Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM CEL – CON 5 TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN SỰ SINH TRUỞNG CỦA HEO THỊT GIAI ĐOẠN TỪ 60 NGÀY TUỔI ĐẾN XUẤT CHUỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.13 KB, 48 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thí nghiệm: “ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM CEL –
CON 5 TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN SỰ SINH TRUỞNG CỦA HEO THỊT GIAI
ĐOẠN TỪ 60 NGÀY TUỔI ĐẾN XUẤT CHUỒNG” được thực hiện tại trại heo An
Bình, Ấp Vàm - Xã Thiện Tân – Huyện Vĩnh Cửu – Tỉnh Đồng Nai từ ngày 01 tháng
03 năm 2008 đến ngày 23 tháng 6 năm 2008.
Thí nghiệm được tiến hành trên 240 heo khoảng 60 ngày tuổi, được chia thành
ba lô, mỗi lô có 80 heo. Lô I (đối chứng) sử dụng khẩu phần thức ăn căn bản không có
bổ sung chế phẩm CEL – CON 5, lô II sử dụng khẩu phần thức ăn căn bản có bổ sung
chế phẩm CEL – CON 5 với mức 1,3 kg/tấn thức ăn giai đoạn heo 20 – 35 kg và 1
kg/tấn thức ăn ở giai đoạn heo từ 35 kg trở lên, lô III sử dụng khẩu phần giảm 3%
dưỡng chất có bổ sung chế phẩm CEL – CON 5 với mức giống như lô II.
Bổ sung chế phẩm vào khẩu phần căn bản cho kết quả
• Trọng lượng bình quân, tăng trọng tích lũy, tăng trọng tuyệt đối lúc kết
thúc thí nghiệm là cao nhất.
• Hệ số chuyển biến thức ăn là tốt nhất.
• Và đem lại tỉ lệ ngày con bệnh, tỉ lệ loại thải, tỉ lệ chết là thấp nhất.
• Cuối cùng, chi phí cho 1 kg tăng trọng là thấp nhất (18.776 đồng), hiệu
quả kinh tế cải thiện được 3,89% so với lô không bổ sung chế phẩm CEL –
CON 5.
Tuy nhiên, bổ sung chế phẩm CEL – CON 5 với liều 1,3 kg/tấn thức ăn giai
đoạn heo 20 – 35 kg và 1 kg/tấn thức ăn ở giai đoạn heo từ 35 kg trở lên trên khẩu
phần giảm 3% dưỡng chất cho kết quả không bằng so với lô đối chứng.

iii


MỤC LỤC
TRANG TỰA..............................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................................i
TÓM TẮT LUẬN VĂN............................................................................................................iii


MỤC LỤC .................................................................................................................................iv
CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................................vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ..................................................................................................ix

Chương 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU........................................................................................ 2
1.2.1. Mục đích ............................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................................. 2

Chương 2: TỔNG QUAN ...............................................................................................3
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HÓA HEO THỊT.......................................................... 3
2.2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG - THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO NẤM MEN ..... 4
2.2.1. Đặc điểm chung .................................................................................................... 4
2.2.2. Thành phần hóa học.............................................................................................. 4
2.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ ENZYME ......................................................................... 6
2.3.1. Khái niệm ............................................................................................................. 6
2.3.2. Bản chất chung của enzyme ................................................................................. 6
2.3.3. Nguyên lý hoạt động của enzyme......................................................................... 6
2.3.4. Các trường hợp sử dụng enzyme tiêu hóa thức ăn có hiệu quả............................ 7
2.4. SỰ TIÊU HOÁ CÁC CHẤT VÀ CÁC ENZYME TIÊU HOÁ TƯƠNG ỨNG ........ 7
2.4.1. Sự tiêu hóa protein và enzyme tiêu hóa protein ................................................... 7
2.4.2. Sự tiêu hóa glucid và enzyme tiêu hóa glucid ...................................................... 8
2.4.3. Sự tiêu hóa lipid và enzyme tiêu hóa lipid ........................................................... 9
2.4.4. Sự tiêu hóa chất xơ và enzyme tiêu hóa chất xơ .................................................. 9
2.5. GIỚI THIỆU VỀ CHẾ PHẨM.................................................................................... 9
2.5.1. Giới thiệu về sản phẩm nấm men ở công ty Western........................................... 9
2.5.2. Đặc điểm của CEL-CON 5................................................................................. 10
2.5.3. Tác dụng của sản phẩm CEL – CON 5 trên heo ................................................ 11

2.5.4. Thành phần dưỡng chất - liều sử dụng CEL – CON 5 ....................................... 11
iv


2.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRÊN THỊ
TRƯỜNG ......................................................................................................................... 12
2.6.1. Nghiên cứu ở ngoài nước ................................................................................... 12
2.6.2. Nghiên cứu và sử dụng trong nước .................................................................... 13
2.7. SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO AN BÌNH ...................................................................... 13
2.7.1. Vị trí địa lí .......................................................................................................... 13
2.7.2. Chuồng trại ......................................................................................................... 13
2.7.3. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................... 14
2.7.4. Công tác giống và cơ cấu đàn............................................................................. 14
2.7.5. Nhiệm vụ của trại ............................................................................................... 14
2.7.6. Vệ sinh phòng bệnh ............................................................................................ 14

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.....................................17
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM..................................................................................... 17
3.1.1. Thời gian............................................................................................................. 17
3.1.2. Địa điểm ............................................................................................................. 17
3.2. ĐỐI TƯỢNG THÍ NGHIỆM .................................................................................... 17
3.3. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ............................................................................................. 17
3.3.1. Heo thí nghiệm ................................................................................................... 17
3.3.2. Thức ăn thí nghiệm............................................................................................. 18
3.3.3. Nuôi dưỡng và chăm sóc .................................................................................... 20
3.4. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ..................................................................................... 21
3.4.1. Khả năng tăng trọng ........................................................................................... 21
3.4.1.1. Trọng lượng bình quân (TLBQ) ................................................................. 21
3.4.1.2. Tăng trọng tích lũy (TTTL) ......................................................................... 21
3.4.1.3. Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) ...................................................................... 21

