Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Kỹ thuật phòng và trị một số bệnh thường gặp trên cá chình hoa (anguilla marmorata quoy gaimard, 1824)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.01 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGÔ MINH KHANG

KỸ THUẬT PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH
THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ CHÌNH HOA Anguilla marmorata
(QUOY & GAIMARD, 1824)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khánh Hòa - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGÔ MINH KHANG

KỸ THUẬT PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH
THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ CHÌNH HOA Anguilla marmorata
(QUOY & GAIMARD, 1824)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60620301

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

KHOA SAU ĐẠI HỌC


PGS.TS LẠI VĂN HÙNG

HOÀNG HÀ GIANG

Khánh Hòa - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình “Kỹ thuật phòng và trị một số bệnh thường gặp
trên cá chình hoa (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824 ” trong đề tài này là
công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
HỌC VIÊN

Ngô Minh Khang


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin trân trọng kính gửi đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha
Trang, Ban lãnh đạo Viện Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Sau Đại học Trường Đại học
Nha Trang đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành khóa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn TS. Lê Minh Hoàng
đã hướng dẫn đề tài và giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn đúng tiến độ.
Tôi rất biết ơn Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, Trung tâm
tư vấn, sản xuất và dịch vụ khoa học công nghệ thủy sản. Bạn bè, đồng nghiệp đã giúp
đỡ tận tình, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thạc sỹ Hoàng Văn Duật, đã trực tiếp hướng dẫn
cho tôi nhiều chi tiết và lời khuyên bổ ích trong suốt thời gian thực hiện công trình này.
Xin chân thành cảm ơn Công ty Trách nhiệm hữu hạn nuôi trồng thủy sản Vạn
Xuân đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị và con giống để bố trí các thí
nghiệm trong quá trình triển khai đề tài.
Cuối cùng tôi muốn nói lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã hỗ trợ về tinh thần cũng như vật chất cho tôi trong quá trình thực hiện khóa
học này.
Nha Trang, tháng 10 năm 2014

Ngô Minh Khang


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
1.1 Tổng quan về cá chình. ......................................................................................... 3
1.1.1 Hệ thống phân loại cá chình hoa ................................................................ 3
1.1.2 Đặc điểm về hình thái ................................................................................ 3
1.1.3 Sơ lược về phân bố cá chình trên thế giới .................................................. 4
1.1.4 Lịch sử nghề nuôi cá chình trên thế giới .................................................... 5
1.1.5 Nguồn lợi cá chình tại Việt Nam................................................................ 6
1.2 Đặc điểm sinh sản cá chình hoa ............................................................................ 8

1.2.1 Thức ăn của cá chình ................................................................................. 8
1.2.2 Ảnh hưởng của ánh sáng đối với đời sống cá chình ................................... 8
1.2.3 Sự thích nghi với dòng chảy của cá chình .................................................. 9
1.2.4 Sự thích nghi với nhiệt độ của cá chình ..................................................... 9
1.2.5 Sự thích nghi với hàm lượng oxy hòa tan của cá chình .............................. 9
1.2.6 Nghiên cứu ảnh hưởng độ mặn lên đời sống cá chình .............................. 11
1.3 Các nghiên cứu bệnh trên cá chình...................................................................... 11
1.3.1 Sự phát sinh và phát triển của bệnh.......................................................... 11
1.3.2 Các loại bệnh........................................................................................... 12
1.3.3 Các thời kỳ phát triển của bệnh................................................................ 13
1.3.4 Quá trình cơ bản của bệnh lý ................................................................... 14
1.3.5 Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh cho thuỷ sản............................... 14
1.3.6 Phân loại một số bệnh.............................................................................. 16


iv
1.4 Các công trình nghiên cứu về bệnh của cá chình ................................................. 18
1.4.1 Các công trình nghiên cứu về bệnh của cá chình trên thế giới .................. 18
1.4.2 Các công trình nghiên cứu về bệnh của cá chình trong nước.................... 19
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 20
2.1 Đối tượng, địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 20
2.1.1 Đối tượng: Một số bệnh thường gặp ở cá chình hoa giống (Anguilla
marmorata Quoy & Gaimard, 1824........................................................................... 20
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu................................................................................ 20
2.1.3 Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 20
2.2 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 20
2.3 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 21
2.3.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .............................................................. 21
2.3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................ 22
2.3.3 Phương pháp thu mẫu và phân tích tác nhân gây bệnh ............................. 23

2.3.4 Thí nghiệm phòng và điều trị các bệnh thường gặp cho cá chình ............. 26
2.4 Bố trí thí nghiệm trị một số bệnh thường gặp ...................................................... 27
2.4.1 Thí nghiệm phòng trị bệnh loét mang cho cá chình thông qua kết quả phân
tích xét nghiệm vi khuẩn tổng số gây bệnh ............................................................... 27
2.4.2 Thí nghiệm phòng trị bệnh sán lá đơn chủ Dactylogyrosis ký sinh trên cá
chình......................................................................................................................... 28
2.4.3Thí nghiệm phòng trị bệnh trùng bánh xe Trichodina sp ký sinh trên cá
chình......................................................................................................................... 30
2.5 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu: ......................................................... 31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................ 33
3.1 Các loại tác nhân gây bệnh trên cá chình hoa ...................................................... 33
3.1.1 Tác nhân gây bệnh do vi khuẩn................................................................ 33
3.1.2 Tác nhân gây bệnh do ký sinh trùng......................................................... 39
3.2. Kết quả thử nghiệm dùng thuốc kháng sinh điều trị một số bệnh thường gặp trên
cá chình hoa.............................................................................................................. 41


v
3.2.1. Kết quả kháng sinh đồ : .......................................................................... 41
3.2.2. Kết quả thử nghiệm dùng thuốc kháng sinh điều trị bệnh loét mang do vi
khuẩn........................................................................................................................ 42
3.2.3 Cách phòng trị bệnh sán lá đơn chủ Dactylogyrus ................................... 43
3.2.4 Cách phòng trị bệnh trùng bánh xe .......................................................... 46
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 49
A. Kết luận ............................................................................................................... 49
4.1 Các loại tác nhân gây bệnh trên cá chình hoa ...................................................... 49
4.2 Cách điều trị một số bệnh thường gặp ................................................................ 49
4.2.1 Cách phòng trị bệnh loét mang do vi khuẩn Flexibacter........................... 49
4.2.2 Các phòng và trị bệnh trùng sán lá đơn chủ.............................................. 49
4.2.3 Cách phòng trị trùng bánh xe................................................................... 49

B. Đề xuất ý kiến ...................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 50
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Hàm lượng tiêu hao oxy của cá trong điều kiện 250C theo trọng lượng cơ thể...10
Bảng 1.2: Hàm lượng tiêu hao oxy của cá chình ở các nhiệt độ khác nhau ................11
Bảng 1.3: Sự thích ứng của cá chình giống đối với độ mặn khác nhau ......................11
Bảng 2.1: Xác định các yếu tố môi trường .................................................................31
Bảng 3.1: Kết quả thử phản ứng sinh hoá trên kít API 20E .........................................38
Bảng 3.2: Đường kính vòng vô khuẩn của các vi khuẩn (mm): ..................................42
Bảng 3.3: Các yếu tố môi trường trong quá trình thử nghiệm bệnh do vi khuẩn .................43
Bảng 3.4: Các yếu tố môi trường trong quá trình thử nghiệm bệnh trùng sán lá đơn chủ......46
Bảng 3.5: Các yếu tố môi trường trong quá trình thử nghiệm bệnh trùng bánh xe ......48


