PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai cũng là thành phần quan trọng tạo ra môi trường sống, là địa
bàn phân bố và cư trú của dân cư, và chính đất đai là điều kiện để xây dựng
các cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng của đất
nước. Do đó, đất đai không chỉ gắn liền với sản xuất nông nghiệp mà còn là
điều kiện không thể thiếu để phát triển kinh tế đất nước.
Ngày nay, quá trình phát triển kinh tế thế giới diễn ra ngày càng mạnh
mẽ đã có tác động tích cực đến cơ cấu kinh tế Việt Nam, nhất là trong cơ cấu
kinh tế nông nghiệp nông thôn có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể là có sự thay đổi
đáng kể trong cơ cấu đất đai, tỷ lệ diện tích đất chuyên dùng và đất ở có xu
hướng ngày càng tăng lên trong khi tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp có xu
hướng giảm xuống. Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
vì mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn, một số địa phương đã và đang tiến
hành các chương trình, dự án nhằm thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp nông
thôn. Vì vậy, việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích xây dựng KCN
đang diễn ra mạnh mẽ. Chính điều này đã ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp và đời sống của cư dân nông thôn. Để bảo đảm cho người dân sản xuất
ngày càng phát triển và đời sống ngày càng nâng cao thì trước tiên vấn đề thu
hồi và đền bù đất nông nghiệp cho nông dân là hết sức quan trọng và cần
được tính toán đền bù hợp lý, nhằm đảm bảo cho nông dân không bị thiệt
thòi, ổn định việc làm và thu nhập.
Chính từ thực tế trên, một số vấn đề lớn đặt ra là: Số tiền mà người
dân được đền bù để giúp họ ổn định cuộc sống và chuyển đổi nghề mới nên
được sử dụng như thế nào?, sử dụng vào những việc cho đúng mục đích và
có hiệu quả nhất?, và có những yếu tố nào tác động tới việc sử dụng tiền
đền bù của hộ nông dân?...Trả lời được những câu hỏi đó sẽ góp phần đáng
1
kể vào việc giải quyết việc làm và ổn định cuộc sống cho những hộ bị mất
đất nông nghiệp.
Xuất phát từ nhu cầu cấp bách về việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, ổn
định cuộc sống sau khi mất đất của những hộ nông dân trên địa bàn, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu việc sử dụng tiền đền bù của hộ
nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp do xây dựng khu công nghiệp tại
huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh”.
2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu tình hình sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi
đất nông nghiệp do xây dựng khu công nghiệp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn
- Nghiên cứu tình hình sử dụng tiền đền bù của nông hộ
- Đề xuất giải pháp nhằm giúp các hộ nông dân sử dụng hợp
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các hộ nông dân bị thu hồi đất
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
Đánh giá thực trạng sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân
- Phạm vi không gian: huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Một số lý luận chung
2.1.1 Vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
Đất đai là tư liệu đầu tiên và cần thiết nhất khi tiến hành sản xuất cho
nên người dân muốn sản xuất nông nghiệp thì bắt buộc phải có đất và thông
qua đất người dân có thể cải tạo, tác động tới đất để tạo ra của cải vật chất. Do
đó, đất đai vừa là tư liệu lao động và vừa là đối tượng lao động của người dân
trong sản xuất nông nghiệp.
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá tham gia vào quá trình sản xuất
của xã hội song tuỳ từng ngành cụ thể mà sự tham gia của đất là khác nhau.
3
Còn đối với nông nghiệp, đất đai tham gia với tư cách là yếu tố tích cực của
quá trình sản xuất nên sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào số lượng và
chất lượng đất. Vì vậy, cần phải sử dụng hợp lý đất đai vì đây chính là
nguồn lực để tạo ra thu nhập cho người nông dân, là yếu tố quan trọng để
tạo ra những hàng hoá thiết yếu nuôi sống con người và cung cấp đầu vào
cho một số ngành công nghiệp chế biến và cung cấp hàng hoá cho xuất
khẩu.
Đất đai có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội nhất là
trong điều kiện như hiện nay khi mà đất nước đang diễn ra quá trình CNH HĐH. Bởi lẽ đất đai chính là thành phần quan trọng để xây dựng các cơ sở
kinh tế - văn hoá - xã hội.
2.1.2 Đền bù và việc sử dụng tiền đền bù của nông hộ
2.1.2.1 Khái niệm đền bù đất nông nghiệp
Trong đền bù đất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất của nông hộ
để xây dựng khu công nghiệp thì Nhà nước phải tính toán “đền” tiền cho
người dân một khoản tương ứng và phù hợp với giá trị hiện tại mảnh đất đó,
và “bù” bằng tiền cho những giá trị tương lai mà mảnh đất này có thể tạo ra
trên cơ sở tính toán ở hiện tại. Ngoài ra khi thu hồi đất thì người nông dân
không có việc làm do mất tư liệu sản xuất, Nhà nước tiếp tục tính toán “bù”
thêm một khoản cho người nông dân chuyển đổi nghề mới, tạo việc làm và
ổn định cuộc sống.
Nội dung của các khoản tiền đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp gồm:
- Tiền đền bù đất: Là khoản tiền đền bù cho hộ do bị mất tư liệu sản
xuất, cụ thể ở đây là đất nông nghiệp.
- Tiền đền bù hoa màu: Là khoản tiền đền bù do việc thu hồi đất làm
thiệt hại đến hoa màu chưa được thu hoạch trên diện tích thu hồi. Mức đền bù
đối với cây hàng năm và vật nuôi trên đất có mặt nước tính theo mức thu
4
hoạch bình quân của ba vụ trước đó theo giá nông sản, thủy sản thực tế ở địa
phương tại thời điểm đền bù.
- Tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp.
- Tiền hỗ trợ ổn định cuộc sống và ổn định sản xuất.
2.1.2.2 Mục đích của tiền đền bù đất nông nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng
tới việc sử dụng tiền đền bù của hộ:
• Mục đích của tiền đền bù đất nông nghiệp
Khoản tiền đền bù giúp giải quyết những khó khăn của nông hộ do mất
đất nông nghiệp, khoản tiền đền bù chính là tiền vốn giúp nông hộ tạo ra thu
nhập mới, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho nông hộ.
