Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

sự kế thừa và đổi mới trong thơ đường luật tản đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.4 KB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NV
BỘ MÔN NGỮ VĂN

LÊ THÁI VƯƠNG

SỰ KẾ THỪA VÀ ĐỔI MỚI TRONG THƠ
ĐƯỜNG LUẬT TẢN ĐÀ
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: HUỲNH THỊ LAN PHƯƠNG

Cần Thơ, năm 2011

1


A.PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Văn học trung đại là giai đoạn văn học phát triển rực rỡ nhất. Với những
nhà thơ tên tuổi như: Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, …Trong giai đoạn này thơ
đường luật là một thể thơ phổ biến, thể hiện tư tưởng “văn dĩ tải đạo”, thi ngôn
chí”. Tản Đà vốn xuất thân từ một gia đình có truyền thống khoa cử từ nhỏ đã
được lớn lên trong tư tưởng của Nho gia nên trong ông luôn thấm đẫm nền văn
hóa truyền thống, vì vậy trong thơ ông luôn có sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ thơ
truyền thống hay nói cách khác là thơ ca trung đại.
Tuy nhiên, nói như vậy không phải là thơ Tản Đà hoàn toàn bị chi phối bởi
nền thơ ca trung đại, ở ông mang cả dáng dấp của những phong lưu tài tử của một
thời người bảo vệ danh giáo, luân lý truyền thống lẫn những nét cách tân vô cùng


táo bạo… mà thể hiện rõ nhất là ở thơ ca đường luật, điều này đã tạo nên sức lôi
cuống cho người viết khi nghiên cứu tài: “sự kế thừa và đổi mới trong thơ đường
luật của Tản Đà”, và đó cũng là lý do mà người viết chọn đề tài này để nghiên
cứu.

2. Lịch sử vấn đề
Tản Đà là một tài năng tiêu biểu của nền văn học Việt Nam giai đoạn giao
thời. Sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn đất nước rối ren, giai đoạn giao thời
giữa 2 nền văn hóa Á-Âu. Vì vậy ở Tản Đà có sự đan xen giữa cái cũ và cái mới
điều đó tạo nên sự phức tạp khi nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của Tản Đà. Có
rất nhiều bài viết nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này (được tuyển chọn và
in thành sách).
Đầu tiên đó là cuốn: “Tản Đà khối mâu thuẫn lớn” - Nhà xuất bản văn nghệ
thành phố Hồ Chí Minh. Trong cuốn sách này chủ yếu nói về con người và những

2


tư tưởng, những nét cách tân - kế thừa của Tản Đà. của Tản Đà được chia làm 5
phần:
- Phần thứ nhất: Chủ yếu nói về cá tính thân thế của Tản Đà và hoàn cảnh
của xã hội lúc bấy giờ.
- Phần thứ hai: Tập trung nghiên cứu về hệ ý thức của Tản Đà, xét về tinh
thần dân tộc, tư tưởng lãng mạng và tinh thần đại chúng của ông.
- Phần thứ ba: Những chủ trương của Tản Đà và ước mơ về một xã hội hưng
thịnh, hoàn mỹ.
- Phần thứ tư: Bàn về tính chất phong kiến trong thơ Tản Đà ở phần này tác
giả chủ yếu nghiên cứu về tư tưởng thoát ly của Tản Đà sự chán ngán của ông
mong tìm đến cung trăng: Hầu trời…
- Phần thứ năm: xét về phong cách nghệ thuật của Tản Đà, phong cách nghệ

thuật của dân tộc và những kỹ thuật được ông sử dụng trong sự nghiệp sáng tác
của mình.
“Tản Đà tác giả và tác phẩm”. Đây là tập tuyển chọn và giới thiệu về tác
giả, tác phẩm được sưu tầm từ những bài viết trong thời gian chống Pháp – Mỹ,
những bài viết nghiên cứu trong nhiều năm gần đây giúp người đọc hiểu hơn về
cuộc đời cũng như giá trị thơ văn của Tản Đà, cuốn sách do Trịnh Bá Đĩnh và
Nguyễn Đức Mậu tuyển chọn và giới thiệu, nhà xuất bản giáo dục xuất bản năm
2000, trong quyển sách này có các bài viết của Phạm Văn Diêu “Tản Đà-một nhà
văn tài tử và lãng mạng, một nhà thơ giữa hai thế kỉ” Xuân Diệu “công của thi sĩ
Tản Đà”, Phạm Thế Ngũ “nhà thơ lãng mạng”, Trần Ngọc Vương “Tính dân tộc
và tính hiện đại, truyền thống và cách tân của nhà thơ Tản Đà” … các nhà phê
bình chủ yếu xoay quanh vấn đề kế thừa và đổi mới trong thơ của Tản Đà.
Ngoài ra còn phải kể đến cuốn “Thơ Tản Đà và những lời phê bình” đây là
tổng hợp những lời phê bình về thơ của Tản Đà do Phạm Xuân Thạch tuyển chọn
và biên soạn nhà văn hóa thông tin Hà Nội năm 2000, trong cuốn sách này có các
bài viết của các nhà phê bình nổi tiếng như: Xuân Diệu với bài viết “Tìm hiểu Tản
Đà”, Phạm Văn Diêu “Ngôn ngữ và giọng điệu thơ Tản Đà”, Phạm Thế Ngũ
3


“Một gạch nối sang thơ mới của Tản Đà”, Vũ Ngọc Phan “Thi sĩ Tản Đà”…. Đó
là tổng hợp những lời bình về Tản Đà từ thân thế, con người cho đến sự kế thừa và
cách tân trong thơ của ông cả về nội dung lẫn nghệ thuật.
Một công trình nghiên cứu cũng không kém phần nổi bật nữa là: Tản Đà thơ
và đời Nhà xuất bản văn học-Hà Nội 1995 của Nguyễn Khắc Xương đây là công
trình nghiên cứu về gia thế và những nhận định của Nguyễn Khắc Xương về Tản
Đà. Nhìn chung, công trình này đã tìm hiểu khá cụ thể về con người, cá tính của
Tản Đà. Ngoài “Tản Đà thơ và đời” Nguyễn Khắc Xương còn có một công trình
nghiên cứu khác nữa đó là cuốn “Tản Đà trong lòng thời đại” – Nhà xuất bản Hà
Nội nhà văn – Hà Nội 1997. Đây là tập hợp rất nhiều những hồi ức kĩ niệm những

