Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

iliade của homere từ tác phẩm đến phim truyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 84 trang )

“Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN NGỮ VĂN

NGUYỄN THANH NHÃ TRÚC
MSSV: 6075464

ILIADE CỦA HOMERE
TỪ TÁC PHẨM ĐẾN PHIM TRUYỆN

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: Trương Thị Kim Phượng

Cần Thơ, 5-2011

GVHD: Trương Thị Kim Phượng

1

SVTH: Nguyễn Thanh Nhã Trúc


“Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”

Phần I. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:


Nền văn minh Hy Lạp cổ đại là một nền văn minh lớn của nhân loại.
Đây là nền văn minh phát triển trễ hơn so với các nền văn hoá phương Đông
nhưng lại là nền văn minh phát triển rực rỡ hơn, sáng chói hơn. Văn học nghệ
thuật Hy Lạp cổ đại sở dĩ phát triển rực rỡ là nhờ được xây dựng trên cơ sở
một nền văn minh lớn, cái nôi của nền văn minh nhân loại. “Không có cơ sở
văn minh Hy Lạp cổ đại, không có đế quốc La Mã thì không có châu Âu ngày
nay.” (Cac Mac). [2, 9] Một trong những yếu tố góp phần làm cho Hy Lạp trở
thành cái nôi của nền văn minh nhân loại, đó là văn học.
Văn học Hy Lạp có nhiều thể loại: thần thoại, anh hùng ca, thơ, lịch sử,
văn hùng biện và cả kiến trúc, điêu khắc, nhạc, họa.... Thông qua văn học mà
từ cổ chí kim, con người đã phản ánh, gởi gắm tâm tư tình cảm, khát vọng
vươn lên của chính mình. Văn học cũng làm nhiệm vụ phản ánh đời sống xã
hội, tái hiện lại lịch sử. Người đầu tiên đặt nền móng cho thể anh hùng ca Hy
Lạp là Homere, với hai bản anh hùng ca đã trở thành bất hủ là Iliade và
Odyssee. Homere là người được Bielinski coi là “cha đẻ của thi ca Hy Lạp”
và Iliade dường như cũng làm được chức năng đó.
Đi tìm hiểu Homere, tìm hiểu anh hùng ca Hy Lạp Iliade là ta đã tiếp
cận được với nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Hai tác phẩm Iliade và Odyssee là
những kiểu mẫu không thể nào bắt chước của anh hùng ca. Chính vì đây là
những tác phẩm bất hủ của nhân loại nên anh hùng ca Iliade đã được dựng
thành phim, nhưng có thể đó không phải là lý do duy nhất. Vào thời đại công
nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, người ta có thể tiếp cận nhiều thông tin
trong chốc lát, có thể biết mọi điều trên thế giới chỉ bằng một cú click chuột
vi tính. Nhưng dường như cuộc sống hiện đại quá nhanh, quá gấp đến nỗi
người ta không có thời gian để đọc, để thưởng thức văn học. Vì vậy các tác
phẩm văn học, những tinh hoa văn hoá nhân loại, của nước ngoài lẫn Việt
Nam ít được người trẻ quan tâm tiếp cận và tiếp nhận thấu đáo. Bên cạnh đó,
GVHD: Trương Thị Kim Phượng

2


SVTH: Nguyễn Thanh Nhã Trúc


“Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”
điện ảnh là một thể loại rất được giới trẻ yêu thích, và nhiều tác phẩm văn học
nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam đã được chuyển thể thành phim. Những
Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Hồi ức một Geisha, Cuốn theo chiều gió,
Tây Du ký, Hồng lâu mộng ... là những ví dụ điển hình. Những tác phẩm này
khi được dựng thành phim đã thu hút được rất đông khán giả, đã được chào
đón nồng nhiệt và yêu thích. Mục đích của các nhà đạo diễn khi chuyển thể
tác phẩm văn học thành phim cũng là một cách để tác phẩm văn học dễ dàng
tiếp cận với công chúng hơn. Và những tác phẩm kinh điển của văn học Hy
Lạp cổ đại cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Vì nhiều lý do như vậy nên
tôi đã quyết định chọn cho mình đề tài “Iliade của Homere từ tác phẩm đến
phim truyện” để làm luận văn với mục đích có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu nhiều
hơn tác phẩm Iliade và so sánh giữa tác phẩm và phim truyện nhất là khi nó
được dựng thành phim.
Có thể khẳng định thành công to lớn của sử thi Iliade và cũng không
thể phủ nhận những thành công của “Anh hùng thành Troy” đã làm cho tác
phẩm đi vào lòng người. “Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”
là một đề tài khó khăn, phức tạp nhưng người viết sẽ cố gắng hoàn thành tốt
công việc của mình để có thể góp một phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu anh
hùng ca Iliade và phim “Anh hùng thành Troy” cho những người quan tâm
đến vấn đề này.
Do năng lực làm việc và thời gian có hạn, sự tìm tòi và nghiên cứu của
người viết trong khi thực hiện đề tài chắc chắn sẽ không khỏi có những khiếm
khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý, điều chỉnh, giúp đỡ của các thầy cô và
các bạn để bài viết hoàn chỉnh hơn.
2. Lịch sử vấn đề:

Như chúng ta đã biết, bất cứ sự vật nào tồn tại trên đời này đều có lịch
sử, nguồn gốc của nó. Con người cũng vậy sinh ra và lớn lên đều phải nhớ tới
nguồn gốc, tổ tiên của mình. Và ở lĩnh vực nghiên cứu khoa học không phải

GVHD: Trương Thị Kim Phượng

3

SVTH: Nguyễn Thanh Nhã Trúc


“Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”
là ngoại lệ, khi nghiên cứu bất cứ vấn đề gì người ta cũng ngược thời gian
quay về lịch sử vấn đề đó.
Vấn đề về Homere và anh hùng ca Hy Lạp có lẽ cũng không phải là
quá mới mẻ đối với những người yêu thích văn chương. Thế nhưng, từ khi
tìm hiểu đề tài “Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện” người viết
nhận thấy rằng số luợng công trình nghiên cứu về Homere và anh hùng ca
Iliade cũng nhiều và bài phê bình về phim truyện cũng rất nhiều nhưng hầu
như người viết chưa tìm thấy được một công trình nào đánh giá, so sánh giữa
tác phẩm và phim truyện cũng như chưa đưa lên được một cái nhìn toàn diện
về cả tác phẩm và phim truyện. Người viết chỉ thấy đa phần tư liệu chỉ nói về
tác giả Homere hay là viết về hai anh hùng ca của ông là Odyssee và Iliade.
Từ đó người viết chắt lọc ra một số ý kiến có liên quan trực tiếp hoặc gián
tiếp đến đề tài như sau:
Trước tiên về lý luận, M.Gorki nói rằng: “Xúc cảm có tính chất mĩ học
đã xuất hiện rất lâu trước xúc cảm tôn giáo” và chính lao động là người đánh
thức cảm xúc ấy.” [2, 35] Theo Gorki thì tính chất lao động trong xã hội, cộng
đồng thị tộc khiến cho con người gần gũi với tự nhiên và hòa mình với tự
nhiên. Những vẻ đẹp của tự nhiên qua nhận thức của người Hy Lạp đã đi vào

những trang viết, những trang thần thoại kỳ ảo, anh hùng ca hoành tráng...
Cho nên, người Hy Lạp cổ đại quan niệm: “Nghệ thuật phải phục vụ lao
động, phục vụ chiến đấu, phục vụ cho cuộc sống của con người.” [2, 34]
“Ẩn tàng nhiều vấn đề của con người nên thần thoại Hy Lạp đã đi vào
tư duy nghệ thuật của các thời kỳ sau, và trở thành một chất liệu không thể
thiếu được trong các thời kỳ phát triển rực rỡ của văn học Hy Lạp cổ đại”
[1, 5]
Bản thân Homere là một người từng trãi với cuộc sống, ông rất am hiểu
những nỗi đau khổ cũng như niềm vui sướng của con người lúc bấy giờ.
Những cảm xúc đó đã được ông gởi gắm vào các tác phẩm của mình và trong
“Văn học phương Tây” các nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào – Hoàng Nhân –
GVHD: Trương Thị Kim Phượng

