Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii) luân canh trong ruộng lúa ở huyện hồng dân tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.19 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THỊ THU DUNG

THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM CÀNG XANH
(Macrobrachium rosenbergii) LUÂN CANH TRONG
RUỘNG LÚA Ở HUYỆN HỒNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THỊ THU DUNG

THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM CÀNG XANH
(Macrobrachium rosenbergii) LUÂN CANH TRONG
RUỘNG LÚA Ở HUYỆN HỒNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs.Ts. DƯƠNG NHỰT LONG
Ths. TRẦN VĂN HẬN


2012
2


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên tôi xin cảm ơn ban chủ nhiệm Khoa Thủy Sản – trường Đại Học Cần
Thơ đã tạo điều kiện cho tôi được học tập nâng cao kiến thức chuyên môn
Nuôi Trồng Thủy Sản trong thời gian qua.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy PGs.Ts Dương Nhựt Long, người
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề
tài và viết bài luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến anh Trần Văn Hận, anh Phan Hải Đăng, anh Hồ
Thanh Thái cùng các thầy cô trong Bộ Môn Kỹ Thuật Nuôi Thủy Sản Nước
Ngọt - Khoa Thuỷ Sản - Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện để tôi hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu,
Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu
đã hỗ trợ kinh phí để giúp tôi hoàn thành tốt đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các hộ nông dân ở huyện Hồng Dân – Bạc
Liêu đã tham gia tích cực, giúp đề tài hoàn thành tốt đẹp.
Và sau cùng tôi xin cảm ơn thầy cố vấn học tập và toàn thể các bạn lớp Nuôi
Trồng Thủy Sản A2 – K34.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần thơ, ngày tháng năm 2012
Nguyễn Thị Thu Dung

i


TÓM TẮT

Đề tài “Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) luân
canh trong ruộng lúa ở huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu” được thực hiện từ
tháng 10 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012. Thí nghiệm được bố trí vào bốn
ruộng nuôi, diện tích mỗi ruộng là 1ha. Tôm thả là tôm giai đoạn Post15, mật
độ thả 2 con/m2.
Tôm được nuôi trong ao dưỡng 1,5 - 2 tháng trước khi thả ra ruộng, diện tích
ao dưỡng chiếm 2% diện tích ruộng nuôi. Ao ương dưỡng và ruộng nuôi được
cải tạo kỹ trước khi tiến hành nuôi, gồm các khâu: sên vét bùn, dọn cỏ, bón
vôi, phơi khô ao và ruộng, cấp nước. Tôm nuôi trên ruộng chủ yếu dựa vào
thức ăn tự nhiên, thay nước định kỳ 2 tháng một lần. Sau 6 tháng nuôi các yếu
tố môi trường được ghi nhận như: nhiệt độ 30 - 30,710C; pH trong khoảng 7,5
đến 7,6; độ trong 32,5 - 32,67 cm; Oxy: 4,3 - 4,4ppm; N-NH4+: 0,6 - 0,8 ppm;
P-PO43-: 0,12-0,15ppm; H2S: 0,06-0,07 ppm; COD: 19,17-20,83 ppm. Hầu hết
các yếu tố đều thích hợp cho nuôi tôm càng xanh, các yếu tố như N-NH4+, PPO43-, H2S, COD có xu hướng tăng dần về cuối vụ, đặc biệt H2S vào tháng
cuối thu hoạch vượt mức chịu đựng của tôm càng xanh. Khối lượng của tôm
càng xanh sau 6 tháng nuôi đạt 37,19 ± 16,40 - 42,25 ± 24,88 g/con. Năng suất
mô hình đạt từ 146 - 202 kg/ha, tỷ lệ sống đạt từ 18,3 - 24,1%, lợi nhuận trung
bình 11.138.074 ± 3.501.239 đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận trung bình đạt 78,9 ±
19 %.

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ.......................................................................................................i
TÓM TẮT...........................................................................................................ii
MỤC LỤC .........................................................................................................iii
DANH SÁCH BẢNG .........................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH .........................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................vii

Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................1
1.1 Giới thiệu. .....................................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài ........................................................................................2
1.3 Nội dung của đề tài........................................................................................2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................3
2.1 Đặc điểm sinh học tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) ..................3
2.1.1 Vị trí phân loại.........................................................................................3
2.1.2 Phân bố....................................................................................................3
2.1.3 Vòng đời..................................................................................................4
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng...............................................................................4
2.1.5 Đặc điểm sinh sản....................................................................................5
2.1.6 Đặc điểm dinh dưỡng...............................................................................5
2.1.7 Đăc điểm sinh thái môi trường.................................................................5
2.2 Tình hình nuôi tôm càng xanh .......................................................................6
2.2.1 Trên thế giới ............................................................................................6
2.2.2 Trong nước ..............................................................................................7
2.3 Một số đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội vùng thực hiện đề tài..................... 10
Phần 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................ 12
3.1 Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................... 12
3.1.1 Thời gian và địa điểm ........................................................................... 12
3.1.2 Vật liệu ................................................................................................. 12
3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 12
3.2.1 Nguồn tôm giống làm đề tài................................................................... 12
3.2.2 Bố trí thí nghiệm.................................................................................... 12
3.2.3 Tiến hành nuôi tôm................................................................................ 13
3.2.3.1 Chuẩn bị ao nuôi dưỡng và ruộng nuôi............................................. 13
3.2.3.2 Chăm sóc và quản lý ........................................................................ 13
3.2.4 Phương pháp thu và phân tích mẫu nước ............................................... 14
3.2.5 Phương pháp phân tích mẫu tăng trưởng................................................ 15
3.2.6 Phân tích hiệu quả mô hình nuôi ............................................................ 15