suy tư, nhận định của các nhà phê bình và được chia làm 3 phần.
- Phần thứ nhất: Tản Đà trong hồi ức của những người đương thời.
- Phần thứ hai: Những suy nghĩ những lời bình chung quanh con người và tác
phẩm của Tản Đà.
- Phần thứ ba: Tập hợp một số bài thơ tiêu biểu và niên biểu của Tản Đà.
Và để hoàn thành luận văn này, không thể không nhắc đến cuốn “Thơ Tản
Đà” – Nhà Xuất Bản Văn Học 2008. Đây là tổng hợp những bài thơ của Tản Đà.
Nhìn chung từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về thơ của
Tản Đà, có nhiều ý kiến nhiều bài viết nói về thơ ông, với đề tài “Sự kế thừa và
đổi mới trong thơ đường luật của Tản Đà” người viết xin mạng phép xem đây là
một ý kiến đóng góp để góp phần hiểu biết sâu hơn về thơ Tản Đà.

3. Mục đích yêu cầu:
Đề tài: “ Sự kế thừa và đổi mới trong thơ đường luật của Tản Đà” là một
đề tài không đơn giản. Ở đề tài này đòi hỏi người viết phải trình bày được những
vấn đề chung của thơ đường luật, đồng thời phải chỉ ra được sự kế thừa và đổi mới
trong thể thơ này cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Về nội dung, phải ra được sự kế
thừa và đổi mới qua việc thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tư tưởng thoát ly

4


và phản ánh hiện thực xã hội đương thời. Về nghệ thuật, phải chỉ ra sự kế thừa và
đổi mới trong thể thơ và các thành phần trong thơ.

4. Phạm vi đề tài:
Tản Đà là một tác giả lớn tiêu biểu cho văn học Việt Nam giai đoạn 19001930, thơ văn của ông đã vân dụng sáng tạo những thành tựu của văn hoc dân tộc,
đồng thời cũng có những nét cải biên nhất định. Cũng giống như tên gọi của đề tài:
“ Sự kế thừa và đổi mới trong thơ đường luật của Tản Đà”, nên ở đây người viết
chỉ xoay quanh những vấn đề về sự kế thừa và đổi mới của nhà thơ trong thơ

đường luật cả về nội dung lẫn nghệ thuật.
Với phạm vi đề tài như thế, nên trong luận văn này người viết chủ yếu tham
khảo vào các sáng tác thơ của ông trong hai quyển: “Thơ Tản Đà” và cuốn “Tản
Đà thơ và đời”. Ngoài ra người viết còn tham khảo nhiều bài viết, các công trình
nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

5. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành luân văn này người viết đã sử dụng những phương pháp sau:
Đầu tiên là đọc hết những bài thơ đường luật, cuộc đời, sư nghiệp sáng tác
của Tản Đà cùng những công trình nghiên cứu về ông, kết hợp với sự hướng dẫn
tận tình của cán bộ hướng dẫn,kiến thức bản thân người viết đã tiến hành lập đề
cương tổng quát, chi tiết, viết bản thảo và cuối cùng là hoàn thành luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu người viết đã sử dụng những phương pháp:
phân tích, tổng hợp, so sánh ,chứng minh, thống kê…

B. PHẦN NỘI DUNG

Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

5


1. Vài nét về thơ Đường luật:
1.1. Quá trình hình thành và phát triển thơ đường luật ở Việt Nam:
1.1.1. Thơ Chữ Hán:
Thời đại nhà đường (618-907) gồm 300 năm, tính từ thời Bắc thuộc qua các
thời: Mai Hắc Đế (722), Bố Cái Đại Vương (791) và sang triều đại Ngô Vương
Quyền (939-967).
Ở Việt Nam Sĩ Nhiếp người Hán đã truyền bá chữ Hán vào nước ta từ thế
kỷ thứ hai, song thơ ca truyền lại từ thế kỷ trước không được bao nhiêu. Trong

thời thơ đường đang hưng thịnh, nhiều nhà thơ Đường có tiếng đã có những cuộc
tiếp xúc với các pháp sư Việt Nam. Đầu thế kỉ thứ tám Thẫm Thuyên Kỳ, nhà thơ
nỗi tiếng ở thời trung đường đã yết kiến Vô Ngại thượng nhân chùa Sơn Tỉnh quận
Cửu Chân hay Giả Đảo cũng có bài thơ tiễn pháp sư Duy Giám người An Nam.
Các pháp sư thời ấy là những người có học vấn uyên bác, thường gặp
nhau ở những vùng đất núi, thiền thôn nên các sáng tác của họ không được biết
đến nhiều, cho đến thế kỷ VIII và IX khi vai trò của các nhà sư giữ một vị trí quan
trọng trong triều đình thì lúc ấy thơ đường mới được phổ biến và có ảnh hưởng lớn
ở Việt Nam. Đến thế kỷ X, ở Việt Nam thơ đường đã được truyền bá và có nhiều
bậc thức giả am hiểu.
Ở thời Lý, Trần thơ ca phát triển mạnh mẽ. Vua nhà Lý mở khoa thi tam
giáo. Vị trí của nho giáo được coi trọng và vượt lên phật giáo đạo lão. Các khoa
thi hương, hội, đình ở các triều đại Lý, Trần, Lê những sĩ tử đều phải thi thơ và là
thơ đường luật.
Đến thế kỷ thứ XIII, thơ đường luật chữ hán phát triển rất mạnh mẽ và lúc
này nội dung thơ ca đã tách khỏi thiền học, đề cập đến những đề tài phong phú của
những chiến thắng lịch sữ, thiên nhiên và nhân tình thế thái…Thời Lý Trần, nhiều
tập thơ, bài thơ đã ra đời và được lưu giữ tận đến ngày nay như: Nam Quốc Sơn
Hà- Lý Thường Kiệt, Lạc Đạo tập- Trần Quang khải, Phi Sa tập- Hàn Thuyên,
Ngọc Hiên tập-Huyền Quang, Thủy Vân tập- Trần Anh Tông…tất cả đều được
viết bằng thơ chữ hán.
6


