Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

khảo sát ảnh hưởng của một số loại nông dược và thức ăn nhân tạo đối với bọ rùa sáu vệt đen (menochilus sexmaculatus fab.) trong điều kiện phòng thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
………  ………

NGÔ THẾ NHỰT

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI NÔNG
DƯỢC VÀ THỨC ĂN NHÂN TẠO ĐỐI VỚI BỌ RÙA
SÁU VỆT ĐEN (Menochilus sexmaculatus Fab.)
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH NÔNG NGHIỆP SẠCH

Cần Thơ, 06/2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
………  ………

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI NÔNG
DƯỢC VÀ THỨC ĂN NHÂN TẠO ĐỐI VỚI BỌ RÙA
SÁU VỆT ĐEN (Menochilus sexmaculatus Fab.)
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ


NGÀNH NÔNG NGHIỆP SẠCH

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện:

ThS. Phạm Kim Sơn

Ngô Thế Nhựt
MSSV: 3083348
Lớp: NNS k34

Cần Thơ, 06/2012


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha mẹ, anh chị lời cảm ơn sâu sắc tận đáy lòng con. Gia đình đã luôn lo
lắng, hy sinh, chu cấp, động viên con trong mọi hoàn cảnh, để con có thời gian học
tập thật tốt đạt được kết quả như ngày hôm nay.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
ThS. Phạm Kim Sơn, người đã tận tình hướng dẫn, cho em những lời
khuyên hết sức bổ ích tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn
Quý Thầy, Cô của khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng, trường Đại học
Cần Thơ đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong quá trình học.
Cô cố vấn học tập: PGS. TS. Nguyễn Mỹ Hoa đã tận tình giúp đỡ em và
những lời khuyên hết sức bổ ích tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa học
2008-2012.
Tập thể các bạn sinh viên lớp Nông Nghiệp Sạch khóa 34, trường Đại học

Cần Thơ đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Xin trân trọng ghi nhớ và gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè đã giúp đỡ,
tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
NGÔ THẾ NHỰT

i


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

I.

LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ và tên: Ngô Thế Nhựt
Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 18/05/1990
Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: Ninh Kiều - Cần Thơ
Hộ khẩu thường trú: P. An Lạc, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

II.

QUÁ TRÌNH HỌC TẬP:

1. Tiểu học:
Thời gian đào tạo từ năm: 1996 – 2001
Trường: Tiểu học An Lạc
Địa chỉ: Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
2. Trung học cơ sở:
Thời gian đào tạo từ năm: 2001 – 2005

Trường: Trung học cơ sở Tân An
Địa chỉ: Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
3. Trung học phổ thông:
Thời gian đào tạo từ năm: 2005 – 2008
Trường: Trung học phổ thông bán công Phan Ngọc Hiển
Địa chỉ: Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
4. Đại học:
Năm 2008-2012: Sinh viên lớp Nông Nghiệp Sạch K34, Bộ môn Khoa học
đất, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.

Cần Thơ, ngày …. Tháng…. năm 2012
Người khai ký tên

Ngô Thế Nhựt

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào đã công bố trước đây.

Cần Thơ, ngày …. Tháng…. năm 2012
Sinh viên thực hiện

Ngô Thế Nhựt

iii



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
----o0o---NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Xác nhận đề tài:
“Khảo sát ảnh hưởng của một số loại nông dược và thức ăn nhân tạo đối

với bọ rùa sáu vệt đen (Menochilus sexmaculatus Fab.) trong điều kiện phòng
thí nghiệm”
Do sinh viên:
Ngô Thế Nhựt

MSSV: 3083348

Lớp Nông Nghiệp Sạch Khóa 34 - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
- Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ 01/2012 đến 05/2012.
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thông qua.
Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

ThS. Phạm Kim Sơn


iv


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
----o0o---XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

Xác nhận đề tài:
“Khảo sát ảnh hưởng của một số loại nông dược và thức ăn nhân tạo đối

với bọ rùa sáu vệt đen (Menochilus sexmaculatus Fab.) trong điều kiện phòng
thí nghiệm”
Do sinh viên:
Ngô Thế Nhựt

MSSV: 3083348

Lớp Nông Nghiệp Sạch Khóa 34 - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
- Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ 01/2012 đến 05/2012.

Ý kiến của Bộ môn:
……………………………………………………………………………........
.................................................................................................………………………..
……………………………………………………………………..………………….
……………………………………………………………………..………………….
……………………………………………………………………..………………….
……………………………………………………………………..………………….
……………………………………………………………………...............................


Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2012

v


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
----o0o---XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp thuận đề tài:
“Khảo sát ảnh hưởng của một số loại nông dược và thức ăn nhân tạo đối

với bọ rùa sáu vệt đen (Menochilus sexmaculatus Fab.) trong điều kiện phòng
thí nghiệm”
Do sinh viên:
Ngô Thế Nhựt

MSSV: 3083348

Lớp Nông Nghiệp Sạch Khóa 34 - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
- Trường Đại học Cần Thơ thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày….. tháng…..
năm 2012
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức: ..............................
Ý kiến của hội đồng:
……………………………………………………………………………....…
.......................................................................................................................................
…………………………………………………………………………………….......
..……………………………………………………………………………….........…
………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..................

Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2012
Chủ tịch hội đồng

vi


NGÔ THẾ NHỰT, 2012: “Khảo sát ảnh hưởng của một số loại nông dược và thức
ăn nhân tạo đối với bọ rùa sáu vệt đen (Menochilus sexmaculatus Fab.) trong điều
kiện phòng thí nghiệm”. Luận văn Tốt nghiệp Đại học ngành Nông Nghiệp Sạch
Khóa 34, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: ThS. Phạm Kim Sơn

TÓM LƯỢC
Những năm gần đây bọ rùa ăn thịt đã được xếp vào nhóm côn trùng có ích trong
công tác bảo vệ thực vật, chúng có khả năng ăn mồi cao, đặc biệt là trên những loài
gây hại quan trọng cho cây trồng như rầy mềm và rệp sáp (rệp sáp giả). Trong tự
nhiên, nhiều loài bọ rùa giữ vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa mật số côn
trùng gây hại. Nhằm khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật
(BVTV) và bước đầu nghiên cứu thức ăn nhân tạo cho việc nuôi nhân bọ rùa sáu
vệt đen để từ đó có được những kiến thức cơ bản làm cơ sở cho công tác phòng trừ
dịch hại tổng hợp (IPM). Với lý do này, trên cơ sở tiếp nối các kết quả nghiên
cứu đã thực hiện trước, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: “Khảo sát ảnh hưởng
của một số loại nông dược và thức ăn nhân tạo đối với bọ rùa sáu vệt đen
(Menochilus sexmaculatus Fab.) trong điều kiện phòng thí nghiệm” đã được thực
hiện từ tháng 01/2012 đến tháng 05/2012 tại trường Đại hoc Cần Thơ. Thu mẫu
ngẫu nhiên bọ rùa sáu vệt đen ngoài đồng về thực hiện 2 thí nghiệm là nuôi nhân
bằng 16 công thức thức ăn nhân tạo khác nhau bao gồm thức ăn dạng đặc và dạng
sệt và thí nghiệm xử lý thành trùng bọ rùa với 20 loại thuốc BVTV là: Nissorun
5EC, Comite 73EC, Alfamite 15EC, Takare 2EC, Anvil 5SC, Tilt Super 300EC,
Bonanza 100SL, Fuan 40EC, Map Famy 700WP, Prevathon 5SC, Virtako 40WG,

Vertimec 1.8EC, Altach 5EC, Ammate 150SC, Lyphoxim 41SL, Gramoxone 20SL,
Whip'S 7.5EW, Onecide 15EC, Clincher 10EC, Anco 600SL trong phòng thí
nghiệm, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Đại

vii


Học Cần Thơ. Với cách tác động là phun trực tiếp lên thành trùng bọ rùa. Kết quả
thu được như sau:
Đối với thuốc trừ nhện, hai loại thuốc có ảnh hưởng gây chết khá cao lên bọ rùa là
Takare 2EC và Alfamite 15EC. Hai loại thuốc còn lại là Nissorun 5EC và Comite
73EC tương đương nhau, tác động rất ít đến bọ rùa sáu vệt đen.
Đối với thuốc trừ bệnh cây, cả năm loại thuốc Bonanza 100SL, Anvil 5SC, Fuan
40EC, Map Famy 700WP và Tilt Super 300EC được sử dụng trong thí nghiệm đều
không có tác động và rất an toàn cho bọ rùa sáu vệt đen.
Đối với thuốc trừ sâu, cả bốn loại thuốc đều có ảnh hưởng gây chết rất cao lên bọ
rùa. Thuốc Virtako 40WG và Altach 5EC có tác dụng gây chết nhanh nhất, kế đến
là thuốc Ammate 150SC tương đương với thuốc Vertimec 1.8EC có tác động chậm
hơn. Thuốc Prevathon 5SC có ảnh hưởng rất thấp với bọ rùa.
Đối với thuốc trừ cỏ, thuốc Anco 600SL và Whip’S 7.5EW có ảnh hưởng nhẹ lên bọ
rùa, các loại thuốc còn lại là Lyphoxim 41SL, Onecide 15EC, Gramoxone 20SL và
Clincher 10EC hầu như không có ảnh hưởng lên bọ rùa.
Qua kết quả thí nghiệm 16 loại thức ăn nhân tạo nuôi bọ rùa sáu vệt đen, cho thấy
11 công thức thức ăn dạng đặc chưa phù hợp nuôi bọ rùa. Với 5 công thức thức ăn
dạng sệt cho thấy loại thức ăn được kết hợp giữa bột sữa, bột nhộng tằm, mật ong
và nước là ưu thế hơn, đạt tỷ lệ thành trùng là 25% và thời gian trung bình từ ấu
trùng đến thành trùng là 21,81 ngày.