Khi nông hộ nhận được tiền đền bù đất nông nghiệp, nông hộ sẽ sử
dụng vào những mục đích khác nhau. Trong đó có các khoản sử dụng đúng
mục đích và các khoản sử dụng không đúng mục đích.
- Sử dụng tiền đền bù đúng mục đích: là số tiền đền bù được nông hộ
sử dụng để tạo ra thu nhập mới, giải quyết công ăn việc làm như: Đầu tư vào
phát triển ngành nghể dịch vụ, học nghề, mua sắm phương tiện và tài sản
phục vụ cho sản xuất kinh doanh, mua tư liệu sản xuất,…
- Sử dụng tiền đền bù không đúng mục đích: là các khoản chi tiêu trong
quỹ tiền đền bù của hộ mà không nhằm mục đích tạo thu nhập và giải quyết
việc làm cho nông hộ như: xây dựng nhà cửa, mua đồ dùng sinh hoạt, trả nợ,
chia cho con cháu,…
• Các yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng tiền đền bù của hộ
Các yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng tiền đền bù của hộ có thể được
chia thành nhóm yếu tố bên trong hộ và nhóm yếu tố bên ngoài hộ:
- Nhóm yếu tố bên trong hộ bao gồm các yếu tố như trình độ và tuổi
của chủ hộ, thu nhập của hộ trước khi nhận tiền đền bù, diện tích đất bị mất,
… sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiêu dùng tiền đền bù của hộ.
5
- Nhóm yếu tố bên ngoài hộ như: điều kiện phát triển kinh tế và định
hướng phát triển các ngành nghề, dịch vụ của địa phương; hình thức dải ngân
tiền đền bù; khả năng thu hút lao động của khu công nghiệp,… sẽ ảnh hưởng
gián tiếp tới tiền đền bù của hộ.
2.1.3 Cơ sở lý luận chung về khu công nghiệp
2.1.3.1 Khái niệm về khu công nghiệp
Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực
hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được
thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.
Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực
hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh
giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng
đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định này.
Khu công nghiệp, khu chế xuất được gọi chung là khu công nghiệp, trừ
trường hợp quy định cụ thể.
2.1.3.2 Sự hình thành các khu công nghiệp
Khu công nghiệp là một khu vực sản xuất công nghiệp tập trung trên
một phạm vi lãnh thổ nhất định. Một khu công nghiệp có thể gồm một cụm
công nghiệp hoặc nhiều cụm công nghiệp.
Cụm công nghiệp được phân bố trên một phạm vi lãnh thổ không lớn.
Các cơ sở thuộc cụm công nghiệp có thể là những đơn vị cùng ngành hoặc
ngành khác nhưng có mối quan hệ sản xuất với nhau hoặc sử dụng chung một
kết cấu hạ tầng.
Việc hình thành các hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp theo hướng
tập trung chuyên môn hoá theo lãnh thổ có xu hướng ngày càng phát triển
rộng rãi trên thế giới và ở nước ta. Các khu công nghiệp tập trung chuyên
môn hoá có nét đặc trưng chung là mật độ tập trung khá cao một số doanh
nghiệp và các hoạt động phục vụ trong một khu vực có không gian nhất định.
6
• Điều kiện để thành lập khu công nghiệp:
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp đã được
phê duyệt;
- Tổng diện tích đất công nghiệp của các khu công nghiệp đã được
thành lập trên địa bàn lãnh thổ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cho
các dự án đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư thuê đất, thuê lại đất ít
nhất là 60%.
• Điều kiện để mở rộng khu công nghiệp:
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp đã được
phê duyệt;
- Tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp này đã cho các
dự án đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư thuê đất, thuê lại đất ít
nhất là 60%;
- Khu công nghiệp đã xây dựng và đưa vào sử dụng công trình xử lý
nước thải tập trung.
2.2 Kinh nghiệm sử dụng tiền đền bù khi thu hồi đất
2.2.1 Tình hình thu hồi đất nông nghiệp, vấn đề việc làm và sử dụng lao
động ở Việt Nam hiện nay
Thời gian qua, cùng với sự phát triển của KCN và quá trình đô thị hóa
nhanh, mạnh mẽ là diện tích đất nông nghiệp (chủ yếu là đất thâm canh lúa)
đang bị nhiều địa phương thu hồi. Tình trạng này đã khiến cho người nông
dân nhiều địa phương trong cả nước rơi vào tình trạng không có đất canh tác.
Theo điều tra của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại 16 tỉnh trọng điểm về
thu hồi đất, diện tích đất nông nghiệp chiếm 89% diện tích đất thu hồi và số
còn lại là diện tích đất thổ cư. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp thu hồi chỉ
chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số diện tích đất tự nhiên (chiếm 1- 2%), nhưng lại
chủ yếu tập trung vào một số xã, huyện có mật độ dân số cao, tỷ lệ diện tích
đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, có xã có diện tích bị thu hồi chiếm
7
tới 70 – 80% diện tích đất canh tác. Theo kế hoạch, những năm tới có xã có
thể chuyển đổi 100% diện tích đất nông nghiệp, kéo theo nhiều hộ bị thu hồi
100% diện tích đất sản xuất. Những địa phương có diện tích đất thu hồi lớn
nhất là Tiền Giang (20.308 ha), Đồng Nai (19.752 ha), Bình Dương (16.627
ha), Cà Mau (13.242 ha), Hà Nội (7.776 ha), Vĩnh Phúc (5.573 ha), Hải
Dương (3.146 ha)… Khoảng 70% số hộ có diện tích đất thu hồi từ 50% diện
tích đất sản xuất trở lên.
Theo dự báo của Bộ NN&PTNT, đến năm 2010, bình quân đất nông
nghiệp trên một nhân khẩu chỉ còn 0,108 ha (so với 10 năm trước giảm 0,005
ha); trong khi đó, mức bình quân đất nông nghiệp của thế giới hiện nay là
0,23 ha/người. Vấn đề này đã được Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT báo động
nhiều lần. Tuy nhiên, tình trạng này không những không ngăn chặn được mà
còn có chiều hướng gia tăng. Tính riêng giai đoạn từ 2001-2005, tổng diện
tích đất bị thu hồi cả nước đã lên tới trên 366 nghìn ha (chiếm gần 3,9% quỹ
đất nông nghiệp); tức mỗi năm thu hồi hơn 73.200 ha.
