Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống ổi trồng tại đại học nông nghiệp hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 54 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CTBK52

Nguyễn Thùy Dung -

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây ăn quả là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng,
đặc biệt là giàu vitamin, nhất là các vitamin A, vitamin C rất cần thiết cho cơ
thể con người. Hoa quả tươi là một món ăn rất có ích nó không chỉ cung cấp
chất khoáng và nhiều loại vitamin khác nhau, hoa quả còn có tác dụng rất tốt
trong việc tiêu hóa thực phẩm.
Cây ăn quả được coi là một ngành kinh tế quan trọng, thúc đẩy sự phát
triển ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế xã hội nói chung. Sự điều
phối thị trường mua bán hoa quả cả sản phẩm tươi cũng như sản phẩm chế
biến, tạo nên sự giao lưu hàng hóa ngày càng rộng rãi và trở thành một nhân
tố kích thích cho sự phát triển cây ăn quả trên phạm vi toàn thế giới.
Ở Việt Nam, sau khi vấn đề lương thực được giải quyết một cách cơ
bản thì nhu cầu trái cây tươi ngày càng một gia tăng. Sự giao lưu hàng hóa
trái cây giũa các vùng miền trong cả nước diễn ra khá sôi động. tạo ra một thị
trường trái cây phong phú và đa dạng.
Ngày nay đời sống được nâng lên đồng nghĩa với việc nhu cầu trái cây
đang có xu hướng ngày càng tăng đứng trước điều đó nhà nước ta nhận thấy
được tầm quan trọng của ngành cây ăn trái đối với nền kinh tế.
Trồng cây ăn quả ở nước ta đã có từ rất lău đời, do đó mà dân ta đã có
kinh nghiệm quý báu được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này
sang thế hệ khác, nó là một bộ phận quan trọng tất yếu của sản xuất nông
nghiệp ở hầu hết các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Phát triển cây ăn quả là một giải pháp tốt cho việc giải quyết các vấn đề kinh
tế xã hội, phát triển sản xuất một cách lâu dài ổn định, phù hợp với nền nông
nghiệp thủ đô.



Khoa Nông học

1

Trường ĐHNN Hà Nội


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CTBK52

Nguyễn Thùy Dung -

Trong cuộc sống hàng ngày, các loại hoa quả vừa được dùng làm sản
phẩm tươi với nhiều dinh dưỡng quý giá, đồng thời một số loại quả còn làm
nguồn dược liệu quý. Ngoài ra trồng cây ăn quả còn có tác dụng to lớn trong
việc bảo vệ môi trường sinh thái trong sạch, làm rừng phòng hộ và làm đẹp
cảnh quan.
Quả ổi có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao: vitamin A, vitamin C,
vitamin B1, pectin… lại có vị ngọt, mát,đậm đà nên được nhiều người ưa
thích. Ngoài ra các bộ phận khác của cây ổi như: búp non, lá non, vỏ rễ, vỏ
thân đều được dùng làm thuốc.
Cây ổi dễ trồng, lại cho năng suất cao nên trồng ổi mang lại hiệu quả
kinh tế khá lớn. Cây ổi đang được nhiều người quan tâm với khả năng thích
ứng rộng, là cần thiết để đưa vào sản xuất ở ĐBSH.
Từ đó, chúng tôi nghiên cứu “Khả năng sinh trưởng phát triển và
năng suất của một số giống ổi trồng tại ĐHNNHN”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của một só giống ổi trồng tại

Gia Lâm- HN nhằm chọn lọc giống thích ứng cho phát triển cây ăn quả vùng
đồng bằng sông hồng.
1.2.2 Yêu cầu
-Theo dõi, đánh giá hình thái: than, cành, lá của một số giống ổi
-Theo dõi , đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển về khả năng ra lộc cành.
-Khảo sát sự phân bố quả trên cành
-Theo dõi, đánh giá về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của
một số giống ổi.

Khoa Nông học

2

Trường ĐHNN Hà Nội


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CTBK52

Nguyễn Thùy Dung -

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là dẫn liệu khoa học về kỹ thuật trồng và
chăm sóc cho cây ổi, là tài liệu tham khảo và nghiên cứu về một số giống ổi.
Đóng góp vào việc mở ra triển vọng phát triển nông nghiệp bằng các
biện pháp kỹ thậu thâm canh tiên tiến hiện đại.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho các
địa phương, doanh nghiệp, hộ gia đình khi sản xuất một số giống ổi, nhờ áp

dụng quy trình kỹ thuật tác dộng hợp lý để góp phần nâng cao chất lượng quả,
từ đó tăng thu nhập cho người trồng cây ăn quả.
Những kết quả này sẽ giúp các nhà nghiên cứu và cán bộ kỹ thuật đề ra
biện pháp canh tác phù hợp, góp phần hoàn thiện quy trình trồng ổi chất
lượng cao, thúc đẩy sự phát triển sản xuất một số giống ổi và ngành sản xuất
cây ăn quả ở Việt Nam nói chung.

Khoa Nông học

3

Trường ĐHNN Hà Nội


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CTBK52

Nguyễn Thùy Dung -

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc, phân bố của cây ổi
Cây ổi còn được gọi là phan thạch lựu, tên khoa học Psidium guyjava
L., thuộc họ Sim.
Ổi được xem là có nguồn gốc tại Peru và Brazil (hiện vẫn là nơi trồng
nhiều ổi nhất thế giới), sau đó trở thành cây thương mại quan trọng tại
Hawaii, Úc, Ấn Độ, Mexico và các nước Đông Nam Á. Tại Mỹ, ổi được trồng
nhiều nhất tại các tiểu bang Florida và California.
Ổi đã được thuần hóa tại Peru từ hàng ngàn năm trước. Các khai quật
khảo cổ tại các cổ mộ đã tìm thấy hạt ổi tồn trữ chung với hạt đậu, bắp và bầu
bí. Tại vùng Amazon, ổi được chim và khỉ mang hạt đi khắp nơi, tạo những