viii



MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................. ix
DANH SÁCH HÌNH............................................................................................... xiii
DANH SÁCH BẢNG .............................................................................................. xiv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... xv
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................... 3
1.1. Bọ rùa sáu vệt đen Menochilus sexmaculatus Fab. (Coleoptera:
Coccinellidae) .................................................................................................. 3
1.1.1. Sự phân bố và ký chủ ................................................................................ 3
1.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh học .................................................................. 3
1.1.2.1. Trứng ................................................................................................. 4
1.1.2.2. Ấu trùng ............................................................................................. 4
1.1.2.3. Nhộng ................................................................................................ 5
1.1.2.4. Thành trùng ........................................................................................ 5
1.1.2.5. Giai đoạn trước đẻ trứng của thành trùng ........................................... 5
1.1.3. Khả năng ăn mồi ....................................................................................... 6
1.1.4. Hiện tượng ăn thịt lẫn nhau ....................................................................... 6
1.1.5. Khả năng tự vệ .......................................................................................... 6
1.2. Rầy mềm ......................................................................................................... 6
1.3. Một số nghiên cứu về thức ăn nhân tạo nuôi nhân bọ rùa thiên địch trên
thế giới ............................................................................................................. 7

ix


1.4. Ảnh hưởng của nhân nuôi liên tiếp các thế hệ đến khả năng sinh sản, tỷ
lệ nở của trứng và trưởng thành bọ rùa sáu vệt đen trong phòng thí

nghiệm ............................................................................................................. 8
1.5. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến rầy mềm và bọ rùa bắt mồi trên
ruộng đậu ....................................................................................................... 9
1.6. Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ rùa sáu vệt đen
trong điều kiện phòng thí nghiệm ................................................................ 9
1.7. Đặc tính của một số loại thuốc BVTV dùng trong thí nghiệm .................... 9
1.7.1. Đặc tính của một số loại thuốc trừ nhện dùng trong thí nghiệm ................. 9
1.7.1.1. Nissorun 5EC ..................................................................................... 9
1.7.1.2. Comite 73EC.................................................................................... 10
1.7.1.3. Alfamite 15EC ................................................................................. 10
1.7.1.4. Takare 2EC ...................................................................................... 11
1.7.2. Đặc tính của một số loại thuốc trừ bệnh cây dùng trong thí nghiệm ......... 11
1.7.2.1. Anvil 5SC ........................................................................................ 11
1.7.2.2. Tilt Super 300EC ............................................................................. 12
1.7.2.3. Bonanza 100SL ................................................................................ 12
1.7.2.4. Fuan 40EC ....................................................................................... 13
1.7.2.5. Map Famy 700WP ........................................................................... 13
1.7.3. Đặc tính của một số loại thuốc trừ sâu dùng trong thí nghiệm.................. 14
1.7.3.1. Prevathon 5SC ................................................................................. 14
1.7.3.2. Virtako 40WG .................................................................................. 14
1.7.3.3. Vertimec 1.8EC................................................................................ 15
1.7.3.4. Altach 5EC....................................................................................... 15

x


1.7.3.5. Ammate 150SC ................................................................................ 16
1.7.4. Đặc tính của một số loại thuốc trừ cỏ dùng trong thí nghiệm ................... 17
1.7.4.1. Lyphoxim 41SL ............................................................................... 17
1.7.4.2. Gramoxone 20SL ............................................................................. 17

1.7.4.3. Whip’S 7.5EW ................................................................................. 18
1.7.4.4. Onecide 15EC .................................................................................. 19
1.7.4.5. Clincher 10EC.................................................................................. 19
1.7.4.6. Anco 600SL ..................................................................................... 20
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................... 22
2.1. Phương tiện .................................................................................................. 22
2.1.1. Thời gian và địa điểm ................................................................................ 22
2.1.2. Nguyên liệu, thiết bị và hóa chất sử dụng .................................................. 22
2.2. Phương pháp................................................................................................. 23
2.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc BVTV đối với bọ rùa sáu vệt
đen qua phun thuốc trực tiếp lên bọ rùa trong điều kiện phòng thí nghiệm 23
2.2.2. Khảo sát thức ăn nhân tạo đối với bọ rùa sáu vệt đen ................................. 24
2.3. Phân tích số liệu ............................................................................................ 26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 27
3.1. Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc BVTV đối với bọ rùa sáu vệt
đen qua phun thuốc trực tiếp lên bọ rùa trong điều kiện phòng thí
nghiệm ......................................................................................................... 27
3.1.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ nhện đối với bọ rùa
sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm ......................................... 27
3.1.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ bệnh đối với bọ rùa
sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm ......................................... 29

xi


3.1.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ rùa
sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm ......................................... 31
3.1.4. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ cỏ đối với bọ rùa
sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm ......................................... 33
3.2. Khảo sát một số loại thức ăn nhân tạo đến sự sinh trưởng và phát triển

của bọ rùa sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm ........................ 35
3.2.1. Đánh giá một số loại thức ăn nhân tạo dạng đặc đến sự sinh trưởng và
phát triển của ấu trùng bọ rùa sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí
nghiệm ................................................................................................... 35
3.2.2. Đánh giá một số loại thức ăn nhân tạo dạng sệt đến sự sinh trưởng và
phát triển của ấu trùng bọ rùa sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí
nghiệm ................................................................................................... 36
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 45
4.1. Kết luận ......................................................................................................... 45
4.2. Đề nghị .......................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 47
PHỤ CHƯƠNG ....................................................................................................... 50

xii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

3.1

Biến động hiệu lực của một số loại thuốc trừ nhện đối với bọ rùa sáu
vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 02/2012