Thu hồi đất đã đẩy hàng vạn người, trong đó chủ yếu là nông dân lâm
vào cảnh không có việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn. Điển hình là khu
vực đồng bằng sông Hồng có nhiều hộ bị ảnh hưởng nhất (300.000 hộ), tiếp
đến là khu vực Đông Nam Bộ (108.000 hộ); riêng TP Hà Nội có số hộ nông
dân bị thu hồi lớn nhất (138.291 hộ); tiếp đến là TP. Hồ Chí Minh (52.094
hộ), Bắc Ninh (40.944 hộ), Hưng Yên (31.033 hộ), Đà Nẵng (29.147 hộ).
Theo một khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới đây,
trung bình mỗi hộ nơi thu hồi đất có 1,5 lao động rơi vào tình trạng không có
việc làm và mỗi ha đất nông nghiệp bị thu hồi có tới 13 lao động mất việc làm
trong nông nghiệp. Như vậy, còn trên 50% số lao động bị mất việc làm giải
phóng khỏi nông nghiệp rơi vào tình trạng không có việc làm. [7]
Theo kết quả điều tra của đại học Kinh tế Quốc dân tại 8 tỉnh về những
người bị thu hồi đất thì số người không có trình độ chuyên môn là 73,75%; số
8
người có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chỉ có 17,01%, số người
được học nghề (công nhân kỹ thuật) là 3,96%, trình độ khác là 5,28%.
Tuy nhiên, cũng phải kể đến, phần lớn lao động tại khu vực nông thôn
hiện nay đều rơi vào độ tuổi đã khá cao, trên 35 tuổi. Do vậy, tâm lý trồng lúa
đã ăn sâu, bén rễ, chuyện học nghề để chuyển đổi sang nghề mới là rất khó
khăn. Hơn nữa, để học những nghề đòi hỏi nhiều chất xám thì người nông dân
khó tiếp thu, còn đào tạo nghề đơn giản thì doanh nghiệp không chấp nhận.
Và cũng do trình độ hạn chế nên sau khi bị thu hồi đất có tới 67% nông dân
vẫn giữ nguyên nghề sản xuất nông nghiệp, 13% chuyển sang nghề mới và
khoảng 20% khác không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định.
Mà số nông dân bị thu hồi đất không tìm được công việc mới, quay lại làm
nghề nông lại đối mặt với nỗi lo không có đất để cấy cày, rơi vào cảnh thất
nghiệp... Đơn thuần, không có đất canh tác, lại không kiếm được công việc
mới nên thu nhập của 37% số hộ nông dân bị thu hồi đất bị sụt giảm so với
trước đây, và chỉ có 13% số hộ có thu nhập tăng hơn trước.
Như vậy có thể nói việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các KCN
không chỉ ảnh hưởng đến việc làm của người dân có đất bị thu hồi, mà còn
ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đến thu nhập, cũng như đời sống vật chất và tinh
thần của gia đình họ. Chính vì vậy, Nhà nước đã có chính sách bồi thường
cho họ để bù đắp cho một phần những ảnh hưởng đó. Nhưng việc sử dụng
tiền đền bù, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp của người nông dân đôi khi cũng
chưa hợp lý, chủ yếu dùng để xây nhà, mua sắm, chỉ chiếm một lượng khiêm
tốn hộ dùng số tiền đó một cách thiết thực. Do đó, chuyện nhận tiền đền bù
vài trăm triệu đồng nhưng chỉ sau 1-2 năm lại trở thành hộ nghèo. Không chỉ
nguy cơ thất nghiệp, nghèo đói đe dọa người nông dân bị mất đất sản xuất mà
nó còn kéo theo nhiều hệ lụy khác. Chẳng hạn vấn đề an ninh nông thôn cũng
bị xáo trộn đáng kể khi có một lượng lớn người thất nghiệp tại địa phương,
cùng với một lượng lớn lao động từ các nơi khác đổ về....
9
Do đó, các tỉnh cần tìm được lối ra hợp lý, tạo cơ hội để nông dân
chuyển sang ngành nghề mới và tay nghề được nâng cao hơn để đáp ứng với
yêu cầu của sản xuất hàng hóa.
2.2.2 Kinh nghiệm về sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi đất
nông nghiệp ở một số địa phương
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp tỉnh Hưng Yên phát
triển vượt bậc cả về giá trị sản xuất, mức tăng trưởng và thu hút được rất nhiều
các dự án công nghiệp trong và ngoài nước. Các dự án đi vào hoạt động đã
giải quyết được một lượng lớn việc làm cho lực lượng lao động của địa
phương. Với số tiền đền bù đất nông nghiệp mà hộ nông dân nhận được, ở
nhiều huyện như: Yên Mỹ, Văn Lâm, Mỹ Hào, phần lớn người dân đầu tư vào
chuyển đổi ngành nghề và phát triển các loại hình dịch vụ đã đem lại thu nhập
tương đối ổn định và giải quyết được việc làm cho nhiều lao động.
Một số gương điển hình sử dụng tiền đền bù hiệu quả như:
- Gia đình bà Trần Thị Hải xã Nghĩa Hiệp (Yên Mỹ)
Sau khi cầm trong tay mấy chục triệu đồng tiền đền bù của dự án sản
xuất xe máy Lifan, bà Hải tính chuyện gửi tiền vào ngân hàng, số lãi hàng
tháng cũng tạm đủ chi tiêu thường nhật của gia đình. Nhưng khi thấy mỗi
ngày số người đi tìm nhà thuê trọ càng nhiều lên, bà Hải quyết định rút toàn
bộ số tiền tiết kiệm về đầu tư san lấp chiếc ao trong vườn, xây 2 dãy nhà trọ.
Gia đình bà còn làm thêm việc chuẩn bị cơm cho gần 30 công nhân 2 bữa mỗi
ngày nên đã giải quyết được việc làm cho 4 lao động trong gia đình.