rừng ổi, có những bụi cao đến 20m (trong khi ổi trồng, chỉ ở mức 10 m cao)
Người châu Âu biết đến ổi khi họ đặt chân đến Haiti và dùng ngay tên gọi của
dân Haiti để chỉ trái cây ngon ngọt này. Các thủy thủ Tây Ban Nha và Bồ
Đào Nha đã đem cây đi khắp nơi. Ổi chỉ đến Hawaii vào đầu thế kỷ 18 và sau
đó đến các hải đảo trong Thái Bình Dương.
Có khoảng 100 loài khác nhau, mọc thành bụi hay tiểu mộc. Loài
được trồng rộng rãi nhất là P. guajava. Ngoài ra loài P. guineense (ổi
Brazil) được cho lai tạo với P. guajava để cho loài ổi có khả năng chịu
đựng thời tiết lạnh, cho trái tuy nhỏ nhưng lại nhiều hơn. Một số loài đáng
chú ý như P.littorale var.littorale (yellow strawberry guava) cho trái tương
đối lớn, ngọt, vàng; loài P.littorale var. longipes (red strawberry guava) cho
trái màu đỏ tím, có vị dâu tây.
Một số chủng được trồng tại Hoa Kỳ như:
- ‘Beaumont’: gốc từ Oahu (Hawaii) quả tròn, to, thịt màu hồng nhạt, vị
hơi chua.

Khoa Nông học

4

Trường ĐHNN Hà Nội


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CTBK52

Nguyễn Thùy Dung -

- ‘Red Indian’, gốc từ Florida-1945: quả vàng nhạt, rất thơm, thịt hồng
nhạt khá ngọt.

Một số chủng khác, được đưa từ các nước nhiệt đới vào Hoa Kỳ như;
- ‘Hong Kong Pink’: Trái cỡ trung bình, thịt màu hồng nhạt.
- ‘Indonesian Seedless’: Trái to, nhiều nước, thịt trắng, chắc khá ngon,
ít hột, là ổi xá lị tại Việt Nam.
Ngoài những giống ổi trồng lấy quả ăn, làm mứt hay nước giải khát còn
có những giống đặc biệt trồng làm cây cảnh như ổi tàu hay ổi lùn Psidium
pumila, cũng có nguồn gốc từ Trung Mỹ, thuộc loại tiểu mộc.
2.2 Đặc điểm thực vật học và điều kiện sinh thái của cây ổi
Ổi là mộ loại cây nhỡ, cao từ 3 đến 6 mét, cao nhiều nhất 10m, đường
kính thân tối đa 30cm. Những giống mới còn nhỏ và lùn hơn nữa.
Lá mọc đối, hình bầu dục, có cuống ngắn, phiến lá có lông mịn ở mặt dưới.
Thân chắc, khỏe, ngắn vì phân cành sớm. Thân nhẵn nhụi rất ít bị sâu đục, vỏ
già có thể tróc ra từng mảng, phía dưới lại có một lượt vỏ mới cũng nhẵn,
màu xám, hơi xanh. Cành non 4 cạnh, khi già mới tròn dần.
Hoa lưỡng tính, bầu hạ, mọc từng chùm 2, 3 chiếc, ít khi ở đầu cành mà
thường ở nách lá, cánh 5, màu trắng, nhiều nhị vàng, hạt phấn nhỏ rất nhiều,
phôi cũng nhiều. Ngoại hoa thụ phấn dễ dàng nhưng cũng có thể tự thụ phấn.
Quả mọng, có phần vỏ quả dày ở phần ngoài. Quả to từ 4 – 5g đến 500
– 700 g gần tròn, dài thuôn hoặc hình chữ lê. Hạt nhiều, trộn giữa một khối
thịt quả màu trắng, hồng, đỏ vàng. Từ khi thụ phấn đến khi quả chín khoảng
100 ngày.
Cây ổi lá xanh quanh năm, không chịu được rét, độ nhiệt -20C cả cây
lớn cũng chết.
Ngược lại ổi chịu đựng dễ dàng những độ nhiệt cao ở các sa mạc nếu
đủ nước. Độ nhiệt thấp ví dụ dưới 18 – 200C quả bé, phát triển chậm chất
lượng kém.

Khoa Nông học

5


Trường ĐHNN Hà Nội


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CTBK52

Nguyễn Thùy Dung -

Ổi thích khí hậu ẩm, nếu lượng mưa hàng năm 1.500 – 4.000 mm phân
bố tương đối đều thì không phải tưới. Bộ rễ của ổi thích nghi tốt với sự thay
đổi đột ngột độ ẩm trong đất. Nếu trời hạn, mực nước ngầm thấp, ổi có khả
năng phát triển nhanh một số rễ thẳng đứng ăn sâu xuống đất tận 3 – 4 m và
hơn. Nếu mưa nhiều, mực nước dâng cao ổi đâm nhiều rễ ăn trở lại mặt đất do
đó không bị ngạt.. Thậm chí bị ngập hẳn vài ngày ổi cũng không chết. Có thể
lợi dụng đặc điểm này chủ động điều khiển mạch nước ngầm bằng phương
pháp tưới tiêu để cho rễ ăn nông ở lớp đất mặt nhiều màu mỡ.
Ổi trồng được ở nhiều loại đất, pH thích hợp từ 4,5 đến 8,2. Tất nhiên
muốn đạt sản lượng cao chất lượng tốt phải chọn đất tốt, sâu và phải bón phân
đủ và hợp lý.
Ổi không sợ gió nhưng giống quả to lá to khi bị bão bị rách lá, sẽ rụng
quả. Vậy nên chọn chỗ khuất gió hoặc trồng hàng rào chắn gió.
2.3 Vai trò của cây ổi
Giá trị dinh dưỡng của quả ối khá cao.
Quả ổi chín để ăn tươi, làm đồ hộp, nước ổi, mứt ổi… quả non, búp ổi,
vỏ thân và rễ có nhiều vitamin dùng làm thuốc chữa bệnh ỉa chảy và kiết lỵ.
100 gram phần ăn được của quả chứa:
- Calories 36-50 cal
- Chất đạm 0.9-1.0 g
- Chất béo 0.1-0.5 g

- Chất sơ 2.8-5.5 g
- Calcium 9.1- 17 mg
- Sắt 0.30-0.70 mg
- Magnesium 10-25 mg
- Phosphorus 17.8 -30 mg
- Potassium 284 mg
- Sodium 3 mg

Khoa Nông học

6

Trường ĐHNN Hà Nội


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CTBK52

Nguyễn Thùy Dung -

- Kẽm 0.230 mg
- Đồng 0.103 mg
- Manganese 0.144 mg
- Beta Carotene (A) 200-792 IU
- Thiamine (B1) 0.046 mg
- Riboflavine (B2) 0.03-0.04 mg
- Niacin 0.6-1.068 mg
- Pantothenic acid 0.150 mg
- Pyridoxine 0.143 mg
- Ascorbic acid (C) 100-500 mg.

