Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng hằng năm trên đất lúa của huyện Quốc Oai - Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 61 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Ngân KHCTD – K51
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Sản xuất nông nghiệp là thế mạnh của Việt Nam ta từ xưa tới nay. Trên
75% dân số nước ta làm nghề nông. Sản phẩm nông nghiệp không chỉ giải
quyết nhu cầu lương thực tại chỗ mà còn đóng góp rất lớn cho xuất khẩu. Nhờ
đó Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu, hàng năm vẫn phải nhập khẩu
lương thực, đã vươn lên thành nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới. Mở
đường cho việc phát triển kinh tế nông thôn, trên cơ sở chuyển từ cơ chế quan
liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Tạo động lực
thúc đẩy phát triển nông nghiệp ở nông thôn theo hướng thâm canh tăng vụ,
tìm ra cơ cấu cây trồng và chế độ thâm canh tăng vụ hợp lý với điều kiện khí
hậu tự nhiên và truyền thống canh tác của vùng để từ đó tăng sản phẩm nông
nghiệp và tăng thu nhập cho các hộ nông dân.
Theo nghị quyết hội nghị ban chấp hành Trung Ương lần thứ 5 khóa IX
đã nhấn mạnh: việc đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, phù
hợp với yêu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của vùng. Phát triển nông
nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả cao và sản xuất hàng hóa là một hướng
đi đứng đắn trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp hiện nay của nước
ta. Đồng thời nó cũng là điều kiện để thực hiện tiến trình hội nhập với kinh tế
thế giới.
Những năm gần đây, bà con nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Nhờ đó năng
suất cây trồng, vật nuôi đều tăng. Đời sống của người nông dân đã được cải
thiện đáng kể. Nhiều hộ nông dân không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên khá
giả, giàu có. Tuy nhiên, cũng có không ít mô hình chuyển đổi cơ cấu cây



1


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Ngân KHCTD – K51

trồng, vật nuôi đã không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Quốc Oai nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, là huyện có vị trí
quan trọng trong kế hoạch phát triển thủ đô. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng
của huyện trong những năm gần đây đã làm thay đổi tình hình sản xuất nông
nghiệp nói chung của huyện. Tuy nhiên huyện Quốc Oai đang phải đối diện
với hai vấn đề lớn, đó là diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và
dân số không ngừng gia tăng, đòi hỏi phải có sự biến chuyển lớn trong sản
xuất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực cho người dân trong huyện.
Đứng trước thực trạng trên, được sự nhất trí của bộ môn Hệ thống nông
nghiệp, sự dưới sự hướng dẫn của Th.S Bùi Thị Điểm, cùng với sự giúp đỡ
của phòng Kinh tế huyên Quốc Oai, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng hằng năm trên
đất lúa của huyện Quốc Oai - Hà Nội”.
1.2 Mục đích, yêu cầu và giới hạn đề tài
1.2.1 Mục đích
Nghiên cứu hiện trạng cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống, hiệu quả các công
thức luân canh, hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa,
làm rõ vai trò của chuyển đổi cơ cấu cây trồng tới hiệu quả kinh tế và môi
trường sinh thái. Từ đó xác định cơ cấu cây trồng và công thức luân canh hợp
lý, phù hợp với điều kiện của huyện.
1.2.2 Yêu cầu
• Điều tra nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng

đến việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
• Điều tra thu thập số liệu về diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng
của một số cây trồng chính trong 5 năm của huyện Quốc Oai.
• Phân tích hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó đưa ra
cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa
phương, làm tăng năng suất cây trồng.

2


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Ngân KHCTD – K51

• Phân tích hiệu quả của các công thức luân canh để đưa ra công thức
luân canh phù hợp với điều kiện của huyện Quốc Oai.
• Nghiên cứu tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất góp phần thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm tăng năng suất sản lượng cây trồng,
chất lượng sản phẩm theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững.
1.2.3 Giới hạn đề tài:
• Tập trung nghiên cứu trên cây trồng hằng năm
• Điều tra hiện trạng sản xuất từ 2005 đến năm 2008
• Nghiên cứu hiệu quả của các công thức luân canh trên đất lúa.

3


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Ngân KHCTD – K51

PHẦN II

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận về hệ thống cây trồng, cơ cấu cây trồng và chuyển đổi
cơ cấu cây trồng.
2.1.1. Hệ thống cây trồng
Hệ thống cây trồng là thành phần các giống và loài cây được bố trí
trong không gian và thời gian trong mọi hệ thống sinh thái nông nghiệp nhằm
tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế xã hội (Đào Thế Tuấn
1984)
Theo Zandstra H.G (1992) [19]: Hệ thống cây trồng là thành phần
giống và loại cây trồng được bố trí trong không gian và thời gian của một hệ
sinh thái nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế xã hội.
Theo Nguyễn Duy Tính (1995) [7], nghiên cứu hệ thống cây trồng là
hình thức đa canh bao gồm: Trồng xen, trồng gối, luân canh, trồng thành
băng, canh tác phối hợp và vườn hỗn hợp. Tổng quan thì hệ thống cây trồng
là một hệ thống nhất trong mối tương tác giữa các loài cây trồng, giống cây
trồng được bố trí hợp lý trong không gian và thời gian.
Về đối tượng nghiên cứu của hệ thống cây trồng thì theo Phạm Chí
Thành (1996) [10] là:
- Các công thức luân canh và hình thức đa canh.
- Cơ cấu cây trồng hay tỷ lệ diện tích dành cho mùa vụ nhất định.
- Kỹ thuật canh tác cho cả hệ thống đóng.
Như vậy, hệ thống cây trồng là một thể thống nhất trong mối quan hệ
tương tác giữa các loại cây trồng được bố trí hợp lý trong không gian và thời
gian tức là mối quan hệ giữa các loại cây trồng trong từng vụ và giữa các vụ
khác nhau trên một mảnh đất, trong một hệ sinh thái. Vì vậy, nghiên cứu hệ
thống cây trồng là nghiên cứu: công thức luân canh và hình thức đa canh, cơ