3.2

31


Biến động hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ rùa sáu
vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 03/2012

3.4

13

Biến động hiệu lực của một số loại thuốc trừ bệnh đối với bọ rùa sáu
vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 02/2012

3.3

Trang

32

Biến động hiệu lực của một số loại thuốc trừ cỏ đối với bọ rùa sáu
vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 03/2012

35

3.5

Ruộng đậu trắng và đậu bắp thu mẫu thành trùng bọ rùa sáu vệt đen

44

3.6

Máy phun thuốc và hộp nhựa làm thí nghiệm


44

3.7

Trứng và ấu trùng bọ rùa mới nở

45

3.8

Hộp nuôi ấu trùng bọ rùa trong phòng thí nghiệm

45

3.9

Ấu trùng hóa nhộng và thành trùng bọ rùa

45

xiii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

2.1


Thành phần của một số công thức thức ăn nhân tạo dạng đặc

3.1

Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ nhện đối với bọ rùa sáu vệt
đen trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 02/2012

3.2

36

38

Trọng lượng (mg) và chiều dài (mm) của ấu trùng bọ rùa ăn đối với
3 công thức thức ăn dạng sệt trong điều kiện phòng thí nghiệm

3.8

34

Chu kỳ sinh trưởng (ngày) của bọ rùa sáu vệt đen đối với 5 công
thức thức ăn dạng sệt trong điều kiện phòng thí nghiệm

3.7

32

Số ấu trùng sinh trưởng và phát triển của bọ rùa sáu vệt đen đối với
11 công thức thức ăn dạng đặc trong điều kiện phòng thí nghiệm


3.6

30

Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ cỏ đối với bọ rùa sáu vệt đen
trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 03/2012

3.5

28

Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ rùa sáu vệt đen
trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 03/2012

3.4

26

Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ bệnh đối với bọ rùa sáu vệt
đen trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 02/2012

3.3

Trang

40

Tỷ lệ tồn tại (%) của bọ rùa sáu vệt đen qua các giai đoạn đối với
thức ăn dạng sệt trong điều kiện phòng thí nghiệm


xiv

42


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Diễn giải ý nghĩa

BR

Bọ rùa

BVTV

Bảo vệ thực vật

CT

Công thức

Cty TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

IPM

Integrated Pest Management


NT

Nghiệm thức

RM

Rầy mềm

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

Tb

Trung bình

T1

Ấu trùng tuổi 1

T2

Ấu trùng tuổi 2

T3

Ấu trùng tuổi 3

T4


Ấu trùng tuổi 4

TT

Thành trùng

xv


MỞ ĐẦU

Ngày nay cùng với sự thâm canh cao và việc sử dụng nhiều thuốc hóa học
làm thay đổi cân bằng tự nhiên cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các
loài sâu hại ngày càng gia tăng, làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng và năng suất
của nông sản. Trong các nguyên nhân đó không thể không nhắc tới các loài sâu hại
như: sâu ăn tạp, sâu xanh da láng, sâu tơ... Đối với cây họ đậu, rầy mềm là một
trong những loài gây hại quan trọng. Rầy chích hút nhựa trên đọt non, lá non làm
cho cây mất chất dinh dưỡng, trở nên còi cọc, chất lượng nông sản kém. Tuy nhiên,
phương pháp duy nhất mà nông dân lựa chọn không ngần ngại là phun thuốc hóa
học. Sự gia tăng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong những năm gần đây đã ảnh
hưởng không nhỏ đến côn trùng có ích, làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến
sức khỏe con người. Nông nghiệp Việt Nam đang hướng tới một nền nông nghiệp
sạch và bền vững, trong đó biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là nền tảng.
Triển vọng sử dụng bọ rùa trong đấu tranh sinh học bảo vệ cây trồng ở Việt Nam là
rất lớn, do có rất nhiều loài bọ rùa có ích đồng thời phát triển. Hệ bọ rùa có ích ở
Việt Nam rất phong phú, tuy nhiên từ trước đến nay chưa được điều tra một cách có
hệ thống. Năm 1976, Viện BVTV đã công bố danh sách bọ rùa gồm 63 loài và phân
loài, trong đó có 48 loài có ích. Cho tới nay số loài bọ rùa có ích trong khu hệ bọ
rùa Việt Nam lên tới 165 loài, thuộc 5 phân họ, 60 giống, trong đó có 159 loài ăn