Quả ổi được xem như một trái cây bổ dưỡng, nguồn cung cấp các
vitamin A và C (tùy giống 100 gram có thể cho đến 1 gram Vitamin C), đa số
vitamin tập trung trong phần thịt sát với lớp vỏ mỏng bên ngoài quả. Ổi được
dùng ăn sống hay chế tạo thành bánh nhão (custard), kem và nước giải khát,
thạch jelly. Tại vùng Châu Mỹ Latin có món tráng miệng thông dụng Cascos
de guayaba làm bằng trái ổi, bổ đôi, bỏ ruột, nấu chín trộn chung với cream
cheese.
Cây ổi là loại cây ăn quả quen thuộc, cây ổi có thể trồng xen với các
cây trồng khác để giúp hạn chế một số bệnh trên cây trồng. Hơn nữa, cây ổi
đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng cây.

Khoa Nông học

7

Trường ĐHNN Hà Nội


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CTBK52

Nguyễn Thùy Dung -

Bảng 2.1 Hiệu quả kinh tế của một số cây ăn quả
so với cây thực phẩm ở Ấn Độ
Cây trồng

Hiệu quả kinh tế

Năm lấy số liệu


(thu trừ chi)
Giống

rupi

Lúa

1844

1978-1979

Ngô

341

1975-1976

Đậu

526

1978-1979

Khoai tây

1581

1979-1980


Xoài

11326

1983-1984

Cam

9529

1983-1984

ổi

6132

1983-1984

táo bom

11326

1983-1984
( Nguồn: Trồng cây ăn quả ở Việt Nam)

2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ổi trên Thế Giới và Việt Nam
Ổi là một loại thực vật khỏe, có thể thích nghi với các điều kiện khí hậu
từ ẩm đến khô, ngoài ra chúng còn có khả năng sinh trưởng và phát triển ở
những vùng lạnh và có tuyết rơi. Vì vậy, sản lượng ổi là rất lớn và được trồng
ở rất nhiều nước trên Thế Giới.

. Ấn Độ. Ổi được trồng phổ biến với diện tích khoảng 1,5 triệu ha và
hàng năm cho sản lượng khoảng 1,8 triệu tấn.
. Hawaii. Đây là nơi trồng ổi lớn nhất thế giới. Năm 1996, sản lượng
thu hoạch đạt 7 triệu tấn, năm 1999 sản lượng đạt 4,8 triệu tấn. Năm 2000,
sản lượng có sự gia tăng đáng kể, tăng 48,6% so với năm 1999 và đạt 7,2 triệu
tấn. Phần lớn lượng ổi thu hoạch được dùng cho chế biến và chỉ một lượng
nhỏ được dùng để ăn tươi.

Khoa Nông học

8

Trường ĐHNN Hà Nội


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CTBK52

Nguyễn Thùy Dung -

. Malaysia. Đây là một trong những nước sản xuất ổi lớn nhất trên thế
giới. Năm 1990, sản lượng ổi của Malaysia chỉ đạt 25.200 tấn, nhưng đến
năm 1995 sản lượng thu hoạch là 79.500 tấn/năm.
Ở Việt Nam, hiện nay ổi đang được trồng và phát triển thành một cây
mang tính chất thương mại. Tại Miền Bắc, ổi được trồng tập trung tại các
vùng Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Hà của tỉnh Hải Dương, Chương Mỹ, Quốc Oai,
Hoài Đức của Hà Tây và Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội.
Các tỉnh phía Nam phát triển giống ổi quả to, nhiều thịt, thơm nhẹ và
được trồng tập trung thành vườn lớn ở Miền Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông
Cửu Long.

Giống như một số loại quả nhiệt đới, ổi có thể chế biến thành một số
sản phẩm:
. Nước ổi trong: Tuỳ thuộc vào từng giống ổi mà sản phẩm có màu sắc
từ trắng trong hoăc hồng và vàng với hương vị hấp dẫn, đặc trưng cuả ổi.
. Necta ổi: Được chế biến từ pure hoặc quả tươi, hàm lượng thịt quả
của sản phẩm từ 25 - 50%. Sản phẩm có trạng thái lỏng, hơi sánh, hương vị
hấp dẫn đặc trưng.
. Nước ổi cô đặc: Sản phẩm được chế biến bằng cách cô đặc nước quả
tự nhiên với hàm lượng chất khô đạt 40 - 45%.
Hiện nay, tình hình sản xuất nước ổi rất sôi động. Trên thế giới, các sản
phẩm nước quả từ ổi đã được sản xuất nhiều nhưng chủ yếu là nước ổi cô đặc,
tiếp đến là các sản phẩm đóng hộp khác. Chúng là một trong những mặt hàng
chế biến từ ổi được các thị trường lớn như Mỹ, Canada, Anh...ưa chuộng. Ở
Việt Nam, quả ổi đang được chế biến thành nước quả và đã có một số nhà
máy chế biến như Nhà máy xuất khẩu Đồng Giao, Công ty sữa
Vinamilk...nhưng công suất còn hạn chế. Các sản phẩm được sản xuất hiện có
trên thị trường chủ yếu ở dạng Necta và được chế biến từ pure nhập khẩu của
nước ngoài.

