Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.25 KB, 4 trang )

TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Phần I: Điều cần biết về tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não là bệnh thường gặp ở người có tuôi. Bệnh
thường để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh, khiến họ trở
thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Trong các thống kê về bệnh tật của OMS, tai biến mạch máu não được
coi là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất.
Theo Tổ chức y tế thế giới, tai biến mạch máu não được định nghĩa như
sau:
- Biểu hiện về các rối loạn chức năng thần kinh như hôn mê, liệt nửa
người, nói đớ, nuốt nhanh, đột ngột và tồn tại quá 24 giờ.
- Các khám xét và thăm dò đã loại trừ nguyên nhân chấn thương sọ
não.
Dựa vào tiến triển của bệnh trong thời gian từ 2 đến 3 tuần đầu người ta
phân tai biến mạch máu não.
Phần II: Triệu chứng tai biến mạch máu não:
Tai biến mạch máu não (TBMMN) là một bệnh nặng gây nhiều tử vong,
thường từ tuổi trung nên trở lên. Khi một phần não bị thiếu máu nuôi
dưỡng, các tế bào não thiếu oxygen sẽ bị chết đi. Nguyên nhân thường là
do mạch máu đến não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Lý do thường gặp là xơ
mỡ động mạch, khiến lòng mạch bị hẹp, dễ tạo cục máu đông gây tắc
nghẽn, hoặc thành mạch chai cứng dễ vỡ, gây xuất huyết. Tùy theo phần


não bị tổn thương, bệnh nhân có thể bị một hay nhiều triệu chứng sau
đây :
- Mở một hay hai mắt đột ngột.
- Yếu nửa mặt hay yếu một nửa than người (dân gian hay gọi là “bán
than bất toại”, nghĩa là nửa than người không cử động theo ý muốn).
- Nuốt thức ăn khó khan, thường bị sặc.


- Khó khan trong việc diễn tả tư tưởng (nói, viết, hay ra dấu hiệu) hoặc
không hiểu người khác nói gì.
- Nhức đầu như búa bổ. Khi triệu chứng xảy ra 24 tiếng đồng hồ thì gọi
là tai biến thiếu máu cục bộ thoáng qua (RIA: transient is – chemic
attack). Khi triệu chứng vẫn tồn tại sau 24 tiếng thì gọi là đột quỵ
(stroke).
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tai biến mạch máu não:
Có những yếu tố có thể điều trị được hoặc thay đổi để giảm nguy cơ bị
tai biến mạch máu não
- Cao huyết áp: khi bị cao huyết áp nên uống thuốc và theo dõi đều đặn
để giữ huyết áp ở mức bình thường.
- Loạn nhhijp tim: khi tim bị loạn nhịp, máu không được tống hết ra
khỏi tim, dễ bị đóng cục trên thành tim, rồi vỡ ra, theo dòng máu lên não
gây nghẽn lưu thong ở một nhánh của mạch máu não. Thuốc chống đông
máu như Coumadin thường được dung để ngăn ngừa máu đóng cục
trong tim. Tăng cholesterol/ trong máu: nên kiêng hoặc giảm đến mức
tối đa các thức ăn chứa nhiều dầu, mỡ như phô mai, long đỏ trứng, thịt
mỡ, lạp xưởng….
- Hút thuốc lá không những gây ung thư phổi mà còn làm hại tim, gây
cáo huyết áp và gia tang nguy cơ bị tai biến mạch máu não. Tốt nhất là
bỏ thuốc lá.
- Uống rượu bia nhiều cũng làm tang nguy cơ tai biến mạch máu não.
Cần lưu ý thêm là rượu bia còn làm viêm gan, xơ gan, chướng bụng, suy


tim, rối loạn tinh than, tê yếu chân tay do tổn thương thần kinh ngoại
biên.
- Quá mập béo phì cũng dễ bị tai biến mạch máu não. Nên tạo thói
quen ăn uống tốt cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
- Bệnh tiểu đường và các thuốc ngừa thai cũng là những yếu tố gây

tang nguy cơ bị tai biến mạch máu não.
Nên làm gì khi bị tai biến mạch máu não
Thử máu để xem có bị tiểu đường không, lượng cholesterol có cao
không, có bệnh gì về máu không. Đo điện tim để xem nhịp tim có bị rối
loạn không, động mạch vành có bị nghẽn không. Siêu âm động mạch cổ
(Doppler Ultrasound) xem mức độ tắc nghẽn mạch nhiều hay ít, vì các
mạch máu này là những đại lộ chính dẫn máu lên não.
Chụp điện toán cắt lớp não bị thiếu máu nuôi hoặc bị chảy máu.
Cộng hưởng từ (MRL) là phương pháp chụp hình não để quan sát những
phần não nằm gần xương hoặc bị che khuất khi chụp CT Scan.
Phòng ngừa khi chưa bị tai biến mạch máu não
Cao huyết áp có thể điều trị được. Cần đo huyết áp đều đặn, người chưa
bị bệnh mỗi năm tối thiểu phải đo 2 lần. Người đã có bệnh phải theo dõi
thường xuyên hơn. Tránh tang huyết áp bằng cách bớt ăn chất mặn như
muối, nước mắm (người ăn chay thường ăn mặn nhất vì ăn cháo, tương,
xì dầu, tránh để lên cân nhiều, nên thư giãn, dung thuốc đều đặn theo chỉ
dẫn của bác sĩ (có khi phải uống suất đời). Thuốc trị cao huyết áp không
phải là loại thuốc “vui thì uống, buồn thì nghỉ”. Thức ăn nhiều mỡ,
cholesterol và muối đề làm tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não.
- Tránh ăn quá nhiều mỡ, nhất là béo bão hòa và cholesterol. Nên dung
các loại sữa đã tách bơ, giảm ăn phô-mai, bơ, nướng hơn là chiên thức
ăn. Không nên ăn quá 3 quả trứng một tuần.


- Tránh ăn quá nhiều muối. Đồ hộp, bột ngọt chứa nhiều muối. Nên ăn
đồ tuoi. Kiêng rượu bia. Những người uống rượu có nguy cơ bị tai biến
mạch máu não cao gấp 2 lần người không uống. Người ta nói uống rượu
bia khi ăn làm tan mỡ là không dung. Người béo quá làm cho tim –
mạch hoạt động nhiều, dễ bị tiểu đường và dễ bị tai biến mạch máu não.
Hạn chế ăn thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, nên tập thể dục

đều đặn.
- Bỏ thuốc lá. Nguy cơ bị tai biến mạch máu não ở người hút thuốc lá
cao gấp 3 lần người không hút. Nếu đã cao huyết áp lại hút thuốc lá thì
nguy cơ sẽ tăng 20 lần.
- Tập thể dục: đi bộ 20 – 30 phút mỗi ngày hay bơi lội 3-4 lần mỗi tuần
cũng đủ giữ cho tim phổi khỏe mạnh.
- Điều trị tốt các bệnh tim mạch và tình trạng căng thẳng thần kinh
(stress).
- Phụ nữ uống thuốc ngừa thai, nhất là phụ nữ trên 30 tuổi, làm cho máu
dễ bị đông, tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não. Nên hỏi ý kiến bác sĩ
trước khi áp dụng biện pháp tránh thai này.



×