3.2.7 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................... 15
Phần 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..................................................................... 16
4.1 Các yếu tố thủy lý hóa của ruộng nuôi ......................................................... 16
4.1.1 Các yếu tố thủy lý .................................................................................. 16
4.1.1.1 Nhiệt độ ........................................................................................... 16
4.1.1.2 pH.................................................................................................... 17
4.1.1.3 Độ trong........................................................................................... 17
4.1.2 Các yếu tố thủy lý hóa ........................................................................... 18

iii


4.1.2.1 Oxy.................................................................................................. 18
4.1.2.2 N-NH4+ ............................................................................................ 19
4.1.2.3 P-PO43- ............................................................................................. 20
4.1.2.4 H2S .................................................................................................. 20
4.1.2.5 COD ................................................................................................ 21
4.2 Tăng trưởng của tôm trong ruộng nuôi ........................................................ 22
4.3 Năng suất tỷ lệ sống của tôm ....................................................................... 24
4.4 Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi..................................................................... 24
Phần 5: KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT ........................................................................ 27
5.1 Kết luận....................................................................................................... 27
5.2 Đề xuất ........................................................................................................ 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 28
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 32

iv


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1 Chu kỳ lột xác của tôm ở các giai đoạn khác nhau.
Bảng 3.1 Thông tin nông hộ
Bảng 3.2 Thức ăn cho tôm trong hệ thống nuôi
Bảng 4.1 Các yếu tố nhiệt độ, pH, độ trong của các ruộng nuôi
Bảng 4.2 Hàm lượng Oxy hòa tan, N-NH4+, P-PO43-, H2S và COD ở các ruộng
nuôi (đơn vị là ppm)
Bảng 4.3 Tăng trưởng của tôm qua các tháng nuôi
Bảng 4.4 Năng suất và tỷ lệ sống của mô hình nuôi
Bảng 4.5 Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm luân canh trên ruộng lúa
Bảng 4.9 Sự tăng trưởng của tôm qua các tháng nuôi

v


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Vòng đời tôm càng xanh
Hình 2.2: Bảng đồ hành chính huyện Hồng Dân
Hình 4.1 Biến động nhiệt độ của các ruộng nuôi trong các đợt thu mẫu
Hình 4.2 Biến động pH của các ruộng nuôi trong các đợt thu mẫu
Hình 4.3 Biến động của độ trong ở các ruộng nuôi trong các đợt thu mẫu
Hình 4.4 Biến động hàm lượng Oxy ở các ruộng nuôi qua các lần thu mẫu
Hình 4.5 Biến động hàm lượng N-NH4+ ở ruộng nuôi qua các lần thu
Hình 4.6 Biến động hàm lượng P-PO43- ở các ruộng nuôi qua các lần thu
Hình 4.7 Biến động hàm lượng H2S ở các ruộng nuôi qua các lần thu
Hình 4.8 Biến động hàm lượng COD ở các ruộng nuôi qua các lần thu

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long.
AIT: Asian Institute of Technology.

vii


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung cũng như thủy sản nói riêng, Đồng
Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đứng đầu cả nước về hai thế mạnh trên. Bởi
lẽ, nơi đây có một vị trí địa lý thuận lợi với hệ thống sông ngòi chằng chịt,
lượng mưa phong phú, khí hậu nhiệt đới thích hợp cho nhiều thực vật và động
vật, góp phần làm nên sự đa dạng giống loài động thực vật nơi đây. Cụ thể
ĐBSCL đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản,
30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượng thủy sản của cả nước
( Giá trị xuất khẩu thủy sản lớn, theo thống kê
chính thức từ Tổng cục Hải quan, năm 2010 ngành thủy sản của Việt Nam
xuất khẩu 1,4 triệu tấn, trị giá gần 5,1 tỷ USD.
Nói đến nông nghiệp ở ĐBSCL thì cây lúa là đối tượng chủ lực của vùng, mùa
khô nơi đây làm một số nơi có địa hình gần biển như Kiên Giang, Bạc Liêu,
Trà Vinh, Sóc Trăng gặp khó khăn trong việc trồng lúa. Bên cạnh đó do hệ
thống sông ngòi đều thông ra biển nhờ các cửa sông nên mùa khô nước mặn
thường xâm nhập vào nội địa, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên
ngày nay, người dân nhiều vùng có nước mặn xâm nhập đã tận dụng nguồn
nước lợ đưa vào các ruộng lúa để nuôi tôm sú, góp phần tăng thu nhập làm đời
cho sống người nông dân ổn định hơn, đa dạng hóa các mô hình sản xuất nông
nghiệp.
Hiện nay có nhiều tỉnh của ĐBSCL đang triển khai rộng rãi mô hình này như:
Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Bến Tre, Kiên Giang và Long An.

Tổng diện tích khoảng 120.000 ha và tỉnh có diện tích lớn nhất là Kiên Giang
có khoảng 60.000 ha (www.nongnghiep.vn). Tỉnh Bạc Liêu là một trong các
tỉnh đang áp dụng mô hình tôm lúa. Theo điều tra kết quả nuôi trồng thủy sản
năm 2010 của tỉnh, thủy sản trên đất tôm - lúa 22.134 ha, sản lượng: Tôm sú
5.440 tấn; tôm càng xanh 419 tấn (www.baclieu.gov.vn). Trong đó huyện
Hồng Dân sản xuất nông nghiệp đến năm 2010, huyện có hai vùng sản xuất
ổn định: Vùng sản xuất theo mô hình luân canh tôm - lúa - cá kết hợp có diện
tích 26.000 ha. Vùng chuyên canh cây lúa chất lượng cao khoảng 9.000 ha
( Nhờ đó thu
nhập cũng như đời cho sống người dân nơi đây được cải thiện đáng kể.
Ngoài con tôm sú là đối tượng nuôi chủ yếu ở nước lợ, thì bên cạnh đó cũng
có nhưng đối tượng khác như tôm càng xanh. Đây là đối tượng được nhiều nơi

1


chọn nuôi kết hợp với ruộng lúa rất phổ biến. Nhằm góp phần vào sự phát triển
bền vững và ổn định của mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa vào
những tháng có nước mặn xâm nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người dân, đề tài “Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium
rosenbergii) luân canh trong ruộng lúa ở huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu”
được thực hiện.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất
của tôm càng xanh, góp phần cung cấp các thông số kỹ thuật làm cơ sở để phát
triển mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa vào mùa khô.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Theo dõi một số yếu tố môi trường nước trong ruộng nuôi.
Khảo sát tăng trưởng, tỷ lệ sống, năng suất và hiệu quả tài chính của mô hình.