Khoa Nông học

9

Trường ĐHNN Hà Nội


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CTBK52

Nguyễn Thùy Dung -


Sản xuất nước quả không những đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao
của thị trường mà còn góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng. Việt Nam có
một điều kiện sinh thái rất đa dạng và phong phú nên có tiềm năng phát triển
về cây ăn quả trong đó có quả ổi với nhiều chủng loại có hương vị và màu sắc
độc đáo. Đây thực sự là nguồn nguyên liệu quý báu, tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất nước quả tươi ở nước ta.
Điều này càng có giá trị hơn khi thị hiếu của người tiêu dùng đang ngày càng
nghiêng về những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên.
2.5 Các giống ổi đang được trồng trên Thế Giới và Việt Nam
2.5.1 Một số giống ổi trên thế giới
. Ổi Hồng Kông. Có nguồn gốc từ Hồng Kông, được trồng nhiều ở
Hawaii. Quả ổi có kích thước vừa phải, hình tròn, trọng lượng từ 170 - 200g.
Thịt quả rất dày, có màu đỏ hồng, vị ngọt hơi chua rất dễ chịu và có rất ít hạt.
. Ổi Kem Mexico. Có nguồn gốc từ Mexico, quả tròn và nhỏ. Quả nhỏ
có màu vàng sáng hoặc đỏ ánh hồng. Thịt quả dầy, có màu trắng kem, rất
ngọt, thịt quả mịn.
. Ổi đỏ Ấn Độ. Có nguồn gốc ở Dade Country, quả có kích thước vừa
phải, có hương thơm mạnh. Vỏ quả có màu vàng, thịt quả tương đối dày, có
màu đỏ, vị ngọt, hàm lượng vitamin trong thịt quả tương đối cao (khoảng
195-201mg/100g thịt quả tươi), hàm lượng đường tổng từ 7- 10%.
. Ổi Ruby X. Là giống ổi lai được trồng nhiều ở Florida (Mỹ), quả hơi
tròn, nhỏ. Vỏ quả có màu xanh nhạt. Thịt quả có hương vị hấp dẫn, ngọt, có
màu da cam sẫm, lượng hạt chiếm 33% thịt quả.
. Ổi trắng Indonesia. Quả tròn to, đường kính quả lớn hơn 2,5cm. Vỏ
quả mỏng có màu vàng nhạt. Thịt quả dày, có màu trắng, hương thơm hấp
dẫn, vị ngọt đậm.

Khoa Nông học


10

Trường ĐHNN Hà Nội


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CTBK52

Nguyễn Thùy Dung -

. Ổi trắng Ấn Độ. Có nguồn gốc từ Florida (Mỹ). Quả có kích thước
nhỏ, hình hơi tròn, đường kính quả từ 5 - 7cm. Thịt quả dày, có màu trắng, ít
hạt và hương thơm mạnh.
2.5.2 Các giống ổi ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ổi được trồng ở cả hai miền Nam và Bắc. tuy nhiên, chỉ ở
Miền Nam ổi mới được trồng tâoj trung và quy hoạch thành từng vùng lớn
như ở đồng bằng sông Cửu Long dọc đường số 4 hoặc các vùng lân cận thị
xã Cam Ranh.
Tùy thuộc vào đặc điểm quả và nguồn gốc cũng như địa điểm phân bố,
nước ta có các giống ổi sau:
:. Ổi Bo Thái Bình. Cây cao 3- 4m, quả to (trọng lượng trung bình
100-200g/quả), cùi dày, ruột nhỏ, ít hạt, thịt quả giòn và thơm. Đây là giống
ổi rất thích hợp cho mục đích ăn tươi và chế biến đóng hộp.
. Ổi Đào. Đây là các giống ổi ruột có màu đỏ. Quả có hình cầu, cùi dày,
ruột bé có màu hồng đào, ít hạt. Trọng lượng quả từ 40 - 50g/quả, thịt quả
mềm, khi chín có mùi thơm hấp dẫn. Giống ổi này rất thích hợp cho mục đích
ăn tươi cũng như chế biến các dạng nước uống, pure.
. Ổi Mỡ. Quả có hình tròn, nhỏ, trọng lượng quả từ 40 - 50g, thịt quả
dày, mịn, màu trắng, ruột bé, ít hạt. Khi chín, vỏ có màu vàng trắng, thịt quả
có mùi thơm mạnh. Giống ổi này rất thích hợp cho mục đích ăn tươi cũng như

chế biến các dạng nước uống, pure.
. Ổi Xá Lỵ. Giống ổi này có hình quả lê được trồng nhiều ở các tỉnh
Miền Nam, kích thước rất to, thịt quả dày, ít hạt, khi chín thịt quả mềm,
hương vị không mạnh như các giống ổi đào hay ổi mỡ.
. Ổi Tàu. Cây nhỏ, cao khoảng 2 - 3m, lá nhỏ, quả bé, ăn được nhưng
đa số giống này được trồng với mục đích làm cây cảnh và làm thuốc là chính.
. Ổi Bát Ngoại. Đây là giống được nhập từ Miền Nam ra. Quả to, thịt quả
dày, ít hạt, có hình tròn hoặc hơi dài. Thịt quả mềm khi chín có mùi thơm nhẹ.