- Gia đình ông Hoàng Xuân Kiên, thị trấn Như Quỳnh (Văn Lâm)
10
Trước đây gia đình ông Kiên "chưa ăn bữa nay đã tính bữa mai", mấy
sào ruộng khoán không “kham” nổi sức ăn, sức học của con trẻ, ông phải
bươn bả khắp trong nam ngoài bắc. Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp,
với số tiền đền bù nhận được và vay thêm ngân hàng, ông đã mở đại lý cung
ứng vật liệu xây dựng, bao thầu cung cấp vật liệu cho nhiều công trình lớn.
Do có nhiều mối quan hệ trong quá trình đi theo các “phường xây” làm các
công trình xây dựng nên gia đình ông làm ăn rất thuận lợi.
- Gia đình chị Nguyễn Anh Phương, xã Trưng Trắc ( Văn Lâm)
Trước kia gia đình chị cũng túng quẫn trăm bề. Cả nhà sống nhờ vào 8
sào ruộng khoán. Chị tranh thủ bán hàng tạp phẩm, phụ cùng chồng nuôi 2
đứa con đang học đại học ở Hà Nội nhưng vẫn không đủ chi tiêu. Khi một
loạt nhà máy, xí nghiệp mọc lên, công nhân kéo về nườm nượp. Chị quyết
định đầu tư số tiền đền bù từ 5 sào ruộng, đồng thời bán nốt 3 sào ruộng còn
lại cho người hàng xóm để mở quán cơm bình dân.
Nhờ sử dụng số tiền đền bù đúng mục đích mà cuộc sống của người
dân Hưng Yên đang ngày càng đổi thay không ngừng, hàng trăm gia đình đã
đổi đời trên chính mảnh đất của mình từ khi khi tỉnh Hưng Yên "trải thảm đỏ"
mời gọi các nhà đầu tư vào khu công nghiệp.
Kinh nghiệm sử dụng tiền đền bù của các hộ nông dân ở tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc đã áp dụng chính sách cấp đất dịch vụ cho nông dân sau thu
hồi đất để phục vụ phát triển công nghiệp, tạo cơ hội cho người nông dân sử
dụng đúng mục đích tiền đền bù vào phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời
cũng là động lực thúc đẩy công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Dịch vụ
chính của người dân khi được cấp đất đền bù là xây nhà cho thuê và đối tượng
thuê chính là công nhân lao động trong các khu công nghiệp. Theo ông Trịnh
11
Đình Dũng - Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, cơ chế này xuất phát từ chính yêu cầu
của tỉnh Vĩnh Phúc: lấy đất của dân để làm công nghiệp nhưng không làm bần
cùng hóa người dân. Bởi người dân nếu chỉ nhận tiền đền bù giải phóng mặt
bằng thì rất thiệt thòi, sử dụng chưa chắc đã hiệu quả hợp lý. Trong khi đó,
việc xây nhà cho công nhân thuê, Nhà nước cũng như các doanh nghiệp chưa
làm được vì hiệu quả kinh doanh không cao (nếu giá cao thì công nhân không
thuê, thấp thì doanh nghiệp lỗ) nên để người dân làm là phù hợp nhất.
Ngoài ra, Vĩnh Phúc còn tạo điều kiện cho một bộ phận nhân khẩu có
khả năng lao động trong các hộ dân bị thu hồi đất được tuyển vào làm việc
trong khu công nghiệp; những người không đủ điều kiện làm việc trong khu
công nghiệp thì làm dịch vụ. Nhờ vậy, người dân bị thu hồi đất được tham gia
các dịch vụ phục vụ luôn cho khu công nghiệp và khu đô thị, giải quyết được
vấn đề việc làm khi người dân mất đất sản xuất.
Một số doanh nghiệp điển hình đã sử dụng người lao động tại nơi thu
hồi đất của tỉnh Vĩnh Phúc là:
- Doanh nghiệp Eurowindow có 168 công nhân, trong đó 68% người
lao động là con em địa phương, 10% lao động là con em khu vực thu hồi đất.
- Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Long Việt có khoảng 300 lao động
trên công trường, 100% các hộ bị thu hồi đất đều có con em làm tại công ty;
những người trên 35 tuổi được bố trí làm tạp vụ.
- Nhà máy chế biến sữa Hà Nội có hơn 800 lao động, trong đó: 60% là
lao động tại chỗ và có hơn 30 người được được đi học công nghệ, một số
được ưu tiên làm dịch vụ.[6]
2.2.3 Chủ trương biện pháp giải quyết việc làm cho hộ nông dân sau khi
chuyển đổi đất nông nghiệp phục vụ quá trình CNH – HĐH, đô thị hóa ở
Việt Nam
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã giành nhiều chính sách
ưu tiên để giải quyết vấn đề việc làm cho người dân có đất bị thu hồi, nhưng
12
phần lớn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nông dân. Chỉ tính trong hai
năm 2006-2007, chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đã dành 22 tỷ
đồng bổ sung vốn vay giải quyết việc làm cho gần 10.000 lao động bị thu hồi
đất. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã có kế hoạch cụ thể để đẩy mạnh xuất
khẩu lao động nhằm giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất. Tuy
nhiên, hiệu quả của những biện pháp này vẫn còn thấp do việc thu hồi đất ở
nhiều địa phương chưa gắn với quy hoạch tái định cư, còn thiếu kế hoạch cụ
thể về hỗ trợ dạy nghề và đào tạo việc làm cho người lao động. Hầu hết các
nông dân mất đất đều bị động khi phải chuyển đổi mục đích sản xuất, trong
khi đó khả năng thu hút lao động vào các KCN còn thấp, chưa đến 35% tổng
số lao động bị thu hồi đất. Đó là chưa kể một lượng lớn lao động nông thôn
không đáp ứng được yêu cầu về tay nghề vì chỉ có 27,23% lao động bị thu hồi
đất tốt nghiệp trung học phổ thông và 14% lao động được đào tạo chuyên
môn kỹ thuật từ sơ cấp hoặc học nghề trở lên.