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Hình dạng ngoài của cá chình hoa (Anguilla marmorata).............................3
Hình 1.2: Phân bố của cá chình hoa (A. marmorata) trên thế giới ................................4
Hình 1.3: Sơ đồ vòng đời của cá chình ........................................................................5
Hình 1.4: Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh: Vùng xuất hiện bệnh (màu đỏ) có
đủ ba yếu tố gây bệnh 1+2+3; Vùng 1+2 bệnh không xảy ra; Vùng 2+3 bệnh không
xảy ra; Vùng 1+3 .......................................................................................................16
Hình 1.5: Các nguyên nhân gây bệnh trên cá chình....................................................18
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .................................................................21

Hình 2.2 : Sơ đồ bố trí thí nghiệm..............................................................................22
Hình 2.3: Sơ đồ phân tích vi khuẩn ............................................................................23
Hình 2.4: Kỹ thuật cấy 3 phase trên đĩa lồng và khuẩn lạc phát triển trên 3 phase cấy .........24
Hình 2.5: Làm tiêu bản kiểu giọt ép ...........................................................................25
Hình 2.6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm phòng trị bệnh loét mang do vi khuẩn....................28
Hình 2.7: Sơ đồ bố trí thí nghiệm phòng trị bệnh Dactylogyrus sp trên cá chình ........29
Hình 2.8: Sơ đồ bố trí thí nghiệm phòng trị bệnh trùng bánh xe ký sinh trên cá chình.......31
Hình 3.1 – 3.8: Các dấu hiệu cá bị nhiễm vi khuẩn ...................................................34
Hình 3. 9: Hình ảnh khuẩn lạc và kết quả thử sinh hóa vi khuẩn Flexibarter..............35
Hình 3.10 – 3.13: Các dấu hiệu bệnh lý thứ 2 quan sát trên cá chình..........................36
Hình 3.14 : Hình ảnh khuẩn lạc, vi khuẩn và các test thử sinh vi khuẩn thuộc giống
Pseudomonas.............................................................................................................36
Hình 3.15: a – d: Hình ảnh trùng Trichodina dưới kính hiển vi ..................................40
Hình 3.16: a – d: Hình ảnh trùng Ichthyophthirius ký sinh .........................................41
Hình 3.17: Tỷ lệ sống của cá tại các nghiệm thức thí ngiệm.......................................43
Hình 3.18: Nội quan cá bệnh......................................................................................43
Hình 3.19: Sán lá đơn chủ Dactylogyrus ký sinh trên mang cá chình .........................44
Hình 3.20: Kết quả số KST trên mẫu cá nghiệm thức 3..............................................44
Hình 3.21 : Kết quả số KST trên mẫu cá nghiệm thức II ............................................45
Hình 3.22: Kết quả số KST trên mẫu cá nghiệm thức I ..............................................45
Hình 3.23: Trùng bánh xe ký sinh trên mang cá chình ...............................................46
Hình 3.24: Kết quả số KST trên mẫu cá nghiệm thức III............................................47
Hình 3.25: Kết quả số KST trên mẫu cá nghiệm thức I ..............................................47
Hình 3.26: Kết quả số KST trên mẫu cá ở nghiệm thức II ..........................................48


1

MỞ ĐẦU
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng trong việc

nâng cao mức sống và chất lượng bữa ăn hàng ngày của mọi người, góp phần vào việc
xóa đói giảm nghèo, giải quyết thêm công ăn việc làm của người dân.
Trong những năm gần đây, với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nuôi thủy
sản nước ngọt nước ta đã đưa năng suất nuôi cá lên cao hơn như quy trình nuôi công
nghiệp một số loài cá nuôi như cá tra, ba sa, rô phi đơn tính dần được hoàn thiện và đã
mang lại kim ngạch xuất khẩu hàng trăm triệu đô la hàng năm.
Hiện nay trong số các loài cá đặc sản có chất lượng thịt thơm ngon, giá trị dinh
dưỡng cao dùng để xuất khẩu thì ngoài những đối tượng nêu trên cá chình (Anguilla
sp,) đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Từ giữa thế kỷ trước nhiều
nước đã đầu tư nghiên cứu và phát triển nuôi cá chình rất mạnh như Nhật Bản, Đài
Loan và Trung Quốc. Đặc biệt, nghề nuôi cá chình ở Đài Loan nhờ du nhập công nghệ
từ Nhật Bản đã có lúc sản lượng cá chình nuôi lớn nhất trên thế giới (42.489 tấn/năm
1987) [1]. Hiện nay, Trung Hoa lục địa đã vượt lên trên Đài loan chiếm địa vị hàng
đầu trong việc nuôi cá chình hàng năm sản xuất 120.000 – 130.000 tấn chiếm 2/3 tổng
sản lượng cá chình của thế giới.
Vài năm gần đây nghề nuôi cá chình ở một số tỉnh miền Trung và miền Nam
phát triển rất mạnh. Nguồn giống cá chình do ngư dân đánh bắt ngoài tự nhiên được
các đại lý thu mua về bán cho người nuôi. Tuy nhiên, do thiếu thông tin và hiểu biết
cần thiết nên họ gặp khó khăn trong việc tuyển lựa con giống, kỹ thuật ương nuôi,
phòng ngừa dịch bệnh, vì vậy năng suất, sản lượng cá nuôi chưa cao.
Năm 2000 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I được sự đồng ý của Bộ Thủy
sản đã tiến hành nghiên cứu đề tài nuôi thử nghiệm cá chình Nhật (A. japonica) ở khu
vực miền Bắc Việt Nam (Nguyễn Thị An &Ctv 2001) nhưng không đưa vào sản xuất
được vì cá giống phải nhập từ nước ngoài. Năm 2004 – 2005 Viện Nghiên cứu Nuôi
Trồng Thủy sản III đã nghiên cứu thử nghiệm nuôi thương phẩm cá chình hoa (A.
marmorata) là loài bản địa phân bố khá phổ biến ở khu vực miền Trung. Thí nghiệm
nuôi trong ao đất và bể xi măng đã thu được kết quả khả quan. Kết quả này còn cho
thấy nguồn cá giống khá phong phú đủ để phát triển nghề nuôi cá chình ở nước ta [1].
Mặc dù nghề nuôi cá chình hoa bước đầu đã thu được một số kết quả khả quan.
Tuy nhiên trong quá trình nuôi thường xuất hiện một số loại bệnh ảnh hưởng rất lớn