Khoa Nông học

11

Trường ĐHNN Hà Nội


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CTBK52

Nguyễn Thùy Dung -

Là loài cây nhiệt đới thuộc nhóm thân gỗ sống dai(than mộc lưu niên),
ổi được trồng phổ biến trên khắp mọi miền đất nước ta từ lâu đời. qua chọn
lọc nhân tạo cho ra nhiều giống ổi quý được nhiều người mến mộ.
Ngoài ra phải kể đến 3 giống ổi(đông dư, trắng số 1, đài loan) cũng có
phẩm chất và năng suất cao.
Ổi Đông Dư:
Trái ổi cuống nhỏ,ăn giòn và ngọt, mùi thơm nhẹ. ổi là loại cây dễ
trồng, ít bị sâu bệnh và đặc biệt là cho thu hoạch quanh năm. Giá ổi bán tại
vườn trung bình là 3.000 đồng/kg. từ cây ổi nhiều hộ gia đình trở nên khá giả,

có thu nhập vài chục triệu đồng/năm.
Ổi Trắng Số 1
Giống ổi trắng số 1 do viện cây lương thực và cây thực phẩm chọn lọc
từ tập đoàn giống ổi trắng nội malaixia, được bộ nông nghiệp và PTNN công
nhận là giống quốc gia năm 2000. giống ổi trắng số 1 cho 2 vụ quả /năm vào
tháng 7-8 và tháng 3-4; năng suất đạt 6-8 tấn/ha(tuổi 1), 12-15 tấn/ha(tuổi 2),
25-35 tấn/ha(tuổi 3); quả to 250-300g/quả; khi chin có màu xanh, ăn giòn,
thơm, ít hạt, hiệu quả kinh tế cao. Giống có khả năng chống chịu sâu bệnh và
các điều kiện khó khăn.
Ổi Đài Loan
Quả rất ngon. Giống ổi này có vị man mát, hơi xốp, mà lại giòn, mùi
thơm nhè nhẹ.
Cây ổi từ lúc trồng đến lúc ra hoa khoảng 8 tháng, từ lúc ổi ra hoa đến
khi thu hoạch khoảng 2 đến 2,5 tháng.
Thu hoạch ổi khi ổi chín khoảng 70% là thời điểm trái ổi ăn giòn nhất,
nếu thu trễ sẽ mất đi độ giòn, xốp. với giá bán tại chỗ khoảng 8.500-11.500
đồng/kg. giống ổi đài loan đã thổi một luồng gió mới vào doanh thu người
trồng cây ăn trái.

Khoa Nông học

12

Trường ĐHNN Hà Nội


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CTBK52

Nguyễn Thùy Dung -


2.6 Thực trạng các giống ổi ở Việt Nam
Hiện nay, trên địa bàn thành phố hà nội, diện tích cây ăn quả là 14.000
ha, hiệu quả kinh tế thu được từ cây ăn quả không phải là nhỏ nhưng người
dân vẫn đang trăn trở về giống cây trồng. hiện nay, chưa có đơn vị nào trong
ngành nông nghiệp đứng ra để bảo đảm giống cây ăn quả đạt tiêu chuẩn là cây
đầu dòng, mà chủ yếu người nông dân mua giống cây thông qua truyền
miệng. đây là vấn đề mà người trồng cây ăn quả đang gặp khó khăn. Nông
dân lien tục phải chịu tổn thất do giá sản phẩm bấp bênh và chất lượng quả
không đáp ứng được nhu cầu thị trường. có nhiều yếu tố dẫn đến như: kỹ
thuật canh tác, thu hoạch, xử lý bảo quản sau thu hoạch…nhưng có một
nguyên nhân quan trọng là giống cây ăn quả kém, thiếu năng suất, chất lượng
quả thường không cao.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với quy hoạch trồng cây ăn quả,
các hộ nông dân còn làm tự phát, nhận thức phát triển cây ăn quả còn hạn chế,
chưa nhân rộng mạnh, do vậy hiệu quả chưa cao.
Vì vậy, bên cạnh việc tăng cường chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất, cần đánh giá bình tuyển chọn giống cây ăn quả từ đầu dòng và nhân
giống sạch bệnh nhằm nâng cao năng suất , chất lượng và hiệu quả kinh tế
cho người trồng cây ăn quả.
2.7 Đánh giá về điều kiện tự nhiên ở ĐBSH
Vùng đồng bằng sông hồng có tọa độ địa lí là 22 0-21030’ B và 105030’1070 Đ, nằm ở phía Nam của đường chí tuyến Bắc.
Vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm
khoảng 22,5-23,50C. lượng mưa trung bình năm là 14000-2000mm.
Tài nguyên thiên nhiên của vùng khá đa dạng, đặc biệt là đất phù sa
sông Hồng. đồng bằng sông hồng là nơi có nhiều khả năng để sản xuất lương
thực, thực phẩm.

Khoa Nông học


13

Trường ĐHNN Hà Nội


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CTBK52

Nguyễn Thùy Dung -

Số đất đai sử dụng cho nông nghiệp là trên 70 vạn ha, chiếm 56% tổng
diện tích tự nhiên của vùng, trong đó 70% đất có độ phì trung bình trở lên.
Vùng có hai hệ thống sông lớn là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông
Thái Bình nên nguồn nước rất phong phú. Vùng còn có bờ biển dài, điều kiện
khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông
nghiệp nói chung và trồng cây ăn quả nói riêng.

Khoa Nông học

14

Trường ĐHNN Hà Nội


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CTBK52

Nguyễn Thùy Dung -

PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng, vật liệu và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu đối với 3 giống ổi Đông Dư , Trắng Số 1 , ổi Đài Loan trồng tại
trường ĐHNN – Gia Lâm – HN
Thời gian nghiên cứu: từ 10/07/2010 đến ngày 15/10/2010
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Xác định một số đặc điểm hình thái tán của 3 giống ổi
3.2.2 Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của 3 giống ổi
3.3.2 Khảo sát vị trí mang quả và động thái sinh trưởng quả của các giống
3.2.4 Theo dõi, đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của
một số giống ổi.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Bố trí thí nghiệm
. Thí nghiệm được tiến hành trên vườn ổi bộ môn, gồm 3 giống ( Đông
Dư, Trắng Số 1, ổi Đài Loan )
. Sơ đồ bố trí :

Bắc
Đài loan
Đông dư
Trắng số 1
Nam

. Số cây thí nghiêm : mỗi giống 5 cây, tổng số cây theo dõi toàn thí
nghiệm là 15 cây.

