TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TIỂU LUẬN
BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
Đề tài :
“ Nghiên cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác BTGPMB
ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”
Hà Nội - 2013
Nhóm 10: Sinh viên thực hiện
1
STT
1
2
3
4
5
6
7
Họ và tên
Võ Thị Hà ( Nhóm trưởng)
Phạm Thị Phương Nhung
Lê Thị Thanh Tâm
Đỗ Thị Thanh Vân
Hoàng Thị Luyện
Đồng Thị Tuyết Hạnh
Nguyễn Thị Ly
2
Lớp
K55QLA
K55QLA
K55QLA
K55QLA
K55QLA
K55QLA
K55QLA
Mã SV
553633
553669
553676
553695
553657
553635
553658
MỤC LỤC
3
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài sản Quốc gia có giá trị lớn, có vị trí đặc biệt quan trọng đối
với đời sống của từng hộ gia đình, cá nhân, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều
kiện tối quan trọng đảm bảo cho quá trình tái sản xuất giúp xã hội không ngừng
phát triển.
Đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển, quá trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đang chuyển biến rất nhanh; cùng với đó là
việc đô thị hóa cũng đang diễn ra ở khắp các tỉnh, thành trên toàn quốc. Bên
cạnh khuôn mặt rộng mới của đô thị với những công trình tầm vóc, những khu
mất đất, mất nhà hy sinh cuộc sống ổn định vốn có của bản thân và gia đình vì
sự nghiệp phát triển chung của đất nước, của đô thị. Việc thu hồi đất, bồi thường
giải phóng mặt bằng thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực về mặt
chính sách. Tuy nhiên những bất cập, vướng mắc vẫn chưa được giải quyết triệt
để; tỷ lệ hộ nghèo hậu giải phóng mặt bằng ở một số địa phương có xu hướng
tăng lên, việc người dân chưa được bồi thường thỏa đáng vẫn đang khiếu kiện
kéo dài làm họ mất tập trung ổn định cuộc sống, gây mất ổn định chính trị, xã
hội và dẫn đến tệ nạn tại các khu vực giải tỏa có xung hướng tăng lên. Vì vậy,
cần phải có những giải pháp thích hợp để giải quyết những vướng mắc, bất cập
trong bồi thường giải phóng mặt bằng.
Xuất phát từ lý do nếu trên chúng tôi tìm hiểu đề tài : “ Nghiên cứu và đề
xuất giải pháp hoàn thiện công tác BTGPMB ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay”
4
II. NỘI DUNG
2.1. Một số tồn tại về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất
2.1.1. Một số vướng mắc trong chính sách BT GPMB của cả nước
Hiện nay công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Việt Nam vẫn còn
tồn tại nhiều vướng mắc và bất cập.
Thứ nhất, mặc dù pháp luật đã quy định giá đất để tính bồi thường sát với
giá chuyển nhượng QSDĐ thực tế trên thị trường điều kiện bình thường, nhưng
trên thực tế diễn ra những bất cập xung quanh vấn đề này cụ thể như sau:
• Tình trạng hai giá trên thị trường, một bên là mức giá để tính bồi
thường cho nông dân rất thấp và bên kia là giá trị đất sau khi
chuyển nhượng mục đích SDĐ từ đất nông nghiệp tăng lên rất
cao tạo điều kiện cho nạn quan liêu, tham nhũng và tạo động lực
chuyển đổi các khu đất thuận lợi nhất cho sản xuất nông nghiệp
sang mục đích sử dụng khác
• Việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng hiện nay chủ
yếu được thức hiện theo phương thức bắt buộc, sử dụng một giải
pháp chuyển đổi thiệt hại sang tiền, trong khi đó nhiều giải pháp
khác không phải chi phí nhiều mà người dân vẫn thỏa mãn về
lợi ích lại chưa được đề cập trong pháp luật về thu hồi đất, bồi
thường, GPMB ở Việt Nam hiện nay. Mặt khác, do có những
bất cập trong cơ chế thự thỏa thuận giữa chủ đầu tư với người
bị thu hồi đất trong các dự án kinh doanh nên các nhà đầu tư
muốn chuyển sang cơ chế Nhà nước thu hồi và bàn giao lại đất
đã GPMB cho chủ đầu tư. Bên cạnh đó, các dự án mà Nhà nước
thu hồi thì giá bồi thường cũng được tính phù hợp theo giá thị
trường, sau mỗi năm các địa phương lại cập nhật khung giá đất,
nhưng mức giá này thường thấp hơn so với giá thị trường.
5
Thứ hai, theo tinh thần của Nghị quyết số 26 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa IX và Luật đất đai năm 2003 là phải đảm bảo cho người bị thu hồi
đất đến chỗ ở mới có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Tuy nhiên,
đến nay hầu hết các khu tái định cư xây dựng chưa theo kịp tiến độ thu hồi đất,
bồi thường và GPMB và các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ bồi thường,
GPMB cũng chưa thực sự quan tâm đến tái định cư cho người dân
Thứ ba, các quy định về đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người trực
tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất nông nghiệp mà không có diện tích đất
nông nghiệp mới để giao khó đi vào cuộc sống. Do thiếu cơ chế đồng bộ, đầy đủ
và cụ thể để thực thi. Trên thực tế, cơ quan có trách nhiệm thực hiện bồi
thường , GPMB mới chỉ chú ý đến việc bồi thường, hỗ trợ về đất và thiệt hại về
tài sản trên đất mà dường như chưa quan tâm giải quyết vấn đề để tạo công ăn
việc làm cho người nông dân bị mất đất sản xuất.
Thứ tư, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất chưa giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, chủ đầu tư
và người bị thu hồi đất cũng như chưa xử lý được mối quan hệ về lợi ích kinh tế
giữa người bị thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở với người không phải di chuyển
chỗ ở được hưởng lợi từ việc thu hồi đất.