rầy mềm và những sinh vật nhỏ khác hại thực vật. Việc sử dụng các loài thiên địch
sẽ mở ra một hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp. Thành phần thiên địch của
rầy mềm có khá nhiều loài, trong đó các loài bọ rùa ăn thịt có vai trò quan trọng và
chiếm ưu thế trên các ruộng đậu là bọ rùa Menochilus sexmaculatus Fabricius. Do
đó, nghiên cứu nhân nuôi các loài bọ rùa thiên địch ngày càng được quan tâm và
chú trọng, từ đó đề xuất các biện pháp bảo vệ, khích lệ sự gia tăng của các loài thiên
địch trên đồng ruộng cũng như phát huy tối đa được hiệu quả phòng trừ của chúng
ngoài đồng ruộng. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về
thức ăn nhân tạo cũng như phương pháp nhân nuôi bọ rùa thiên địch nói chung và
bọ rùa sáu vệt đen nói riêng. Chúng mới được nhắc đến qua sự xuất hiện trên đồng
1


ruộng với vai trò là thiên địch của các loài rầy mềm hại cây trồng. Đối với ĐBSCL
là địa bàn nông nghiệp lớn nhất nước nói chung và Cần Thơ nói riêng, hầu như
chưa có nghiên cứu nào về nhân nuôi bọ rùa thiên địch. Do vậy, đề tài: “Khảo sát
ảnh hưởng của một số loại nông dược và thức ăn nhân tạo đối với bọ rùa sáu vệt đen
(Menochilus sexmaculatus Fab.) trong điều kiện phòng thí nghiệm” đã được thực
hiện nhằm đánh giá tác động của một số loại thuốc BVTV đối với bọ rùa sáu vệt
đen ngoài tự nhiên, đồng thời hiểu rỏ hơn về thức ăn nhân tạo thích hợp để nuôi
nhân bọ rùa trong điều kiện phòng thí nghiệm. Từ đó, làm cơ sở khoa học cho việc
xây dựng quy trình phòng trừ dịch hại theo hướng bền vững, thân thiện và an toàn
môi trường sinh thái.

2


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. Bọ rùa sáu vệt đen Menochilus sexmaculatus Fab. (Coleoptera:

Coccinellidae)
1.1.1. Sự phân bố và ký chủ
Bọ rùa sáu vệt đen Menochilus sexmaculatus Fab. là loài côn trùng bắt mồi
ăn thịt phổ biến trên nhiều loại cây trồng và có phân bố khắp nơi trong cả nước, đã
ghi nhận bọ rùa sáu vệt đen trên các cây trồng sau: Ngô, cao lương, đậu tương, đậu
xanh, đậu ván, đậu đũa, đậu trạch, đậu cô ve, lạc, bông, đay, muồng, điền thanh, lúa,
khoai tây, khoai lang, cây ăn quả có múi, mía, keo đậu (Phạm Văn Lầm, 1997).
Theo kết quả điều tra của Nguyễn Thị Thu Cúc (2010) ghi nhận bọ rùa sáu vệt đen
là loài có mật số hiện diện rải rác suốt năm cao nhất trong tất cả các loài bọ rùa ăn
mồi đã phát hiện trên nhiều địa bàn khác nhau thuộc thành phố Cần Thơ và một số
vùng phụ cận, hiện diện khá phổ biến trên các nhóm cây trồng khác nhau (lúa, cây
ăn trái, rau màu) ở khắp các địa bàn khảo sát. Tuy nhiên mật số trên lúa, cam quýt,
bưởi, cây rau ăn lá và cây rau ăn trái thường rất thấp do nông dân sử dụng rất nhiều
thuốc trừ sâu. Có tần số xuất hiện cao trên các ruộng đậu nành và đậu phộng ít phun
thuốc, mật số có lúc lên đến 2-3 con/cây, có thể do trên cây họ đậu mật số rầy mềm
thường cao hơn. Ký chủ chính của bọ rùa sáu vệt đen là rầy mềm (Aphis glycines,
Aphis craccivora, Aphis citricola, Aphis brassicae,…) ngoài ra chúng cũng có thể
tấn công trên một số loại sâu ăn lá như sâu ăn tạp, sâu xanh da láng và sâu tơ.
1.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh học
Kết quả khảo sát của Nguyễn Thị Thu Cúc (2010) cho thấy vòng đời của M.
sexmaculatus trong điều kiện phòng thí nghiệm (T°C: 28-30, RH%: 75-85) biến
động trong khoảng từ 21-29 ngày (Tb: 25,5  2,88). Thành trùng đực, cái lúc mới
vũ hoá có màu vàng nhạt sau chuyển sang màu đỏ cam, kích thước con cái (5,08 
0,23mm x 4,12  0,19mm) lớn hơn con đực (4,11  0,29mm x 3,49  0,34mm).
Vòng đời bọ rùa M. sexmaculatus trải qua 4 giai đoạn: trứng (2,6  0,4 ngày), ấu
trùng (4,9  0,8 ngày) qua 4 tuổi, nhộng (2,9  0,8 ngày) và thành trùng (3,3  0,8
3