4



Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Ngân KHCTD – K51

cấu cây trồng hay tỷ lệ diện tích dành cho mùa vụ cây trồng nhất định, kỹ
thuật canh tác cho cả hệ thống canh tác đó.
Do đặc tính sinh học của cây trồng và môi trường luôn luôn biến đổi
nên hệ thống cây trồng mang đặc tính động. Vì vậy, nghiên cứu hệ thống cây
trồng không thể dừng lại ở một không gian và thời gian rồi kết thúc mà là một
việc làm thường xuyên để tìm ra xu thế phát triển, các yếu tố hạn chế và các
giải pháp khắc phục để thay đổi hệ thống cây trồng, nhằm khai thác ngày càng
có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng hiệu quả kinh tế, xã hội phục
vụ cuộc sống con người Hoàn thiện hệ thống cây trồng hoặc phát triển các
hệ thống cây trồng mới trên thực tế là sự tổ hợp lại các thành phần cây trồng
và giống cây trồng, đảm bảo các thành phần trong hệ thống có mối quan hệ
tương tác nhau, thúc đẩy lẩn nhau, nhằm khai thác các lợi thế về diều kiện đất
đai, tạo cho hệ thống có sức sản xuất cao, bảo vệ môi trường sinh thái(Lê Duy
Thước,1991) [12]
2.1.2. Cơ cấu cây trồng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng


Cơ cấu cây trồng:
Cơ cấu cây trồng là thành phần các giống, loài cây trồng có trong một

vùng ở một thời điểm nhất định. Nó liên quan tới cơ cấu cây trồng nông
nghiệp và phản ánh sự phân công lao động trong nội bộ ngành, phù hợp với
điều kiện tự nhiên-kinh tế- xã hội của một vùng nhằm cung cấp được nhiều
nhất những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người (Đào Thế Tuấn,

1978) [14].
Việc xác định cơ cấu cây trồng là một nội dung của phân vùng sản xuất
nông nghiệp (Đào Thế Tuấn, 1978) [14]. Cơ cấu cây trồng xét về mặt diện
tích, tỉ lệ các loại cây trồng trên diện tích canh tác sẽ phần nào nói lên trình độ
sản xuất của từng vùng. Tỉ lệ cây nông nghiệp cao, cây công nghiệp, cây thực
phẩm thấp phản ánh trình độ sản xuất thấp. Tỉ lệ các loại cây trồng có sản
phẩm tiêu thụ tại chỗ cao, các loại cây trồng có giá trị hàng hoá thấp chứng tỏ

5


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Ngân KHCTD – K51

sản xuất nông nghiệp ở đó kém phát triển.
Trong công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp bền vững, xác định
cơ cấu cây trồng hợp lí là một trong những cơ sở cho việc xác định phương
hướng sản xuất. Cơ cấu cây trồng còn là cơ sở để bố trí mùa vụ, chế độ luân
canh thay đổi theo những tiến bộ Khoa học- Kỹ thuật, giải quyết các vấn đề
mà thực tiễn sản xuất đòi hỏi.
Hệ thống cây trồng và cơ cấu cây trồng có nhiều điểm tương đồng. Cơ
cấu cây trồng chính là cấu trúc của hệ thống cây trồng. Người nghiên cứu về
hệ thống cây trồng cần quan tâm đến “đầu vào” và “đầu ra” của hệ thống cây
trồng chính là cấu trúc bên trong của nó hay cơ cấu cây trồng.
• Đặc trưng chủ yếu của cơ cấu cây trồng
- Cơ cấu cây trồng mang tính hợp lý, khách quan, hình thành do trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Cơ cấu cây
trồng không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Con người chỉ có
thể nắm vững các quy luật tự nhiên và xã hội để điều khiển sự vận động của

cơ cấu cây trồng theo hướng có lợi cho mình.
- Cơ cấu cây trồng mang tính lịch sử xã hội nhất định, không có một cơ
cấu cây trồng chung cho mọi vùng sản xuất, mọi giai đoạn lịch sử.
- Cơ cấu cây trồng biến đổi theo xu hướng ngày càng hoàn thiện. Nó
luân phát triển theo xu hướng từ đơn điệu đến đa dạng, từ hiệu quả thấp đến
hiệu quả cao do yêu cầu tăng trưởng và phát triển của xã hội.
- Cơ cấu cây trồng mở rộng phải gắn liền với sự phát triển của công
nghiệp và thương nghiệp, công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp, công nghiệp
hoá chất góp phần trực tiếp khai thông “đầu vào” của hệ thống cây trồng
nhằm tạo ra một cơ cấu cây trồng hợp lý để sử dụng hiệu quả “đầu vào” và
điều chỉnh hợp lý “đầu ra”.


Chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là sự thay đổi theo tỉ lệ % của diện tích

6


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Ngân KHCTD – K51

gieo trồng, nhóm cây trồng của công thức trong nhóm hoặc trong tổng thể và
chịu sự tác động, thay đổi của yếu tố Tự nhiên- Kinh tế- Xã hội. Quá trình
chuyển đổi cơ cấu cây trồng là quá trình thực hiện bước chuyển từ hiện trạng
cơ cấu cây trồng cũ sang cơ cấu cây trồng mới. (Đào Thế Tuấn, 1978) [14].
Theo Nguyễn Duy Tính, (1995) [7], thực chất của chuyển đổi cơ cấu
cây trồng là thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm thúc đẩy cơ cấu cây
trồng phát triển, đáp ứng những mục tiêu của xã hội. Cải tiến cơ cấu cây trồng

có vai trò rất quan trọng, nhất là trong điều kiện mà ở đó kinh tế thị trường có
nhiều tác động ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải bắt đầu từ việc phân tích hệ thống
canh tác truyền thống. Chính từ kết quả đánh giá phân tích đặc điểm của Hệ
thống cây trồng mới tìm ra được hạn chế và lợi thế, so sánh để đề xuất cơ cấu
cây trồng hợp lí.
Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đảm bảo yêu cầu sau:
+ Căn cứ vào nhu cầu của thị trường.
+ Phải khai thác có hiệu quả các tiềm năng về điều kiện Tự nhiên- Kinh tếXã hội.
+Phải biết lợi dụng triệt để các đặc tính nông sinh học của mỗi loại cây trồng
nhằm giảm tối đa sự phá hoại của dịch bệnh và thiên tai.
+ Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải tính đến sự phát triển của khoa học
kĩ thuật và áp dụng các thành tựu của khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
+ Về mặt kinh tế, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đảm bảo hiệu quả
kinh tế cao, sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị.
Nghiên cứu thay đổi cơ cấu cây trồng là một trong những biện pháp
kinh tế, kĩ thuật nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, nâng cao năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm (Nguyễn
Duy Tính, 1995) [7].