Thứ năm, Công tác hòa giải ở các cơ sở chưa phát huy hết hiệu qua mặc
dù trên địa bàn tỉnh đã thành lập đầy đủ các tổ hòa giải cơ sở ở tất cả các xã,
phường, thị trấn. Tuy nhiên người làm công tác này, ngoài việc phải am hiểu về
mặt pháp lý, các quy định nhà nước có liên quan đến nhiều loại luật khác nhau
như Luật Đất đai, Luật Dân sự, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Xây dựng... thì còn
phải có sự tín nhiệm, tôn trọng của đa số người dân khu vực sinh sống và kinh
nghiệm thực tiễn trong quá trình giải quyết, sự am hiểu về phong tục, tập quán
cũng như khả năng giáo dục, thuyết phục cao... Như vậy, đối với đội ngũ cán bộ
làm công tác hòa giải ở cơ sở thì các yếu tố trên là quá sức, quá khả năng đáp
ứng do đa phần là những người hoạt động kiêm nhiệm, ít có thời gian nghiên
cứu các văn bản pháp quy, đồng thời có một rào cản lớn hơn chính là tình làng,
nghĩa xóm sự ngại va chạm giữa các bên do quan hệ dòng họ, anh em.. Nếu chỉ
6
hòa giải theo con đường lẽ, theo phạm trù quan hệ đạo đức mà chưa có sự am
hiểu về lý từ các văn bản pháp quy thì rất khó thực hiện hòa giải thành. Đây
cũng là một trong những tồn tại có tính chất dài lâu, khó có thể đảm bảo khắc
phục
ngay
trong
thời
gian
ngắn
được.
.
Thứ sáu, Sự chồng chéo giữa các văn bản pháp quy và chức năng, nhiệm
vụ
của
các
cơ
quan
giải
quyết
:
.
- Mâu thuẫn giữa các khái niệm hành vi hành chính của cán bộ, công
chức Nhà nước (tại Luật Đất đai) và hành vi hành chính của cơ quan hành chính
Nhà nước (Luật Khiếu nại tố cáo). Hành vi hành chính trong Điều 162, Nghị
định 181/2004/NĐ-CP là hành vi của cán bộ, công chức Nhà nước, còn ở Điều
1, Luật khiếu nại, tố cáo là hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà
nước.
- Cơ quan Tòa án khi quyết định giải quyết tranh chấp đất đai thường độc lập
so với cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai. Các vụ giải quyết tranh chấp đất đai
thường theo thẩm quyền mà cơ quan Tòa án giải quyết độc lập, cơ quan Tài
nguyên và Môi trường chủ yếu căn cứ theo các Bản án do Toà án đã tuyên. Vì
vậy, trong nhiều bản án đã gây khó khăn khi áp dụng cho cơ quan Tài nguyên và
Môi trường.
.
Ví dụ điển hình cho tình trạng này là việc giao trả giấy tờ về quyền sử
dụng đất cho các bên để thực hiện các thủ tục về đất đai tại các bản án. Trong
nội dung bản án giải quyết tranh chấp đất đai thường không đề cập đến vấn đề
buộc giao trả giấy tờ về nhà, đất mà nếu muốn thực hiện thường phải tách ra
thành vụ án riêng về chiếm giữ giấy tờ để xét xử và thi hành theo Luật Thi hành
án Dân sự (về cưỡng chế giao trả giấy tờ); trong khi đó, quy định tại Nghị định
84/2007 lại chỉ đề cập đến việc không bàn giao giấy tờ về quyền sử dụng đất đối
với các trường hợp mua bán, chuyển nhượng, không nêu đến các trường hợp
khác (trong đó có thực hiện theo bản án). Đây là một trong những yếu tố khá
phức tạp gây bức xúc cho người sử dụng đất khi một trong các bên cố tình
7
không bàn giao giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng trong bản án lại không thể
hiện được nội dung này nên không thể cưỡng chế thi hành án buộc giao trả giấy
tờ.
.
Thứ bảy, Tình trạng mua bán trao tay cũng như quá trình tự dồn đổi ruộng
đất của người sử dụng đất đã diễn ra nhiều năm, không có sự kiểm soát của
chính quyền các cấp. Trên địa bàn tỉnh trong các giai đoạn quản lý trước đây có
các phong trào vận động người sử dụng đất tự dồn đổi ruộng đất cho nhau để
thuận tiện trong sản xuất, giao thông, hiện đại hóa nông nghiệp nhưng mới thực
hiện trên thực địa, chưa làm được đồng bộ các hạng mục và các bước về việc thủ
tục chuyển đổi, chuyển nhượng đúng quy định pháp luật; khi Nhà nước thu hồi
đất bắt đầu phát sinh các mâu thuẫn, người có tên trên Giấy chứng nhận lại
không phải là người trực tiếp sản xuất trên thửa đất được bồi thường GPMB,
đây là mâu thuẫn tưởng chừng dễ giải quyết nhưng thực sự cũng rất khó khăn
gây nhiều tranh chấp, khiếu tố.
.
Thứ tám, sự biến động lớn về chủ sử dụng đất và hệ thống chính sách
pháp luật về đất đai qua các thời kỳ chiến tranh cùng với những chính sách đất
đai theo yêu cầu của từng thời kỳ cách mạng đã dẫn đến những thay đổi mạnh
mẽ về chính sách và các chủ sử dụng đất; đặc biệt là hệ thống pháp luật đất đai
trong thời gian dài trước đây đã né tránh hoặc bỏ qua một số quan hệ về đất đai
đồng thời lại liên tục có điều chỉnh, bổ sung theo kiểu gỡ từng bước một dẫn tới
tồn đọng số vụ việc cần giải quyết và gây ra sự vận dụng khác nhau giữa các địa
phương
trong
khi
giải
quyết
những
vấn
đề
giống
nhau.
.
Thứ chín, Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng vẫn có nhiều bất cập
- Chưa làm sáng tỏ hay phân định rõ ràng khái niệm quyền sở hữu của toàn
dân hay Nhà nước thống nhất quản lý và vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều (do liên
quan đến Hiến pháp) dẫn tới việc nhấn mạnh quyền thu hồi đất của Nhà nước,
nhấn mạnh việc tạo vốn từ quỹ đất mà chưa quan tâm đầy đủ lợi ích chính đáng
của người sử dụng đất, đặc biệt là trong việc định giá đất bồi thường, xử lý mối
tương quan giữa giá đất thu hồi với giá đất tái định cư nên công tác bồi thường,
8
GPMB
ngày
một
gặp
nhiều
khó
khăn.
.
- Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích của xã hội, lợi ích các nhà đầu
tư với lợi ích của những người có đất bị thu hồi, chưa gắn được nhiều trách
nhiệm của nhà đầu tư với người bị thu hồi đất hay chưa đề cập được vấn đề bồi
thường vô hình như tổn thất về tinh thần, tổn thất về tình cảm thường chỉ nhấn
mạnh đến hiệu quả đầu tư, tính cấp thiết của việc giải phóng mặt bằng để có
được dự án dẫn tới không bảo đảm điều kiện tái định cư, không có phương án
tích cực về giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi, nhất là đối với nông
dân không còn hoặc còn ít đất sản xuất hoặc những người không còn việc làm
cũng
như
nơi
ở
cũ.
Thứ mười, quá trình tổ chức giải quyết tranh chấp đất đai chưa thống nhất
- Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai liên quan đến thẩm
quyền của nhiều cơ quan khác nhau. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường thực
hiện chức năng quản lý đất đai, cơ quan Tài chính quản lý chính sách tài chính
về đất đai, cơ quan Xây dựng quản lý về nhà ở, quy hoạch đô thị. Tại các tỉnh,
việc phân công thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho y ban nhân dân trong việc
giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai cũng không thống nhất, có
vụ việc giao cho cơ quan Thanh tra chủ trì, có vụ việc giao cho Sở Tài nguyên
và Môi trường chủ trì; ở cấp huyện có nơi giao cho Thanh tra huyện, có nơi giao
cho Phòng Tài nguyên và Môi trường, thậm chí giao cả hai hoặc vài đơn vị phối
hợp giải quyết. Tình trạng này đã gây khó khăn cho công dân và lúng túng trong
việc xác định thẩm quyền tham mưu giải quyết
Ngoài ra còn có một số những tồn tại và vướng mắc như:
- Tốc độ phát triển đô thị nhanh và đang hình thành thị trường bất động sản,
những yếu tố này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận dụng các chính sách
vào thực tiễn, dẫn đến việc đền bù, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn.
- Lực lượng tham gia công tác GPMB, nhất là ở cấp cơ sở, còn thiếu chiều
sâu (do kiêm nhiệm), cá biệt có nơi thực hiện qui trình không nghiêm trong
GPMB.
9
- Chưa quán triệt, thống nhất về tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân về
ý nghĩa, mục đích của việc thu hồi đất, thực hiện các dự án phát triển kinh tế –
xã hội, chưa kết hợp hài hoà giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, giữa lợi ích
của người sử dụng đất đai ở hữu nhà ở với chủ đầu tư và Nhà nước, có nơi vì lợi
ích cục bộ đòi hỏi thoả mãn yêu cầu cá nhân dẫn đến nhiều trường hợp dân
khiếu nại sai, khiếu nại tập thể, không ít cán bộ Đảng viên có vai trò tích cực
trong việc tổ chức dân khiếu kiện.
- Việc đầu tư các dự án còn dàn trải và thiếu tập trung trong triển khai các
dự án GPMB, còn một số dự án sau GPMB triển khai đầu tư chậm để đất trống
kéo dài gây lãng phí.
2.1.2 Những tồn tại vướng mác ở một số tỉnh
1. Ở Hà Nội
Công tác GPMB và giải quyết đơn thư còn có nhiều tồn tại:
- Cơ chế chính sách đền bù GPMB còn không ít những vấn đề bất cập,
thiếu đồng bộ, thậm chí còn có mâu thuẫn, bất hợp lý trong chính sách giá bồi
thường đối với các đối tượng trong cùng một dự án có đất liện kề nhau, làm phát
sinh khiếu kiện phức tạp, kéo dài, khiến công tác đền bù, GPMB gặp nhiều cản
trở.- Trong triển khai thực hiện các dự án cụ thể, công tác tham mưu, đề xuất cơ
chế, chính sách của quận, huyện và ngành chức năng với UBND thành phố thiếu
kịp thời, linh hoạt đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả và tiến độ công việc.
- Trong một số dự án, công tác phối, kết hợp giữa thành phố các quận,
huyện; giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị ở một số quận, huyện còn thiếu
chặt chẽ và đồng bộ, nên việc huy động sức mạnh tổng hợp trong thực hiện công
tác GPMB còn hạn chế.
- Vẫn còn tồn tại tình trạng ngại va chạm, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né
tránh trong đội ngũ cán bộ thực thi công vụ. Có nơi, bộ máy chuyên trách chưa
đầy đủ năng lực, thực hiện chưa nghiêm túc, đầy đủ yêu cầu về quy trình
GPMB, nhất là nguyên tắc công khai, dân chủ; giải quyết chưa kịp thời thắc
mắc, khiếu kiện của nhân dân.
10
- Việc thiếu tự giác, thiếu hiểu biết, thậm trí cố ý làm sai của một số bộ
phận cán bộ và nhân dân là trở ngại không nhỏ cho công tác GPMB; là nguyên
nhân chủ yếu gây nên tình trạng chậm trễn trong thu hồi đất và tình trạng khiếu
kiện phức tạp, kéo dài.
- Do nhiều yếu tố: Đất đai hiếm, giá đất thị trường cao, yêu cầu đối với
công tác bảo đảm việc làm, đời sống cho người dân sau thu hồi đất khó khăn,
nên so với các địa phường khác công tác GPMB ở Hà Nội khó khăn và phức tạp
hơn nhiều.
Ví dụ như ở huyện Từ Liêm, là địa bàn có tốc độ đô thị hóa rất nhanh, tập
trung nhiều dự án phát triển kinh tế xã hội trọng điểm của Thủ đô. Hiện nay,
trên địa bàn huyện đang triển khai giải phóng mặt bằng 182 dự án, với tổng diện
tích 980 ha, liên quan đến 13.162 hộ dân. Trong đó chỉ có 1 dự án đã hoàn thành
giải phóng mặt bằng, 25 dự án cơ bản hoàn thành, 128 dự án đang triển khai và
28 dự án chưa đủ thủ tục. Theo đánh giá của lãnh đạo huyện, quá trình triển khai
nhiệm vụ giải phóng mặt bằng của các địa phương vẫn còn nhiều khó khăn,
phức tạp. Một số dự án triển khai rất chậm, gây bức xúc cho người dân. Điển
hình là dự án Thành phố giao lưu tại khu vực xã Cổ Nhuế, thị trấn Cầu Diễn
(quy mô 100 ha) do Tổng công ty Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư, triển khai
từ 10 năm nay song đến thời điểm này vẫn chưa hoàn thành dứt điểm việc bố trí
tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất. Nguyên nhân do chủ đầu tư khó khăn
về vốn dẫn đến chậm giải phóng mặt bằng còn do sự thay đổi chính sách pháp
luật về đất đai của Nhà nước cũng tác động đến tâm lý người dân, nhất là hướng
điều chỉnh giá thu hồi đất đền bù và tái định cư sát với giá thị trường, ngoài ra
quy hoạch phân khu trên địa bàn đến nay vẫn chưa được các cấp có thẩm quyền
phê duyệt, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án như lập quỹ đất đền bù tái
định cư giải phóng mặt bằng, đất giãn dân...