2


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)
2.1.1 Vị trí phân loại
Tôm càng xanh có tên khoa học là Macrobrachium rosenbergii được định
danh vào năm 1879 do De Man đặt tên. Đây là một trong những loài giáp xác
chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế lớn của vùng ĐBSCL. Tôm càng xanh có vị
trí phân loại như sau:
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Lớp phụ: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ: Palaemonidae
Giống: Macrobrachium
Loài: Macrobrachium rosenbergii De Man (1879)
2.1.2 Phân bố

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tôm càng xanh phân bố ở tất cả các thủy
vực nước ngọt và các thủy vực nước lợ của nhiều vùng trên thế giới (Nguyễn
Việt Thắng, 2003). Tôm phân bố ở khu hệ Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái
Bình Dương. Cụ thể tôm phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á và một khu vực khá
hẹp của Đông Bắc Á, giới hạn từ Ấn Độ đến phía Đông của nước Úc và đảo
Solomon như: Thái Lan, Ấn Độ, Miến Điện, Singapore, Nhật Bản, Hồng
Kông, Philippine , Indonesia, Australia, Việt Nam và khu vực Tây Nam Thái
Bình Dương, chủ yếu ở các khu vực từ Châu Úc đến New Guinea (Nguyễn
Việt Thắng, 2003).
Ở Việt Nam, tôm càng xanh phân bố tự nhiên từ Nha Trang trở vào đến Đồng

Bằng Nam Bộ và tập trung chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ở các thuỷ
vưc có độ mặn 18‰ đôi khi cả 25‰ vẫn thấy tôm xuất hiện. Môi trường sống
của tôm càng xanh đa dạng trong thủy vực nước trong cũng như nước đục
(FAO, 1985).

3


2.1.3 Vòng đời
Theo Ling và Omerica (1962); Nguyễn Thanh Phương (2003), vòng đời tôm
càng xanh được chia thành 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm
trưởng thành.
Khi tôm đã trưởng thành, chúng thường sống ở vùng nước ngọt như: sông,
rạch, ao hồ… trong lúc này chúng thành thục, phát dục và giao vĩ đẻ trứng.
Khi tôm ôm trứng chúng có xu thế bơi ra vùng nước lợ từ 6-18‰, ở đó ấu
trùng được nở ra và sống trôi nổi theo kiểu phù du. Sau 11 lần lột xác với 12
giai đoạn biến thái, ấu trùng (Nauplius) biến thành hậu ấu trùng (Post Larvae)
lúc này tôm con di cư về vùng nước ngọt, sống và lớn lên ở đây (Nguyễn
Thanh Phương và ctv., 2003).

Hình 2.1: vòng đời tôm càng xanh
(Nguồn: />2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Trong quá trình lớn lên, tôm trải qua nhiều lần lột xác, chu kỳ lột xác của tôm
tùy thuộc nhiều yếu tố như kích cỡ tôm, nhiệt độ, thức ăn, giới tính, và điều
kiện sinh lý. Tôm càng xanh tuân theo qui luật chung của tôm là tôm nhỏ chu
kỳ lột xác ngắn hơn tôm lớn, đều trải qua các giai đoạn tiền lột xác, lột xác,
hậu lột xác và giữa chu kỳ lột xác (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).

4



Bảng 2.1: Chu kỳ lột xác của tôm ở các giai đoạn khác nhau (ở nhiệt độ
280C) (Sandifer và Smith, 1985, trích bởi Nguyễn Thanh Phương và Trần
Ngọc Hải, 2003)
Trọng lượng (g/con)
2-5
6-10
11-15
16-20
21-25
26-35
36-60

Chu kỳ lột xác (ngày)
9
13
17
18
20
22
22-24

2.1.5 Đặc điểm sinh sản
Trong tự nhiên, tôm thành thục và giao vĩ xảy ra hầu như quanh năm. Tùy
từng nơi mà chỉ tập trung vào những mùa chính, ở ĐBSCL có hai mùa tôm
sinh sản chính là khoảng tháng 4 - 6 và tháng 8 - 10. Tôm cái thành thục lần
đầu ở khoảng 3 - 3,5 tháng kể từ hậu ấu trùng 10-15 ngày tuổi (PL10 - 15).
Kích cỡ tôm nhỏ nhất đạt thành thục được ghi nhận là khoảng 10 – 13 cm và
7,5 g. Tuy nhiên, tuổi thành thục và kích cỡ thành thục của tôm còn phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố như môi trường và thức ăn (Nguyễn Thanh Phương và

ctv., 2003).
2.1.6 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm càng xanh là loài ăn tạp nghiên về động vật, thức ăn tự nhiên của chúng
là các loại nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn
thể, các mảnh cá vụn, các loài tảo, mùn bã hữu cơ và cát mịn. Tôm tìm thức ăn
bằng cơ quan xúc giác (râu).
Tôm càng xanh trưởng thành là loài ăn tầng đáy, nó sử dụng nhiều loại động
vật khác nhau để làm thức ăn từ nhuyễn thể, giáp xác đến to sợi và kể cả chất
thối rửa hữu cơ và tôm cũng ăn thức ăn viên công nghiệp. Tôm thường bắt mồi
nhiều vào chiều tối và sáng sớm, tôm thường bò trên mặt đáy ao, dùng càng
nhỏ đưa mồi vào miệng. Đặc tính của tôm càng xanh nếu không đủ thức ăn,
chúng hay ăn lẫn nhau khi lột xác, đây là đặc tính của loài.
2.1.7 Đặc điểm sinh thái môi trường
Nhiệt độ: loài thích nghi với biên độ nhiệt độ rộng từ 18 - 34oC, nhiệt độ tốt
nhất là 26 - 31oC, ngoài phạm vi nhiệt độ trên tôm sẽ sinh trưởng chậm hay
khó lột xác.