7


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Ngân KHCTD – K51

2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Lịch sử phát triển của loài người từ thủa sơ khai đã gắn với sản xuất
nông nghiệp. Nó đã chứng minh rằng khi người nguyên thủy xuất hiện cũng

là lúc nền nông nghiệp thế giới ra đời. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử con
người đã không ngừng phát triển nó. Từ một nền nông nghiệp nguyên thủy
hái lượm, chọc lỗ, bỏ hạt cho đến nay là nền nông nghiệp hiện đại mang đậm
nét trí tuệ con người. Từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp cho đến nay là
nền công nghiệp hàng hóa. Trong quá trình phát triển đó con người đã vô hình
chung tạo nên một hệ thống cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái từng
vùng như các nước Tây Âu chủ yếu là trồng lúa mì và cây ưa lạnh. Các nước
Châu Á thì phát triển lúa nước và cây ôn đới. Lịch sử phát triển nền nông
nghiệp thế giới cũng đã chỉ ra rằng việc chuyển từ nền nông nghiệp tự cung tự
cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa gắn liền với chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Dân số thế giới không ngừng gia tăng trong khi diện tích cây trồng thì
lại có hạn. Một phần lớn diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hẹp nhường chỗ
cho nền công nghiệp hiện đại. Vì vậy đảm bảo an ninh lương thực thế giới
ngày càng trở nên là một vấn đề bức thiết của mỗi quốc gia nói riêng và của
thế giới nói chung. Vấn đề đó đã là mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoa
học nông nghiệp. Những cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nông nghiệp đã
nổ ra trên khắp thế giới và đã mang lại nhiều thành tựu to lớn cho nền nông
nghiệp thế giới.
Cuối thế kỷ XVIII ở các nước Tây Âu chủ yếu phát triển trồng cây lúa
mỳ với chế độ canh tác ba ruộng- cứ hai năm trồng lúa mì lại bỏ hoang một
năm để phục hồi lại độ màu mỡ cho đất. Lúc đó năng suất lúa mì chỉ đạt 6 đến
7 tạ/ha. Với năng suất đó lương thức ngày càng bị thiếu trầm trọng. Đất đai
ngày càng bạc màu, thoái hóa. Chăn nuôi kém phát triển do diện tích đất trồng
cỏ đã chuyển sang lúa mì. Chính vì đất không được bón phân cân đối nên
ngày càng chai cứng, bạc màu. Nền nông nghiệp gặp phải tình trạng bế tắc.

8


Khóa luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Ngân KHCTD – K51

Tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhu cầu con người ngày một tăng
cao đã kéo theo cuộc cách mạng kĩ thuật nông nghiệp đầu tiên ra đời với nội
dung là thay đổi chế độ độc canh bằng chế độ luân canh 4 vụ. Người ta nhận
thấy việc phát triển chăn nuôi có tác dụng rất lớn đến độ màu mỡ của đất và
làm tăng năng suất cây trồng. Một cơ cấu cây trồng mới ra đời: cỏ ba lá, lúa
mì, củ cải và yến mạch. Trong cơ cấu cây trồng mới này ngoài cây lương thực
còn có cây làm thức ăn cho gia súc. Nhờ cỏ ba lá là cây họ đậu có tác dụng
bồi dưỡng đất và bón phân chuồng nên năng suất lúa mì tăng từ 14 tạ/ha đến
18 tạ/ha. Cuộc cách mạng này đã lan từ nước Anh sang nước Bỉ, Hà Lan,
Đức. Sau này người ta đưa thêm cây khoai tây vào trong cơ cấu đó, do khoai
tây có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn lúa mì ba lần.
Ngô lai ra đời đã đẩy mạnh sản lượng thức ăn chăn nuôi ở Mỹ và thúc
đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Người ta nhận thấy cây ngô có thể cho năng
suất cao gấp ba lần so với cây lúa mì trong cùng một điều kiện khí hậu. Trong
cuộc cách mạng xanh diễn ra ở một số nước trên thế giới, giống lúa và lúa mỳ
năng suất cao ngắn ngày đã được đưa vào cơ cấu cây trồng, không những làm
cho sản lượng cây lương thực tăng một cách nhanh chóng ở đất có tưới mà
còn mở thêm khả năng tăng vụ, nhất là tăng vụ cây thức ăn gia súc để phát
triển chăn nuôi.
Ở Châu Á, cuộc cách mạng xanh diễn ra đã mang lại thành tựu không
kém so với Châu Âu. Nhiều giống lúa ngắn ngày, năng suất cao áp dụng cho
việc tăng vụ ra đời. Nhờ vậy góp phần thành công lớn trong việc chuyển đổi
cơ cấu cây trồng ở nhiều quốc gia. Các nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp
và chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được nghiên cứu tiến hành mạnh mẽ ở
Châu Á.
Vào thập niên 60, các nhà sinh lý thực vật đã nghiên cứu và nhận thấy
rằng không có một loại cây trồng nào có thể sử dụng hoàn toàn triệt để tài