2. Ở Phú Thọ
Từ năm 2009 đến nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã thực hiện công tác thu
hồi đất giải phóng mặt bằng để xây dựng một số công trình giao thông như:
Đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Đường Hồ Chí Minh, cầu Hạ Hoà, cầu Ngọc
11
Tháp, Quốc lộ 32C kéo dài, Quốc lộ 32A, các tuyến đường tỉnh, đường huyện,
giao thông nông thôn...đã tạo bước chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
Nhìn chung, công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án xây dựng công
trình giao thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua đã đạt được kết
quả nhất định, giải quyết tốt mặt bằng cho các dự án về giao thông trên địa bàn,
việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã thực hiện theo đúng quy định được
người dân cơ bản chấp hành tốt chính sách của Nhà nước, tuy nhiên trong quá
trình thực hiện còn một số khó khăn, vướng mắc sau:
- Chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Nhà nước thay đổi
nhiều, theo hướng bồi thường ngày càng thoả đáng, giải quyết tốt hơn cho đời
sống, sản xuất của người có đất bị thu hồi, giá đất bồi thường điều chỉnh hàng
năm theo xu hướng tăng dần; Trong khi một số dự án giao thông còn chậm và
kéo dài do việc chấp hành chính sách của một số người dân còn hạn chế, việc
thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng không được thực hiện trong
cùng một thời điểm làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.
- Công tác giải phóng mặt bằng liên quan đến quyền lợi trực tiếp, thiết
thực của nhiều người dân, trình độ dân trí nhiều nơi còn hạn chế, chính sách bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư của Nhà nước còn thay đổi nhiều, trong khi công tác
tuyên truyền, quán triệt chủ trương chính sách nhiều nơi chưa tốt dẫn đến người
dân còn có cách hiểu khác nhau về chính sách của Nhà nước làm kéo dài thời
gian giải phóng mặt bằng, có nơi còn xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người,
gây mất trật tự trị an.
- Hầu hết các dự án giao thông lớn triển khai các khu tái định cư chậm,
cùng với công tác giải phóng mặt bằng của tuyến chính (do dự án của các bộ,
ngành triển khai xuống gấp, địa phương chưa chuẩn bị kịp) nên ảnh hưởng đến
tiến độ giải phóng mặt bằng. Một số dự án sau khi chi trả tiền bồi thường, chậm
triển khai nên người dân tái sử dụng phải giải toả lần 2 mất nhiều thời gian (như
đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai).
12
Nguyên nhân của tình trạng trên là do:
:
- Theo quy định của pháp luật đất đai, giá đất trên địa bàn tỉnh được xây
dựng điều chỉnh hàng năm tạo ra khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư nói chung, đặc biệt là các dự án có sử dụng diện tích đất lớn trong
khi công tác bồi thường cần sử dụng nhiều nhân công và thời gian nên gây khó
khăn trong quá trình chỉ đạo thực hiện. Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh ban hành
để bồi thường giải phóng mặt bằng có giá đất còn thấp hơn giá đất thị trường.
- Việc quản lý nhà nước về đất đai ở các địa phương từ những năm trước
đây còn chưa chặt chẽ, để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất, sử dụng đất không rõ
nguồn gốc, gây nhiều khó khăn cho việc xác định diện tích từng loại đất.
- Công tác giải phóng mặt bằng liên quan đến quyền lợi trực tiếp, thiết
thực của nhiều người dân, trình độ dân trí nhiều nơi còn có hạn, chính sách bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư của Nhà nước còn phức tạp, thay đổi nhiều, trong khi
công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương chính sách nhiều nơi chưa tốt dẫn
đến người dân còn có cách hiểu khác nhau về chính sách của Nhà nước làm kéo
dài thời gian giải phóng mặt bằng, có nơi còn xảy ra tình trạng khiếu kiện đông
người, gây mất trật tự trị an.
.
- Một số dự án về giao thông liên quan đến nhiều tỉnh khác nhau, trong
khi chính sách bồi thường của các tỉnh chưa đồng nhất, như: Giá đất, chính sách
hỗ trợ... dẫn đến người dân so sánh và có nhiều ý kiến với cơ quan nhà nước làm
kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng (dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào
Cai…).
- Chức năng tham mưu tổ chức thực hiện, thẩm định phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư có thay đổi (chuyển từ ngành Tài chính sang ngành
Tài nguyên và Môi trường), nhưng hầu hết cán bộ chuyên môn không chuyển
giao nên cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường phải đảm nhận thêm nhiệm
vụ, trong khi biên chế và tổ chức chưa tương xứng.
13
.
- Lực lượng cán bộ chuyên môn thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ, tái
định cư của các cấp, đặc biệt là cấp huyện, xã còn mỏng, chuyên môn nghiệp vụ
hạn chế, thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm nên làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến
độ công tác này.
2.2. Một số đề xuất giải pháp về chính sách BTGPMB ở Việt Nam hiện nay
2.2.1.Mục đích
- Xác định quỹ đất là tài sản quốc gia, là tài sản quý hiếm và không thể
để hoang hoá hay khai thác một cách kém hiệu quả;
- Thực hiện bồi thường phải đảm bảo: công bằng, công khai, thoả đáng;
- Tiến tới bồi thường theo giá thị trường;
- Cần thực hiện chính sách bồi thường nhất quán cho các đối tượng khác
nhau; đặc biệt là các đối tượng thuộc các khu vực giáp ranh giữa các tỉnh,
huyện.
- Tăng cường phân cấp cho địa phương trong việc thực hiện chính sách
bồi thường; phát huy vai trò, trách nhiệm của địa phương các cấp.