5


pH: thích hợp 7 – 8,5, pH dưới 6,5 hay trên 9,0 tôm sinh trưởng kém. Nếu pH
< 5 tôm hoạt động yếu và chết sau vài giờ. Khi gặp môi trường có pH thấp tôm
sẽ nổi đầu, dạt vào bờ, mang đổi màu, mang và các phụ bộ bị lở loét, tôm bơi
lội chậm chạp và chết sau đó.
Đối với tôm càng xanh, nồng độ muối cũng là một yếu tố quan trọng. Vì chỉ
tiêu này giới hạn vùng phấn bố cũng như môi trường sống của tôm. Nguyễn
Việt Thắng (1995), độ mặn 5‰ được xem là an toàn với tôm còn nhỏ (3 - 5
cm), ở độ mặn 18‰ là giới hạn an toàn đối với tôm trưởng thành. Nguyễn
Thanh Phương và ctv., (2003), khả năng chịu đựng môi trường sống của tôm
còn tùy thuộc vào nhiệt độ của nước, ở độ mặn 2 - 5‰ tôm lớn tương đối

nhanh hơn so với ở 0‰ và nhanh hơn nhiều so với 15‰. Trong nuôi tôm độ
mặn tốt nhất không quá 10‰.
Oxy hòa tan: đảm bảo oxy hòa tan là 5 ppm.
Độ mặn: Tôm thích hợp nồng độ muối từ 0-16‰, nhưng tốt nhất từ 5 - 10‰.
NH3: < 1 ppm.
NO2 : < 1 ppm.
H2S : < 1,0 ppm
Độ kiềm: 50-150ppm.
(Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003)
2.2 Tình hình nuôi tôm càng xanh
2.2.1 Trên thế giới
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một trong những đối tượng
quan trọng trong nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản. Tình hình nuôi tôm bắt
đầu phát triển mạnh nhất khi Ling (1969) nghiên cứu thành công qui trình sản
xuất giống tôm càng xanh nhân tạo.
Theo FAO (2002), tổng sản lượng tôm càng xanh trên thế giới đạt trên
119.000 tấn, đạt giá trị 410 triệu USD vào năm 2000. Châu Á, đặc biệt là
Trung Quốc, được xem là nơi sản xuất tôm càng xanh chủ yếu với 95% tổng
sản lượng tôm càng xanh trên thế giới. Theo báo cáo mới nhất năm 2003, chỉ
riêng Trung Quốc sản lượng tôm càng xanh đạt trên 300.000 tấn (Miao, 2003
trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).
Trên thế giới tôm càng xanh được nuôi bằng nhiều hình thức khác nhau như
nuôi trong ruộng lúa, nuôi trong lồng, nuôi ghép với cá, nuôi thâm canh và bán
thâm canh trong ao đất (Lê Quốc Việt, 2005).
Năng suất cũng khác nhau ở các mô hình. Trước năm 1999 năng suất tôm nuôi
trong ao có diện tích rộng đạt 1.500 - 2.250 kg/ha. Từ năm 1999 - 2000 năng

6



suất bắt đầu tăng lên 3.000 - 3.750 kg/ha. (Hồ, 2001 trích dẫn bởi Lê Quốc
Việt, 2005). Thái Lan nuôi tôm thâm canh trong ao đạt năng suất 6 - 8
tấn/ha/vụ, hay nuôi bán thâm canh trong bể xi-măng ở Mỹ năng suất đạt 4,5 5 tấn/ha/vụ. Đài Loan có năng suất bình quân 2.500 - 3.000 kg/ha, Thái Lan là
1.000 - 1.500 kg/ha.
Tùy mô hình nuôi có mật độ khác nhau. Năm 1990, Malaysia thí nghiệm nuôi
tôm càng xanh với mật độ 10 PL/m2, sau 5,5 tháng nuôi đạt năng suất 979
kg/ha, tỷ lệ sống 32,4 % (Ang và ctv., 1990 trích dẫn bởi Đoàn Quốc Khanh).
Ở Thái Lan, nuôi tôm càng xanh trong ao đất với mật độ 20 - 50 con/m2, sau 6
tháng nuôi đạt 2.500 kg/ha (New và Singholka, 1985). Năm 1982, nuôi tôm
càng xanh trong ruộng lúa, nguồn giống nhân tạo, cỡ 4,5 - 4,8 cm, mật độ thả
1,25 con/m2, sau 100 ngày năng suất đạt 370 kg/ha, tỷ lệ sống 85 %. (Lê Quốc
Việt, 2005).
So với các mô hình trên thì mô hình tôm lúa thường có mật độ và năng suất
thấp hơn. Thái Lan nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa bằng nguồn giống
nhân tạo với kích thước 4,5 - 4,8 cm, mật độ 1,25 con/m2, năng suất đạt 370
kg/ha/vụ (Janssen, 1998 trích dẫn bởi Trịnh Hoàn Văn, 2005).
Theo Haroonm (1998) nuôi tôm càng xanh luân canh lúa , năng suất bình quân
đạt 250 - 450 kg/ha/vụ (trích dẫn bởi Trịnh Hoàn Văn, 2005).
2.2.2 Tình hình trong nước
Trước năm 2000, tình hình nuôi tôm càng xanh ở nước ta lắng xuống do con
giống tự nhiên không đủ đảm bảo cho hoạt động nuôi. Từ năm 2000 trở đi, với
nhiều thành công trong sản suất giống tôm càng xanh nhân tạo, giúp nghề nuôi
tôm càng xanh phục hồi trở lại. Song song đó, Khoa Thủy Sản - Trường Đại
Học Cần Thơ và Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II triển khai hàng loạt
các cuộc khảo sát và nghiên cứu nuôi tôm càng xanh với nhiều hình thức như
mương vườn, ruộng lúa, ao đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy trước năm 1998
tổng sản lượng tôm càng xanh Việt Nam hằng năm ước tính khoảng 5.000 8.000 tấn (Trần Thanh Hiền và ctv., 2004 trích dẫn bởi Trịnh Hoàng Hảo,
2011).
Trong đó, ĐBSCL là nơi có tiềm năng rất lớn cho nghề nuôi trồng thủy sản nói
chung và nuôi tôm càng xanh nói riêng. Theo thống kê năm 2002 của Bộ Thủy