2
đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá. Trong khi đó hiện nay các tài liệu nghiên
cứu về bệnh trên cá chình ở nước ta hiện nay còn ít. Các loại thuốc phòng và trị bệnh
cho cá chình hoa còn chưa chuyên biệt, tình hình sản xuất còn gặp nhiều khó khăn,
quy mô và phạm vi nuôi còn nhỏ lẽ.
Trước nhu cầu thực tiễn của sản xuất, để làm cơ sở cho việc phát triển nghề nuôi
cá chình, với mong muốn giải quyết tốt nguồn cá chình giống đóng góp cho sự phát
triển nghề nuôi cá chình nước ta, được sự đồng ý của Viện Nuôi Trồng thủy sản,
Trường Đại Học Nha Trang và sự hướng dẫn tận tình của TS Lê Minh Hoàng, tôi đã
chọn đề tài: “Kỹ thuật phòng và trị một số bệnh thường gặp trên cá chình hoa
(Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824)”
1. Nội dung nghiên cứu
- Các loại tác nhân gây bệnh trên cá chình.
- Cách phòng và trị một số bệnh thường gặp.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
+ Ý nghĩa khoa học: xác định tác nhân gây bệnh chủ yếu của một số loại bệnh
thường gặp trên cá chình để làm cở sở cho việc nghiên cứu phòng trị bệnh.
+ Ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra biện pháp phòng trị bệnh cho cá chình góp phần
nâng cao tỷ lệ sống của cá.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 . Tổng quan về cá chình.
1.1.1 . Hệ thống phân loại cá chình hoa
Ngành: Chordata
Actinopterygii


Lớp:

Anguilliformes

Bộ:
Họ:

Giống:
Loài:

Anguillidae
Anguilla
A. marmorata (Quoy & Gaimard, 1824)

Hình 1.1: Hình dạng ngoài của cá chình hoa (Anguilla marmorata)
1.1.2 Đặc điểm về hình thái
Cá chình hoa có thân hình rắn chiều dài thân gấp 7 lần chiều dài đầu. Không có
vây bụng. Vây lưng và hậu môn dài, phía sau thường gắn với vây đuôi, không có gai
cứng. Ở cá trưởng thành có vảy nhỏ. Khởi điểm vây lưng đằng sau vây ngực. Môi dày,
mõm ở đầu mút, miệng kéo dài đến phần sau dưới mắt. Răng nhỏ xếp thành hàng. Vây
ngực lớn. Bong bóng thông với ruột. Đường bên hoàn toàn nhưng lỗ rất nhỏ. Xương
sống có 100 – 110 đốt. Da có đốm xanh đen trên nền màu nâu của thân cho nên gọi là
cá chình hoa. Đây là đặc điểm nổi bật nhất giúp phân biệt loài này với các loài cá
chình khác [20].


4
1.1.3 . Sơ lược về phân bố cá chình trên thế giới.
Trên thế giới có rất nhiều loài cá chình sống trong nước biển và nhiều loài cá

chình sống trong nước ngọt. Tuy nhiên, chỉ có một số ít loài trong giống Anguilla có
đời sống một phần ở nước ngọt và một phần ở biển [21].
Giống Anguillla có một phần đời sống diễn ra ở biển và một phần ở nước ngọt.
Có hàng ngàn loài cá chình trên thế giới mà toàn bộ vòng đời trải qua ở biển và hàng
trăm loài khác chỉ sống trong nước ngọt. Nhưng do sự sắp đặt của thiên nhiên, chỉ
những loài cá chình thuộc giống Anguilla mới có nửa vòng đời ở biển và nửa vòng đời
ở trong môi trường nước ngọt. Những tập tính kỳ lạ của giống Anguilla làm cho con
người hoang mang trong nhiều thế kỷ. Không ai phát hiện được trứng chín của chúng.
Tất cả những loài cá nước ngọt khác đều có trứng chín vào một vài mùa, nhưng điều
này chưa bao giờ bắt gặp ở cá chình [21].
Giống Anguilla được các nhà nghiên cứu dự đoán có từ 10 – 25 loài (Mednikov,
1974), trong đó Isao Matsui (1979) và Atsuishi Usui (1991) đã ghi nhận được 19 loài
[18]. Song ở các khu vực khác nhau thường phân bố những loài khác nhau, liên quan
đến những đặc tính thích nghi sinh lý – sinh thái của mỗi loài. Loài cá chình châu Âu
(A. anguilla) gặp phổ biến ở các sông, hồ châu Âu, từ Iceland và Na-uy đến tận bờ
biển châu Phi (25º độ vĩ Bắc); chúng đi sâu vào Địa Trung Hải, Biển Đen và biển
Azov[18][21].

Hình 1.2 Phân bố của cá chình hoa (A. marmorata) trên thế giới
(chú thích: màu đỏ là khu vực phân bố cá chình hoa)(Nguồn GBIF OBIS)


5
1.1.4 . Lịch sử nghề nuôi cá chình trên thế giới
Nghề nuôi chình (A. japonica) đã bắt đầu ở Nhật từ những năm cuối thế kỷ 19,
sau đó phát triển thành một ngành công nghiệp lớn vào thời kỳ 1980-1994, mỗi năm
cung cấp khoảng trên 35.000 tấn cá chình thương phẩm [18]. Một số nước châu Âu
như Đức, Đan Mạch, Hà Lan đã có nghề nuôi chình phát triển vào những năm 70 của
thế kỷ 20 với việc sử dụng dòng chảy ấm hoặc nước ngầm nuôi trong ao đất hoặc ao
bê-tông (theo kinh nghiệm người Nhật) để ương nuôi cá chình từ giai đoạn cá Chình

trắng đến cá trưởng thành. Năng suất nuôi đạt 37 tấn/ha. Ngay đầu những năm 90, hệ
thống nuôi cá chình dùng nước tuần hoàn đã được thiết lập ở Đan Mạch và Hà Lan,
đưa nghề nuôi cá chình châu Âu đạt được năng suất cao và hạn chế tác động lên môi
trường [23]. Một số nước khác như Đài Loan, Trung Quốc đã nhập công nghệ nuôi cá
chình từ Nhật Bản và đạt được những thành công nhất định, nhưng so với Trung Quốc
và Đài Loan, chi phí nuôi cá chình ở Nhật Bản khá cao. Vì thế, Nhật Bản đang chuyển
dần từ một nước nuôi cá chình thành nơi nhập khẩu cá chình là chính [13].
Từ kết quả nghiên cứu, các tác giả đã rút ra chu kỳ sản xuất cá chình thương
phẩm từ con giống tự nhiên trải qua các giai đoạn sau :

Hình 1.3 Sơ đồ vòng đời của cá chình [16]
Tuy hiện nay sơ bộ hiểu biết và nắm được đặc tính sinh sản của cá chình, nhưng
nhiều vấn đề vẫn chưa biết được do đó, việc sinh sản nhân tạo và ương cá giống cũng
là một vấn đề lớn mang tính toàn cầu. Những năm 80 của thế kỷ 20 cũng đã có những
kết quả thí nghiệm thành công trong việc ấp nở trứng cá chình tự nhiên nhưng tỷ lệ
sống rất thấp.


