theo cá thể và theo gia đình qua 10 thế hệ tạo ra loại hình gà Tam
Hoàng có bộ lông màu vàng sáng bóng, da, chân, mỏ, đều vàng, thịt vàng thơm, ngon,
mềm, hương vị đậm đà, có lớp mỡ da ngon mềm. Đến nay gà Tam Hoàng được nuôi
phổ biến khắp duyên hải Quảng Đông sang cả Quảng Tây, Sơn Tây, Vân Nam, Quí
Châu…và trong thực tiễn sản xuất cũng khó phân biệt được từng dòng một cách rõ
ràng (Theo tác giả Hoài Anh, Viện chăn nuôi, 1995).
2.2.2.2. Tình hình chăn nuôi gà Tam Hoàng ở Việt Nam.
Tháng 3 - 1992 được nhập vào Quảng Ninh.
Tháng 10 - 1992 được nhập vào Nam Hà.
Tháng 7 - 1993 được Trung tâm nghiên cứu - Viện chăn nuôi nhập thử 10 con
gà 2 tuần tuổi.
Tháng 12 - 1993 nhập 151 con gà 1 ngày tuổi. Sau đó nhận thêm một số dòng
gà khác trong đó có dòng 882.
Tháng 8 - 1993 nhập dòng gà Jiang Cum vàng của Hồng Kông. (Theo tài liệu
của Trần Công Xuân - Nguyễn Hoàng Tạo và cộng sự. Viện chăn nuôi quốc gia).

7


Đến nay gà Tam Hoàng đã được nuôi phổ biến khắp cả nước ta và được nhân
dân ưa chuộng. Kết quả theo dõi nuôi cho thấy gà Tam Hoàng thích nghi tốt với mọi
điều kiện chăn thả, sức đề kháng cao, phẩm chất quầy thịt cao, tận dụng được thức ăn
có sẵn, tạo điều kiện phát triển nông thôn.
2.2.3. Dinh dưỡng
Thức ăn của gà nên chọn những thực liệu ổn định về chất lượng thì gà sẽ có tốc
độ tăng trưởng nhanh hơn, đặc biệt lưu ý đến hàm lượng độc tố trong thức ăn hạt như
bắp, bánh dầu đậu phộng và các chất kháng dinh dưỡng (anti – trypsin) có trong đậu
nành. Bột thịt, bột cá có chất lượng cao, không bị nhiễm khuẩn, không bị nhiễm vi

khuẩn, không bị hư hỏng, thối rữa. Khi sử dụng dầu hay mỡ phải bổ sung chất chống
oxy hoá (Lâm Minh Thuận, 2002). Thức ăn cân đối các axit amin giới hạn như lysine
và methionine, cân bằng năng lượng và protein sẽ đem lại hiệu quả sử dụng thức ăn và
chất lượng sản phẩm (Lâm Minh Thuận, 2002).
Các chất dinh dưỡng từ thức ăn như nước, protein, lipid, glucid, chất khoáng và
vitamin được đưa vào cơ thể qua quá trình tiêu hoá và hấp thu đều có vai trò quan
trọng trong quá trình trao đổi chất, cụ thể là các phần tử chất dinh dưỡng được sử dụng
để tổng hợp thành mô cơ và các cấu trúc của các cơ quan, bộ phận của cơ thể (Lâm
Minh Thuận, 2002). Do đó, nếu không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng gà sẽ kém
phát triển và không đạt được trọng lượng của giống.
Theo Trần Công Xuân và ctv (1994) nghiên cứu ảnh hưởng của Protein đến
tăng trọng của gà thịt Ross 208 cho thấy ở lô nuôi với mức protein 25 – 23 – 21 % thì
trọng lượng lúc giết thịt là 2503,01 g, còn gà được nuôi với mức protein 23 – 21 – 19
% có trọng lượng lúc giết thịt là 2360 g.
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và ctv (1995) theo dõi hiệu quả sử dụng L - Lysine
trong khẩu phần gà đẻ trứng giống Browsnick cho thấy ở lô có bổ sung chế phẩm
L - Lysine có tỷ lệ đẻ là 80,27 % còn ở lô đối chứng là 75,79 %.