3.4.2. Khả năng sử dụng thức ăn .................................................................................. 21
3.4.2.1. Lượng thức ăn tiêu thụ (TĂTT) hàng ngày ................................................. 21
3.4.2.2. Hệ số chuyển biến thức ăn (HSCBTĂ) ...................................................... 22
3.4.3. Tình trạng sức khỏe của heo............................................................................... 22
3.4.3.1. Tỉ lệ ngày con bệnh ..................................................................................... 22
3.4.3.2. Tỉ lệ chết ...................................................................................................... 22
3.4.3.3. Tỉ lệ loại thải................................................................................................ 22
3.4.4. Hiệu quả kinh tế.................................................................................................. 22
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU.......................................................................... 22
v


Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................23
4.1. KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG ................................................................................... 23
4.1.1. Trọng lượng bình quân (TLBQ) ......................................................................... 23
4.1.2. Tăng trọng tích lũy (TTTL) ................................................................................ 25
4.1.3. Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ).............................................................................. 26
4.2. KHẢ NĂNG SỬ DỤNG THỨC ĂN ........................................................................ 29
4.2.1. Lượng thức ăn tiêu thụ (TĂTT).......................................................................... 29
4.2.2. Hệ số chuyển biến thức ăn (HSCBTĂ) .............................................................. 30
4.3. TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE...................................................................................... 32
4.4. HIỆU QUẢ KINH TẾ ............................................................................................... 33

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................36
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................... 36
5.2. ĐỀ NGHỊ................................................................................................................... 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................38
PHỤ LỤC ......................................................................................................................39


vi


CÁC TỪ VIẾT TẮT
TLBQ: trọng lượng bình quân
TTTL: tăng trọng tích lũy
TTTĐ: tăng trọng tuyệt đối
TĂTT: thức ăn tiêu thụ
HSCBTĂ: hệ số chuyển biến thức ăn
Kg TĂ/ kg TT: kg thức ăn/kg tăng trọng

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các enzyme trong chế phẩm và chức năng ...................................................... 11
Bảng 2.2. Quy trình tiêm phòng của trại ............................................................................ 15
Bảng 2.3. Một số loại vaccine phòng bệnh trong trại ....................................................... 16
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm .................................................................................................. 17
Bảng 3.2. Thành phần nguyên liệu giai đoạn heo 60 – 97 ngày tuổi .............................. 18
Bảng 3.3. Thành phần nguyên liệu giai đoạn 97 – 131 ngày tuổi ................................... 19
Bảng 3.4. Thành phần nguyên liệu giai đoạn 131 – 172 ngày tuổi ................................. 19
Bảng 3.5. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm .............. 20
Bảng 4.1. Trọng lượng bình quân ở các thời điểm thí nghiệm ........................................ 23
Bảng 4.2. Tăng trọng tích lũy của heo ở từng giai đoạn thí nghiệm ............................... 25
Bảng 4.3. Tăng trọng tuyệt đối của heo trong suốt thí nghiệm........................................ 26
Bảng 4.4. Lượng thức ăn tiêu thụ qua các giai đoạn thí nghiệm ..................................... 29
Bảng 4.5. Hệ số chuyển biến thức ăn qua các giai đoạn thí nghiệm ............................... 30
Bảng 4.6. Tình trạng sức khỏe của heo trong suốt thời gian thí nghiệm ........................ 32
Bảng 4.7. Giá 1 kg thức ăn hỗn hợp trong thí nghiệm (đồng) ......................................... 34

Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của việc bổ sung chế phẩm ................................................... 34

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Trọng lượng bình quân ở các thời điểm thí nghiệm. .................................. 23
Biểu đồ 4.2. Tăng trọng tích lũy qua các giai đoạn thí nghiệm ....................................... 25
Biểu đồ 4.3. Tăng trọng tuyệt đối của heo trong suốt thí nghiệm ................................... 27
Biểu đồ 4.4. Lượng thức ăn tiêu thụ qua các giai đoạn thí nghiệm................................. 30
Biểu đồ 4.5. Hệ số chuyển biến thức ăn qua các giai đoạn thí nghiệm. ......................... 31

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 . ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lĩnh vực chăn nuôi nói chung, cũng như ngành chăn nuôi heo nói riêng,
làm sao để heo khỏe mạnh, tăng trọng nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao là vấn đề
quan tâm của nhiều nhà chăn nuôi. Muốn vậy, trong cơ thể heo phải có sự chuyển hóa
và sử dụng triệt để các dưỡng chất từ thức ăn.
Để thực hiện được điều này, ngoài những vấn đề về công tác giống, chuồng trại,
thú y, chăm sóc, nuôi dưỡng … dinh dưỡng cũng là một vấn đề quan trọng. Vì lí do
đó, nhà chăn nuôi luôn tìm những chế phẩm bổ sung trong thức ăn gia súc để cải thiện
khả năng tiêu hóa nhằm sử dụng các dưỡng chất trong thức ăn có hiệu quả hơn. Hiện
nay, trên thị trường có rất nhiều chế phẩm cho nhà chăn nuôi lựa chọn để cải thiện khả
năng tiêu hóa như bổ sung các acid hữu cơ, enzyme. Ngoài ra, việc bổ sung chế phẩm
có nguồn gốc từ tế bào nấm men vào trong thức ăn của heo để nâng cao khả năng tiêu

hóa của heo cũng được các nhà chăn nuôi quan tâm và sử dụng. Tuy nhiên, nên bổ
sung chế phẩm có nguồn gốc từ tế bào nấm men sử dụng trên heo ở lứa tuổi nào và bổ
sung ở mức nào đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất là vấn đề quan tâm của nhiều nhà
chăn nuôi. Chính vì thế, việc đánh giá lại thực tế này là rất cần thiết.
Từ thực tế trên, được sự đồng ý của Bộ Môn Dinh Dưỡng Gia Súc, Khoa Chăn
Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, và sự hướng dẫn
của thầy Dương Duy Đồng và sự cho phép của ông Phạm Hồng Phương, chủ trại heo
An Bình chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ
SUNG CHẾ PHẨM CEL – CON 5 TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN SỰ SINH
TRUỞNG CỦA HEO THỊT GIAI ĐOẠN TỪ 60 NGÀY TUỔI ĐẾN XUẤT
CHUỒNG”.