4

SVTH: Nguyễn Thanh Nhã Trúc


“Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”
Lương Duy Trung - Nguyễn Đức Nam - Nguyễn Thi Hoàng - Nguyễn Văn
Chính - Phùng Văn Tửu đã nói hộ ông điều đó: “Điều mà chúng ta muốn
nhấn mạnh là tình đồng đội thể hiện lòng thông cảm sâu xa đối với những nỗi
đau khổ của con người ở Homere, không chỉ có thế mà ông còn thể hiện nỗi
thông cảm của mình với kiếp người nói chung, thân phận của con người nói
chung cũng như số phận ngắn ngủi của nó trên mặt đất này” [2, 53].
Homere là nhà thơ lớn mở đầu cho lịch sử văn học cổ đại Hy Lạp, “cha
đẻ của thơ ca Hy Lạp”. Tác phẩm của ông gồm hai bản trường ca Iliade và
Odyssee. Tác phẩm của Homere trước hết là sáng tác dân gian, sáng tác tập
thể truyền miệng. Nội dung phản ánh bước chuyển biến lịch sử của Hy Lạp
trong giai đoạn quá độ từ công xã thị tộc tiến lên chiếm hữu nô lệ. Ănghen

viết: “Sử thi của Homere với toàn bộ thần thoại là những di sản chính mà
người Hy Lạp đem từ thời dã man sang văn minh. Khát vọng đó còn thể hiện
trong lý tưởng về người anh hùng chiến tranh bộ lạc qua nhân vật Achille.
Trong khi phản ánh bước chuyển biến đó, Homere cũng phản ánh sự ra đời
của tình trạng suy đồi đạo đức. Đó là “nạn ăn cắp của chung làm của riêng”,
hiện tượng “người đầy tớ ban đầu biến dần thành người chủ” (Anghen).
[3, 651]
Tác phẩm của Homere còn phản ánh nhiều mặt sinh hoạt của người Hy
Lạp cổ: trình độ văn minh, quan niệm tôn giáo... là những văn bản đầu tiên
của văn học cổ đại. Tác phẩm của Homere ngoài giá trị văn học còn có giá trị
sử học. Ngay trong thời cổ đại, Homere đã được nhân dân yêu quý, tôn sùng
và thuộc lòng từng đoạn tác phẩm của ông. Platông, nhà triết học nổi tiếng
thời cổ đại, coi Homere là “người thầy giáo của đất nước Hy Lạp”. [3, 652]
Iliade là một bài ca nhân đạo hay nói cách khác đó là một bài ca đầy
tính nhân văn, thể hiện tình đồng loại sâu sắc của tác giả với con người. Tuy
nhiên, tính nhân văn không chỉ thể hiện ở sự cảm thông sâu sắc đối với những
người đã ngã xuống, những số phận bất hạnh mà còn thể hiện ở những mối
quan hệ tình cảm cao đẹp của những nhân vật trong tác phẩm. Trong cuốn
GVHD: Trương Thị Kim Phượng

5

SVTH: Nguyễn Thanh Nhã Trúc


“Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”
“Lịch sử thế giới cổ đại” Chiêm Tế cũng đã từng đề cập đến một khía cạnh
của tác phẩm: “Với một lối văn lưu loát và đầy hình tượng nghệ thuật, tác giả
đã diễn tả một cách khá tỉ mỉ tư tưởng và tình cảm của người Hy Lạp thời
cổ….” [9, 11]

Tất cả mỗi người chúng ta đều hiểu rằng tình cảm là thứ quý nhất của
con người. Con người có tình cảm mới thật sự là con người và điều đó đã
càng làm cho Iliade trở nên đầy tình cảm, nhân văn hơn bao giờ hết: “Tình
phụ tử của Priam, tình bạn của Achille, tình cảm vợ chồng của Ăngđromac,
nỗi xúc động của Achille trước cảnh ngộ của vua Priam... cũng đã làm nỗi rõ
giá trị nhân đạo của tác phẩm” [2, 53].
Phan Thị Miến khi nhắc đến Iliade đã nói: “Những nhân vật trong
Iliade sống trong một thế giới nửa thực, nửa hư, người với thần lẫn lộn,
nhưng vẫn đậm đà tính nhân loại. Giữa không khí căng thẳng của chinh
chiến, giữa những hành động thô bạo của thời dã man, họ vẫn được miêu tả
trong những giây phút xúc động đem đến cho bộ sử thi về chiến trận ấy những
đoạn văn trữ tình thuộc loại kiệt tác trong văn học thế giới: đoạn tả cảnh
Hector gặp mẹ sau khi xông pha gươm giáo trở về, cảnh Hector từ biệt vợ trẻ,
con dại trước khi ra trận…” [4, 5]
Qua cuộc chiến thành Troy, nhà thơ Homere ca ngợi người anh hùng
bộ lạc là “tổng thể những sức mạnh ưu tú của nhân dân” (Bielinski). Achille
là người anh hùng của khối liên minh bộ lạc Hy Lạc, thể hiện sức mạnh tinh
thần của toàn quân Hy Lạp, cũng như Hector là người anh hùng thành Troy.
[3, 685]
Homere đưa vào thi phẩm Iliade hàng trăm nhân vật anh hùng. Những
nhân vật này có chung những đặc điểm của người anh hùng thời đại nhưng
mỗi người lại mang một sắc thái riêng, không giống ai. [2, 47]
Trong Iliade tập 1 của Hoàng Hữu Đản, ông viết : “Cái hấp dẫn lòng
người hơn cả trong Iliade cũng như trong văn học Hy Lạp nói chung là ở chủ
nghĩa nhân đạo rất thực và cao cả.” [1, 20]
GVHD: Trương Thị Kim Phượng

6

SVTH: Nguyễn Thanh Nhã Trúc



“Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”
Giống như Iliade được dựng thành phim “Anh hùng thành Troy”, một
số tác phẩm nổi tiếng thế giới cũng được chuyển thể thành phim như:
“Cuốn theo chiều gió” (Gone with the wind), của tác giả người Mỹ
Margaret Mitchell, phim “Cuốn theo chiều gió” của đạo diễn Victor Fleming
là bộ phim dẫn đầu 100 phim thành công nhất mọi thời đại về doanh thu tại
Mỹ.
“Chiến tranh và hòa bình” của tác giả người Nga Lev Tolstoy, được
chuyển thể phim bởi đạo diễn Bondarchule mang tên “Chiến tranh và hòa
bình”.
“Tiếng chim hót trong bụi mận gai” (The Thorn Bird) của nữ văn sĩ
người Úc Collen McCulough, tác phẩm được đạo diễn Daryl Duke chuyển thể
thành phim truyền hình 6 tập cùng tên.
“Hồi ức một Geisha” một tác phẩm của Authur Golde đã được đạo
diễn Rob Marshall chuyển thành phim “Hồi ức một Geisha”.
“Tây du kí”, một tác phẩm nổi tiếng của tác giả Ngô Thừa Ân, được
đạo diễn Vương Khiết chuyển thể thành phim và phim này rất thành công,
được khán giả nhiều nước yêu thích. Trong 20 năm qua, phim đã nhiều lần
phát sóng lại, cả người lớn và trẻ em đều háo hức đón xem. Có thể nói, bản
phim Tây Du Kí 1986 đã sống mãi với thời gian và ăn sâu vào kí ức nhiều thế
hệ.
“Hồng lâu mộng”, tiểu thuyết của Tào Tuyết Cần , phim của đạo diễn
Vương Lâm, “Hồng Lâu Mộng” là cách nhìn con người trong sự phát triển
đầy mâu thuẫn, sự phát biện chứng, có chiều sâu, được đặt trong những mối
quan hệ phức tạp.
“Tam quốc diễn nghĩa”, tiểu thuyết của La Quán Trung, một bộ tiểu
thuyết được dựng rất nhiều bản phim và lần nào cũng được đón nhận nồng
nhiệt.