8


2.3. HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT
Theo Nikolski (1986), Nguyễn Vĩnh Phước (1970) và nhiều tác giả khác, về cơ
bản hệ vi sinh vật có thể chia thành hai loại.
2.3.1. Hệ vi sinh vật tuỳ nghi
Đa số những vi sinh vật này là những vi sinh vật có hại, chúng thay đổi theo
điều kiện thức ăn, môi trường đường tiêu hoá, sức đề kháng của cơ thể...Như nấm
men, nấm mốc, Proteus, Salmonella, Klebsiella, E.coli, Clostridium, Shigella,
Staphylococcus…Đa số chúng thích nghi với môi trường pH trung tính đến kiềm.
Dưới những điều kiện môi trường thích hợp, chúng phát triển sản sinh độc tố, xâm

nhập phá vỡ tế bào đường ruột, gây tổn thương thành ruột và gây hại cho gia súc gia
cầm.
2.3.2. Hệ vi sinh vật bắt buộc
Đây là những vi sinh vật chịu được độ pH thấp, chúng phát triển ở trong đường
ruột của gia súc, gia cầm và định cư vĩnh viễn. Đa số chúng có khả năng giúp cơ thể
động vật tiêu hoá thức ăn được tốt hơn nhờ vào hệ thống enzym của chúng và giúp
phòng chống một số bệnh do vi sinh vật cơ hội sinh ra. Hệ vi sinh vật bắt buộc gồm
có:
• Vi khuẩn: Lactobacillus acidophilus, L.bulgaricus, Streptococcus lactis hiện
nay gọi là Lactococcus lactis (Holt, 1992), S. faecium, Baccillus subtilis,
Leuconostocmesenteroides, Carnobacterium, Bifidobacterium, Bacteriodes,
Ruminococcus, Cillbacterium, Cellulomonas, Eubacterium, Butyribrio…
• Nấm men: Saccharomyces cerevisiae, S. boulardii, Debaryomyces hansenii…
• Nấm mốc: Aspergillus niger, A. oryzae, A. owamori, Mucor…
• Protozoa: Entodinium, Diplodinium, Isotrichs, Daysytrichs…

9


2.4. TỔNG QUAN VỀ AXIT HỮU CƠ
Trong hàng thập kỷ qua, các axit hữu cơ như axit lactic, axit propionic đã được
sử dụng với mục tiêu tiêu diệt mầm bệnh và nấm mốc hiện diện trong thức ăn. Mặt
khác axit như axit axetic, axit citric, axit fumaric, axit lactic, axit propionic đóng vai
trò quan trong trong vấn đề dinh dưỡng thú như một chất tự nhiên và là thành phần
trong quá trình biến dưỡng. Những axit này được tin tưởng rằng sẽ kích thích tăng
trọng của thú qua việc giảm pH dạ dày, tăng cường hoạt động của men pepsin giảm sự
sinh sôi nảy nở của mầm bệnh, và gia tăng hoạt động tiêu hoá dinh dưỡng ở ruột.
Khi được bổ xung thông qua hoạt động kháng khuẩn, điều hòa vệ sinh đường
ruột, từ đó đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển miễn dịch đường tiêu hoá, ảnh
hưởng đến sức khỏe và tăng trưởng của thú.

Axít hữu cơ được sử dụng rộng rãi với mục đích ức chế mầm bệnh như
Salmonella trong nguyên liệu thô và cả thức ăn đã chế biến. Hiệu quả bảo quản thức
ăn của axit hữu cơ nhờ vào sự thay đổi điều kiện vật lý của môi trường nhằm ngăn cản
sự phát triển và cả yếu tố gây chết của mầm bệnh. Hoạt động kháng khuẩn của chúng
thông qua một số cơ chế. Đầu tiên là ảnh hưởng của pH, vi khuẩn sẽ bị ức chế bởi pH
của môi trường chúng ở không thích hợp với khoảng pH tối ưu cho sự phát triển của
chúng.
Bảng 2.2: Khoảng pH thích hợp cho sự phát triển của các mầm bệnh thường gặp
Vi khuẩn

Khoảng pH thích hợp cho sự phát triển của mầm bệnh

E.coli

6,0 – 8,0

Salmonella

6,0 – 7,5

Streptococcus sp.