1


1.2 . MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm CEL – CON 5 trong các khẩu
phần heo thịt giai đoạn từ 60 ngày tuổi đến xuất chuồng.
1.2.2. Yêu cầu
Tiến hành thí nghiệm trên 240 heo vào khoảng 60 ngày tuổi được nuôi đến
xuất chuồng bằng việc bổ sung chế phẩm CEL - CON 5 với mức 1 – 1,3 kg/
tấn thức ăn.
Thu thập các số liệu liên quan đến các chỉ tiêu: khả năng tăng trọng, hệ số
chuyển biến thức ăn, lượng thức ăn tiêu thụ, tình trạng sức khỏe của heo.
Tính sơ bộ hiệu quả kinh tế.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HÓA HEO THỊT
Sau giai đoạn cai sữa, heo chuyển xuống nuôi thịt có trọng lượng khoảng 10 –
15 kg. Thời gian nuôi thịt thường khoảng 3,5 – 4 tháng để có thể đạt trọng lượng xuất
chuồng từ 90 – 100 kg. Đây là trọng lượng xuất chuồng hợp lý nhất vì lúc này phẩm
chất thịt ngon nhất và hiệu quả thức ăn giảm, heo có xu hướng tích lũy nhiều mỡ, nuôi
kéo dài thêm thường không có lợi (Võ Văn Ninh, 2001).
Trong thời gian nuôi thịt có thể chia ra làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1
Khoảng hai tháng đầu, đây là thời kỳ cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ
thần kinh. Ở lứa tuổi này heo lớn rất nhanh, do đó heo cần nhiều protein, khoáng chất,
sinh tố để phát triển chiều dài và chiều cao.
Thiếu dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ làm cho khung xương, hệ cơ kém phát
triển, heo trở nên ngắn đòn, ít thịt vì bắp cơ nhỏ, sự tích lũy mỡ ở giai đoạn sau nhiều
hơn. Trái lại, nếu dư thừa dưỡng chất sẽ làm tăng chi phí, dư protein sẽ bị đào thải
dưới dạng urê, heo dễ bị viêm khớp, tích lũy mỡ sớm. Dư khoáng chất nhất là canxi –
phospho gây hậu quả cho sự tạo cốt hóa xương, một số khoáng vi lượng dư thừa cũng
sẽ trở nên độc.
Giai đoạn này heo có thể đạt trọng lượng 50 – 60 kg.
Giai đoạn 2
Khoảng hai tháng cuối, đây là thời kỳ heo tích lũy mỡ vào các xớ cơ, các mô
liên kết, con thú nảy nở theo chiều ngang, mập ra. Giai đoạn này heo cần nhiều glucid,
lipid hơn, nhưng nhu cầu protein, khoáng chất, sinh tố thì ít hơn hơn giai đoạn 1.
Dư thừa dưỡng chất lúc này chỉ làm tăng chi phí thức ăn và tăng lượng mỡ,
nhưng nếu thiếu dưỡng chất heo trở nên gầy, bắp cơ dai, không ngon, thiếu những
hương vị cần thiết, thịt có màu nhợt nhạt không hấp dẫn người tiêu dùng.
Giai đoạn này heo có thể đạt trong lượng 90 – 100 kg.
3



2.2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG - THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO NẤM
MEN
2.2.1. Đặc điểm chung
Nấm men là tên chung của những nhóm nấm có cấu tạo đơn bào, hình trứng
hoặc hình bầu dục, không có chất diệp lục, không sử dụng được năng lượng mặt trời,
có màng tế bào chất, bên trong có màng nguyên sinh chất. Nấm men phân bố rộng rãi
trong tự nhiên: đất, nước, không khí, thực phẩm…, dinh dưỡng bằng các hydrocarbon,
mà trước hết là đường. Trong tế bào nấm men hầu như chứa tất cả các chất cần thiết
cho sự sống như: protein, enzyme, vitamin…, và các chất có giá trị dinh dưỡng khác.
Chính nhờ đặc điểm này nhiều quốc gia đã tiến hành ngành công nghiệp nuôi cấy nấm
men thu sinh khối để làm thức ăn chăn nuôi nhằm hoàn chỉnh và cân bằng hàm lượng
protein trong khẩu phần thức ăn gia súc.
2.2.2. Thành phần hóa học
Tùy thuộc vào giống, môi trường sản xuất mà nấm men có các thành phần hóa
học khác nhau.
Sau đây là một vài thành phần cơ bản của tế bào nấm men mà chúng tham gia vào
thành phần của các enzyme để chuyển hóa vật chất, xây dựng tế bào cũng như tạo
thành các sản phẩm lên men.
Nước chiếm khoảng 75% khối lượng chung.
Chất khô gồm: 13 – 14% protein, 6 – 8% glycogen, 1,8 – 2% xenluloza, 0,5 –
2% chất béo, 5 – 7% chất tro.
Protein: hàm lượng protein trong tế bào rất cao, protein nguyên liệu trung bình
khoảng 50% (tính theo chất khô) và khoảng 45% protein hoàn chỉnh. Trong thành
phần các protein có đủ các axit amin và đặc biệt là có 8 – 9 axit amin cần thiết không
thể thay thế. Hàm lượng các axit amin ở giai đoạn cuối lên men như sau (mg/g men
khô): lysin – 7,5; arginin – 1,3; histidin – 11,0; axit asparaginic – 2,9; axit glutamic –
3,9; alanin – 8,7; prolin – 2,0; tyrosin – 2,8; serin – 2,7; glyxin - 1,5; methionin – 2,9;
leucin – 5,4; cystin – vết v.v…
Tregaloza: hợp chất thường kết hợp với hàng loạt glycogen làm nguồn dự trữ

cacbon rất cơ động.