Mới đây nhất, “Rừng Na Uy”- tiểu thuyết của nhà văn Nhật Haruki
Murakami viết năm 1987, và quyển tiểu thuyết này đã được đạo diễn Việt
GVHD: Trương Thị Kim Phượng

7

SVTH: Nguyễn Thanh Nhã Trúc


“Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”
kiều Trần Anh Hùng chuyển thể thành phim vừa cho ra mắt trong những ngày
đầu năm 2011.
Còn về “Anh hùng thành Troy”, bộ phim được chuyển thể từ anh hùng
ca Iliade, đây là một trong những bộ phim đắt tiền nhất Hollywood. Kinh phí
làm phim ước tính 200 triệu USD, quy tụ đông đảo ngôi sao điện ảnh Mỹ,
Australia và Anh. Đoàn làm phim phải làm việc trong cái nóng khắc nghiệt
của Malta và Mexico, bão biển đã tàn phá toàn bộ phim trường, nam diễn viên
chính Brad Pitt (vai Achille) bị chấn thương… Nhưng tất cả những không khí
đó không làm cho đoàn phim nản lòng. Dưới bàn tay đạo diễn của đạo diễn tài
ba Wolfgang Petersen, câu chuyện phim diễn ra đầy kịch tính, những giây
phút trầm lắng trước cơn bão, không khí hồi hộp, căng thẳng dồn nén. Quan
trọng nhất, hấp dẫn nhất và được chờ đợi nhiều nhất chính là cuộc chạm trán
nảy lửa giữa Achille và Hector. [13, 1.1.2004]
Những nhận định trên đây dường như chỉ liên quan gián tiếp đến đề tài
của người viết, thật sự cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu
một cách đầy đủ nó. Những bài nghiên cứu thường chỉ được nhắc lướt qua
thôi chứ chưa so sánh được những cái hay và cái đẹp giữa tác phẩm và phim
truyện, cũng chưa ai đề cập đến phản ứng của khán giả với tác phẩm sau khi
xem phim, những vấn đề trên chỉ là một số ý kiến để người viết tham khảo về
đề tài của mình. Vì vậy, “Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”

có thể xem là một đề tài hoàn toàn mới lạ, độc đáo, nó đòi hỏi người viết phải
cố gắng hết sức mình thì mới thành công được.
3. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài “Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện” đã đặt ra cho
người viết những yêu cầu sau:
Trước tiên, như đã nói ở trên, Hy Lạp là một nền văn minh của nhân
loại, tìm hiểu văn học và sự phát triển của văn học sẽ thấy hết đuợc cái hay
cái đẹp của “chiếc nôi” nền văn minh thế giới, vì thế thông qua Iliade người

GVHD: Trương Thị Kim Phượng

8

SVTH: Nguyễn Thanh Nhã Trúc


“Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”
viết có thể hiểu hơn về văn học Hy Lạp nói riêng và nền văn học cổ đại thế
giới nói chung.
Kế đến, với đề tài như vậy, người viết sẽ được tìm hiểu sâu hơn về thể
loại anh hùng ca với chủ nghĩa anh hùng và tính đồ sộ, hoành tráng của nó.
Sau cùng, người viết sẽ so sánh những tương đồng và dị biệt của anh
hùng ca Iliade và phim truyện “Anh hùng thành Troy” – bộ phim được
chuyển thể từ một quyển anh hùng ca, qua đó chỉ ra được những sự tuân thủ
hoặc sáng tạo của nhà đạo diễn, đồng thời ta có thể suy ngẫm những điều mà
tác giả điện ảnh gởi gắm qua tác phẩm phim truyện của mình nhằm tôn vinh
làm nổi bật vẻ đẹp của bản anh hùng ca bất hủ của nhân loại, từ đó đi đến
khẳng định giá trị và sức sống lâu bền của anh hùng ca Homere.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Trong lịch sử văn học thế giới, Homere là một trong những nhà thơ có

vị trí hết sức quan trọng, tác phẩm của ông có sức hấp dẫn kỳ lạ, lâu dài hơn
bất cứ tác phẩm nào khác. Mặc dù ra đời trong thời cổ đại, cách đây hơn 2000
năm nhưng Homere không bị rơi vào quên lãng, tác phẩm của ông vẫn sống
mãi trong lòng mọi người.
Iliade là một tác phẩm có sức hấp dẫn vĩnh viễn và theo Cac Mac thì “
còn có thể đem cho ta những hứng thú thẩm mỹ và về một vài mặt nào đó vẫn
được coi là tiêu chuẩn, là những kiểu mẫu không thể nào bắt chước được.”
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là anh hùng ca của Hy Lạp mà cụ thể là
tác phẩm Iliade do Phan Thị Miến và Hoàng Hữu Đản dịch sang tiếng Việt và
phim truyện “Anh hùng thành Troy” của đạo diễn Wolfgang Petersen. Để
nghiên cứu, tìm hiểu một cách trọn vẹn về Homere và Iliade quả thật là khó
khăn nhưng để hoàn thành luận văn người viết sẽ cố gắng. Người viết sẽ tập
trung tìm hiểu anh hùng ca Iliade và phim truyện “Anh hùng thành Troy” để
có những kiến thức tốt nhất trong khi tiến hành so sánh.
5. Phương pháp nghiên cứu:

GVHD: Trương Thị Kim Phượng

9

SVTH: Nguyễn Thanh Nhã Trúc


“Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”
Trong cuộc sống hay bất kì lĩnh vực nào khi bắt tay vào làm việc ai
cũng mong muốn thu được kết quả tốt nhất.Vì vậy vấn đề đặt ra là đi theo con
đường nào cho phù hợp. Mỗi người tiến hành nghiên cứu theo một phương
pháp riêng, không ai giống ai, song điều tất yếu là tất cả phải theo qui luật,
phải khoa học.
Quá trình thực hiện đề tài “Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim

truyện” người viết sử dụng các phương pháp sau:
Đầu tiên là tìm các tài liệu liên quan đến tác giả Homere, anh hùng ca
Iliade và phim “Anh hùng thành Troy”.
Kế đến là tìm những bài viết, bài nghiên cứu của các tác giả về
Homere, Iiade, “Anh hùng thành Troy” để định hướng cho người viết trong
việc nghiên cứu.

Sau khi tổng hợp được tài liệu người viết sẽ:
Lập đề cương tổng quát
Lập đề cương chi tiết
Viết bản thảo
Sửa chữa, bổ sung, hoàn chỉnh luận văn.
Để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh thì một yếu tố quan trọng
không thể không nhắc đến là phương pháp nghiên cứu. Người viết đã kết hợp
các phương pháp tổng hợp, phân tích, chứng minh và đặc biệt là so
sánh…trong bài viết của mình để làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu.
Đồng thời, người viết còn tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn đề
tài, tiếp nhận ý kiến đóng góp để hoàn chỉnh đề tài, đảm bảo đề tài thành công
tốt đẹp.

GVHD: Trương Thị Kim Phượng

1
0

SVTH: Nguyễn Thanh Nhã Trúc


“Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”


PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
XÃ HỘI HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
XUNG QUANH TÁC PHẨM

1.1 Vài nét về Hy Lạp cổ đại:
1.1.1 Địa lý:
Hy Lạp nằm ở phía Nam bán đảo Ban căng của châu Âu, phía Bắc
giáp Texali và giống như cây đinh ba của thần biển từ đất liền chìa ra Địa
Trung Hải. Ngoài ra, còn có thềm lục địa ven bờ biển Tiểu Á và những hòn
đảo rải rác trên mặt biển Egiê và Địa Trung Hải. Diện tích 133.000km2, thủ
đô là Athene. Về mặt địa hình có thể chia làm ba khu vực khác nhau: Bắc Bộ,
Trung Bộ và Nam Bộ. Nét nổi bật của địa hình Hy Lạp là cả ba vùng đều có
sự đan xen của cấu trúc địa hình với những đồng bằng, cao nguyên, rừng núi,
đồi, sông, suối, eo, vịnh. Núi ở đây tuy không cao lắm nhưng đủ để chia đồng
bằng phì nhiêu ra nhiều mảnh riêng biệt khác nhau. Chính điều đó cũng là
một nguyên nhân quan trọng khiến các thành bang đứng biệt lập và việc thống
nhất đất nuớc gặp khó khăn. “Mỗi thành bang dù nhỏ bé đến đâu cũng chia
làm hai khu, một khu của người nghèo khổ, một khu của người giàu có; chỗ
nào có giàu và có nghèo thì chỗ ấy mãi mãi diễn ra cuộc đấu tranh tàn khốc
giữa hai phe đối lập, phe của người giàu và phe của nguời nghèo.” [2, 12]
Như đã nói ở trên, Hy Lạp có ba khu vực khác nhau: Bắc Bộ, Trung Bộ
và Nam Bộ. Bắc Bộ có dãy núi Pinđơ phân miền này làm hai vùng: phía Tây
GVHD: Trương Thị Kim Phượng