6,0 – 7,5

Staphylococci sp.

6,8 – 7,5

Clostridium sp.


6,0 – 7,5

Những thay đổi pH của môi trường bên ngoài sẽ làm hư hại lớp
lipopolisaccharide của màng ngoài vi khuẩn, Đồng thời cũng làm vô hoạt những
enzym thiết yếu của bề mặt tế bào. Thông thường môi trường có pH càng thấp, thì hoạt
động kháng khuẩn càng mạnh. Đặc tính này gắn liền với khả năng phân ly của các axit
hữu cơ được biểu thị bằng chỉ số pKa. Chỉ số này được xác định là độ pH mà ở đó có
sự cân bằng giữa thể phân ly và không phân ly của từng axit.
10


Bảng 2.3: Hệ số phân ly của các axít hữu cơ
Axít hữu cơ

Hệ số phân ly

Citric

-1,64

Malic

-1,26

Lactic

-0,72

Formic


-0,54

Acetic

-0,17

Propionic

0,33

Fumaric

0,46

Benzoic

1,87

Bên cạnh đó các axit vô cơ yếu như axit Phosphoric có thể làm giảm pH, để
tăng hiệu quả kinh tế, có thể được dùng để kết hợp với các axit hữu cơ khác như axit
Fumaric (keo Gest). Axit formic là axit béo đơn mạnh nhất, là một chất axit hoá tốt,
hiệu quả mạnh mẽ trong việc ức chế vi khuẩn thông qua việc làm giảm pH.
Dạng không phân ly của axit hữu cơ có thể xuyên qua màng và vào bên trong tế
bào vi khuẩn. Chúng phân cắt thành dạng lipid 2 lớp, phân tử axit hữu cơ sẽ làm rối
loạn hoạt động của protein và enzyme màng tế bào. Khi nồng độ đạt đến điểm thích
hợp, sự phát triển của tế bào sẽ bị ức chế. Các axít hữu cơ có độ phân ly cao như axít
benzoic và axít fumaric có tính axít lớn sẽ có độ thâm nhập và tích tụ ở bên trong
màng lipid cao hơn.
Môi trường trung tính bên trong tế bào vi khuẩn sẽ làm cho phân tử axit hữu cơ
phân ly thành ion H+ và anion. Khi pH bị giảm nhanh, tế bào phải hoạt động liên tục

đến cạn kiệt năng lượng của mình để đẩy ion H+ ra ngoài nhằm cân bằng pH.
Protein bị biến dạng ở môi trường pH thấp dẫn đến việc vô hoạt các hoạt động
của enzyme. Hơn nữa anion axit sẽ phá huỷ và gây rối loạn hoạt động của ADN và sự
tổng hợp protein làm chết tế bào vi khuẩn. Thêm vào đó, sự khác nhau về cấu trúc các
anion đưa đến sự khác nhau trong hoạt động kháng khuẩn của các axit hữu cơ có chỉ
số pKa tương đương. Ví dụ: axit sorbic (pKa = 4,8) thì có hoạt lực kháng khuẩn cao
hơn là axit propionic (pKa = 4,9). Axit nào tan trong nước tốt thì khi vào bên trong tế
bào sẽ hoạt động hiệu quả hơn.