Với một nước có hơn 70% số dân sống bằng nông nghiệp và sống ở
nông thôn như nước ta nên các chính sách về thu hồi và đền bù đất nông
nghiệp của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ, tâm trạng
và tính tích cực hoạt động của nông dân. Do đó, đối với hộ nông dân không
còn đất sản xuất, cần giải quyết một số chính sách, biện pháp cụ thể sau đây:
- Trước tình trạng nông dân thiếu đất sản xuất ngày càng có xu hướng
tăng, việc giao đất không chỉ dừng lại ở việc ưu tiên cho người có hộ khẩu
trong vùng, khu vực, địa phương, mà có thể mở rộng cho các đối tượng nghèo
không có ruộng trong cả nước với những biện pháp quản lý chặt chẽ về mặt
pháp lý. Hội Nông dân chủ động phối hợp với chính quyền và các đoàn thể
nhân dân ở địa phương để hòa giải, giải quyết các vấn đề mâu thuẫn phát sinh
trong nông thôn, nhất là những vấn đề về đất đai.
13
- Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không sinh sôi nảy nở thêm. Vì
vậy, phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có hiệu quả, nâng cao độ phì
của đất, bồi bổ đất, để đất ngày càng có hiệu quả kinh tế cao. Phải sử dụng đất
tiết kiệm, hạn chế sử dụng đất hai vụ lúa vào xây dựng KCN, đô thị. Quy
hoạch KCN và đô thị vào đất đồi, bãi đầm lầy (có đất địa tô chênh lệch thấp),
nơi xa đô thị, xa trung tâm thì mở đường giao thông và chuyển các dịch vụ về
gần với nông thôn, nông dân hơn. Thật cần thiết mới sử dụng đến đất tốt, đất
trồng cây lương thực.
Quy hoạch sử dụng đất để xây dựng các KCN, khu đô thị mới cần thông báo
sớm, một cách công khai để cho nhân dân được biết. Các cấp ủy, chính
quyền, các đơn vị nhận đất cần phối hợp với các đoàn thể nhân dân, trong đó
Hội Nông dân các cấp là nòng cốt để tiến hành các thủ tục cần thiết và tuyên
truyền các chủ trương của Đảng, Nhà nước về đất đai, nhằm hạn chế việc
khiếu kiện trong nhân dân.
- Đối với hộ nông dân không còn đất sản xuất, hoặc ít đất, không đủ để
sản xuất ra các sản phẩm đảm bảo cho cuộc sống gia đình, các cấp ủy, chính
quyền các cấp, các đoàn thể nhân dân cần quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện
cho họ có việc làm mới để có thu nhập ngay trên địa bàn như: Chuyển nghề
mới, cho họ vào làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp ngay trên mảnh đất họ đã
giao cho Nhà nước hoặc lân cận trong vùng với phương châm: “Ly nông bất
ly hương”.[10]
14
15
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Thuận Thành là huyện thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, cách trung tâm
tỉnh 15km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Tây Nam. Địa giới
hành chính bao gồm:
Phía Bắc giáp huyện Tiên Du và huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh.
Phía Nam giáp huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên và huyện Cẩm Giàng
tỉnh Hải Dương.
Phía Đông giáp huyện Gia Bình và huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh.
Phía Tây giáp huyện Gia Lâm – Hà Nội.
Huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh có 18 đơn vị hành chính bao gồm 1
thị trấn (thị trấn Hồ) và 17 xã với diện tích đất tự nhiên toàn huyện là
11.791,01 ha, chiếm 14,67% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh.
3.1.1.2 Khí hậu
Thuận Thành thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa
rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô – lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau, còn mùa mưa – nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ
trung bình trong năm là 23,3oC, trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là
28,9oC (tháng 7) và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8oC (tháng 1).
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.400mm –
1.600mm nhưng phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào mùa
mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 20%
tổng lượng mưa cả năm. Điều này đã gây khá nhiều khó khăn như hiện tượng
16
ngập úng cục bộ trong những tháng mùa mưa và hạn hán cục bộ trong những
tháng mùa khô.
Độ ẩm trung bình hàng năm là 78%, trong đó tháng cao nhất lên tới
86% (tháng 3) và tháng thấp nhất là 70%, đây là một đặc điểm phổ biến ở
nhiều nơi thuộc khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.
Nhìn chung, khí hậu của Thuận Thành thuận lợi cho việc phát triển
nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Đặc biệt mùa khô – lạnh rất thuận lợi
cho việc trồng các cây rau màu vụ đông có giá trị cao.
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai
Huyện Thuận Thành thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ là khu vực đất đai
màu mỡ có điều kiện tốt cho phát triển nông nghiệp. Trong cơ cấu đất đai của
huyện năm 2007, diện tích đất nông nghiệp vẫn là chủ yếu với 7741,49 ha
chiếm 65,66% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp chiếm 33,51%
tương ứng với khoảng 3951,97 ha, đất chưa sử dụng rất nhỏ chỉ chiếm 0,83%
tổng diện tích đất tự nhiên tương ứng 97,55 ha. Sự biến động về cơ cấu đất
đai của huyện Thuận Thành được thể hiện qua bảng 3.1.
Qua bảng 3.1, chúng ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của huyện
Thuận Thành là 11791,01 ha và không thay đổi qua 3 năm nghiên cứu nhưng
có sự thay đổi trong cơ cấu đất đai của huyện, nguyên nhân chính là do quá
trình thu hồi đất để xây dựng KCN. Diện tích đất nông nghiệp của huyện năm
2007 là 7741,49 ha chiếm 65,66% nhưng có xu hướng giảm xuống, năm 2008
so với năm 2007 giảm 1.34% còn 7583,99 ha, đến năm 2009 giảm xuống còn
7298,53 ha chiếm 61,90 % tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó,
giảm nhiều nhất là diện tích đất trồng cây hàng năm mà chủ yếu là diện tích
trồng lúa. Năm 2007 diện tích đất trồng cây hàng năm là 7172,1 ha, nhưng
đến năm 2009 giảm xuống còn 6752,94 ha, bình quân 3 năm giảm 2,97%.