6
1.1.5 . Nguồn lợi cá chình tại Việt Nam
Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Nhật Thi (1994) trong Danh Mục Cá Biển Việt
Nam xác định có 3 loài là: A. Japonica, A. Marmorata, A. Celebesensis [4]. Vũ Trung
Tạng (1999) công bố ở đầm Trà Ổ có 3 loài cá chình: A. Marmorata, A. Bicolor
pacifca, A. Bornessnsis.[5].
Võ Văn Phú (1995) trong công trình nghiên cứu thành phần loài cá trong đầm
phá khu vực Thừa Thiên Huế xác định có 2 loài cá chình là A. Bicolor pacifca và A.
Marmorat [3].
Một số tác giả cho rằng nước ta hiện có 4 loài cá chình đó là: A. Bicolor pacifca, A.
Marmorata, A. Bornessnsis, A. Japonica (Nguyễn Hữu Dực & Mai Đình Yên 1994) [2].
Từ dữ liệu trên ta thấy đến nay ở Việt Nam đã thống kê được tất cả 5 loài cá chình đó

là chình Nhật (A. Japonica), chình Ấn (A. Bengalensis), chình hoa (A. Marmorata), chình
nhọn (A. Borneensis) và chình mun (A. Bicolor pacifica)[2],[6],[25].
Chevey và Lemasson (1937) trong sách về những loài cá nước ngọt ở Bắc Bộ đã ghi
chép cá chình Nhật (Anguilla japonica) bắt gặp tại huyện Thanh Trì trên sông Hồng (Hà
Nội). Nhưng từ đó đến nay không ai còn bắt gặp nữa. Rõ ràng là cá chình Nhật (Anguilla
japonica) chỉ có tên trong danh sách nhưng thực tế có thể không tồn tại .
Vì vậy có thể cho rằng nước ta hiện nay chỉ có 4 loài cá chình phân bố đó là: A.
Marmorata, A. Bicolor pacifca, A. Bengalensis, A. Borneensis. Những loài này hiện
phân bố từ Nghệ An đến các tỉnh Nam Trung bộ. Vùng tập trung nhiều nhất là từ
Quảng Nam đến Khánh Hoà[6].
Đầm Trà Ổ và các suối lân cận tại huyện Phù Mỹ (Bình Định) là nơi khai thác cá
chình giống nhiều hơn cả, chủ yếu là chình mun và chình hoa. Chình mun trước những
năm 1965 – 1970 sản lượng lên 100 cá thể/trộ sáo/đêm, có cá thể nặng đến 3 – 5 kg.
Đầu những năm 1990, sản lượng cá chình còn khoảng 30 – 40 cá thể/trộ sáo/đêm với
kích thước trung bình 0,3 – 0,5 kg/con [5].
Sản lượng khai thác cá chình bằng nghề sáo nói chung hay chình mun nói riêng
trong đầm đã suy giảm nghiêm trọng do khai thác quá mức và do đập chắn trên sông
Châu Trúc (xây năm 1978), ngăn chặn một phần đường di cư của cá trong mùa sinh
sản [6].
Các loài cá chình nước ta có thể đều có bãi đẻ ở ngoài khơi Biển Đông hoặc vùng
biển ven bờ Sumatra, Tây Thái Bình Dương. Theo Vũ Trung Tạng (2000), cá chình
thường di cư từ các sông suối, đầm, hồ như Trà Ổ, Bầu Sen để ra biển sinh sản. Hiện


7
tượng di cư diễn ra vào các tháng 9, 10 hàng năm, trùng với thời kỳ mưa của vùng.
Đồng thời trước hoặc sau tết âm lịch, trong Đầm đã có thể gặp cá chình con trong các
đăng sáo [6].
Trà Ổ cũng là địa bàn khai thác chình mun lớn nhất ở khu vực miền Trung. Theo
Vũ Trung Tạng (2000) cơ sở tư nhân thu mua ở thôn Dương Liễu cho biết, sản lượng

khai thác cá chình ở đầm Trà Ổ đã ngày một suy giảm, từ 400 con (1985) xuống 300
con (1993), trên 100 con (1995) và năm 1998 chỉ còn mấy chục con. Số lượng giảm đi
đôi với kích thước cá khai thác được cũng giảm. Con lớn trước đây có thể nặng 2 – 3
kg, thậm chí lớn hơn, nay đa số chỉ còn 0,5 – 0,7 kg/con [6].
Nghề nuôi cá chình ở Bình Định và Phú Yên bắt đầu vào năm 2000. Loài nuôi
chủ yếu là cá chình hoa (Anguilla marmorata) và cá chình mun (Anguilla bicolor
pacifica) trong đó cá chình hoa chiếm 90 – 95%. Hình thức nuôi chủ yếu là nuôi trong
lồng, trong ao hoặc bể xi măng với thức ăn chủ yếu là cá tạp, tôm tép. Đến năm 2001,
Phú Yên đã có khoảng 800 lồng nuôi cá chình, trong đó huyện Tuy An có trên 222 lồng.
Diện tích lồng 1 – 3 m2, mật độ thả 30 – 50 con/m2, năng suất đạt khoảng 30 – 50 kg/m2
lồng (Phòng Nông nghiệp huyện Tuy An tỉnh Phú Yên, 2002). Tại Khánh Hoà năm 2005
có 10 – 12 hộ nuôi cá chình trong bể xi măng, trong ao và 1 hộ nuôi lồng [1].
Tại Quảng Trị, Trung tâm Khuyến ngư của tỉnh cho biết năm 2005 trong tỉnh đã
có 40 lồng nuôi trên sông, trong hồ chứa diện tích lồng 3 – 4m2, mật độ thả 50 – 100
con/m2 [1]
Năm 2004 được sự hỗ trợ của hợp phần SUFA, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
thuỷ sản III thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ nuôi thương phẩm cá
chình (A. Mamorata) tại miền Trung” do Chu Văn Công làm chủ nhiệm. Nguồn giống
mua của ngư dân tỉnh Bình Định và Phú Yên. Do phương tiện khai thác cá chình giống
lớn ở sông hồ là chích điện và câu làm cho cá khi bắt được bị thương nghiêm trọng
ảnh hưởng lớn đến quá trình tăng trưởng và tỷ lệ sống cá thương phẩm. Kết quả nuôi
trong ao đất với mật độ 2 – 4 con/m2, tỷ lệ sống đạt 51 – 57%, năng suất 4,5 tấn/ha [1].
Ở miền Nam, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tiền Giang, Sông Hậu cá
chình được nuôi trong lồng nổi. Hình thức nuôi cá chình trong ao đất đang phát triển
mạnh ở Cà Mau, Bạc Liêu. Qua thông tin thu thập từ ngư dân, trong năm 2005 đã có
khoảng 40 hộ nuôi cá chình thương phẩm, với diện tích ao nuôi 1000 – 5000 m2. Thức
ăn chủ yếu sử dụng để nuôi cá chình là các loại cá nhỏ, ốc, trai, ếch, nhái. Các loài này