Sản, cả nước đạt khoảng 10.000 tấn tôm càng xanh mà chủ yếu là của ĐBSCL.
Nghề nuôi tôm hiện nay phổ biến ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp,
Bến Tre, Trà Vinh,Vĩnh Long với các mô hình như nuôi tôm trong mương
vườn, nuôi tôm trên ruộng lúa và nuôi đăng quầng. Năng suất tôm nuôi đạt
bình quân 184 kg/ha/vụ đối với nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, 686 kg/ha/vụ
7


đối với nuôi tôm luân canh với trồng lúa, 4.120 kg/ha/vụ đối với nuôi tôm
đăng quầng, 1.200 kg/ha/vụ đối với nuôi tôm trong ao (Nguyễn Thanh
Phương, 2003).
Một phần do đặc điểm ĐBSCL có diện tích trồng lúa rất lớn, tuy nhiên nhiều
vùng bị ngập lũ, vùng bị nước mặn xâm nhập không canh tác được lúa, nên
nuôi tôm kết hợp với trồng lúa mang lại lợi ích cao cho người dân. Có thể nuôi
xen canh tôm với lúa hoặc luân canh với những vùng có mùa lũ kéo dài hoặc
nước mặn xâm nhập trong thời gian lâu. Mô hình tôm lúa kết hợp có đặc điểm
là nuôi với mật độ thấp, phần lớn dựa vào nguồi thức ăn tự nhiên. Tuy nhiên
ngày nay, nhiều nơi nuôi luân canh mật độ 3 - 6 con/m2 thì bổ sung thêm thức
ăn chế biến như cua, ốc... Với ưu điểm dễ tiến hành, có thể tăng thêm thu nhập
cho người dân nên nhiều nghiên cứu về mô hình tôm lúa được thức hiện.
Nuôi tôm càng xanh luân canh lúa tại An Giang. Giai đoạn đầu ương tôm bột
15 ngày tuổi với mật độ 6 - 7 con/m2 trong 1,5 tháng (tôm đạt 5 - 6 cm) rồi
đem thả vào ruộng sau 6 tháng năng suất đạt 1 tấn/ha (trích dẫn bởi Phạm
Minh Truyền, 2003). Theo Sở Nông Nghiệp tỉnh An Giang năm (2010), diện
tích nuôi tôm càng xanh trong toàn tỉnh đã không ngừng tăng lên từ 5,5 ha
năm 2000 đến năm 2006 là 755 ha tận dụng mùa nước lũ nuôi tôm càng xanh
trên ruộng lúa đạt năng suất 0,7 - 1,2 tấn/ha.
Cũng tại An Giang, thực nghiệm nuôi tôm càng xanh theo mô hình tôm lúa ở
huyện Thoại Sơn, mật độ thả 5 - 7,14 con/m2 cho ăn thức ăn tươi sống, đặc
biệt là ốc bươu vàng, năng suất đạt 1,017 - 1,253 tấn/ha/vụ (trích dẫn bởi Trịnh

Hoàn Văn, 2005). Đối với mô hình tôm lúa luân canh, mật độ cao hơn so với
xen canh và điều đó giúp mô hình luân canh đạt năng suất cao hơn xen canh.
Theo Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long (2003), diện
tích nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa của tỉnh khoảng 60 ha, chủ yếu tập
trung ở huyện Măng Thít (78%), Tam Bình (15%), còn lại các huyện khác.
Năng suất mô hình đạt 150 - 350 kg/ha/vụ (trích bởi Lê Quốc Việt, 2005).
Theo Lê Quốc Việt (2005), thực nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ao đất ở
Vĩnh Long, mật độ 8 con/m2 và 12 con/m2. Sau 5 tháng nuôi năng suất đạt 858
kg/ha/vụ (8 con/m2), và 1.052 kg/ha/vụ (12 con/m2).
Nguyễn Thành Phước (2001) nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa ở huyện Tam
Bình, Vĩnh Long, với giống nhân tạo PL15, sử dụng thức ăn nhân tạo sau 6
tháng nuôi năng suất đạt 222 - 566 kg/ha, tỷ lệ sống 22,06 - 40.05%.
Cần Thơ là một trong những tỉnh nuôi tôm càng xanh nhiều. Mô hình nuôi tôm
càng xanh luân canh với lúa được thử nghiệm tại Ô Môn năm 2003 - 2004 thu
được năng suất bình quân 672 kg/ha, trong đó có ruộng đạt khá cao 815 kg/ha.
8


Tỷ lệ sống bình quân 34,3 % (Trần Thanh Hải và ctv., 2004 trích dẫn bởi Trịnh
Hoàng Hảo, 2011).
Theo Lam Mỹ Lan, Dương Nhựt Long và Jean-Claude Micha (2008) nuôi tôm
càng xanh xen canh tại Cần Thơ mật độ 2 con/m2, năng suất đạt 286 ± 32
kg/ha, tỷ lệ sống 90 ± 7,2 %, và nuôi luân canh cùng mật độ năng suất đạt 412
± 17 kg/ha, tỷ lệ sống 97 ± 2 % (tạp chí khoa học Quyển 2, 2008). Hai thí
nghiệm với hai mô hình luân canh và xen canh cùng một mật độ, tuy nhiên kết
quả cho thấy cả về năng suất và tỷ lệ sống, mô hình luân canh tôm lúa cao hơn
xen canh.
Bên cạnh đó tỉnh Trà Vinh, nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa bình quân đạt
150-200 kg/ha, nuôi bán thâm canh với mật độ 5 - 10 con/m2, năng suất bình
quân đạt 500 - 700 kg/ha/vụ (Sở Thủy Sản tỉnh Trà Vinh, 1999, trích dẫn bởi