Nhưng nếu xét theo số tương đối thì diện tích trồng cây lâu năm giảm mạnh
nhất, bình quân 3 năm giảm 16,11% với diện tích giảm xuống của năm 2009
17
so với năm 2007 là 7,8 ha. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản cũng giảm, bình
quân 3 năm giảm là 1,49%, trong đó năm 2008 giảm so với năm 2007 là
2,37% tương ứng với 12,77 ha, năm 2009 giảm so với năm 2008 là 0,61%
tương ứng với 3,23 ha. Còn diện tích đất nông nghiệp khác không có sự thay
đổi về số lượng qua 3 năm nghiên cứu.
Ngược lại với sự giảm đi của diện tích đất nông nghiệp là sự tăng lên
của diện tích đất phi nông nghiệp của huyện, cụ thể là từ 3951,97 ha năm
2007 chiếm 33,52% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện tăng lên 4111,66 ha
năm 2008 chiếm 34,87% và năm 2009 là 4400,82 ha tương ứng 37,32%.
Nguyên nhân là do diện tích đất chuyên dùng của huyện tăng, trong đó chủ
yếu là do sự tăng lên của đất xây dựng các khu công nghiệp. Nhìn vào bảng
3.1, chúng ta thấy diện tích đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp của
huyện tăng lên cả về số tuyệt đối và số tương đối, từ 215,37 ha chiếm 11,65%
tổng diện tích đất chuyên dùng của huyện năm 2007 tăng lên 584,41 ha năm
2009 chiếm 25,54% diện tích đất chuyên dùng, bình quân 3 năm tăng 64,73%.
Có sự thay đổi trong cơ cấu đất này chủ yếu là do sự chuyển đổi từ đất trồng
lúa, đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thuỷ sản sang đất xây dựng các
KCN nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đang ngày
một tăng cao. Còn lại, diện tích các loại đất phi nông nghiệp khác cũng có sự
biến đổi nhưng không nhiều, trong đó biến đổi nhiều nhất là diện tích đất
quốc phòng, an ninh từ năm 2008 chỉ có 1,84 ha nhưng năm 2009 tăng lên
30,22 ha do xây dựng trường trung cấp An ninh.
Diện tích đất chưa sử dụng của huyện chiếm tỷ lệ rất nhỏ, năm 2007 chỉ
chiếm 0,82% tổng diện tích tự nhiên của huyện tương ứng với 97,55 ha và
năm 2009 giảm xuống còn 91,66 ha tương ứng với 0,78%.
Cũng từ một số chỉ tiêu phân tích trong bảng 3.1 cho thấy, bình quân
diện tích đất tự nhiên/hộ, đất nông nghiệp/khẩu của huyện thấp và đang có xu
hướng giảm dần. Nguyên nhân là do diện tích đất tự nhiên không thay đổi,
diện tích đất nông nghiệp giảm dần còn tổng số hộ và số nhân khẩu lại liên
18
tục tăng lên trong 3 năm nghiên cứu từ 2007 – 2009. Ngược lại, diện tích đất
nông nghiệp/lao động nông nghiệp và diện tích đất nông nghiệp/hộ nông
nghiệp lại có xu hướng tăng lên vì diện tích đất nông nghiệp giảm nhanh hơn
tổng số lao động nông nghiệp và tổng số hộ nông nghiệp.
Nhìn chung, tình hình sử dụng đất đai của huyện Thuận Thành trong 3
năm từ 2007 – 2009 có những biến động lớn và xu hướng này sẽ còn tiếp tục
diễn ra mạnh mẽ hơn trong vài năm tới. Nguyên nhân chính là do chủ trương
của huyện phát triển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp
và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, làm động lực để thúc đẩy
kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng. Nhưng vấn đề đặt ra là vẫn phải đảm
bảo sự ổn định cho phát triển nông nghiệp, ổn định và nâng cao thu nhập cho
người nông dân khi diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp. Do
đó, lãnh đạo địa phương cần phải quan tâm và có chiến lược giải quyết hiệu
quả, đưa các ứng dụng kỹ thuật cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng
suất, tăng hiệu quả sản xuất và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
19
Bảng 3.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện Thuận Thành qua 3 năm (2007-2009)
Chỉ tiêu
I. Tổng diện tích đất tự nhiên
A. Đất nông nghiệp
1. Đất sản xuất nông nghiệp
1.1 Đất trồng cây hàng năm
1.2 Đất trồng cây lâu năm
2. Đất nuôi trồng thuỷ sản
3. Đất nông nghiệp khác
B. Đất phi nông nghiệp
1. Đất ở
2. Đất chuyên dùng
2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
2.2 Đất quốc phòng, an ninh
2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
2.4 Đất có mục đích công cộng
3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng
4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
5. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
6. Đất phi nông nghiệp khác
C. Đất chưa sử dụng
II. Một số chỉ tiêu BQ
1.Đất TN/khẩu
2. Đất NN/khẩu
3. Đất NN/lao động NN
4. Đất NN/ hộ NN
2007
SL(ha)
CC(%)
11791.01
100.00
7741.49
65.66
7198.43
92.99
7172.10
99.63
26.33
0.37
539.40
6.97
3.66
0.05
3951.97
33.52
1299.31
32.88
1849.32
46.79
36.84
1.99
1.84
0.10
215.37
11.65
1595.27
86.26
33.75
0.85
131.1
3.32
638.34
16.15
0.15
0.00
97.55
0.82
0.082
0.054
0.175
0.440
2008
SL(ha)
CC(%)
11791.01
100.00
7583.99
64.32
7053.70
93.01
7034.37
99.73
19.33
0.27
526.63
6.94
3.66
0.05
4111.66
34.87
1301.23
31.65
2006.83
48.81
39.86
1.99
1.84
0.09
356.63
17.77
1608.5
80.15
33.75
0.82
131.87
3.21
637.83
15.51
0.15
0.00
95.36
0.81
-
0.082
0.053
0.181
0.450
-
2009
SL(ha)
CC(%)
11791.01
100.00
7298.53
61.90
6771.47
92.78
6752.94
99.73
18.53
0.27
523.40
7.17
3.66
0.05
4400.82
37.32
1308.60
29.74
2288.45
52.00
40.48
1.77
30.22
1.32
584.41
25.54
1633.34
71.37
33.75
0.77
132.35
3.01
637.52
14.49
0.15
0.00
91.66
0.78
0.082
0.050
0.181
0.456
-
Tốc độ phát triển (%)
08/07
09/08
BQ
100.00
100.00 100.00
97.97
96.24
97.10
97.99
96.00
96.99
98.08
96.00
97.03
73.41
95.86
83.89
97.63
99.39
98.51
100.00
100.00 100.00
104.04
107.03 105.53
100.15
100.57 100.36
108.52
114.03 111.24
108.20
101.56 104.82
100.00 1642.39 405.26
165.59
163.87 164.73
100.83
101.54 101.19
100.00
100.00 100.00
100.59
100.36 100.48
99.92
99.95
99.94
100.00
100.00 100.00
97.75
96.12
96.93
99.44
97.42
103.26
102.39
99.56
95.81
100.04
101.11
99.50
96.61
101.64
101.75
Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Thuận Thành
27
3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động
Lao động là yếu tố tất yếu và không thể thiếu được trong quá trình sản
xuất kinh doanh. Nó còn là yếu tố đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông
nghiêp, nhất là trong khi trình độ cơ giới hóa còn thấp. Bảo đảm nguồn lực
lao động của xã không bị dư thừa chính là chúng ta đã tận dụng được một lợi
thế sẵn có của xã trong phát triển kinh tế hiện nay.