8

được cắt nhỏ để cho ăn. Đối tượng nuôi là cá chình hoa (Anguilla marmorata). Kết
quả điều tra cho thấy, với có giống là 30 – 50 g/con và sau 12 tháng nuôi, cá chình có
thể đạt tới 500-700 g/con, tỷ lệ sống đạt 40 – 50% [1].
1.2 . Đặc điểm sinh sản cá chình hoa
Đặc điểm cá chình là loại cá đẻ trứng một lần, Sau khi cá chình đẻ trứng ở ngoài
khơi, cá chình mẹ chết, mùa vụ đẻ trứng chưa được rõ ràng lắm, có người cho rằng
mùa vụ sinh sản là đầu xuân đến giữa hè, có người thì cho rằng cá đẻ vào mùa thu.
Nhìn chung sau khi cá chình đẻ trứng, trứng nở ra ở vùng có độ sâu 400-500 mét.
Nhiệt độ trung bình 16-170C, độ mặn 35‰. Số lượng trứng có thể là 7-13 triệu/cá thể.
Trứng thuộc loại bán trôi nổi kích thước đường kính 1mm, thời gian nở khoảng 10
ngày, sau khi trứng nở thành cá bột thường có hình trụ dài, trong suốt nên gọi là cá
trắng kích thước khoảng 6mm. Khi cá phát triển đến 7-15mm cá sẽ phân bố ở độ sâu
100-300 mét khi cơ thể và trọng lượng lớn dần thì cá phân bố ở vùng nước sâu 30 mét
và bắt đầu có hiện tượng di chuyển, khi cá đạt tới 6cm cá đi vào bờ và tới cửa sông,
thời gian này từ tháng 10 cho tới tháng 5 năm sau, cao điểm là tháng 2 và tháng 3. Đến
tháng 2 cơ thể đã đạt 15 cm. Màu sắc cá chuyển sang đen gọi là cá đen, hình dạng đã
giống cá trưởng thành [16].
1.2.1 . Thức ăn của cá chình
Cá chình là loài cá ăn thịt nên Thức ăn gồm các loại cá, tôm, cua, ốc, động vật
thân mềm, luân trùng, côn trùng nhỏ và ăn xác chết động vật. Khi cá đói và thiếu thức
ăn chúng có thể ăn thịt đồng loại [16].
Cơ quan khứu giác của cá rất phát triển, ban đêm cá có khả năng tìm mồi dựa vào
khứu giác. Tính ăn của cá chình phân chia thành nhiều giai đoạn, cá trắng thức ăn chủ
yếu là luân trùng, bọ gạo, trùn đất, ấu trùng của côn trùng, xác của động vật thân mềm,
hợp chất hữu cơ vụn nát. Khi trọng lượng cá lên 5g thì cá có khả năng truy đuổi cá
con, khi lên tới 100g thì chủ động bắt mồi tôm cá nhỏ, biên độ bắt mồi của cá chình
không lớn và có mối quan hệ mật thiết với điều kiện nhiệt độ môi trường[17].
1.2.2 . Ảnh hưởng của ánh sáng đối với đời sống cá chình
Cá chình thích sống trong điều kiện bóng tối, không thích ánh sáng mạnh. Tính
hướng quang của cá chình ở ánh sáng yếu lớn hơn ánh sáng mạnh. Khi ánh sáng càng

mạnh thì cá có xu hướng lẩn tránh càng cao. Cá chình thuộc loài cá ngày ngủ, đêm ăn.
Trong quá trình di chuyển thì ban ngày cá thường ở dưới đáy, ban đêm thì bơi ngược


9
dòng và nổi lên trên mặt, tùy theo sự sinh trưởng của cá và tính hoạt động về ban đêm
của nó càng ngày càng tăng đây cũng là đặc tính của cá chình từ tầng trên di chuyển
dần xuống tầng dưới, cũng là đặc tính của quá trình chyển giai đoạn của cá và phản
ứng với môi trường ánh sáng yếu của cá. Khi quần đàn cá di cư thì có xu hướng di cư
mạnh vào ban đêm. Kích thước cá càng lớn thì hoạt động về ban đêm càng mạnh.
Trong các ao nuôi cá thường tập trung ở tầng đáy, trừ những lúc bắt mồi cá mới bơi
lên tầng giữa[17].
1.2.3 . Sự thích nghi với dòng chảy của cá chình
Trong cả vòng đời của cá có mối quan hệ mật thiết với dòng chảy nhất là sự phát
triển của tuyến sinh dục. Quan sát cho biết tuyến sinh dục của cá chình không bao giờ
phát triển trong các vùng nước tĩnh, thậm chí có tuyến sinh dục nhưng không thành
thục, đây là do mối quan hệ của cơ thể và áp suất thẩm thấu của dòng chảy. Khi trưởng
thành, cá bơi ra biển, chịu sự tác động của áp lực thay đổi, áp suất thẩm thấu của nước
biển, đó là yếu tố kích thích tuyến sinh dục phát triển. Dù trong môi trường nước biển
hay nước ngọt thì cá cần phải có dòng chảy nhất định để cá có thể sinh trưởng và phát
triển tốt[17].
1.2.4 . Sự thích nghi với nhiệt độ của cá chình.
Cá chình là loại cá rộng nhiệt nên nó có thể phân bố ở cả vùng ôn đới, nhiệt đới
trong đó chủ yếu là ở vùng ôn đới. Nhiệt độ thích nghi từ 3-380C nhưng phạm vi thích
ứng nhất là 10-300C. Cá có tốc độ sinh trưởng mạnh nhất trong điều kiện từ 22-280C khi
nhiêt độ lên quá 380C thì phần lớn cá sẽ chết. Cá tập trung vào những vùng có nhiệt độ
thấp hơn và thường chui xuống đáy bùn. Khi nhiệt độ hạ thấp dưới 50C thì cá ngừng
hoạt động và chuyển sang trạng thái ngủ đông [17].
1.2.5 .Sự thích nghi với hàm lượng oxy hòa tan của cá chình
Phương thức hô hấp của cá chình: Cá chình hô hấp nhờ vào mang, khi đưa cá

chình ra khỏi môi trường nước thì cá chình vẫn có thể hô hấp bằng da. Ngoài ra các cơ
quan như bong bóng, xoang miệng, ruột hoặc vây cũng có thể hỗ trợ cho cá khi hô hấp.
Cường độ hô hấp của cá chình phụ thuộc vào bắt mồi, môi trường và nhiệt độ. Nhưng
trong đó nhiệt độ là nhân tố ảnh hưởng nhất đến sinh trưởng của cá chình. Khi nhiệt độ
cao thì cường độ hô hấp càng lớn và tần số hô hấp tăng lên, ngược lại khi nhiệt độ thấp
thì tần số hô hấp giảm đi. Khi nhiệt độ tăng 100C thì tần số hô hấp tăng lên 2-3 lần [16].
Cá chình có một số đặc điểm hô hấp đặc biệt:


10
Nửa ngủ đông: khi nhiệt độ xuống dưới 170C, hàm lượng oxy trong nước đầy đủ
cá chình sẽ ở trạng thái nghỉ ngơi, thành thói quen nửa ngủ đông, hô hấp một lần kéo
thời gian rất dài [16].
Hô hấp nửa mang: khi nhiệt độ thấp cá chình hô hấp thở sâu và khả năng lọc
nước rất mạnh khi đó chỉ hô hấp một bên mang còn một bên mang thì khép lại. Trong
nuôi trồng cần chú ý hiện tượng hô hấp này, tức là tránh sự ô nhiễm và cảm nhiễm
bệnh ở mang làm mang tiết nhiều dịch và không thể mở ra được, hay cảm nhiễm một
bên mang do vậy cả hai mang đóng mở khác nhau đây là một triệu chứng bệnh thường
phát hiện ở nhiệt độ nước cao.
Hô hấp bằng da: trong môi trường ẩm khi cá đã ra ngoài nước không thể hô hấp
bằng mang, nhờ hấp thụ một lượng lớn khí oxy và thải ra CO2 từ da. Khi nhiệt độ dưới
150C cá chình chỉ sử dụng loại phương thức hô hấp này để duy trì cuộc sống. Yêu cầu
về hàm lượng oxy hòa tan:
Lượng oxy hòa tan giới hạn cho cá chình sinh trưởng là phụ thuộc vào nhiệt độ
khi nhiệt độ nâng cao thì giới hạn này cao. Trong phạm vi thích hợp thì yêu cầu về
hàm lượng oxy hòa tan cũng phụ thuộc vào sự tăng lên của nhiệt độ. Khi nhiệt độ từ
20-280C thì hàm lượng oxy hòa tan là 4 mg/l mới đảm bảo nhu cầu. trong điều kiện
vận chuyển yêu cầu hàm lượng oxy hòa tan so với khi cá trong điều kiện bình thường
thì cao hơn 21%. Nhưng do cá có khả năng hô hấp bằng da cho nên khi vận chuyển khô trong
phạm vi 24 tiếng vẫn đảm bảo an toàn. Quan hệ giữa oxy, kích cỡ và tình trạng cơ thể: kích

thước cơ thể càng lớn thì lượng tiêu hao oxy càng nhiều, kích thước cá thể càng nhỏ nhưng
đơn vị trọng lượng càng cao thì tiêu hao oxy càng nhiều. trạng thái bình thường thì ở 250C
hàm lượng tiêu hao oxy của cá được biểu hiện ở bảng 1.1 [16].
Bảng 1.1. Hàm lượng tiêu hao oxy của cá trong điều kiện 250C theo trọng lượng cơ thể
Trọng lượng cơ thể (gam/con)

5

10

50

150

300

Lượng tiêu hao oxy (ml/con/giờ)

0,75

1,2

3,8

8,3

13,5

Lượng tiêu hao oxy (ml/kg/giờ)


150

120

76

55

45

Nếu cá trong trạng thái hoạt động, hàm lượng oxy tăng cao 2-5 lần so với trạng
thái bình thường, sau khi cá ăn lượng tiêu hao oxy cũng tăng 1 lần so với bình thường.
Quan hệ giữa lượng tiêu hao oxy và nhiệt độ: khi nhiệt độ dưới 300C thì lượng
tiêu hao oxy của cá cũng tăng lên. Khi nhiệt độ giảm thì lượng tiêu hao oxy cũng
giảm. Khi nhiệt độ trên 300C thì lượng tiêu hao oxy sẽ giảm đi khi nhiệt độ tăng. Đây


11
có thể là do khi cá ăn ít cho nên lượng tiêu hao oxy thấp. Khi nhiệt độ càng tăng cao
hàm lượng oxy sẽ giảm cho tới khi không còn cách nào để đạt được mức tối thiểu.
Trong khi nuôi phải đề phòng hiện tượng oxy không đạt được mức tối thiểu cá sẽ chết
gây tổn thất.
Lấy ví dụ cá có kích thước 20-30 gam thì hàm lượng tiêu hao oxy ở trong các
nhiệt độ khác nhau như trong bảng 4.[16]
Bảng 1.2.Hàm lượng tiêu hao oxy của cá chình ở các nhiệt độ khác nhau [16]
Nhiệt độ (0C)

4,7

Lượng tiêu hao oxy ( ml/kg/giờ)


9,7

15,0 20,0 25,0

0,64 8,5

33

30,0

35,0

45,1 90,1 153,3

146,5

1.2.6 . Nghiên cứu ảnh hưởng độ mặn lên đời sống cá chình
Phạm vi thích ứng độ mặn của cá chình rất rộng, giống cá chình được bắt ở các
cửa sông có độ mặn 0,3% - 2,8% (3‰-28‰). Khi đưa vào nuôi tạm thì cũng sử dụng
nước có độ mặn khác nhau thì biểu hiện cũng khác nhau [16].
Bảng 1.3. Sự thích ứng của cá chình giống đối với độ mặn khác nhau [16]
Nồng độ muối

Độ mặn thực tế

(%)

(‰)


1,25

Nhiệt độ (0C)

Thời gian

13,4

20,0 – 24,0

72 giờ

Bình thường

2,5

25,0

20,5 – 23,5

46 giờ

Bình thường

3,5

33,6

20,2 – 22,0


4 giờ 45 phút

Chết 80%

9 giờ 30 phút

Chết toàn bộ

33,6

Kết quả

1.3 Các nghiên cứu bệnh trên cá chình
1.3.1 Sự phát sinh và phát triển của bệnh:
Nguyên nhân và điều kiện phát sinh ra bệnh.
Nắm vững nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh để hiểu rõ bản chất của bệnh
và để có biện pháp phòng trị bệnh cho cá có hiệu quả.
- Nguyên nhân: Tác dụng kích thích gây bệnh cho cơ thể sinh vật. Cơ thể sinh vật
sống trong môi trường chịu tác động vô số kích thích, đa số các yếu tố này không có
hại lại rất cần để duy trì sự sống cho sinh vật như nhiệt độ nước, pH, oxy,... nhưng do
tác động bởi cường độ quá mạnh, thời gian quá dài hoặc yếu tố đó không có lợi với
bản thân sinh vật. Các kích thích về cơ giới, kích thích vật lý, kích thích hoá học và
các kích thích do sinh vật gây ra. Nguyên nhân gây bệnh dễ dàng thấy, phổ biến nhất


12
gây tác hại mạnh mẽ là yếu tố sinh vật (mầm bệnh). Sinh vật tác động đến cá dưới
hình thức ký sinh ở các tế bào tổ chức cơ quan gây bệnh cho cá. Yếu tố sinh vật có thể
tác động trực tiếp đến cá. Sinh vật có thể tác động gián tiếp đến môi trường của cá rồi
từ đó có thể ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý bình thường của cá như một số loại tảo