10

SVTH: Nguyễn Thanh Nhã Trúc



“Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”
là vùng Êpia, phía Đông là bình nguyên Texali. Từ Bắc Bộ xuống Trung Bộ
phải qua một đèo hẹp, nằm gần sát bờ biển phía Đông gọi là ngõ hẻm
Tecmôpin. Trung bộ có địa hình khác hẳn, ở đây có nhiều dãy núi ngang dọc,
chia cắt thành nhiều vùng hẹp, cách biệt lẫn nhau, trong đó quan trọng nhất và
trù phú nhất là hai vùng đồng bằng Attic và Bêoxi. Trung Bộ dính với Nam
Bộ bằng một eo đất nhỏ, có nhiều đồi núi gọi là eo Côrinh. Nam Bộ là một eo
đất nhỏ hình bàn tay, có bốn ngón xoè ra, duỗi thẳng xuống Địa Trung Hải,
gọi là Pôlopône, ở đây có nhiều đất đai rộng lớn và phì nhiêu hơn, sản vật
phong phú hơn miền Trung như các vùng Acgôlit, Lacoru, Metxêni,…
Bờ biển Hy Lạp dài, có những đặc trưng địa hình riêng ở hai nửa Đông
– Tây. Bờ biển phía Đông của bán đảo Ban Căng có hình răng cưa, gồ ghề,
lởm chởm, tạo nên nhiều vịnh và nhiều hải cảng an toàn, rất thuận lợi cho tàu
bè đi lại và cho sự phát triển ngành hàng hải.
Hy Lạp có nhiều đảo, những đảo lớn nhất, quan trọng nhất nằm rải rác
trên mặt biển Êgiê ở phía Tây, Letbôt, Kiot ở phía Đông, nằm sát bờ biển
Tiểu Á. Một dãy đảo như cây cầu bắc ngang giữa biển, nối liền bán đảo Ban
Căng với Tiểu Á, gọi là dãy Xycơlat, trong đó quan trọng nhất là đảo Đêlot,
trung tâm mậu dịch hàng hải trên biển Êgiê. Ở miền Nam có đảo Cơrec là hòn
đảo lớn nhất của biển Êgiê nơi trung tâm của một nền văn minh tối cổ, nền
văn minh Cơret – Myxen.
Bờ biển phía Tây của bán đảo Ban Căng cũng có địa hình tương tự như
bờ biển phía Đông, địa hình gồ ghề, có hình răng cưa, lởm chởm, cũng có
nhiều vịnh, và thích hợp phát triển mậu dịch, hàng hải. Người Hy Lạp cổ đại
đã sớm biết dùng biển Êgiê để ra khơi, đổ bộ lên các đảo và miền ven biển
Tiểu Á, vượt trùng dương đi khắp Địa Trung Hải: Tiểu Á, Ai Cập, Tây Ban
Nha và Bắc Phi.
Khí hậu Hy Lạp có thể chia thành ba kiểu khí hậu chính: khí hậu Địa
Trung Hải, khí hậu núi cao và khí hậu ôn hoà. Khí hậu Địa Trung Hải là loại
khí hậu chủ yếu của Hy Lạp với một mùa đông ấm áp và mưa nhiều, song

GVHD: Trương Thị Kim Phượng

11

SVTH: Nguyễn Thanh Nhã Trúc


“Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”
thỉnh thoảng cũng có tuyết rơi ở những quần đảo xa về phía Nam Hy Lạp.
Mùa hạ thường rất nóng và khô hạn. Khí hậu núi cao phân bố ở những vùng
núi phía Tây Bắc Hy Lạp, tại vùng này khí hậu thay đổi theo độ cao. Khí hậu
ôn hoà có diện tích phân bố nhỏ, tập trung ở vùng Đông Bắc Hy Lạp với nhiệt
độ mát mẻ hơn so với khí hậu Địa Trung Hải và có lượng mưa vừa phải. Khí
hậu ấm áp và trong lành, thiên nhiên đẹp đẽ muôn màu, cảnh bình nguyên
nước xanh với màu da trời đã tạo tâm hồn thi sĩ cho người Hy Lạp. Ở vị trí
phía Ðông Ðịa trung Hải gần gũi với các quốc gia cổ đại phương Ðông có nền
văn minh lâu đời chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
nhanh chóng của nền văn minh Hy lạp, khiến nó trở thành ngọn đuốc soi sáng
vùng Ðịa Trung Hải.
Đất đai không thích hợp khai thác nông nghiệp nhưng thiên nhiên thì
vô cùng ưu đãi cho Hy Lạp với nhiều loại thực vật, động vật đa dạng, phong
phú và nhiều loại khoáng sản quý. Ở Hy Lạp có nhiều khoáng sản quý như
mỏ sắt ở Lacôni, mỏ đồng ở Ơbê, mỏ bạc ở Attic, mỏ vàng ở vùng Tơraxơ,…
Tại nhiều vùng ở Attic, Côrinh có loại đất sét đặc biệt dùng để làm gốm tinh
xảo, đó là những sản phẩm thủ công nổi tiếng của Hy Lạp. Tại những vùng
đồng bằng có nhiều rừng cây Ôliu xanh tốt, còn ở vùng núi phía Bắc là những
cánh rừng linh sam và thông đen. Rừng sồi và dẻ mọc ở những vùng thấp
hơn, bên cạnh đó còn có những cánh đồng nho. Rượu nho, dầu Ôliu, kim loại
quý sản xuất chủ yếu để xuất cảng đổi lấy lúa mì, và các loại thực phẩm
khác…Các loại cây quen thuộc khác của Hy Lạp là hoa giấy, hoa nhài,

mimosa, trúc đào, …
Nguyệt quế là loại cây biểu trưng của Hy Lạp và đã được dùng làm
vòng nguyệt quế trao cho những nhà vô địch thể thao thời đó. Hy Lạp có một
hệ động vật khá đa dạng, tại những vùng rừng núi có gấu nâu, linh miêu, chó
sói, cáo, hươu, nai,.. Hệ sinh thái biển cũng rất phong phú với các loài như
hải cẩu, rùa biển, mực, bạch tuộc, cá heo, cá voi,….

GVHD: Trương Thị Kim Phượng

12

SVTH: Nguyễn Thanh Nhã Trúc


“Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”
Hy Lạp là một trong những nền văn minh rực rỡ nhất thời cổ đại, có
ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn minh quanh khu vực Địa Trung hải, đây là
nơi ra đời của nền dân chủ, triết học phương Tây và Thế vận hội Olympic.
Địa lý đã góp phần rất lớn, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
nhanh chóng của nền văn minh Hy Lạp.