Thời Lê, vào triều đại Lê Thánh Tông, đất nược hưng thịnh có nhiều thành
tựu về kinh tế, xã hội, văn hóa…Và đây là giai đoạn mà lần đầu tiên ở Việt Nam
có một tao đàn do nhà vua đích thân đứng ra thành lập và đứng đầu.
Ở thế kỷ XV, có nhiều tập thơ đường luật chữ hán ra đời của nhiều tác gia nổi
tiếng như: Nguyễn Trãi (quốc âm thi tập), Lý tử Tấn, Nguyễn mộng Tuân (cúc
pha tập), Nguyễn Trực (bối khê tập)…Sang thời kỳ Lê Trung Hưng ( thế kỷ 1618) những tên tuổi khác lần lượt xuất hiện: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khắc

Khoan, Đặng minh khiêm,…đều là những nhà thơ để lại nhiều tác phẫm giá trị.
Từ thế kỷ XVIII-thế kỷ XIX thơ đường luật chữ hán tiếp tục phát triển và
có những nhà thơ tiêu biểu: Ngô Thì Sĩ, Lê Quý Đôn, Lê Hữu Trác, Nguyễn Cư
Trinh, Mạc Thiên Tích…
Sau khi Gia Long đánh bại nhà Tây Sơn, thơ đường luật chữ hán vẫn được
các sĩ phu tâm đắc, có nhiều nhà thơ tên tuổi như: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ,
Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu…
Thơ đường luật chữ hán tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hàm xúc và có sức
truyền cảm cao. Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XIX thì thơ chữ hán không còn được
dồi dào như lúc đầu thế kỷ XVIII, và lúc này thơ nôm đường luật có phần khởi sắc
được vân dụng nhiều hơn thơ đường luật chữ hán.

1.1.2. Thơ nôm đường luật:
Chữ nôm được phát minh từ thế kỷ XVIII do Nguyễn Thuyên khởi xướng
và thơ nôm đường luật cũng xuất hiện từ lúc đó. Nhưng các sáng tác của Nguyễn
Thuyên không được chú ý nhiều, cho đến khi “quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi
ra đời (1380- 1442) thì đó là bước đánh dấu cho nền thơ nôm đường luật ở Việt
Nam. Tuy có thay đổi về chữ viết nhưng về hình thức luật thơ vẫn tôn trọng luật
thơ đường.
Thơ Nôm Đường luật trong giai đoạn này được các nhà Nho sử dụng phổ
biến và yêu thích. Lê Thánh Tông bên cạnh những bài thơ chữ Hán nhà vua còn
rất chú ý đến thơ Nôm Đường luật. Ông vận dụng cách gieo vần trắc tạo nên sự
7


linh hoạt cho bài thơ. Ngoài ra còn các nhà thơ khác như: Thân Nhân Trung, Đỗ
Nhuận…
Ở đầu thế kỷ XV, thơ Nôm Đường luật được sử dụng phổ biến, rộng rãi và
có ảnh hưởng lớn trong nền sáng tác văn học Việt Nam, các cây đặc thụ như:
Nguyễn Bĩnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông… đều có những sáng tác

mang tầm vóc lớn. Nhưng có thể nói đến Hồ Xuân Hương thì thơ Nôm Đường
Luật mới đạt đến đỉnh cao của nó.
Đến thế kỷ XVIII-XIX, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan đã đưa
thơ Nôm Đường luật đến độ hoàn hảo và tiếp theo đó các nhà thơ tên tuổi Nguyễn
Khiêm, Trần Tế Xương… đã giữ vững và phát huy thơ Nôm Đường luật khiến nó
trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong xã hội.
Khi thực dân Pháp sang xâm chiếm nước ta các cây bút như: Phan Đình
Phùng, Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
Huỳnh Thúc Kháng… còn dùng thơ Nôm Đường luật làm vũ khí đấu tranh và thực
hiện tinh thần yêu nước.
Đến thế kỷ XX, hai cây bút tên tuổi là Trần Tuấn Khải và Tản Đà vẫn tiếp
tục mạch thơ yêu nước ấy mặc dù phải nói một cách bóng gió hơn. Đặc biệt ở Tản
Đà đã phát triển và đề cập đến những tâm trạng cá nhân hết sức độc đáo.
Và khi phong trào mới phát triển rầm rộ thì vẫn có một số nhà thơ còn yêu
thích thơ Nôm Đường luật.
Tóm lại: Dù ở thơ Đường luật chữ Hán hay thơ Đường luật chữ Nôm. Tuy
có khác biệt về chữ viết song về hình thức vẫn giữ chung một luật thơ và trở thành
món ăn tinh thần không thể thiếu của người Việt Nam.

1.2.Thể thơ
Thơ đường luật gồm hai thể thơ phổ biến đó là: bát cú- tứ tuyệt, ngoài ra
còn một số dạng thức đặc biệt khác.

1.2.1.Thơ bát cú

8


Đây là dạng thức phổ biến nhất của thơ đường luật gồm 8 dòng thơ, mỗi
dòng 5 chữ đối với thơ ngũ ngôn bát cú và 7 chữ đối với thơ thất ngôn bát cú. Là

một thể thơ hoàn chỉnh, hài hòa, cân đối về cấu trúc thường được sử dụng trong
các kì thi thời trung đại để kiểm tra năng lực và để tự các nho sĩ bộc lộ hoài bão
của mình.
Thể thơ này có dung lượng ngôn từ hạn chế nhưng mang tính hàm súc và
uyên bác, vịnh cảnh tả tình dùng để thể hiện hoài bão, những suy nghiệm về thiên
nhiên và con người của các nho sĩ.

1.2.2. Thơ tứ tuyệt
Thơ tứ tuyệt hay tuyệt cú là thể thơ gồm có 4 dòng thơ 5 chữ dối với ngũ
ngôn tứ tuyệt và 7 chữ đối với thất ngôn tứ tuyệt.
Là thể thơ ngắn gọn giàu tính hàm súc, thích hợp với nhu cầu ghi nhanh
những phát hiện bất ngờ về cuộc sống, những suy tư, trải nghiệm sâu sắc hay một
cảm xúc trong một khoảnh khắc của đời sống, không đòi hỏi những phép đối
nghiêm ngặt nên có thể chứa những yếu tố cách tân trong thơ hiên đại.