nguyên thiên nhiên của mỗi vùng. Chính vì thế các viện nghiên cứu nông

9


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Ngân KHCTD – K51

nghiệp trên thế giới hàng năm đã lai tạo, tuyển chọn đưa ra nhiều giống cây
trồng mới, nhiều công thức luân canh mới để tận dụng tối đa nguồn tài
nguyên đất đai của mỗi vùng làm tăng năng suất và sản lượng cây trồng trên
một đơn vị diện tích đất canh tác.
Theo nghiên cứu của viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI đã nhận định
rằng các giống lúa cây thấp, góc lá nhỏ có tiềm năng cho năng suất cao chỉ có
thể giải quyết vấn đề lương thực trong phạm vi hạn chế.
Nhật Bản là nước không được thiên nhiên ưu đãi. Điều kiện tự nhiên
không thuận lợi. Các nguồn tài nguyên nghèo nàn, bình quân diện tích đất
nông nghiệp thấp (370 m2/ người lao động). Sau chiến tranh thế giới thứ hai,
Nhật bản thiếu lương thực trầm trọng. Lúc đó định hướng nông nghiệp của
Nhật Bản là tập trung sản xuất nông nghiệp bằng mọi giá. Năm 1995 Nhật
Bản đã tự túc lương thực trong nước. Thời kỳ sau Nhật Bản đã theo hướng
lựa chọn những cây trồng đặc trưng cho từng vùng nhất định. Có tới 830.000
ha đất trồng lúa được chuyển sang các cây trồng khác. Những nơi đất trũng
chuyển sang nơi nuôi trồng thủy sản. Đất trồng lúa không hiệu quả chuyển
sang đất trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Nhật Bản coi việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng là việc làm phải đi trước một bước.
Ở Châu Á, mạng lưới nghiên cứu hệ thống cây trồng được thành lập
vào năm 1997 và đã thống nhất một số giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng
như sau:

- Tăng vụ lúa ngắn ngày, thu hoạch trước mùa lũ
- Thử nghiệm tăng vụ màu bằng các cây trồng mới, xen canh, thâm
canh tăng vụ.
- Xác định hiệu quả của các công thức luân canh. Tìm và khắc phục các
yếu tố hạn chế để phát triển công thức luân canh đạt hiệu quả cao.
Ấn độ với chương trình nghiên cứu phối hợp toàn quốc tử năm 1960
đến năm 1972, đã lấy hệ thống thâm canh tăng vụ chu kỳ một năm một lần

10


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Ngân KHCTD – K51

làm hướng phát triển sản xuất nông nghiệp. Tử hướng phát triển này Ấn Độ
đã rút ra kết luận: hệ thống canh tác ưu tiên cho cây lương thực chu kỳ một
năm hai vụ ngũ cốc và một vụ đậu đã đáp ứng được mục tiêu khai thác tối ưu
tiềm năng đất đai, nâng cao độ phì của đất và đảm bảo lợi ích của nông dân.
Việc phát triển nhiều giống cây trồng cùng với việc bố trí lại cơ cấu cây trồng
hợp lý đã giúp đất nước này trở thành một nước xuất khẩu lương thực lớn.
Một số nước ở Đông Nam Á đã có nhiều công trình nghiên cứu về hệ
thống nông nghiệp và cơ cấu cây trồng như:
• Ở Indonesia đã có mô hình thử nghiệm đưa 3 vụ lúa, 2 vụ lúa – 1 vụ
màu, 1 vụ lúa – một vụ màu trên các loại đất có tưới trong 10 tháng, 7
tháng, 5 tháng.
• Ở Philipin đã tiến hành nghiên cứu các loại cây trồng khác nhau trên
các loại chân đất khác nhau trong điều kiện có tưới và không tưới.
Qua đó ta thấy hiện nay các nhà khoa học nông nghiệp trên thế giới
đang tập trung nghiên cứu tìm ra nhiều giống cây trồng mới có khả năng thích

nghi với điều kiện khác nhau mà lại cho năng suất cao và nghiên cứu tìm ra
một hệ thống cây trồng hoàn thiện hơn, cơ cấu hợp lý hơn theo hướng kết hợp
hiệu quả kinh tế với bảo vệ môi trường, nhằm xây dựng một nền nông nghiệp
sinh thái phát triển bền vững.
2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước.
Nước ta là nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, đại bộ phận
người đân xuất thân từ nông dân. Trải qua 1000 năm Bắc thuộc và gần 100
năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và sự xâm lược của đế quốc Mỹ đã
làm cho nền nông nghiệp nước ta trở nên lạc hậu và trì trệ. Chúng đã bóc lột
sức lao động và vơ vét tài nguyên nước ta. Tuy nhiên cũng có nhiều giống cây
trồng mới được đưa vào làm cho hệ thống cây trồng ở nước ta trở nên phong
phú. Điển hình là cafe, cao su… Từ đó đã thay đổi hệ thống cây trồng nhiều
vùng trên cả nước.

11


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Ngân KHCTD – K51

Khi nền nông nghiệp còn lạc hậu thì sản xuất nông nghiệp gắn chặt chẽ
với điều kiện tự nhiên và khí hậu. Đó là nguyên nhân chủ yếu gây ra khó khăn
cho sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy cần có cơ cấu cây trồng hợp lý, phù
hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện khí hậu để giảm tối thiểu những rủi ro
mang lại.
Để xác định cơ câu cây trồng cho một vùng nào đó cần phải căn cứ
vào: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tổng tích ôn, lượng mưa… Đây là những yếu
tố rất cần thiết ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và chất lượng cây trồng.
Trong các yếu tố đó thỉ tổng nhiệt độ mỗi năm mà cây trồng ở vùng đó được

cung cấp có ảnh hưởng lớn nhất. Bởi vì nó ảnh hưởng đến thời gian ra hoa và
các yếu tố cấu thành năng suất. Ví dụ ở cây ưa nóng thì cần khoảng 78008000oC và cây ưa lạnh cần khoảng 1800-2000oC.
Bùi Quang Toản (1993) [8] cho rằng đất có vai trò như một tác nhân tiếp
nhận và tích lũy tài nguyên từ thành phần của hệ sinh thái. Đất là môi trường
sống của cây, cung cấp cho cây nước và chất dinh dưỡng để sinh trưởng và
phát triển. Mỗi loại cây trồng sinh trưởng tốt và cho năng suất cao ở một loại
đất nhất định. Ví dụ cây lúa sinh trưởng tốt trên đất thịt vừa. Cây ngô, lạc, đậu
tương sinh trưởng tốt trên đất thịt nhẹ. Cây vải thích hợp trên đất feralot vàng.
Cây cafe thích hợp đất đỏ bazan; cây cói thích hợp đất thịt nặng …
Ngoài ra mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng đều yêu
cầu về chế độ nước, chế độ nhiệt, chế độ chiếu sáng và chế độ dinh dưỡng
khác nhau. Chính vì vậy cần nắm vững yêu cầu để bố trí cây trồng hợp lý.
Theo Phạm Chí Thành (1996) [10] thì các nhân tố kinh tế xã hội có ảnh
hưởng lớn đến việc xây dựng hệ thống cây trồng hợp lý: bao gồm cơ sở vật
chất kỹ thuật, nguồn lao động, thì trường tiêu thụ, chính sách xã hội, tập quán
canh tác và kinh nghiệm sản xuất của bà con nông dân.
• Cơ sở vật chất kỹ thuật là công cụ lao động, thủy lợi, giống, phân bón.
Trong đó yếu tố thủy lợi là yếu tố quyết định đến việc thâm canh tăng vụ.