ngày). Thời gian hoàn thành vòng đời là 13,7  1,5 ngày, tỷ lệ hoàn thành vòng đời

của bọ rùa M. sexmaculatus rất cao 75,58 % (Huỳnh Thị Tố Quyên, 2009).
1.1.2.1. Trứng
Một bọ rùa cái trưởng thành có thể đẻ trung bình 114,2-130,0 trứng (đẻ ít
nhất khoảng 97 trứng, đẻ nhiều nhất khoảng 139 trứng). Trứng có màu vàng sáng,
sắp nở chuyển thành màu nâu xám đến xám đen. Trứng được đẻ thành từng cụm,
dựng đứng, thường ở gần nơi có con mồi (Phạm Văn Lầm, 1997). Giai đoạn trứng
kéo dài hai ngày, trứng thường được xếp thành từng cụm khoảng từ 5 đến 20
trứng/cụm ở mặt dưới của lá và được xếp thẳng đứng với mặt dưới lá nhờ một chất
keo dính giúp cho một đầu của trứng dính được vào mặt dưới của lá. Trứng của loài
này nở tương đối đồng loạt, có tỷ lệ nở rất cao khoảng 95-98% (Nguyễn Thị Thu
Cúc, 2010).
1.1.2.2. Ấu trùng
Ấu trùng mới nở dính với vỏ trứng, thường có màu sáng đục, sau đó có màu
nâu tối. Màu sắc cơ thể thay đổi theo tuổi của chúng. Ở tuổi lớn, bọ rùa non có màu
xám tối với các vệt loang lổ sáng màu. Đầu thường màu vàng sáng, 2 mép bên đầu
màu tối. Rìa mép trước của tấm lưng ngực trước sáng màu. Dọc chính giữa mặt
lưng 3 đốt ngực có đường chỉ nhỏ sáng màu. Giữa mép bên mảnh lưng của các đốt
ngực có gai thịt dài. Chính giữa mảnh lưng đốt ngực 2 và 3 có đốm sáng màu với
các gai thịt ngắn cũng sáng màu. Trên mặt lưng phần bụng có 6 hàng gai thịt. ở 2
mép bên dưới sát mặt bụng có hàng gai thịt sáng màu. Riêng mặt lưng đốt bụng 1
và 4 có các gai thịt đều sáng màu (Phạm Văn Lầm, 1997). Giai đoạn ấu trùng gồm
có 4 tuổi, ấu trùng tuổi 1 (T1) kéo dài từ 1-4 ngày (Tb: 1,58  0,77 ngày) (tuổi này
ấu trùng có tập tính ăn thịt lẫn nhau), ấu trùng tuổi 2 (T2) kéo dài từ 1-2 ngày (Tb:
1,75  0,44 ngày), T3 kéo dài từ 2-3 ngày (Tb: 2,83  0,37 ngày), T4 có thời gian
kéo dài hơn các tuổi khác, từ 4-5 ngày (Tb: 4,06  0,22 ngày) (Nguyễn Thị Thu
Cúc, 2010).

4



1.1.2.3. Nhộng
Là nhộng trần. Xác ấu trùng tuổi cuối làm thành đám nhăn nhúm ở đuôi
nhộng. Nhộng có màu nâu xám với các vân tối màu. Các vân đen này thường xếp
thành 2 hàng dọc ở giữa mặt lưng nhộng. Mép sau mầm cánh có dải màu đen khá
rộng (Phạm Văn Lầm, 1997). Giai đoạn nhộng phát triển trong khoảng thời gian từ
3-4 ngày, trung bình 3,83  0,37 ngày (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
1.1.2.4. Thành trùng
Tấm lưng ngực trước đen, nhưng 2 phần mép bên và phần trước màu vàng
nhạt. Trong mảng đen giữa tấm lưng ngực trước thường có 2 chấm màu vàng sáng
thông với phần vàng mép bên, tạo cho tấm lưng ngực trước có hình mỏ neo. Hai
cánh cứng có 3 đôi vệt đen ngang. Đường giáp cánh có dải đen rộng. Mặt dưới cơ
thể màu vàng đỏ (Phạm Văn Lầm, 1997).
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2010) con trưởng thành cơ thể có hình trứng
ngắn, gần bán cầu, nhẵn bóng, mặt bụng phẳng. Mắt kép màu đen, mảnh lưng ngực
trước có màu vàng xen lẫn màu đen (mảnh lưng ngực trước đen, nhưng hai phần
bên và phần trước có màu vàng nhạt) phủ kín đầu. Mảnh mai đen, có chiều rộng gần
bằng 1/7 chiều rộng mảnh lưng ngực trước. Râu đầu có 11 đốt hình dùi trống. Râu
đầu hơi ngắn hơn khoảng cách giữa hai mắt, chùy râu rõ và khớp chắc, đốt thứ 9
ngang, đốt đỉnh của chùy râu đầu thon nhỏ về phía trước, đốt gốc râu phình to vào
phía trong. Cặp cánh trước màu đỏ (đôi khi màu vàng da cam), mỗi bên có 3 đôi vệt
đen hay còn gọi là dãy vân đen (dãy vân đen ở giữa dài nhất hình lượn sóng, kế đến
là dãy đen thứ nhất và ngắn nhất là dãy đen cuối cùng có dạng hình trứng dài). Rìa
cánh có đường giáp cánh màu đen. Bàn chân có 4 đốt, đốt thứ 3 nhỏ. Chân và đùi
màu nâu, ống chân và bàn chân cũng có màu nâu. Mặt dưới cơ thể phần ngực và
phần bụng cũng màu nâu.
1.1.2.5. Giai đoạn trước đẻ trứng của thành trùng
Thành trùng thường bắt cặp sau khi vũ hóa một giờ và đẻ trứng lần đầu tiên
sau khi vũ hóa từ 7-9 ngày (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).