1.2.3. Các thể thơ khác của thơ đường luật:
Bên canh hai thể thơ phổ biến là thơ bát cú và tứ tuyệt thì thơ đường luật
còn một số dạng thức đặc biệt khác: Thể song điệp (có 8 câu mỗi câu đêu có hai từ
trùng điêp nhau), thể triệt hạ ( sau mỗi câu có một chấm lững thể hiên ý thơ chưa
dứt), thể vĩ tam thanh (ba từ cuối có âm tương tự nhau), thể thủ vĩ ngâm (câu đầu
và câu cuối giống nhau), thể hồi văn (đọc xuôi, đọc ngược đều có nghĩa), thể yết
hậu (câu cuối chỉ có một chữ), thể liên hoàn (câu cuối của bài trên được lặp lại
trọn vẹn hoặc một phần trong câu đầu của bài sau), thể lập danh (mỗi câu đều nêu
lên một sự vật hoặc một loài vật nào đó giống loại).

1.3. Luật:
1.3.1.Thơ bát cú:

9



Luật thơ của bát cú đường luật dựa trên những thanh bằng và thanh trắc
trong một câu và niêm giữa các câu với nhau tạo thành cấu trúc bắt buộc của bài
thơ. Một bài thơ bát cú gồm có 8 câu thường được chia làm 4 phần, mỗi phần gồm
2 câu:
Đề: phần mở đầu cho bài thơ
Thực: mở ý
Luận: hai câu này phải đối nhau từng lời và ý và nói rỏ chủ đề.
Kết: chuyển ý và thâu tóm ý tưởng của bài thơ hoặc một tứ lạ gây thêm cảm xúc
cho người đọc.

1.3.1.1. luật bằng trắc:
Ngũ ngôn bát cú:
Luật Bằng Vần Bằng:

B-B-T-T-B
T-T-T-B-B
T-T-B-B-T
B-B-T-T-B
B-B-B-T-T
T-T-T-B-B
T-T-B-B-T
B-B-T-T-B

Luật Trắc Vần Bằng:

T-T-T-B-B
B-B-T-T-B
B-B-B-T-T
T-T-T-B-B

T-T-B-B-T
10


B-B-T-T-B
B-B-B-T-T
T-T-T-B-B
Thất Ngôn Bát Cú

Luật Bằng Vần Bằng:

B-B-T-T-T-B-B
T-T-B-B-T-T-B
T-T-B-B-B-T-T
B-B-T-T-T-B-B
B-B-T-T-B-B-T
T-T-B-B-T-T-B
T-T-B-B-B-T-T
B-B-T-T-T-B-B

Luật Trắc Vần Bằng:

T-T-B-B-T-T-B
B-B-T-T-T-B-B
B-B-T-T-B-B-T
T-T-B-B-T-T-B
T-T-B-B-B-T-T
B-B-T-T-T-B-B
B-B-T-T-B-B-T
T-T-B-B-T-T-B


1.3.1.2. Niêm:

11


“Niêm” có nghĩa là dính, ý nói sự liên hệ về âm luật của hai câu thơ trong
một bài Đường luật phải đúng cách. Đó là bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc.
Chữ thứ 2,4,6 của mỗi hai câu sau đây phải niêm với nhau, hoặc là cùng bằng hoặc
là cùng trắc, bằng niêm với bằng và trắc niêm với trắc: câu 1 và 8, câu 2 và 3, câu
4 và 5, câu 6 và 7, đối với thơ thất ngôn, còn ngũ ngôn thì niêm ở chữ thứ 2 và thứ
4.

1.3.1.3. Gieo vần:
Chỉ gieo vần bằng và thường gieo vần ở chữ cuối các câu 1,2,4,6,8 nếu là
thơ thất ngôn và các câu 2,4,6,8 ở thơ ngũ ngôn.

1.3.2. Thơ tứ tuyệt:
Thơ tứ tuyệt là thể thơ ngắt 4 câu đầu, ngắt 4 câu giữa, ngắt 4 câu cuối, ngắt
2 câu đầu và 2 câu cuối, và ngắt 2 câu đầu và 2 câu số năm và số sáu của một bài
thất ngôn hay ngũ ngôn bát cú mà thành nên trên cơ bản vẫn dựa trên những luật lệ
chung của thể thơ bát cú.

2. Những yếu tố tạo nên sự kế thừa và đổi mới trong thơ đường luật của
Tản Đà:
2.1. Nhân tố khách quan:
2.1.1.Gia đình:
Tản Đà xuất thân từ một dòng họ có truyền thống khoa bảng, quý tộc lâu
đời có nhiều người đỗ đạt làm quan to dưới triều Lê. Từ nhỏ ông đã được giáo
huấn bởi Tứ thư, Ngũ kinh nên sớm thông thạo thơ văn.

Cha là Nguyễn Danh Kế vốn là người có cốt cách phong lưu, tài tử. Mẹ là
bà Nhữ Thị Nghiêm là một đào hát nổi danh tài sắc ở phố Hàng Thao – Nam Định
có thơ hay giọng tốt. Nét tài hoa, phong lưu của Tản Đà có lẽ cũng được thừa
hưởng một phần lớn từ cha mẹ.
Nguyễn Tái Tích là người anh cùng cha khác mẹ với Tản Đà, ông là người
đã cưu mang Tản Đà từ lúc lên ba tuổi, cũng nhờ Nguyễn Tái Tích mà Tản Đà mới

12


Được trao đổi học thức, đồng thời Tản Đà cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc về nhân
sinh quan và đạo đức nho giáo từ người anh cùng cha khác mẹ này.
Ngoài ra còn một nhân tố cũng có ảnh hưởng lớn đến Tản Đà nữa đó là
người anh rể Nguyễn Thiện Kế, là một nhà thơ trào phúng đương thời, Tản Đà có
những bài thơ châm biếm, đã kích độc đáo trong sáng tác của mình có lẽ cũng có
phần nào ảnh hưởng tư nhà thơ trào phúng này.
Yếu tố gia đình đã góp phần tạo nên hồn thơ Tản Đà, đó là yếu tố đầu tiên
tác động đến sự nghiệp sáng tác của ông và là tiền đề để tạo nên một Tản Đà của
nền văn học Việt Nam sau này.