Có thể nói chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng của Việt Nam hiện
nay còn nhiều những bất cập, nếu đứng ở góc độ quản lý Nhà nước, doanh
nghiệp hay những người dân, cấp thiết đặt ra cần phải có những giải pháp và
hành động thiết thực để đảm bảo chính sách đó đáp ứng được nguyện vọng
không chỉ của người dân khi Nhà nước thu hồi đất mà còn giúp các nhà quản lý
hoạt động tốt. Từ những tồn tại, hạn chế trên, chúng tôi xin đề xuất một số giải
pháp, kiến nghị để hoàn thiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng tại
Việt Nam.
2.2.2.Giải pháp
a) Xây dựng dự án hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai; hoàn thiện công
khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
14
Trong thời gian qua, việc lập, thẩm định, xét duyệt, triển khai quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất và các loại quy hoạch có sử dụng đất nhìn chung còn nhiều
yếu kém. Nội dung các quy hoạch có sử dụng đất còn có mặt chồng chéo, thiếu
thống nhất; chất lượng quy hoạch chưa cao, trong nhiều trường hợp không hợp
lý, tính khả thi thấp. Tình trạng quy hoạch chung, không định ra thời hạn thực
hiện cụ thể, trong khi đó lại cấm đoán, hạn chế quyền của người sử dụng đất
hoặc bỏ bê việc xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ dân sinh trong khu
quy hoạch đang gây nên búc xúc tại nhiều địa phương.
+ Sớm xây dựng dự án hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai trên phạm vi
cả nước. Dự án "Hoàn thiện và hiện đại hoá hệ thống quản lý đất đai Việt Nam"
đang được các bộ, ngành liên quan tiến hành xây dựng và tìm kiếm nguồn lực
đầu tư. Đây là dự án đã được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện theo Chỉ
thị số 05/2004/CT-TTg ngày 9/2/2004 về thi hành Luật Đất đai năm 2003.
+ Công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Minh bạch trong quy hoạch đô thị
Việc công khai quy hoạch là điều hết sức cần thiết, đặc biệt đối với các
dự án có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và sinh hoạt của nhân dân; cần xem
trọng ý kiến người dân trong khu vực chỉnh trang, quy hoạch. Với tầm nhìn quy
hoạch, chỉnh trang đô thị với mục tiêu trong sáng, minh bạch thì chắc chắn
những cư dân của bất cứ địa phương nào cũng sẽ ủng hộ và sẵn sàng cùng với
Nhà nước thực hiện các dự án.
- Những thông tin về quy hoạch cần được công khai. Việc thiếu hướng
dẫn về cung cấp thông tin khiến người dân không tiếp cận được thông tin cần
thiết. Nhiều năm qua thông tin quy hoạch vẫn chỉ là thông tin một số người độc
quyền biết với nhau, do vậy dẫn đến tình trạng lợi dụng thông tin đó để phục vụ
mục đích riêng. Thông tin muốn cung cấp được cần phải có hướng dẫn, nhưng
thông tin không cần hướng dẫn mà các cơ quan công quyền vẫn bưng bít, không
chịu cung cấp cho dân. Như vậy, cần phải cung cấp thông tin quy hoạch một
cách công khai, đầy đủ, kịp thời đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người dân cũng
như các cơ quan quản lý Nhà nước.
15
- Xây dựng một mạng lưới cung cấp thông tin về quy hoạch. Việc xây
dựng mạng lưới cung cấp thông tin về quy hoạch giúp người dân chủ động thực
hiện các quyền làm chủ về đất đai, tài sản của mình, kèm theo đó nhân dân giám
sát, phát hiện những hành vi tiêu cực.
- Sau khi có quy hoạch sử dụng đất tổng thể và chi tiết thì cần phải có
công khai kế hoạch sử dụng đất theo thời gian để người dân yên tâm sử dụng,
canh tác (đặc biệt với đất nông nghiệp), tránh tình trạng người dân hoang mang,
bỏ hoang đất chờ thu hồi gây thiệt hại và lãng phí trong sử dụng đất.
b) Xây dựng giá bồi thường sát với giá thị trường trong điều kiện bình
thường
* Đối với đơn giá đất:
+ Nghị định 188/2004/NĐ-CP ra đời để việc quy định giá đất phù hợp với
tình hình thực tiễn và góp phần làm minh bạch thị trường, khắc phục tình trạng
bao cấp về giá đất, chống thất thu về giá trị quyền sử dụng đất.
Thực tế hiện nay việc xây dựng đơn giá đất chưa đáp ứng được biến động
của thị trường. Đa số ở các địa phương, giá đất còn chưa sát giá với giá chuyển
nhượng trên thị trường (thường là thấp hơn) và không kịp thay đổi (do thủ tục
hành chính) khi thị trường có biến động.
- Thứ nhất, là do đơn giá đất được sử dụng cho bảy mục đích như quy
định và ngay cùng lúc nó không thể đáp ứng được tất cả các mục đích một cách
trọn vẹn.
- Thứ hai, đất đai là bất động sản, là hàng hóa đặc biệt; giá đất cũng như
những hàng hóa khác rất nhạy cảm trước biến động của thị trường và giá đất có
xu hướng tăng lên trong tương lai. Vậy việc giá đất hầu như là cố định trong
năm hay thậm trí trong nhiều năm là điều không thực tế. Hơn nữa, nếu thực hiện
bồi thường theo giá thấp thì khi Nhà nước điều tiết các nguồn lợi từ đất (thông
qua việc thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu thuế sử dụng đất,
* Đối với các tài sản gắn liền với đất:
16
- Nhà, công trình xây dựng trên đất chịu tác động của đơn giá xây dựng
mới, đơn giá xây dựng chịu tác động của các biến động thị trường về giá nguyên
vật liệu, nhân công, …
+Việc xây dựng đơn giá cấu kiện tổng hợp thực hiện trong công tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng còn chưa được thực hiện kịp thời và chưa đáp ứng
được biến động giá cả thị trường, đặc biệt là xu hướng tăng và sự tăng giá đột
biến của một số loại nguyên vật liệu chính như: sắt, thép, xi măng, … Mới đây,
ngày 13 tháng 6 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số
99/2007/NĐ-CP “Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình”. Theo đó, chi
phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng
công trình và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây
dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế. Như vậy có
thể hiểu là chi phí đầu tư xây dựng cơ bản được xác định theo hướng linh động
theo giá thị trường, đó là một điều chỉnh phù hợp với thực tế trong điều kiện hội
nhập và cũng đáp ứng được tính thị trường của nền kinh tế.