1.1.2 Lịch sử xã hội:
Theo truyền thuyết cổ Hy Lạp, vào khoảng cuối thiên niên kỷ III đầu
thiên niên kỷ II (trước công nguyên), những bộ lạc người Hy Lạp bắt đầu đi
từ miền hạ lưu sông Đanuyp xuống miền Nam bán đảo Ban Căng, rồi kéo
nhau đến định cư ở những vùng đất đai thích nghi của bán đảo và biển Êgiê.
Khoảng đầu thiên niên kỷ II (trước công nguyên), khi những bộ lạc
người Hy Lạp chưa chinh phục Ban Căng thì cư dân ở khu vực biển Êgiê đã
có một nền văn minh rực rỡ và trung tâm của nền văn minh rực rỡ cổ kính đó
là đảo Cơret. Người Cơret đã dựng ở đảo này một vương quốc chiếm hữu nô

lệ, lấy thành Kơnôxơ làm thủ phủ. Không bao lâu, vương quốc này phát triển
mậu dịch trên mặt biển, trở thành một nước nhỏ bé nhưng thịnh vượng. Thời
kỳ cực thịnh của nó là vào khoảng thế kỷ XX đến thế kỷ XIV (trước công
nguyên), tương đương với thời kỳ thịnh vượng của các quốc gia cổ đại như
Lưỡng Hà, Ai Cập.
Người Cơret có một đội chiến thuyền và thương thuyền mạnh, nhờ đó
mà họ chiếm được nhiều đảo trên biển Êgiê và mở rộng ảnh hưởng của họ đến
miền ven biển phía Nam bán đảo Hy Lạp. Nhiều di tích của những cung điện,
công trường, đền đài, kho tàng đã để lại đủ các loại đồ dùng tinh xảo của tầng
lớp vương tôn, quý tộc, chứng tỏ sự phát triển vượt bậc của nền văn minh của
đảo Cơret.
Từ thế kỷ XIV (trước công nguyên) trở đi, đảo Cơret mất quyền bá chủ
trên khu vực biển Êgiê. Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá từ đó chuyển
sang miền Nam bán đảo ở Myxen và Tyrinh, nơi mà người ta còn thấy di tích
GVHD: Trương Thị Kim Phượng

13

SVTH: Nguyễn Thanh Nhã Trúc


“Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”
của nhiều thành quách kiên cố và nhiều cung điện tráng lệ. Văn minh ở Cơret
và Myxen có rất nhiều chỗ giống nhau, nền văn minh Myxen đã tiếp thu ảnh
hưởng của nền văn minh Cơret nên người ta gọi chung là nền văn minh Cơret
– Myxen.
Cuối thế kỷ XII (trước công nguyên) do sự di cư của người Đôrian vào
bán đảo Hy Lạp và triệt để hủy hoại nền văn minh cổ kính ở đấy. Những
trung tâm văn hoá, chính trị như Myxen, Tyrinh, Cơret đều bị tàn phá khốc
liệt. Sau cuộc xung đột tàn khốc, người Đôrian đã làm chủ các vùng Lacôni

và Metxêni. Thời đại văn minh Cơret – Myxen chấm dứt từ đây.
Xã hội Hy Lạp cổ đại ở thế kỷ XI – IX (trước công nguyên) sống chủ
yếu dựa trên cơ sở nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp. Ngành kinh tế chủ yếu
là chăn nuôi, súc vật được dùng làm đơn vị đo giá trị. Nông nghiệp giữ vai trò
thứ yếu vì lúc ấy chỉ có cây bằng gỗ nên người xưa chỉ trồng trọt được ở
những vùng đất mềm và tốt. Một số nghề thủ công cần thiết cho đời sống
cũng xuất hiện rải rác như nghề làm đồ gốm, nghề rèn, nghề thuộc da, nghề
làm đồ trang sức… Nền kinh tế hàng hoá chưa phát triển, tiền bằng kim loại
chưa có. Thành thị với danh nghĩa là trung tâm nhưng thủ công nghiệp và
thương nghiệp cũng chưa xuất hiện.
Xã hội ở thế kỷ XI – IX (trước công nguyên) là một xã hội thị tộc mạc
kỳ. Chế độ thị tộc ở đây đang trên con đường tan rã của nó vì các loại động
sản và nhà cửa cũng thành tư hữu, chỉ có ruộng đất là còn được sở hữu của
công xã, mỗi thành viên công xã được nhận một phần công để cày cấy. Do
vậy, người ta thấy có sự phân hóa về tài sản trong nội bộ công xã thị tộc.
Những vị bô lão trong thị tộc thường chiếm hữu nhiều phần ruộng đất công
xã. Nô lệ thời kỳ này chưa bị bọn chủ nô đối xử tàn nhẫn.
Xã hội Hy Lạp lúc này chưa phân thành giai cấp và chưa có nhà nước,
những cơ quan hành chính và tư pháp chưa tách ra khỏi quần chúng nhân dân
và cũng chưa tự coi mình là đứng trên quần chúng nhân dân. Quyền lực công
cộng đang dần dần tập trung trong tay các tù trưởng hay thủ lĩnh “Badilơt”
GVHD: Trương Thị Kim Phượng

14

SVTH: Nguyễn Thanh Nhã Trúc


“Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”
nhưng quần chúng thành viên công xã vẫn còn giữ những quyền bình đẳng và

dân chủ của mình. Tầng lớp quí tộc không thể xem nhẹ quần chúng nhân dân,
tôn trọng ý chí của quần chúng binh sĩ, nhất là trong thời kì chiến tranh, vì quí
tộc buộc phải triệu tập đại hội nhân dân vũ trang mới có thể ra những quyết
định quan trọng. C. Mác và F. Ăngghen gọi đó là chế độ dân chủ quân sự.
Chính chế độ dân chủ quân sự đó là chế độ tồn tại trong thời kỳ quá độ từ xã
hội thị tộc chuyển sang xã hội chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp.
Cuối thế kỷ XI – IX (trước công nguyên) xã hội Hy Lạp đã trải qua
những biến đổi quan trọng trong chế độ kinh tế và xã hội của mình. Lúc này
đã xuất hiện chế độ tư hữu về ruộng đất của những gia đình nhỏ hay cá nhân
riêng lẻ bên cạnh quyền sở hữu về ruộng đất, đồng cỏ, rừng rú, ao hồ. Quá
trình tan rã của chế độ thị tộc diễn ra một cách nhanh chóng ở cuối thế kỷ này.
Những gia đình giàu có tách ra khỏi thị tộc ngày càng nhiều và dựa vào ưu thế
kinh tế của mình đã dần dần chiếm đoạt về mình nhiều nô lệ và hầu hết các tư
liệu sản xuất chủ yếu của công xã thị tộc như ruộng đất và gia súc. Nông dân
tự do của công xã ngày càng bị tước đoạt hết ruộng đất, bị bần cùng hoá, mắc
nợ nần nên càng ngày càng rơi vào tình trạng lệ thuộc, trước hết là lệ thuộc
quí tộc thị tộc. Con số những người nông dân tự do nghèo khó bị bắt buộc
phải rời bỏ đồng ruộng của mình đi lưu vong đây đó ngày càng đông đảo.
Về phương diện xã hội, cuộc đấu tranh giai cấp đã bắt đầu trở nên gay
gắt giữa quí tộc thị tộc và quần chúng nhân dân lao động. Bọn quí tộc thị tộc
dần dần biến thành những đại địa chủ chủ nô và xã hội Hy Lạp cổ đại dần dần
phân hoá thành hai giai cấp chính đối kháng nhau: quí tộc chủ nô và nô lệ.
Trong sự phân hoá của xã hội Hy Lạp lúc này, vai trò mậu dịch hàng
hải và công cuộc di thực là vô cùng quan trọng. Từ thế kỷ XIII (trước công
nguyên) người Hy Lạp bắt đầu vượt biển đi tìm đất thực dân ở các miền ven
bờ biển Bắc Hải và Địa Trung Hải. Phong trào người Hy Lạp đi tìm đất thực
dân là do những nguyên nhân trong xã hội Hy Lạp thúc đẩy. Sự tan rã của
quan hệ thị tộc và sự phân hoá giai cấp kịch liệt giữa giàu và nghèo làm cho
GVHD: Trương Thị Kim Phượng