Đoàn Quốc Khanh). Theo Phạm Minh Truyền (2003), nuôi tôm càng xanh
trong ruộng lúa tại Trà Cú-Trà Vinh, mật độ 2 con/m2, và 3 con/m2, sau 6
tháng nuôi, trong lượng tôm đạt 53,6 ± 6,6g (2 con/m2), 46,3 ± 6,6g (3
con/m2), tỷ lệ sống 14,7 ± 2,7% và 12,4 ± 4,2% đối với nghiệm thức 2 và 3
con/m2, năng suất tôm tương ứng 150 và 163 kg/ha.
Theo Dương Nhựt Long, Đặng Hữu Tâm và Trần Văn Hận (2004), thực
nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ao đất ở tỉnh Long An, mật độ 40 PL/m2.
Sau 6 tháng nuôi, trọng lượng bình quân của tôm đạt 35,5 g/con, tỷ lệ sống
giao động 16,8 - 26,3 %, năng suất dao động từ 1.600 - 3.364 kg/ha. Hiệu quả
mô hình đem lại khá cao 32,6-82,8 triệu đồng/ha/vụ.
Nguyễn Bá Quốc (2007), thực nghiệm nuôi tôm càng xanh các mật độ khác
nhau tại huyện Tam Nông - Đồng Tháp. Sau 6 tháng thả nuôi tôm đạt trọng
lượng từ 46,7 - 66,7 g/con, tỷ lệ sống dao động 9 - 35%, năng suất bình quân
504 - 2.240 kg/ha, lãi từ 2,6 - 97,4 triệu đồng/ha/vụ.
Bên cạnh các khảo sát thực tế, Khoa Thủy Sản trường Đại Học Cần Thơ thực
hiện nhiều nghiên cứu tại Khoa về vấn đề nuôi tôm càng xanh ở những độ mặn
khác nhau nhằm phát triển mạnh mô hình nuôi tôm càng xanh theo nhu cầu
hiện tại. Phạm Thành Nam (2005), tôm càng xanh kích cỡ 11,43 ± 2,94g nuôi
ở độ mặn 0‰, 15‰, 25‰, sau 4 tháng tỷ lệ sống cao nhất ở 0‰ (100%), tiếp
theo là 15‰ (96,67%), và thấp nhất là 25‰ (36,67%). Về tăng trọng, ở 0‰ và
15‰ tốc độ tăng trọng khác biệt không ý nghĩa và lần lượt là 0,15 ± 0,07
g/ngày và 0,113 ± 0,053 g/ngày, ở nghiệm thức 25‰ tốc độ tăng trưởng chậm
hơn 0,017 ± 0,014 g/ngày. Tôm càng xanh tăng trưởng nhanh và tỷ lệ sống cao
ở độ mặn từ 0 - 15‰. Những vùng có nước mặn xâm nhập với độ mặn tương
đối thấp sẽ thích hợp cho nuôi tôm càng xanh.

9


Nguyễn Thị Em (2008), thí nghiệm nuôi tôm càng xanh trong bể ở các độ mặn

0, 15, 25‰. Sau 4 tháng nuôi ở độ mặn 0‰ tỷ lệ sống 100%, 15‰ tỷ lệ sống
thấp hơn nhưng khác biệt không có ý nghĩa 96,6%, ở độ mặn cao 25% tỷ lệ
sống thấp hơn 2 thí nghiệm trước 36,6%. Kết quả đó cho thấy tôm càng xanh
sống tốt ở độ mặn thấp từ 0 - 15‰.
2.3 Một số đặc điểm tự nhiên kinh tế và xã hội của vùng thực hiện đề tài

Hình 2.2 : Bản đồ hành chính huyện Hồng Dân
(Nguồn )
Hồng Dân là một huyện phía Bắc của tỉnh Bạc Liêu, cách trung tâm thị xã Bạc
Liêu 60 km. Phía Bắc giáp tỉnh Cần Thơ, phía Nam giáp huyện Phước Long,
phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang
( />Huyện Hồng Dân có diện tích tự nhiên là 428 km² và có 92.780 nhân khẩu. Trong
huyện có 7 đơn vị hành chính cấp xã, gồm thị trấn thị trấn Ngan Dừa và các xã
Vĩnh Lộc, Ninh Thạnh Lợi, Lộc Ninh, Ninh Hòa, Ninh Quới, Ninh Quới A
( />
Huyện còn có 8.000 ha nuôi tôm, 400 ha nuôi cá, 2.570 ha dứa, 1.022 ha mía,
1.505 ha dừa. Hồng Dân có thế mạnh về nghề truyền thống thu hút hơn 10.000
lực lượng lao động, như: đan lát, chầm lá, dệt chiếu, nghề rèn, mộc, làm bánh
tráng ( />
10


Bên cạnh đó, Hồng Dân nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa
rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300 mm. Nhiệt độ trung
bình 260C, cao nhất 31,50C, thấp nhất 22,50C. Độ ẩm trung bình mùa khô 80
%, mùa mưa 85 %. Vùng này ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới;
không chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt của hệ thống sông Cửu Long, nhưng
lại chịu tác động mạnh của thuỷ triều biển Đông và một phần chế độ nhật triều
biển Tây. (www.baclieu.gov.vn)

Với những lợi thế về thiên nhiên, Hồng Dân có nhiều tiềm năng để phát triển
kinh tế biển, bao gồm: đánh bắt hải sản, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp chế
biến, dịch vụ tổng hợp, du lịch và giao thông, có ý nghĩa quan trọng tác động
vào sự phát triển kinh tể của tỉnh Bạc Liêu nói chung, sự phát triển mô hình
tôm – lúa nói riêng.
Tuy nhiên, gần đây mô hình nuôi tôm sú luân canh lúa tại huyện Hồng Dân
vào những thời điểm nước ngập măn gặp nhiều khó khăn. Do tình hình tôm sú
thả nuôi có nhiều bệnh xãy ra, có nơi tôm chết nhiều. Vì thế nghề nuôi tôm của
huyện đang gặp khó khăn.