Vì thế việc tính toán đơn giá xây dựng nhà, công trình xây dựng theo từng
giai đoạn và điều chỉnh kịp thời khi có biến động về giá các nguyên vật liệu là
hết sức cần thiết và đáp ứng được nguyện vọng của người dân bị thu hồi, giải
toả.
- Đối với cây trồng thì hàng năm hoặc từng vụ, căn cứ vào tình hình biến
động giá nông sản, thực phẩm mà điều chỉnh đơn giá bồi thường về cây trồng
cho kịp thời.
Chẳng hạn trên địa bàn Lâm Đồng việc xây dựng đơn giá bồi thường cây
trồng như hiện nay cũng chưa đáp ứng được thay đổi của thị trường cũng như
không thỏa mãn yêu cầu chính đáng của người dân. Việc đơn giá sản phẩm cà
phê thay đổi nhanh chóng trong khoảng thời gian một năm trở lại đây từ 15.000
đồng/kg lên đến trên 30.000 đồng/kg cà phê nhân đã làm người dân có hy vọng
trở lại và tăng cường đầu tư chăm sóc để tăng năng suất, sản lượng. Vì vậy, nếu
đơn giá bồi thường cây cà phê cũng như các cây trồng khác (đặc biệt các loại
cây công nghiệp) không kịp điều chỉnh khi đơn giá sản phẩm của nó tăng lên thì
17
đây cũng là rào cản và là hạn chế của chính cơ quan tham mưu dẫn tới việc thu
hồi đất gặp khó khăn.
* Đối với các chính sách hỗ trợ
Tương tự như giá đất và giá cây trồng, khi đơn giá các hàng hóa tiêu dùng
thay đổi hoặc đồng tiền bị mất giá, chỉ số lạm phát, chỉ số giá tăng cao thì cũng
cần phải điều chỉnh các khoản chi phí hỗ trợ cho kịp thời, phù hợp với sự thay
đổi giá cả nói chung.
c) Áp dụng nguyên tắc tự thỏa thuận giá bồi thường đối với các dự án thu
hồi đất
Đối với các dự án sản xuất, kinh doanh (không phải là dự án đầu tư lớn
theo quy định của Chính phủ) phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét
duyệt thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận
góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân
mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất.
Nguyên tắc này cần được quy định cụ thể, chặt chẽ hơn cả về phía Nhà
nước (hay chủ dự án) và người bị thu hồi đất. Cần thiết có sự trưng cầu thẩm
định giá làm cơ sở thoả thuận và chi phối các bên; nếu một trong hai bên không
đồng ý với kết quả đã thẩm định thì có thể yêu cầu đơn vị khác tư vấn, thẩm
định lại giá và phải chịu trách nhiệm về chi phí, thiệt hại nếu có.
d) Đẩy mạnh bố trí tái định cư, tăng cường các chính sách hỗ trợ đối với
hộ gia đình bị thu hồi giải tỏa.
Việc bố trí tái định cư, tái định canh cũng như các chính sách hỗ trợ đối
với các hộ gia đình bị thu hồi giải tỏa còn chưa thực hiện kịp thời, hiện tượng
người lao động (đặc biệt những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, hoặc có
mặt bằng kinh doanh) sau khi bị thu hồi đất thì rơi vào cảnh khó khăn còn diễn
ra ở hầu hết các dự án. Do không chuẩn bị chu đáo chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
các địa phương nằm trong vùng dự án đã xuất hiện tái nghèo. Một mặt, là vì
đang ổn định cuộc sống, kinh doanh; mặt khác, khi có sự thay đổi lớn thì tâm lý
người dân không ổn định, không thích ứng kịp thời những thay đổi đó hoặc có
sự sa đà, buông thả khi nhận được một số tiền đền bù lớn, từ đó không chịu làm
18
ăn mà chi tiêu hoang phí dẫn đến xa cơ thất thế, lúc này thì tiền cũng hết mà đất
cũng không còn.
Nhằm hạn chế những điểm yếu này thì chúng ta cần đẩy mạnh bố trí tái
định cư, tăng cường các chính sách hỗ trợ đối với hộ gia đình bị thu hồi giải tỏa.
- Các địa phương cần phải có những giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, đặc biệt đối với các hộ trong diện thu hồi, giải tỏa nhằm vận động họ,
tạo công ăn việc làm và hướng cho họ cách sử dụng đồng tiền bồi thường nhận
được thành đồng vốn hữu ích.
- Các địa phương cần tạo nguồn vốn riêng để chuẩn bị trước quỹ đất, quỹ
nhà tái định cư, đáp ứng kịp thời nhu cầu giải phóng mặt bằng, xây dựng các
công trình trên địa bàn. Theo quy định tại Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính
phủ thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm
bàn giao nhà ở hoặc đất ở và giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất ở, quyền sở
hữu nhà ở cho người được bố trí tái định cư trước khi giải phóng mặt bằng.
Trong trường hợp có thoả thuận giữa tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng và người được bố trí tái định cư về việc nhận nhà ở, đất ở tái
định cư sau khi giải phóng mặt bằng thì thực hiện theo văn bản thoả thuận có
chữ ký của cả hai bên. Thực tế hiện nay nhiều điểm tái định cư đã được phê
duyệt nhưng tính khả thi chưa cao, vì thực tế trên khu được quy hoạch còn thiếu
nguồn nước, thiếu đất sản xuất so với bản quy hoạch đã được phê duyệt... Ðó là
chưa kể không ít trường hợp việc xây dựng khu tái định cư cũng bị vướng thủ
tục hoặc mặt bằng, phải mất nhiều thời gian chờ đợi. Các dự án loại này phải
tiến hành điều tra xã hội học rất cẩn thận để nắm vững nhu cầu, phong tục tập
quán, phương thức kiếm sống và thực trạng cuộc sống và thu nhập của người
dân, tránh lấy ý kiến của dân một cách hình thức và cách làm thiếu trách nhiệm
hoặc phô trương, xa rời thực tế. Bố trí tái định cư phải phù hợp mục đích, đối
tượng yêu cầu tái định cư; tránh hiện tượng như việc bố trí các hộ dân di dời
thuỷ điện Sơn La vào địa điểm bố trí tái định cư xa khu vực sản xuất nông
nghiệp, không phù hợp với đời sống của người dân vốn quen với việc đồng áng;
19
các căn nhà tái định cư giống nhau đến mức họ thường đi lộn nhà nên các hộ
dân đã tự ý bỏ nơi tái định cư và tái chiếm nơi ở cũ.