15

SVTH: Nguyễn Thanh Nhã Trúc


“Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”
quần chúng nông dân lao động bị bần cùng hóa, không có tấc đất cắm dùi. Để
tránh khỏi thân phận nô lệ, họ đã rời bỏ quê hương xứ sở, lũ lượt kéo nhau ra
nước ngoài tìm kế sinh nhai và chốn an cư lập nghiệp. Công cuộc di thực của
người Hy Lạp tiến hành theo ba hướng tây, nam và đông bắc.
Trong quá trình chuyển biến từ công xã thị tộc sang chế độ nhà nước,
xã hội Hy Lạp hầu như hoàn toàn không bị quấy nhiễu bởi bạo lực ngoại lai
hoặc nội bộ. Nhà nước của người Hy Lạp đã trực tiếp thoát dần từ chế độ
công xã thị tộc. Sự phát triển kinh tế, chính trị của các quốc gia – thành thị Hy
Lạp là một thí dụ điển hình, chứng tỏ tính tất yếu của quá trình chuyển biến từ
công xã thị tộc sang chế độ nhà nước. Đến thế kỷ VIII – VII (trước công
nguyên) nhà nước của người Hy Lạp đã ra đời. Sự tích lũy tài sản tư hữu, sự
xuất hiện và phát triển của quan hệ hàng hoá và tiền tệ, sự tan rã của nền kinh
tế tự nhiên, sự phân hoá giai cấp giàu nghèo trong xã hội, sự thôn tính đất đai,
việc sử dụng lao động của người nô lệ,… những điều đó đã khiến cho chế độ
thị tộc là một chế độ lấy quan hệ huyết thống làm cơ sở phải đi đến sự tan rã.
Quốc gia – thành thị của nguời Hy Lạp xuất hiện từ trong lòng xã hội
thị tộc. Trong thế kỷ XI – IX (trước công nguyên) các bộ lạc hoặc sống biệt
lập hoặc liên hiệp với các bộ lạc khác có quan hệ họ hàng với mình, đã xây
đắp thành lũy tự vệ chung. Thông thường các thành quách được xây dựng trên
các đồi cao để phòng ngự và các xa bờ biển để khỏi bị giặc biển đến cướp
phá. Sau khi đã xây dựng xong, thành trì phát triển thành trung tâm của nhà
nước chiếm hữu nô lệ. Trung tâm đó không ngừng mở rộng ảnh hưởng của
mình ra các vùng ngoại ô và dần dần kết hợp với vùng nông thôn phụ cận để
hình thành một quốc gia – thành thị hay thành bang (polis).

Tuy diện tích của các quốc gia – thành thị đều hẹp và dân số ít, ngay
đến quốc gia – thành thị lớn nhất như Athène, Sparta,… trong thời kỳ cực
thịnh của mình, cũng chỉ có độ ba bốn chục vạn dân nhưng mỗi quốc gia
thành thị đó đều có đầy đủ những đặc trưng của một quốc gia chiếm hữu nô
lệ. Mỗi quốc gia thành thị đều có một tổ chức chính trị và hành chính riêng
GVHD: Trương Thị Kim Phượng

16

SVTH: Nguyễn Thanh Nhã Trúc


“Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”
làm cho sự khác nhau giữa các quốc gia – thành thị ngày càng sâu sắc rõ rệt.
Người Hy Lạp tuy cùng chung một ngôn ngữ và truyền thống tôn giáo, cùng
tham gia đại hội điền kinh Olympia bốn năm một lần cùng cầu nguyện và
xem bói quẻ ở đền Đen phơ, song mối quan hệ ấy không chặt chẽ lắm. Người
Hy Lạp tuy cũng có tinh thần đoàn kết tới một mức độ nào đó, song cư dân
các quốc gia – thành thị nào thì trước tiên vẫn nhận mình là người của quốc
gia – thành thị ấy rồi sau đó mới nhận mình là người của Hy Lạp. Óc địa
phương chủ nghĩa ấy là tàn tích ngoan cố của chế độ thị tộc.
Ở Hy Lạp, do địa hình các dãy núi, vịnh, các eo biển, cắt xén thành
nhiều vuông đất hẹp, hầu như biệt lập với nhau và nhất là do xu thế phát triển
ra bên ngoài của công thương nghiệp và mậu dịch hàng hải, yêu cầu thống
nhất đất đai Hy Lạp thành một quốc gia rộng lớn không phải là một nhu cầu
bức thiết. Bởi vậy, chế độ chính trị thành bang đã tồn tại trong một thời gian
dài cho tới năm 338 (trước công nguyên), khi bị người Maxêđôni từ phía bắc
xuống chinh phục bằng vũ trụ thì Hy Lạp bắt đầu thực hiện sự thống nhất về
lãnh thổ và chính trị của mình nhưng lại thống nhất dưới quyền cai trị của
người Maxêđôni.

Chiến tranh có ảnh hưởng đến đời sống các quốc gia – thành thị Hy
Lạp. Nhà nước Hy Lạp trẻ tuổi cần phải thiết thực đề phòng. Hơn nữa, chiến
tranh lúc đó cũng là một thủ đoạn cướp bóc của cải, tranh giành đất đai và
tăng thêm nô lệ. Vì vậy nhà nước có một đặc tính của một tổ chức quân sự:
nói chung toàn thể công dân, trừ những người nô lệ, đều phải vũ trang. Nô lệ
không được mang vũ khí vì bọn thống trị sợ họ làm phản. Hơn nữa nô lệ bị
đối xử rất tàn tệ, dưới con mắt của người Hy Lạp cổ đại nô lệ không phải là
người mà chỉ là một thứ tài sản biết cử động, một công cụ biết nói. Công cụ bị
đem đi mua bán như đồ vật, chủ nô có tùy ý đánh đập, hành hạ thậm chí giết
chết nô lệ mà không bị pháp luật trừng trị. Nô lệ không có tên riêng chỉ gọi
tên xứ sở quê quán của họ như người Xyri, người Liđi, người Xitto,…. Dù nô

GVHD: Trương Thị Kim Phượng

17

SVTH: Nguyễn Thanh Nhã Trúc


“Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”
lệ có bỏ trốn cũng không thoát khỏi bàn tay của chủ nô vì bọn họ liên kết với
nhau rất chặt chẽ.
Khoảng thế kỉ VIII (trước công nguyên), Hy Lạp bắt đầu thoát ra khỏi
Kỷ nguyên Bóng tối. Kinh tế, đặc biệt là ngoại thương được đẩy mạnh với các
cơ sở thương mại được thành lập tại rất nhiều nơi. Dân số Hy Lạp tăng nhanh
trong khi đất đai có hạn đã dẫn tới dòng người Hy Lạp di cư ra khắp các vùng
tại Địa Trung Hải, đặc biệt là miền nam Ý và thành lập những thành phố mới
độc lập với các thành phố quê hương của họ. Nền kinh tế phát triển đã khiến
Hy Lạp trở nên rất giàu có. Đơn vị hành chính cơ bản ở Hy Lạp cổ đại là các
thành bang. Thông thường giữa các thành bang hay xảy ra xung đột với nhau

để tranh giành lãnh thổ, trong đó hai thành bang Athena và Sparta là có ảnh
hưởng đặc biệt trong lịch sử của Hy Lạp. Thời kỳ đầu, các thành bang theo
chế độ quân chủ. Nhưng về sau, đặc biệt là ở Athena, nền dân chủ đã được
thành lập. Tuy nhiên chế độ dân chủ ở Hy Lạp cổ rất khác so với ngày nay vì
chỉ có những công dân nam giới mới được quyền bầu cử.
Năm 490 (trước công nguyên), Hy Lạp đã đánh bại quân Ba Tư xâm
lược tại trận Marathon nổi tiếng. Và đến năm 480, người Ba Tư lại phải chịu
thất bại nặng nề trong trận thủy chiến Salamis. Những trận chiến này đã
khẳng định sức mạnh quân sự hùng hậu của Hy Lạp. Dưới thời Vua
Alexandros Đại đế của Vương quốc Macedonia, người Hy Lạp đã có những
cuộc bành trướng rộng khắp sang Ai Cập, Ba Tư và Ấn Độ. Những cuộc
chinh phục của ông đã dẫn tới sự định cư và thống trị của người Hy Lạp tại
nhiều vùng đất xa xôi và làm ảnh hưởng văn hóa của Hy Lạp lan rộng hơn
bao giờ hết.
Hy Lạp cũng là nơi ra đời Thế vận hội (Olympic) đầu tiên vào năm 776
(trước công nguyên) và được tổ chức 4 năm một lần, khởi nguồn của Thế vận
hội Olympic hiện đại ngày nay.