Khoa Nông học

15

Trường ĐHNN Hà Nội



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CTBK52

Nguyễn Thùy Dung -

. Chăm sóc thí nghiệm : tiến hành chăm sóc, bón phân, làm cỏ, xới
xáo và cắt tỉa cành theo quá trình kĩ thuật hiện đang áp dụng ở bộ môn Rau
Hoa Qủa khoa Nông Học.
Trong quá trình chăm sóc phải thường xuyên tỉa bỏ những lá
già,cành tăm…trong tán để vườn ổi luôn thông thoáng, giảm sâu bệnh.
Mùa khô dung cỏ rác, rơm rạ, lá khô tủ xung quanh gốc, tưới nước giữ
ẩm thường xuyên cho cây.
3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi
 Khảo sát đặc điểm hình thái cây
-Đo chiều cao cây : Mỗi giống 5 cây, đo từ gốc tới đỉnh sinh trưởng cao
nhất
- Đo chiều rộng tán : Mỗi giống 5 cây, đo ở 4 phía
- Đếm số cấp cành ở 4 phía
 Khảo sát đặc điểm hình thái lá
- Đo chiếu dài lá: Mỗi giống 30 lá, đi từ gốc lá đến đỉnh lá.
- Đo chiều rộng lá: Mỗi giống 30 lá, đo chỗ rộng nhất của lá.
- Đếm số gân trên lá: Mỗi giống 30 lá.
 Khảo sát đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây
- Thời gian ra lộc, cành :theo dõi ở mỗi giống tất cả các cây thí nghiệm.
- Chiều dài và động thái tăng trưởng cành lộc: mỗi giống 30 cành, 10
ngày 1 lần, đo khi lộc cành nhú ra được 1cm.
-


Số lá và động thái ra lá : mỗi giống 30 cành, 10 ngày một lần, đếm số

lá trên cành lộc.
 Theo dõi phát triển quả
- Sự phân bố quả trên cành lộc: Đốt thứ mấy kể từ gốc cành lộc, mỗi
giống 30 cành xác định vị trí ra quả ở đốt trên cành.
- Động thái tăng trưởng của quả ( đường kính tăng trưởng của
quả ) :mỗi giống 5 cây, mỗi cây 5 quả, 10 ngày 1 lần.

Khoa Nông học

16

Trường ĐHNN Hà Nội


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CTBK52

Nguyễn Thùy Dung -

- Các yếu tố cấu thành năng suất: Số quả/ cây, khối lượng quả ( mỗi
giống 5 quả )
Các chỉ tiêu theo dõi được buộc chỉ đánh dấu trên thân, cành, lá, quả và
theo dõi.
NSLT= Số quả/cây * khối lượng TB quả
3.3.3 Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu thu được, được xử lý trên Excel, và chương trình IRRISTAR
4.0 bao gồm phân tích hệ số biến động (CV %).
n


x=

∑x
i =1

i

n

x : trug bình mẫu

x1: giá trị quan sát thứ i
n: dung lượng mẫu
n

s2 =

∑ (x
i =1

i

− x) 2

n −1

n-1 là bậc tự do mẫu
s2
Sx =

n
S x : sai số chuẩn

CV% =

s
.100
x

S: độ lệch chuẩn mẫu
x : trung bình mẫu

Khoa Nông học

17

Trường ĐHNN Hà Nội


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CTBK52

Nguyễn Thùy Dung -

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm hình thái các giống ổi
4.1.1 Chiều cao cây và chiều rộng tán
Thân cây phát triển mạnh khỏe là cơ sở cho các bộ phận khác phát triển
một cách hợp lý, tạo điều kiện cho quá trình quang hợp của cây tiến hành một
cách thuận lợi. Chiều cao cây và chiều rộng tán là một đặc tính di truyền nó

phụ thuộc vào từng loại giống và các yếu tố ngoại tác động như chăm sóc,
điều kiện dinh dưỡng.Chiều cao cây và chiều rộng tán còn là một đặc điểm
phản ánh khả năng tổng hợp chất hữu cơ của giống và một phần phản ánh
dinh dưỡng có trong đất trong suốt thời gian sinh trưởng của cây.
Nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi và chăm sóc không đảm bảo thì
chiều cao cây và chiều rộng tán sẽ không đạt được chiều cao của giống. chiều
cao cây và chiều rộng tán là chỉ tiêu để đánh giá sự sinh trưởng mạnh hay yếu
của cây, là yếu tố góp phần quyết định năng suất.
Đánh giá chỉ tiêu mức độ tăng trưởng chiều cao giữa các giống có ý
nghĩa quan trọng giúp chúng ta có những nhận định bước đầu về tiềm năng
sinh trưởng phát triển của giống, và là cơ sở để có những tác động kỹ thuật
phù hợp nhất giúp cây phát triển tốt.

Khoa Nông học

18

Trường ĐHNN Hà Nội


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CTBK52

Nguyễn Thùy Dung -

Bảng 4.1 Chỉ tiêu hình thái của các giống ổi
Đvt: cm
Chỉ tiêu

Chiều

cao cây

Giống
Đài loan
Đông dư
Trắng số 1

273.9
248.2
90.90

Chiều rộng tán
đông

tây

nam

bắc

126.4

126.8

123

123.1

122.7


123.1

111.3

111.9

41.8

42.7

40.3

40.4

trung bình
124.8
117.25
41.3

Qua bảng 4.1 ta thấy các giống khác nhau thì chiều cao và chiều rộng
tán khác nhau.
Trong đó giống ổi Đài Loan có chiều cao và chiều rộng tán là lớn nhất
đạt 273.9 cm và rộng phía đông là 126.4 cm, phía tây là 126.8 ,phía nam là
123 cm, phía đông là 123.1, rộng trung bình 124.8cm.
Giống ổi Trắng số 1 có chiều cao và chiều rộng tán bé nhất,cao
90.90cm,rộng phía đông 41.8cm,phía tây 42.7cm, phía nam 40.3cm, phía bắc
40.4cm, trung bình rộng 41.3cm, do giống này còn ít tuổi hơn so với giống
Đài Loan và Đông Dư.
Với hệ số biến động CV%= 7.5% của chiều cao cây,cho ta thấy sai số
thí nghiệm <20% (sai số cho phép trong thí nghiệm cây ăn quả) nên sai số thí

nghiệm được chấp nhận với chiều cao cây.
Hệ số biến động của chiều rộng tán phía đông CV%= 13.1%, phía tây
CV%=13.5%, phía nam CV%=18.4%, phía bắc CV%=17.9% đều<20%, nên
tất cả sai số đo được chấp nhận.