12


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Ngân KHCTD – K51

• Nguồn lao động bao gồm vấn đề vốn lao động, là một trong những vấn
đề rất cấp thiết và nan giải trong quá trình xây dựng hệ thống và cơ cấu cây
trồng.
• Thị trường tiêu thụ là đầu ra cho những sản phẩm nông nghiệp, quyết

định đến doanh thu của bà con nông dân. Thị trường là vấn đề tương đối nhạy
cảm, không nhất quán, tùy địa phương và tùy vào khả năng của từng nông
dân. Hiện nay có rất nhiều nơi sản xuất ồ ạt nhưng lại không tìm được thị
trường tiêu thụ nên năng suất cây trồng tuy cao nhưng lại không mang lại hiệu
quả kinh tế.
• Các chính sách kinh tế như thuế, đất đai, chính sách vốn đầu tư, chính
sách bảo trợ giá cho nông dân… có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông
nghiệp.
• Tập quán và kinh nghiệm sản xuất của bà con nông dân có ảnh hưởng
đến việc triển khai kĩ thuật sản xuất mới và ảnh hưởng đến năng suất cây
trồng. Việc thay đổi tập quán sản xuất của bà con nông dân theo hướng sản
xuất mới là rất khó và cần có nhiều thời gian.
Theo viện sĩ Đào Thế Tuấn (1986) [16] thì việc áp dụng biện pháp phòng
trừ tổng hợp nhằm khai thác các nguồn lợi tự nhiên, lao động và sử dụng hiệu
quả vốn đầu tư, đa dạng cây trồng, giống cây trồng là biện pháp hiệu quả để
nâng cao hiệu quả của hệ thống cây trồng.
Mỗi vùng miền đều có những đặc điểm sinh thái riêng và cần có những
cơ cấu cây trồng hợp lý, phù hợp với điều kiện sinh thái của nó để đem lại
hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích.
- Vùng đồng bằng sông Hồng:
*Tác giả Đào Thế Tuấn đã đưa ra những nhận định và yêu cầu đạt được
của hệ thống cây trồng như sau:
1. Lợi dụng tốt nhất các điều kiện khí hậu và tránh được tác hại của

13


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Ngân KHCTD – K51


thiên tai.
2. Lợi dụng tốt nhất các điều kiện đất đai, bảo vệ và nâng cao độ màu
mỡ cho đất.
3. Lợi dụng tốt các đặc tính sinh học của giống cây trồng
4. Tránh được những tác hại của sâu bệnh cỏ dại với việc sử dụng tốt
nhất các biện pháp hóa học.
5. Đảm bảo tỷ lệ hàng hóa cao, có hiệu quả kinh tế.
6. Đảm bảo hỗ trợ các ngành sản xuất chính và phát triển chăn nuôi, tận
dụng các nguồn lợi tự nhiên.
- Tác giả Bùi Huy Đáp (1979) [4] khi nghiên cứu hệ thống cây trồng
trên đất canh tác chủ yếu nhờ nước trời ở miền Bắc đã đề xuất cơ cấu cây
trồng là: 2 vụ màu đông và xuân rồi bố trí một vụ tiếp chân. Trong vụ xuân
trồng các cây màu có thời gian sinh trưởng dài ngắn khác nhau tùy theo trồng
sớm hay trồng chính vụ. Đây là chế độ canh tác có thể sử dụng triệt để tiềm
năng của các loại đất cao, cấy một vụ nhờ nước trời. Trên đất chuyên màu của
vùng đất bãi ven sông, hệ thống cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao là cây
ngô thu đông- rau màu thu đông- ngô xuân.
- Vùng trung du miền núi phía Bắc: cây họ đậu như lạc và đậu tương là
những cây trồng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống cây trồng
bền vững, đặc biệt là đối với đất dốc. Theo tác giả Trần Danh Thìn đã nghiên
cứu về việc sử dụng phân khoáng, đạm, lân và vôi trong thâm canh, không chỉ
nâng cao năng suất của việc trồng lạc và đậu tương mà còn có tác dụng tạo ra
một khối lượng chất xanh, làm tăng độ che phủ và cung cấp nhiều chất hữu cơ
cho đất qua các tàn dư thực vật, làm cải tạo độ màu mỡ cho vùng đất này.
- Vùng đất cát ven biển: theo tác giả Vũ Biệt Linh (1995) [5] để có thể
sản xuất nông nghiệp trên đất cát ven biển, cần có những biện pháp xen canh,
gối vụ các loại cây trồng họ đậu, nhằm tạo nguồn hữu cơ bổ sung cho đất. Tác
giả cũng đã cho biết việc cải thiện hệ thống cây trồng hiện có thành hệ thống


14


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Ngân KHCTD – K51

cây trồng mới, cũng đã đem lại hiệu quả cao hơn cả về kinh tế và bảo vệ đất.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: tác giả Trần An Phong (1996) [6]
cho rằng khả năng thâm canh tăng vụ và đa dạng hóa cây trồng ở vùng phù sa
chủ động nước tưới ven sông Tiền và sông Hậu cần phải đi đôi với việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tác giả khi nghiên cứu xác định hệ thống cây
trồng hợp lý cho vùng phù sa sông Tiền và sông Hậu có nhận xét: các mô
hình chuyên canh lúa đề sử dụng rất nhiều nước vào mùa khô, trong khi đó
các mô hình luân canh một vụ lúa- một vụ màu sử dụng nước tiết kiệm hơn.
- Đối với khu vực Hà Nội cũng có nhiều nghiên cứu và thử nghiệm.
Tác giả Bùi Thị Xô (1994) [18] đã tiến hành xây dựng thử nghiệm đánh giá
hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh trên các vùng đất khác nhau
của Hà Nội và thu được kết quả như sau:
• Vùng thâm canh: hiệu quả kinh tế đạt 115-339% so với mô hình cũ
• Vùng đất trũng: với công thức luân canh lúa xuân- cá giống hiệu
quả kinh tế đạt được kết quả cao. Tổng giá trị sản phẩm là 72 triệu đồng
/ha/năm.