- Kết hợp, đẩy mạnh bố trí tái định canh đặc biệt với người dân vùng sản
xuất nông nghiệp. Người dân vùng sản xuất nông nghiệp có sản phẩm chính từ
cây trồng, việc thay đổi công việc cũng như tập quán sản xuất vốn đã gắn chặt
với cuộc sống của họ sẽ làm họ gặp khó khăn. Đặc biệt đối với những lao động
lớn tuổi ở nông thôn thì việc thay đổi nghề nghiệp lại càng không dễ. Vì thế bố
trí táđịnh canh để họ tiếp tục công việc sản xuất nông nghiệp ở một nơi mới là
biện pháp cần được ưu tiên xem xét.
- Tăng cường công tác hướng nghiệp, tạo việc làm cho các lao động trong
khu vực thu hồi giải tỏa, đặc biệt các đối tượng bị thu hồi tư liệu sản xuất chính
đó là đất đai.
- Những chính sách hỗ trợ khác cần được phát huy như: cho vay vốn kinh
doanh, hỗ trợ học sinh, sinh viên là con em của các hộ bị thu hồi giải tỏa về học
phí cũng như các chính sách khuyến khích, động viên khác.
e) Phát triển thị trường nhà đất, khuyến khích người dân đầu tư góp vốn
bằng quyền sử dụng đất vào các dự án đầu tư
- Phát triển thị trường nhà, đất; các hoạt động kinh doanh bất động sản
buộc phải thông qua sàn giao dịch như mục tiêu quan trọng mà Luật Kinh doanh
bất động sản hướng tới. Hoạt động này nhằm tạo lập một hệ thống thông tin về
bất động sản minh bạch, chính xác, có trách nhiệm, nhằm hạn chế các rủi ro liên
quan đến giao dịch bất động sản, đảm bảo quyền lợi cho cả người bán và người
mua. Tuy nhiên, quy định này chỉ bắt buộc đối với các doanh nghiệp kinh doanh
bất động sản, nhưng các giao dịch cá nhân với mục đích mua bán để sử dụng
cũng được khuyến khích thực hiện thông qua sàn giao dịch, để tránh tình trạng
đầu cơ, kích cầu ảo làm cho thị trường nhà đất "nóng lạnh" bất thường như thời
gian vừa qua.
+ Khuyến khích người dân đầu tư góp vốn bằng quyền sử dụng đất, từ đó
khiến họ thực hiện bàn giao mặt bằng như là một thương vụ làm ăn với đối tác
đầu tư. Thông qua đó, người dân có cơ hội đầu tư đồng vốn của mình vào hoạt
20
động kinh doanh ngay tại nơi mình đã từng sinh sống, tạo điều kiệnchuyển dịch
cơ cấu kinh tế, giúp bảo toàn và phát huy được đồng vốn của người dân.
f) Các giải pháp hỗ trợ
Đề nghị Bộ TN-MT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu
hướng dẫn cho UBND các tỉnh ban hành các quyết định cụ thể về chính sách bồi
thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất cho mỗi tỉnh. Sửa đổi một số
điều của nghị định cho phù hợp với thực tiễn của mỗi tỉnh, về các vấn đề thu
tiền sử dụng đất, như là: Điều kiện để được bồi thường về đất; bồi thường, hỗ
trợ đối với đất ở; giao đất TĐC; đơn giá đất giao đất TĐC và thu tiền sử dụng
đất TĐC, giá trị hỗ trợ, thưởng... cho phù hợp với mức trượt giá, như hỗ trợ di
chuyển nhà ở, di chuyển tài sản và thuê nhà ở; thưởng để đẩy nhanh tiến độ
GPMB...
* Quản lý Nhà nước
Tiến hành thành lập Ban quản lý GPMB và Trung tâm Phát triển quỹ đất
trực thuộc UBND tỉnh để thực hiện công tác bồi thường, GPMB các dự án quan
trọng của tỉnh, trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Phát triển quỹ đất (thuộc Sở TNMT) và bộ phận bồi thường, GPMB của Ban quản lý Dự án giao thông (thuộc
Sở GT-VT). Đồng thời cũng yêu cầu Ban quản lý Khu kinh tế, UBND các tỉnh,
huyện, thị xã, thành phố kiện toàn lại tổ chức làm công tác bồi thường, GPMB.
- Cần nghiên cứu để ban hành một cơ chế, chính sách đặc thù trong bồi
thường giải phóng mặt bằng, đặc biệt phải mềm dẻo, linh hoạt để các địa
phương từ đó vận dụng để giải quyết kịp thời các vướng mắc. Vì thực tế công
tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng xảy ra ở từng địa phương mà
mỗi địa phương thì có thể có những yếu tố văn hóa, xã hội, tập tục riêng nên
việc áp dụng cái chung ở đây sẽ gây nhiều khó khăn trở ngại.
- Thực hiện thống nhất một cơ quan phê duyệt phương án bồi thường giải
phóng mặt bằng đối với từng dự án cụ thể, tránh tình trạng cùng một dự án bồi
thường giải phóng mặt bằng nhưng mỗi địa phương trong tỉnh hoặc 2 tỉnh tiếp
giáp nhau có những cách áp dụng chính sách khác nhau, tạo sự không thống
nhất, không đồng đều giữa các hộ dân bị thu hồi, giải toả.
21
- Thực hiện nghiêm quy định của Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định
197/2004/NĐ-CP, Nghị định 84/2007/NĐ-CP, đặc biệt chính quyền địa phương
cần chỉnh đốn, đẩy mạnh quản lý về tài chính đất đai đặc biệt là việc kiểm soát
chuyển nhượng và thu thuế thu nhập, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên
thực tế; đẩy mạnh quản lý các nguồn thu, chi qua tài khoản, đánh thuế sở hữu tài
sản, đặc biệt tài sản được hình thành từ những nguồn tiền không có nguồn gốc
rõ rệt và cần thực hiện nghiêm các chế tài đối với các hành vi không trung thực
trong chuyển quyền sử dụng đất. Việc tăng cường công tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất để đưa vào quản lý một cách thống nhất và khoa học cũng
cần được tiến hành song song.