11


PH thấp trong đường ruột già đóng vai trò quan trọng. Nó kích hoạt pepsinogen
làm tốt hơn quá trình tiêu hoá protein và hấp thu amino axit, ngăn cản tối đa sự lên
men những chất nền trong thức ăn khi đi qua phần cuối ruột, từ đó ức chế sự sinh sôi
nảy nở của những mầm bệnh. Thêm nữa, những axit hữu cơ có phổ kháng khuẩn rộng
khi dùng trong sản phẩm phối hợp với axit benzoic thì sẽ có hiệu quả cộng hưởng và
có khả năng kháng khuẩn tốt hơn nhiều (axit LAC Premium, Sixtet chứa axit lactic,
propionic, formic, citric, benzoic).
Bảng 2.4: So sánh hiệu quả của từng axít đơn lẻ với các sản phẩm phối hợp
được biểu thị bằng chỉ số nồng độ tối thiểu ức chế
Axít hữu cơ

Nồng độ tối thiểu ức chế
E.coli

Salmonella

Propionic


0,25

0,2

Formic

0,25

0,2

Benzoic

0,3

0,3

Fumaric

0,3

0,3

Lactic

0,5

0,45

LAC Premium


0,3

0,3

Trong vấn đề dinh dưỡng gia cầm hiện nay, sự hiện diện của axit hữu cơ đóng
vai trò chủ đạo trong sự phát triển. Môi trường axit được tin rằng bảo vệ lớp nhung
mao ruột, giúp quá trình khuyếch tán của axit không phân ly vào trong tế bào vi khuẩn.
Tương tự như trên, sự kích thích gia tăng các tế bào đường tiêu hoá được tạo ra bởi
axit hữu cơ cũng xảy ra trên gia cầm. Người ta đã nhận thấy hiệu quả dương tính trên
tỷ lệ chuyển hoá thức ăn và kích thích tăng trưởng của các axit fumaric, propionic,
sorbic và sartaric.
Điều trị với muối của axit propionic và axit formic sẽ làm giảm rõ rệt lượng
Salmonella Typhimurium của manh tràng. Những sản phẩm phối hợp tạo nên hiệu quả
cộng hưởng đã làm giảm đáng kể lượng vi khuẩn colifom ở ruột từ tá tràng đến đoạn
cuối cùng của đường tiêu hoá và cả manh tràng nhưng không ảnh hưởng đến số lượng
Lactobacilus. Bên cạnh việc ức chế sự sinh sôi nảy nở của các mầm bệnh trong thức
ăn, nước và đường tiêu hoá gia cầm, sản phẩm phối hợp còn hỗ trợ cho sự hiện diện
của các vi sinh vật có lợi dẫn đến sự gia tăng rõ rệt sức khoẻ và tăng trọng gia cầm.
12


Bảng 2.5: So sánh kết quả khi sử dụng axit hữu cơ
Các chỉ tiêu

Đối chứng

Thí nghiệm

Trọng lượng


1960

2111

Tỷ lệ chuyển hoá thức ăn

2,04

1,93

Tỷ lệ chết

2,77

2,65

42

42

Ngày xuất chuồng.

Ảnh hưởng của thành phần thức ăn khi bổ sung acidifiers trên hệ vi sinh vật
đường ruột cũng khác nhau, hiệu quả được nhận thấy trên lúa mì thì tốt hơn bắp hoặc
lúa mạch. Đồng thời các axit như là axit propionic, axit citric có thể làm gia tăng khẩu
vị thức ăn đối với gia súc.
Bảng 2.6: Thí nghiệm hiệu quả của axít Lacdry trên gà thịt.
Quốc gia

So sánh với lô đối chứng (% khác biệt)