15


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Ngân KHCTD – K51

PHẦN III

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2010
3.2 Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành tại huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội: phòng
kinh tế và phát triển nông thôn, trạm khuyến nông, phòng tài nguyên và môi
trường và hợp tác xã Đại Thành, Tân Phú, Tân Hòa.
3.3 Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện khí hậu, đất đai, kinh tế, xã hội tác động đến tình hình sản
xuất nông nghiệp của huyện Quốc Oai.
- Điều tra kinh tế nông hộ tại 3 xã: Đại Thành, Tân Phú, Tân Hòa.
- Nghiên cứu cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống, năng suất của một số cây
trồng hằng năm trên đất lúa tại 3 xã Đại Thành, Tân Phú, Tân Hòa.
3.4 Nội dung nghiên cứu
- Số liệu về khí hậu huyện Quốc Oai.
- Tình hình sử dụng đất của huyện Quốc Oai.
- Điều tra hiện trạng cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống tại địa phương với
việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên: đất đai, các nguồn lực
kinh tế xã hội có sẵn như lao động dư thừa. Từ đó đánh giá hiệu quả của cơ
cấu cây trồng. Phân tích hiệu quả của công thức luân canh đang sử dụng trên
địa bàn huyện Quốc Oai.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện
Quốc Oai.
- Một số giải pháp kỹ thuật góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ
cấu cây trồng tại huyện Quốc Oai. Từ đó rút ra công thức luân canh phù hợp.

16



Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Ngân KHCTD – K51

3.5 Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập thông tin thứ cấp từ trung tâm khí tượng thủy văn tại thành
phố Hà Nội; phòng kinh tế, phòng thống kê.
- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA)
- Điều tra kinh tế nông hộ và biện pháp kỹ thuật canh tác.
- Phương pháp nghiên cứu đồng ruộng tại huyên Quốc Oai thành phố
Hà Nội.
- Phương pháp phân tích hệ thống và phương pháp phân tích thống kê
để đánh giá đúng bản chất của hiện tượng và các kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích hệ sinh thái nông nghiệp:
+ Xác định hệ: phác họa các hệ phụ của hệ sinh thái nông nghiệp và các
thành phần của chúng.
+ Phân tích mẫu: xác định các thuận lợi và khó khăn trong quản lý hệ.
- Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế:
*Tổng thu: GR=P*Q
Trong đó GR là tổng thu
P là giá bán
Q là sản lượng.
* Tổng chi phí khả biến:
TVC = chi phí vật tư + Công lao động + Chi phí nhiên liệu +
các chi phí khác
* Lãi thuần: RAVC = GR- TVC
* Hiệu quả/ đồng vốn = GR/TVC
Trong đó TVC là tổng chi phí khả biến
GR là tổng thu.


17


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Ngân KHCTD – K51

• Tỷ suất lợi nhuận biên:
GRm - GRc
MBCR=
TVCm – TVCc
Trong đó
GRm: tổng thu của kỹ thuật mới
GRc: tổng thu của kỹ thuật cũ
TVCm: tổng chi phí biến động của kỹ thuật mới
TVCc: tổng chỉ phí của kỹ thuật cũ.
Nếu MBCR >1.3 nên áp dụng kỹ thuật mới.
- Phương pháp xử lý số liệu theo chương trình Excel

18


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Ngân KHCTD – K51
PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Quốc Oai:

4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Quốc Oai là một huyện nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội,
cách trung tâm thành phố 30 km về phía tây, cách quận Hà Đông 18 km và thị
xã Sơn Tây 24 km có tọa độ như sau:
-

Vĩ độ Bắc: Từ 20o54’ đến 21o04’

-

Kinh độ đông từ 105o28’38” đến 105o43’50”
Ranh giới địa lý của huyện Quốc Oai giáp các huyện Phúc Thọ và

Thạch Thất về phía Bắc, giáp huyện Chương Mỹ về phía Nam, giáp huyện
Hoài Đức về phía Đông và giáp huyện Lương Sơn ( Hòa Bình) về phía Tây
Diện tích tự nhiên của huyện Quốc Oai khoảng 147 km 2 bao gồm thị
trấn Quốc Oai và 20 xã với tổng số dân là 163.174 người, mật độ dân số là
1.114 người/km2 ( Niên giám thống kê 2007-2008)
Là một huyện mới sát nhập vào Hà Nội, Quốc Oai có vị trí quan trọng
trong kế hoạch phát triển thủ đô, vì vậy sẽ có rất nhiều sự biến đổi về cơ cấu
kinh tế.
Với hệ thống đường giao thông khá phát triển, tuyến đường Láng –
Hòa Lạc qua huyện với chiều dài 9km là tuyến đường chiến lược của thủ đô
Hà Nội với chuỗi Đô thị Miếu Môn- Xuân Mai- Hòa Lạc – Sơn Tây, Quốc
Oai có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội.
Quốc Oai nằm trên khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng,
địa hình khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi. Nhìn tổng quát địa
hình từ Tây sang Đông được chia thành 3 vùng địa hình chính:
Vùng đồi thấp: Nằm ở phía Tây huyện gồm các xã: Đông Xuân, Phú