Khoa Nông học

19

Trường ĐHNN Hà Nội


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CTBK52

Nguyễn Thùy Dung -

Biếu đồ 1: So sánh chiều rộng tán giữa các giống
4.1.2 Các cấp cành
• Trên cây các đoạn cành được phân chia từ thân chính và phân chí
nhiều lần trong một chu kỳ sinh trưởng tạo thành các cấp cành khác
nhau. Trong đó :
- Các cành có hoa, quả gọi là cành mẹ
- Các mầm cành chỉ có lá là cành dinh dưỡng
- Các đợt cành hình thành và phát triển trong mùa xuân gọi là cành
xuân, mùa hè gọi là cành hè,mùa thu gọi là cành thu,mùa đông gọi là cành
đông.
Trong đó:
+ Các cành có hoa,quả gọi là cành mẹ
+ Các mầm cành chỉ có lá là cành dinh dưỡng

+ Các đợt cành hình thành và phát triển trong mùa xuân gọi là cành
xuân,mùa hè gọi là cành hè,mùa thu gọi là cành thu,mùa đông là cành đông.
* Các cây ăn quả ôn đới và một số cây ăn quả á nhiệt đới không có
cành đông.ở thời kì này cây rụng lá và ở trong tình trạng ngũ nghỉ.phần nhiều

Khoa Nông học

20

Trường ĐHNN Hà Nội


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CTBK52

Nguyễn Thùy Dung -

các loại cây ăn quả thân gỗ trồng ở miền Bắc nước ta,nơi có một mùa đông
lạnh nên đa số cành quả là cành mùa xuân.
* Cấp cành và các quy luật sinh học của cấp cành.
Trên thân cây ăn quả(loại cây thân gỗ)có phân bố các cấp cành khác
nhau:
+Cành cấp 1:phát sinh từ trục chính của thân cây.
+Cành cấp 2:phát sinh từ cành cấp 1.
Theo thứ tự này cây thường có tới các cành cấp 5,cấp 6.các cành
cấp 5 thường là nhửng cành mang quả(đối với cây nhân giống vô tính).sau khi
thu hoạch quả người ta thường cắt bỏ những cành quả hoặc những cành này
tự khô và rụng đi và những cành mẹ,cành quả khác lại tiếp tục xuất hiện.ở vị
trí các cấp cành số 4,5 thì cành quả và cành mẹ thường xen kẽ
nhau(cam,quýt,chanh,bưởi…là những ví dụ) hoặc đa số là cành quả(ví

dụ:nhãn,vải…).
Mỗi năm,những cành ở ngoài mặt tán và một số cấp cành dưới nó có thể
sinh thêm từ 2-4 đợt lộc tùy theo tuổi cây,tình trạng sinh trưởng của cây và
tập tính riêng của giống,loài cũng như diễn biến điều kiện thời tiết khí hậu
trong năm,năng suất,sản lượng vụ quả năm trước.
Các cấp cành khác nhau có mối liên hệ quy luật đối với số đặc tính sinh
trưởng,phát triển của cây ăn quả..
1. Tuổi thọ và sức sinh trưởng của các cành giảm từ cấp cành thấp đến
cấp cành cao,trong đó cành cấp 1 có tuổi thọ lâu nhất.
2. Các lộc mới được sinh ra nhiều nhất ở các cấp cành cao,các đỉnh sinh
trưởng ở các cấp cành này có khả năng tái sinh chồi mạnh.
3. Tỉ lệ đậu quả có chất tăng lên theo cấp cành.
4. Số hạt trung bình trong một quả tăng từ cấp cành thấp đến cấp cành
cao.tương tự như vậy đối với tỉ lệ nảy mầm của hạt.
5. Các cấp cành cao nở hoa trước rồi đến các cấp cành thấp.

Khoa Nông học

21

Trường ĐHNN Hà Nội


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CTBK52

Nguyễn Thùy Dung -

6. Những quả ra trên các cấp cành thấp có khả năng chịu cất giữ,vận
chuyển kém hơn các quả ra trên các cấp cành cao.

7. Tỉ lệ của mắt ghép,cành giâm,cành chiết ở cam quýt tăng từ cấp cành
thấp đến cấp cành cao.trên đây là những quy luật quan trọng có tác
động đến các biện pháp nhân giống đạt hiệu quả cao.
Bảng 4.2 Số cấp cành trung bình 4 phía của các giống
Giống

Đài loan

Đông dư

Trắng số 1

phía
Đông

5.0

4.4

2.6

Tây

4.4

4.2

2.8

Nam


4.8

4

2.6

Bắc

4.8

4.8

3.2

Từ bảng trên ta thấy giống Đài Loan ở phía đông tập trung chủ yếu là
cành cấp 5,phía tây chủ yếu là cành cấp 4, phía nam chủ yếu là cành cấp 5, phía
bắc chủ yếu là cành cấp 5. Giống Đông Dư chủ yếu là cành cấp 4, phía tây chủ
yếu là cành cấp 4, phía nam chủ yếu là cành cấp 4, phía bắc chủ yếu là cành
cấp 5. Giống ổi Trắng Số 1 bốn phía chủ yếu là cành cấp 3. Từ đó ta thấy giống
ổi Đài Loan có cấp cành cao nhất nên khả năng cho quả là lớn nhất. Giống ổi
trắng số 1 có cấp cành nhỏ nhất nên khả năng cho quả tháp nhất (hoặc do giống
ít tuổi). Vì các cấp cành 4,5 có khả năng cho quả lớn nhất.
4.2 Khảo sát đặc điểm hình thái lá
Chức năng sinh lí của lá là chủ yếu tiến hành quang hợp, phát tan và dự
trữ các chất dinh dưỡng để nuôi cây, nuôi quả. Để tạo điều kiện cho quả phát
triển được tốt, mỗi quả cần có 1 số lá nhất định.
Thông thường giống nào có số lá trên cây nhiều thì sức sinh trưởng của cây
lớn và khả năng tích lũy chất dinh dưỡng cao. Đặc điểm ra lá, tuổi thọ lá là do
đặc tính di truyền của giống quy định, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện


Khoa Nông học

22

Trường ĐHNN Hà Nội


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CTBK52

Nguyễn Thùy Dung -

ngoại cảnh và kĩ thuật chăm sóc. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ức chế sự
tạo thành lá và sinh trưởng của lá. Khi gặp nhiệt độ thấp lá sinh trưởng chậm
nhưng phiến lá dài hơn
Vì vậy luôn giữ cho lá xanh tốt, rụng đúng kỳ hạn, không rụng lá đột
ngột hoặc rụng lá bất bình thường, tạo mọi điều kiện để lá chuyển lục tốt, tìm
mọi biện pháp để tăng cường khả năng đồng hóa của cây đến tôí đa.
Trong cung một loại cây trồng, các giống khác nhâu thì có đặc điểm về hình
thái không giống nhau. Cả về chiều cao, số lá, số cành trên thân chính và cả
màu sắc các bộ phận trên cây. Nghiên cứu chỉ tiêu này giúp chúng ta có nhận
định bước đầu để nhận biết từng giống, đồng thời cũng qua chỉ tiêu này giúp
chúng ta có cơ sở chọn ra những giống có đặc tính phù hợp với điều kiện sản
xuất của từng vùng. Chỉ tiêu về hình thái của các giống cũng là một chỉ tiêu
đáng quan tâm trong công tác chọn giống cây trồng.
Đặc điểm về lá là chỉ tiêu quan trọng giúp chúng ta nhận dạng các
giống ổi khác nhau.
Các giống khác nhau thì màu sắc lá cũng khác nhau.
Bằng quan sát trực tiếp cùng với kết quả đo đếm , chúng tôi nhận thấy

giống Đông Dư có màu sắc lá xanh đậm nhất trong các giống theo dõi.
Bảng 4.3: Kích thước lá của các giống thí nghiệm
Chỉ tiêu

Dài(cm)

Rộng(cm)

Số gân lá(gân)

Giống
Đài Loan

12.9

5.6

32

Đông Dư

10.3

4.5

28

Trắng Số 1

9.7


5.0

26

Khoa Nông học

23

Trường ĐHNN Hà Nội


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CTBK52

Nguyễn Thùy Dung -

Từ bảng trên ta thấy giống Đài Loan có chiều dài và chiều rộng,số gân
lá lớn nhất(dài trung bình đạt 12.88cm, rộng 5.61cm,số gân là 32), giống
Đông Dư có chiều rộng bé nhất,giống ổi trắng số 1 có số gân bé nhất là 26
Với hệ số biến động của chiều dài lá là CV%=10.9%, chiều rộng lá có CV
%=10.1%,gân lá có CV%=10.4% nên sai số thí nghiệm được chấp nhận
Bảng:4.4 Động thái ra lá của các giống trong vụ thu 2010
Đvt:số lá
Giống
Ngày theo dõi
11-7
21-7
31-7
10-8

20-8
1-9
11-9
21-9
1-10
11-10

Đài loan

Đông dư

Trắng số 1

0.0
4.0
8.5
11.7
14.7
17.4
19.4
23.4
26.3
28.3

0.0
2.8
5.8
8.7
10.7
13.8

16.6
18.6
21.5
24.5

0.0
2.9
5.9
9.1
12.3
15.5
19.5
22.5
24.5
26.5

Từ bảng 4.4 ta thấy 20 ngày đầu theo dõi, số lá tăng nhanh ở giai đoạn
này. ở hầu hết các giống đều tăng 3-4 lá. Trong đó vẫn là giống Đài Loan đạt
8.5 lá, tiếp đến là giống ổi Trắng Số 1 đạt 5.9 lá, cuối cùng là giống Đông Dư
đạt 5.8 lá. Sau đó các giai đoạn tiếp theo, tất cả các giống có xu hướng tăng
chậm lại và đạt tối đa số lá vào thời kỳ thu hoạch.
Cuối cùng ta nhận thấy cành lộc của giống đài loan có số lá lớn nhất đạt 28.3
lá, giống thấp nhất là giống đông dư đạt 24.5 lá.
Giống Đài Loan có số lá trên cành lộc lớn nhất,khả năng sinh trưởng
phát triển mạnh nhất. Từ đó khả năng cho quả và nuôi dưỡng quả tốt.

Khoa Nông học

24


Trường ĐHNN Hà Nội


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CTBK52

Nguyễn Thùy Dung -

Biểu đồ 2: Động thái ra lá của các giống
4.3 Khảo sát đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây
Sinh trưởng, phát triển là biểu hiện sự biến đổi về lượng và về chất thực
vật trong chu kỳ sống của chúng. Sự sinh trưởng về kích thước, trọng khối và
hình thành các yếu tố cấu tạo mới là tiền đề cho sự phát triển và ngược lại sự
phát triển là quá trình biến đổi về chất bên trong dẫn đến sự ra hoa kết quả lại
thúc đẩy sự sinh trưởng.
Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng
nói chung và của ổi nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong công tác chọn
giống. Nghiên cứu sự sinh trưởng phát triển của giống giúp người sản xuất có
kế hoạch sắp xếp thời vụ, bố trí cây trồng hợp lý cũng như tác động các biện
pháp kỹ thuật thích hợp nhằm hạn chế tối thiểu tác động của điều kiện ngoại
cảnh tạo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng, phát triển tốt mang lại hiệu
quả kinh tế cao nhất.
Một giống được đánh giá là giống tốt phải là giống có khả năng sinh
trưởng phát triển tốt, có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, thích ứng rộng
với điều kiện thời tiết và có tiềm năng cho năng suất cao.

Khoa Nông học

25


Trường ĐHNN Hà Nội


×