4


Chất béo: chất béo trong tế bào nấm men có các axit oleic, linoleic, palmitic.
Trong chất béo có tới 30 – 40% phosphatit.
Tro: trong tro nấm men thấy các oxit sau đây (%): P2O5 25 – 60%; CaO 1-8%;
MgO 4 – 6%; Na2O 0,5 – 2%; SO32- 0,5 – 6%; SiO2 1 – 2%; Fe2O3 0,05 – 0,7%.
Phospho: trong tế bào nấm men thấy ortho -, pyro -, và meta - phosphat ở dạng
hữu cơ và vô cơ. Chúng là thành phần của axit nucleic, phospholipit và coenzym của
adenozinphosphat (AMP, ADP, ATP) và vitamin B1. Trong chất nhân có chứa
phospho ở dạng ortho - phosphat. Dạng này còn thấy ở thành phần các enzyme flavin,
dạng pyrophosphat thấy trong nhiều coenzym (carboxylaza, codehydraza KoI, KoII).
Phospho còn thấy các dạng khác nhau tham gia vào các quá trình quan trọng trao đổi
năng lượng của tế bào.
Lưu huỳnh: là thành phần của nhiều hợp chất rất quan trọng như các axit amin
(methionin, cystein), các vitamin, enzyme ở dạng gốc sulfit và tiolovic.
Sắt: chứa trong các cytocrom, cytocrom – oxidase, peroxydase, catalase và
nhiều enzyme của quá trình hô hấp.
Magiê: có tác dụng hoạt hóa nhiều phosphatase và enolase. Ion Mg2+ có ảnh
hưởng gìn giữ hoạt tính enzyme khi đun nóng.
Kali: vừa là chất dinh dưỡng vừa là chất kích thích sinh trưởng của nấm men.
Kali hoạt hóa hàng loạt enzyme của nấm men như: aldolase, pyruvate carboxylase, và
còn ảnh hưởng đến trao đổi chất nitơ, lưu huỳnh và chất béo của tế bào nấm men.
Canxi: được tìm thấy chủ yếu ở dạng liên kết với protein, hydrocarbon và lipid.
Ion Ca2+ liên kết với protein – enzyme làm trung tâm hoạt động của amylase.
Các nguyên tố vi lượng: có vai trò quan trọng đối với sinh sản và hoạt động
sống của nấm men. Chúng tham gia vào thành phần của nhiều enzyme, vitamin và
nhiều hợp chất khác trong quá trình sinh tổng hợp các sản phẩm của tế bào.

Vitamin và nhân tố sinh trưởng: nấm men có thể tự tổng hợp được tất cả
vitamin trong chừng mực nào đó, ngoại trừ biotin (vitamin H). Hàm lượng vitamin
trong tế bào nấm men như sau (µg/g men khô): inozit 6000 – 15000, biotin 0,6 – 0,7,
riboflavin 30 – 60, axit pantothenic 2 – 19, thiamin 24 – 50, pyridoxin 14 – 39,
nicotinamit 370 – 750.

5


Nói chung, tế bào nấm men rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B và tiền
vitamin D2 là ergosterol. Sinh khối nấm men ở đây được coi là nguồn protein –
vitamin đậm đặc, thường được gọi là protein đơn bào, có thể thay bột cá, bột đậu
tương… trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi. (Lương Đức Phẩm, 2005)
2.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ ENZYME
2.3.1. Khái niệm
Enzyme là hợp chất hữu cơ có gốc là protein được tế bào cơ thể động, thực vật
tiết ra để hỗ trợ cho sự tiêu hóa các cơ chất khác nhau trong quá trình sống. Bổ sung
enzyme vào trong thức ăn nhằm để cải thiện khả năng tiêu hóa, giúp thú tăng trọng
nhanh.
2.3.2. Bản chất chung của enzyme
Enzyme có bản chất là một protein mang tính năng đặc biệt, tác động của chúng
như là chất xúc tác, thúc đẩy các phản ứng hóa học trong các cơ thể sống, các enzyme
góp phần tiêu hóa chất xơ, khử các chất kháng dinh dưỡng trong thức ăn, làm giảm các
vi sinh vật không mong muốn, tạo ra một tập đoàn vi sinh vật có lợi cho đường ruột.
Chúng không bị phá hủy hoặc biến chất trong quá trình tham gia phản ứng. Khi phản
ứng hoàn toàn chúng trở về dạng tự do và sẵn sàng bắt đầu một phản ứng mới.
Mỗi enzyme chỉ công nhận một phân tử vật chất đặc biệt (enzyme tương ứng
với phân tử). Enzyme có phân tử rất lớn nên khi xúc tác phản ứng, nó chỉ tiếp xúc trực
tiếp với phân tử vật chất ở một điểm hoạt động đặc biệt tương ứng với một qui trình
nhất định.

2.3.3. Nguyên lý hoạt động của enzyme
Trong quá trình sống của động vật, chúng lấy thức ăn và tiêu hóa thức ăn rất
khoa học, nếu ta bổ sung enzyme tiêu hóa cho thú trong khi thú có khả năng sản sinh
ra enzyme, đó không phải là điều tốt hoàn toàn vì làm như vậy sẽ có sự thoái hóa các
tuyến sản sinh enzyme của động vật. Nếu ta dùng enzyme nhân tạo để thủy phân cơ
chất sản sinh ra các hợp chất đơn giản dễ tan và hấp thu nhanh thì chính những sản
phẩm tạo thành này lại có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp, phân tiết enzyme của
các tuyến tiêu hóa trong cơ thể. Điều này nói lên là chúng ta cần thận trọng khi sử
dụng enzyme nhân tạo để tiêu hóa thức ăn cho thú.