5



1.1.3. Khả năng ăn mồi
Loài bọ rùa sáu vệt đen Menochilus sexmaculatus Fab.: một con trưởng
thành có thể ăn 46,6  12,5 đến 49,3  14,0 con rầy mềm trong 1 ngày, ấu trùng có
thể ăn trung bình 1 ngày 27,9  8,3 đến 76,2  17,2 con rầy mềm (Huỳnh Thị Tố
Quyên, 2009). Kết quả cũng phù hợp với Phạm Văn Lầm (2002) một cá thể M.
sexmaculatus trưởng thành trong vòng 24 giờ có thể tiêu diệt trung bình 29,1-49,3
ấu trùng tuổi 2 và tuổi 3 của loài rầy mềm Aphis craccivora. Khả năng ăn mồi của
bọ rùa trưởng thành đực thường thấp hơn so với trưởng thành cái.
1.1.4. Hiện tượng ăn thịt lẫn nhau
Hiện tượng này phổ biến ở bọ rùa khi thức ăn trở nên khan hiếm. Không chỉ
con trưởng thành mà ấu trùng cũng ăn trứng và ấu trùng cùng loài. Thường thì ấu
trùng và bọ rùa trưởng thành mới nở còn mềm yếu là đối tượng bị sát hại (Hoàng
Đức Nhuận, 1982).
1.1.5. Khả năng tự vệ
Bọ rùa trưởng thành và ấu trùng tự vệ bằng những giọt dịch vàng tiết ra từ
khớp đầu gối. Chất tiết đó xua đuổi kẻ thù bằng mùi hắc, sự bốc hơi nhanh và vị
đắng của nó. Những đặc tính ấy có lẽ là do chất cantharidin gây ra (Hoàng Đức
Nhuận, 1982).
1.2. Rầy mềm
Rầy mềm thuộc họ Aphididae, bộ Cánh đều Homoptera. Họ Aphididae gồm
các loài có cơ thể rất mềm, kích thước nhỏ, có cánh hoặc không cánh, cơ thể thường
có dạng trái lê, có một đôi ống bụng ở phía cuối bụng. Râu đầu gồm nhiều đốt. Tại
vùng nhiệt đới, chu kỳ sinh trưởng của rầy mềm rất ngắn, từ 5-7 ngày. Sinh sản đơn
tính và hữu tính xen kẽ nhau. Trên cây họ đậu thường hiện diện hai loài rầy mềm là
Aphis glycines và Aphis craccivora. Chúng gây hại bằng cách chích hút các bộ phận
non của cây như lá non, búp, chồi non, hoa và trái non. Chỗ bị chích hút thường
xuất hiện những chấm vàng hoặc đen. Nếu bị nặng, nơi bị rầy chích hút sẽ biến