11


PHẦN 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: Từ tháng 10/2011 đến tháng 5/2012.
Địa điểm: Xã Vĩnh Lộc và Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
3.1.2 Vật liệu
Tôm càng xanh giống post 15.
Máy bơm nước, lưới lọc nước.
Vôi Dolomite, vôi CaCO3.
Thức ăn công nghiệp trong giai đoạn ương.
Sàng cho tôm ăn, lưới rào xung quanh ao ương.
Bộ Test Sera, cân điện tử.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Nguồn tôm giống làm đề tài
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) mua từ trại sản xuất giống tại
Cần Thơ, tôm giống khỏe mạnh, có màu trong sáng, phản ứng nhanh nhẹn,

đồng cỡ khoảng 1,2 cm/con, tương đương Post15.
3.2.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện ở 4 ruộng nuôi. Diện tích mỗi ruộng nuôi là
10.000m2, diện tích ao ương dưỡng mỗi ruộng chiếm 2%, trung bình mỗi ao
ương rộng 200m2, mật độ thả 2 con/m2.
Bảng 3.1 Thông tin nông hộ
STT
1
2
3
4

Diện tích (m2)
10.000
10.000
10.000
10.000

Tên nông hộ
Diệp Nghiệp Quan
Trần Quốc An
Đinh Văn Sên
Nguyễn Việt Hồng

Địa điểm
Xã Vĩnh Lộc A
Xã Vĩnh Lộc
Xã Vĩnh Lộc A
Xã Vĩnh Lộc A


Các ruộng được tương đối đồng nhất, với 4 mương bao quanh, rộng 2-3 m, độ
sâu mương bao 1,2–1,5 m, độ sâu mực nước trên ruộng 0,4–0,6 m, một bờ
giáp với sông và kênh dẫn, ba bờ còn lại giáp các ruộng khác. Ruộng có ao
ương liền kề chiếm diện tích 2% diện tích nuôi dùng để ương dưỡng tôm post

12


trước khi đưa ra ruộng. Khi cho tôm lên ruộng tiến hành đếm, xác định mật độ
tôm trên ruộng.
3.2.3 Tiến hành nuôi tôm
3.2.3.1 Chuẩn bị ao nuôi dưỡng và ruộng nuôi
Ao ương có diện tích nhỏ trong ruộng nuôi ngăn cách bằng bờ đất hoặc lưới
với ruộng nuôi, bao xung quanh ruộng nuôi. Diện tích ao ương chiếm 2% diện
tích ruộng nuôi. Tôm ương 2 tháng trước khi thả lan ra ruộng. Mục đích quản
lý chăm sóc tôm tốt hơn.
Cải tạo ao ương: Dọn sạch các cây cỏ thủy sinh, tát cạn ao, diệt cá tạp, cá dữ,
các địch hại khác, sang lấp các hang lổ trong mương.
Sên vét lớp bùn đáy ao.
Dọn cỏ quanh bờ ao ương, tiến hành đăng lưới xung quanh bờ ao để bảo vệ
tôm giống.
Tiến hành bón vôi, tùy độ chua phèn sẽ bón mức trong khoảng 5 - 10 kg
vôi/100 m2.
Phơi khô ao ương 3 - 5 ngày.
Lấy nước vào qua lưới lọc để hạn chế địch hại và trứng của các loài cá tạp vào
ao hay mương nuôi, ảnh hưởng không tốt đến quá trình dinh dưỡng và sinh
trưởng cũng như tỷ lệ sống của tôm càng xanh trong giai đoạn giống, nước lấy
vào ruộng nuôi đạt mức nước 0,8-1 m.
Ruộng nuôi có cống cấp và thoát nước riêng. Sau khi ương tôm được 2 tháng
ta bắt đầu tiến hành chuẩn bị ruộng nuôi tôm như đối với ao ương dưỡng.

3.2.3.2 Chăm sóc và quản lý
Chăm sóc: Giai đoạn tôm ương trong ao nuôi dưỡng cho ăn thức ăn công
nghiệp (40 – 42% đạm), ngày cho ăn 3 lần, lượng thức ăn cho tôm ăn là 0,5 kg
cho 10.000 post/ngày, theo dõi tình trạng tôm ăn bằng cách dùng sàn cho ăn
rộng 0,25 m2, đặt đều trong ao nuôi. Lượng thức ăn sẽ được điều chỉnh trong
quá trình nuôi và qua sàn ăn.
Sau 2 tháng tiến hành thả tôm lên ruộng, lúc này không cho tôm ăn thức ăn
công nghiệp, tôm sẽ tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có trong ruộng và
nguồn thức ăn tươi sống ở địa phương (cua, ốc, cá tạp...) cho tôm ăn thêm.

13


Lượng cho ăn các tháng nuôi như sau
Bảng 3.2 Thức ăn cho tôm trong hệ thống nuôi
Tháng tuổi
1