19


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Ngân KHCTD – K51

Cát, Phú Mãn, Hòa Thạch, Đông Yên là vùng bán sơn địa. Địa hình trong
vùng không đồng đều, gồm những đồi thấp xen kẽ các đồi trũng. Đất gò đồi
có độ cao phổ biến 20-25m, cốt đất dưới ruộng từ 7-10m. Đất đai chủ yếu
nằm trên nền đá phong hóa xen lẫn lớp sỏi đá ong. Tầng đất canh tác thấp.
Vùng đồi gò bị cắt xẻ theo sườn dốc, làm phát sinh nhiều khe rãnh,
suối nhỏ, mặt đất bị rửa trôi, vì vậy phần lớn diện tích đất của vùng này bị bạc
màu nghiêm trọng.
Với đặc điểm như vậy nên rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp
và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
Vùng nội đồng gồm 7 xã Ngọc Mỹ, Thạch Thán, Nghĩa Hương, Cấn
Hữu, Ngọc Liệp, Tuyết Nghĩa, Liệp Tuyết có độ cao từ 5-7m, có xu hướng
giảm dần về phía Tây Nam.
Vùng bãi Đáy ven sông gồm 8 xã, 01 thị trấn là Sài Sơn, Tân Phú,
Phượng Cách, Yên Sơn, Đồng Quang, Tân Hòa, Cộng Hòa, Đại Thành và Thị
trấn Quốc Oai. Có độ cao giảm từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Tuy nhiên
những ô trũng ở Cộng Hòa có độ cao tuyệt đối từ 1,5-3m. Trên bề mặt vùng
bãi còn một số núi sót như quần thể đá vôi Sài Sơn.
Với đặc điểm như trên huyện có thể phát triển đa dạng các loại cây
trồng vật nuôi. Trong đó có nhứng loại cây công nghiệp, cây ăn quả mang lại
giá trị kinh tế cao, song đặt ra khó khăn cho công tác thủy lợi.
4.1.1.2 Điều kiện khí hậu
Nói đến sản xuất nông nghiệp không thể không nói đến yếu tố khí hậu.

Bởi vì khí hậu là yếu tố có vai trò quyết định đến sinh trưởng và phát triển của
các loại cây trồng. Khí hậu quyết định đến thời vụ trồng, cơ cấu trồng của
từng vùng. Nó là yếu tố khó điều chỉnh nhất. Đối với nền nông nghiệp hiện
đại thì sản xuất nông nghiệp được tiến hành trong nhà kính. Khi đó viêc điều
chỉnh khí hậu sẽ thật dễ dàng với từng loại cây trồng cụ thể. Tuy nhiên ở nước
ta việc đầu tư sản xuất nông nghiệp hiện đại vượt quá khả năng của bà con

20


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Ngân KHCTD – K51

nông dân nên nó không được áp dụng rộng rãi. Vì vậy sản xuất nông nghiệp
vẫn phụ thuộc rất lớn vào khí hậu. Quốc Oai thuộc vùng đồng bằng sông
Hồng nên khí hậu ở đây cũng mang điểm chung của khí hậu đồng bằng bắc
bộ: chế độ nhiệt đới gió mùa ẩm. Mùa hè nóng và mưa nhiều. Mùa đông lạnh
và mưa ít.
Nhiệt độ trung bình năm 23-34 oC. Lượng mưa trung bình năm 16501800mm. Trong 15 năm qua, lượng mưa năm cao nhất là 2300mm (1994),
năm thấp nhất là 1200mm (1995). Hàng năm Quốc Oai chịu ảnh hưởng của
2-3 cơn bão, gió thường dưới cấp 8 cấp 9. Những năm gần đây ít có sương
muối, song một số năm có xoáy lốc cục bộ gây hại đối với cây cối và nhà
cửa. Do đặc điểm của địa hình, địa mạo, Quốc Oai có 2 tiểu vùng khí hậu
khác nhau.
Vùng đồng bằng nằm phía Đông sông Tích, độ cao chủ yếu dưới 10m,
mang đặc điểm khí hậu vùng đồng bằng. Nhiệt độ trung bình hằng năm là
23,8 oC, cao nhất (tháng 6) là 37,5oC, thấp nhất tháng 1 là 14oC. Trong năm có
khoảng 1600-1700h nắng, độ ẩm trung bình 82-86%.
Vùng đồi gò thấp: nằm phía tây sông Tích, độ cao trung bình 15-52m,

khí hâu ôn hòa hơn vùng đồng bằng. Nhiệt độ trung bình 23,5 oC, lượng mưa
cao hơn vùng đồng bằng 100-150mm, thuận lơi cho phát triển cây công
nghiệp, cây ăn quả trong điều kiện tưới ở vùng gò đồi khá khó khăn.
Để đánh giá rõ hơn đặc điểm của khí hậu đến sản xuất nông
nghiệp huyện Quốc Oai chúng tôi tiến hành thu thập số liệu khí tượng năm
2008 – 2009 kết quả thể hiện trong bảng sau.