2.1.2. Xã hội:
Tản Đà sinh ra và lớn lên trong bối cảnh xã hội thực dân Pháp đã đánh
chiếm nước ta, chúng dẹp yên phong trào Cần Vương đặt bộ máy cai trị và đàn áp
nhân dân biến nước ta thành đất phong kiến nửa thuộc địa.
Lúc này trong xã hội xuất hiện 2 nền giáo dục: Phương Đông – Phương
Tây, vốn từ nhỏ đã được tiếp xúc với nền văn hóa Phương Đông nhưng lớn lên lại
học ở các trường Thông Ngôn, Hậu Bỗ tiếp xúc với nguồn tư tưởng mới, nên thơ
của Tản Đà vừa chứa đựng những tinh hoa của dân tộc vừa có những nét mới so
với các nhà nho Xưa. Nhưng ở đây cái mới sinh ra dựa trên nền tảng của cái cũ,
cái cũ và cái mới có sự đan xen, hòa quyện vào nhau tạo nên một phong cách hết

sức độc đáo.

2.2 Nhân tố chủ quan:
Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939) ra đời tại một ngôi làng trung du
bên sông Đà núi Tản, làng Khê Hương huyện Bắt Bạt tỉnh Sơn Tây, nay thuộc xã
Sơn Đà huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây, xuất thân trong một gia đình có truyền thống
khoa cữ ông sớm được tiếp thụ và ảnh hưởng bởi các tư tưởng và học vấn của Nho
gia, vì vậy trong ông đã sớm hình thành một tâm hồn thơ từ rất sớm. Kế thừa từ
truyền thống học tập và chịu ảnh hưởng bởi những nguời thân trong gia đình

13


Nguyễn Khắc Hiếu đã sớm theo con đường học vấn bỏ công học tập, mong ngày
đạt được công danh.
Xuân xưa, bảy, tám, chín, mười tuổi
Văn chương ta mới làm câu đối
Đến xuân mười một học làm thơ
Xuân mười bốn tuổi văn đủ lối.

Vào năm 19 tuổi Nguyễn Khắc Hiếu yêu một cô gái xinh đẹp họ Đỗ bán hàng
tạp hóa ở phố hàng Bồ (Hà Nội). Đây là mối tình đầu của Tản Đà, và mối tình này
đã quyết định một phần quan trọng trong hướng đi của Tản Đà trên con đường sự
nghiệp, cô gái họ Đỗ đã trở thành một động lực để Tản Đà phấn đấu đạt được công
danh. Nhưng cuộc sống không phẳng lặng đối với Tản Đà.
Vào kỳ thi năm Nhâm Tý (1912) Tản đà thi hỏng, ông mang tâm trạng u
buồn trở về Hà Nội và phố Hàng Bồ thì lại nghe tin cô hàng họ Đỗ đã lên xe song
mã về nhà chồng. Nguyễn Khắc Hiếu đã trở nên điên loạn tâm thần, về dãy núi
Hương Sơn, đêm lang thang đốt đuốc tìm hồ quỷ, năm tháng ba âm lịch tế Chiêu
Quân:

Cô ơi, cô đẹp nhất đời
Mà cô mệnh bạc, thợ trời cũng thua
Một đi từ biệt cung vua
Có về đâu nửa đất về ngàn năm

Sau đó Nguyễn Thiện Kế đưa Tản Đà về Nam Định. Đến năm 27 tuổi Tản
Đà lấy vợ là bà Nguyễn Thi Tùng con gái ông tri huyện Nguyễn Mạnh Hướng và
có bài in trên Đông Dương tạp chí. Từ năm 28 tuổi ông lấy búp danh là Tản Đà và
có những tác phẩm viết trên Đông Dương tạp chí: Giấc mộng con I, Tây Thi, Khối
Tình Con I, Dương Quý Phi…. Các sáng tác của ông bắt đầu trở nên phong phú và
đa dạng: thơ, truyện, tuồng… Các sáng tác của Tản Đà mang cả những nét truyền
thống và cả những nét cách tân mới mẽ phong phú về cả nội dung lẫn hình thức.
14


Thơ của Tản Đà rất phong phú ông làm những thể thơ đường luật, yết hậu,
lục bát cho đến từ khúc… Thể hiện những tâm tư tình cảm của mình. Từ những
vần thơ thể hiện sự chán đời, muốn thoát ly muốn thoát khỏi trần ai cho đến những
vần thơ nói về những sinh hoạt bình dị của con người đều mang một phong cách
hết sức độc đáo.
Cuộc sống nghèo túng khiến Tản Đà phải thường xuyên vào Nam ra Bắc,
nhưng đó cũng là cơ hội để Tản Đà mở rộng hiểu biết và có những đề tài phong
phú góp phần làm bền vững hồn thơ của bản thân mình.
Bên cạnh việc thừa kế những cảm hứng truyền thống của văn nôm ông còn
sớm đón nhận luồng gió từ phương tây thổi sang, với những tư tưởng mới tạo cho
thơ của Tản Đà có sự đan xen giữa cái cũ và cái mới.
Tản Đà đã từng chủ trương “phá cách vứt điều luật” nên thơ ông có những
cách tân mới mẻ vượt ra khỏi khuôn khổ phép tắt của nho gia. Ông được xem là
người thi sĩ đầu tiên mở đầu cho nền thơ văn hiện đại và là gạch nối của nền thơ
ca trung đại và thơ mới.


CHƯƠNG 2- SỰ KẾ THỪA VÀ ĐỔI MỚI NỘI DUNG TRONG THƠ
ĐƯỜNG LUẬT CỦA TẢN ĐÀ

1. Tình yêu quê hương đât nước:
1.1. Tâm sự yêu nước:
Tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc trong thơ ca Việt
Nam, đặc biệt là nền thơ ca trung đại . Điều đó được thể hiện qua các bài thơ thể
hiện lòng yêu nước của các nhà thơ trung đại lúc bấy giờ:
(dẫn một bài thơ)
Hay nhà thơ Nguyễn Khuyến đã từng trăn trở với cảnh đất nước lầm than,
ông đã thể hiện bằng những tâm sự thầm kín:
Khắc khoải sầu đưa giọng hững hờ,

15


Ấy hồn Thục Đế thác bao giờ?
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ
Có phải tiếc xuân, mà đứng gọi,
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ.
Thâu đêm ròng rã kêu ai đó,
Giục khách gian hồ dạ ngẫn ngơ.
( cuốc kêu cảm hứng)
Nỗi lòng của Nguyễn Khuyến được bày tỏ nthông qua hình ảnh “con
cuốc”, qua tiếng chim ấy tác giả bộc lộ nỗi nhớ nước, thương nhà của mình.
Tản Đà cũng vậy, ông cũng là một nhà nho yêu nước ông rung động với tất cã từ
những gì đơn sơ nhỏ bé nhất:
Nước gợn Sông Đà con cá nhãy

Mây trùn non Tản cái diều bay
Thiên nhiên đưa vào trong thơ là một hình ảnh quen thuộc mà các nhà thơ
trung đại thường đưa vào các sang tác của mình, nhưng có lẽ chưa có ai khai thác
đến những vẻ đẹp đơn sơ nhỏ bé như Tản Đà: đó là “con cá nhãy”, “ cánh diều
bay”, những dãy núi con song của quê hương đất nước:
Ba Vì ở trước mặt
Hắc Giang bên cạnh nhà
Tản Đà!