Trọng lượng

Tỷ lệ chuyển hoá thức ăn

Tỷ lệ chết

Bỉ

+ 2,6

- 2,4

-

Séc

+ 8,6

- 0,5

3,8 - 1,9

Séc

+ 3,7

- 3,6

2,7 - 2,3


0

- 2,5

4,8 - 4,1

Thổ Nhĩ Kỳ

+ 1,1

- 3,2

-

Anh

+ 2,1

- 2,9

-

Anh

+ 0,2

- 1,7

-


Scotland

+ 3,2

- 3,3

-

Ấn Độ

+ 10,3

- 9,5

-

Malaysia

+ 3,8

- 4,8

5,7 - 5,6

Malaysia

+ 0,5

- 7,3


7,6 - 1,8

Thái Lan

+ 0,5

- 9,2

11,5 - 7,8

Trung Quốc

+ 9,9

- 7,1

5,6 - 2,4

Đan Mạch

13


2.5. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM GUSTOR XXI POULTRY
2.5.1. Tổng quan
Dạng bột mịn, có độ ổn định cao, mùi chua khó chịu, dễ dàng bổ sung trong
thức ăn và các chất phụ gia.
2.5.2. Thành phần
Hỗn hợp các chất axit hữu cơ và vơ cơ khác nhau và các axit béo dễ bay hơi tác
động hiệu quả trên đuờng tiêu hố của vật ni.

-

Axit hữu cơ và axit vơ cơ (phosphoric axit, lactic axit và fumaric) 21 %.

-

Dẫn xuất của muối sodium của các acid butyric, propionic và fomic 35 %.

-

Silica dạng keo

-

pH 10 %.

-

Tạp chất khơng có

2.5.3. Cơ chế tác động
Ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật có hại ở đường ruột
Acid hữu cơ không phân ly:
Acid Butyric
R-COOH
Dễ dàng xuyên thấm màng
tế bào vi khuẩn nhờ trọng
lượng phân tử thấp

H+ RCOO-


Năng lượng
p suất
Thẩm thấu

Ngăn chặn sự
tổng hợp DNA
và RNA
Sự tổng hợp
Protein

Vi khuẩn chết

Sự nhân đôi tế bào

Tác dụng diệt khuẩn của acid hữu cơ

Hình 2.2: Tác dụng diệt khuẩn của axit hữu cơ

14


Kích thích sự phát triển của vi khuẩn Lactobacillus: Các axit béo bay hơi điều
chỉnh quá trình lên men ở ruột non, ngăn ngừa sự kiềm hoá, kích thích sự phát triển
của nhóm vi khuẩn sinh sản axit lactic giúp cân bằng sinh học với các nhóm vi khuẩn
gây hại ở đường ruột (clostridium, coliform, coccidia…).
Gia tăng sự hấp thu và sử dụng chất dinh dưỡng: kích thích sự tái tạo các tế bào
đường tiêu hoá, gia tăng kích thước của các nhung mao, do đó gia tăng diện tích hấp
thu ở đường ruột, giúp cải thiện việc sử dụng thức ăn.
Cải thiện sức khoẻ vật nuôi: kích thích tuyến tụy sản sinh các enzym (amylase,

protease và lipase), gia tăng sự tiết hormones insulin, glucagons vào trong máu.
2.5.4. Tác dụng
Tăng sự ngon miệng cho gia cầm.
Tăng lượng thức ăn ăn vào.
Tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
Tăng tỷ lệ tăng trọng bình quân trên ngày.
Làm giảm chỉ số chuyển hoá thức ăn.
Tăng cường sức đề kháng vật nuôi.
Tăng chất lượng quầy thịt.
Nâng cao lợi nhuận chăn nuôi.
2.5.5. Liều lượng
Trộn đều Gustor XXI Poultry trong thức ăn.
2 kg/tấn thức ăn (từ 21 ngày tuổi đến khi xuất chuồng).
2.5.6. Bảo quản và đóng gói
Bao gói: 25 kg/bao.
Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo tránh ánh sáng mặt trời.
Hạn dùng: 2 năm kể từ ngày sản xuất.

15


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
Thời gian: Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 02/2008 đến tháng 05/2008.
Địa điểm: Tại trại gà Phú Sơn thuộc công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn huyện
Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Tổng quan về trại gà Phú Sơn
Trại gà Phú Sơn thuộc công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn tỉnh Đồng Nai. Trại
được xây dựng năm 1978. Trước năm 2003 có tên là Xí Nghiệp Chăn Nuôi Đồng Nai.