* Quản lý của chính quyền địa phương
Việc thực thi pháp luật về đất đai hay công tác bồi thường, GPMB và hỗ
trợ TĐC không phải là “việc riêng” của tổ chức chuyên làm công tác bồi
thường, mà cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban, ngành, cấp ủy, chính
quyền địa phương, nhất là của chính quyền cấp xã trong việc xác nhận nguồn
gốc đất đai.
- Chính quyền địa phương cần có trách nhiệm hơn nữa và gắn chặt trách
nhiệm của mình đối với người dân trong khu vực dự án, bị thu hồi đất.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt
chủ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác bồi thường giải
phóng mặt bằng. Nêu tấm gương sáng về hiến đất xây dựng các công trình phúc
lợi tập thể như: hiến đất làm trường học, nhà văn hóa cộng đồng
- Chủ dự án và các cơ quan chức năng có liên quan cần trả lời và giải
quyết kịp thời các kiến nghị của các hộ gia đình trong diện bồi thường giải
phóng mặt bằng.
- Thực hiện quyết liệt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, kiên
quyết xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật làm chậm tiến độ bồi thường giải
phóng mặt bằng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đặc biệt là giám sát của nhân
dân đối với các hoạt động có liên quan đến đất đai, tài chính đất đai, cần công
22
khai minh bạch về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất ở địa phương để nhân dân
giám sát qua đó hạn chế tối đa sự tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực đất đai.
- Nghiêm trị các hành vi tiêu cực trong bồi thường giải phóng mặt bằng.
Nhiều trường hợp bồi thường có dấu hiệu tiêu cực đã bị người dân và các cơ
quan chức năng phát hiện.
- Giá thấp, trở thành giá bao cấp tồn tại song song với giá thị trường đã
đẩy thị trường vào tình trạng hoạt động không minh bạch, cơ chế “xin cho”,
những tiêu cực, lãng phí trong sử dụng đất đai vẫn còn tồn tại … Điều đó đòi hỏi
phải được khắc phục.
- Địa phương cũng cần có sự hợp tác chặt chẽ với nhà đầu tư, đánh giá
phương án giải phóng mặt bằng trên cơ sở thực tế giúp nhà đầu tư sớm
hoànthiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tránh tình trạng người dân
viện cớ thỏa thuận về giá để ép nhà đầu tư.
g) Tăng cường công tác tư vấn, thẩm định giá của các Công ty, Trung tâm
Thẩm định giá
Thực hiện tốt công tác tư vấn, thẩm định giá sẽ đem lại :
- Thứ nhất: sẽ làm tăng số lượng giao dịch, chuyển bất động sản thành
hàng hoá trên thị trường; từ hoạt động thẩm định giá, việc tư vấn - đặc biệt là tư
vấn về giá đất sẽ diễn ra thông thoáng với nhiều thành phần kinh tế tham gia,
cạnh tranh bình đẳng sẽ giúp đảm bảo lợi ích của các bên tham gia thị trường.
Tư vấn giá đất sẽ giúp thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước như:
cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê các doanh nghiệp nhà nước được thuận lợi và
trung thực hơn.
- Thứ hai: thẩm định giá và tư vấn về giá đất có tác dụng làm công khai,
minh bạch về giá đất; đảm bảo thông tin đến người có nhu cần là chính xác và
khách quan. Cơ quan thẩm định và tư vấn về giá đất có khả năng tiếp cận dễ
dàng với mọi đối tượng.
- Thứ ba: các hoạt động này sẽ giúp nhà nước hoàn thiện các hoạt động
quản lý nhà nước nói chung và quản lý thị trường bất động sản nói riêng.
23
III. KẾT LUẬN
Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư là công
việc khó khăn, phức tạp, nhưng đã được các cấp, ngành, Hội bồi thường, hỗ trợ,
GPMB và tái định cư của địa phương thực hiện một cách cẩn thận, tỷ mỷ, phù
hợp với các quy định hiện hành; tuy vậy vẫn còn một số điểm chưa thể hiện hết
được tính hợp lý để áp dụng trong công tác bồi thường cho phù hợp do: công tác
quản lý đất đai, quản lý quy hoạch địa phương còn yếu kém; hồ sơ địa chính
không đầy đủ, không quản lý biến động thường xuyên theo quy định; việc cấp
mới và cấp đổi GCN quyền sử dụng đất chưa kịp thời; công tác thanh tra, kiểm
tra, giải quyết khiếu nại tố cáo của nhân dân còn hạn chế, ... những bất cập vẫn
chưa được giải quyết triệt để; tỷ lệ hộ nghèo hậu giải phóng mặt bằng ở một số
địa phương có xu hướng tăng lên, việc người dân chưa được bồi thường thoả
đáng vẫn đang khiếu kiện kéo dài làm họ mất tập trung ổn định cuộc sống, gây
mất ổn định chính trị, xã hội và dẫn đến tệ nạn tại các khu vực giải toả có xu
hướng tăng theo.
Trước hết phải khẳng định sẽ không thể chấm dứt hoàn toàn việc tranh chấp
đất đai, khiếu nại tố cáo có liên quan đến đất đai cũng như bồi thường, giải
phóng mặt bằng vì các quan hệ xã hội thường xuyên thay đổi, phát sinh theo
từng giai đoạn lịch sử. Tuy vậy, để giảm thiểu hay giải quyết các tranh chấp đất
đai đang có một cách dứt điểm rất cần sự chung tay của các cấp chính quyền từ
địa phương đến Trung ương, sự phối hợp đồng bộ trong rất nhiều các khâu, các
hạng mục trực tiếp từ các tồn tại trên cần đúc rút ra một số kinh nghiệm cũng
như các giải pháp tận gốc mới giải quyết ổn thỏa và giảm được tranh chấp, khiếu
24
nại, tố cáo. Công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB và tái định cư trong thời gian tới
phải triển khai thuận lợi, kịp thời, đúng chính sách, pháp luật, đảm bảo hài hòa
các lợi ích của người bị thu hồi đất, Nhà nước và chủ đầu tư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Phạm Phương Nam, 2011, Bài giảng Bồi thường giải phóng mặt
bằng.
2. Quyết định số 108/2009/QĐ – UBND, ngày 29/09/2009 của TP. Hà Nội
về việc Ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Báo cáo tổng kết về bồi thường giải phóng mặt bằng của tp Hà Nội và
tỉnh Phú Thọ năm 2012.
25