Dân số và lao động hay nguồn nhân lực của huyện Thuận Thành trong
những năm qua cũng có sự biến động rõ rệt thể hiện ở bảng 3.2:
Tổng dân số toàn huyện tính đến 31/12/2009 là 144.615 người. Trong
đó, tổng số nhân khẩu nam luôn thấp hơn tổng số nhân khẩu nữ nhưng tốc độ
tăng của nhân khẩu nam lại nhanh hơn tốc độ tăng nhân khẩu nữ do tư tưởng
trọng nam vẫn còn tồn tại. Mật độ dân số của huyện khá cao, đạt 1.226
người/km2 trong khi mật độ dân số trung bình của vùng đồng bằng sông Hồng
khoảng 910 người/km2 và cả nước là 250 người/km2.
Tổng số hộ của huyện Thuận Thành qua 3 năm cũng tăng dần theo sự
gia tăng của dân số, tuy nhiên sự biến động cơ cấu hộ lại không theo sự biến
động của dân số. Số hộ nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua 3 năm, năm
2007 số hộ nông nghiệp là 17.575 hộ chiếm 49,42% tổng số hộ thì năm 2009
số hộ nông nghiệp giảm xuống còn 16.823 hộ chiếm 45,44%. Thay vào đó, số
hộ kiêm và hộ phi nông nghiệp lại có xu hướng tăng lên. Số hộ kiêm năm
2007 là 11.399 hộ thì năm 2009 là 13017 hộ, bình quân 3 năm tăng 6,86%,
còn số hộ phi nông nghiệp tăng từ 6.608 hộ năm 2007 lên 7.185 hộ năm 2009,
bình quân 3 năm tăng 4,27%. Nguyên nhân là do diện tích đất nông nghiệp
của nhiều hộ bị giảm do thu hồi để xây dựng KCN, thậm chí có hộ bị thu hồi
100% diện tích đất nông nghiệp sản xuất buộc nông hộ phải kiêm thêm một
ngành nghề khác để tăng thu nhập hay chuyển hẳn sang nghề mới.
Huyện Thuận Thành cũng có một lực lượng lao động khá đông (chiếm
62,05% dân số năm 2009) và cũng được chia thành 3 loại là lao động nông
28
nghiệp, lao động kiêm và lao động phi nông nghiệp. Trong đó: lao động nông
nghiệp vẫn là chủ yếu nhưng có xu hướng giảm dần qua 3 năm, năm 2007 là
44.279 lao động chiếm khoảng 50,42% tổng số lao động, thì năm 2009 số lao
động nông nghiệp giảm xuống còn 40.412 tương ứng 45,03% tổng số lao
động tập trung chủ yếu ở các khu vực nông thôn sản xuất nông nghiệp thuần
túy. Ngược lại với sự giảm đi của lao động nông nghiệp là sự tăng lên của lao
động kiêm và lao động phi nông nghiệp, cụ thể tốc độ tăng bình quân qua 3
năm của lao động kiêm là 7,73% và của lao động phi nông nghiệp là 3,51%,
tập trung chủ yếu ở các trung tâm xã, cụm xã, thị trấn.
Tuy nhiên theo thống kê của huyện Thuận Thành, trình độ của người
lao động chưa cao, năm 2008 số lao động qua đào tạo của toàn huyện là
18.371 người, đạt 21% so với tổng số lao động; tỷ lệ công nhân lành nghề và
cán bộ kỹ thuật còn chiếm tỷ lệ thấp. Đây là khó khăn rất lớn cho việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Mặc dù hàng năm huyện đã thực hiện các chương trình
đào tạo nghề và tạo thêm việc làm mới ổn định được cho khoảng 1.020 lao
động; nhưng hiện nay vẫn có khoảng 5 – 7% lao động thường xuyên không có
việc làm, có khoảng 30% lao động nông nghiệp không có việc làm thường
xuyên sau mùa vụ và đặc biệt tình trạng thiếu việc làm đối với lứa tuổi thanh
niên, học sinh và sinh viên mới ra trường luôn là vấn đề khó khăn, phức tạp.