6


2.3.4. Các trường hợp sử dụng enzyme tiêu hóa thức ăn có hiệu quả
Các enzyme tiêu hóa nhân tạo phải có khả năng hoạt động tốt trong ống tiêu
hóa với môi trường pH thay đổi theo từng đoạn của ống tiêu hóa
Sử dụng enzyme tiêu hóa bổ sung vào thức ăn cho thú ở những giai đoạn mà cơ
thể không có khả năng tiết đủ enzyme tiêu hóa thức ăn. Những trường hợp này bao
gồm:
+ Thay đổi đột ngột thức ăn về công thức hay nguyên liệu làm cho cơ thể không
có khả năng tổng hợp và phân tiết kịp do không có sẵn enzyme trong các tuyến tiêu
hóa.
+ Do cơ thể thú non chỉ có sẵn enzyme thích hợp cho tiêu hóa sữa, mà ta lại tập
cho thú ăn quá sớm với thức ăn mới. Điều này thấy rõ nhất trên heo con tập ăn.
+ Do trong thức ăn có những cơ chất mà cơ thể thú không có enzyme tiêu hóa.
Trong những trường hợp này nếu ta đưa enzyme nhân tạo có khả năng tiêu hóa chúng
thì sẽ làm tăng khả năng lợi dụng thức ăn của thú lên rất nhiều.
+ Xu hướng chung, người ta sử dụng enzyme để nuôi thú thương phẩm có năng
suất cao, cho thú ăn nhiều thức ăn để mau đạt trọng lượng xuất chuồng. Với cách cho
ăn này, thức ăn tiêu hóa không kịp đã bị thải ra ngoài, cần phải hổ trợ thêm enzyme

tiêu hóa để tiết kiệm thức ăn. (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002)
2.4. SỰ TIÊU HOÁ CÁC CHẤT VÀ CÁC ENZYME TIÊU HOÁ TƯƠNG ỨNG
2.4.1. Sự tiêu hóa protein và enzyme tiêu hóa protein
Protein là vật chất quan trọng của sự sống, chúng tham gia cấu trúc tế bào, chất
xúc tác sinh học như: enzyme, hormon, kháng thể… đặc biệt protein còn đảm bảo cho
thú sinh trưởng lớn lên bình thường, là nguyên liệu chính cấu tạo nên các sản phẩm
chăn nuôi: thịt, sữa, trứng. Nói chung protein giữ một vai trò rất quan trọng trong dinh
duỡng động vật. Và để tiêu hóa protein cần có sự tham gia của các enzyme protease,
trypsin, pepsin.
Protease: phân cắt mối liên kết –CO-NH- trong phân tử protein và chuỗi
polypeptide, chúng xúc tác các phản ứng thủy phân protein dần dần thành các
polypeptide và cuối cùng thành axit amin.

7


Pepsin: là enzyme thủy phân của dịch dạ dày. Pepsin được thành lập từ
pepsinogen dưới xúc tác của HCl. Pepsin hoạt động tốt ở pH 1,5 – 2,5. Khi pH cao thì
hầu như pepsin không hoạt động.
Trypsin: là enzyme tiêu hóa ở ruột non, được phân tiết chủ yếu từ dịch tụy,
hoạt động tốt nhất ở pH từ 5 – 7, khi mới tiết ra nó ở dạng không hoạt động là
trypsinogen. Chúng hoạt hóa theo sơ đồ sau:
Trypsinogen

Enterokinase
Trypsin

Trypsin

2.4.2. Sự tiêu hóa glucid và enzyme tiêu hóa glucid

Glucid là nguồn cung cấp năng lượng chủ lực cho hoạt động sống của cơ thể.
Hai dạng glucid mà heo thường sử dụng là tinh bột và đường.
Tinh bột là hợp chất glucid cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu dùng để hoàn
thành sự biến dưỡng, phân tiết, hấp thụ, bài tiết và các hoạt động cơ học khác. Nó dự
trữ nhiều nhất trong ngũ cốc và được hình thành trong quá trình quang tổng hợp.
Tinh bột được cấu tạo từ hai thành phần, đó là amylose và amylopectin.
Trong cơ thể, tinh bột được men amylase phân giải thành các disaccharide, sau
đó chúng thủy phân thành các monosaccharide với sự xúc tác của các enzyme tương
ứng có trong lớp biểu mô của màng ruột non. Quá trình thủy phân tinh bột bởi các
enzyme lần lượt qua các giai đoạn sau:
Tinh bột→ amylodextrin→ erythrodextrin→ acrodextrin→ maltodextrin→
maltose → glucose.
Để tiêu hóa được tinh bột là nhờ hoạt động của enzyme amylase và maltase.
Trong đó, amylase là enzyme chính trong tiêu hóa tinh bột, có nhiều trong nước bọt,
được tiết ra từ tuyến mang tai. Khi thức ăn đến ruột non thì enzyme amylase được tiết
ra ở tuyến tụy hoạt động rất mạnh, nó phân giải tinh bột thành maltose. Maltase phân
giải đường maltose thành đường glucose cho cơ thể sử dụng. Maltase có trong tuyến
tụy và ruột non.

8


2.4.3. Sự tiêu hóa lipid và enzyme tiêu hóa lipid
Trong cơ thể, lipid có một số chức năng sau: dự trữ và cung cấp năng lượng,
làm dung môi hòa tan các vitamin A, D, E, K, tham gia cấu trúc mô bào, tham gia vận
chuyển các dưỡng chất quan trọng như: hormon, khoáng chất, cung cấp nước ngoại
sinh, làm mô đệm cách nhiệt.
Lipase là enzyme tiêu hóa mỡ chủ yếu ở ruột non, do tuyến tụy và một phần các
tế bào niêm mạc ruột non tiết ra. Lipase khi mới phân tiết còn ở trạng thái chưa hoạt
động và chúng được hoạt hóa khi tiếp xúc với axit mật. Lipase thủy phân các hạt lipid