Microcystis, Gymnodinium gây độc cho cá. Do thiếu các chất cơ thể cần: Trong quá
trình sống cơ thể và môi trường có sự liên hệ mật thiết, có tác dụng qua lại, các chất cơ
thể cần không có hoặc không đủ làm cho cơ thể biến đổi thậm chí có thể chết như bệnh
thiếu dinh dưỡng [7].
- Điều kiện để phát sinh bệnh: Cơ thể cá phát sinh ra bệnh không những chỉ do
nguyên nhân nhất định mà cần có điều kiện thích hợp. Do điều kiện khác nhau mà
nguyên nhân gây bệnh có làm cho cơ thể sinh vật phát sinh ra bệnh hay không. Điều
kiện gây bệnh bao gồm bản thân cơ thể sinh vật và điều kiện môi trường. Cơ thể sinh
vật như tuổi, tình trạng sức khoẻ, đực cái. Điều kiện môi trường như khí hậu, chất
nước tình hình nuôi dưỡng khu hệ sinh vật ảnh hưởng đến nguyên nhân gây bệnh.
Phần lớn các bệnh vi sinh vật phát triển mạnh trong điều kiện môi trường nuôi cá bị ô
nhiễm, các bệnh do nguyên sinh động vật gây ra thường ở ao ương nuôi cá mật độ quá
dày, thức ăn không đầy đủ, mực nước quá thấp. Nguyên nhân quyết định quá trình phát
sinh và đặc tính cơ bản của bệnh còn điều kiện chỉ có tác dụng làm tăng lên hay cản trở
cho quá trình phát sinh phát triển của bệnh, điều kiện ảnh hưởng đến nguyên nhân [7].
1.3.2 Các loại bệnh:
a. Bệnh do sinh vật gây ra
- Bệnh ký sinh: Chỉ những bệnh do sinh vật ký sinh gây ra:
+ Bệnh vi sinh vật do virus, vi khuẩn, nấm, tảo đơn bào gây ra.
+ Bệnh ký sinh trùng do nguyên sinh động vật, giun sán, đỉa cá, nhuyễn thể, giáp
xác gây ra.
- Bệnh phi ký sinh: cá, tôm bị bệnh do sinh vật gây ra nhưng không phải dưới
hình thức ký sinh, thường do tảo loại gây độc cho cá, tôm, thực vật, động vật hại cá.
b. Bệnh do phi sinh vật
Bệnh gây ra cho cá không phải do sinh vật tác động.
- Do các yếu tố cơ học, hoá học, vật lý tác động.
- Do sự tác động bởi thiếu các chất và điều kiện mà cơ thể cá cần như các chất
dinh dưỡng không đủ, số lượng thức ăn thiếu...



13
1.3.3 Các thời kỳ phát triển của bệnh:
Dưới tác dụng của các yếu tố gây bệnh, cơ thể cá không phải lập tức bị bệnh mà
nó phải trải qua một quá trình. Căn cứ vào đặc trưng phát triển từng giai đoạn của bệnh
mà chia làm mấy thời kỳ:
- Thời kỳ ủ bệnh: Là thời kỳ từ khi nguyên nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể
đến lúc xuất hiện triệu chứng bệnh đầu tiên, lúc này hoạt động sinh lý bình thường của
cá bắt đầu thay đổi. Thời kỳ này dài hay ngắn không giống nhau có khi chỉ mấy phút
như hiện tượng trúng độc có khi vaì ngày như các bệnh truyền nhiễm, có khi lại mấy
tháng, mấy năm như các bệnh ký sinh trùng. do nó phụ thuộc vào chủng loại, số lượng,
phương thức cảm nhiễm của yếu tố gây bệnh cũng như sức đề kháng của vật chủ và
điều kiện của môi trường.
Thời kỳ ủ bệnh của cá chia ra làm 2 giai đoạn:
- Từ khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể đến sinh sản, đó là đối với các
bệnh do sinh vật ký sinh gây ra.
- Từ khi sinh sản đến lúc bị bệnh đầu tiên. Thời kỳ ủ bệnh sinh vật ký sinh tìm
mội cách tích luỹ chất dinh dưỡng để tăng cuờng cường độ sinh sản và hoạt động của
nó. Về vật chủ trong thời kỳ này tạo ra những yếu tố miễn dịch để phòng vệ. Thời kỳ ủ
bệnh nếu cá được chăm sóc cho ăn đầy đủ, môi trường sống sạch sẽ thì thời kỳ này kéo
dài tác hại đến cá hầu như không đáng kể. Cần theo dõi trong quá trình ương nuôi cá
để phát hiện sớm và có biện pháp để phòng trị kịp thời trong giai đoạn này là tốt nhất.
- Thời kỳ dự phát: Là thời kỳ chuyển tiếp từ lúc xuất hiện dấu hiệu bệnh lý đầu
tiên đến lúc bệnh lý rõ ràng. Thời kỳ này tác nhân gây bệnh đã tác động đến tổ chức cơ
quan của cá. Với tác nhân gây bệnh là sinh vật thời kỳ này chúng sinh sản càng mạnh .
Thời kỳ dự phát thường ngắn có một số bệnh triệu chứng không thể hiện rõ như bệnh
xuất huyết mang.
- Thời ký phát triển: Là thời kỳ bệnh phát triển cao nhất, triệu chứng điển hình
của bệnh thể hiện rõ. Quá trình trao đổi chất cũng như hình thái cấu tạo của tế bào tổ
chức các cơ quan trong cơ thể cá có sự biến đổi. Thời kỳ này nặng nhất và thường gây tác
gại lớn cho cá. Trong thực tế phân chia rành rọt 3 thời kỳ như trên là rất khó, bởi nó chịu

nhiều yếu tố ảnh hưởng và trong quá trình tiến triển của bệnh thay đổi phức tạp.
Thời kỳ phát triển của bệnh do tác động của nhiều yếu tố như: nguyên nhân và
điều kiện gây ra bệnh, sức đề kháng của cá, tôm và con người áp dụng các biện pháp
phòng trị [7]


14
1.3.4 Quá trình cơ bản của bệnh lý
Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gây rối loạn sự hoạt động bình
thường của các cơ quan, hiện tượng rối loạn ấy gọi là hiện tượng bệnh lý, nhiều bệnh
có cùng 1 quá trình bệnh lý thì gọi là quá trình cơ bản của bệnh lý. Các quá trình cơ
bản như: Gây rối loạn sự hoạt động một phần phần của hệ thống tuần hoàn, tụ máu,
Thiếu máu, Chảy máu (xuất huyết), Đông máu, Sự thay đổi thành phần của máu, Hoại
tử cục bộ, Phù và tích nước, Trao đổi chất bị rối loạn, làm cho tổ chức teo nhỏ lại,
Biến đổi về số lượng và chất tế bào, tổ chức cơ thể sinh vật bị viêm [7].
1.3.5 Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh cho thuỷ sản
Động vật thuỷ sản nói chung và cá chình nói riêng đối với môi trường sống là
một thể thống nhất, khi chúng mắc bệnh là kết quả tác động qua lại giữa cơ thể và môi
trường sống. Khi động vật thuỷ sản bị bệnh phải có 3 nhân tố.
- Môi trường sống.
- Tác nhân gây bệnh.
- Vật chủ- động vật thủy sản.
a. Môi trường sống
Các yếu tố môi trường đều là các mối nguy trong nuôi trồng thủy sản, bởi vì tỷ lệ
sống, sinh sản và sinh trưởng của các loài động vật thủy sản phụ thuộc vào môi trường
thích hợp. Có nhiều yếu tố môi trường có khả năng ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy
sản, nhưng chỉ một số ít có vai trò quyết định. Nhiệt độ và độ mặn là giới hạn quan
trọng của cá chình nuôi ở một địa điểm nhất định. Muối dinh dưỡng, độ kiềm tổng số
và độ cứng tổng số cũng là những yếu tố quan trọng. Những yếu tố môi trường khác
ảnh hưởng cho nuôi cá chình là pH, oxy hòa tan- DO, carbonic- CO2, ammoniac- NH3,