Tình yêu quê hương, đất nước của Tản Đà là thế, ông lúc nào cũng muốn
vào quê hương xứ sở, quê hương đất nước giống như một phần máu thịt của ông.
Cũng chính vì lòng thiết tha vời non sông nước Việt đã khiến Tản Đà luôn lo toan,
thắc mắc về tình trạng lạc hậu của nước nhà:
Tính năm sinh đã bốn nghìn dư
Bước tiến hoá lừ đừ sau mọi kẻ!
(bài hát chúc báo sống)
16


Dân hai nhăm triệu ai người lớn!
Đất bốn nghìn năm vẫn trẻ con
(Mậu thìn xuân cảm)

Đất nước với bốn nghìn năm lịch sử song “vẫn trẻ con” Tản Đà đặt ra câu
hỏi trong số hai nhăm triệu dân ai mới thật sự là người đủ năng lực để để đứng ra
cứu nước cứu dân, ai mới thật sự là người lớn. Cũng chính vì sự thắc mắc lo toan
ấy Tản Đà đã nhận ra “ bước tiến háo lừ đừ sau mọi kẻ”, theo Tản Đà những nước
có nền kinh tế phát triển và trình độ khoa học tiên tiến thì đất nước mới thật sự
phồn vinh vì thế ông không thể thờ ơ trước cảnh lạc hậu xã hội Việt Nam lúc bấy
giờ, ông luôn mang trong long một nỗi lo đời:

Đáng nực cười cho bác hủ nho
Việc đời ai khiến gánh mà lo?
Lo to lo nhỏ lo nào xiết
Lo thế mà ai có biết cho?
( Hủ nho lo việc đời)

Đứng trước hoàn cảnh của một xứ thuộc điaj bị thực dân thực hiện chính
sách kìm hãm kinh tế văn hoá, ngu dân, truỵ lạc hoá thanh niên Tản Đà đã cất lên
lời than thở, nỗi u uẩn của mình thông qua lời người khách giang hồ:
Đời chưa duyên kiếp ai xanh mắt
Khách chẳng công danh cũng bạc đầu
Cảnh cũ đòi phen thay chủ mới
Đường xa kinh nỗi suốt đêm thâu
(khách giang hồ)

Vì cảnh cũ đã thay chủ mới nên trong xã hội đã xuất hiên hai hạn người:
Những kẻ tiếc thương dĩ vãng và một bọn cam tâm thay thầy đổi chủ, đắc ý với
một chút quyền lợi được ban cấp. Trong bài “ con cuốc và con chẫu chuộc”, qua
17


hình ảnh tượng trưng, Tản Đà đã không giấu giếm lòng tiếc thương một mùa xuân
của dân tộc, và tỏ lòng khinh ghét bọn bán nước đương thời:
Bờ ao trên bụi có con cuốc
ở dưới lại có con chẫu chuộc
Hai con cùng ở cùng hay kêu
Một con kêu thảm con kêu nhuốc
Chuộc kêu đắc ý gặp tuần mưa
Quốc kêu đau lòng thương xuân qua
Cùng một bờ ao một bụi rậm,

Phong cảnh không khác tình khác xa.

Cũng giống như các nhà Nho xưa Tản Đà cũng lấy những hình ảnh ẩn dụ
để bộc lộ tư tưởng yêu nước thầm kín, thông qua hình ảnh “con cuốc” và “ con
chẫu chuộc”ông đã thể hiện sự khinh ghét đối với bọn bán nước hại dân và đồng
thời cũng bộc lộ tư tưởng hoài cổ của mình. Ông ca tụng những anh hung chống
giặc ngoại xâm của đất nước một cách đầy cảm kích:
Liều gan cố chết bấy nhiêu phen
Các vị tướng thần ai bậc nhất
Ông Nguyễn Cảnh Dị bố là Chân
Cùng ông Đặng Dung bố là Tất

Quân cơ sau trước nối thay nhau
Hai bố, hai con dạ một sắt
Khí thiêng đúc lại bốn anh hào
Nghìn thu thơm để nước Nam Việt.
( đời hậu trần)
Những quá khứ vàng son là thế một thời hào hùng của ông cha với những
vị “tướng thần” xông pha liều chết để giữ gìn hoà bình cho đất nước. Nhưng giờ

18


đây đất nước mà cha ông gìn giữ lại rơi vào tay giặc, Tản Đà chỉ còn biết ngậm
ngùi tưởng nhớ đến vỏ công hiển hách của tổ tiên xưa:
Ôi! Lý Trần Lê đâu mất cã
Mà thấy hưu nai đủng đỉnh chơi
Riêng đối với những người phụ nữ cóa công lớn trong lịch sử chống ngoại
xâm như Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh…Tản Đà càng tỏ lòng cảm phục
có lần nói đến Hai Bà Trưng Tản Đà dùng một giọng văn rất đặc biệt thoáng nghe

tưởng như đùa cợt, nhưng thật ra đã diễn đạt trung thành sự cảm kích của ông:
Sáu nhăm thành quách đã tan rồi,
Trắc Nhị đâu mà nẩy một đôi.
Cả nước bấy lâu toàn mẹ hĩm
Hai bà chắc hẳn có con bồi
Một đàn em bé theo sát đít
Mấy chú quân Tàu chạy dứt đuôi
Hồn đã lên tiên còn tiếc nước
Ngàn thu sông cấm bóng trăng soi.
(Hai bà Trưng)