Tổng diện tích của trại khoảng 5 ha. Tổng số gà khoảng 50.000 con gồm gà thịt và gà
đẻ. Đàn gà đẻ được lấy giống từ công ty giống gia cầm Miền Nam và một số ít được
lựa chọn từ đàn gà thịt. Trứng từ đàn gà đẻ được lựa chọn và đưa vào trạm ấp của trại
để ấp ra gà con. Gà con được để nuôi thịt hoặc được bán ra ngoài.
3.2. ĐỐI TƯỢNG THÍ NGHIỆM
Gà Tam Hoàng nuôi thịt 21 ngày tuổi được lựa chọn từ đàn gà của trại.
Gà đưa vào các lô thí nghiệm đều khoẻ mạnh, đồng đều về lứa tuổi và giới tính.
3.3. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm được bố trí theo mẫu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố.
Thí nghiệm được thực hiện 1 lần.
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm


Thí nghiệm

Đối chứng

Số lượng gà

600 con

600 con

Thức ăn

Trại Phú Sơn

Trại Phú Sơn

Bổ sung Gustor


2 kg/tấn

Không bổ sung

16


3.4. CÔNG THỨC THỨC ĂN
Bảng 3.2: Công thức thức thức ăn của gà từ 4 – 6 tuần tuổi
Tên thực liệu

Số lượng (kg)

Giá (đồng/kg thức ăn)

Thành tiền (đồng)

Bắp vàng

604,01

4250

2567055,84

Cám gạo

100,00


3700

370000

Dầu thực vật

11,75

21000

246831,03

Khô đậu nành 44 %

192,46

8500

1635891,06

Bột cá lát 60 %

70,00

15400

1078000

Muối NaCl


2,71

1000

2710

Bột sò

7,55

600

4531,05

Bột xương

3,66

2800

10245,56

L - Lysine

0,83

29000

23958,45


DL - Methionine

1,63

72000

117278,57

Cholin.Clorid

0,50

18200

9100

Premix gà thịt

2,50

42000

105000

Salinomycin

0,50

50000


25000

Allzyme

0,20

178000

35600

Colistin 10 %

1,00

51000

51000

M - Tox Plus

0,50

71000

35500

0,20

85700


17140

(Ngừa cầu trùng)

(Chống mốc )
B - Complex C
Tổng

1000,00

6334823,75

17


Bảng 3.3: Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn gà 4 - 6 tuần tuổi
Các chất dinh dưỡng

Đơn vị

Giá trị dinh dưỡng

Vật chất khô

%

88,65

Năng lượng


(Kcal/kg)

3100,00

Protêin thô

%

19,50

Béo thô

%

5,50

Xơ thô

%

3,18

Canxi

%

0,90

Phospho tổng


%

0,73

Phospho hữu dụng

%

0,40

Muối

%

0,40

Lysine

%

1,10

Methionine

%

0,53

Methionine + Cysteine


%

0,80

Threonine

%

0,74

Tryptophan

%

0,22

Xanthophyll

mg/kg

10,27

18


Bảng 3.4: Công thức thức ăn của gà vỗ béo
Tên thực liệu

Số lượng (kg)


Giá (đồng/kg thức ăn) Thành tiền (đồng)

Bắp vàng

629,29

4250

2674468,11

Cám gạo

100,00

3700

370000

Dầu thực vật

14,00

21000

294035,79

Khô đậu nành 44 %

180,74


8500

1536330,97

Bột cá lát 60 %

50,00

15400

770000,000

Muối NaCl

2,08

1000

2081,63

Bột sò

10,88

600

6526,22

Bột xương


7,37

2800

20646,09

L - Lysine

1,02

29000

29610,98

DL - Methionine

0,71

72000

51373,29

Cholin.Clorid

0,50

18200

9100


Premix gà thịt

2,50

42000

105000

Allzyme

0,20

178000

35600

M - Tox Plus

0,50

71000

35500

0,20

85700

17140


(Chống mốc )
B - Complex C
Tổng

1000,00

5957431

19


×