1.2 Nền văn hoá Hy Lạp cổ đại:
GVHD: Trương Thị Kim Phượng

18

SVTH: Nguyễn Thanh Nhã Trúc


“Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”
1.2.1 Văn hoá Hy Lạp cổ đại:
Văn hóa Hy Lạp cổ đại đã phát triển và mang dấu ấn của thời đại đã
sản sinh ra nó. Chính trong hoàn cảnh xã hội ấy trên cơ sở sức lao động vĩ đại

của người nô lệ ra một nền nghệ thuật có giá trị lớn, một nền nghệ thuật chỉ
nảy sinh trong những điều kiện của mối quan hệ xã hội chiếm hữu nô lệ, và
cũng chỉ có thể nảy sinh ra trong điều kiện của những quan hệ xã hội ấy mà
thôi, chứ vĩnh viễn không thể trở lại được nữa. (C. Mac – Lời nói đầu cuốn
phương pháp chính trị kinh tế học). Văn hoá Hy Lạp đã phát triển vô cùng rực
rỡ, phong phú, đa dạng và toàn diện. Nó chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch
sử phát triển của nền văn minh phương tây. Nền văn hoá đó đã đạt đỉnh cao
của nó từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ III (trước công nguyên) về các ngành: văn
học, sử học, thiên văn học, địa lý, số học, vật lý, y dược, sinh vật học, triết
học,…..
Về thiên văn học: Người đặt nền móng cho thiên văn học Hy Lạp là
nhà triết học Talet. Ông đã phát minh cách tính toán và dự báo nhật thực và
nguyệt thực. Năm 585 (trước công nguyên), Talet tuyên bố trước người Milê
là đến cuối năm đó sẽ có nhật thực. Quả nhiên, đến ngày ấy có nhật thực như
dự đoán.
Vào khoảng nửa sau của thế kỷ VI (trước công nguyên), nhà số học
Pitago và học trò của ông đã nhận thức được rằng: quả đất hình cầu, chuyển
động theo một quỹ đạo nhất định. Hay một nhà thiên văn học Arixtacơ ở thế
kỷ III (trước công nguyên) đã phát minh thuyết về hệ thống mặt trời. Ông nói
rằng: không phải mặt trời quay chung quanh trái đất mà chính trái đất quay
chung quanh mặt trời, mỗi ngày tự xoay một vòng.
Về số học và vật lý học: Ngoài Talet đã đem tri thức về hình học mà
người Ai Cập đã áp dụng trong việc đo đạc đất đai, khái quát thành những
định luật toán học trừu tượng và phổ biến, Pitago sinh 580 – 500 (trước công
nguyên) cũng là nhà số học nổi tiếng ở Hy Lạp. Ngoài 50 tuổi, ông mở trường
dạy Triết học, Thần học, Đạo đức học, Toán học, ... ông đã tìm ra được các số
GVHD: Trương Thị Kim Phượng

19


SVTH: Nguyễn Thanh Nhã Trúc


“Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”
Pitago và giải bài toán Fermat. Ngoài ra, ông cũng nghiên cứu cả kiến trúc,
thiên văn và các trường phái âm nhạc, ông cũng viết nhiều văn thơ, đề ra
nhiều phương châm sống: “Hãy chỉ làm những việc mà sau đó mình không
hối hận và không bận lòng”. Vật lý có Archimedes, ông là nhà giáo, nhà bác
học vĩ đại của Hy Lạp, cả cuộc đời ông đã cống hiến hoàn toàn cho khoa học.
Ông đã tìm ra công thức tính diện tích và thể tích hình lăng trụ và hình cầu.
Archimedes với câu nói nổi tiếng đã trở thành bất hủ: “Hãy cho tôi một điểm
tựa, và tôi sẽ nhấc bổng cả trái đất”.
Về y dược học – sinh vật học:
Về y dược học: có nhà học giả Hypocrates (460 – 370 trước công
nguyên) được tôn là “ông thuỷ tổ của nền y học thế giới”. Ông cho rằng mọi
bệnh tật đều do những nguyên nhân trong tự nhiên gây nên, do đó phải dùng
các phương pháp khoa học để điều trị các chứng bệnh. Hypocrates rất chú ý
đến vệ sinh ăn uống, ông tin rằng mục đích của y học là bồi đắp sức khỏe cho
bệnh nhân thông qua việc ăn uống hợp lý và điều đó cho đến nay là hoàn toàn
đúng. Mặc dù lời thề Hypocrates không trực tiếp mang lại danh tiếng cho ông,
song nó tiêu biểu cho những tư tưởng và nguyên tắc của ông. Lời thề
Hypocrates vẫn còn vang lên trong các buổi lễ tốt nghiệp ở các trường Y
Dược đến tận ngày nay để nhắc nhở các y bác sĩ tương lai về việc thực hành y
đức.
Về sinh vật học: Nhà triết học Aristot (384 – 322 trước công nguyên),
bộ óc bách khoa nhất trong số các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại. Ông được xem
là người tạo ra môn lý luận học, Aristot đóng góp rất nhiều cho triết học và
sinh học, các công trình về sinh học của ông đều có cơ sở vững chắc, ông đã
liệt kê được 500 loài động vật, 120 loài cá và 60 loài côn trùng. Aristot có
quan điểm: “Thầy đã quý, chân lý còn quý hơn”, “Vật nặng rơi nhanh hơn vật

nhẹ, càng nặng rơi càng nhanh”.
Về nghệ thuật, kiến trúc và ẩm thực Hy Lạp cổ đại:

GVHD: Trương Thị Kim Phượng

20

SVTH: Nguyễn Thanh Nhã Trúc


“Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại đã phát triển rực rỡ với rất nhiều những đền
đài, công trình công cộng còn tồn tại đến ngày nay. Thời kỳ này, các công
trình được xây dựng chủ yếu bằng đá vôi và đá hoa cương. Có 3 phong cách
kiến trúc Hy Lạp cổ chính với những nét đặc trưng riêng thể hiện trên những
cột trụ: phong cách Doric với cột trụ trơn và khỏe khoắn, phong cách Ionic
mềm mại, duyên dáng và phong cách Corinthian cầu kỳ, trang nhã.
Ẩm thực Hy Lạp rất đa dạng, phong phú. Dầu Oliu là hương vị đặc
trưng và có mặt trong hầu hết các món ăn Hy Lạp, thịt cừu, thịt dê, cá khá phổ
biến ở đây, cá vô cùng phổ biến nhất là ở các vùng duyên hải và đảo. Cây
lương thực chủ yếu là lúa mì, bên cạnh đó còn có lúa mạch. Món khai vị của
Hy Lạp thường là bánh mì và rượu, pho mát Feta được làm từ sữa dê và sữa
cừu là món khai vị truyền thống của Hy Lạp.
Nền văn học nghệ thuật Hy Lạp là một mẫu mực trong việc gắn bó chặt
chẽ giữa văn học bác học và văn học dân gian. Tất cả loại hình đều phát triển
từ văn học dân gian lên như anh hùng ca hình thành từ cơ sở những bài hát
của các ca sỹ dân gian, bi hài kịch ra đời từ những cuộc vui chơi có tính cách
tôn giáo. Các Mác nói: Thần thoại Hy Lạp không chỉ là kho vũ khí của nghệ
thuật Hy Lạp mà còn là mảnh đất nuôi dưỡng nó nữa. Và có thể nói theo lời
của C.Mác: “ Nghệ thuật và thơ ca của người Hy Lạp đến ngày nay vẫn giữ

được giá trị làm mẫu mực của nó, chưa ai vượt qua nổi”. [2, 20]
Người Hy Lạp thời kỳ này đã xây dựng được một nền khoa học rực rỡ
xứng đáng là cơ sở vững chắc cho sự phát triển của khoa học tự nhiên của
thời cận đại về sau này. Bên cạnh đó, những thành tựu về mỹ học, văn hoá
cũng đặt cơ sở cho những vấn đề lý luận có tính chất quan trọng và cơ bản
không chỉ đối với mỹ học mà còn đối với cả văn học và nghệ thuật nữa.
Văn hoá Hy Lạp thời cổ đại đã lên đến đỉnh cao của sự thăng hoa.