nitrite- NO2 và hydrogen sulfide- H2S. Ngoài ra một số trường hợp gây độc do kim
loại và thuốc trừ sâu có thể gây ô nhiễm trong nuôi cá[7].
b. Tác nhân gây bệnh (Mầm bệnh)- Pathogen
Tác nhân gây bệnh là các yếu tố hữu sinh làm cho cá mắc bệnh gọi chung là tác
nhân gây bệnh. Những tác nhân gây bệnh này do sự cảm nhiễm của cá là vật chủ hoặc
sự xâm nhập cuả chúng vào vật chủ. Các tác nhân gây bệnh được chia ra 3 nhóm:
- Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm: Virus, vi khuẩn, nấm,.
- Tác nhân gây bệnh ký sinh: Nguyên sinh động vật (động vật đơn bào), giun sán,
đỉa, giáp xác...(động vật đa bào)[7].


15
c. Vật chủ (động vật thủy sản)
Các nhân tố ngoại cảnh (yếu tố vô sinh và hữu sinh) tác động thì cá không thể
mắc bệnh được mà nó phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể với từng bệnh của cá: cá
thường biểu hiện bằng những phản ứng với môi trường thay đổi. Những phản ứng của
cơ thể có thể kéo dài 2-3 ngày hoặc 2-3 tuần tuỳ theo mức độ của bệnh[7].
d. Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh cho cá
Cá sống được phải có môi trường sống tốt, đồng thời chúng cũng phải có khả
năng thích ứng với môi trường. Nếu môi trường sống của cá xảy ra những thay đổi
không có lợi cho chúng, những con nào thích ứng sẽ duy trì được cuộc sống, những
con nào không thích ứng thì sẽ mắc bệnh hoặc chết. cá mắc bệnh là kết quả tác dụng
lẫn nhau giữa cơ thể và môi trường sống. Vì vậy, những nguyên nhân gây bệnh cho
động vật thuỷ sản gồm 3 nhân tố sau
- Môi trường sống (1): To, pH, O2, CO2, NH3, NO2, kim loại nặng,..., những yếu
tố này thay đổi bất lợi cho động vật thuỷ sản và tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân
gây bệnh (mầm bệnh) dẫn đến động vật thuỷ sản dễ mắc bệnh.
- Tác nhân gây bệnh (mầm bệnh 2): Vurus, Vi khuẩn, Nấm, Ký sinh trùng và
những sinh vật hại khác.
- Vật chủ (3) có sức đề kháng hoặc mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh là cho

động vật thuỷ sản chống được bệnh hoặc dễ mắc bệnh.
Mối quan hệ của các nhân tố gây bệnh khi đủ ba nhân tố 1,2,3 thì cá mới có thể
mắc bệnh (hình 1.5): nếu thiếu 1 trong 3 nhân tố thì động vật thuỷ sản không bị mắc
bệnh. Giữ môi trường nuôi tốt sẽ tăng sức đề kháng với mầm bệnh cho cá, tuy cá có
mang mầm bệnh thì bệnh không thể phát sinh được. Để ngăn cản những nhân tố trên
không thay đổi xấu cho cá thì con người, kỹ thuật nuôi phải tác động vào 3 yếu tố như:
cải tạo ao tốt, tẩy trùng ao hồ diệt mầm bệnh, thả giống tốt, cung cấp thức ăn đầy đủ về
chất và lượng thì bệnh rất khó xuất hiện. Khi nắm được 3 nhân tố trên có mối quan hệ
mật thiết, do đó xem xét nguyên nhân gây bệnh cho cá không nên kiểm tra một yếu tố
đơn độc nào mà phải xét cả 3 yếu tố: môi trường, mầm bệnh, vật chủ. Đồng thời khi
đưa ra biện pháp phòng và trị bệnh cũng phải quan tâm đến 3 nhân tố trên, nhân tố nào
dễ làm chúng ta xử lý trước. Ví dụ thay đổi môi trường tốt cho động vật thuỷ sản là
một biện pháp phòng bệnh. Tiêu diệt mầm bệnh bằng hoá chất, thuốc sẽ ngăn chặn
được bệnh không phát triển nặng. Cuối cùng chọn những giống cá có sức đề kháng với
những bệnh thường gặp gây nguy hiểm cho cá [7].


16

Hình 1.4. Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh: Vùng xuất hiện bệnh
(màu đỏ) có đủ ba yếu tố gây bệnh 1+2+3; Vùng 1+2 bệnh không xảy ra; Vùng
2+3 bệnh không xảy ra; Vùng 1+3
1.3.6 Phân loại một số bệnh
a. Các bệnh truyền nhiễm
Quá trình truyền nhiễm là hiện tượng tổng hợp xảy ra trong cơ thể sinh vật khi có
tác nhân gây bệnh xâm nhập, tác nhân gây bệnh là vi sinh vật: virus, vi khuẩn, nấm,
tảo đơn bào.
Nhân tố để phát sinh ra bệnh truyền nhiễm:
- Có tác nhân gây ra bệnh truyền nhiễm như: virus, vi khuẩn, nấm, tảo đơn bào...
- Sinh vật có mang các tác nhân gây bệnh.

- Điều kiện môi trường bên ngoài thuận lợi cho sự xâm nhập của tác nhân gây
bệnh thúc đẩy quá trình truyền nhiễm. Kích thước của các tác nhân gây bệnh truyền
nhiễm nhìn chung bé hơn kích thước của vật chủ vật nhiễm song khả năng gây bệnh
của chúng rất lớn, nó có thể làm cho vật chủ chết một cách nhanh chóng.
Bệnh truyền nhiễm gây tác hại lớn cho vật chủ do:
- Sinh vật gây bệnh có khả năng sinh sản nhanh nhất là virus, vi khuẩn chỉ sau
mấy giờ số lượng của chúng có thể tăng lên rất nhiều đã tác động làm rối loạn hoạt
động sinh lý của cơ thể vật chủ- Tác nhân gây bệnh còn có khả năng làm thay đổi, huỷ
hoại tổ chức mô đồng thời có thể tiết ra độc tố phá hoại tổ chức của vật chủ, làm cho
các tế bào tổ chức hoạt động không bình thường [7].
- Con đường lan truyền của bệnh truyền nhiễm ở cá
+ Bằng đường tiếp xúc trực tiếp: cá khoẻ mạnh sống chung trong thuỷ vực cùng
với cá mắc bệnh truyền nhiễm, do tiếp xúc trực tiếp, tác nhân gây bệnh truyền từ cá
bệnh sang cho cá khoẻ [7].


×