21


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Ngân KHCTD – K51

Bảng 4.1 Đặc điểm khí hậu Quốc Oai năm 2008- 2009
Ẩm độ

Nhiệt độ

Giờ nắng

Lượng

Tối cao

Tối thấp

TB

giờ/tháng


mưa mm

1

26,7

9,1

16,8

63,4

22,1

khí %
82

2

27,2

10,6

17,8

38,1

26.5


87

3

27,3

12,2

20,4

39,3

47,5

85

4

33,7

17,6

24,3

88,2

66,6

84


5

36,2

21,2

28,5

168,6

186,6

85

6

35,7

22,4

29,9

173,6

174,8

82

7


36,2

24,3

29,9

169,5

252

83

8

38,4

22,5

29,5

150,2

1885,9

83

9

36,2


21,2

28,3

155,8

197,7

84

10

32,8

18,9

27,5

143,7

132,5

82

11

31,3

13,5


24,2

133,2

79,8

79

12

25,6

9,9

22,5

95,5

23,5

80

TB

-

-

22,1


118,3

221,3

83

Tổng

-

-

8530

1419,5

1397,6

-

Tháng

không

Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn thành phố Hà Nội

22


Khóa luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Ngân KHCTD – K51

Biểu đồ 1: Diễn biến nhiệt độ qua các tháng trong năm

Qua số liệu ở bảng 4.1 ta thấy rằng:
Nhiệt độ: diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng trong năm có sụ biến
đổi rất lớn, thấp nhất là tháng 1 (16,80C) cao nhất là tháng 6 (29,80C), chênh
lệnh nhau 13,1 oC. Các tháng mùa hè chênh lệnh ít hơn, vì vậy trong nhiều
năm do rét đậm kéo dài, mạ chết ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của các
tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ nói chung và huyện Quốc Oai nói riêng. Nhiệt
độ trung bình các tháng mùa hạ cao hơn 25 oC, mùa đông thấp hơn 20 oC.
Nhiệt độ trung bình trong năm là 22,1 oC. Tổng nhiệt độ trung bình trong năm
là 8530.
Số giờ nắng: Qua bảng số liệu trên cho thấy, số giờ nắng trong năm có
xu hướng tăng dần từ tháng 3 đến tháng 6 và giảm dần từ tháng 7 đến tháng
12. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm 1419,5h. Trong đó số giờ nắng
nhiều nhất là tháng 7 (174,2h), tháng có số giờ nắng thấp nhất là thang 2
(38,1h). Mức độ chênh lệch số giờ nắng giữa tháng nhiều nhất và tháng ít nhất
(136,1h). Số giờ nắng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và
chất lượng cây trồng. Vì vậy việc bố trí cơ cấu cây trồng phải căn cứ vào yêu

23


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Ngân KHCTD – K51

cầu của cây với cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng sao cho thích

hợp nhằm đạt năng suất cao.
Lượng mưa: Qua bảng trên chúng ta có thể đánh giá được lương mưa
của huyện như sau: Chế độ mưa được phân theo mùa rõ rệt. Tổng lượng mưa
trung bình trong năm là 139,6mm, Lượng mưa trung bình các tháng trong
năm phân bố không đều tập trung nhiều nhất vào tháng 5 đến tháng 9 trung
bình là 174-252mm, cao nhất là tháng 8 là 252,1mm. Có nhiều trận lượng
mưa có thể lên tới 100mm, gây ngập úng ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp. Vào mùa khô hanh (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) lượng mưa
giảm mạnh và thấp nhất vào tháng 1 đạt 22,1mm. Thời gian này lượng mưa ít
hơn lượng nước bốc hơi, nên cây trống thường gặp hạn vì vậy nên quan tâm
đến cây trồng trong thời gian này. Cuối mùa khô thường hạn, độ âm không
khí tăng là điều kiện sâu bệnh phát triển ảnh hưởng tời năng suất cây trồng.
Ẩm độ: Huyện Quốc Oai có độ ẩm không khí khá cao, trung bình năm
là 83%. Mùa đông vào những ngày khô hanh độ ẩm xuống 79-80%. Tháng có
độ ẩm trung bình cao nhất là tháng 2-3 là 87%. Độ ẩm không khí cao tạo điều
kiện thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây trồng cũng chính là nguyên
nhân làm cho sâu bệnh phát triển. Do đó trong sản xuất nông nghiệp cần quan
tâm đến vấn đề bảo vệ thực vật đặc biệt bảo vệ cây trồng vụ xuân.
Tóm lại: những đặc điểm thời tiết khí hậu huyện Quốc Oai mang đặc
điểm khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Chế độ nhiêt, mưa, gió, nắng…đã ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng và tạo sự
phát triển đa dạng các loại cây trồng theo cơ cấu mùa vụ khác nhau. Điều này
đặt ra cho huyện Quốc Oai phải xây dựng cơ cấu cây trồng và mùa vụ hợp lý
để nâng cao tính an toàn, tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.3 Điều kiện về đất đai
Quốc Oai là huyện có vị trí địa lý là chuyển tiếp của miền núi và đồng
bằng. Vì vậy thành phần các loại đất rất đa dạng. Gồm các loại đất sau: đất

24



Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Ngân KHCTD – K51

phù sa sông Hồng, đất phù sa Gley, đất phù sa úng nước, đất lầy thụt, đất đỏ
vàng trên đá phiến sét, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng biến đổi do
trồng lúa nước.
* Đât phù sa sông Hồng: loại đất này có diện tích 1.202,87 ha, phân bố
ở các xã Sài Sơn, Phượng cách, Yên Sơn, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành.
Về lý tính đất này có màu nâu tươi, hình thái phẫu diện khá đồng nhất.
Về hóa tính đất này có phản ứng ít chua ở tầng đất mặt, càng xuống sâu
độ pHkcl càng tăng.Hàm lượng mùn trung bình 1,6%, hàm lượng lân 1,7%,
hàm lượng kali 1,58%.
Phần lớn đất này nằm trên địa hình bằng phẳng, chủ yếu trồng lúa, hoa
màu. Loại đất này có vị trí quan trọng, dần được sử dụng hợp lý và đầu tư
thâm canh tăng vụ, sản xuất các loại nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
* Đất phù sa Gley
Loại đất này có diện tích 3.649,91 ha, phân bố tập trung ở các xã vùng
nội đồng Ngọc Mỹ, Thạch Thán, Nghĩa Hương, Cấn Hữu, Ngọc Liệp, Tuyết
Nghĩa, Liệp Tuyết.
Về lý tính đất này có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ cấp hạt sét ở các
tầng rất cao và tăng theo chiều sâu của phẫu diện.
Về hóa tính đất này có phản ứng chua, hàm lượng mùn cao (2,5%),
Đạm và Kali tổng số cao (0,22% và 1,6%), lân tổng số thấp (0,073%), kali dễ
tiêu trung bình.
Đất phù sa Gley là đất chuyên trồng lúa, ở những chân đất có địa hình
tương đối cao, dễ thoát nước, có thể sản xuất 3 vụ ( 2 lúa – 1 màu). Phần lớn
đất này được thâm canh khá cao, có vị trí quan trọng trong sản xuất lương
thực của huyện.

* Đất phù sa úng nước
Đất này có diện tích 210,89 ha, phân bố tập trung ở các xã Cộng Hòa
và Đồng Quang.

25


×