29
Bảng 3.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Thuận Thành qua 3 năm (2007-2009)
Chỉ tiêu
ĐVT
2007
2008
2009
Tốc độ phát triển(%)
SL
CC(%)
SL
CC(%)
SL
CC(%)
08/07
09/08
BQ
hộ
35602
100.00
35896
100.00
37025
100.00
100.83
103.15
101.98
1. Hộ nông nghiệp
hộ
17595
49.42
17134
47.73
16823
45.44
97.38
98.18
97.78
2. Hộ kiêm
hộ
11399
32.02
11941
33.27
13017
35.16
104.75
109.01
106.86
3. Hộ phi nông nghiệp
hộ
6608
18.56
6821
19.00
7185
19.40
103.22
105.34
104.27
người
143172
100.00
143972
100.00
144615
100.00
100.56
100.45
100.50
1. Nam
người
69603
48.61
70266
48.81
70883
49.02
100.95
100.88
100.92
2. Nữ
người
73569
51.39
73706
51.19
73732
50.98
100.19
100.04
100.11
lđ
87823
100.00
88877
100.00
89740
100.00
101.20
100.97
101.09
1. Lao động nông nghiệp
lđ
44279
50.42
42008
47.27
40412
45.03
94.87
96.20
95.53
2. Lao động kiêm
lđ
29977
34.13
32471
36.53
34792
38.77
108.32
107.15
107.73
3. Lao động phi nông nghiệp
lđ
13567
15.45
14398
16.20
14536
16.20
106.13
100.96
103.51
người/hộ
4.02
-
4.01
-
3.91
-
99.74
97.38
98.55
lđ/hộ
2.47
-
2.48
-
2.42
-
100.37
97.89
99.12
lđ/hộ NN
2.52
-
2.45
-
2.40
-
97.42
97.98
97.70
I. Tổng số hộ
II. Tổng số nhân khẩu
III. Tổng số lao động
IV. Một số chỉ tiêu
1. BQ nhân khẩu/hộ
2. BQ LĐ/hộ
3.BQLĐ NN /hộ NN
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thuận Thành
30
3.1.2.3 Giáo dục và y tế
• Giáo dục – đào tạo
Hiện nay huyện có 3 trường THPT công lập, 1 trung tâm giáo dục
thường xuyên, 1 trường dân lập và 1 trường tư thục, 1 trung tâm dạy nghề
công lập, 1 trường dạy nghề tư thục và 19 trường THCS cùng 24 trường tiểu
học. Cơ sở hạ tầng đã cơ bản được kiên cố hóa với 10/20 trường mầm non,
8/19 trường THCS đạt chuẩn quốc gia; 03 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia
mức 2 và đa số các trường học có phòng học kiên cố. các trang thiết bị khá
đầy đủ, với 100% đội ngũ cán bộ giáo viên từ TNCS đến THPT đã được
chuẩn hóa về trình độ đáp ứng được nhu cầu dạy và học hiện nay.
Tuy nhiên cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị và trình độ cán bộ cán bộ giáo
viên các trường cũng cần được tiếp tục nâng nên, đặc biệt công tác đào tạo nghề
cần được đầu tư sâu rộng hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu lao động có tay nghề
trong huyện, trong khu vực và đáp ứng yêu cầu lao động trong thời kỳ hội nhập.
• Hệ thống y tế
Hệ thống y tế của huyện cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám và chữa
bệnh của nhân dân. Hiện toàn huyện có 1 phòng khám đa khoa khu vực, 1
trung tâm y tế huyện, 18 trạm y tế cơ sở và đảm bảo 100% các xã thị trấn có
trạm y tế. Đến nay toàn huyện có 256 cán bộ y tế, trong đó: phòng y tế:
05 cán bộ (có 02 bác sỹ), bệnh viện đa khoa: 82 cán bộ (có 19 bác sỹ),
trung tâm y tế dự phòng: 29 cán bộ (có 6 bác sỹ), y tế cơ sở: 122 cán bộ
+18 chuyên trách dân số (có 18 bác sỹ).
Công tác y tế có nhiều chuyển biến tích cực, ngành y tế thực hiện
tốt chức năng chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, công tác vệ sinh
phòng dịch được quan tâm thường xuyên. Thực hiện tốt công tác y tế dự
phòng, tiêm chủng mở rộng, phát hiện xử lý kịp thời các dịch bệnh,
không để dịch bệnh lớn xảy ra. Phòng chống có hiệu quả dịch viêm
đường hô hấp, dịch cúm gia cầm. Các chương trình y tế quốc gia phòng
31
chống HIV/AIDS, bệnh lao… được triển khai thực hiện đạt kết quả tốt,
tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng hàng năm đạt 98%...
Nhìn chung, các công trình cơ sở hạ tầng của huyện không những đầy
đủ về số lượng mà chất lượng cũng ngày càng được nâng cao nhằm đảm bảo
phục vụ tốt nhất cho nhu cầu phát triển kinh tế cũng như xã hội của huyện.
3.1.2.4 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện trình độ, năng lực sản xuất cũng như sự
phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Mức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật
càng cao thì sản xuất càng phát triển và thể hiện trình độ, năng lực sản xuất
càng cao. Tuy nhiên, việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phải đảm bảo tính
hợp lý và đồng bộ phù hợp với trình độ quản lý và điều kiện kinh tế - xã hội
của từng vùng, từng địa phương.
Kể từ khi tách tỉnh, xuất phát từ điểm nghèo nàn và có phần lạc hậu,
nhưng với mục tiêu phát triển kinh tế đi theo hướng CNH – HĐH, kết hợp với
việc biết tận dụng, phát huy những điều kiện thuận lợi của địa bàn về vị trí địa
lý, điều kiện tự nhiên cũng như xã hội, huyện Thuận Thành đã có những bước
phát triển vượt bậc. Huyện đã đầu tư xây dựng hàng loạt hệ thống cơ sở hạ tầng
để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, được thể hiện cụ thể như sau:
• Đường giao thông
Có thể khẳng định rằng hệ thống giao thông là kiến trúc hạ tầng của
nền kinh tế - xã hội, hệ thống giao thông phát triển thì kinh tế xã hội phát
triển, ngược lại kinh tế xã hội phát triển đòi hỏi giao thông phải phát triển.
Hiện tại trên địa bàn huyện có 599,7 km đường giao thông, mật độ
đường giao thông khoảng 5,08km/km 2 (chưa kể giao thông nội đồng). Trong
đó có Quốc lộ 38 (đoạn đi qua huyện dài 11,1 km) nối liền thành phố Bắc
Ninh với Quốc lộ 5, chất lượng đường tốt, mặt đường được giải nhựa áp phan
rộng 7m; 4 tuyến đường tỉnh lộ dài 44,7 km gồm: Tỉnh lộ 280 tuyến Cẩm
Giàng – Hồ (5 km), tỉnh lộ 281 tuyến Cầu Hồ - Núi (6,7 km), tỉnh lộ 282
32