Những bậc nữ nhi anh hùng ấy trong mắt Tản Đàn không khác gì so với các
trang nam tử, ông viết về họ bằng một thái độ cảm kích chân thành.
Nhìn về quá khứ vàng son để rồi Tản Đà một lần nữa phải buồn tuổi cho
vận mệnh của nước nhà. Tình cảnh đất nước lạc hậu, tiêu điều lúc bấy giờ trong
mắt nhà thơ giống như một “bức dư đồ rách tả tơi”:
Nọ bức dư đồ thử đung coi
Sông sông núi núi khéo bia cười
Biết bao lúc mới công vờn vẽ
Sao đến bây giờ rách tả tơi
ấy trước ông cha mua để lại
mà sao con cháu lấy làm chơi!
19


(vịnh bức dư đồ rách)

Lòng yêu nước của Tản Đà không chỉ dừng lại ở tình cảm của ông đối với
thiên nhiên đất nước, sự khinh ghét bọn bán nước hại dân hay những lời thơ tưởng
vọng đến các trang sử vẻ vang của dân tộc. Lòng yêu nước của ông còn đáng quý

ở chổ ông có một nhân sinh quan bao hàm nhiều nhân tố tích cực – một nhân sinh
quan mang màu sắc ý thức hệ tư sản, điều đó được thể hiện cụ thể trong bài “ thơ
mừng tết”:
Ta mừng những ai nhà tư bản
Của một lên trăm, trăm gấp vạn
Công an công ích giúp đồng ban
Trọng nghĩa khinh tài lòng cộng sản
Hay:
Hỏi thăm Âu, Mỹ đâu bờ bến
Mở máy quay guồng quá độ chơi

Ông chủ trương kiến thiết đất nước bằng con đường tư sản hóa, học tập
những tư tưởng , phương thức sản xuất và kỉ thuật của phương tây, cái gọi là: “hỏi
thăm Âu, Mỹ đâu bờ bến” cũng nhằm mục đích này. Cũng chính vì mang tư tưởng
muốn kiến thiết đất nước theo con đường tư bản nên đối với các bậc tài danh
phương Tây ông tỏ thái độ rất ngưỡng mộ:
Ngồi buồn ta nhớ ông Lư Thoa,
Dân ước nhân quyền ông xướng ra,
Ông sinh thế kỉ thứ 17
Hai trăm năm nay, đời đã qua,

…………………………………..

Mưa sa gió táp ông không quản,
20


Ông đứng lo đời còn lâu xa,
Nhớ ông bao nhiêu kính lại mến,
Học trò xin có bài thơ ca.

(nhớ ông Lư Thoa)

Lư Thoa là tên của một nhà văn, nhà tư tương Pháp Jean Jacques Rousseau
(1712-1778).
Là một nhà thơ được ảnh hưởng của làn gió Âu, Mỹ nên ở Tản Đà luôn
mang tư tưởng tích cực từ các nước phương tây. Chính vì tư tưởng tích cực ấy nên
khi đứng trước tình cảnh lạc hậu, bế tắc của nước nhà ông đã tự nguyện:
Thôi thôi có trách chi đàn trẻ
Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi.
(vịnh bức dư đồ rách)
Nếu các nhà thơ trung đại thể hiện lòng yêu nước của mình qua những dòng
thơ gắn bó với thiên nhiên, con người hay bộc lộ những tư tưởng yêu nước thông
qua những hình ảnh ẩn dụ thì ở đây Tản Đà lại có một chủ trương hiện đại hóa, và
ông hêt sức tinh tưởng vào xu hướng tích cực này. Đây là điểm khác biệt cơ bản
của Tản Đà đối với các nhà thơ trung đại:
Bạc đánh còn tiền thua cóc sợ
Đời chưa đáng chán chị em ơi!
(thơ tặng phụ nữ tân văn)

Cái phương thức mà Tản Đà muốn kiếm để chữa cho bệnh nghèo nàn, lạc
hậu của xã hội Việt Nam đương thời chính là phổ biến khoa học kỉ thuật tiên
tiến,sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Tản Đà đã vào Nam, ra Bắc cố gắng
trong những hoạt động văn hóa với hoài bão góp phần thúc đẩy xã hội Việt Nam
theo kịp đà tiến hóa chung của nhân loại. Thơ văn Tản Đà đã ít nhiều đã nói lên
điều đó.

21


Tóm lại: Khi nói về tình yêu quê hương, đất nước bên cạnh những tâm sự

thầm kín, lòng căm thù giặc hay ca ngợi những trang sử vẻ vang của dân tộc, Tản
Đà còn bộc lộ một tư tưởng tiến bộ đó là tư tưởng ý thức hệ tư sản, kiến thiết đất
nước theo con đường phát triển khoa học kỉ thuật, chính điều đó đã tạo nên một
Tản Đà rất riêng, rất đặc biệt khác hẳn so với các nhà thơ trung đại.

1.2. Thái độ bất hợp tác với giặc:
Đầu tiên khi nói về thái độ bất hợp tác với giặc trong thơ Tản Đà chính là
thái độ muốn đứng bên ngoài cuộc đời để giữ chọn cái thanh cao của mình. Đây
cũng là một đặc điểm thường thấy ở các nhà thơ trung đại: Nguyễn Trãi, người có
nhân cách cao thuợng đã từng tự hào về những năm tháng làm quan thanh liêm
của mình:
Nhất phiến đan tâm châu hồn hoả
Thập niên thanh chức ngọc hồ băng

Và ông cũng luôn ý thức bảo vệ cái nhân cách trong sang ấy của mình,
chống lại mọi cám dỗ của cuộc sống:
Ngọc lành nào có tơ vết
Vàng thực âu chi lửa thiêu

Tản Đà cũng vậy mang tư tuởng của các nhà nho xưa ông coi trọng cái đạo
đức, thanh cao của mình và ông luôn tự hào về điều đó:
Sông Đà núi Tản đúc nên ai
Trần thế xưa nay đuợc mấy nguời
Trung hiếu vẹn tròn hai khối ngọc
Thanh cao phô trắng một nhành mai
(Thơ Tự Vịnh)

22



Cái thanh cao ấy đuợc chứng minh bằng tình yêu quê huơng đất nước nồng
nàn của nhà thơ, ông yêu quý đất nước mang mộng giúp đời và thù ghét bọn bán
nuớc hại dân, làm tai sai cho giặc. Mặc dù cuộc sống có nghèo túng nhưng không
vì thế ông đánh mất cái thanh cao vốn có của mình. Ông không theo giặc để cầu
lợi cho riềng mình mà đứng về phía nhân dân cảm thông những số phận éo le của
họ.