có kích thước lớn tạo thành glycerol và axit béo tự do hoặc các monoglycerid và
diacylglycerol.
2.4.4. Sự tiêu hóa chất xơ và enzyme tiêu hóa chất xơ
Xơ là polysaccharide có ở vách tế bào thực vật, nó không được tiêu hóa bởi các
enzyme nội sinh của heo, kể cả heo trưởng thành. Xơ cần cho cảm giác no của heo,
kích thích nhu động co bóp của ống tiêu hóa làm cho thức ăn di chuyển dễ dàng để
tống các chất cặn bả, độc hại ra ngoài. Tuy nhiên, hàm lượng xơ trong khẩu phần cao
sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng khác trong thức ăn, giảm năng
lượng của khẩu phần.
Việc sử dụng enzyme có tác dụng trên chất xơ (NSP), giúp vật nuôi tiêu hóa
thức ăn tốt hơn, vừa hạn chế các tác hại của bản thân những NSP gây ra, vừa giải
phóng được một phần năng lượng, protein và các axit amin thặng dư. Enzyme tạo điều
kiện phóng thích các axit amin, tăng khả năng tiêu hóa từng loại axit amin, giúp tiết
kiệm được các axit amin khi bổ sung vào khẩu phần của thức ăn gia súc, giảm giá
thành sản xuất, cải thiện thành tích vật nuôi.
2.5. GIỚI THIỆU VỀ CHẾ PHẨM (theo dẫn liệu công ty nấm men Western)
Chế phẩm CEL-CON 5 là một trong những sản phẩm của công ty nấm men
Western.
2.5.1. Giới thiệu về sản phẩm nấm men ở công ty Western
Công ty sản xuất ra nhiều sản phẩm có nguốn gốc từ nấm men như 2X-2-2-5,
ROYAL – LAC, 2X-2-2-5 PLUS, CEL – CON, CEL – CON 5, CEL – CON 5 PAL,
LACTO CEL – CON, DI-SAN.

9


Chế phẩm nấm men của công ty Western là một dạng men sống (active), một
chất bổ sung tự nhiên vào thức ăn nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng cho thức ăn của
động vật. Nó bao gồm những tế bào men sống và những môi trường mà trong đó
chúng được phát triển, sau đó được sấy khô một cách hợp lý để duy trì hoạt động lên

men của tế bào.
Chế phẩm nấm men của công ty Western chuyển tinh bột và xơ của ngũ cốc,
protein khó hòa tan hay không tiêu hóa ở mức độ nhiều hay ít thành dạng dễ tiêu hóa
và kết quả là giải phóng được một lượng năng lượng rất lớn từ thức ăn. Men phân cắt
tinh bột ở dạng khó phân cắt trở thành dạng đường dễ tiêu hóa. Nó giúp cho sự đồng
hóa các vitamin tổng hợp được bổ sung vào trong thức ăn trở thành nguồn vitamin tự
nhiên dồi dào. Đồng thời nó cũng tham gia vào việc phân cắt các chất khoáng của quá
trình đồng hóa.
Công ty Western có nhiều chế phẩm có nguồn gốc từ nấm men. Tuy nhiên chế
phẩm CEL – CON 5 là chế phẩm được dùng trong thí nghiệm của chúng tôi nên chúng
tôi sẽ cung cấp các thông tin về chế phẩm này rõ hơn qua phần 2.5.2, 2.5.3, 2.5.4.
2.5.2. Đặc điểm của chế phẩm CEL-CON 5
Chế phẩm bao gồm các tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae được nuôi
cấy trên các môi trường dinh dưỡng như: cao ngô, khô dầu bắp, nước chiết nấm men,
nước mật đường mía, nước chiết lúa mạch.
Những tế bào nấm men được phát triển một cách hoàn chỉnh, enzyme của
chúng được dự trữ trong môi trường phát triển vì vậy cung cấp enzyme hoạt động
mạnh cho việc tiêu hóa protein, đường và xơ. Trong các môi trường nuôi cấy có rất
nhiều giống để dảm bảo cho hoạt động của men. Những điều này cho thấy được rằng
lợi ích của sản phẩm là tốt hơn cho sức khỏe và sản phẩm chăn nuôi nhiều hơn.
Chế phẩm cho hiệu quả cao và từng lượng nhỏ sản phẩm đều được đi qua một
quá trình lên men ẩm và hydrat hóa dưới nhiệt độ thấp để bảo quản tất cả các enzyme.
Sau đây là một vài enzyme tiêu hóa và chức năng của chúng với những chất dinh
dưỡng khác nhau được sử dụng trong thức ăn.

10


Bảng 2.1. Các enzyme trong chế phẩm và chức năng
Enzyme


Chức năng

Endotryptase

Tiêu hóa protein

Zymase

Tiêu hóa tinh bột

Invertase

Tiêu hóa đường

Carboxylase

Oxi hóa

Catalase

Giải phóng oxigen

Rennet

Làm đông vón sữa

Lactic ferments

Hoạt động trên canxi và phospho


Lipase

Tiêu hóa mỡ

Maltase

Tiêu hóa chất xơ

Diatase

Tiêu hóa chất xơ

Oxidase

Oxi hóa

Emulsin

Phân cắt glucoids

Trehalase

Biến đổi đường sữa

Các enzyme này hoạt động phối hợp với hệ enzyme trong đường tiêu hóa vật
nuôi để thủy phân tinh bột, protein, lipid, và chất xơ trong thức ăn, nhờ đó giúp vật
nuôi tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu triệt để dưỡng chất trong thức ăn hơn,
giảm tiêu tốn thức ăn, giảm sử dụng kháng sinh, tăng trọng nhanh, rút ngắn thời gian
nuôi.