6


dạng, quăn queo. Nhiều loài rầy mềm có khả năng truyền bệnh siêu vi khuẩn cho
cây trồng (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
1.3. Một số nghiên cứu về thức ăn nhân tạo nuôi nhân bọ rùa thiên địch trên
thế giới
Theo Khan và Khan (2002) ghi nhận trong năm giai đoạn phát triển của bọ
rùa Menochilus sexmaculatus thì các con mồi là rầy mềm sống (Myzus persicae)
được tiêu thụ trung bình là 7, 35, 42, 105, và 240 cá thể mỗi ngày tương ứng. BR có
được tỷ lệ sống sót cao hơn và phát triển nhanh hơn, sự gia tăng trọng lượng trung
bình là cao hơn khi được cho ăn rầy mềm sống. Tuy nhiên, tỷ lệ đẻ trứng thấp hơn
khi cho ăn con mồi khô và đông lạnh của cùng một loài rầy mềm và ghi nhận hiện
tượng không đẻ trứng trong thí nghiệm với thức ăn là bột gan gà. Tuổi thọ trung
bình là 166 ngày khi cho ăn chế độ ăn tự nhiên (rầy mềm sống) so với chế độ ăn
nhân tạo là 63 ngày. Chế độ ăn nhân tạo có thể được sử dụng để vượt qua thời kỳ
khan hiếm nguồn thức ăn tự nhiên, nhưng không phù hợp cho sinh sản. Kết quả ghi
nhận của Maurice et al. (2011) cho thấy khi nuôi bọ rùa Coccinella transversalis
Fab. với ký chủ chính là rầy mềm A. craccivora, U. compositae, L. erysimi, A.
gossypii, R. maidis, H. setariae và H. coriandri. Với thức ăn thay thế là rệp sáp và
thức ăn nhân tạo là mật ong, si-rô đường và phấn hoa thì cả hai loại chỉ có tác dụng
hổ trợ sự sinh trưởng và phát triển nhưng không phù hợp cho sinh sản.
Theo kết quả nghiên cứu của Boonsa-nga et al. (2009) ghi nhận thức ăn
nhân tạo nuôi bọ rùa sáu vệt đen Menochilus sexmaculatus Fab. (Coleoptera:
Coccinellidae) đã được phát triển thành 2 loại, thức ăn dạng sệt và dạng đặc. Trong
các loại thức ăn dạng sệt thì bột nhộng ong là thích hợp nhất để nuôi ấu trùng bọ rùa
và chúng có thể phát triển đến giai đoạn trưởng thành với tỷ lệ 75%. Ngoài ra, thời
gian phát triển từ ấu trùng T1 đến TT là ngắn nhất, trung bình 9,50 ± 1,32 ngày. Bột
gan gà có thể sử dụng để nuôi ấu trùng, nhưng chỉ có 25% TT. Trong khi trứng gà,
lòng đỏ trứng và bột gan heo không phải là loại thức ăn thích hợp cho bọ rùa M.

sexmaculatus. Các loại thức ăn dạng đặc bao gồm 4 công thức: 1) Bột nhộng ong +

7


glucose + nấm men, 2) Bột nhộng ong + sucrose + nấm men, 3) Bột gan gà +
sucrose + nấm men và 4) Bột nhộng ong + bột gan gà + sucrose + nấm men. Kết
quả cho thấy chế độ ăn 1, 2, 3 và 4 nuôi ấu trùng mang lại tỷ lệ phần trăm của TT
tương ứng là 20, 25, 15 và 65. Thời gian từ ấu trùng T1 đến TT là 13,75 ± 0,96,
13,40 ± 152, 12,67 ± 1,53 và 11,62 ± 0,96 ngày tương ứng.
Kết quả nghiên cứu của Silva et al. (2009) khi nuôi bọ rùa Eriopis connexa
Germar (Coleoptera: Coccinellidae) với 17 loại thức ăn khác nhau cho thấy tỷ lệ
thành trùng của E. connexa là cao hơn khi ấu trùng của nó được nuôi bằng trứng
của Anagasta kuehniella Zeller (Lepidoptera: Pyralidae) đông lạnh một ngày là
92,5% hoặc kết hợp với chế độ ăn nhân tạo là mật ong và nước là 82,5-100%. Khả
năng tồn tại từ ấu trùng đến trưởng thành là 72,5% khi cho ăn với trứng của A.
kuehniella đông lạnh một ngày kết hợp với thức ăn cho vật nuôi. Kết quả không thu
được thành trùng của E. connexa khi cho ăn độc lập thức ăn nhân tạo. Khả năng tồn
tại thấp và thời gian từ ấu trùng đến thành trùng dài hơn khi cho ăn với trứng của A.
kuehniella đông lạnh sáu tháng hoặc kết hợp trứng với thức ăn nhân tạo. Cả hai chế
độ ăn riêng biệt trứng của A. kuehniella đông lạnh một ngày hoặc kết hợp với thức
ăn nhân tạo là thích hợp hơn cả để nuôi bọ rùa thiên địch.
1.4. Ảnh hưởng của nhân nuôi liên tiếp các thế hệ đến khả năng sinh sản, tỷ lệ
nở của trứng và trưởng thành bọ rùa sáu vệt đen trong phòng thí nghiệm
Theo Nguyễn Quang Cường và Trương Xuân Lam (2011) khi nuôi bọ rùa
sáu vệt đen bằng rầy mềm A. craccivora trong điều kiện phòng thí nghiệm thì kết
quả cho thấy số lượng trứng và tỷ lệ trứng nở của trưởng thành bọ rùa ở các thế hệ
nhân nuôi luôn thấp hơn so với trưởng thành sống ngoài tự nhiên và giảm dần qua
các thế hệ. Việc nhân nuôi liên tiếp các thế hệ của loài bọ rùa sáu vệt đen trong
phòng thí nghiệm đã có ảnh hưởng làm giảm khả năng sinh sản và tỷ lệ trứng nở

của trưởng thành cái ở các thế hệ sau và đặc biệt sự ảnh hưởng đến tỷ lệ nở là rất
lớn. Điều này dẫn đến sự giảm sút về sự phát triển của quần thể (khả năng nhân số
lượng) của loài bọ rùa này trong phòng thí nghiệm. Nguyên nhân bước đầu được
cho là do việc giao phối cận huyết.

8


×