1.2.2 Văn học Hy Lạp cổ đại:

GVHD: Trương Thị Kim Phượng

21

SVTH: Nguyễn Thanh Nhã Trúc


“Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”
Cùng với mỹ học, sự phát triển của văn học Hy Lạp cổ đại cũng đạt đến
đỉnh cao. Nền văn học này diễn biến trong vòng 7, 8 thế kỷ, từ khi có những
bút tích văn học đầu tiên đến khi Hy Lạp và Maxêđoan trở thành chư hầu của
đế quốc La Mã (Thế kỷ I trước công nguyên).
Hình thái văn học xã hội sớm nhất là dân ca. Có thể chia quá trình phát
triển của văn học Hy Lạp cổ đại ra làm ba thời kỳ:
*Thời kỳ tối cổ: bắt đầu từ khi có văn học đến thế kỷ thứ V (trước công
nguyên).
*Thời kỳ cổ điển: từ chiến tranh Ba Tư thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ III
(trước công nguyên).
*Thời kỳ cuối: từ thế kỷ III (trước công nguyên) đến thế kỷ I (trước
công nguyên).

Trước khi có văn học viết, trên đất nước “con cháu các vị thần” này đã
tồn tại một kho tàng thần thoại hết sức phong phú, vào loại bậc nhất thế giới.
Chính từ những chất liệu dân gian, thần thoại đẹp đẽ, giàu giá trị nhân văn,
các nghệ sĩ dân gian đã xây dựng những bài ca bất tử về các vị thần, về các
anh hùng thành bang,... Những bài ca ấy là cơ sở để Homere sáng tác hai
thiên anh hùng ca nổi tiếng Iliade và Odyssee.
Thơ trữ tình cũng phát triển với những tên tuổi lừng lẫy, tiêu biểu là hai
nhà thơ: Pindare và Sapho.
Pindare: (522 – 440 trước công nguyên) là người thành Tebơ, hai mươi
tuổi đã nổi tiếng về thơ ca. Sáng tác của ông còn tới ngày nay gồm bốn tập
những bài đoàn ca, ca ngợi các dũng sĩ chiến thắng trong các đại hội điền kinh
toàn Hy Lạp (Olympic, Đenphơ, Ixmơ,...). Ông là nhà thơ có tâm hồn cao
thượng, thơ ông nổi tiếng là tiếng nói tình cảm cao quý của niềm tự hào và
thống nhất đất nước.
Sapho (612 - ? trước công nguyên) sinh ở Mêtilem, bà sáng tác những
vần thơ đắm say nồng nhiệt và rất được người đương thời ngưỡng mộ. Người
ta suy tôn bà như một trường hợp đặc biệt, một “hiện tượng kỳ diệu” của thơ
GVHD: Trương Thị Kim Phượng

22

SVTH: Nguyễn Thanh Nhã Trúc


“Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”
ca và gọi bà là “nữ thi thần số mười”. Khác với Pindare, thơ ca của bà không
lấy đề tài thời sự bên ngoài mà thơ Sapho nói lên những khát vọng say sưa
thuộc thế giới nội tâm. Thi hứng của bà có cái dằn vặt của người đàn bà khao
khát tình yêu, người đương thời gọi thơ bà là những vần thơ say đắm.
Pindare và Sapho đều khao khát sống, ca ngợi tình yêu hạnh phúc. Có

thể nói đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt những trang thơ trữ tình Hy Lạp cổ đại.
Chỉ tiếc rằng số tác phẩm còn lại không đáng kể.
Vào thế kỷ thứ IV (trước công nguyên), nền văn học nghệ thuật Hy lạp
đạt đến đỉnh cao. Athène không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là thủ đô
văn hoá của toàn cõi Hy Lạp. Thời kỳ này nhiều thể loại mới ra đời: bi kịch,
hài kịch, văn chương hùng biệt, văn chương triết học,...
Bi kịch là sự kết hợp của anh hùng ca và thơ trữ tình. Vở Milê thất thủ
của Phrinicôx ghi lại sự kiện lịch sử có thật về sự đàn áp tàn khốc của quân
xâm lược Ba Tư đối với Milê của Hy Lạp, ngoài ra ông còn có vở kịch những
người phụ nữ Phênixi. Nhưng nổi tiếng và lưu danh muôn đời là Eschyle,
Sophocle và Euripide.
Eschyle sáng tác 70 vở bi kịch nhưng hiện nay chỉ còn lại bảy vở là Những
người cầu an, Prômêtê bị xiềng, Những nữ thần trừng phạt,… Bi kịch thực sự
ra đời với tên tuổi của Eschyle, bi kịch đạt đến chỗ phát triển hoàn chỉnh với
tài năng của Sophocle và sau đó chuyển sang một hướng mới qua sáng tác của
Euripide. Bi kịch là thành công tiêu biểu nhất của nền văn học Hy Lạp và
cũng là vinh dự lớn lao của Hy Lạp, đất nước đã khai sinh ra một loại hình
văn học mới trong lịch sử văn học nhân loại.
Bên cạnh bi kịch, hài kịch cổ đại Hy Lạp cũng rất quan triển. “Hài kịch
khởi nguồn từ chính thể dân chủ” (Aristot). Nó cũng bắt nguồn từ lễ tế thần
Đônizôx và chịu ảnh hưởng của hài kịch Pêlôpônezơ, của thơ châm biếm. Hài
kịch cổ đại Hy Lạp mở màn với tên tuổi của Êpicacmơ (450 trước công
nguyên), phát triển với Manhec, Crôtinôx, Cratx và đạt đến đỉnh cao với thiên
tài Arixtôphan.
GVHD: Trương Thị Kim Phượng

23

SVTH: Nguyễn Thanh Nhã Trúc



“Iliade của Homere từ tác phẩm đến phim truyện”
Thời kỳ này, một thể loại khác cũng ra đời và đã đưa văn xuôi Hy Lạp
phát triển lên một mức độ cao đó là văn hùng biện. Hùng biện là truyền thống
của người Hy Lạp cổ, điều đó thể hiện trong sinh hoạt xã hội và được phản
ánh trong văn học, nay được phát triển thành loại hình văn xuôi hùng biện.
Các nhân vật anh hùng trong văn học, đặc biệt là anh hùng ca của Homere
không những chỉ có tài năng chinh chiến mà còn có tài hùng biện (Uylixơ,
Hecto, Achille,…). Một nhà hùng biện được coi là mẫu mực của thời đại là
Đêmôxten, sáng tác của ông ngày nay còn có 60 bài song đó là những áng văn
tuyệt vời của một người thầy mang nhiệt huyết sục sôi. Tác phẩm của ông
tràn đầy tình yêu nước, yêu tự do “lời lẽ ra sao thì bút tích như vậy”,
Đêmôxten chính là biểu hiện của sự kết hợp hài hòa của con người hoạt động
xã hội và nhà văn.
Về ngụ ngôn, người ta thường đề cập đến Ezôp, người là tác giả của
350 truyện ngụ ngôn đặc sắc. Đó là một tên tuổi vang lừng đến mức tại
Athène người ta đã cho dựng một pho tượng của ông.
Nền văn học cổ đại Hy Lạp cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các nền
văn minh lâu đời ở các quốc gia phương đông cổ đại. Người Hy Lạp đã biết
học tập tiếp thu tinh hoa của những người đi trước và biết phát huy nhũng tinh
hoa đó thành một nền văn học phong phú và đầy tính sáng tạo.
Văn học Hy Lạp cổ đại lấy đối tượng chủ yếu là con người, là sự thể
hiện con người với tất cả thói hư tật xấu cũng như những đức tính tốt của nó.
Văn học Hy Lạp cổ đại còn đề cập đến những vấn đề có tính chất xã hội như
vấn đề tự do công lý, tinh thần chiến đấu chống lại số mệnh, tư tưởng anh
hùng,… nhờ vậy nền văn học ấy đã dựng nên những hình tượng thể hiện đầy
đủ bản chất của nhân loại trong buổi ấu thơ. Vì lấy con người làm đối tượng
miêu tả nên văn học Hy Lạp cổ đại giàu tính hiện thực, ngoài ra nó còn giàu
giá trị thẩm mỹ.
Bàn về ý nghĩa của nền văn học cổ đại Hy Lạp, Anghen viết: “Chúng ta

phải luôn luôn quay về với những thành tựu trong triết học và trong mọi lĩnh
GVHD: Trương Thị Kim Phượng

24

SVTH: Nguyễn Thanh Nhã Trúc


×