Lượng thức ăn (% trọng lượng thân)
15 - 30

2
3
4
5
6

10 - 15
8 - 10
5-8

3-5
1-3

Quản lý: Nước được lấy trực tiếp từ sông và các kênh dẫn theo thủy triều 2
lần/tháng. Dùng lưới lọc có kích thước 0,1 – 0,2 mm lọc nước, mỗi lần thay 20
- 30%.
Thường xuyên theo dõi chất lượng nước trong ao ương dưỡng và ruộng nuôi
bằng đĩa secchi. Khi độ trong lớn hơn 40 cm, bón thêm phân liên tục trong 2 –
3 ngày để thúc đẩy phiêu sinh thực vật phát triển.
pH nước xuống dưới 7: tiếp tục theo dõi; nếu pH vẫn giữ mức ấy hoặc thấp
hơn trong 2 – 3 ngày liên tiếp ta sẽ bón vôi. Dùng vôi Dolomite hoặc CaCO3
với liều lượng 20 kg/ha, vôi pha với nước trong thùng rồi tạt đều quanh ruộng.
pH lớn hơn 9: theo dõi và tiến hành thay nước mỗi lần 20 % thể tích ruộng.
Kiểm tra công trình nuôi, tình trạng sức khỏe tôm ương, nuôi trong hệ thống
cùng điều kiện môi trường, chất lượng nước trong ruộng nuôi được thực hiện
thường xuyên.
Thu hoạch: Tôm nuôi được 6 tháng tiến hành thu hoạch. Tôm được thu vào
buổi sáng. Tháo nước cạn từ từ và dùng lưới thu. Tôm thu được kiểm tra đánh
giá tôm có tỷ lệ lột xác thấp, để bán giá cao, giúp tăng hiệu quả kinh tế.
3.2.4 Phương pháp thu mẫu và phân tích mẫu nước
Mẫu nước được thu định kỳ 1 tháng 1 lần, thời gian thu từ 7giờ 30 – 9 giờ.
Các yếu tố thủy lý gồm: nhiệt độ (dùng nhiệt kế), độ trong (dùng đĩa secchi),
pH (máy đo pH). Được đo tại hiện trường.
Các yếu tố còn lại như NH4+, COD, H2S, P-PO43 được thu mẫu và đem về phân
tích ở phòng thí nghiệm. Mẫu được thu trong can 1 lít và được trữ lạnh cho
đến khi phân tích.
NH4+: dùng phương pháp Indophenole method, được đo bằng máy so màu
quang phổ.

14



P-PO43-: dùng phương pháp Molibden blue, được đo bằng máy so màu quang
phổ.
H2S: được đo bằng phương pháp Iodine.
Oxygen: Dùng máy đo DO hiệu HANNA.
COD: Phân tích bằng phương pháp Permanganat trong môi trường kiềm.
3.2.5 Phương pháp phân tích mẫu tăng trưởng
Mẫu tăng trưởng được thu mỗi tháng 1 lần bằng cách dùng chài, chài nhiều
điểm trong ao cho đủ số lượng.
Mỗi lần thu mẫu 30 con/ruộng, sau đó tiến hành cân khối lượng của tôm.
Khối lượng mỗi con được xác định bằng cân điện tử.
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối
DWG(g/ngày) =

Wc – Wđ

T2 – T1
Trong đó: Wc: là khối lượng tại thời điểm T2 (g)
Wđ: là khối lượng tại thời điểm T1 (g)
Cuối vụ nuôi sản phẩm được thu hoạch. Tỷ lệ sống và năng suất của tôm nuôi
sẽ được xác định bằng công thức sau :
Tỉ lệ sống sau ương (%) = (Số tôm thu sau ương 2 tháng/Số tôm thả) x 100
Tỉ lệ sống cuối vụ (%) = (Số tôm thu/Số tôm thả sau ương 2 tháng) x 100
Năng suất (kg/ha) = khối lượng tôm thu được / diện tích nuôi
3.2.6 Phân tích hiệu quả mô hình nuôi
Dựa vào năng suất tôm thu hoạch, hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi được tính
toán và phân tích. Tổng chi phí xây dựng mô hình bao gồm phần chi phí cố
định: khấu hao công trình ao nuôi, máy bơm nước, lưới kéo tôm, chi phí biến
đổi bao gồm chi phí cải tạo ao nuôi, vôi bột, dây thuốc cá, phân bón, tôm

giống, thức ăn, nhiên liệu, công thu hoạch.
Tổng thu = Tổng sản lượng tôm thu hoạch (kg) x Giá (đồng/kg).
Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi.
Tỷ suất lợi nhuận (%) = (Lợi nhuận/ Vốn đầu tư) x 100
3.2.7 Phương pháp xử lý số liệu
Trong quá trình thực hiện, tất cả các dẫn liệu từ thí nghiệm được thu thập và
xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2003.

15


PHẦN 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Các yếu tố thủy lý hóa của ruộng nuôi
4.1.1 Các yếu tố thủy lý
Bảng 4.1 Các yếu tố nhiệt độ, pH, độ trong của các ruộng nuôi
Ruộng

Chỉ tiêu
0

Nhiệt độ ( C)

pH

Độ trong (cm)

Ruộng 1

30,7 ± 0,8


7,5 ± 0,2

33,5 ± 8,3

Ruộng 2

30,5 ± 1,1

7,6 ± 0,3

32,5 ± 5,8

Ruộng 3

30 ± 0,6

7,5 ± 0,3

32,7 ± 4,7

Ruộng 4

30,8 ± 0,5

7,5 ± 0,4

32,5 ± 7,1

4.1.1.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ (0C)
35
30
25
20
15
10
5

Ruộng 1

Ruộng 2

3

4

Ruộng 3

Ruộng 4
Tháng nuôi

0
1

2

5

6


Hình 4.1 Biến động nhiệt độ trong các ruộng nuôi qua các đợt thu mẫu
Từ kết quả thu được cho thấy nhiệt độ trung bình 6 tháng nuôi của các ruộng
không có sự chênh lệch lớn, cao nhất ở ruộng 1 là 30,7 ± 0,80C và thấp nhất ở
ruộng 3 là 30 ± 0,60C, ruộng 2 và 4 lần lượt là 30,5 ± 1,10C và 30,7 ± 0,50C.
Nhìn chung biên độ dao động nhiệt độ không lớn. Theo Nguyễn Thanh
Phương và Trần Ngọc Hải (2003), tôm càng xanh thích nghi với biên độ nhiệt
độ rộng từ 18 - 34oC, nhiệt độ tốt nhất là 26 - 31oC, ngoài phạm vi nhiệt độ
trên tôm sẽ sinh trưởng chậm hay khó lột xác. Nhiệt độ nằm trong giới hạn cho
phép, tuy ở ruộng 2 có tháng thứ 2 nhiệt độ tăng 320C, nằm ngoài ngưỡng
16


×