2.5.3. Tác dụng của sản phẩm CEL – CON 5 trên heo
Tăng trọng tốt
Tăng tính ngon miệng
Tận dụng thức ăn tối đa
Giảm mức thải phân
Hỗ trợ cho việc kiểm soát mùi chuồng trại
2.5.4. Thành phần dưỡng chất - liều sử dụng CEL – CON 5
Sau đây là thành phần dưỡng chất trong 1 gram chế phẩm:
Protein thô (max) 18%
Lipid thô (max) 3%
11


Xơ thô (min) 5%
Tế bào men sống 5. 109
Liều dùng
Bắt đầu nuôi thịt 1,3 kg/tấn
Heo choai, xuất chuồng 1,0 kg/tấn
Nái mang thai 1,0 kg/tấn
Nái đẻ/đực giống 1,3 kg/tấn
2.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRÊN
THỊ TRƯỜNG
2.6.1. Nghiên cứu ở ngoài nước
Matiner A và ctv, 1999 đã chứng minh nấm men Saccharomyces cerevisiae
thêm vào khẩu phần cho thú trong giai đoạn cai sữa (2 kg/tấn), điều này làm cho sức
khỏe và trong lượng trung bình của thú cao hơn so với lô đối chứng (theo dẫn liệu của
Lương Thị Phương Thảo, 2005).
M. Spark và ctv, 2004 đã chứng minh việc thay thế 40% bột đậu nành bằng
nấm men, heo con đạt sức khỏe tốt và cho năng suất cao hơn lô đối chứng, bên cạnh
đó việc sử dụng nấm men có hiệu suất sử dụng cao hơn và hiệu quả kinh tế cũng tốt

hơn (theo dẫn liệu của Lương Thị Phương Thảo, 2005).
Theo một nghiên cứu của Đan Mạch: bổ sung enzyme thức ăn gia súc vào khẩu
phần cơ sở là bột mì, đã tăng năng suất của lợn (nuôi từ lợn choai đến kết thúc) thêm
3-4% (dẫn liệu từ viện chăn nuôi Việt Nam, 2002)
Theo nghiên cứu kết hợp giữa hội đồng thịt lợn xông khói và tổ chức dinh
dưỡng gia súc Danisco của Đan Mạch đã so sánh năng suất của lợn được nuôi bằng
khẩu phần thức ăn viên và thức ăn bột có bổ sung (hoặc không bổ sung) enzyme
Porzyme trên nền xylanase.
Qua thí nghiệm, hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR) của lợn lai thương phẩm (nuôi
từ 32 đến 102 kg) được cải thiện rõ rệt 8 điểm khi Porzyme được bổ sung vào khẩu
phần thức ăn viên (đối chứng = 2,66 so với Porzyme = 2,58) và 10 điểm khi Porzyme
được bổ sung vào khẩu phần thức ăn bột (đối chứng = 3,06 so với Porzyme = 2,96)
(dẫn liệu từ viện chăn nuôi Việt Nam, 2002).

12


2.6.2. Nghiên cứu và sử dụng trong nước
Trần Đức Trân và Nguyễn Công Xuân, 1975 đã sử dụng sinh khối nấm men
được sản xuất từ rỉ mật đường của nhà máy đường Vạn Điểm để chăn nuôi heo với tỉ
lệ bổ sung 3 – 4 % trong khẩu phần thức ăn nuôi heo 2- 5 tháng tuổi đạt kết quả tốt
(theo dẫn liệu của Lương Thị Phương Thảo, 2005).
Trần Xuân Quan (2002) đã bổ sung Porzyme 9300 vào khẩu phần heo thịt, kết
quả đã làm giảm 1% tỉ lệ ngày con tiêu chảy ở lô thí nghiệm so với đối chứng (theo
dẫn liệu của Phạm Thanh An, 2007).
Phạm Nguyễn Quỳnh Thư (2006), việc bổ sung chế phẩm sinh học Biolas vào
khẩu phần heo thịt giai đoạn từ 20 – 50 kg đã mang lại kết quả: tăng trọng tuyệt đối
của heo có bổ sung chế phẩm và heo không có bổ sung chế phẩm lần lượt là 559,4
g/con/ngày, 475,6 g/con/ngày; khi bổ sung chế phẩm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao
hơn khi không bổ sung là 13,74% (theo dẫn liệu của Phạm Thanh An, 2007).

Phạm Thanh An (2007), khi bổ sung chế phẩm Biolas vào khẩu phần heo thịt
giai đoạn từ 65 ngày tuổi đến xuất chuồng đã mang lại kết quả: tăng trọng tuyệt đối
của lô thí nghiệm và lô đối chứng lần lượt là 622,07 g/con/ngày, 590,12 g/con/ngày, hệ
số chuyển biến thức ăn của lô thí nghiệm và lô đối chứng lần lượt là 2,39 kg TĂ/kg
TT, 2,58 kg TĂ/kg TT.
2.7. SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO AN BÌNH
2.7.1. Vị trí địa lí
Trại chăn nuôi heo An Bình được thành lập vào năm 1999, nằm trên đường
Kiểm cách quốc lộ 1 A khoảng 3 km về hướng Tây Nam. Trại nằm trên vùng đất
tương đối bằng phẳng, phía Đông và Bắc là đồng ruộng nên rất thoáng mát và phía
Nam là khu dân cư. Trại có tổng diện tích là 100.000 m2, trong đó diện tích trại chiếm
15.000 m2, diện tích nhà nghỉ chiếm 200 m2 và phần diện tích còn lại trồng cây và xử
lý chất thải.
2.7.2. Chuồng trại
Trại có 12 dãy chuồng bao gồm: 3 dãy chuồng heo cai sữa, 4 dãy chuồng heo
nuôi thịt, 3 dãy chuồng heo hậu bị, nái khô và nái mang thai, 1 dãy chuồng nái đẻ và
nái nuôi con, 1 dãy chuồng heo đực làm việc.