Thái độ bất hợp tác của Tản Đà không chỉ dừng lại ở việc đứng bên ngoài
cuộc đời để giữ trọn cái khí tiết thanh cao, mà còn đuợc thể hiện ở việc ông ôn lại
những trang sử hào hùng của dân tộc. Đây cũng là điểm thuờng gặp ở các nhà thơ
trung đại:
Nghìn thu thơm để nuớc Nam Việt
Muời ba năm nói vận Đông A

Tản Đà tìm về quá khứ vàng son của dân tộc không đơn thuần là để chạy
trốn hiện tại, hay tiếc nuối những năm tháng hào hung mà thông qua đó còn cho
thấy được khí khái của nhà thơ, thái độ không khuất phục quy hàng và khơi dậy
tinh thần đấu tranh yêu nuớc của dân tộc, gợi nhớ và “hâm nóng” tinh thần bất
khuất ấy.

Mang trong lòng tình yêu quê hưong, đất nước mãnh liệt khiến Tản Đà toả
ra bất hợp tác với giặc. Tản Đà nhận ra chính sách bảo hộ của thực dân không đem
lại nhiều lợi ích cho nguời dân, vì vậy lúc nào nhà thơ cũng muốn lo toan việc ở
đời một mình tấc giả không thể đảm trách nổi việc “quốc sự” ấy nên lúc nào Tản
Đà cũng muốn tìm nguời cùng chí huớng để cùng ông thực hiện việc “lo đời”:
Ù ù gió thổi Bắc Tây Đông,
Đêm tối trông ra tối lạ lùng,
Tạo vật không tay mà hoá có
Phàm trần có mắt cũng như không,
23



Mơ màn đâu đó bao dân chúng
Tô điểm nào ai nuối với sông!
Đốt đứôc đố ai tìm khắp nuớc
Tìm đâu cho thấy mặt anh hung
(Đêm Tối)

Cảnh đêm tối trong bài thơ cũng giống như tình cảnh đất nước lúc bấy giờ,
nhà thơ muốn tìm một nguời “tri kỷ” đáng mặt anh hùng để cùng ông giúp nuớc,
giúp đời. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản về thái độ bất hợp tác với giặc của
Tản Đà so với các nhà thơ trung đại. Nếu như các nhà thơ trung đại chỉ thể hiện
thái độ bất hợp tác với giặc là đứng bên ngoài cuộc đời để giữ trọn cái thanh cao,
thì ở Tản Đà lại có một định huớng khác:
Ông mong muốn tìm gặp một nguời “đồng chí” để cùng ông thực hiện việc
quốc sự trọng đại.
Tuy nhiên, trong tám năm Tản Đà vẫn không gặp đuợc nguời “tri kỷ” ông
viết hết “thư gửi ngưòi tình nhân có quen biết” rồi đến “nguời tình nhân không
quen biết” nhưng nguời “đồng chí” mà ông hằng mong đợi vẫn “bật vô âm tín”:
Ngồi buồn ta lại viết thư chơi
Viết bức thư này gởi trách ai
Non nuớc bấy lâu lòng tuởng nhớ
Mà ai tri kỷ vắng tăm hơi
(Thư trách người tình nhân không quen biết)

Tóm lại: khi đọc thơ Tản Đà tuy lòng yêu nuớc còn mơ hồ thiếu tính chiến
đấu mạnh mẽ nhưng ta luôn bắt gặp một tình cảm thiết tha với tổ quốc ông đã
đứng bên ngoài cuộc đời để giữ trọn cái khí tiết thanh cao của bản thân mình, ông
mỉa mai những bọn bán nuớc hại dân, khơi dậy tinh thần dân tộc thông qua các
trang sử vẻ vang và đặc biệt luôn luôn lúc nào ông cũng muốn tìm một nguời


24


“đồng chí” để cùng cứu nuớc giúp đời. tất cả những điều đó xuất phát từ lòng yêu
thuơng đất nuớc chân chính của nhà thơ.

2. Tư Tưởng Lãng Mạn Thoát Ly:
2.1. Tư Tưởng Lãng Mạn:
Vốn là nhà Nho tài tử thích sống phóng khoáng, tự do cùng với một tấm
lòng “Đa tình- đa cảm” nên Tản Đà là một người rất lãng mạn. Tư tưởng ấy được
tạo nên từ sự kế thừa chủ nghĩa lãng mạn cổ điển và những sáng tạo của bản than,
vì thế khi nói về tư tưởng lãng mạn của Tản Đà ta nhận thấy ở ông vừa mang dáng
dấp cổ điển vừa mang tính hiện đại. Tư tưởng ấy được thể hiện ở nhiều phương
diện:
2.1.1. Đầu Tiên Là ở Tố Chất Đa Tình. Nho gia xưa từng đem tình ái vào thi văn
Cái tình là cái chi chi
Dầu chi chi cũng chi chi với tình
Nguyễn Công Chứ vì thích “chi chi với tình”, nên đi vào miên mang bao
nhiêu trận giang sơn điên đảo hay Cao Bá Quát vì quá đa tình nên hay dan díu với
những bông hoa ở xóm Bình Khang.
Tản Đà cũng vậy, vốn là người hào hoa tài tử và được ảnh hưởng từ các bậc
tiền nhân đi trước nên chất “đa tình” trong ông là điều không thể thiếu… Cái tình
yêu của Tản Đà là một thứ tình yêu rất đặc biệt, nó là một thứ tình yêu đậm đà, lai
láng không bờ bến:
Dưới bong trăng tròn tán lá xanh
Nhớ chăng? Chăng hởi? Hởi cô mình?
Trăm năm ghi nguyện cùng non nước
Nước biếc non xanh một chữ tình!
(Lưu tình)

Vâng, “một chữ tình” đã làm nên cả một hồn thơ dào dạt có đôi lúc hân
hoan, yêu đời nhưng có đôi lúc lại ẩn chứa cả một nổi u buồn, đau đớn tình đầu tan
vỡ đã để lại một dấu ấn khó phai trong long Tản Đà, tuy nhiên nó cũng tạo ra
25


×