13


Mái chuồng nuôi được lợp theo kiểu nóc đôi, sử dụng tôn lạnh. Dọc hai bên
chuồng có rãnh thoát nước dẫn vào hệ thống xử lí biogas.
Trại lắp đặt hệ thống cung cấp nước uống bằng núm uống tự động phù hợp với
đặc điểm của từng dãy chuồng, theo từng giai đoạn phát triển của heo.
2.7.3. Cơ cấu tổ chức
Trại gồm có 14 người: 1 người quản lý chung, 1 người quản lý heo con cai sữa,
6 người quản lý heo thịt, 3 người quản lý heo hậu bị, nái khô, nái mang thai và đực
làm việc, 3 người quản lý nái đẻ và nuôi con.
2.7.4. Công tác giống và cơ cấu đàn

Trại gồm các giống heo như: Duroc, Landrace, Pietrain, Pietrain x Duroc,
Landrace, Yokshire x Landrace. Cơ cấu đàn heo của trại thay đổi theo từng ngày. Theo
ghi nhận ngày 30/5/2008, cơ cấu đàn heo của trại như sau: 426 nái sinh sản, 10 cái hậu
bị, 28 đực làm việc, 11 đực hậu bị, 425 heo con theo mẹ, 435 heo con cai sữa, 2.500
heo thịt.
2.7.5. Nhiệm vụ của trại
Phương hướng sản xuất chính của trại là cung cấp heo thịt cho thị trường và
cung cấp tinh heo cho các hộ chăn nuôi trong địa phương.
2.7.6. Vệ sinh phòng bệnh
Công tác vệ sinh phòng bệnh cho heo được trại thực hiện một cách rất cẩn thận
và chặt chẽ. Mỗi dãy chuồng nuôi được xịt sát trùng hai lần vào thứ 3 và thứ 6 trong
tuần. Các thuốc xịt sát trùng dùng trong trại là TH4 và Virkon S.

14


Bảng 2.2. Quy trình tiêm phòng của trại
Loại heo

Qui trình tiêm phòng

Heo con

• 3 tuần tuổi: tiêm vaccin phòng bệnh dịch tả heo lần 1 và suyễn

theo mẹ

heo.

Heo cai sữa


• 6 tuần tuổi: tiêm vaccin phòng bệnh dịch tả heo lần 2.
• 9 tuần tuổi: tiêm vaccin phòng bệnh dịch tả heo lần 3.

Heo thịt

• 12 tuần tuổi: tiêm vaccin phòng bệnh lở mồm long móng.
• 14 tuần tuổi: tiêm vaccin phòng bệnh giả dại.

Heo hậu bị

• 25 tuần tuần: tiêm vaccin phòng bệnh dịch tả heo lần 1.
• 30 tuần tuổi: tiêm vaccin phòng bệnh dịch tả lần heo 2.
• 4 tuần trước khi đẻ: tiêm vaccin phòng bệnh dịch tả heo.

Nái mang
thai

• 3 tuần trước khi đẻ: tiêm vaccin phòng bệnh giả dại.
• 2 tuần trước khi đẻ: tiêm vaccin phòng bệnh do Escherichia coli.

Nái nuôi
con

Heo đực

• 3 tuần sau khi đẻ: tiêm vaccin phòng bệnh lở mồm long móng và
bệnh dịch tả heo.
• Tiêm vaccin phòng bệnh dịch tả heo, giả dại, lở lồm long móng
và bệnh do Parvovirus vào tháng 4 và tháng 8 trong năm.


15


Bảng 2.3. Một số loại vaccine phòng bệnh trong trại
Tên vaccin

Công dụng

Pest – vac

Phòng bệnh dịch tả heo

Respisure1one

Phòng bệnh suyễn heo

Aftopor

Phòng bệnh lở mồm long móng

Porcilis coli

Phòng bệnh do Escherichia coli

Pocilis begonia

Phòng bệnh giả dại

Porcilis parvo


Phòng bệnh do Parvovirus

16


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
3.1.1. Thời gian
Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 01/03/2008 đến ngày 23/06/2008.
3.1.2. Địa điểm
Thí nghiệm được tiến hành tại Trại heo An Bình, Ấp Vàm – Xã Thiện Tân –
Huyện Vĩnh Cửu – Tỉnh Đồng Nai.
3.2. ĐỐI TƯỢNG THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm được thực hiện trên 240 heo (khoảng 60 ngày tuổi) có trọng lượng
trung bình 22 kg, là heo lai giữa các giống Yorkshire, Landrace, Duroc được nuôi đến
xuất chuồng.
3.3. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
3.3.1. Heo thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố, được chia
thành 3 lô, mỗi lô có 80 heo, giai đoạn 1 mỗi lô có 1 ô chuồng, giai đoạn 2, giai đoạn 3
mỗi lô có 2 ô chuồng.
Heo được chọn tương đối đồng đều nhau về giống, giới tính, trọng lượng ban
đầu.
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm

Số heo thí nghiệm
Khẩu phần
Bổ sung chế phẩm


I (đối chứng)

II

III

80

80

80

Căn bản

Căn bản

Giảm chuẩn 3%

-

CEL – CON 5

CEL – CON 5

Liều

Giai đoạn 1

-


1,3 kg/tấn thức ăn

1,3 kg/tấn thức ăn

dùng

Giai đoạn 2, 3

-

1,0 kg/tấn thức ăn

1,0 kg/tấn thức ăn

17


Chúng tôi bố trí lô III với mức khẩu phần giảm 3% dưỡng chất so với lô đối
chứng là do trước đây có một số thí nghiệm cũng đã chứng minh việc bổ sung chế
phẩm có nguồn gốc từ tế bào nấm men tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu các dưỡng chất
từ thức ăn của heo với mức 3 – 5% (theo dẫn liệu của Lương Thị Phương Thảo, 2005).
3.3.2. Thức ăn thí nghiệm
Heo nuôi thí nghiệm được cho ăn thức ăn do trại tự trộn theo khẩu phần tiêu
chuẩn chung ở lô đối chứng và giảm 3% các thành phần dưỡng chất ở lô III.
Thành phần thực liệu được trình bày qua bảng 3.2, bảng 3.3, bảng 3.4
Bảng 3.2. Thành phần nguyên liệu giai đoạn heo 60 – 97 ngày tuổi
Nguyên liệu (%)

Lô I


Lô II

Lô III

Bắp

56,49

56,49

24,06

Khô đậu nành 47

28,74

28,74

24,51

Cám gạo 1

7,67

7,67

30,00

Khoai mì lát


0,00

0,00

15,00

Mỡ cá

3,00

3,00

2,62

DCP 18

1,46

1,46

0,60

Bột sò

0,71

0,71

1,17


Muối ăn

0,35

0,35

0,35

Chất bổ sung

1,58

1,58

1,69

CEL – CON 5

0,00

0,13

0,13

100,00

100,13

100,13


Tổng cộng

18


×